Bài giảng Điều hòa không khí ô tô

Hệ thống ĐHKK trên ô tô góp phần tạo ra sự thoải mái,dễ chịu cho

hành khách trong xe,điều chỉnh không khí trong xe mát mẻ hoặc ấm

áp; ẩm hoặc khô ráo, làm sạch bụi, khử mùi; đặc biệt rât có lợi cho những

nơi thời tiết nóng bức hay kẹt xe trên đường dài và giúp cho ngườilái xe

điều khiển xe an toàn hơn .

pdf 152 trang yennguyen 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Điều hòa không khí ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Điều hòa không khí ô tô

Bài giảng Điều hòa không khí ô tô
Điều Hòa Ô Tô 1 
Điều Hòa Ô Tô 2 
 Hệ thống ĐHKK trên ô tô góp phần tạo ra sự thoải mái,dễ chịu cho 
 hành khách trong xe,điều chỉnh không khí trong xe mát mẻ hoặc ấm 
 áp; ẩm hoặc khô ráo, làm sạch bụi, khử mùi; đặc biệt rât có lợi cho những 
 nơi thời tiết nóng bức hay kẹt xe trên đường dài và giúp cho ngườilái xe 
 điều khiển xe an toàn hơn . 
GIỚI THIỆU 
Chương I : KỸ THUẬT AN TOÀN 
Một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh 
cần lưu ý : 
1. Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa 
chữa. 
2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm 
lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm 
lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng. 
3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa 
chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ 
cũng như sau bảng đồng hồ. 
 Điều Hòa Ô Tô 3 
4. Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến 
nguồn ắc quy thì phải cẩn thận tối đa. 
5. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ. 
6. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống 
điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống 
nối. 
7. Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. 
Có thể gây chết người do ngột thở. Khi R-12 xả ra 
không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một 
loại khí độc, không màu. 
 Điều Hòa Ô Tô 4 
8. Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ 
phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần 
phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống. 
9. Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ 
thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga 
môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng. 
10. Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát 
xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử 
lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống. 
Điều Hòa Ô Tô 5 
11. Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắc co 
phải dùng hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống 
dẫn môi chất lạnh. 
12. Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ 
phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút 
chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất 
chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm 
hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này. 
Điều Hòa Ô Tô 6 
13. Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống 
lạnh, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản 
không khí và tạp chất chui vào. 
14. Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa 
một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo các nút bít các 
đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này 
15. Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng 
đệm chữ o có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng. 
Điều Hòa Ô Tô 7 
16. Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp 
khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát. 
17. Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy 
định, không được siết quá mức. 
18. Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút 
ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa 
sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng. 
19. Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào 
trong hệ thống lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá 
hỏng máy nén. 
Điều Hòa Ô Tô 8 
20. Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng 
của kim loại xi mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn 
không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này. 
21. Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống 
dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. 
Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù 
tồi tệ cần loại bỏ, đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. 
Điều Hòa Ô Tô 9 
Chương II : TỔNG QUAN HỆ THỐNG 
 ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ 
• ĐHKK điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt 
động như là một máy hút ẩm có chức năng 
điều khiển nhiệt độ lên xuống. ĐHKK cũng giúp 
loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương 
mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. 
Điều Hòa Ô Tô 10 
• ĐHKK là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó 
điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí 
trong xe giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu 
trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ 
độ ẩm và lọc sạch không khí 
Điều Hòa Ô Tô 11 
2.1 Mối quan hệ giữa con người và môi trường 
• Các yếu tố môi trường ành hưởng đến mức độ 
trao đổi nhiệt giữa môi trường và cơ thể: 
nhiệt độ, độ ẩm tương đối và đặc điểm 
chuyển động của không khí. 
Điều Hòa Ô Tô 12 
• Theo nghiên cứu thì ở vùng nhiệt độ từ 220C – 270C 
là thích hợp nhất cho con người. 
• Độ ẩm tương đối: Độ ẩm ảnh hưởng đến xự bay 
hơi ẩm từ cơ thể con người ra môi trường. Kinh 
nghiệm cho thấy nếu nhiệt độ của không khí là 270C 
thì độ ẩm tương đối là 50% là tạo cảm giác dễ chịu. 
• Tốc độ không khí: Để cảm giác dễ chịu thì Vkk từ 
0,25 m/s 0.3m/s 
Điều Hòa Ô Tô 13 
2.2 Lý thuyết về điều hòa không khí trong ôtô. 
• Am hiểu tường tận lý thuyết cơ bản về hệ thống 
điều hoà không khí trong ô tô (điện lạnh ô tô) là 
điều quan trọng của một kỹ thuật viên điện lạnh 
ô tô 
• Tất cả các hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa 
trên 3 đặc tính căn bản sau đây: dòng nhiệt, sự 
hấp thu nhiệt, áp suất và điểm sôi. 
