Bài giảng Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị cơ điện - Nguyễn Hồng Thanh

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1 • Tổng quan về giám sát lắp đặt thiết bị

2 • Giám sát lắp đặt trạm biến áp

3 • Giám sát lắp đặt đường dây truyền tải điện

4 • Hệ thống M&E trong công trình dân dụng

5 • An toàn về điện trong xây dựng

pdf 131 trang yennguyen 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị cơ điện - Nguyễn Hồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị cơ điện - Nguyễn Hồng Thanh

Bài giảng Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị cơ điện - Nguyễn Hồng Thanh
GIÁM SÁT LẮP ĐẶT 
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ 
VÀ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
___________________
ThS. Nguyễn Hồng Thanh
ng_hong_thanh@yahoo.com
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1
• Tổng quan về giám sát lắp đặt thiết bị
2
• Giám sát lắp đặt trạm biến áp 
3
• Giám sát lắp đặt đường dây truyền tải điện 
4
• Hệ thống M&E trong công trình dân dụng
5
• An toàn về điện trong xây dựng
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
Mọi công trình xây dựng trong quá trình 
thi công phải được giám sát
Chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát hoặc tự 
thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực 
hoạt động
Người thực hiện việc giám sát phải có 
chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp 
với công việc, loại, cấp công trình
NỘI 
DUNG 
GIÁM 
SÁT 
THI 
CÔNG 
XÂY 
DỰNG 
CÔNG 
TRÌNH
Giám 
sát
Chất 
lượng
Khối 
lượng
Tiến 
độ 
An toàn 
lao 
động 
Vệ sinh 
môi 
trường 
QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG 
 Quản lý chất lượng xây dựng (thực hiện theo các 
quy định của Nghị định về quản lý chất lượng 
công trình xây dựng).
 Quản lý tiến độ xây dựng (Điều 28 - NĐ 12/CP).
 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình 
(Điều 29 - NĐ 12/CP).
 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây 
dựng (Điều 29 - NĐ 15/CP). 
 Quản lý môi trường xây dựng (Điều 31 - NĐ 
12/CP). 
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG 
CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi 
công xây dựng công trình.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật 
liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công 
xây dựng công trình.
ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM XD
1. Tính đơn chiếc (không sản xuất hàng loạt).
2. Quy mô lớn, sử dụng nhiều lọai nguyên vật 
liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật phức tạp.
3. Giá định sẵn trong khi chưa thấy sản phẩm.
4. Thời gian hình thành sản phẩm kéo dài.
5. Tuổi thọ lớn, đòi hỏi chất lượng cao.
6. Không cho phép có thứ phẩm, phế phẩm. 
7. Tính cố định: khó di dời.
8. Nhiều rủi ro, thay đổi.
QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN
 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: bắt buộc tuân thủ.
 Tiêu chuẩn: tự nguyện áp dụng, ngoại trừ các 
tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp 
dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có 
liên quan.
 Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được 
người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi 
quyết định đầu tư (chỉ được thay đổi khi có sự 
chấp thuận của người quyết định đầu tư).
KHÁI NIỆM CHỈ DẪN KỸ THUẬT
 Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập HSMT, thực hiện 
giám sát, thi công và nghiệm thu công trình.
 CĐT tổ chức lập và phê duyệt CDKT cùng với 
TKKT hoặc thiết kế khác triển khai sau TKCS.
 Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án và 
yêu cầu của thiết kế.
 Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với 
công trình từ cấp II trở lên.
PHÂN HẠNG VỀ QUY MÔ CỦA 
CÔNG TRÌNH ĐIỆN
Sử dụng khi chọn tư vấn đầu tư xây dựng và tư 
vấn giám sát thi công công trình điện (Nghị định 
số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013):
Thủy điện Nhiệt điện Đường dây và trạm
Hạng 1 Trên 300 MW Trên 300 MW Trên 220 kV
Hạng 2 Đến 300 MW Đến 300 MW Đến 220 kV
Hạng 3 Đến 100 MW Đến 110 kV
Hạng 4 Đến 30 MW Đến 35 kV
CÁC GIAI ĐOẠN KIỂM TRA CHẤT 
LƯỢNG VẬT TƯ THIẾT BỊ
 Kiểm tra trước khi lắp đặt:
 Kiểm tra trong quá trình tiếp nhận.
 Kiểm tra trong quá trình lưu kho.
 Kiểm tra trong quá trình lắp đặt.
 Kiểm tra sau khi lắp đặt:
 Thí nghiệm hiệu chỉnh.
 Thử nghiệm không tải.
 Thử nghiệm có tải.
LƯU Ý KHI TIẾP NHẬN THIẾT BỊ 
Phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo:
 Trình tự tiếp nhận thiết bị.
 Điều kiện tiếp nhận.
 Phương pháp bảo quản các thiết bị:
 Nhóm 1: Thiết bị không đòi hỏi phải che 
mưa nắng, được phép để ngoài trời nhưng 
phải đặt trên giá kê, bệ kê.
 Nhóm 2: Thiết bị chịu được sự thay đổi 
nhiệt độ nhưng phải chống mưa, chống 
nắng kho hở.
