Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C++ - Chương 5: Mảng, con trỏ, tham chiếu

Chương này giới thiệu về mảng, con trỏ, các kiểu dữ liệu tham chiếu và minh

họa cách dùng chúng để định nghĩa các biến.

Mảng (array) gồm một tập các đối tượng (được gọi là các phần tử) tất

cả chúng có cùng kiểu và được sắp xếp liên tiếp trong bộ nhớ. Nói chung chỉ

có mảng là có tên đại diện chứ không phải là các phần tử của nó. Mỗi phần tử

được xác định bởi một chỉ số biểu thị vị trí của phần tử trong mảng. Số lượng

phần tử trong mảng được gọi là kích thước của mảng. Kích thước của mảng

là cố định và phải được xác định trước; nó không thể thay đổi trong suốt quá

trình thực hiện chương trình.

Mảng đại diện cho dữ liệu hỗn hợp gồm nhiều hạng mục riêng lẻ tương

tự. Ví dụ: danh sách các tên, bảng các thành phố trên thế giới cùng với nhiệt

độ hiện tại của các chúng, hoặc các giao dịch hàng tháng của một tài khoản

ngân hàng.

Con trỏ (pointer) đơn giản là địa chỉ của một đối tượng trong bộ nhớ.

Thông thường, các đối tượng có thể được truy xuất trong hai cách: trực tiếp

bởi tên đại diện hoặc gián tiếp thông qua con trỏ. Các biến con trỏ được định

nghĩa trỏ tới các đối tượng của một kiểu cụ thể sao cho khi con trỏ hủy thì

vùng nhớ mà đối tượng chiếm giữ được thu hồi.

Các con trỏ thường được dùng cho việc tạo ra các đối tượng động trong

thời gian thực thi chương trình. Không giống như các đối tượng bình thường

(toàn cục và cục bộ) được cấp phát lưu trữ trên runtime stack, một đối tượng

động được cấp phát vùng nhớ từ vùng lưu trữ khác được gọi là heap. Các đối

tượng không tuân theo các luật phạm vi thông thường. Phạm vi của chúng

được điều khiển rõ ràng bởi lập trình viên.

Tham chiếu (reference) cung cấp một tên tượng trưng khác gọi là biệt

hiệu (alias) cho một đối tượng. Truy xuất một đối tượng thông qua một tham

chiếu giống như là truy xuất thông qua tên gốc của nó. Tham chiếu nâng cao

tính hữu dụng của các con trỏ và sự tiện lợi của việc truy xuất trực tiếp các

đối tượng. Chúng được sử dụng để hỗ trợ các kiểu gọi thông qua tham chiếu

của các tham số hàm đặc biệt khi các đối tượng lớn được truyền tới hàm.

pdf 16 trang yennguyen 1880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C++ - Chương 5: Mảng, con trỏ, tham chiếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C++ - Chương 5: Mảng, con trỏ, tham chiếu

