An toàn trên công trường xây dựng

I. MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU:

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới có họat động bao trùm hầu hết các lĩnh vực như tái thiết các công trình bị hủy họai do những thảm họa gây ra bởi cả con người và tự nhiên, lĩnh vực cung cấp năng lượng, dịch vụ, viễn thông. là những lĩnh vực đang liên tục phát triển để đáp ứng cho nhu cầu không ngừng gia tăng của con người, góp phần quan trọng vào sự tiến bộ chung của nhân lọai. Mặc dù đã được cơ khí hóa, ngành xây dựng cũng là ngành xử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 – 12%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, để có sự phát triển không ngừng này cũng phải có sự trả giá. Mặc dù rất khó khăn để có được những số liệu thống kê kịp thời trong mỗi ngành công nghiệp mà ở đó các tai nạn thường không được điều tra và báo cáo đầy đủ, nhưng ở nhiều nước, người ta cũng đã ghi nhận được nhiều tai nạn chết người. Những tai nạn này đã gây ra những tổn thất không nhỏ về số công lao động vượt xa so với các ngành công nghiệp chế tạo khác.

Những đặc thù của ngành xây dựng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tai nạn cao so với các ngành khác là:

 Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể chiếm tỷ lệ quá cao.

 Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn

 Số công nhân thay thế, luân chuyển cao

 Số lượng công nhân thời vụ và công nhân tự do lớn, trong đó có rất nhiều người không thạo việc

 Làm trực tiếp ngoài trời

 Sự đa dạng về nghề nghiệp và loại hình công việc.

Mục đích của cuốn sách

Bất cứ ai trong chúng ta khi tìm việc hoặc đã có việc làm trong ngành xây dựng đều mong muốn một công việc an tòan và điều kiện làm việc tại công trường xây dựng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và kỷ năng nghề nghiệp của mình.

Sổ tay An toàn, Vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trong các công trường xây dựng này sẽ giúp các bạn đánh giá về những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe trên các công trường xây dựng tại đất nước của bạn, cũng như các giải pháp có thể giải quyết những vấn đề mà bạn gặp phải.

 

doc 119 trang yennguyen 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "An toàn trên công trường xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: An toàn trên công trường xây dựng

