Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 7: Cấu tạo hệ thống cấp nước lạnh bên trong nhà và công trình

7.1.Đường dẫn nước vào nhà

và đồng hồ đo nước.

7.1.1.Đường ống dẫn nước

vào nhà.

a)Nguyên tắc bố trí:

- Dốc về phía đường ống cấp

nước bên ngoài, i= 0,003,

bố trí vuông góc, tránh chạy

lòng vòng.

- Chiều dài ống dẫn phải

ngắn nhất.

- Kết hợp với bố trí nút đồng

hồ, trạm bơm.

pdf 25 trang yennguyen 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 7: Cấu tạo hệ thống cấp nước lạnh bên trong nhà và công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 7: Cấu tạo hệ thống cấp nước lạnh bên trong nhà và công trình

Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 7: Cấu tạo hệ thống cấp nước lạnh bên trong nhà và công trình
7.1.Đường dẫn nước vào nhà 
và đồng hồ đo nước. 
7.1.1.Đường ống dẫn nước 
vào nhà. 
a)Nguyên tắc bố trí: 
- Dốc về phía đường ống cấp 
nước bên ngoài, i= 0,003, 
bố trí vuông góc, tránh chạy 
lòng vòng. 
- Chiều dài ống dẫn phải 
ngắn nhất. 
- Kết hợp với bố trí nút đồng 
hồ, trạm bơm. 
Chương 7. Cấu tạo hệ thống cấp nước 
lạnh bên trong nhà và công trình 
b)Các phương án bố 
trí đường ống dẫn 
nước: 
- Dẫn nước vào một 
bên. 
- Dẫn vào hai bên. 
- Dẫn vào bằng nhiều 
đường. 
c)Đường kính ống 
dẫn nước vào xác 
định dựa vào lưu 
lượng tính toán. 
d)Đấu nối đường ống dẫn 
nước vào nhà với đường 
ống bên ngoài: 
- Dùng tê, thập lắp sẵn khi xây 
dựng đường ống bên ngoài. 
- Lắp thêm tê vào đường ống 
cấp nước bên ngoài hiện 
hành. 
- Dùng nhánh lấy nước (đai 
khởi thủy) 
d)Đường ống qua tường: 
- Ống chui qua lỗ hổng. 
- Ống bao bằng kim loại. 
Khe hở giữa lỗ và ống 
được nhét đầy bằng 
vật liệu đàn hồi: sợi gai 
tẩm bitum, đất sét 
nhão, vữa xi măng. 
7.1.2.Đồng hồ đo nước 
a)Nhiệm vụ của đồng hồ đo 
nước 
- Xác định lượng nước tiêu 
thụ để tính tiền nước. 
- Xác định lượng nước mất 
mát, hao hụt trên đường 
ống để phát hiển các chỗ 
rò rỉ, bể vỡ ống 
- Nghiên cứu điều tra hệ 
thống cấp nước hiện hành 
để xác định tiêu chuẩn 
dùng nước và chế độ dùng 
nước phục vụ cho thiết kế. 
b) Các loại đồng hồ đo 
nước 
- Đồng hồ đo nước lưu 
tốc loại cánh quạt. 
- Đồng hô đo nước lưu 
tốc loại tuốc bin. 
- Đồng hồ đo nước lưu 
tốc loại phối hợp. 
c)Đồng hồ đo nước gồm 3 bộ phận chính: 
 + Bộ phận đo nước: bộ phận đo nước có thể là 
cánh quạt, tuốc-bin hoặc pít-tông, tùy thuộc vào 
từng kiểu đồng hồ. 
+ Bộ phận giảm tốc: gồm các bánh răng truyền 
chuyển động. 
+ Bộ phận ghi: gồm các kim và hằng số tích lũy. 
d)Bố trí nút đồng hồ đo nước 
- Nút đồng hồ đo nước gồm đồng hồ đo nước và 
các phụ tùng khác. 
- Nút nằm trên đường ống dẫn nước vào nhà, 
cách tường nhà 1-2m, đặt ở vị trí cao ráo, dễ 
quan sát, theo dõi. 
Nút đồng hồ bố trí dạng vòng, gồm có đồng hồ, 3 
khóa và 1 van xả 
e)Chọn đồng hồ đo nước 
 - Chọn đồng hồ đo nước dựa vào lưu lượng tính 
toán dùng nước ngày đêm là lưu lượng nước 