Bài giảng Lập trình hướng đối tượng C++ - Chương 5: Mảng, con trỏ, tham chiếu
 Chương 5. Mảng, con trỏ, tham chiếu 
Chương này giới thiệu về mảng, con trỏ, các kiểu dữ liệu tham chiếu và minh 
họa cách dùng chúng để định nghĩa các biến. 
 Mảng (array) gồm một tập các đối tượng (được gọi là các phần tử) tất 
cả chúng có cùng kiểu và được sắp xếp liên tiếp trong bộ nhớ. Nói chung chỉ 
có mảng là có tên đại diện chứ không phải là các phần tử của nó. Mỗi phần tử 
được xác định bởi một chỉ số biểu thị vị trí của phần tử trong mảng. Số lượng 
phần tử trong mảng được gọi là kích thước của mảng. Kích thước của mảng 
là cố định và phải được xác định trước; nó không thể thay đổi trong suốt quá 
trình thực hiện chương trình. 
 Mảng đại diện cho dữ liệu hỗn hợp gồm nhiều hạng mục riêng lẻ tương 
tự. Ví dụ: danh sách các tên, bảng các thành phố trên thế giới cùng với nhiệt 
độ hiện tại của các chúng, hoặc các giao dịch hàng tháng của một tài khoản 
ngân hàng. 
 Con trỏ (pointer) đơn giản là địa chỉ của một đối tượng trong bộ nhớ. 
Thông thường, các đối tượng có thể được truy xuất trong hai cách: trực tiếp 
bởi tên đại diện hoặc gián tiếp thông qua con trỏ. Các biến con trỏ được định 
nghĩa trỏ tới các đối tượng của một kiểu cụ thể sao cho khi con trỏ hủy thì 
vùng nhớ mà đối tượng chiếm giữ được thu hồi. 
 Các con trỏ thường được dùng cho việc tạo ra các đối tượng động trong 
thời gian thực thi chương trình. Không giống như các đối tượng bình thường 
(toàn cục và cục bộ) được cấp phát lưu trữ trên runtime stack, một đối tượng 
động được cấp phát vùng nhớ từ vùng lưu trữ khác được gọi là heap. Các đối 
tượng không tuân theo các luật phạm vi thông thường. Phạm vi của chúng 
được điều khiển rõ ràng bởi lập trình viên. 
 Tham chiếu (reference) cung cấp một tên tượng trưng khác gọi là biệt 
hiệu (alias) cho một đối tượng. Truy xuất một đối tượng thông qua một tham 
chiếu giống như là truy xuất thông qua tên gốc của nó. Tham chiếu nâng cao 
tính hữu dụng của các con trỏ và sự tiện lợi của việc truy xuất trực tiếp các 
đối tượng. Chúng được sử dụng để hỗ trợ các kiểu gọi thông qua tham chiếu 
của các tham số hàm đặc biệt khi các đối tượng lớn được truyền tới hàm. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 59 
5.1. Mảng (Array) 
Biến mảng được định nghĩa bằng cách đặc tả kích thước mảng và kiểu các 
phần tử của nó. Ví dụ một mảng biểu diễn 10 thước đo chiều cao (mỗi phần 
tử là một số nguyên) có thể được định nghĩa như sau: 
int heights[10]; 
Mỗi phần tử trong mảng có thể được truy xuất thông qua chỉ số mảng. Phần 
tử đầu tiên của mảng luôn có chỉ số 0. Vì thế, heights[0] và heights[9] biểu thị 
tương ứng cho phần tử đầu và phần tử cuối của mảng heights. Mỗi phần tử của 
mảng heights có thể được xem như là một biến số nguyên. Vì thế, ví dụ để đặt 
phần tử thứ ba tới giá trị 177 chúng ta có thể viết: 
heights[2] = 177; 
 Việc cố gắng truy xuất một phần tử mảng không tồn tại (ví dụ, heights[-1] 
hoặc heights[10]) dẫn tới lỗi thực thi rất nghiêm trọng (được gọi là lỗi ‘vượt 
ngoài biên’). 
 Việc xử lý mảng thường liên quan đến một vòng lặp duyệt qua các phần 
tử mảng lần lượt từng phần tử một. Danh sách 5.1 minh họa điều này bằng 
việc sử dụng một hàm nhận vào một mảng các số nguyên và trả về giá trị 