An toàn trên công trường xây dựng
AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
I. MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU:
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới có họat động bao trùm hầu hết các lĩnh vực như tái thiết các công trình bị hủy họai do những thảm họa gây ra bởi cả con người và tự nhiên, lĩnh vực cung cấp năng lượng, dịch vụ, viễn thông... là những lĩnh vực đang liên tục phát triển để đáp ứng cho nhu cầu không ngừng gia tăng của con người, góp phần quan trọng vào sự tiến bộ chung của nhân lọai. Mặc dù đã được cơ khí hóa, ngành xây dựng cũng là ngành xử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 – 12%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia. 
Tuy nhiên, để có sự phát triển không ngừng này cũng phải có sự trả giá. Mặc dù rất khó khăn để có được những số liệu thống kê kịp thời trong mỗi ngành công nghiệp mà ở đó các tai nạn thường không được điều tra và báo cáo đầy đủ, nhưng ở nhiều nước, người ta cũng đã ghi nhận được nhiều tai nạn chết người. Những tai nạn này đã gây ra những tổn thất không nhỏ về số công lao động vượt xa so với các ngành công nghiệp chế tạo khác. 
Những đặc thù của ngành xây dựng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tai nạn cao so với các ngành khác là:
Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể chiếm tỷ lệ quá cao. 
Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn 
Số công nhân thay thế, luân chuyển cao 
Số lượng công nhân thời vụ và công nhân tự do lớn, trong đó có rất nhiều người không thạo việc 
Làm trực tiếp ngoài trời 
Sự đa dạng về nghề nghiệp và loại hình công việc. 
Mục đích của cuốn sách 
Bất cứ ai trong chúng ta khi tìm việc hoặc đã có việc làm trong ngành xây dựng đều mong muốn một công việc an tòan và điều kiện làm việc tại công trường xây dựng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và kỷ năng nghề nghiệp của mình.
Sổ tay An toàn, Vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trong các công trường xây dựng này sẽ giúp các bạn đánh giá về những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe trên các công trường xây dựng tại đất nước của bạn, cũng như các giải pháp có thể giải quyết những vấn đề mà bạn gặp phải.
II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN:
Không như những phần khác trong cuốn sách chủ yếu dành cho các công nhân và đốc công, chương này nhằm mục đích nhắc nhở các nhà quản lý ở các cấp cao hơn về những nền tảng họ có thể tạo ra để có được một công trường an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, nó cũng đem lại những thông tin thiết yếu về một hệ thống quản lý an toàn cho công nhân và đốc công. 
Việc cải thiện an toàn , vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả chính phủ, người xử dụng lao động và công nhân. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tat61 cả những chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc ..., nhằm mục đích phòng chống tai nạn lao động và ốm đau (Hình 1). Phần lớn mọi người thường hiểu sai việc phòng chống tai nạn - đánh đồng giữa khái niệm “ tai nạn” với “chấn thương”, dẫn tới việc quan niệm rằng sẽ không có tai nạn nghiêm trọng nếu không có chấn thương. Các nhà quản lý xây dựng rõ ràng có quan tâm đến chấn thương của công nhân, song họ nên quan tâm chủ yếu tới những điều kiện nguy hiễm có thể gây chấn thương – có nghĩa là quan tâm đến vấn đề “ sự cố “ hơn vấn đề “ chấn thương “. Tại một công trường xây dựng thường có nhiều sự cố hơn là những chấn thương. Một hành động nguy hiễm có thể đã được thực hiện hàng trăm lần trước khi gây ra chấn thương, và việc ngăn ngừa mối hiểm họa tiềm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Họ không thể khoanh tay ngồi nhìn đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động. Vì vậy, quản lý an toàn lao động có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn xảy ra. Quản lý an toàn lao động hiệu quả gồm ba mục tiêu chính: 
- Tạo ra môi trường an toàn 
- Tạo ra công việc an toàn 
- Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân. 
1. Các chính sách về an toàn lao động:
Điều kiện lao động an toàn và vệ sinh không phải chỉ xãy ra một cách nhất thời. Người sử dụng lao động cần có những chính sách an tòan lao động được viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động thể hiện những mục tiêu cần đạt được. Chính sách đó phải chỉ rõ cán bộ điều tra cao cấp nào chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện có kết quả các tiêu chuẩn đã đề ra, và cũng là người có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đốc công ở mọi cấp và giám sát việc thực hiện của họ. 
Một chính sách an toàn lao động cần phải giải quyết các vấn đề sau: 
- Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặt biệt gây nguy hiểm tới những người khác; 
- Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước; 
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt 
- Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người 
- Lập các ủy ban an toàn lao động; 
- Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ;
2. Tổ chức an toàn lao động:
Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ sơ về an toàn và sức khỏe cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý các vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. 
Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ lao động của nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết bị an toàn, phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng những công cụ thích hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ mang vào công trường phải đạt những an toàn tối thiểu. 
Cần tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhân. Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an toàn lao động vì có thể nhóm công nhân chuyên làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác. 
Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công trường về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của thiết bị. 
Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho những người cụ thể. Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau: 
- Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và các phương tiện bảo vệ trên cao. 
- Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn. 
- Cung cấp thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc. 
- Kiểm tra các thiết nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nâng như dây cáp, xích tải; 
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo; 
- Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khỏe như nhà vệ sinh, lều bạt và nơi phục vụ ăn uống (căng tin); 
- Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho từng nhóm công tác; 
- Kế hoạch cấp cứu và sơ tán 
Những điểm cần nhớ: 
- Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an toàn lao động nào nếu không giao nhiệm vụ cụ thể: Cho một người cụ thể;
- Thời điểm cụ thể để hoàn thành 
- Chính sách và kế hoạch về an toàn phải được giao tới tận công nhân, vì chính kế hoạch đó là để đảm bảo an toàn cho họ. 
2.1. Cán bộ/ Nhà quản lý an toàn: 
Công ty xây dựng ở quy mô nào cũng cần bổ nhiệm một hay nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn chịu trách nhiệm xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh lao động. Người được bổ nhiệm phải có mối liên hệ trực tiếp với giám đốc điều hành của công ty. Nhiệm vụ của người đó bao gồm : 
- Truyền đạt thông tin từ nhà quản lý đến công nhân, kể cả công nhân của các nhà thầu phụ; 
- Tổ chức và tiến hành các chương trình huấn luyện an toàn lao động, kể cả việc huấn luyện cho tất cả công nhân trên công trường; 
- Điều tra và tổng hợp những tình huống và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa. 
- Tư vấn và góp ý về mặt kỹ thuật cho ủy ban an toàn lao động. 
- Tham gia vào quá trình phác thảo kế hoạch 
Để thực hiện tốt các chức năng tên, cán bộ an toàn lao động nên có kiến thức về ngành công nghiệp đó. Họ cần được đào tạo, chứng nhận, và nếu có thể thì là thành viên của một cơ quan chuyên về an toàn và vệ sinh lao động đã được công nhận. 
2.2. Các đốc công:
Lập kế hoạch và tổ chức tốt cho mỗi nơi làm việc, phân nhiệm rõ ràng cho mỗi đốc công là cơ sở của an toàn lao động trong xây dựng. “Đốc công “ ở đây có nghĩa là người giám sát trước nhất mà tại các công trường có thể có những cách gọi khác nhau như “theo dõi thi công”, “người có trách nhiệm” ...v.v. 
Đốc công cần có sự ủng hộ trực tiếp của người quản lý công trường và phải có khả năng để đảm bảo: 
- Điều kiện lao động và các thiết bị phải an toàn; 
- Tình trạng an toàn nơi làm việc thường xuyên được kiểm tra; 
- Công nhân được đào tạo cập nhật vè công việc họ sẽ phải làm; 