Điều Hòa Ô Tô 14 
a. Dòng nhiệt : Hệ thống điện lạnh được thiết kế 
để xua đuổi nhiệt từ vùng này sang vùng khác. 
Nhiệt truyền từ vật này sang vật kia theo ba 
cách: 
• Dẫn nhiệt (conduction). 
• Sự đối lưu (convection). 
• Sự bức xạ (radiation). 
Điều Hòa Ô Tô 15 
b. Sự hấp thu nhiệt. 
• Vật chất có thể tồn tại ra bên ngoài ở một trong 
ba trạng thái: Thể đặc, thể lỏng và thể khí. Muốn 
thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền 
dẫn một lượng nhiệt 
• Giá trị tương đương giữa đơn vị t0F và t0C được 
tính theo công thức sau đây. 
• t0F = 1,8.t0C+32 t0C = 0,55.(t0F – 32) 
Điều Hòa Ô Tô 16 
c. Áp suất và điểm sôi. 
• Áp suất giữ một vai trò quan trọng đối với 
hoạt động của máy điều hoà không khí. 
• Tác động áp suất trên mặt chất lỏng sẽ làm 
thay đổi điểm sôi của chất lỏng này 
Điều Hòa Ô Tô 17 
• Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất 
cũng có tác động tương đương như thế. 
• Hệ thống điều hoà không khí, cũng như hệ 
thống điện lạnh ô tô ứng dụng ảnh hưởng này 
của áp suất đối với sự bốc hơi và ngưng tụ của 
môi chất lỏng đặc biệt để sinh lạnh. Loại chất 
lỏng này được gọi là môi chất lạnh . 
Điều Hòa Ô Tô 18 
Lý thuyết về điều hoà không khí có thể tóm 
lược trong ba nguyên tắc: 
• Làm lạnh một vật thể là rút bớt nhiệt của vật 
thể đó ra. 
• Mục tiêu làm lạnh chỉ được thực hiện tốt khi 
khoảng không gian cần làm lạnh được bao kín, 
cách ly hẳn với các nguồn nhiệt chung quanh. 
Vì vậy cabin ô tô cần phải được bao kín và 
cách nhiệt tốt. 
• Khi cho bốc hơi chất lỏng, quá trình bốc hơi sẽ 
hấp thu một lượng nhiệt đáng kể. 
Điều Hòa Ô Tô 19 
2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống 
điện lạnh ôtô 
 a) Cấu tạo chung của hệ thống điện lạnh trên ô 
tô. 
Điều Hòa Ô Tô 20 
Điều Hòa Ô Tô 21 
Sự làm lạnh và làm mát không khí trong ôtô: 
 Máy điều hòa không khí trên xe ôtô là một hệ thống làm lạnh cơ khí 
kiểu khí nén. Sự làm lạnh được tạo ra bằng cách nén khí sau khi hấp 
thụ nhiệt bên trong xe (gian hành khách). Sau đó nhiệt được truyền 
qua hệ thống lam lạnh ra không khí bên ngoài. 
Điều Hòa Ô Tô 22 
Làm Mát Không Khí 
• Đối với ôtô phải làm việc trong điều kiện chịu rung động và sự thay đổi 
phụ tải do hành khách thay đổi , địa lý thay đổi .Tổn thất nhiệt lớn do cách 
nhiệt kém ,lọt không khí  là các vấn đề cần được quan tâm. 
A. Máy nén 
B. Bộ ngưng tụ 
C. Bộ lọc hay bình hút ẩm 
D. Công tắc áp suất cao 
E. Van xả phía cao áp 
F. Van tiết lưu 
G. Bộ bay hơi 
H. Van xả phía thấp áp 
I. Bộ tiêu âm 
Cụm thiết bị chính 
1. Máy nén 
2. Giàn nóng 
3. Thiết bị giản nở 
4. Giàn lạnh 
Điều Hòa Ô Tô 23 
b) Nguyên lý hoạt động 
chung của hệ thống điện 
lạnh ô tô 
+ Môi chất lạnh được bơm đi từ 
máy nén (A) dưới áp suất cao 
và dưới nhiệt độ bốc hơi cao, 
giai đoạn này môi chất lạnh 
được bơm đến bộ ngưng tụ (B) 
hay giàn nóng ở thể hơi. 
+ Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ 
của môi chất rất cao, quạt gió 
thổi mát giàn nóng, môi chất ở 
thể hơi được giải nhiệt, ngưng 
tụ thành thể lỏng dưới áp suất 
cao nhiệt độ thấp. 