trung bình của các phần tử trong mảng. 
Danh sách 5.1 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
const int size = 3; 
double Average (int nums[size]) 
{ 
 double average = 0; 
 for (register i = 0; i < size; ++i) 
 average += nums[i]; 
 return average/size; 
} 
 Giống như các biến khác, một mảng có thể có một bộ khởi tạo. Các dấu 
ngoặc nhọn được sử dụng để đặc tả danh sách các giá trị khởi tạo được phân 
cách bởi dấu phẩy cho các phần tử mảng. Ví dụ, 
int nums[3] = {5, 10, 15}; 
khởi tạo ba phần tử của mảng nums tương ứng tới 5, 10, và 15. Khi số giá trị 
trong bộ khởi tạo nhỏ hơn số phần tử thì các phần tử còn lại được khởi tạo tới 
0: 
int nums[3] = {5, 10}; // nums[2] khởi tạo tới 0 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 60 
 Khi bộ khởi tạo được sử dụng hoàn tất thì kích cỡ mảng trở thành dư 
thừa bởi vì số các phần tử là ẩn trong bộ khởi tạo. Vì thế định nghĩa đầu tiên 
của nums có thể viết tương đương như sau: 
int nums[] = {5, 10, 15}; // không cần khai báo tường minh 
 // kích cỡ của mảng 
 Một tình huống khác mà kích cỡ có thể được bỏ qua đối với mảng tham 
số hàm. Ví dụ, hàm Average ở trên có thể được cải tiến bằng cách viết lại nó 
sao cho kích cỡ mảng nums không cố định tới một hằng mà được chỉ định 
bằng một tham số thêm vào. Danh sách 5.2 minh họa điều này. 
Danh sách 5.2 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
double Average (int nums[], int size) 
{ 
 double average = 0; 
 for (register i = 0; i < size; ++i) 
 average += nums[i]; 
 return average/size; 
} 
 Một chuỗi C++ chỉ là một mảng các ký tự. Ví dụ, 
char str[] = "HELLO"; 
định nghĩa chuỗi str là một mảng của 6 ký tự: năm chữ cái và một ký tự null. 
Ký tự kết thúc null được chèn vào bởi trình biên dịch. Trái lại, 
char str[] = {'H', 'E', 'L', 'L', 'O'}; 
định nghĩa str là mảng của 5 ký tự. 
 Kích cỡ của mảng có thể được tính một cách dễ dàng nhờ vào toàn tử 
sizeof. Ví dụ, với mảng ar đã cho mà kiểu phần tử của nó là Type thì kích cỡ 
của ar là: 
sizeof(ar) / sizeof(Type) 
5.2. Mảng đa chiều 
Mảng có thể có hơn một chiều (nghĩa là, hai, ba, hoặc cao hơn.Việc tổ chức 
mảng trong bộ nhớ thì cũng tương tự không có gì thay đổi (một chuỗi liên 
tiếp các phần tử) nhưng cách tổ chức mà lập trình viên có thể lĩnh hội được 
thì lại khác. Ví dụ chúng ta muốn biểu diễn nhiệt độ trung bình theo từng mùa 
cho ba thành phố chính của Úc (xem Bảng 5.1). 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 61 
Bảng 5.1 Nhiệt độ trung bình theo mùa. 
 Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông 
Sydney 26 34 22 17 
Melbourne 24 32 19 13 
Brisbane 28 38 25 20 
Điều này có thể được biểu diễn bằng một mảng hai chiều mà mỗi phần tử 
mảng là một số nguyên: 
int seasonTemp[3][4]; 
Cách tổ chức mảng này trong bộ nhớ như là 12 phần tử số nguyên liên tiếp 
nhau. Tuy nhiên, lập trình viên có thể tưởng tượng nó như là một mảng gồm 
ba hàng với mỗi hàng có bốn phần tử số nguyên (xem Hình 5.1). 
Hình 5.1 Cách tổ chức seasonTemp trong bộ nhớ. 
... 32 19 13 28 38 25 ...26 34 22 17 24 20
 Third rowhàng ba Second rowhàng hai First rowhàng đầu 
 Như trước, các phần tử được truy xuất thông qua chỉ số mảng. Một chỉ số 
riêng biệt được cần cho mỗi mảng. Ví dụ, nhiệt độ mùa hè trung bình của 