Các biện pháp an toàn nơi làm việc được thực hiện: 
- Những giải pháp tốt nhất được sử dụng với nguồn lực và kỷ năng sẳn có. 
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết có sẵn và được sử dụng. 
Việc bảo đảm an toàn chocông trường dòi hỏi phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên và cung cấp đầy đủ các phương tiện cho những biện pháp sửa chữa; công tác huấn luyện công nhân giúp cho họ nhận biết được các rủi ro và biết cách vượt qua. Người công nhân cần được hướng dẫn cách thức để hoàn thành tốt công việc. 
2.3. Công nhân:
Mọi công nhân đều có trách nhiệm về mặt đạo đức cũng như pháp lý là phải quan tâm một cách tối đa đến sự an toàn của bản thân và những người khác. Có rất nhiều cách để liên hệ trực tiếp người công nhân với điều kiện công trường, ví dụ: 
“Hội ý nhóm” : Một cuộc họp ngắn khoảng 5-10 phút giữa công nhân và đốc công. Mặc dù mục đích của hội ý chủ yếu nhằm phổ biến công việc nhưng đây cũng là cơ hội để đôc công có thể nói chuyện về các vấn đề an toàn lao động và những giải pháp đa dạng để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Cách này áp dụng khá đơn giản nhưng lại có thể phòng ngừa những tai nạn nghiêm trọng. 
“Kiểm tra an toàn” : Kiểm tra điều kiện an toàn môi trường làm việc của công nhân trước khi bắt đầu làm việc giúp họ kịp thời sửa chữa, khắc phục những hiện tượng mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho họ về sau. 
3. Ủy ban an toàn lao động:
Một ủy ban an toàn lao động mạnh là nhân tố quan trọng trong an toàn lao động. Nhiệm vụ cơ bản của ủy ban này là phối hợp hành động giữa công nhân với nhà quản lý thực hiện các kế hoạch về an toàn lao động nhờ đó phòng ngừa một cách có hiệu quả những tai nạn có thể xảy ra và cải thiện tốt điều kiện làm việc trên công trường. Quy mô số lượng thành viên của ủy ban này phụ thuộc vào quy mô và bản chất của công trường và vào các điều kiện về môi trường pháp lý và xã hội tại mỗi nước. Song ủy ban đó phải thực sự là một nhóm hành động trong đó đại diện của cả nhà quản lý và công nhân. ủy ban an toàn lao động có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động kiểm tra trên công trường và nâng cao ý thức về an toàn cho những người làm việc tại đó. Nhiệm vụ của một ủy ban tích cực bao gồm: 
- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp để thảo luận các chương trình an toàn và vệ sinh lao động trên công trường và đưa ra những kiến nghị với nhà quản lý; 
- Xem xét các báo cáo về tình hình an toàn 
- Thảo luận các báo cáo về tình hình tai nạn và ốm đau nhằm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa; 
- Đánh giá những tiến bộ đã đạt được; 
- Xem xét những ý kiến đóng góp của công nhân, đặt biệt là của những an toàn viên; 
- Lập kế hoạch và tham gia vào các chương trình giáo dục, huấn luyện và phổ biến thông tin. 
4. Các an toàn viên: 
Những cán bộ này do công nhân chỉ định, hoặc theo quy định của pháp luật, để đại diện cho công nhân giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. Họ cần phải là những công nhân đã có kinh nghiệm và có khả năng nhận biết tốt những mối nguy hiểm có thể có trên công trường và được liên tục đào tạo để có những kỹ năng kiểm tra và cách thức xử lý thông tin mới nhất. Chức năng của những cán bộ này là:
- Đại diện cho công nhân về những vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trước nhà quản lý; 
- Tham dự vào các phiên họp của ủy ban an toàn lao động 
- Tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và có hệ thống trên công trường; 
- Điều tra các cuộc tai nạn cùng với nhà quản lý để xác định nguyên nhân và để xuất phương án khắc phục; 
- Đại diện cho công nhân làm việc với thanh tra Nhà nước khi các đoàn thanh tra này tới làm việc tại công trường. 
Các an toàn viên cần được tạo điều kiện thích đáng về thời gian để tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và để làm việc có hiệu quả. Khi làm công việc này, thu nhập của các cán bộ an toàn cần được giử nguyên, không khấu trừ, vì lợi ích về an toàn và sức khỏe của cả người sử dụng lao động và người lao động làm việc trên công trường. 
5. Các tổ chức liên quan:
 5.1. Can thiệp của chính phủ:
Tại nhiều nước đã có các luật và văn bản pháp quy thể chế hóa những điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng. Những luật lệ và quy định này được thực hiện tại mọi xí nghiệp và được các thanh tra lao động tích cực tư vấn. Tuy nhiên, ngay cả tại những nươc có môi trương pháp lý tốt nhất thì số thanh tra lao động cũng còn quá ít ỏi để có thể hàng ngày kiểm tra các công trường xây dựng, ngay cả khi đó là công việc duy nhất của họ. 
5.2. Các hiệp ước quốc tế: 
Các luật lệ và quy định của mỗi quốc gia thường dựa trên những công ước, thỏa thuậh, tuyên bố và các chương trình quốc tế được đưa ra bởi những tổ chức khác nhau của Liên hiệp quốc, trong đó có tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 
Năm 1988, ILO đã đề ra Công ước về an toàn và vệ sinh trong xây dựng (No.167) và kèm theo bản khuyến nghị (No.175). Các văn bản này đã cung cấp những cơ sở cho các luật, trong đó có những điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung Công ước và Khuyến nghị này được nêu trong Phụ lục 2 của cuốn sách này.
III. THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG:
Một mặt bằng thiết kế ẩu và bố trí không ngăn nắp là những nguyên nhân sâu xa gây ra những tai nạn như vật liệu rơi, va đụng giữa công nhân với máy móc, thiết bị (Hình 3 và hình 4). Khoảng lưu không bắt buộc, đặc biệt đối với những công trường trong thành phố, thường bị hạn chế tối đa do không có điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho an toàn lao động và sức khỏe công nhân lại không đi đôi với năng xuất cao. Việc thết kế tốt của nhà quản lý là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị, đem lại hiệu quả và an toàn khi thi công xây dựng. 
1. Trước khi tiến hành công việc tại công trường, cần xem xét kỷ các vấn đề: 
- Trình tự công việc sẽ tiến hành, những nguyên công hay quy trình nguy hiểm; 
- Lối vào hoặc đường vành đai cho công nhân. Các lối đi lại phải quang, không có chướng ngại vật, chú ý những yếu tố gây nguy hiểm như vật liệu rơi, máy nâng v ... rường xây dựng. 
(b) Thuật ngữ “công trường xây dựng” có nghĩa là bất cứ mặt bằng nào có diễn ra một quá trình hay hoạy động nào đó được mô tả trong khỏan (a) ở trên. 
(c) Thuật ngữ “chỗ làm việc” bao hàm tất cả những chỗ mà người công nhân, do công việc của họ đòi hỏi, phải có mặt hoặc đi lại, dưới sự điều khiển của một người sử dụng lao động được định nghĩa trong khoảng (f) dưới đây. 
(d) Thuật ngữ “công nhân” có nghĩa là bất cứ người nào tham gia vào công việc xây dựng. 
(e) Thuật ngữ “các đại diện của công nhân” bao gồm những người đại diện cho công nhân đã được công nhận theo quy định của pháp luật: 
(f) Thuật ngữ “người sử dụng lao động bao hàm: 
(i) Bất cứ một pháp nhân hoặc thể nhân nào thuê một hay nhiều công nhân trên công trường; và 
(ii) Tùy từng trường hợp, là nhà thầu chính, nhà thầu và nhà thầu phụ. 
(g) Thuật ngữ “người có trình độ” có nghĩa là người có đủ bằng cấp tương xứng như được đào tạo phù hợp, có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho việc đảm bảo an toàn của một công việc cụ thể. Nhà chức trách có trình độ có thể định ra những tiêu chí phù hợp cho việc bổ nhiệm những người như vậy và phân công trách nhiệm cho họ. 
(h) Thuật ngữ “giàn giáo” bao hàm mọi loại kết cấu tạm, cố định, treo hoặc di động và tất cả cấu kiện gia cố cho nó, với mục đích sử dụng để phụ trợ cho công nhân và vật liệu hoặc dùng để lên xuống hay ra vào các kết cấu như vậy; chú lý giàn giáo không nằm trong phạm trù “thiết bị nâng” được định nghĩa trong khoản (i) dưới đây. 
(i) Thuật ngữ “thiết bị nâng” bao hàm mọi thiết bị cố định hay di động dùmg để nâng hoặc hạ người và các tải trọng khác. 
(ii) Thuật ngữ “cơ cấu nâng” bao hàm mọi loại bánh răng hoặc ròng rọc được dùng để gắn tải trọng lên thiết bị nâng, nhưng không phải là một bộ phận gắn liền của thiết bị nâng hoặc tải trọng. 
3. Các điều khoản của hướng dẫn này sẽ áp dụng cho cả những cá nhân tự làm chủ như đã quy định trong luật pháp và quy định của quốc gia. Phần II. Những điều khỏan chung 4. Pháp luật và các quy định của quốc gia cần định rõ người sử dụng lao động và những cá nhân tự làm chủ có nhiệm vụ chung là cung cấp những chổ làm việc vệ sinh và an toàn và tuân theo các biện pháp về an toàn và vệ sinh đã được quy định. 5. 
(1) Bất cứ khi nào có hai người sử dụng lao động trở lên cũng tiến hành công việc trên một công trường xây dựng, họ đều phải có nghĩa vụ phối hợp với nhau cũng như với những người khác đang tham gia vào công việc thi công đang tiến hành, kể cả người chủ công trình hoặc đại diện của người đó, để tuân theo những biện pháp an toàn và vệ sinh đã quy định. 
