Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên quá trình hình thành và tính chất của bột nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp nhiệt – thuỷ phân

TÓM TẮT

Bột nano TiO2 được chế tạo bằng phương pháp nhiệt - thuỷ phân từ muối vô cơ TiCl4

trong môi trường đệm là dung dịch muối vô cơ NaCl không phân huỷ nhiệt. Nhờ môi

trường đệm mà có thể giảm được đáng kể nhiệt độ nung kết cũng như kích thước hạt nano

TiO2. Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên sự hình thành pha cũng như kích thước hạt của

bột nano TiO2 đã được nghiên cứu. Thành phần pha và các tính chất của các bột nano TiO2

hình thành được xác định qua XRD, SEM, EDX và phổ hấp thụ UV-Vis. Phương pháp chế

tạo có ưu thế đặc biệt là đơn giản, sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, tiết kiệm năng lượng, có

thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp.

 

pdf 7 trang yennguyen 6280
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên quá trình hình thành và tính chất của bột nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp nhiệt – thuỷ phân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên quá trình hình thành và tính chất của bột nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp nhiệt – thuỷ phân

Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên quá trình hình thành và tính chất của bột nano TiO2 chế tạo bằng phương pháp nhiệt – thuỷ phân
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012 
 3 
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT ĐỆM LÊN QUÁ TRÌNH 
HÌNH THÀNH VÀ TÍNH CHẤT CỦA BỘT NANO TiO2 CHẾ TẠO 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT – THUỶ PHÂN 
Trần Kim Cương 
Trường Đại học Thủ Dầu Một 
TÓM TẮT 
Bột nano TiO2 được chế tạo bằng phương pháp nhiệt - thuỷ phân từ muối vô cơ TiCl4 
trong môi trường đệm là dung dịch muối vô cơ NaCl không phân huỷ nhiệt. Nhờ môi 
trường đệm mà có thể giảm được đáng kể nhiệt độ nung kết cũng như kích thước hạt nano 
TiO2. Ảnh hưởng của nồng độ chất đệm lên sự hình thành pha cũng như kích thước hạt của 
bột nano TiO2 đã được nghiên cứu. Thành phần pha và các tính chất của các bột nano TiO2 
hình thành được xác định qua XRD, SEM, EDX và phổ hấp thụ UV-Vis. Phương pháp chế 
tạo có ưu thế đặc biệt là đơn giản, sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, tiết kiệm năng lượng, có 
thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. 
Từ khóa: nhiệt - thuỷ phân, nano TiO2, bột nano TiO2 
* 
1. Mở đầu 
Oxit titan (TiO2) được sử dụng rất nhiều 
trong đời sống hàng ngày. Nó có ba dạng 
cấu trúc chính anatase rutile và brukite. Mỗi 
dạng có tính chất vật lí riêng. Trong ba 
dạng này, pha anatase có hoạt tính quang 
xúc tác cao nhất [1-5]. Những nghiên cứu 
gần đây tập trung chủ yếu vào chế tạo bột 
nano TiO2 dạng anatase do hoạt tính quang 
xúc tác rất mạnh của nó khi được chiếu sáng 
bằng bức xạ tử ngoại. Nhiều chất gây ô 
nhiễm như NOx , SOx và các hợp chất hữu cơ 
khác đều có thể bị phân hủy khi chúng tiếp 
xúc với bề mặt của các hạt nano TiO2 quang 
xúc tác. Bột nano TiO2 pha anatase vì thế 
ngày càng được sử dụng ứng dụng rộng rãi 
trong các ứng dụng quang xúc tác như pin 
mặt trời quang điện hóa, làm sạch và khử 
độc môi trường, diệt khuẩn Vì vậy đã phát 
triển nhiều phương pháp khác nhau từ nhiều 
vật liệu ban đầu khác nhau để chế tạo nano 
TiO2 pha anatase với kích thước hạt tối ưu 
