Bài giảng Hướng dẫn lập trình VB.NET - Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên Toolbox - Phạm Đức Lập

Nội dung thảo luận:

- Sử dụng các điều khiển Textbox và Button tạo chương trình Hello World

- Sử dụng điều khiển DateTimePicker hiển thị ngày sinh của bạn

- Sử dụng combobox, CheckBox, RadioButton, ListBox để xử lý các nhập liệu của

người dùng

- Sử dụng điều khiển LinkLabel để hiển thị trang web trên Internet

- Cài đặt điều khiển ActiveX

TOOLBOX chứa các điều khiển để thiết kế form chương trình. Bạn có thể sử dụng những

điều khiển đã có sẵn hay thêm một vài thành phần vào đó để sử dụng sau này.

1. Xây dựng chương trình HELLOWORLD

1.1. Tìm hiểu chương trình

Giao diện chính của chương trình như sau:

Nó bao gồm một textbox – ô cho phép nhập chuỗi ký tự có biểu tượng trên

TOOLBOX và một button. Khi chương trình chạy, click vào button hiển thị để textbox

hiện dòng chữ “HelloWorld” – Xin chào thế giới.

pdf 15 trang yennguyen 4660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn lập trình VB.NET - Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên Toolbox - Phạm Đức Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hướng dẫn lập trình VB.NET - Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên Toolbox - Phạm Đức Lập