đặc trưng của đồng hồ: 
 Qngđ (m3/ngđ)<= 2 Qđtr (m3/h) 
- Tổn thất áp lực qua đồng hồ đo nước: 
 hđh = S*q*q (m) 
S: sức kháng của đồng hồ 
q: lưu lượng nước tính toán l/s 
7.2.Cấu tạo mạng lưới cấp 
nước bên trong nhà 
7.2.1.Đường ống và các phụ 
kiện nối ống. 
a) Yêu cầu: 
- Bền, sử dụng được lâu 
- Nhẹ, chiều dài lớn để giảm 
mối nối. 
- Lắp ráp dễ dàng . 
- Mối nối kín 
- Có khả năng uốn, đúc, hàn 
dễ dàng. 
- Chống ăn mòn tốt và có độ 
bền cơ học, chịu va đập. 
b) Các loại ống và phụ tùng 
- Phân loại theo vật liệu chế tạo: PVC, PE, kẽm, 
gang, thép 
- Các phụ tùng có : Côn, cút, tê, thập, chếch, van, 
khóa, zắc co, zentrong, zen ngoài 
- Các phương pháp đấu nối : hàn nhiệt, keo, 
zenphụ thuộc loại ống sử dụng. 
7.2.2. Các thiết bị dùng nước bên trong nhà. 
-Thiết bị lấy nước: 
-Thiết bị đóng mở nước 
-Thiết bị điều chỉnh phòng ngừa 
-Các thiết bị đặc biệt khác 
7.2.3 Thiết kế mạng lưới cấp nước bên trong nhà 
a.Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước bên trong nhà: 
- MLCN bên trong nhà bao gồm: Các ống chính, Các ống 
đứng và các ống nhánh. 
- Yêu cầu đối với việc vạch tuyến : 
+ Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh. 
+ Tổng chiều dài đường ống phải ngắn nhất. 
+ Dễ gắn chắc với các kết cấu trong nhà. 
+ Thuận tiện dễ dàng cho quản lý. 
- Khi vạch tuyên cần chú ý : 
+ Không cho phép đặt ống qua phòng ở. 
+ Độ dốc ống nhánh về phía các thiết bị dùng nước: 0,002- 
0,005. Ống nhánh phục vụ không quá 5 thiết bị vệ sinh 
và không dài quá 5m. 
+ Đường ống chính có thể đặt trong tầng hầm mái, trần 
giả, tầng hầm của tòa nhà. 
+ Đường ống đứng thường đặt trong hộp kĩ thuật, hoặc đi 
trong khe tường, cột 
b)Lập sơ đồ tính toán MLCN bên trong nhà 
Trên cơ sở vạch tuyến MLCNBTN trên mặt bằng, 
vẽ sơ đồ không gian của HTCN, đánh số các 
đoạn ống, xác định tuyến ống bất lợi nhất. 
c)Xác định lưu lượng tính toán: 
- Mục đích: từ việc tính lưu lượng cho từng đoạn 
ống ta sẽ xác định được đường kính, đồng hồ, 
bơm cho phù hợp 
- Một đương lượng đơn vị tương ứng với lưu 
lượng nước là 0,2l/s của một vói nước ở chậu 
rửa có đường kính 15mm, áp lực tự do là 2m. 
- Bảng lưu lượng nước tính toán của các thiết bị 
vệ sinh – trị số đương lượng và đường ống nối 
với các thiết bị vệ sinh. 
- Công thức tinh toán: 
+ Nhà ở gia đình : 
Trong đó: 
q – lưu lượng nước tính toán l/s 
a – đại lượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước lấy theo 
bảng. 
K – hệ số điều chỉnh phụ thuộc tổng số đương lượng N. 
N – Tổng số đương lượng. 
KNNq a 2,0
+ Nhà công cộng: 
q – lưu lượng nước tính toán l/s 
a – Hệ số phụ thuộc chức năng ngôi nhà 
Nq 2,0 
d)Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước bên 
trong nhà. 
- Xác định đường kính cho từng đoạn ống trên 
cơ sở lưu lượng tính toán. 
- Xác định tổn thất áp lực cho từng đoạn ống 
cũng như toàn bộ mạng lưới theo tuyến ống 