(2) Trách nhiệm cuối cùng của sự phối hợp các biện pháp về an toàn và vệ sinh trên công trường xây dựng sẽ tùy thuộc vào nhà thầu chính hoặc những người có trách nhiệm chính trong việc điều hành công việc. 
6. Các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo rằng sẽ có sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và công nhân trong việc tăng cường sự an toàn và vệ sinh trên công trường xây dựng cần được quy định rõ trong luật pháp và các quy định của quốc gia. Những biện pháp đó có thể bao gồm: 
(a) Thiết lập đại diện các ủy ban về an toàn và vệ sinh của người sử dụng lao động và công nhân với những quyền hạn và trách nhiệm phải được quy định rõ. 
(b) Bầu ra hoặc chỉ định những đại diện về an toàn của công nhân với những quyền hạn và trách nhiệm được quy định rõ. 
(c) Người sử dụng lao động bổ nhiệm những người có kinh nghiệm và bằng cấp phù hợp để xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh. 
(d) Đào tạo những đại diện về an toàn và ủy viên của ủy ban an toàn. 
7. Những người có liên quan đến việc lập kế hoạch và thiế kế dự án phải tính toán đến sự an toàn và sức khỏe của công nhân xây dựng dự trên luật pháp và các quy định cũng như thực tiễn của quốc gia. 8. Việc thiết kếcác tiết bị, công cụ, thiết bị bảo vệ và những thiết bị tương tự trong xây dựng phải tính toán đến các nguyên tác ecgônômi. Phần III. Các biện pháp bảo vệ và phòng chống 9. Công việc xây dựng cần được lập kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành bằng các cách thức mà 
(a) Phòng ngừa đến mức tối đa những loại rủi ro có thể phát sinh tại nơi làm việc; 
(b) Tránh những tư thế và sự di chuyển quá căng thẳng và không cần thiết; 
(c) Tổ chức công việc có tính đến sự an toàn và sức khỏe công nhân; 
(d) Các vật liệu và sản phẩm sử dụng phù hợp với quan điểm về an toàn và vệ sinh; 
(e) Sử dụng các phương pháp làm việc bảo vệ người công nhân tránh khỏi những ảnh hưởng có hại của các loại chất hóa, lý và sinh học. 
10. Các quy định và luật pháp quốc gia cần quy định việc thông báo tới nhà chức trách về kích cỡ, thời gian hoạt động và đặc tính của công trương xây dựng.
11. Công nhân cần có quyền lợi và nghĩa vụ, trong phạm vi kiểm soát các thiết bị và phương pháp làm việc của mình, tham gia vào việc bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn, và trình bày quan điểm riêng về những thủ tục làm việc được áp dụng có ảnh hưởng tới sự an toàn và sức khỏe của họ. Sự an toàn tại nơi làm việc 
12. Cần thiết lập và thi hành các chương trình quản lý kiểu gia đình tại tất cả các công trường xây dựng bao gồm các sự chuẩn bị sau: 
(a) Đủ nhà kho để lưu giữ vật liệu và thiết bị; 
(b) Bố trí phương tiện đổ rác và phế liệu tại các điểm phù hợp. 
13. Tại những nơi không có phương tiện nào khác để bảo vệ công nhân khỏi ngã cao: 
(a) Cần lắp đặt và duy trì các lưới an toàn và các tấm bảo vệ; 
(b) Cung cấp và sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ. 
14. Người sử dụng lao động phải cung cấp đủ các phương tiện bảo vệ thích hợp và hướng dẫn công nhân sử dụng đúng cách. Phương tiện bảo vệ và quần áo bảo hộ phải tuân theo tiêu chuẩn đề ra của cơ quan chức năng và có tính toán tối đa đến các nguyên tắc ecgônômy. 
15. 
(1) Cần kiểm tra và thử độ an toàn của các máy móc và thiết bị xây dựng bằng những cách phù hợp - theo mẫu hoặc xét từng cái một, và do người có trình độ thực hiện. 
(2) Luật pháp và các quy định của quốc gia phải tính đến những loại bệnh nghề nghiệp có thể nảy sinh ra do máy móc, thiết bị hoặc hệ thống mà khi thiết kế ban đầu không tính đến các nguyên tắc ecgônômy. 
Giàn giáo 
16. Mọi giàn giáo và bộ phận của chúng phải có kích cỡ phù hợp và chế tạo bằng vật liệu đủ chắc và cứng vững cho mục đích sử dụng và được bảo dưỡng tốt. 
17. Mọi giàn giáo phải được thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng tốt để có thể tránh được sự sụp đổ hoặc xê dịch bất ngờ khi sử dụng.
18. Sàn công tác, lối đi và cầu thang của giàn giáo phải có kích cở phù hợp và được lắp đặt đúng cách để ngăn ngừa cho công nhân khỏi bị ngã hoặc bị các vật khác rơi vào.
19. Không được sử dụng sai hoặc để giàn giáo quá tải.
20. Chỉ khi có người có trình độ thực hiện hoặc giám sát mới được lắp đặt, tháo dỡ hay sửa chữa giàn giáo.
