Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống (Bản đẹp)

C. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO

DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

 (9 giờ)

1.1. Quan niệm về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

1.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống

Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại diễn đạt theo những cách khác nhau.

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hành ngày.

- Theo tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.

- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.; Học để làm người, gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,.

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân của mỗi người, là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

 

doc 28 trang yennguyen 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống (Bản đẹp)

Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống (Bản đẹp)
A. MỤC TIÊU MÔN HỌC
1.Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống; tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
 - Phân tích được mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn GDCD bậc THCS
 - Biết vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; lựa chọn các kĩ năng cần thiết để vận dụng vào các bài học cụ thể trong chương trình môn GDCD bậc THCS
2. Về kỹ năng
- Có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu; kĩ năng trình bày, thảo luận, hợp tác theo nhóm; kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Biết vận dụng những hiểu biết về kĩ năng sống để xác định những nội dung và biện giáo dục kĩ năng sống phù hợp với đối tượng học sinh 
 - Biết tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống vào một số bài cụ thể trong chương môn GDCD bậc THCS
c. Về thái độ
 - Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn GDCD bậc THCS
- Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp, với môn học, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện.
B. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình giáo dục kĩ năng sống . Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, năm 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở. Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2010
3. Hà Nhật Thăng (chủ biên), Phương pháp dạy học giáo dục công dân, Nxb Đại học sư phạm, Hà nội, 2008
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 6, Nxb Giáo dục, 2015
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 7, Nxb Giáo dục, 2015
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 8, Nxb Giáo dục, 2015
7. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 9, Nxb Giáo dục, 2015
Tất cả các tài liệu trên sinh viên có thể tìm đọc tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum
C. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
 (9 giờ)
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
1.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống 
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại diễn đạt theo những cách khác nhau.
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hành ngày.
- Theo tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; Học để làm người, gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân của mỗi người, là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 
1.1.2. Quan niệm về giáo dục kĩ năng sống
 Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày
1.2. Phân loại kĩ năng sống
 Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống
1.2.1. Cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe
 Kĩ năng sống gồm 3 nhóm:
 - Kĩ năng tự nhận thức, gồm các kĩ năng cụ thể như tư duy phê phán, tự duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định, đặt mục tiêu, xác định giá trị
 - Kĩ năng đương đầu với xúc cảm, gồm: ‎thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát cảm xúc...
	- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác, gồm giao tiếp, tính quyết đoán, thương lượng, từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ...
1.2.2. Cách phân loại của UNESCO	
Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những kĩ năng chung, ngoài ra còn có những kĩ năng sống thể hiện những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như:
- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản
- Phòng tránh rượu, thuốc lá, ma túy
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ...
1.2.3. Cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
UNICEF phân loại kĩ năng sống theo các mối quan hệ
- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm: kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, căng thẳng...
- Kĩ năng nhận biết và sống với người khác, gồm:
+ Kĩ năng quan hệ/ tương tác liên nhân cách: mỗi cá nhân phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
+ Sự cảm thông
+ Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác
+ Thương lượng
+ Giao tiếp có hiệu quả 
Kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, gồm các kĩ năng cụ thể như tư duy phê phán, tự duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
‎Việc phân loại kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối. Tùy vào những khía cạnh xem xét, hoặc góc độ nhìn nhận mà một kĩ năng sống được xếp vào các nhóm khác nhau.
13. Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1.3.1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh; giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; 
Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Rèn kĩ  năng sống cho học sinh giúp thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,... để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. 
Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua chính là do các em thiếu những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ  năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp... 
1.3.3. Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Đảng ta đã xác định: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
 Tóm lại, giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
1.4. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường sinh phổ thông
1.4.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
	* Về kiến thức:
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. 
* Về kĩ năng: 
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. 
 - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 * Về thái độ
 Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống; nâng cao ý thức trách nhiệm trong rèn luyện kĩ năng sống đối với bản thân.
1.4.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1.4.2.1. Tương tác
Kĩ năng sống không thể được hình thành chỉ qua nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
1.4.2.2. Trải nghiệm qua các tình huống thực tế
Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng, giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4.2.3. Tiến trình
	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường tiểu học phải có một quá trình: Nhận thức - Hình thành thái độ - Thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý đến tiến trình này trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
1.4. 2.4. Thay đổi hành vi theo hướng tích cực: 
Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi, hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
1.4.2.5. Thời gian - môi trường giáo dục
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong gia đình, nhà trường và xã hội.
1.4.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
1.4.3.1. Kĩ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Nhóm kĩ năng tự nhận thức gồm kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng tự tin, kĩ năng tự trọng.
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác. Học sinh cần được trải nghiệm một số hoạt động tự nhận thức sau: 
- Tự nhận thức về khả năng giao tiếp 
- Tự nhận về năng lực thực hiện 1 công việc 
- Tự nhận thức khả năng ra quyết định phù hợp 
- Giúp HS nhận thức về tương lai.
Như vậy, việc hình thành kĩ năng tự nhận thức của bản thân cho học sinh là vô cùng quan trọng. Thông qua từng hoạt động và nội dung học tập, giáo viên cần giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để giúp các em bước đầu có được niềm tin vào chính mình, biết tự xây dựng kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với khả năng của mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong mọi hoạt động. Đây sẽ là cơ sở để giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo trong học tập. 
1.4.3.2. Kĩ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đóGiá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,
Kĩ năng xác định giá trị  là khả năng con người hiểu rõ được những  giá trị của bản thân mình. Kĩ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kĩ năng này còn giúp học sinh biết tôn trọng và chấp nhận những giá trị, niềm tin của người khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
1.4.3.3. Kĩ năng định hướng mục tiêu
Mục  tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặc thái độ.
Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
Muc tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, như một ngày, một tuần (mục tiêu ngắn hạn). Mục tiêu cũng có thể cho một thời gian dài như một năm hoặc nhiều năm (mục tiêu dài hạn).
Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình.
Muốn ch ... g mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau (tích cực, tiêu cực). Khi căng thẳng mỗi người có cách ứng phó khác nhau, cách ứng phó tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào suy nghĩ của cá nhân.
 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp cho con người:
 - Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng
 - Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn thương sức khỏe, thể chất, tinh thần của bản thân.
 - Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảng hưởng đến người xung quanh.
 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp với các KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử l‎ cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề.
1.4.4. Phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông 
1.4.4.1. Cách tiếp cận
1.4.4.2. Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống 
Các phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
1.4.4.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm
Khái niệm 
Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên qua đến bài học đạo đức để đưa ra ‎ kiến chung của nhóm về giải quyết một vấn đề đạo đức nêu ra. 
 Các bước tiến hành phương pháp thảo luận nhóm 
 * Bước chuẩn bị
- Xác định nội dung thảo luận
 - Chuẩn bị phương tiện 
	- Dự kiến việc tổ chức nhóm (số lượng học sinh/ nhóm), dự kiến thời gian thảo luận nhóm.
* Bước thảo luận
- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, hướng dẫn cho học sinh cách thảo luận
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận và phân công chỗ ngồi cho mỗi nhóm, phát phiếu thảo luận cho các nhóm. 
 - Các nhóm thảo luận: nhóm trưởng nêu vấn đề, từng cá nhân phát biểu và đi đến thống nhất ‎ý kiến chung của nhóm; thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
* Bước trình bày kết quả và tổng kết
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác quan sát, lắng nghe, tranh luận hoặc bổ sung ý kiến.
 - Giáo viên tổng kết ngắn gọn và nhận xét
1.4.4.2.2. Phương pháp tổ chức trò chơi
Khái niệm 
 Tổ chức trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động phù hợp với bài học đạo đức thông qua một trò chơi nào đó.