Điều Hòa Ô Tô 24 
+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp 
tục lưu thông đến bình lọc hay bộ 
hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh 
được làm tinh khiết hơn nhờ được 
hút hết hơi ẩm và tạp chất. 
+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) 
điều tiết lưu lượng của môi chất 
lỏng chảy vào bộ bốc hơi (Giàn 
lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của 
môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi 
chất từ thể lỏng biến thành thể hơi 
trong bộ bốc hơi. 
+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất 
lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, 
có nghĩa là làm mát khối không khí 
trong cabin. 
Điều Hòa Ô Tô 25 
c) Vị trí lắp đặt của hệ thống điện lạnh trên ô tô. 
Điều Hòa Ô Tô 26 
Hình : Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe du lịch 
Điều Hòa Ô Tô 27 
Hình . Hệ thống lạnh kiểu đặt phía trước 
Điều Hòa Ô Tô 28 
Hình . Hệ thống lạnh kiểu kép 
Điều Hòa Ô Tô 29 
Hình . Hệ thống lạnh kiểu đặt trên trần 
Điều Hòa Ô Tô 30 
Hình: Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống điều hòa xe khách 
2.4 . Điều khiển tuần hoàn không khí 
Điều Hòa Ô Tô 31 
Chương III : THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG 
LẠNH Ô TÔ 
3.1 Ống dẫn môi chất lạnh. 
• Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, 
điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển 
động tương đối với nhau. 
• Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong 
hệ thống làm lạnh, để nối những thiết bị cố định như từ 
giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ bốc hơi. 
Điều Hòa Ô Tô 32 
3.2 Kính quan sát (mắt ga). 
a. Chức năng 
• Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng 
để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu 
trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng 
môi chất. 
 Điều Hòa Ô Tô 33 
b. Cấu tạo 
Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân 
hình trụ tròn, phía trên có lắp một kính tròn có 
khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan 
sát lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ 
một lò xo đặt bên trong 
Điều Hòa Ô Tô 34 
c. Những chú ý khi kiểm tra 
Điều Hòa Ô Tô 35 
Hình : Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính 
Điều Hòa Ô Tô 36 
3.3 Bộ thông gió: 
Không khí trong xe phải được lưu thông, thay đổi dễ chịu cho những người 
ngồi trong xe. Vì vậy, trên ô tô phải có hệ thống thông gió có tác dụng làm 
thông thoáng xe. 
→ Sự thông gió không điều khiển 
→ sự thông gió có điều khiển 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 37 
3.4.Bộ sưởi ấm: 
Có nhiều kiểu thiết bị sưởi ấm như: bộ sưởi dùng nước làm mát; 
dùng nhiệt khí cháy và dùng khí xả, tuy nhiên kiểu thiết bị sưởi sử 
dụng nước làm mát thường được sử dụng rộng rãi trên các xe ôtô. 
Chương IV: THIẾT BỊ CHÍNH TRONG 
HỆ THỐNG LẠNH Ô TÔ 
Điều Hòa Ô Tô 38 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 39 
Các thiết bị chính : 
- Máy Nén 
- Thiết Bị Ngưng Tụ 
- Thiết Bị Bay Hơi 
- Van Tiết Lưu 
Các thiết bị đi kèm : 
Phin Lọc,Thermostat 
-Thiết Bị ổn Định Áp Suất Bay Hơi 
-Thiết Bị Chống Đóng Băng 
-Thiết Bị Quan Sát :mắt xem gas,dầu 
-Thiết Bị Bảo Vệ :rơle áp suất,van an 
toàn 
Cấu tạo từng thiết bị 
 Máy Nén : 
Hệ thống điều hòa trên ô tô sử dụng các 
loại máy nén sau : 
─ Kiểu trục khuỷu 
─ Kiểu cánh gạt (roto cánh trượt) 
─ Kiểu đĩa chéo (piston hướng trục) 
─ Kiểu đĩa lắc (piston hướng trục) 
─ Kiểu xoắn ốc 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 40 
Máy nén sử dụng trong hệ 
thống điều hòa không khí 
ôtô là loại máy nén hở 
được gắn bên hông động 
cơ gan bên hông động cơ 
nhận truyền động đai từ 
động cơ ô tô sang đầu 
trục máy nén thông qua 
một ly hợp từ . Khi động 
cơ đạt tốc độ tối đa thì tốc 
độ máy nén rất cao,chính 
vì vậy máy nén yêu cầu 
phải có độ tin cậy cao. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 41 
 5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 42 
kiểu trục khuỷu 
Van hút tạp vụ hạ áp 
(dùng khi sửa chữa) 
Chặn van 
Van xả 
Tấm van 
Thanh truyền 
Van xả tạp vụ cao áp 
(dùng khi sửa chữa) 
Lõi van 
Van hút 
Piston 
Đĩa làm kín 
Phớt trục 
Trục khuỷu 
Chặn van Van xả 
Van hút 
Đĩa van 
Cơ cấu nén 
hút nén 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 43 
 Nguyên lý hoạt động : Kiểu đĩa chéo 
Píttông chuyển động sang trái, 
sang phải đồng bộ với chiều quay 
của đĩa chéo, kết hợp với trục tạo 
thành một cơ cấu thống nhất và 
nén môi chất (ga điều hoà). Khi 
píttông chuyển động vào trong, 
van hút mở do sự chênh lệch áp 
suất và hút môi chất vào trong xy 
lanh. Ngược lại, khi piston chuyển 
động ra ngoài, van hút đóng lại để 
nén môi chất. áp suất của môi chất 
làm mở van xả và đẩy môi chất ra. 