LƯU Ý KHI TIẾP NHẬN THIẾT BỊ 
 Nhóm 3: Thiết bị 
đòi hỏi chống 
mưa nắng và 
chống ẩm, ít 
chịu ảnh hưởng 
của nhiệt độ
 kho kín.
 Nhóm 4: Các thiết bị, vật tư không chịu được 
tác động của nhiệt độ, bức xạ, mưa nắng và cần
trang bị sấy khô chống các tác động của hơi 
nước kho kín có sấy.
KIỂM TRA TRƯỚC KHI LƯU KHO
 Kiểm tra sự đồng bộ của thiết bị: 
 Mã hiệu của các thiết bị phù hợp với phiếu 
giao hàng của nhà chế tạo.
 Bản kê đi liền với thùng hàng hoá, thiết bị.
 Đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi giao hàng.
 Kiểm tra tình trạng của thiết bị, hàng hoá: 
 Độ mới, độ nguyên vẹn không gãy, không hư 
hỏng.
 Tình trạng khuyết tật, tình trạng nước sơn bên 
ngoài, độ bao phủ của dầu, mỡ chống gỉ.
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Thiết bị lưu kho phải được sắp xếp theo khoa 
học, dễ tìm, dễ kiểm tra và dễ giao nhận khi 
lấy ra lắp đặt. 
 Cần có bảng kê, bảng hiệu để tại vị trí từng 
món hàng nhằm dễ theo dõi. 
 Thiết bị nặng cần ghi thêm trọng lượng để 
tiện điều động phương tiện nâng cất, di 
chuyển. 
 Mọi thiết bị để ngoài trời đều phải có bệ đỡ, 
giá kê. Không được để trực tiếp lên đất. 
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Máy móc mà nhà cung ứng gửi đến dưới dạng 
lắp ráp trọn bộ: tuyệt đối không tháo rời trong 
quá trình bảo quản, lưu kho.
 Khi nghi ngờ có sự hư hỏng bên trong hay chi 
tiết trong khối đã lắp ráp tổng thể thành cụm 
thì đánh dấu để lưu ý kiểm tra trong quá trình 
lắp ráp.
 Những chi tiết của máy/thiết bị được giao dưới 
hình thức tháo rời thì phải có cách bảo quản 
riêng, không để han gỉ, hư hỏng do va chạm.
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Khi thật cần thiết phải tháo máy để kiểm tra:
 Có sự chứng kiến của 
bên giao hàng, nhà 
thầu và tư vấn giám 
sát chất lượng (sau 
khi chủ nhiệm dự án 
cho phép).
 Phải theo đúng chỉ 
dẫn của nhà chế tạo.
 Phải lập biên bản.
CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG 
 Kiểm tra đường vận chuyển thiết bị.
 Kiểm tra chất lượng kết cấu phần xây, đặc biệt 
là mặt bằng đặt máy:
 Phải đúng vị trí, không để sai lệch.
 Đảm bảo sự trùng khớp giữa các bộ phận và 
các máy với nhau. 
 Đảm bảo thăng bằng.
 Chống rung, chống dịch chuyển qua quá 
trình vận hành.
CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG 
 Kiểm tra kích thước hình học:
 Cửa bố trí trong các gian sẽ lắp đặt thiết bị.
 Móng đặt máy, vị trí bulông neo.
 Hộp đặt ống, các hố, hốc chừa 
 Kiểm tra chiếu sáng khu vực lắp thiết bị.
 Kiểm tra an toàn, môi trường làm việc ...
 Các bộ phận phụ như cổng trục, thang của 
máy trục, sàn thao tác : phải lắp đặt xong 
trước khi lắp máy.
KIỂM TRA TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT 
 Kiểm tra khâu làm vệ sinh, tẩy rửa những dầu 
mỡ sử dụng bảo quản chống gỉ trong quá trình 
vận chuyển và cất giữ. 
 Phải lập biên bản có sự chứng kiến của bên 
(chủ đầu tư, bên cung ứng máy móc và bên 
nhận thầu lắp máy) khi phát hiện hư hỏng:
 Chi tiết bị nứt, bị lõm hoặc mối hàn thiếc bị 
bong.
 Các khuyết tật mới phát sinh trong quá trình 
vận chuyển. 
KIỂM TRA TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT
 Cần căn chỉnh khung đỡ cơ bản đúng cao 
trình, đúng độ thăng bằng mới lắp tiếp các chi 
tiết khác vào khung đỡ cơ bản. 
 Những bộ phận liên kết bằng bulông: 
 Khi định vị thật chính xác thì xiết dần ốc 
cho chặt dần. 
 Cần chú ý khâu xiết đối xứng các ốc để 
tránh sự phát sinh ứng suất phụ do xiết lệch.
 Xiết các ốc với độ chặt theo chỉ dẫn của 
catalogues do bên lắp máy cung cấp. 
NỘI DUNG NGHIỆM THU TĨNH
 Kiểm tra vị trí máy trong dây chuyền sản xuất 
so với các trục qui định trong thiết kế. 
 Sự tương hợp với các máy khác trong cùng 
phân xưởng.
 Cao trình mặt tựa máy lên móng máy.
 Cao trình thao tác của công nhân vận hành. 
 Độ thăng bằng của máy. 