để có diện tích bề mặt phản ứng quang xúc 
tối ưu nhất. Các phương pháp đã được sử 
dụng như sol-gel [6-8], nhiệt phân [9,10], 
thuỷ nhiệt [9,11, 16-19], thủy phân [12,13], 
nhiệt phân ngọn lửa [14] để chế tạo nano 
TiO2 Các phương pháp này đều phải nung 
kết ở nhiệt độ cao và thời gian dài nên tổn 
phí năng lượng. Ngoài ra, hầu hết các 
phương pháp sử dụng vật liệu ban đầu là 
muối hữu cơ của kim loại nên giá thành cao, 
đòi hỏi các điều kiện chế tạo chặt chẽ cùng 
với các chất phụ gia đắt tiền khác [1,3,6]. 
Ngược lại, phương pháp nhiệt – thuỷ phân 
không đòi hỏi nhiệt độ quá cao, phương tiện 
phức tạp cũng như các vật liệu đắt tiền để 
chế tạo bột nano TiO2 [15]. 
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012 
 4 
Trong số các vật liệu ban đầu được sử 
dụng để chế tạo bột nano TiO2, muối vô cơ 
TiCl4 là một trong số các vật liệu rẻ tiền và 
thông dụng nhất. Một số công trình nghiên 
cứu đã sử dụng TiCl4 để chế tạo bột nano 
TiO2 bằng các phương pháp chế tạo khác 
nhau như: sol-gel [8], thuỷ nhiệt [9,11,16], 
nhiệt phân [10], thủy phân [12,13], nhiệt 
phân ngọn lửa [14]. 
Trong công trình này, chúng tôi nghiên 
cứu chế tạo bột nano TiO2 bằng phương 
pháp nhiệt - thuỷ phân muối TiCl4 trong 
môi trường đệm, vật liệu đệm là muối vô cơ 
NaCl rẻ tiền thông dụng. Một số tính chất 
chủ yếu của vật liệu hình thành được 
nghiên cứu để tìm ra qui trình tối ưu để có 
thể sử dụng trong dây chuyền sản xuất 
công nghiệp bột nano TiO2 với giá thành 
thấp và chất lượng cao. 
2. Thực nghiệm 
Bột nano TiO2 được chế tạo bằng 
phương pháp nhiệt - thuỷ phân trong môi 
trường đệm. Vật liệu ban đầu sử dụng là 
TiCl4 (99 % của hãng MERCK - Đức). Môi 
trường đệm là dung dịch muối ăn NaCl 
thông dụng. TiCl4 được pha với nước thành 
dung dịch với nồng độ 3 M (mol/lít). NaCl 
được hòa tan trong nước đến bão hòa (nồng 
độ ~ 6 M). Hai dung dịch này được hỗn hợp 
với nhau theo các tỉ lệ khảo sát. Hỗn hợp 
được đun sôi và khuấy đều cho đến khi chất 
kết tủa khô nước. Chất kết tủa được nung 
kết ở các nhiệt độ khảo sát và trong thời 
gian 0.5h. Khi nguội, chất ủ được hòa với 
nước, khuấy trộn để thành phần NaCl 
trong chất ủ hòa tan trong nước, bột nano 
TiO2 hình thành sau khi ủ không tan trong 
nước sẽ lắng đọng. Sau khi gạn lọc nhiều 
lần để loại bỏ NaCl, sản phẩm cuối cùng 
còn lại là bột nano TiO2 . 
Thành phần pha và cấu trúc của vật 
liệu được khảo sát bằng phương pháp XRD 
(D8-AVANCE BRUKER), SEM (FESEM 
HITACHI S4800) và EDX (QUANTA-200-
FEI-USA). Tính chất của vật liệu được khảo 
sát bằng phổ hấp thụ UV – Vis (V-670). 
3. Kết quả và thảo luận 
Bằng phương pháp XRD (hình 1) có thể 
thấy rằng vật liệu hình thành sau quá 
trình nhiệt - thuỷ phân trong môi trường 
đệm với các nồng độ chất đệm (tỉ lệ % mol 
của NaCl/TiCl4 trong hỗn hợp dung dịch) 
khác nhau ở nhiệt độ nung kết 500 
o
C đều 
là đơn pha nano TiO2 anatase (các giản đồ 
b, c, d, e). Khi không có chất đệm (nồng độ 
chất đệm bằng 0), vật liệu hình thành gồm 
hai pha anatase (A) và rutile (R). 
Hình 1: Giản đồ XRD của bột nano TiO2 chế tạo 
bằng phương pháp nhiệt - thuỷ phân trong môi 
trường đệm ở nhiệt độ nung kết 500 
o
C với tỉ lệ 
thành phần NaCl/TiCl4 (100% mol) trong hỗn hợp 
dung dịch: a) 0; b) 200; c) 600; d) 1000; e)1400. 
Hình 2 biểu diễn kích thước trung bình 
của các hạt tinh thể nano TiO2 tính theo 
công thức Scherrer: 
0,9
d = 
.cos