Bài giảng Hướng dẫn lập trình VB.NET - Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên Toolbox - Phạm Đức Lập
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 1 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
Chương 3: 
Làm việc với các điều khiển trên TOOLBOX 
--------oOo-------- 
Nội dung thảo luận: 
 - Sử dụng các điều khiển Textbox và Button tạo chương trình Hello World 
 - Sử dụng điều khiển DateTimePicker hiển thị ngày sinh của bạn 
 - Sử dụng combobox, CheckBox, RadioButton, ListBox để xử lý các nhập liệu của 
người dùng 
 - Sử dụng điều khiển LinkLabel để hiển thị trang web trên Internet 
 - Cài đặt điều khiển ActiveX 
TOOLBOX chứa các điều khiển để thiết kế form chương trình. Bạn có thể sử dụng những 
điều khiển đã có sẵn hay thêm một vài thành phần vào đó để sử dụng sau này. 
1. Xây dựng chương trình HELLOWORLD 
1.1. Tìm hiểu chương trình 
Giao diện chính của chương trình như sau: 
Nó bao gồm một textbox – ô cho phép nhập chuỗi ký tự có biểu tượng trên 
TOOLBOX và một button. Khi chương trình chạy, click vào button hiển thị để textbox 
hiện dòng chữ “HelloWorld” – Xin chào thế giới. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 2 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
1.2. Thiết kế chương trình 
Bạn tạo mới một dự án như đã học. Tại trang start page chọn tạo mới một Visual Studio 
Solution. Nhập tên tại ô Name là HelloWorld, click vào nút Browse để chọn đường dẫn lưu 
dự án của mình. 
Nhấn OK để tạo. 
Bây giờ bạn đã có một giải pháp trắng. Tiếp theo ta tạo mới một dự án từ giải pháp này. Để 
tạo R-click vào Solution vừa tạo chọn Add | New Project 
Một cửa sổ hiện ra, click chọn Windows Application tại ô Visual Studio Installed Template. 
Nhập tên là HelloWorld tại ô Name, đường dẫn như đường dẫn chứa solution mới tạo. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 3 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
Thiết kế: 
 - Tạo một Textbox (textbox1) và một Button (Button1) lên giao diện đồ họa của 
Form như đã biết 
 TextBox: điều khiển cho phép nhập một chuỗi các ký tự cho chương trình xử lý 
 Button: điều khiển cho phép chương trình có một hành động khi người dùng click lên 
nó khi chạy chương trình. 
 - Thiết lập thuộc tính cho các điều khiển: Textbox1 – Text:Rỗng; Button1 – 
Text:Hiển thị. 
Viết mã: 
 - Tại giao diện chính của Form double click vào Button1 để chuyển qua chế độ viết 
mã, viết thủ tục Button1_Click 
 - Nhập đoạn mã sau vào đó: 
 TextBox1.Text = "HelloWorld!" 
 Khi bạn gõ textbox1 và dấu ‘.’ thì chương trình tự xổ xuống một danh sách cho bạn 
chọn lựa, bạn chọn thuộc tính text (Enter). 
Chạy chương trình: 
Nhắp nút start như ví dụ trước là xong. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 4 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
2. Sử dụng điều khiển DATETIMEPICKER 
DATETIMEPICKER, điều khiển cho phép người dùng chọn thời gian dưới dạng giao diện 
của lịch biểu. 
2.1. Chương trình Birthday 
2.1.1. Tìm hiểu chương trình 
Giao diện của chương trình: 
Chương trình có một điều khiển DaeTimePicker (trên TOOLBOX là điều khiển có hình 
) cho phép người dùng chọn một ngày bất kỳ để chương trình xử lý và 
một nút Button1 sẽ thực hiện đưa ra một hộp thông báo bằng MsgBox hiển thị ngày mà 
người dùng đã chọn. 
2.1.2. Xây dựng giao diện 
Bạn cũng tạo mới một Solution trắng có tên Birthday và thêm một Project có tên tương tự 
ở dạng Windows Application trong ô Visual Studio Installed Template như ví dụ trước. 
Tại giao diện thiết kế của form1 bạn thêm hai điều khiển là DateTimePicker và Button1 
vào, đặt thuộc tính Text cho Button1 là ‘Hiện ngày sinh’. Lưu lại tất cả những thiết đặt 
bằng cách nhấp chọn Save All trên Standard Bar. Nếu chương trình hiện ra một thông báo 
yêu cầu chọn chế độ lưu thì bạn chọn lưu với mã hóa 65001. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 5 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
2.1.2. Viết mã cho chương trình 
Bạn chỉ cần viết mã cho Button1 để thực thi hành động hiện ra thông báo khi người dùng 
đã chọn ngày và click lên nó. Double click vào Button1 tại giao diện thiết kế form1 và 
nhập mã như sau: 
MsgBox("Ngày sinh của bạn là: " & DateTimePicker1.Text) 
MsgBox("Ngày trong năm: " & DateTimePicker1.Value.DayOfYear.ToString) 
MsgBox("Hôm nay là ngày: " & Now.ToString) 
Đoạn mã này sẽ hiển thị lần lượt ba thông báo có trong dấu ngoặc đơn. Dấu ‘&’ để kết nối 
chuỗi như “Ngày sinh của bạn là” với nội dung là thuộc tính Text của điều khiển 