 Độ chặt của các bu lông hay độ bền của ri vê, 
mối hàn. 
NỘI DUNG NGHIỆM THU TĨNH
 Sự dễ dàng của các chi tiết có quá trình quay 
hay dịch chuyển. 
 Sự tương tác với cần trục cẩu chuyển nguyên 
liệu, thành phẩm gia công trên máy. 
 Mức độ và chủng loại của vật liệu bôi trơn và 
làm mát.
 Các bộ phận điện và điện tử: 
 Sự đấu đúng dây.
 Cài đặt các thông số theo đúng thiết kế.
 Vận hành bình thường. 
CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH
 Thời điểm: Nghiệm thu bộ phận công trình xây 
dựng, giai đoạn thi công xây dựng.
 Tư vấn giám sát có 
trách nhiệm kiểm tra 
các kết quả thử nghiệm, 
đo lường do nhà thầu 
thi công xây dựng đã 
thực hiện.
 Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị thử nghiệm độc 
lập để thực hiện công tác thí nghiệm hiệu chỉnh.
CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH
LƯU Ý KHI NGHIỆM THU CHẠY THỬ 
THIẾT BỊ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI
 Thời điểm: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục 
công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa 
vào sử dụng.
 Thành phần: Có người đại diện theo pháp luật 
của các bên.
 Áp dụng cho toàn hệ thống thiết bị công nghệ.
 Cần phải kiểm tra quy trình vận hành và quy 
trình bảo trì.
CÔNG TÁC GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN
CÔNG TÁC GIÁM SÁT CƠ ĐIỆN
NỘI DUNG CẦN TUÂN THỦ KHI LẮP 
CÁC TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN 
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện;
2. Các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng hiện 
hành;
3. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
4. Các quy định về bảo hộ lao động và phòng 
chống cháy nổ;
5. Hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê 
duyệt;
6. Tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.
QUY CHUẨN, QUY PHẠM HIỆN HÀNH
1. Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006 
Về việc ban hành Quy phạm trang bị điện:
 Phần I: Quy định chung. 
Ký hiệu: 11 TCN-18-2006. 
 Phần II: Hệ thống đường dẫn điện. 
Ký hiệu: 11 TCN-19-2006. 
 Phần III: Trang bị phân phối và Trạm biến áp. 
Ký hiệu: 11 TCN-20-2006. 
 Phần IV: Bảo vệ và tự động. 
Ký hiệu: 11 TCN-21-2006. 
QUY CHUẨN, QUY PHẠM HIỆN HÀNH
2. Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 
31/12/2009 của Bộ Công thương Quy định 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện:
 Tập 5: Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện. 
Ký hiệu: QCVN QTĐ-5:2009/BCT
 Tập 6: Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ 
thống điện. 
Ký hiệu: QCVN QTĐ-6:2009/BCT
 Tập 7: Thi công các công trình điện. 
Ký hiệu: QCVN QTĐ-7:2009/BCT
QUY CHUẨN, QUY PHẠM HIỆN HÀNH
3. Thông tư số 04/2011/TT-BCT ngày 16/02/2011 
Ban hành tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp:
QCVN QTĐ-8:2010/BCT
 Tham khảo Nghị 
định số 
14/2014/NĐ-CP 
ngày 26/02/2014 
Quy định chi tiết 
thi hành Luật Điện 
lực về An toàn 
điện.
BẢO QUẢN VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐIỆN
 Máy biến áp:
 Hệ thống giàn làm mát phải để trong nhà có 
mái che.
 Các lỗ và mặt bích phải nút kín để tránh han gỉ.
 Ống phòng nổ phải bịt kín trong quá trình bảo 
quản. 
 Nút trên bình dãn nở phải kín và được vặn 
chặt. 
 Các loại đồng hồ và thiết bị tương tự: cần phải 
sấy và được bảo quản hết sức cẩn thận. 
BẢO QUẢN VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐIỆN
 Các bản cực của acquy chì phải bảo quản trong 
bao gói, đặt trong nhà khô ráo.
 Acquy phải bảo quản trong 
nhà có thông gió tốt và ít 
thay đổi nhiệt độ trong một 
ngày đêm.
 Trước khi lưu kho:
 Acquy chì phải nạp điện đầy.
 Acquy kiềm phải xả hết điện, nối tắt các cực.
 Cấm để acquy chì chung với acquy kiềm.
BẢO QUẢN VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐIỆN
 Các tụ phải bảo quản trong nhà khô ráo, nhiệt 
độ không quá +35oC.
 Không được bảo quản tụ điện 
trong các gian buồng chứa 
chịu chấn động như gần các 
máy móc đang chạy. 
 Không để cho ánh sáng (dù là ánh sáng đèn) 
rọi vào tụ điện trực tiếp. 
 Các tụ điện đặt đứng, sứ cách điện phải quay 
lên trên và không được xếp chồng lên nhau. 
BẢO QUẢN VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐIỆN
 Các rulô cuốn dây cáp điện phải bảo quản cẩn 
thận chống bị va đập, đầu cáp phải hàn kín. 
 Khi cần bảo quản 
rulô trên 1 năm, 
các rulô đang 
cuốn cáp phải bảo 
quản trong nhà có 
mái che. 
 Mặt rulô phải ghi 
mã hiệu, qui cách. 