  
 (1) 
20 30 40 50 60
2 Theta-scale (độ)
C
ư
ờ
n
g
 đ
ộ
 (
đ
ơ
n
 v
ị 
tù
y
 ý
)
a
b
c
d
e
R R R R
A
A
A A
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012 
 5 
với: d là kích thước hạt,  = 1.54 Å là bước 
sóng tia X đặc trưng với anot Cu,  là góc 
ứng với đỉnh cực đại nhiễu xạ,  là độ 
rộng của bán cực đại đỉnh nhiễu xạ. 
Hình 2: Kích thước trung bình của hạt tinh thể 
nano TiO2 của các mẫu tương ứng trong hình 1 
phụ thuộc nồng độ chất đệm. 
Từ đồ thị (hình 2) có thể thấy rằng ở 
nhiệt độ nung kết 500 
o
C khi không có chất 
đệm, kích thước trung bình của hạt tinh thể 
nano TiO2 anatase hình thành là lớn nhất 
(~ 14.8 nm). Kích thước trung bình của hạt 
thay đổi theo nồng độ chất đệm và đạt giá 
trị nhỏ nhất (~ 6,7 nm) ở nồng độ chất đệm 
600 % (tỉ lệ mol NaCl/TiCl4 trong hỗn hợp 
dung dịch). 
Hình 3 Biểu diễn giản đồ XRD của các 
mẫu chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau với 
cùng nồng độ chất đệm 600 % mol. Có thể 
thấy rằng ở các nhiệt độ nung kết trong 
khoảng từ 300 
o
C đến 500 
o
C, vật liệu hình 
thành đều là đơn pha nano TiO2 anatase. Ở 
nhiệt độ nung kết thấp hơn (250 
o
C), vật 
liệu hình thành bao gồm hai pha anatase 
và rutile. 
Kích thước trung bình của các hạt tinh 
thể nano TiO2 anatase của các mẫu bột có 
Hình 3: Giản đồ XRD của các mẫu chế tạo với tỉ lệ 
thành phần NaCl/TiCl4 (mol) trong hỗn hợp dung 
dịch là 600 % (mol) ở các nhiệt độ nung kết khác 
nhau: a) 250 
o
C; b) 300 
o
C; c) 350 
o
C; d) 400 
o
C; e) 
450 
o
C; f) 500 
o
C. 
giản đồ XRD tương ứng trong hình 3 được 
biểu diễn trên hình 4, đồ thị cho thấy ở 
nhiệt độ nung kết 300 
o
C cho kích thước 
trung bình của hạt tinh thể nano TiO2 
anatase hình thành là nhỏ nhất (~ 6.7 nm). 
Khi nhiệt độ nung kết tăng lên, kích thước 
trung bình của hạt tinh thể nano tăng theo 
và đạt cực đại ở nhiệt độ nung kết 450 
o
C (~ 
8.2nm); sau đó kích thước trung bình của hạt 
tinh thể nano giảm khi nhiệt độ nung kết 
tăng lên 500
o
C. Như vậy với cùng một nồng 
độ chất đệm, kích thước trung bình của các 
hạt tinh thể nano TiO2 anatase hình thành 
thay đổi theo nhiệt độ nung kết. Điểm đáng 
chú ý ở đây là ở nhiệt độ thấp hơn (300
o
C) 
lại cho kích thước hạt nhỏ nhất, điều này rất 
có lợi về mặt năng lượng khi chế tạo vật liệu 
ở qui mô công nghiệp; mặt khác, kích thước 
hạt tinh thể càng nhỏ thì diện tích riêng bề 
mặt càng lớn, càng có lợi khi sử dụng vật 
liệu với các hiệu ứng bề mặt như quang xúc 
tác, pin mặt trời quang điện hóa 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
0 5 10 15
Tỉ lệ Nacl/TiCl4 (100% mol)
K
íc
h
 t
h
ư
ớ
c
 h
ạ
t 
tr
u
n
g
 b
ìn
h
 (
n
m
)
20 30 40 50 60
2 Theta-scale (độ)