DateTimePicker1. Các hàm khác các bạn sẽ làm quen dần trong các chương sau. 
2.1.3. Thực thi chương trình 
Bạn thử chạy chương trình và chọn đúng ngày sinh của mình xem sao. 
2.2. Làm quen với các thuộc tính khác của DateTimePicker 
Bạn click vào đối tượng DateTimePicker1 trên giao diện chính của form và chọn mở thuộc 
tính của nó. 
Trên Properties Windows bạn thử thay đổi các thuộc tính của nó xem sao. Ví dụ, để cho nó 
hiển thị thông tin về giờ thay vì ngày tháng, bạn thay đổi thuộc tính Format của nó từ long 
qua Time xem sao. 
3. Làm việc với các điều khiển nhập liệu 
Trong suốt quá trình lập trình, thực tế ta luôn xuay quanh việc lập trình để xử lý các điều 
khiển nhập liệu. Các điều khiển nhập liệu gồm TextBox cho phép người dùng nhập vào một 
chuỗi các ký tự, menu thể hiện thông tin dưới dạng chọn lệnh, các loại hộp thoại như 
Checkbox, ListBox, RadioButton, ComboBox thể hiện thông tin dưới dạng tương tự như 
menu 
3.1. Tìm hiểu CheckBox 
3.1.1 Sử dụng 
CheckBox là điều khiển cho phép người dùng chọn lựa khả năng xử lý của chương trình. 
Ta thử tìm hiểu kỹ hơn về điều khiển này qua bài tập sau: 
3.1.2. Chương trình MyCheckBox 
Tìm hiểu chương trình: 
Chương trình này có hai CheckBox cho phép click chọn. Nếu click chọn vào CheckBox nào 
thì sẽ hiện một bức ảnh tương ứng với nó. 
Giao diện chính của nó như sau: 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 6 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
Thiết kế giao diện: 
Tạo một giải pháp mới và thêm vào đó một dự án như đã biết, đặt tên là MyCheckBox. 
Các điều khiển sử dụng trong form gồm: 
 - CheckBox1: thuộc tính Checked – False; Text – Máy tính cá nhân 
 - Checkbox2: thuộc tính Checked – False; Text – Máy photocopy 
 - PictureBox1: thuộc tính Image – None; SizeMode: StretchImage 
 - PictureBox2: thuộc tính Image – None; SizeMode: Stretchimage 
Viết mã chương trình: 
Vì ta muốn khi người dùng click vào checkbox thì lập tức có thay đổi ẩn/hiện các ảnh ngay 
nên ta cần xây dựng thủ tục thể hiện sự thay đổi gắn với các checkbox. Trong vb thủ tục đó 
là thủ tục CheckBox1_CheckedChanged mà ta có thể tạo ra bằng cách nhắp đúp vào điều 
khiển checkbox từ giao diện thiết kế form hay lựa chọn từ danh sách xổ xuống như đã biết. 
 - Bạn double click vào điều khiển Checkbox1 để tạo thủ tục 
CheckBox1_CheckedChanged. Sau đó nhập đoạn mã sau vào: 
If CheckBox1.CheckState = 1 Then 
 'PictureBox1.Visible = True 
 PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung 
buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\MyCheckBox\MyCheckBox\Images\Calcultr.bmp") 
 PictureBox1.Visible = True 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 7 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
 Else 
 PictureBox1.Visible = False 
 End If 
 Chú ý: Dấu ‘_’ ở dòng mã thứ 3 tư trên xuống là dấu cho phép xuống dòng khi cảm 
thấy dòng mã quá dài trong VB. Bức ảnh của các bạn muốn cho vào điều khiển 
PictureBox1 không nhất thiết phải giống như trên. Bạn có thể copy một bức ảnh bất kỳ vào 
thư mục chứa dự án và kéo trực tiếp từ cửa sổ Solution Explorer vào trong đoạn mã để lây 
đường dẫn. 
 - Tương tự bạn tạo thủ tục CheckBox2_CheckedChanged như sau: 
If CheckBox2.CheckState = 1 Then 
 'PictureBox2.Visible = True 
 PictureBox2.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung 
buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\MyCheckBox\MyCheckBox\Images\CopyMach.bmp") 
 PictureBox2.Visible = True 
 Else 
 PictureBox2.Visible = False 
 End If 
Chạy chương trình: 
Bạn thử chạy chương trình xem sao. 
3.2. Một số điều khiển khác 
3.2.1. Sử dụng 
Ta thử tìm hiểu tác dụng của một số điều khiển khác như RadioButton, ComboBox, ListBox 
 qua ví dụ InputControls xem sao. 
3.2.2 Chương trình InputControls 
Tìm hiểu chương trình: 
Chương trình này có 6 ô hiện ảnh tương ứng với 5 mặt hàng và một hiển thị đơn vị tiền mà 
người dùng sẽ chi trả khi mua hàng. 
Ô thứ nhất sẽ hiển thị các sản phẩm tương ứng với một trong ba radiobutton đặt trong điêu 
khiển GroupBox – điều khiển cho phép đặt một số điều khiển khác vào (bạn thử tìm xem 
nó ở đâu trên TOOLBOX) 
Ô thứ hai, thứ ba và thứ tư hiển thị các sản phẩm tương ứng với các mặt hàng chọn bởi các 
checkbox đặt trong GroupBox2. 
Ô thứ 5 hiển thị 1 trong 3 sản phẩm được chọn bởi điều khiển ListBox1. 
Ô thứ 6 hiển thị ảnh của đơn vị tiền tệ mà người dùng chọn bởi ComboBox1. 
Sau đây là giao diện của chương trình: 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 8 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