BẢO QUẢN VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐIỆN
 Cột gỗ và cột bê tông không được xếp đống 
cao trên 2m.
 Phải có thanh chống kẹp giữ những chồng cột, 
cột chống cách nhau xa nhất là 3m.
 Cột điện ngắn 
hơn 12m: kê hai 
gối đỡ.
 Cột điện dài trên 
12m: kê 3 gối đỡ. 
VẬN CHUYỂN VẬT TƯ - THIẾT BỊ
Vận chuyển máy biến áp phải tuân theo “Qui trình vận chuyển 
và lắp đặt máy biến áp” hoặc theo chỉ dẫn của nhà chế tạo
CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG 
 Khi lắp cấu kiện của trạm biến áp ngoài trời:
 Tháo gỡ xong cốp pha móng và mương cáp.
 San xong mặt bằng.
 Làm hàng rào quây quanh. 
 Thiết bị điện sẽ 
lắp trong khu vực 
lắp máy: phải che 
chắn chống mưa, 
bụi. 
LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP
1. Kiểm tra Máy biến áp lực:
 Kiểm tra ruột máy và tình trạng trước khi lắp.
 Cách điện trước khi lắp phải được thử 
nghiệm.
 Việc sấy máy: 
 Căn cứ vào quy định 
của nhà chế tạo và tiêu 
chuẩn cách điện của 
máy biến áp.
 Phải lập thành biên bản.
LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP
2. Kiểm tra bộ phận điều khiển:
 Rơ le hơi phải được kiểm tra ở phòng thí 
nghiệm trước khi lắp đặt.
 Thân rơle hơi, hệ thống phao và nắp rơle hơi 
phải đặt trên máy biến áp sao cho mũi tên chỉ 
về phía bình dãn nở.
 Các đui để lắp nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế 
tiếp điểm thuỷ ngân phải đổ đầy dầu máy biến 
áp và phải đậy kín để tránh hơi ẩm lọt vào. 
 Nhiệt kế phải bố trí ở chỗ dễ quan sát.
LẮP ĐẶT GIAN ACQUY
 Mọi công việc 
về phần xây ở 
gian acquy kể cả 
hệ thông gió 
phải làm xong 
trước khi lắp 
acquy. 
 Riêng việc sơn phủ lớp sơn chống axit hay 
chịu kiềm ở tường, ở trần và nền nhà phải làm 
sau khi đã đặt xong các kết cấu cố định thanh 
dẫn và dây điện chiếu sáng. 
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI
1. Lắp thanh cái trong nhà:
 Các thanh cái 
được nắn thẳng. 
 Thanh cái có tiết 
diện chữ nhật: 
bán kính cong ở 
chỗ uốn > hai 
lần chiều dày 
của cạnh bị uốn.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI
 Chỗ thanh cái bị uốn phải xa chỗ thanh cái bị 
nối (nếu có) ít nhất là 10mm kể từ mép mặt 
tiếp xúc. 
 Khi thay đổi nhiệt 
độ, thanh cái sẽ co 
giãn theo chiều dọc 
 chỉ được cố định 
thanh cái vào vật 
cách điện ở điểm 
giữa thanh cái. 
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 
 Kiểm tra kỹ đầu thanh cái nhôm nối vào đầu 
cực đồng của thiết bị:
 Đầu cực nối loại dẹt: được nối trực tiếp. 
 Đầu cực tròn: nối trực tiếp khi I < 400A.
 Khi I > 400 A và những thiết bị để ngoài trời: 
phải qua tấm tiếp xúc đồng - nhôm.
 Khi dòng điện dưới 200A: thanh cái bằng thép 
có thể nối trực tiếp vào đầu cực đồng của thiết 
bị.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 
 Thanh cái được bảo vệ 
bằng sơn dầu (trừ thanh 
cái làm bằng dây dẫn):
 Pha A – vàng.
 Pha B – xanh lá cây.
 Pha C – đỏ.
 Trung tính cách ly –
trắng.
 Trung tính nối đất –
đen.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 
Thứ tự các pha cho thiết bị phân phối trong nhà:
 Thanh cái được bố trí theo hướng thẳng đứng: 
 Cao nhất – pha A.
 Giữa – pha B.
 Dưới – pha C.
 Các nhánh của thanh cái chính: 
 Nhánh trái – pha A.
 Nhánh giữa – pha B.
 Nhánh phải – pha C.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 
2. Lắp thanh cái ngoài trời:
 Kiểm tra sai số độ võng của thanh cái mềm so 
với sai số cho phép của thiết kế: < 5%. 
 Trên toàn bộ chiều 
dài của thanh cái 
mềm: không được 
có chỗ vặn, xoắn 
hoặc tưa ra hay có 
một số sợi riêng bị 
hỏng.
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ PHÂN PHỐI 
 Phải có biện pháp loại trừ khả năng tạo nên các 
dòng Fucô trong tấm đỡ bằng thép cho cách điện 
xuyên từ 1000V trở lên:
 Tấm đỡ phải làm bằng hai nửa ghép và không 
được nối với nhau qua vật nối bằng thép.
 Cốt thép của tấm đỡ ... à điểm nối đất ở trụ đỡ cố định gần 
đèn nhất.