21. Giàn giáo, như qui định trong luật pháp hoặc các qui định của quốc gia, phải được người có trình độ kiểm tra và ghi lại kết quả: 
(a) Trước khi sử dụng; 
(b) Kiểm tra đều đặn sau đó; 
(c) Sau mỗi lần sửa chữa, tam ngừng sử dụng, chịu thời tiết khắc nghiệt, địa chấn hoặc bất cứ sự kiện gì có thể ảnh hưởng tới sự ổn định hoặc độ vững chắc của giàn giáo. 
Thiết bị và cơ cấu nâng
22. Luật pháp hoặc các quy định của quốc gia cần chỉ rõ tất cả các thiết bị nâng và các chi tiết của cơ cấu nâng phải được người có trình độ kiểm tra và vận hành thử: 
(a) Trước khi sử dụng lần đầu tiên; 
(b) Sau khi lắp đặt trên công trường; 
(c) Theo lịch trình đều đặn dựa trên luật pháp và các qui định của quốc gia; 
(d) Sau những lần thay thế và sửa chữa. 
23. Kết quả kiểm tra và vận hành thử các thiết bị nâng và các chi tiết của cơ cấu nâng như đã đề cập trong điểm 22 nói trên phải được ghi lại và cung cấp cho những người có trách nhiệm, người sử dụng lao động, công nhân hoặc đại diện của họ.
24. Mỗi thiết bị nâng đều có một mức tải trọng tối đa cho phép và tất cả các chi tiết của cơ cấu nâng cần được ghi chú rõ ràng về tải trọng làm việc tối đa cho phép.
25. Đối với thiết bị nâng có nhiều mức tải trong cho phép cần được lắp đặt thêm các bộ phận báo hiệu để có thể giúp người điều khiển xác định rõ từng mức tải trọng cho phép và các điều kiện cần phải tuân theo trong từng trường hợp.
26. Thiết bị và cơ cấu nâng không được chất tải vượt quá các giới hạn an toàn, trừ khi với mục đích chạy thử dưới sự chỉ định và hướng dẫn của người có trình độ.
27. Mọi thiết bị và cơ cấu nâng cần được lắp đặt chính xác để tạo ra những khoảng cách an toàn giữa các phần chuyển động với phần tĩnh cố định và đảm bảo sự ổn định của thiết bị.
28. Tại những chỗ cần đề phòng nguy hiểm, không nên dùng các thiết bị nâng nếu không có bố trí hệ thống hay thiết bị báo hiệu phù hợp.
29. Người điều khiển hoặc lái các thiết bị nâng, như qui định của pháp luật, cần phải: 
(a) Trên mức tuổi tối thiểu theo qui định; 
(b) Được đào tạo và chứng nhận đầy đủ. 
Thiết bị vận tải, vận chuyển đấtvà chuyên chở vật liệu
30. Người lái hay điều khiển xe cơ giới, thiết bị chuyển đất hoặc chuyên chở vật liệu cần được đào tạo và kiểm tra theo luật pháp và các qui định của quốc gia.
 31. Bố trí đầy đủ các thiết bị hoặc hệ thống kiểm soát và báo hiệu để đề phòng những nguy hiểm gây ra do hoạt động của xe cộ, thiết bị vận chuyển. Đặc biệt chú ý về vấn đề an toàn khi các xe cộ hoặc thiết bị lùi.
32. áp dụng các biện pháp đề phòng để ngăn chặn việc xe cộ hoặc các phương tiện vận chuyển đất đá, vật liệu có thể rơi xuống hố đào hoặc ro8i xuống nước.
33. Nếu có thể, nên bố trí các cấu trúc bảo vệ vào những chổ phù hợp trên xe cơ giới hoặc thiết bị vận chuyển để bảo vệ người điều khiển khỏi bị đè bẹp trong trường hợp xe bị lật và ngăn chặn vật liệu rơi phải. Hố, hầm lò, công việc đào đất, công trình ngầm và đường hầm
34. Chỉ được lắp đặt, thay đổi, tháo dở cột chống hoặc cung cấp các loại phương tiện phụ trợ cho các hố, hầm lò, công trình ngầm, đường hầm hoặc công việc đào đất dưới sự giám sát của người có trình độ.
35. 
(1) Mọi bộ phận của hố, hầm lò, công trình ngầm, đường hầm và công việc đào đất – nơi có công nhân làm việc cần phải có người có trình độ kiểm tra tại những thời điểm và trong những trường hợp như qui định của pháp luật và đều phải ghi lại kết quả 
(2) Không nên bắt đầu công việc khi chứa có những kiểm tra nói trên. 
Thi công với khí nén
36. Các biện pháp liên quan đến thi công với khí nén đề cập đến trong điều 21 của Công ước cần bao gồm cả các điều khoản qui định về các điều kiện để tiến hành thi công, thiết bị và máy móc được sử dụng, việc giám sát và kiểm soát về y tế của công nhân và thời gian thi công với khí nén.
37. Công nhân chỉ được làm việc trong thùng lặn đã được người có trình độ kiểm tra và trong một khoảng thời gian xác định theo các qui định của luật pháp; kết quả kiểm tra phải được ghi lại.
Đóng cọc
38. Mọi thiết bị đóng cọc cần phải được thiết kế và chế tạo tốt và có tính toán tối đa đến các nguyên tắc ecgônômy; và phải được bảo dưỡng đầy đủ.
39. Chỉ được thi công đóng cọc dưới sự giám sát của người có trình độ.
Làm việc trong môi trường nước
40. Các phương tiện liên quan đến việc thi công với môi trường nước đã được nói đến trong điều 23 của Công ước cần bao gồm việc cung cấp và sử dụng một cách đầy đủ và thích hợp: 