C
ư
ờ
n
g
 đ
ộ
 (
đ
ơ
n
 v
ị 
tù
y
 ý
)
R R R
A
A A A
a
b
c
d
e
f
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012 
 6 
Hình 4: Sự phụ thuộc của kích thước trung bình 
của hạt tinh thể nano TiO2 của các mẫu tương ứng 
trong hình 2a vào nhiệt độ nung kết. 
Ảnh SEM của các mẫu (hình 5) với 
cùng nồng độ chất đệm 600 % mol ở hai 
nhiệt độ nung kết 500 
o
C và 300 
o
C cho 
thấy vật liệu hình thành đều có cấu trúc 
nano xốp, ở nhiệt độ nung kết thấp hơn 
(300 
o
C) các hạt kết tụ thành khối rõ nét 
hơn ở nhiệt độ nung kết cao hơn (500 
o
C). 
Hình 5: Ảnh SEM của các mẫu chế tạo với tỉ lệ 
thành phần NaCl/TiCl4 (mol) trong hỗn hợp dung 
dịch là 600 % (mol) ở các nhiệt độ nung kết khác 
nhau a) 500 
o
C; b) 300 
o
C. 
Hình 6 biểu diễn giản đồ EDX của hai 
mẫu tương ứng trong hình 3 cho thấy 
không có đỉnh của nguyên tố Cl, điều này 
chứng tỏ ở cả hai nhiệt độ nung kết đã có 
sự phân hủy hoàn toàn của vật liệu để tạo 
thành TiO2. 
Hình 6: Giản Đồ EDX của các mẫu chế tạo với tỉ lệ 
thành phần NaCl/TiCl4 (mol) trong hỗn hợp dung 
dịch là 600 % (mol) ở các nhiệt độ nung kết khác 
nhau: a) 500 
o
C; b) 300 
o
C. 
Hình 7 biểu diễn phổ hấp thụ UV-Vis 
của các mẫu bột nano TiO2 chế tạo ở các 
nhiệt độ nung kết khác nhau với cùng tỉ lệ 
chất đệm là 600 % mol. Có thể thấy các 
mẫu đều có cùng dạng phổ hấp thụ. Dạng 
của phổ hấp thụ giống với của các tác giả 
khác thu được khi chế tạo màng hay bột 
nano TiO2 bằng các phương pháp khác từ 
TiCl4 [20,21]. Mẫu nung kết ở nhiệt độ 300 
o
C có phổ hấp thụ dịch khả kiến tốt nhất, 
nguyên nhân do sự phân hủy các thành 
phần vật liệu gốc ở nhiệt độ thấp dẫn tới 
tạo ra thành phần không hợp thức của các 
hạt nano TiO2. Sự lệch hợp thức dẫn tới 
việc tạo ra các chỗ trống ôxi (Ti
3+
) hoạt 
0
2
4
6
8
10
300 350 400 450 500
Nhiệt độ ủ (oC)
K
íc
h
 t
h
ư
ớ
c
 h
ạ
t 
tr
u
n
g
 b
ìn
h
 (
n
m
)
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012 
 7 
động như các mức bẫy trong các hạt nano 
TiO2 dẫn tới sự giảm độ rộng vùng cấm và 
do đó có sự hấp thụ dịch khả kiến. 
Hình 7: Phổ hấp thụ UV-Vis của các mẫu bột nano 
TiO2 chế tạo ở các nhiệt độ nung kết khác nhau: a) 
500
o
C; b) 450 
o
C; c) 400
o
C; 350
o
C; e) 300
o
C; f) 250
o
C. 
Bảng 1 trình bày kết quả phân tích 
năng lượng tán sắc từ giản đồ EDX của hai 
mẫu trong hình 4 cho thấy thành phần 
nguyên tố chủ yếu tồn tại trong các mẫu là 
Ti và O. Còn tồn tại một lượng nhỏ các 
nguyên tố Mg và Ca có nguồn gốc là tạp 
chất trong muối ăn NaCl dân dụng do quá 
trình gạn lọc chưa hết còn sót lại. Lượng O 
trong các mẫu dư thừa khá nhiều so với tỉ 
lệ hợp thức của oxit các nguyên tố tồn tại 
trong mẫu là do O được hấp thụ trên bề 