 Các tiếp điểm của đui đèn không được ở trạng 
thái chịu lực cơ học.
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
 Cấm nối dây bên trong giá đỡ hay trong ống 
dùng để lắp đặt đèn. 
 Dây dẫn bọc chì phải được cố định chắc chắn 
trên tường hoặc giá đỡ.
 Cần treo đèn nếu bằng ống thép thì phải có 
chiều dày thích hợp để chịu lực cơ học và phải 
được cố định chắc chắn vào giá đỡ đèn.
 Ở những nơi để các vật dễ cháy, nổ, nguy hiểm 
(kể cả trong nhà và ngoài trời) thì phải loại trừ 
khả năng người vô ý chạm vào dây dẫn, đui đèn 
và bóng đèn.
HỆ THỐNG THANG MÁY
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành:
 QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về ATLĐ đối với thang máy điện;
 TCVN 6395:2008 , Thang máy điện - yêu cầu an 
toàn về cấu tạo và lắp đặt;
 TCVN 6904:2001, Thang máy điện – Ph.pháp 
thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
 TCVN 7628:2007, Lắp đặt thang máy;
 TCVN 5867: 2009. Thang máy, Cabin, đối trọng 
và ray dẫn hướng.
HỆ THỐNG THANG MÁY
 Trước khi đưa vào sử dụng, thang máy cần phải 
được kiểm định:
 Kiểm tra bên ngoài.
 Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải.
 Các chế độ thử tải.
 Xử lý kết quả kiểm định.
 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn ban hành 
kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH 
ngày 06/3/2014: QTKĐ: 03- 2014/BLĐTBXH
HỆ THỐNG LẠNH
 Việc thi công lắp đặt hệ thống lạnh thường do 
chuyên gia của nhà cung cấp thực hiện theo 
đúng hướng dẫn của nhà chế tạo.
 Các bước kiểm tra sau khi lắp đặt:
 Kiểm tra hồ sơ.
 Kiểm tra bên ngoài, bên trong.
 Kiểm tra khả năng chịu áp lực.
 Kiểm tra độ kín.
 Kiểm tra vận hành.
HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
 Phải nối đất các bộ phận kim loại của các thiết 
bị điện mà có thể mang điện áp nếu cách điện 
bị hỏng:
 Đối với điện xoay chiều hoặc một chiều có 
điện áp từ 500V trở lên trong mọi trường 
hợp.
 Đối với điện xoay chiều và 1 chiều có điện 
áp trên 12V ở các gian nhà nguy hiểm và đặc 
biệt nguy hiểm cũng như ở các thiết bị ngoài 
trời.
HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
 Trong các gian dễ nổ và ở các thiết trí dễ nổ 
đặt ngoài trời:
 Các thiết bị điện xoay chiều dưới 127V và 
một chiều dưới 220V đều phải nối đất.
 Phải dùng dây dẫn trần hoặc dây bọc cách 
điện chuyên dùng để nối đất hay làm các dây 
trung tính.
 Các tuyến nối đất chính phải được đấu vào 
các vật nối đất ít nhất ở 2 điểm.
CÁC BỘ PHẬN CẦN PHẢI NỐI ĐẤT
 Vỏ máy điện, máy biến áp, các thiết bị, đèn chiếu 
sáng.
 Cuộn dây thứ cấp của máy biến điện đo lường.
 Khung của tủ bảng điện phân phối, tủ điều khiển 
và các tủ, bảng điện khác.
 Kết cấu kim loại của trạm biến áp và các thiết bị 
phân phối ngoài trời, vỏ kim loại các hộp cáp, vỏ 
kim loại của cáp, ống thép luồn dây dẫn điện, rào 
chắn kim loại, v.v.
 Cột thép và bê tông cốt thép đường dây trên không
HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TỰ NHIÊN
 Các dây trung tính của các lưới điện cung cấp.
 Các kết cấu kim loại của nhà (các dàn, kèo, 
cột ...).
 Các kết cấu kim loại dùng cho sản xuất (các 
dầm, cần trục, các khung thiết bị phân phối, 
các sàn thao tác, buồng thang máy, v.v...).
 Các ống thép luồn dây điện.
 Các ống kim loại, ống dẫn nước, thoát nước, 
ống dẫn nhiệt v.v... (trừ đường ống dẫn nhiên 
liệu và khí dễ cháy nổ).
LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
 Các dây nối đất phải được bảo vệ để tránh các 
tác động cơ học và hoá học.
 Cấm dùng các dây dẫn trần bằng nhôm chôn 
trong đất để làm các vật nối đất hay dây dẫn nối 
đất.
 Nối các dây nối đất với nhau phải đảm bảo tiếp 
xúc chắc chắn, tốt nhất là bằng hàn trực tiếp. 
 Chiều dài mối hàn phải bằng 2 lần chiều rộng 
của dây khi dây có mặt cắt chữ nhật hoặc bằng 
6 lần đường kính dây khi dây có mặt cắt tròn.
LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
 Trong các gian nhà ẩm ướt và có các hơi hay 
khí độc hại (ăn mòn) thì việc nối đất đều nên 
hàn. 
 Việc nối dây nối đất với vật nối đất kéo dài 
(như đường ống nước) phải thực hiện ở chỗ 
chưa vào nhà bằng hàn. 