Van hút và van xả cũng ngăn 
không cho môi chất chảy ngược 
lại. 
Ly hợp từ 
 • Tất cả máy nén của hệ thống điện lạnh ôtô đều 
được trang bị bộ ly hợp họat động nhờ từ 
trường. Bộ ly hợp này được xem như một 
phần của buli máy nén. 
• Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly 
hợp từ là một thiết bị để nối động cơ với máy 
nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy 
nén khi cần thiết. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 44 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 45 
Hình: chi tiết bộ ly hợp từ, trang bị trong buli máy nén 
1. Máy nén; 2. Cuộn dây bộ ly hợp; 3. Vòng chặn; 4. Buli; 5. 
Ốc; 6. Vỏ li hợp; 7. khoen chặn; 8. Che bụi; 9. Bạc đạn 
Cấu tạo ly hợp từ : 
• Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, 
bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận 
định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator 
được lắp ở thân trước của máy nén. 
Hình 4-14: Cấu tạo của ly hợp điện từ 
Điều Hòa Ô Tô 46 
Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ. 
+ Khi ly hợp từ được đóng, dòng điện chạy qua 
cuộn dây Stator và làm cho từ trường của nam 
châm điện mạnh lên. Kết quả là Stato hút bộ 
phận định tâm với một lực từ trường mạnh đủ 
để máy nén khí quay cùng với puli. 
+ Khi ngắt ly hợp từ dòng điện không qua Stato 
bộ phận định tâm không bị hút và chỉ có puli 
quay trơn 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 47 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 48 
Giàn ngưng 
 Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể 
hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng 
tụ thành thể lỏng 
 Trên ôtô, bộ ngưng tụ được ráp ngay trước đầu xe, phía trước 
két nước làm mát của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp 
nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua khi xe đang 
lao tới và do quạt gió tạo ra. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 49 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 50 
1. Giàn nóng; 2. Cửa vào; 3. Khí nóng; 4. Đầu từ máy 
nén đến, 5. Cửa ra; 6. Môi chất giàn nóng ra; 7. Không 
khí lạnh; 8. Quạt giàn nóng; 9. Ống dẫn chữ U; 10. 
Cánh tản nhiệt 
Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép 
hay còn gọi là giàn nóng tích hợp để nhằm hóa 
lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình 
làm lạnh trong một số chu trình. 
Hình 4-18: Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp) 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 51 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 52 
Bộ phân chia hơi-lỏng bao gồm một phi lọc và chất hút 
ẩm để giữ hơi nước 
và cặn bẩn của môi chất. 
Hình : Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng 
Van tiết lưu hay van giãn nở. 
- Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi, 
từ đó làm hạ áp suất môi chất. 
- Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất cần 
thiết chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt 
độn ... t hệ thống 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 90 
2. Máy hút chân không : 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 91 
3. Thiết bị phát hiện xì ga : 
- Dùng dung dịch lỏng sủi bọt 
- Nhuộm màu môi chất 
- Dùng đèn tia cực tím để phát hiện xì ga 
- Dùng thiết bị điện tử phát hiện xì ga 
- Dùng ngọn lửa đèn propan 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 92 
Bảo trì sửa chửa hệ thống điện 
lạnh ô tô 
1. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ 
thống: 
• Che đậy hai bên vè xe trành trầy sơn, tháo 
nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và 
phía thấp áp 
• Khoá kín cả hai van của hai đồng hồ đo 
• Ráp các ống nối đồng hồ đo vào hệ thống 
• Xả sạch không khí trong hai ống nối 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 93 
2. Xả ga hệ thống lạnh : 
Gồm có hai cách : 
a. Xả ga với trạm xả ga chuyên dùng : 
- Tắt máy động cơ ô tô, máy nén không 
bơm 
- Lắp ráp đồng hồ đo áp suất hay kết nối 
thiết bị xả ga chuyên dùng vào hệ thống 
- Quan sát các đồng hồ đo áp suất 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 94 
- Nối ống giữa của bộ đồng hồ vào thiết bị. 