mặt của các hạt nano TiO2 . 
Bảng 1: Tỉ lệ % nguyên tử của các nguyên tố tồn 
tại trong các mẫu từ kết quả phân tích năng lượng 
tán sắc tia X trên giản đồ EDX 
Nguyên tố Tỉ lệ % nguyên tử 
Mẫu ủ 500 
o
C Mẫu ủ 300 
o
C 
O 
Mg 
Ca 
Ti 
73.43 
4.78 
0.44 
20.92 
75.62 
2.28 
0.23 
21.56 
Các kết quả thực nghiệm cho thấy chất 
đệm ảnh hưởng đến quá trình hình thành, 
kích thước cũng như cấu trúc của bột nano 
TiO2 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt. 
Nhiều công trình nghiên cứu đều giới hạn độ 
pH của dung dịch TiCl4 khi chế tạo nano 
TiO2 bằng các phương pháp khác nhau như 
thủy nhiệt, nhiệt phân, thủy phân hay sol-
gel. Một số công trình khác đã cho thấy độ 
pH có ảnh hưởng đến kích thước và cấu trúc 
của các hạt nano TiO2 hình thành. Vai trò 
của chất đệm NaCl ở đây một mặt làm thay 
đổi độ pH của dung dịch, mặt khác nó tạo ra 
một pha vừa ngăn cách vừa tương tác với vật 
liệu chủ làm thay đổi nhiệt độ nung kết cũng 
như cấu trúc của vật liệu hình thành. 
4. Kết luận 
Bằng phương pháp nhiệt - thuỷ phân 
đơn giản muối TiCl4 thông dụng trong 
môi trường đệm đã chế tạo được bột nano 
TiO2 với kích thước hạt nhỏ đơn pha 
anatase nhạy quang để dùng cho các mục 
đích quang xúc tác và pin mặt trời quang 
điện hóa. 
Sự có mặt của thành phần đệm NaCl 
đã làm giảm đáng kể nhiệt độ cũng như 
thời gian nung kết, do đó tiết kiệm được 
nhiều năng lượng trong quá trình chế tạo. 
Chỉ cần nung kết ở 300 
o
C trong thời gian 
0.5h đã thu được sản phẩm là bột nano 
TiO2 với phẩm chất tốt. Các tác giả khác 
chế tạo bột nano TiO2 từ TiCl4 bằng phương 
pháp thuỷ nhiệt [11] hoặc solgel [8] phải 
nung kết ở nhiệt độ 500 
o
C trong thời gian 
từ 1 – 2h mới thu được sản phẩm là bột 
nano TiO2. 
Qui trình chế tạo và thiết bị chế tạo 
đơn giản, sử dụng vật liệu gốc là các muối 
vô cơ thông dụng, giá rẻ; đặc biệt chất đệm 
có thể thu hồi bằng biện pháp đơn giản để 
tái sử dụng nên hiệu quả kinh tế cao và 
không gây ô nhiễm môi trường. 
200 300 400 500 600 700 800
Bước sĩng (nm)
Đ
ộ
 H
ấ
p
 t
h
ụ
.(
đ
ơ
n
 v
ị 
t
ù
y
 ý
)
b
a
c
f
e
d
Journal of Thu Dau Mot university, No5(7) – 2012 
 8 
Kết quả cho thấy có thể triển khai rộng 
rãi phương pháp nhiệt - thuỷ phân trong 
công nghiệp sản xuất bột nano TiO2. Kết 
quả cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu 
tiếp theo để hạ nhiệt độ và thời gian nung 
kết cũng như giảm kích thước hạt hơn nữa 
nhằm mục đích chế tạo được sản phẩm tốt 
nhất với giá thành hạ nhất. 
* 
STUDYING TO PRODUCE NANO TIO2 POWDER BY HYDRO-PYROLYSIS 
METHOD IN GROUND SUBSTANCE MEDIUM 
Tran Kim Cuong 
Thu Dau Mot University 
ABSTRACT 