 Nếu không thể hàn được thì dùng côliê và mặt 
tiếp xúc của côliê với vật nối đất phải bảo 
được điện trở nối đất cần thiết bằng các biên 
pháp kỹ thuật thích hợp.
LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
 Khi nối đất vỏ kim loại của các cáp thì vỏ kim 
loại và đai thép phải nối với nhau và nối với 
vỏ hộp cáp, (phễu cáp, hộp nối) bằng dây 
đồng mềm.
 Các đầu cốt được lắp dây nối đất phải thực 
hiện bằng cách ép hoặc hàn.
 Các dây nối đất đặt hở: phải sơn màu đen. 
 Đối với cáp ngầm từ 110kV trở lên: việc nối 
đất đảo pha phải theo hướng dẫn của nhà chế 
tạo.
AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG
1
• Tổng quan về an toàn điện
2
• Nguy cơ gây mất an toàn điện
3
• Biện pháp gia tăng an toàn điện
4
• Cấp cứu người bị nạn do điện
5
• Tìm hiểu về hành lang an toàn điện
TAI NẠN LAO ĐỘNG CHẾT NGƯỜI 
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
TT Địa phương Số vụ
Số người 
bị nạn
Số vụ chết 
người
Số người 
chết
1 Tp Hồ Chí Minh 645 646 45 46
2 Bình Dương 280 283 17 19
3 TP Hà Nội 90 90 16 18
4 Quảng Ninh 171 178 16 21
5 Thanh Hóa 27 34 13 15
6 Long An 181 181 9 9
7 Thái Nguyên 54 55 8 10
8 Lâm Đồng 8 9 8 8
CÁC YẾU TỐ CHẤN THƯƠNG CHỦ YẾU 
LÀM CHẾT NGƯỜI NHIỀU NHẤT
1. Ngã từ trên cao chiếm 30% tổng số vụ và 28% 
tổng số người chết;
2. Điện giật chiếm 23,46% tổng số vụ và 21,84% 
tổng số người chết;
3. Vật rơi, đổ sập chiếm 14,81% tổng số vụ và 
13,79% tổng số người chết;
4. Tai nạn giao thông chiếm 14% tổng số vụ và 13% 
tổng số người chết;
5. Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 11,1% tổng số 
vụ và 10,3% tổng số người chết.
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
 Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; 
Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Điện lực.
 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 Quy 
định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn điện.
 Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của 
Bộ Công thương Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc 
gia về an toàn điện.
 Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 Quy 
định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình.
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
 Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 
22/4/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 
về an toàn lao động đối với thang máy điện.
 Thông tư số 20/2011/TT-BLĐTBXH ngày 
29/7/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 
về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công 
việc hàn điện.
 Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “An toàn 
trong xây dựng”, mã số QCVN 18: 2014/BXD
CÁC TRƯỜNG HỢP TIẾP XÚC ĐIỆN
TÁC HẠI CỦA TAI NẠN ĐIỆN
 Tác hại của dòng điện đối với cơ thể:
 Gây bỏng, phá vỡ các mô;
 Gây tổn thương mắt;
 Phá huỷ máu;
 Làm liệt hệ thống thần kinh,...
 Phân loại tai nạn điện giật:
 Chấn thương điện (tổn thương bên ngoài các 
mô, bỏng điện).
 Sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể).
BỎNG ĐIỆN
 Bỏng điện do tia hồ quang điện gây ra.
 Nhìn bề ngoài không 
khác gì các loại bỏng 
thông thường. 
 Nó gây chết người 
khi quá 2/3 diện tích 
da của cơ thể bị 
bỏng. 
 Khi bỏng nội tạng cơ thể chết người.
(dù bỏng phía ngoài chưa quá 2/3)
SỐC ĐIỆN
 Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ thể 
con người. Phá huỷ các quá trình điện vốn có 
của vật chất sống (khả năng sống của tế bào).
 Nhiệt do dòng điện chạy qua cơ thể sẽ đốt cháy 
các mạch máu, dây thần kinh, 
 Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê 
man bất tỉnh, tim phổi tê liệt. 
 Sốc điện là dạng tai nạn nguy hiểm nhất. Trong 
vòng 4-6s, nếu người bị nạn không được tách 
khỏi dòng điện có thể dẫn đến chết người.
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐI QUA CƠ THỂ
Trị số dòng điện qua người phụ thuộc vào điện 
áp đặt vào người và điện trở của người, được 
tính theo công thức:
Trong đó:
+U: điện áp đặt vào người (V).
+Rng: điện trở của người ().
 cùng chạm vào 1 nguồn điện, người nào có 
điện trở nhỏ sẽ bị giật mạnh hơn.
ng
ng
U
I
R
DÒNG ĐIỆN KHI QUA CƠ THỂ
Ing
(mA)
Dòng xoay chiều 
(50-60hZ)
Dòng một chiều
0,6 - 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
2 - 3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác
5 - 7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm
8 - 10 Tay không rời vật có điện Nóng tăng dần
20 - 25 Tay không rời vật có điện, 
bắt đầu khó thở
Bắp thịt co và rung
50 - 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu 
đập mạnh
Tay khó rời vật có 
điện, khó thở
90 - 100 Nếu kéo dài với t ≥ 3s thì
tim ngừng đập
Cơ quan hô hấp bị tê 
liệt
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
 Điện trở của cơ thể con người khi có dòng điện 
chạy qua là không cố định (từ 400 đến 500
hoặc lớn hơn).