Mở hai van đồng hồ. Bật nối điện công tắc 
cho máy bơm của thiết bị xả ga hoạt động 
- Bơm hút môi chất lạnh trong hệ thống 
- Cho bơm hút xả ga hoạt động cho đến lúc 
áp kế chỉ cho biết đã có chút chân không 
trong hệ thống 
- Tắt máy hút xa ga, đợi trong năm phút 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 95 
- Nếu sau năm phút áp suất xuất hiện trở lại 
trên áp kế chứng tỏ vẫn còn ga trong hệ 
thống phải tiếp tục cho bơm hoạt động rút 
xả môi chất. 
- Khi thấy độ chân không duy trì ổn định 
trong hệ thống chứng tỏ đã rút xả hết ga 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 96 
b. Xả ga với bộ áp kế thông thường : 
- Tắt máy động cơ ô tô, máy nén không 
bơm.Lắp ráp đồng hồ đo áp suất 
- Đặt đầu cuối ống giữa màu vàng của bộ 
đồng hồ lên trên khăn hay giẻ lau sạch 
- Mở nhẹ van của đồng hồ phía áp cao 
- Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có 
cùng thoát ra theo môi chất lạnh 
không,nếu có hãy đóng bớt van nhằm giới 
hạn thất thoát dầu nhờn 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 97 
- Sau khi đồng hồ cao áp chỉ áp suất dưới 
mức 50psi hãy mở từ từ van đồng hồ phía 
thấp áp 
- Khi áp suất trong hệ thống đã hạ xuống 
thấp hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ 
cho đến lúc đọc là số 0 
- Đóng kín các van đồng hồ, tháo tách bộ 
đồng hồ 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 98 
3. Rút chân không : 
- Sau khi xả sạch ga, ta khoá kín hai van 
đồng hồ thấp áp và cao áp, để nguyên bộ 
đồng hồ trên hệ thống 
- Trước khi tiến hành rút chân không, nên 
quan sát các áp kế để biết chắc môi chất 
lạnh đã được xả ra hết 
- Ráp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng 
hồ vào cửa hút của bơm chân không 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 99 
- Khởi động bơm chân không 
- Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan 
sát kim chỉ, kim phải chỉ trong vùng chân 
không ở dưới số 0 
- Sau 5 phút tiến hành rút chân không, kim 
đồng hồ phía ap suất thấp phải chỉ mức 
20inHg, đồng thời kim của đồng hồ phía 
cao áp phải chỉ dưới mức zero 
- Cho bơm chân không hoạt động khoảng 
15 phút, nếu hệ thống hoàn toàn kín tốt số 
đo chân không sẽ khoảng 24-26 inHg 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 100 
- Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không 
phải đạt được 28- 29 inHg sau đó tiếp tục 
hút tiếp 15 phút nữa 
- Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ trước 
khi tắt máy bơm 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 101 
4. Kỹ thuật nạp chất lạnh : 
Gồm hai phương pháp cơ bản sau: 
- Nạp môi chất trong lúc máy nén đang bơm 
- Nạp môi chất trong lúc máy nén không 
bơm 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 102 
a. Nạp môi chất trong lúc máy nén đang 
bơm : 
- Hệ thống vừa được rút chân không, bộ áp 
kế vẫn còn gắn trên hệ thống với hai van 
kháo kín 
- Lắp ống nối giữa màu vàng vào bình chứa 
môi chất lạnh 
- Xả sạch không khí trong ống nối màu 
vàng 
- Đặt thẳng đứng bình chứa môi chất 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 103 
- Khởi động động cơ, cho nổ máy trên mức 
ralangti 
- Hé mở từ từ van phía thấp áp cho hơi môi 
chất lạnh tự nạp vào hệ thống đang ở 
trạng thái chân không 
- Sau khi áp kế chỉ áp suất đã tăng lên 
được khoảng 2kg/ cm2, ta mở công tắc 
lạnh A/C, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa 
và quạt tối đa 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 104 
- Khi đã nạp đủ lượng môi chất cần thiết, 
khoá kín van phía thấp áp 
- Khoá van bình chứa môi chất, tháo tách 
ống màu vàng ra khỏi bình môi chất 
Ngoài ra ta sử dụng phương pháp này để 
nạp bổ sung môi chất lạnh 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 105 
b. Nạp môi chất trong lúc máy nén không 
bơm : 
- Bộ đồng hồ đã được lắp ráp vào hệ thống 
từ trước cho việc rút chân không. Hai van 
đồng hồ vẫn còn khoá kín 
- Lắp ráp ống màu vàng vào bình chứa môi 
chất. Xả không khí trong ống nối màu 
vàng 
- Mở lớn hết mức van đồng hồ phía cao 
áp 
- Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa 
môi chất 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 106 
- Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa 
môi chất cho phép môi chất lạnh thể lỏng 
nạp vào hệ thống 
- Sau khi đã nạp đủ lượng môi chất vào hệ 
thống, khoá kín đồng hồ phía cao áp. 