Các bước tiến hành phương pháp tổ chức trò chơi
 * Bước chuẩn bị
- Thiết kế trò chơi
Đối với một trò chơi, giáo viên cần xác định: tên trò chơi, nội dung, cách chơi, luật chơi.
- Chuẩn bị phương tiện phục vụ cho trò chơi.
- Dự kiến khả năng thực hiện của học sinh, thời gian chơi, những học sinh làm trọng tài (nếu cần).
* Bước tiến hành
- Giáo viên phổ biến: tên trò chơi, nội dung, cách chơi, luật chơi.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử (nếu cần thiết).
- Học sinh thực hiện trò chơi.
* Bước tổng kết, đánh giá
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
thắng cuộc (nếu có).
1.4.4.2.3. Phương pháp đóng vai 	
Khái niệm
 Đóng vai là PP tổ chức cho HS thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống pháp luật giả định và trong môi trường an toàn.
Đây là PP dạy học nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính, mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
 * Bước chuẩn bị
- Xác định nội dung đóng vai
 - Chuẩn bị phương tiện 
	- Dự kiến thời gian thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai
* Bước thảo luận, chuẩn bị vai diễn
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.
 - Các nhóm thảo luận nhóm, đưa ra cách ứng xử phù hợp, xây dựng lời thoại và phân công đóng vai.
* Bước trình bày kết quả và tổng kết
- Đại diện các nhóm lên đóng vai.
 - Lớp nhận xét: 
 	 + Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở chỗ nào?
+ Cảm xúc của học sinh khi thực hiện cách ứng xử, khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai ) .
 - Giáo viên tổng kết ngắn gọn, nêu lên cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống, rút ra bài học đạo đức
1.4.4.2.4. Phương pháp giải quyết vấn đề
1.4.4.3.Một số kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật chia nhóm
 Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh đồng thời tạo điều kiện cho mỗi học sinh được giao lưu với tất cả mỗi học sinh trong lớp, chứ không phải chỉ trong một nhóm cố định.
Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
Kĩ thuật “mảnh ghép” là một kĩ thuật dạy học thể hiện sự quan điểm học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm và liên kêt giữa các nhóm. 
Kĩ thuật động não
* “Động não” là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi 
- Khích lệ học sinh trả lời 
- Liệt kê các ý kiến 
- Phân loại ý kiến 
- Làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng 
- Tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận 
Kĩ thuật khăn trải bàn
* “Kĩ thuật khăn trải bàn” là một kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm học hợp tác, trong đó có kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành các phần tương ứng với số thành viên của nhóm (Ví dụ: chia phần xung quanh thành bốn phần nếu nhóm có 4 thành viên.
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần “khăn trải bàn” được chia ở trước mặt mình.
- Thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.
-Khi trình bày trước lớp, đại diện các nhóm sẽ trình bày những kết luận/ý kiến chung của nhóm đã được viết ở phần chính giữa của “khăn trải bàn”.
Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
 	* “Bản đồ tư duy” là một công cụ tổ chức tư duy, là phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “sắp xếp” các ý nghĩ.
*Cách lập bản đồ tư duy:
 Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình hay một cụm từ thể hiện một ý tưởng/ khái niệm/ nội dung chính/bài.
Từ ý tưởng/ hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh chính nối với các cụm từ/hình ảnh cấp1.
Từ các nhánh/ cụm từ/ hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhóm phụ dẫn đến các cụm từ/ hình ảnh cấp 2.
Cứ như thế sự phân nhánh được tiếp tục và các ý tưởng/ khái niệm/ nội dung/ bài liên quan được kết nối với nhau.
1.4.5. Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
Các bước
Mục đích
Mô tả quá trình thực hiện
Vai trò của GV và HS/Gợi ý một số KTDH
1.Khám phá
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức sẽ được học
- Giúp GV đánh giá/ xác định thực trạng( kiến thức, kĩ năng,..) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới
- GV(cùng với HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm)
- GV(cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.
- GV giúp HS xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức và phân loại chúng.
- GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề,ghi chép,..
- HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin, ghi chép,..
-Một số kĩ thuật dạy học chính: Động não,Phân loại/ Xác định chùm vấn đề, Chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,
2.Kết nối
- Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo ‘ầu nối’’ liên kết giữa cái ‘’đã biết’’ và ‘’chưa biết’’. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới.
- GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1.
- GV giới thiệu kiến thúc và kĩ năng mới.
- Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa
-Nếu ví dụ khi cần thiết
-GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn
(facilitator); HS là người phản hồi, trình bày quan điểm/ ý kiến, đặt câu hỏi/ trả lời
-Một số kĩ năng dạy học:Chia nhóm thảo luận, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng( chiếu phim băng, đài, đĩa,) 
3.Thực hành/ Luyện tập
-Tạo chơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa
- Đính hướng đề HS thực hành đúng cách.
- Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
-GV thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới
-HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ
-GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chính khi cần thiết
-GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được
-GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn
(facilitator), người hỗ trợ
-HS đóng vai trò người thực hiện, người khám phá
-Một số kĩ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng, hỏi- đáp, trò chơi, thảo luận nhóm/ tranh luận,
4.Vận dụng
-Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới
- GV( cùng với HS ) lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học/ lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới.
-HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
-GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.
-GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này.
-GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá.
-HS đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá
-Một số kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án,
Câu hỏi kiểm tra, đánh giá
1.Trình bày quan niệm của anh/ chị về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống.
2. Làm sáng tỏ bốn trụ cột trong giáo dục là tiếp cận kĩ năng sống.
3. Phân tích tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông
	4. Trình bày mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
 5. Nêu nội dung giáo dục kĩ năng sống sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
 	 6. Anh/chị hiểu thế nào là kĩ năng kiểm soát cảm xúc? Làm thế nào để bạn thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực để hướng đến những cảm xúc tích cực?
 	 7. Trình bày các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn GDCD bậc THCS.
 	8. Phân tích các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
Hướng dẫn tự nghiên cứu
	Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân
Liên hệ với kiến thức đã học, anh/chị hãy lập sơ đồ tư duy thể hiện bốn trụ cột trong giáo dục là tiếp cận kĩ năng sống.
	Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm 2 người và trao đổi trước lớp để làm rõ nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS bằng trải nghiệm qua các tình huống thực tế? Nêu ví dụ minh họa.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Nhiệm vụ 4: Đọc tương tác với người bên cạnh để trả lời các câu hỏi: 
Anh/chị cần sử các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nào để khai thác các nội dung giáo dục kĩ năng sống trên? 
Nhiệm vụ 5: Làm việc nhóm 2 người và trao đổi trước lớp để làm rõ các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn GDCD bậc THCS, nêu ví dụ minh họa.
CHƯƠNG 2
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS (5 giờ)
2.1. Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở
	2.1.1. Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở có nhiệm vụ cung cấp cho HS một hệ thống các chuẩn mực có giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Qua đó HS được trang bị những phương thức ứng xử cần thiết, có đạo đức, có văn hóa, phù hợp với những quy định của pháp luật., giúp HS biết sống hòa nhập trong môi trường xã hội.
2.1.2. Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở tích hợp nhiều nội dung giáo dục. Việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn Giáo dục công dân là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
2.1.3. Cách tiếp cận giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh có những khả năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh, làm cho HS quan tâm, hứng thú học tập., giúp HS lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.
2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở	
* Về kiến thức:
Hiểu được sự cần thiết của các KNS, giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh các nguy cơ gây hậu quả xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.
* Về kĩ năng: 
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Cụ thể:
+ Rèn cho học sinh biết cách làm chủ bản thân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường; biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện lối sống có văn hóa, đạo đức, có kĩ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội.
+ Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội; biết sống tích cực, chủ động.
 * Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở 
- Có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống hàng ngày, yêu thích lối sống lành mạnh, phản đối những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để có được các kĩ năng và quyết định đúng đắn.
2.3. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở 
(SV nghiên cứu tài liệu: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở. Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2010, tr 40 - tr61).
2.4. Hướng dẫn soạn giáo án
Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày soạn
 Ngày dạy
Bài 1 
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức. 
2. Kĩ năng.
3. Thái độ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
III.Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
IV. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
2. Học sinh 
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp. 
2.Kiểm tra bài cũ. 
3. Nội dung bài mới.
a. Khám phá
b. Kết nối
Hoạt động 1
- Mục tiêu 
- Cách tiến hành
- Kết luận, rút ra bài học, liên hệ thực tế
Hoạt động 2
...................
c. Thực hành/ luyện tập
Hoạt động ...
 d. Vận dụng
Thực hành soạn một số bài về giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở (6 giờ)
1. Thực hành soạn chương trình môn GDCD lớp 6
2. Thực hành soạn chương trình môn GDCD lớp 7
3. Thực hành soạn chương trình môn GDCD lớp 8
4. Thực hành soạn chương trình môn GDCD lớp 9
Thực hành dạy một số bài về giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cở sở (24 giờ)
1. Thực hành dạy chương trình môn GDCD lớp 6
2. Thực hành dạy chương trình môn GDCD lớp 7
3. Thực hành dạy chương trình môn GDCD lớp 8
4. Thực hành dạy chương trình môn GDCD lớp 9

File đính kèm:

  • docbai_giang_giao_duc_ki_nang_song_ban_dep.doc