 Người bị bệnh tim, thần kinh, người sức khoẻ 
yếu sẽ nguy hiểm hơn vì hệ thống thần kinh 
chóng tê liệt rất khó tự giải phóng ra khỏi 
nguồn điện.
 Khi gặp bụi dẫn điện, có nhiệt độ cao và đặc biệt 
là độ ẩm cao sẽ làm điện trở của người và các 
vật cách điện giảm xuống dòng điện đi qua 
người sẽ tăng lên.
THỜI GIAN TÁC DỤNG LÊN CƠ THỂ
 Điện trở cơ thể khi bị tác dụng lâu sẽ giảm 
xuống do lớp da sừng bị nung nóng và bị 
chọc thủng.
 Dòng điện qua người tăng lên.
 Khi bị tác dụng lâu, dòng điện sẽ phá huỷ sự 
làm việc của dòng điện sinh vật trong các cơ 
của tim. 
 Thời gian tác dụng < 0.2s: không nguy hiểm.
 Thời gian tác dụng > 0.5s: nguy hiểm. 
CON ĐƯỜNG DÒNG ĐIỆN QUA NGƯỜI
Quan hệ dòng điện qua người và qua tim:
 Dòng từ chân qua chân: Itim = 0.4% Ing
 Dòng từ tay qua tay: Itim = 3.3% Ing 
 Dòng từ tay trái qua chân: Itim = 3.7% Ing 
 Dòng từ tay phải qua chân: Itim = 6.7%Ing
 Trường hợp đầu ít nguy hiểm nhưng nếu không 
bình tĩnh, người bị ngã sẽ rất dễ chuyển thành các 
trường hợp nguy hiểm hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN
 Thiết bị điện, dây dẫn điện bị hỏng.
 Thiếu các vật che chắn với bộ phận dẫn điện, 
dây dẫn điện của các trang thiết bị. 
 Thiếu hoặc sử dụng 
không đúng các dụng 
cụ bảo vệ cá nhân: 
ủng, găng tay cách 
điện, thảm cao su, giá 
cách điện.
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN
 Thiếu các thiết bị bảo vệ chạm đất hoặc có 
nhưng không đáp ứng với yêu cầu.
 Nối điện trong các 
phòng bị ẩm ướt 
không đúng quy 
cách.
 Tiếp xúc phải các 
vật dẫn điện không 
có tiếp đất.
PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN (TC)
 Có cán bộ kỹ thuật điện, có công nhân chuyên 
trách điện, có phân công nhiệm vụ cụ thể, được 
trang bị đủ phương tiện, dụng cụ thích hợp.
 Huấn luyện an toàn điện cho tất cả người lao 
động trên công trường.
 Có đủ nội quy, biển báo nguy 
hiểm, bảng chỉ dẫn an toàn 
sử dụng điện.
 Có lực lượng, phương tiện sơ 
cấp cứu tai nạn điện.
PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN (KT)
 Câu mắc điện đúng kỹ thuật. 
 Có biện pháp kỹ thuật bảo vệ phòng chống rò 
điện, điện chạm mát, bảo vệ quá tải, ngắn mạch.
 Các thiết bị điện phải 
được cách điện an toàn.
 Thực hiện phối hợp 
hiệu quả các giải pháp 
kỹ thuật an toàn điện.
PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN (KT)
 Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu 
sáng trên công trường phải riêng rẽ.
 Có cầu dao tổng, cầu dao 
phân đoạn có khả năng cắt 
điện một phần hay toàn bộ 
khu vực thi công.
 Các thiết bị điện để trần phải 
đặt trong tủ, nắp hộp bao che 
kín hoặc đặt ở độ cao không 
va chạm đến được.
ĐỀ PHÒNG QUÁ TẢI
 Tiết diện dây dẫn phải phù hợp với dòng điện sử 
dụng.
 Khi sử dụng các máy, thiết bị phải có bộ phận bảo vệ 
như cầu chì, áp tô mát.
 Không tự ý câu móc thêm 
quá nhiều dụng cụ tiêu thụ 
điện trên mạng.
 Thường xuyên kiểm tra 
nhiệt độ các máy móc, thiết 
bị, dây dẫn không để nóng 
quá mức quy định.
ĐỀ PHÒNG CHẬP MẠCH
 Đảm bảo khoảng cách giữa các dây trần, không 
sử dụng dây trần trong nhà.
 Cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện.
 Các mối nối cần chắc và 
gọn, các mối nối phải đặt 
so le và được bọc cách 
điện tốt.
 Các thiết bị điện phải 
được “nối không” hoặc 
nối đất bảo vệ.
ĐỀ PHÒNG ĐIỆN TRỞ TIẾP XÚC LỚN
 Các điểm đấu dây phải đúng kỹ thuật.
 Không kéo dây 
điện quá căng hoặc 
treo các vật nặng 
lên dây điện.
 Dây dẫn, cầu dao 
không để bị gỉ hoặc 
bị khuyết tật vì tại 
đó sẽ phát nhiệt 
lớn.