Khoá kín van bình chứa môi chất 
- Tháo tách rời ống giữa màu vàng ra khỏi 
bình chứa môi chất 
- Quay trục máy nén vài ba vòng để đảm 
bảo môi chất lạnh không đi vào phía thấp 
áp của máy nén và ứ đọng trong xy lanh 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 107 
KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN VÀ 
SỬA CHỮA 
• Điều kiện đo 
- Cửa: mở 
- Công tắc dòng khí vào: để ở vị trí gió trong 
- Tốc độ động cơ: 1500 v/ph. 
- Nhiệt độ vào A/C : 25 - 35OC 
- Tốc độ quạt gió: ở mức HI. 
- Cài đặt nhiệt độ: ở vị trí lạnh nhất. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 108 
a. Nếu hệ thống lạnh làm 
việc bình thường thì các 
đồng hồ hiển thị như sau: 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 109 
- Đồng hồ áp thấp: P = 0.15 – 0.25 Mpa 
- Đồng hồ áp cao: P = 1.6 – 1.8 Mpa 
 Hệ thống lạnh không đủ lãnh chất 
(thiếu gas) 
• Nếu hệ thống lạnh không đủ lãnh chất 
(thiếu gas) thì giá trị báo trên các đồng hồ 
áp suất thấp và cao đều thấp hơn bình 
thường 
* Triệu chứng: 
• áp suất thấp ở cả hai vùng 
• Có bọt ở mắt gas. 
• Lạnh yếu. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 110 
* Nguyên nhân: 
Thiếu lãnh chất 
Rò rỉ gas 
* Biện pháp khắc 
phục: 
Kiểm tra sửa chữa rò 
rỉ gas. 
Nạp thêm gas. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 111 
 Hệ thống lạnh thừa 
gas hay giải nhiệt giàn 
nóng kém 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 112 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 113 
Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh 
 Máy nén của hệ thống lạnh làm việc 
yếu 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 114 
 Hệ thống lạnh bị tắc nghẽn 
Nếu hệ thống lạnh bị tắc nghẽn thì giá trị báo trên các đồng 
hồ, triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
được trình bày như sau 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 115 
 Hệ thống lạnh bị lọt không khí 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 116 
 Van tiết lưu mở quá lớn 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 117 
Những hư hỏng thường gặp : 
• Áp suất cả hai phía đều thấp.Gió thổi ra lạnh ít, 
một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dònh 
môi chất chảy qua kính cửa sổ. Nguyên do là 
hệ thống điện lạnh ôtô bị thiếu môi chất lạnh. 
xử lý như sau: 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 118 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 119 
1. Tiến hành kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất. 
2. Xả hết ga môi chất lạnh. 
3. Khắc phục chỗ bị xì hở. 
4. Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết dầu 
nhờn trong máy nén vào trong một cốc đo. So sánh với lượng 
dầu quy định cho loại máy nén đó, thêm vào nếu thấy thiếu. 
5. Rút chân không. 
6. Nạp ga trở lại đúng lượng quy định. 
7. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra. 
 Phía thấp áp có áp suất cao, phía cao áp áp suất lại 
thấp.Trong lúc vận hành nghe có tiếng khua ồn trong máy 
nén. Chứng tỏ máy nén bị hỏng bên trong. Cách chữa như 
sau: 
1. Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe. 
2. Tháo lắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. 
3. Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén. 
4. Thay mới bình lọc / hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. 
5. Rút chân không, nạp ga môi chất lạnh.Áp suất cả hai phía đều 
thấp 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 120 
• Áp suất cả hai phía đều thấp.Không khí thổi ra có chút ít 
lạnh, sờ ống dẫn bên phía cao áp cảm thấy lạnh, đồng thời 
quanh ống dẫn cao áp có đổ mồ hôi và đóng sương. Triệu 
chứng này chứng tỏ đường ống phía bên cao áp của hệ 
thống bị nghẽn. Xử lý như sau: 
1. Xả ga. 
2. Thay mới bình lọc / hút ẩm, các ống dẫn môi chất cũng như 
thay mới các chi tiết bị tắc nghẽn. 