(a) Hàng rào bảo vệ, lưới an toàn và trang phục bảo hộ; 
(b) áo phao, kính, thuyền có người lái (có động cơ nếu cần thiết) và phao cứu hộ; 
(c) Bảo vệ phòng chống các hiểm họa như các loại bò sát và các động vật khác. 
Các mối nguy hiểm cho sức khỏe 41. 
(1) Cần có người có thẩm quyền thiết lập một hệ thống thông tin sử dụng kết quả của các nghiên cứu khoa học quốc tế để cung cấp thông tin cho các kiến trúc sư, nhà thầu, người sử dụng lao động và các đại diện của công nhân về các mối nguy hiểm đối với sức khỏe của họ và các hóa chất nguy hiểm sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng. 
(2) Các nhà sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng cần cung cấp thông tin về các sản phẩm đó bao gồm cả những mối nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe con người cũng như những biện pháp đề phòng. 
(3) Cần bảo vệ cho sức khỏe của công nhân và công đồng, bảo vệ môi trường như qui định của luật pháp trong việc sử dụng các loại vật liệu có chứa các hóa chất nguy hiểm ccũng như trong việc dọn dẹp và tiêu hủy các chất thải. 
(4) Các hóa chất nguy hiểm cần được ký hiệu rõ ràng và có nhãn hiệu nêu rõ các đặc tính và hướng dẫn sử dụng chúng. Chúng chỉ được sử dụng dựa theo các điều kiện trong các luật pháp và qui định của quốc gia, hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền. 
(5) Người có thẩm quyền cần xác định rõ loại hóa chất nguy hiểm nào cần phải cấm sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng. 
42. Người có thẩm quyền cần giữ các biên bản kiểm tra môi trường làm việc và đánh giá sức khỏe công nhân trong một khoảng thời gian như qui định của pháp luật.
43. Cần tránh việc dùng tay để khiêng vác những vật quá nặng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn và sức khỏe của công nhân và có thể thay thế bằng cách giảm khối lượng nâng hoặc sử dụng máy móc hay các phương tiện khác.
44. Bất cứ khi nào một sản phẩm, một thiết bị hoặc một phương pháp làm việc mới được đưa ra, cần đặc biệt chú ý tới việc thông báo và huấn luyện công nhân trên cơ sở lưu tâm tới sự an toàn và sức khỏe của họ.
Bầu không khí nguy hiểm
45. Các biện pháp phòng ngừa bầu không khí nguy hiểm đã được mô tả trong điều 28, khoản 3 của Công ước, cần bao gồm cả các quyền hạn và sự cho phép bởi người có thẩm quyền hoặc một hệ thống khác nào đó được ban hành dưới dạng một văn bản qui định chỉ được ra vào những khu vực có bầu không khí nguy hiểm sau khi đã tiến hành những thủ tục cần thiết.
Phòng cháy
46. Bất cứ chỗ nào cần đề phòng sự nguy hiểm, người công nhân phải được huấn luyện thích ứng những hành động cần thiết trong trường hợp có hỏa hoạn, kể cả việc sử dụng các phương tiện thoát hiểm.
47. Cần bố trí tại mọi chỗ phù hợp những tín hiệu có thể nhìn thấy để thông báo rõ những lối thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn.
Những mối nguy hiểm tứ các chất phóng xạ
48. Người có thẩm quyền cần ban hành những qui định nghiêm ngặt về an toàn đối với công nhân trong ngành xây dựng làm việc bảo dưỡng, cải tạo, đập phá hay tháo dỡ bất cứ công trình nào có tiềm ẩn những nguy hiểm về chất phóng xạ ion hóa, đặc biệt trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân.
Cấp cứu
49. Những kiểu phương tiện và nhân viên cấp cứu như đã qui định trong Điều 31 của Công ước cần được định rõ trong các qui định và luật pháp quốc gia sau khi đã tham khảo những người có thẩm quyền về y tế và số động các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và công nhân có liên quan.
50. Tại những nơi công việc có liên quan đến sự chết đuối, ngạt hoặc giật điện, nhân viên cấp cứu phải thành thạo trong việc làm hồi sức, các kỹ thuật cứu sinh và các thủ tục cứu hộ.
Chăm sóc sức khỏe
51. Tùy trường hợp, phụ thuộc vào số lượng công nhân, thời gian và địa điểm thi công, cần cung cấp đầy đủ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị thức ăn, đồ uống ngay tại hoặc gần với công trường xây dựng nếu những thứ đó không có sẵn ngay tại hiện trường.
52. Cần đảm bảo các tiện nghi sinh hoạt phù hợp cho công nhân ngay tại công trường ở xa nhà mà điều kiện giao thông đi lại từ nhà đến công trường khó khăn và các tiện nghi sinh hoạt không có sẵn. Nam và nữ cần được cung cấp các tiện nghi vệ sinh cá nhân và chỗ ngủ riêng biệt.

File đính kèm:

  • docan_toan_tren_cong_truong_xay_dung.doc