Nano TiO2 powder prepared by hydro-pyrolysis method may be controlled size of grain 
and economic ability because of decrease in considerably calcining temprature by ground 
substance medium. The synthesized powders were characterized by XRD, SEM, EDX and 
UV-Vis spectrophotometer. Obtained results showed that nano TiO2 powder has higher 
quality and smaller than different prepared method. This prepaered method used simple 
equipments, inexpensive commonly used raw and working material that can be applied 
commodiously to produce at industrial scale. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Spicera P.T., Chaoulb O., Tsantilisc S. and Pratsinisc S.E., Titania Formation by TiCl4 Gas 
Phase Oxidation, Surface Growth and Coagulation, J. Aeros. Sci. 33 (2002), pp. 17-34. 
[2] Yang S., Gao L., Preparation of Titanium Dioxide Nanocrystallite with High Photocatalytic 
Activities, J. Am. Ceram. Soc. 88 (2005), pp. 968-970. 
[3] Tang W. S., Wan L., Wei K. and Li D., Preparation of Nano-TiO2 photocatalyst by 
Hydrolyzation-precipitation Method with Metatitanic Acid as the Precursor, J. Mater. Sci. 39 
(2004), pp. 1139-1141. 
[4] Sathyamoorthy R., Sudhagar P., Chandramohan S., and Vijayakumar K.P., Photoelectrical 
properties of crystalline titanium dioxide thin films after thermo-annealing, Crys. Res. Tech. 
42(5) (2007), pp. 498-503. 
[5] Shah S.I., Li W., Huang C.P., Jung O., and Ni C., Study of Nd3+, Pd2+, Pt4+, and Fe3+ dopant 
effect on photoreactivity of TiO2 nanoparticles, Proceedings of the National Academy of 
Sciences of the United States of America (PNASA6) 99(2) (2002), pp. 6482-6486. 
[6] Sivakumar S., Krishna Pillai P., Mukundan P., and Warrier K.G.K., Sol-gel Synthesis of 
Nanosized Anatase from Titanyl Sulfate, Material Letters 57 (2002), pp. 330-335. 
[7] Souhir Boujday, Frank Wunsch, Patrick Portes, Jean-Francois Bocquet, Christophe Colbeau-
Justin, Photocatalytic and electronic properties of TiO2 powders elaborated by sol-gel route 
and supercritical drying, Solar Energy Materials and Solar Cells 83 (2004), pp. 421-433. 
[8] Yongfa Zhu, Li Zhang, Chong Gao, Lili Cao, The synthesized of nanosized TiO2 powder using 
a sol-gel method with TiCl4 as a precursor, J. Mater. & Sci. 35 (2000), pp. 4049-4054. 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 5(7) - 2012 
 9 
[9] Madhusudan Reddy K., Gopal Reddy C.V., Manorama S.V., Preparation, characterization, 
and spectral studies on nanocrystalline anatase TiO2, Journal of Solid State Chemistry 158 
(2001), pp. 180-186. 
[10] M Scarisoreanu, M R Alexandrescu, R Birjega, I Voicu, E Popovici, I Soare, L Gavrila-
Florescu, O Cretu, G Prodan, V Ciupina, E Figgemeier, Effects of some synthesis parameters 