XỬ LÝ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN GIẬT
 Hai bước cấp cứu người bị tai nạn điện:
 Cứu người ra khỏi mạng điện.
 Hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt.
 Nạn nhân có thể sống hay chết là do cấp cứu có 
được nhanh chóng và đúng phương pháp hay 
không. 
 Chỉ trễ một chút có thể dẫn đến hậu qủa không 
cứu chữa được hoặc thiếu kiên trì hô hấp nhân 
tạo sẽ làm cho người bị nạn có thể không hồi 
tỉnh được.
CỨU NGƯỜI BỊ NẠN KHỎI NGUỒN ĐIỆN
 Lập tức cắt công tắc, cầu dao.
 Dùng dụng cụ ngắt điện để cắt đứt 
mạch điện: dùng dao cắt có cán gỗ 
khô, đứng trên tấm gỗ khô và cắt 
lần lượt từng dây một.
 Tách người bị nạn ra khỏi thiết bị bằng sức 
người thật nhanh chóng.
 Nguy hiểm cho người cứu. Đòi hỏi người cứu 
phải khô ráo và chỉ cầm vào quần áo khô của 
người bị nạn mà giật.
CỨU NGƯỜI BỊ NẠN KHỎI NGUỒN ĐIỆN
Riêng đối với thợ điện, có thể:
 Dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, 
dùng sào cách điện để tách dây điện ra khỏi 
người bị nạn.
 Dùng phương pháp ngắn mạch: 
 Ném vật kim loại lên các dây dẫn điện trần.
 Dùng dây kim loại có một đầu nối đất, đầu 
kia ném lên dây điện trần.
 Chú ý đề phòng người bị nạn có thể bị ngã hoặc 
chấn thương.
CỨU NGƯỜI BỊ NẠN KHỎI NGUỒN ĐIỆN
 Với điện áp cao, nhất thiết phải cắt điện cầu dao 
trước, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.
 Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là 
dây dẫn ở gần người bị nạn.
 Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, 
hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn.
 Đưa ngay người bị nạn ra nơi thoáng khí, đắp 
quần áo ấm và đi gọi bác sĩ. 
 Nếu không kịp gọi bác sĩ hoặc nạn nhân ngừng 
thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
HÔ HẤP NHÂN TẠO
 Hô hấp nhân tạo cần phải được tiến hành ngay. 
 Nên làm tại chỗ bị nạn, không mang đi xa. 
 Thời gian hô hấp cần 
phải kiên trì, có trường 
hợp phải hô hấp đến 
24 giờ. 
 Làm hô hấp nhân tạo 
liên tục cho đến khi 
bác sĩ đến.
HÔ HẤP NHÂN TẠO
 Moi đờm, rãi, thức ăn, 
răng giả trong miệng 
ra.
 Hà hơi, thổi ngạt: 
 Đơn giản, nhiều ưu 
điểm, chỉ cần một 
người làm. 
 Những phút đầu thổi 
20 lần/phút, sau đó 
thổi 16 lần/phút.
HÔ HẤP NHÂN TẠO
 Hô hấp nhân tạo: bằng 
máy hoặc bằng tay 
(hiệu quả thấp: tốn 
nhiều sức, ít không
khí vào phổi).
 Xoa bóp tim: ấn cho 
lồng ngực bị nén xuống 
từ 3-4 cm, tần suất 60-
80 lần / phút.
HÀNH LANG AN TOÀN ĐIỆN
HÀNH LANG AN TOÀN ĐIỆN
Chiều rộng 
hành lang an 
toàn điện (m): 
Đến 22 kV 35 kV
110 
kV 
220 
kV
500 
kV
Dây 
bọc
Dây 
trần
Dây 
bọc
Dây 
trần
Dây trần
1,0 2,0 1,5 3,0 4,0 6,0 7,0
KHOẢNG CÁCH AN TOÀN PHÓNG ĐIỆN
Khoảng cách an 
toàn phóng điện 
cho nhà ở và công 
trình trong hành 
lang bảo vệ:
Đến 35 kV 110 kV 220 kV
3,0 m 4,0 m 6,0 m
KHOẢNG CÁCH AN TOÀN PHÓNG ĐIỆN
Khoảng cách tối thiểu 
từ dây dẫn điện đến 
điểm gần nhất của thiết 
bị, dụng cụ, phương 
tiện làm việc trong 
hành lang bảo vệ an 
toàn:
Đến 35 kV 110 – 220 kV 500 kV
4,0 m 6,0 m 8,0 m
KHOẢNG CÁCH AN TOÀN PHÓNG ĐIỆN
Khoảng cách tối thiểu từ 
dây dẫn điện đến đến 
điểm cao nhất của 
phương tiện giao thông ở 
những đoạn giao chéo: 
Phương tiện Đến 35kV 110 kV 220 kV 500 kV
Đường bộ 2,5 m 2,5 m 3,5 m 5,5 m
Đường sắt 3,0 m 3,0 m 4,0 m 7,5 m
Đường thuỷ 1,5 m 2,0 m 3,0 m 4,5 m

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_giam_sat_lap_dat_thiet_bi_cong_nghe_va_thiet_bi_co.pdf