Bài giảng Điện tử căn bản - Chương 1: Nguồn điện một chiều - Xuân Vinh

1. Cấu trúc nguyên tử :

Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả

các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên

tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là

- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton

và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.

- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung

quanh hạt nhân .

- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa

là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác

nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của

từ trường . thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi

quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do.

- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị

thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử

nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.

pdf 5 trang yennguyen 1620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Điện tử căn bản - Chương 1: Nguồn điện một chiều - Xuân Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Điện tử căn bản - Chương 1: Nguồn điện một chiều - Xuân Vinh

Bài giảng Điện tử căn bản - Chương 1: Nguồn điện một chiều - Xuân Vinh
 Chương I : Nguồn điện một chiều 
 1. Cấu trúc nguyên tử : 
 Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả 
các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên 
tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là 
 - Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton 
và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron. 
 - Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung 
quanh hạt nhân . 
 - Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa 
là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác 
nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của 
từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi 
quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do. 
 - Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị 
thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử 
nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm. 
 2 . Bản chất dòn điện và chiều dòng điện . 
 Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích 
điện 
 - Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như 
điện tử , ion. 
 - Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với 
chiều chuyển động của các điện tử - đi từ âm sang dương ) 
 3. Tác dụng của dòng điện : 
 Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau : 
 Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm 
lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng 
đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại. 
 - Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng 
nhiệt năng 
 - Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ 
năng 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 - Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có 
tác dụng hoá năng.. 
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về 
cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng. 
 4. Cường độ dòng điện : 
 Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc 
trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một 
đơn vị thời gian - Ký hiệu là I 
 - Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất 
định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo 
một hướng của các điện tử tự do. 
 Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số : 
z Kilo Ampe = 1000 Ampe 
z Mega Ampe = 1000.000 Ampe 
z Mili Ampe = 1/1000 Ampe 
z Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe 
 5. Điện áp : 
 Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu 
ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của 
các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy 
người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh 
lệch chính là hiệu điện thế. 
 - Điện áp tại điểm A gọi là UA 
 - Điện áp tại điểm B gọi là UB. 
 - Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB 
 UAB = UA - UB 
 - Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có 
các bội số là 
z Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol 
z Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol 
z Micro Vol = 1/1000.000 Vol 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước 
có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy 
qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng 
nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như 
vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua 
dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu 
hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0 
 6. Nguồn điện 
 Nguồn điện là nguồn sinh ra điện năng từ các nguồn năng lượng 
khác như Máy phát điện, Ắc quy, Pin v.v ... có hai nguồn điện chính 
là 
z Nguồn điện xoay chiều ( AC) đó là các nguồn điện sinh ra từ 
các nhà máy điện. 
z Nguồn điện một chiều ( DC) là nguồn điện sinh ra tù ắc quy 
hoặc pin. 
z Các mạch điện thường sử dụng nguồn một chiều để hoạt động 
do đó khi chạy nguồn xoay chiều chúng phải được đổi thành 
một chiều trước khi đưa vào máy hoạt động. 
 Nguồn một chiều song song và nối tiếp : 
z Khi đấu nối tiếp các nguồn điện lại ta được một nguồn điện 
mới có điện áp bằng tổng các điện áp thành phần. 
z Khi đấu song song các nguồn điện ( cùng điện áp ) ta được 
nguồn điện mới có áp không đổi nhưng khả năng cho dòng 
bằng tổng các dòng điện thành phần . 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
 Ví dụ : nếu ta có pin 1,5V với khả năng cho dòng là 0,1A, khi ta cần 
một nguồn điện 3V với dòng điện là 1A thì ta phải đấu tối thiểu là 10 
cặp pin song song và mỗi cặp có hai pin đấu nối tiếp. 
 7. Định luật ôm 
 Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ 
 Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở 
hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó . 
 Công thức : I = U / R trong đó 
z I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A) 
z U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V) 
z R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm 
 8. Định luật ôm cho đoạn mạch 
 Đoạn mạch mắc nối tiếp: 
 Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai 
đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở . 
z Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3 
z Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2, 
 U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3 
z Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở . 
Đoạn mạch mắc song song 
 Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường 
độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở 
và sụt áp trên các điện trở là như nhau: 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959
z Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E 
z I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3 
z Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở . 
 9. Điện năng và công xuất : 
 * Điện năng. 
 Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn 
sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã 
sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, 
trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ) 
 Công thức tính điện năng là : 
W = U x I x t 
z Trong đó W là điện năng tính bằng June (J) 
z U là điện áp tính bằng Vol (V) 
z I là dòng điện tính bằng Ampe (A) 
z t là thời gian tính bằng giây (s) 
 * Công xuất . 
 Công xuất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công 
xuất được tính bởi công thức 
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I 
Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2 
 Chương II - Điện từ trường 
www.hocnghe.com.vn
Xuan Vinh : 0912421959

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dien_tu_can_ban_chuong_i_nguon_dien_mot_chieu.pdf