on the structure of titania nanoparticles obtained by laser pyrolysis, Appl. Surf. Sci. 253(19) 
(2007), pp. 7908-7911. 
[11] P.K. Khanna, Narendra Singh, Shobhit Charan, Synthesis of nano-particles of anatase-TiO2 
and preparation of its optically transparent film in PVA, Materials Letters 61 (2007), pp. 
4725-4730. 
[12] R Chu, J Yan, S Lian, Y Wang, F Yan, D Chen, Shape-controlled synthesis of nanocrystalline 
titania at low temperature, Solid State Commun. 130(12) (2004), pp. 789-792. 
[13] Q Zhang, L Gao, J Guo, Efect of hydrolysis conditions on morphology and crystallization of 
nanosized TiO2 powder, J. Eur. Ceram. Soc. 20 (2000), pp. 2153-2158. 
[14] WO/2003/070640, Mixed-Metal Oxide Particles by Liquid Feed Flame Spray Pyrolysis of 
Oxide Precursors in Oxygenated Solvents Cross-Reference to Related Applications, 
Patentscope® (2002) Serial No. 60/358, 496. 
[15] Kolen Y.V. , Churagulov B.R. , Kunst M., Mazerolles L. and Justin C.C., Photocatalytic 
Properties of Titania Powders Prepared by Hydrothermal Method, Appl.Catal.B 54 (2004), 
pp. 51-58. 
[16] CHAI Li-yuan, YU Yan-fen, ZHANG Gang, PENG Bing, WEI Shun-wen, Effect of 
surfactants on preparation of nanometer TiO2 by pyrohydrolysis, Trans. Nonferrous Met. 
Soc. China 17 (2007), pp. 176-180. 
[17] Giuseppe Cappelletti,Silvia Ardizzone, Claudia L. Bianchi, Stefano Gialanella, Alberto 
Naldoni, Carlo Pirola, Vittorio Ragaini, Photodegradation of Pollutants in Air: Enhanced 
Properties of Nano-TiO2 Prepared by Ultrasound, Nanoscale Res Lett 4 (2009), pp. 97-105. 
[18] Ubonwan Chutiphunphinyo, Siriporn Larpkiattaworn and Pornapa Sujaridworakun, 
Synthesis of Nanosized Anatase Particles from Commercial Rutile Powder by Using 
Hydrothermal Method, Chiang Mai J. Sci.35(1) (2008), pp. 1-5. 
[19] Churl Hee Cho, Moon Hee Han, Do Hyeong Kim, Do Kyung Kim, Morphology evolution of 
anatase TiO2 nanocrystals under a hydrothermal condition (pH = 9.5) and their ultra-high 
photo-catalytic activity, Mat. Chem. and Phys. 92 (2005), pp. 104-111. 
[20] Xinming Qian, Dongqi Qin, Qing Song, Yubai Bai, Tiejin Li, Xinyi Tang, Erkang Wang and 
Shaojun Dong, Surface photovoltage spectra and photo electrochemical properties of 
semiconductor-sensitized nanostructured TiO2 electrodes, Thin solid films 385(1-2) (2001), 
pp. 152-161. 
[21] Madhusudan Reddy K., Gopal Reddy C.V., and Manorama S.V., Preparation, 
characterization, and spectral studies on nanocrystalline anatase TiO2, Journal of Solid State 
Chemistry 158 (2001), pp. 180-186. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nong_do_chat_dem_len_qua_trinh_hinh_thanh_va_t.pdf