3. Rút chân không. 
4. Nạp ga lại. 
5. Chạy thử và kiểm tra. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 121 
Phía thấp áp có áp suất cao, phía cao áp áp suất lại thấp.Trong lúc 
vận hành nghe có tiếng khua ồn trong máy nén. Chứng tổ máy nén 
bị hỏng bên trong. Cách chữa như sau 
• Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe. 
• Tháo lắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. 
• Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén. 
• Thay mới bình lọc / hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. 
• Rút chân không, nạp ga môi chất lạnh. 
• Vận hành hệ thống điện lạnh để kiển tra. 
• Vận hành hệ thống điện lạnh để kiển tra. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 122 
 Áp suất của cả hai phía đều cao.Gió thổi ra nóng, thấy đầy bọt 
qua cửa kính quan sát, sờ cảm thấy ống dẫn bên phía cao áp 
rất nóng. Nguyên do là có trở ngại kỹ thuật tại giàn nóng.Cụ 
thể như bị quá tải, giải nhiệt kém. Phải kiểm tra như sau: 
1. Xem dây curoa máy quạt giải nhiệt giàn nóng bị chùng, đứt. 
2. Kiểm tra xem bên ngoài giàn nóng có bị bám bụi bẩn làm nghẽn 
gió giải nhiệt lưu thông. 
3. Xem giàn nóng có được lắp đặt đủ xa đối với két nước làm mát 
động cơ không. 
4. Kiểm tra xem lượng môi chất lạnh có bị nạp quá nhiều không. 
5. Vận hành và kiểm tra hệ thống 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 123 
• Áp suất cả hai phía đều thấp.Gió thổi ra lạnh ít, bên ngoài 
vỏ của van giãn nở có đổ mồ hôi hay đóng sương. Nguyên 
do là van giãn nở bị kẹt đóng làm tắc nghẽn sự lưu thông 
của môi chất lạnh. Có thể màng của van giãn nở bị dính, 
bầu cảm biến nhiệt hoạt động không đúng. Sử lý như sau 
1. Xả ga. 
2. Tháo tách van giãn nở ra khỏi hệ thống. 
3. Thay mới van giãn nở. 
4. Rút chân không. 
5. Nạp ga. 
6. Cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 124 
 Áp suất cả hai phía đều cao.Gió thổi ra ấm, bên 
ngoài giàn lạnh đổ nhiều mồ hôi hay đóng 
sương.Nguyên do là van giãn nở bị kẹt ở trong tình 
trạng mở lớn. Cách xử lý như sau: 
1. Xả ga. 
2. Thay mới van giãn nở, nhớ đảm bảo gắn tiếp xúc tốt bầu 
cảm biến nhiệt của van. 
3. Rút chân không thật kỹ, nạp ga lại. 
4. Chạy thử và kiểm tra.. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 125 
Một số sự cố khác 
hệ thống điều hoà không lạnh 
Về phần điện 
1. Bứt cầu trì hệ thống lạnh 
Bứt, sút dây điện. 
2. Cuộn dây bộ ly hợp buli 
máy nén bị cháy, chập hay 
đứt. 
3. Tiếp điểm điện trong công 
tắc ổn nhiệt bị cháy rỗ,chi 
tiết cảm biến hỏng. 
4. Mô tơ quạt gió (lồng sóc) 
Hỏng 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 126 
Về phần cơ 
1. Dây curoa máy nén chùng hay đứt. 
2. Máy nén bị hỏng một phần hay toàn phần. 
3. Van lưỡi gà trong máy nén không hoạt động. 
4. Van giãn nở hỏng. 
Về phần lạnh 
1. Đường ống dẫn môi chất lạnh bị gẫy, vỡ, xì. 
2. Nút cầu trì an toàn áp suất bị bứt ra. 
3. Hệ thống bị hở, xì thất thoát ga. 
4. Phốt trục máy nén bị hở xì ga. 
5. Bị nghẽn trong bình lọc/hút ẩm hay trong van 
giãn nở hoặc trong các ống dẫn. 
Hệ thống điều hoà không khí từng chốc lúc nóng lúc lạnh 
Về phần điện 
1. Động cơ quát gió lồng sóc không ổn, bộ cắt mạch hay công tắc quạt gió hỏng 
2. Cuộn dây bộ ly hợp máy nén tiếp mát không tốt 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 127 
Về phần cơ 
Bộ ly hợp buli máy nén bị trượt 
Về phần lạnh 
Hệ thống bị đóng băng gây nghẽn vì có nhiều 
chất ẩm hoặc van giãn nở không ổn 
Hệ thống điều hoà không khí có tiếng khua ồn khi hoạt động 
Về phần điện 
 Lắp ráp cuộn dây bộ ly hợp trong buli 
máy nén không đúng kỹ thuật. 