tính toán bất lợi nhất 
- Tính H nhà cần thiết, Áp lực bơm cần thiết. 
Tổng số đương 
lượng 
1 3 6 12 20 
Đường kính 
ống, mm 
10 15 20 25 32 
7.3. Máy bơm và trạm bơm. 
7.3.1. Phương pháp lựa chọn máy bơm 
Lựa chọn bơm dựa trên hai chỉ tiêu quan trọng: 
- Lưu lượng bơm l/s. 
- Áp lực toàn phần của máy bơm, m. 
Trong trường hợp có cháy cần xác định phương án cho 
bơm làm việc tăng cường, hay sử dụng thêm bơm chữa 
cháy. 
 Qbcc = Qmaxsh + Qcc 
- Việc lựa chọn bơm cần tham khảo các thông số của nhà 
sản xuất, các biểu đồ đường đặc tính bơm để tìm ra 
điểm làm việc thích hợp nhất của bơm. 
7.3.2. Bố trí trạm bơm 
- Bố trí bên ngoài nhà 
- Bố trí trong gầm cầu thang 
- Bố trí trong tầng hầm 
Việc lựa chọn vị trí đặt trạm bơm cần tính toán đến các chi 
phí kinh tế, các yếu tố thẩm mỹ, thuận lợi cho việc sửa 
chữa, bảo dưỡng, vận hành và thuận lợi cho việc kiểm 
soát tiếng ồn. 
7.3.3. Quản lý trạm bơm 
- Thường xuyên kiểm tra cột đo áp và lưu lương của 
bơm. 
- Đưa ra phương án vận hành trạm bơm không tự động 
hoặc tự động với các loại van điều khiển 
 Sử dụng các loại van điều khiển như van phao, van áp 
lực, van điện từ 
7.4. Bể chứa và két nước 
7.4.1. Bể chứa 
Hng < 6m cần xây dựng bể chứa. 
- Dung tích bể chứa được xác đinh dựa trên 
chế độ làm việc của trạm bơm và lưu 
lượng nước cần thiết ngày đêm của nhà. 
Thông thường lấy từ 0,5 – 2 Qngđ. 
- Bể chứa có thể xây bằng gạch, bê tông 
cốt thépcó thể đặt chìm dưới đất, đặt 
nổi hoặc nửa chìm nửa nổi phụ thuộc vào 
đặc điểm địa chất khu vựa, diện tích, điều 
kiện kinh tế 
7.4.2. Két nước 
- Là công tình dự trữ điều hoàn nước và tạo áp lực nước. 
a)Xác định dung tích két: 
).( ccđhk WWKW 
Trong đó: 
Wđh – dung tích điều hòa của két m3 
Wcc – dung tích chữa cháy của két lấy bằng Qcc 10 phút 
khi vận hành bằng tay và 5 phút khi vận hành tự động. 
K – Hệ số dữ trữ đến chiều cao xây dựng và phần cặn 
lắng ở đáy. = 1,2 – 1,3. 
Wđh được xác định theo hai trường hợp: 
- Khi không dùng máy bơm Wđh là tổng hợp lưu lượng 
nước tiêu thụ trong những giờ dùng nước cao điểm. Có 
thể lấy = 50 – 80 % Qngđ. 
- Khi dùng máy bơm: Wđh = 20 – 30% Qngđ 
(or = 50 – 100 % Qngđ) 
- Theo chế độ mở máy bơm : 
 Wđh = Qb/2n 
Với Qb – công suất máy bơm m3/h. 
n – Số lần đóng mở bơm trong 1 giờ ( 2-4) 
b) Xác định chiều cao đặt két: 
 Hk = Hbl + ∑h + htd 
7.4. Hệ thống cấp nước chữa 
cháy 
Htcn chữa cháy thông thường 
bao gồm mạng lưới đường 
ống (đường ống chính và 
đường ống đứng) và các hộp 
chữa cháy.Vị trí bố trí hộp cứu 
hỏa thường ở ngoài hành lang, 
cầu thangnhững vị trí dễ 
quan sát. 
Htcn chữa cháy tự động dùng để tự động phun 
nước dập tắt đám cháy, đồng thời báo động khi xảy 
ra hỏa hoạn.Bao gồm :mạng lưới đường ống chính 
và đường ống phân phối, thiết bị báo hiệu mở nước, 
vòi phun chữa cháy tự động. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cap_thoat_nuoc_chuong_7_cau_tao_he_thong_cap_nuoc.pdf