Thiết kế giao diện: 
 - Tạo hai điều khiển GroupBox 
 - Tạo 3 radiobox đặt vào trong điều khiển GroupBox1. 
 - Tạo 3 CheckBox đặt vào trong điều khiển GroupBox2. 
 - Tạo 1 điều khiển ListBox và không nhập liệu gì cả. 
 - Tạo một điều khiển ComboBox. 
 - Tạo 6 PictureBox và 3 Label cùng 1 Button. 
 - Sửa các thuộc tính sao cho phù hợp với hình trên. Riêng hai điều khiển ListBox và 
ComboBox thì các dữ liệu sẽ được nhập khi Form được load vào lúc chương trình chạy. 
Viết mã chương trình: 
Dưới đây là toàn bộ mã của chương trình, bạn có thể tham khảo: 
Public Class Form1 
 Private Sub Button1_Click(ByVal sender As System.Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles Button1.Click 
 End 
 End Sub 
 Private Sub CheckBox1_CheckedChanged(ByVal sender As System.Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles CheckBox1.CheckedChanged 
 If CheckBox1.CheckState = 1 Then 
 PictureBox2.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung 
buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\AnswMach.bmp") 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 9 - Add: cnt-44-dh, VIMARU 
 PictureBox2.Visible = True 
 Else 
 PictureBox2.Visible = False 
 End If 
 End Sub 
 Private Sub CheckBox2_CheckedChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles CheckBox2.CheckedChanged 
 If CheckBox2.CheckState = 1 Then 
 PictureBox3.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung 
buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Calcultr.bmp") 
 PictureBox3.Visible = True 
 Else 
 PictureBox3.Visible = False 
 End If 
 End Sub 
 Private Sub CheckBox3_CheckedChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles CheckBox3.CheckedChanged 
 If CheckBox3.CheckState = 1 Then 
 PictureBox4.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung 
buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\CopyMach.bmp") 
 PictureBox4.Visible = True 
 Else 
 PictureBox4.Visible = False 
 End If 
 End Sub 
 Private Sub ListBox1_SelectedIndexChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles ListBox1.SelectedIndexChanged 
 Select Case ListBox1.SelectedIndex 
 Case 0 
 PictureBox5.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Harddisk.bmp") 
 PictureBox5.Visible = True 
 Case 1 
 PictureBox5.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Printer.bmp") 
 PictureBox5.Visible = True 
 Case 2 
 PictureBox5.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\SateDish.bmp") 
 PictureBox5.Visible = True 
 End Select 
 End Sub 
 Private Sub Form1_Load(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles Me.Load 
 ListBox1.Items.Add("Ổ cứng") 
 ListBox1.Items.Add("Máy in") 
 ListBox1.Items.Add("Ăng ten") 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 10 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
 ComboBox1.Items.Add("USD") 
 ComboBox1.Items.Add("Kiểm tra") 
 ComboBox1.Items.Add("Bảng Anh") 
 End Sub 
 Private Sub RadioButton1_CheckedChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles RadioButton1.CheckedChanged 
 PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung buoc 
lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\PComputr.bmp") 
 PictureBox1.Visible = True 
 End Sub 
 Private Sub RadioButton2_CheckedChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles RadioButton2.CheckedChanged 
 PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung buoc 
lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Computer.bmp") 
 PictureBox1.Visible = True 
 End Sub 
 Private Sub RadioButton3_CheckedChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles RadioButton3.CheckedChanged 
 PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh vb.net\Tung buoc 
lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Laptop1.bmp") 
 PictureBox1.Visible = True 
 End Sub 
 Private Sub ComboBox1_SelectedIndexChanged(ByVal sender As Object, _ 
 ByVal e As System.EventArgs) Handles ComboBox1.SelectedIndexChanged 
 Select Case ComboBox1.SelectedIndex 
 Case 0 
 PictureBox6.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Dollar.bmp") 
 PictureBox6.Visible = True 
 Case 1 
 PictureBox6.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\Check.bmp") 
 PictureBox6.Visible = True 
 Case 2 
 PictureBox6.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ 
 ("D:\Data\Studying\VS.Net 05\Tung buoc lap trinh 
vb.net\Tung buoc lap trinh vb.net\3_Chapter3\Bai 