Về phần cơ 
1. Dây curoa máy nén quá 
mòn, long lỏng hoặc chùng. 
2. Bộ ly hợp khua. 
3. Máy nén khua. 
4. Các chi tiết trên xe bị sút ốc. 
5. Dầu bôi trơn máy nén không đủ. 
6. Quạt gió khua, mô tơ, máy quạt mòn. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 128 
Về phần lạnh 
1. Nạp quá nhiều môi chất vào trong 
hệ thống. 
2. Quá nhiều chất ẩm trong hệ thống. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 129 
Một số thiết bị khác 
PHẦN IV : ĐIỀU KHIỂN AC 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 130 
1. Một số mạch điều khiển thiết bị 
a. Điều khiển công tắc áp suất 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 131 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 132 
b. Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 133 
c. Hệ thống bảo vệ đai dẫn động 
d. Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 134 
e. Điều khiển điều hoà kép (Máy lạnh phía sau) 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 135 
f. Điều khiển bù không tải 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 136 
g. Điều khiển quạt điện 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 137 
2. Các thiết bị điện trong hệ thống lạnh ôtô 
- Rơle chính của động cơ 
- Công tắc nhiệt độ môi trường 
- Công Tắc Quá Nhiệt. 
- Cầu Chì Nhiệt. 
- Cảm Biến Nhiệt (thermostat) 
- Công Tắc Áp Suất Kép 
- Công tắc áp suất 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 138 
3. Sơ đồ và cách vận hành hệ thống điện của hệ 
thống điện lạnh ô tô 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 139 
•  Bật công tắc máy (2) nối điện “ON”. 
•  Công tắc quạt gió (6)”ON” rờle (5) “ON” 
(môtơ quạt gió (8) quay). 
•  Công tắc máy lạnh (12) “ON” Nguồn cung cấp 
điện chính amplifier(13) “ON”. 
•  Công tắc áp suất kép (11) “ON” (điều kiện áp 
suất trong hệ thống trên 2,1 kg/cm2 và dưới 27 
kg/cm2). 
•  Nhiệt điện trở (10) cung cấp tín hiệu nhiệt độ 
của dàn lạnh cho nguồn cung cấp điện chính 
amplifier. 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 140 
•  Van VSV “ON” Tăng tốc độ cằm chừng. 
•  Rơle bộ ly hợp từ trường (14) nối mạch 
“ON”. 
•  Bộ cảm biến nhiệt độ (15) “ON” (dưới 
1700C) 
•  Ly hợp từ trường (16) nối khớp quay máy 
nén 
•  Bộ cảm biến vận tốc (9) cung cấp tín hiệu 
về vận tốc máy nén cho amplifier. Nếu máy 
nén bị kẹt cứng, amplifier sẽ ngắt mạch diện 
bộ ly hợp từ trường. 
 5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 141 
PHẦN V : ĐIỀU HOÀ TỰ ĐỘNG 
1. Khái quát : 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 142 
2. Các bộ phận : 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 143 
a. Ecu 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 144 
c. Cảm biến : 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 145 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 146 
d. Mô tơ trợ động : 
- Mô tơ trợ động trộn khí 
- Mô tơ trợ động dẫn khí 
- Mô tơ trợ động thổi khí 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 147 
• Mô tơ trợ động trộn khí 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 148 
• Mô tơ trợ động dẫn khí 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 149 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 150 
• Mô tơ trợ động thổi khí 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1:Trình bày các yêu cầu về kỹ thuật an toàn 
đối với người thợ điện lạnh ô tô ? 
Câu 2: Trình bày quy trình kiểm tra, tháo ráp 
và sửa chữa dàn nóng và dàn lạnh trong hệ 
thống điều hoà không khí trên ô tô ? 
Câu 3: Trình bày công tác kiểm tra, chuẩn 
đoán, sửa chữa những hư hỏng thường gặp 
của hệ thống điều hoà không khí trên ô tô ? 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 151 
Câu 4 : Hãy cho biết các bộ phận chính và 
nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà 
không khí trên ô tô ? 
Câu 5: Trình bày quy trình kiểm tra, tháo ráp 
và sửa chữa máy nén trong hệ thống điều hoà 
không khí trên ô tô ? 
 Câu 6: Hãy trình bày công tác kiểm tra xì ga và 
nạp, xả ga trên hệ thống điều hoà không khí ô 
tô ? 
Câu 7: Trình bày quy trình kiểm tra, tháo ráp 
và sửa chữa van tiết lưu và dàn lạnh trong hệ 
thống điều hoà không khí trên ô tô ? 
5/4/2015 Điều Hòa Ô Tô 152 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dieu_hoa_khong_khi_o_to.pdf