tap\InputControls\InputContorls\Images\PoundBag.bmp") 
 PictureBox6.Visible = True 
 End Select 
 End Sub 
End Class 
Như ví dụ trước, các ảnh bạn có thể tùy biến. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 11 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
Chạy chương trình: 
Bạn thử chạy chương trình xem sao. 
Đề nghị: 
Bạn thử thiết kế và viết toàn bộ mã lại, có thể theo ý mình xem. 
4. Sử dụng điều khiển LINKLABEL 
4.1. Sử dụng 
Cho phép mở trình duyệt web IE hay Netscape truy cập một trang web. 
Trong ví dụ dưới đây WebLink chúng ta sẽ thử tạo chương trình sử dụng LinkLabel để hiển 
thị chuỗi văn bản trong Form, kết hợp sự kiện Click với phương thức Process.Start để mở 
trang web. 
4.2. Chương trình WebLink 
4.2.1. Tìm hiểu chương trình 
Giao diện chương trình: 
Chương trình chỉ có môt điều khiển LinkLabel cho phép ta mở một trang web bất kỳ. 
Trong ví dụ này ta mở trang web cục bộ  Ở đây có thể thay 
bằng địa chỉ IP là 127.0.0.1. 
4.2.2. Thiết kế giao diện 
Bạn tạo mới một dự án và tạo form như đã biết. 
4.2.3. Viết mã cho chương trình 
Bạn mở chế độ Code Editor để viết thủ tục LinkLabel1_LinkClicked xử lý khi người 
dùng click vào LinkLabel1 bằng cách double click vào điều khiển LinkLable1 trên form1. 
Tiếp theo nhập chính xác đoạn mã sau: 
 LinkLabel1.LinkVisited = True 
 System.Diagnostics.Process.Start _ 
 ("") 
Vậy là chương trình của chúng ta đã có thể thực thi. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 12 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
4.2.4. Chạy chương trình. 
Chương trình tương đối đơn giản, bạn thử chạy xem. Nếu nhà có nối mạng, bạn có thể cho 
một trang web nào trực tuyến thay vì trang cục bộ. Bạn cũng cần cấu hình Default Website 
để không có bất cứ trục trặc nào khi chạy chương trình. 
4.2.5. Hiểu thêm về mã chương trình 
 - Dòng 1: LinkLabel1.LinkVisited = True 
 Dòng này có tác dụng đánh dấu màu thể hiện người dùng đã duyệt qua liên kết này 
nhờ thuộc tính LinkVisited. 
 - Dòng 2: kết hợp sự kiện click với phương thức Process.Start để mở trang web. 
5. Cài đặt điều khiển ACTIVEX 
Visual Studio.NET là một sản phẩm hoàn toàn mới của Microsoft. Các chương trình trước 
đây thường dựa trên công nghệ COM (Component Object Model). Và .NET không còn 
dựa vào mô hình COM nữa nhưng nó vẫn cho phép ta tái sử dụng chúng cũng như đưa 
những đối tượng COM, ACTIVEX cũ vào cửa sổ TOOLBOX để sử dụng như một điều 
khiển của VS.NET. 
Các điều khiển activeX hay đối tượng COM thường chứa trong các file .exe hay .dll. Khi 
bạn cài đặt một số chương trình, ứng dụng thì thường cũng đăng ký theo chúng vào hệ 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 13 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
thống, ví dụ như khi cài Microsoft Word chẳng hạn, có một điều khiển ActiveX giúp vẽ 
biểu đồ có tên Microsoft Chart. 
Trong bài tập dưới đây chúng ta sẽ đưa ActiveX Microsoft Chart vào TOOLBOX của 
VS.NET để sử dụng. 
Nếu bạn nào xây dựng diễn đàn bằng ngôn ngữ ASP.NET thì cũng có thể thêm điều khiển 
FreeTextBox đã xây dựng sẵn vào TOOLBOX và sử dụng để các thành viên đăng tải bài 
viết lên diễn đàn khá tiện ích. 
Cài đặt ActiveX : 
 - Để đưa được một điều khiển ActiveX vào thì trước hết TOOLBOX phải hiện lên 
tức là phải có một dự án đang mở và mở ở chế độ thiết kế form. 
 - Khi đã làm hiện TOOLBOX bạn chọn một tab bất kỳ muốn cho thêm ActiveX vào, 
mình chọn tab chuẩn Windows Forms. 
 - R-Click vào TOOLBOX và chọn Choose Items như hình: 
 - Một cửa sổ hiện ra cho phép ta chọn các thành phần muốn thêm vào tùy thích. Có 
thể chọn thành phần của .Net Frame Works, COM Components hay là chọn một điều khiển 
nào bạn sẵn có bằng click chọn nút Browse để duyệt. Ở đây ta chọn .COM Components và 
duyệt đến điều khiển ActiveX Microsoft Office Chart 11.0 để thêm vào. Nhắp OK và chờ 
xem kết quả. 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 14 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
 Hình minh họa: 
Và bây giờ trên TOOLBOX đã có thêm điều khiển mới cho ta thực hiện: 
Hướng dẫn lập trình VB.NET Chương 3: Làm việc với các điều khiển trên toolbox 
Biên soạn: Phạm Đức Lập - 15 - Add: cnt-44-dh, 
VIMARU 
Chương 13 ta sẽ tìm hiểu thêm về COM/ActiveX cụ thể hơn. 
6. Tổng kết 
Bạn hãy làm một bảng tổng kết những gì đã làm ở chương này. Nếu có thể, hãy thử xây 
dựng bất cứ chương trình đơn giản nào theo ý muốn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_huong_dan_lap_trinh_vb_net_chuong_3_lam_viec_voi_c.pdf