thành phố Sydney (hàng đầu tiên cột thứ hai) được cho bởi seasonTemp[0][1]. 
 Mảng có thể được khởi tạo bằng cách sử dụng một bộ khởi tạo lồng 
nhau: 
int seasonTemp[3][4] = { 
 {26, 34, 22, 17}, 
 {24, 32, 19, 13}, 
 {28, 38, 25, 20} 
}; 
Bởi vì điều này ánh xạ tới mảng một chiều gồm 12 phần tử trong bộ nhớ nên 
nó tương đương với: 
int seasonTemp[3][4] = { 
 26, 34, 22, 17, 24, 32, 19, 13, 28, 38, 25, 20 
}; 
Bộ khởi tạo lồng nhau được ưa chuộng hơn bởi vì nó linh hoạt và dễ hiểu 
hơn. Ví dụ, nó có thể khởi tạo chỉ phần tử đầu tiên của mỗi hàng và phần còn 
lại mặc định là 0: 
int seasonTemp[3][4] = {{26}, {24}, {28}}; 
Chúng ta cũng có thể bỏ qua chiều đầu tiên và để cho nó được dẫn xuất từ bộ 
khởi tạo: 
int seasonTemp[][4] = { 
 {26, 34, 22, 17}, 
 {24, 32, 19, 13}, 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 62 
 {28, 38, 25, 20} 
}; 
 Xử lý mảng nhiều chiều thì tương tự như là mảng một chiều nhưng phải 
xử lý các vòng lặp lồng nhau thay vì vòng lặp đơn. Danh sách 5.3 minh họa 
điều này bằng cách trình bày một hàm để tìm nhiệt độ cao nhất trong mảng 
seasonTemp. 
Danh sách 5.3 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
const int rows = 3; 
const int columns = 4; 
int seasonTemp[rows][columns] = { 
 {26, 34, 22, 17}, 
 {24, 32, 19, 13}, 
 {28, 38, 25, 20} 
}; 
int HighestTemp (int temp[rows][columns]) 
{ 
 int highest = 0; 
 for (register i = 0; i < rows; ++i) 
 for (register j = 0; j < columns; ++j) 
 if (temp[i][j] > highest) 
 highest = temp[i][j]; 
 return highest; 
} 
5.3. Con trỏ 
Con trỏ đơn giản chỉ là địa chỉ của một vị trí bộ nhớ và cung cấp cách gián 
tiếp để truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ. Biến con trỏ được định nghĩa để “trỏ 
tới” dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu cụ thể. Ví dụ, 
int *ptr1; // trỏ tới một int 
char *ptr2; // trỏ tới một char 
 Giá trị của một biến con trỏ là địa chỉ mà nó trỏ tới. Ví dụ, với các định 
nghĩa đã có và 
int num; 
chúng ta có thể viết: 
ptr1 = # 
 Ký hiệu & là toán tử lấy địa chỉ; nó nhận một biến như là một đối số và 
trả về địa chỉ bộ nhớ của biến đó. Tác động của việc gán trên là địa chỉ của 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 63 
num được khởi tạo tới ptr1. Vì thế, chúng ta nói rằng ptr1 trỏ tới num. Hình 5.2 
minh họa sơ lược điều này. 
Hình 5.2 Một con trỏ số nguyên đơn giản. 
 ptr1 num 
 Với ptr1 trỏ tới num thì biểu thức *ptr1 nhận giá trị của biến ptr1 trỏ tới và 
vì thế nó tương đương với num. Ký hiệu * là toán tử lấy giá trị; nó nhận con 
trỏ như một đối số và trả về nội dung của vị trí mà con trỏ trỏ tới. 
 Thông thường thì kiểu con trỏ phải khớp với kiểu dữ liệu mà được trỏ 
tới. Tuy nhiên, một con trỏ kiểu void* sẽ hợp với tất cả các kiểu. Điều này 
thật thuận tiện để định nghĩa các con trỏ có thể trỏ đến dữ liệu của những kiểu 
khác nhau hay là các kiểu dữ liệu gốc không được biết. 
 Con trỏ có thể được ép (chuyển kiểu) thành một kiểu khác. Ví dụ, 
ptr2 = (char*) ptr1; 
chuyển con trỏ ptr1 thành con trỏ char trước khi gán nó tới con trỏ ptr2. 
 Không quan tâm đến kiểu của nó thì con trỏ có thể được gán tới giá trị 
null (gọi là con trỏ null). Con trỏ null được sử dụng để khởi tạo cho các con 
trỏ và tạo ra điểm kết thúc cho các cấu trúc dựa trên con trỏ (ví dụ, danh sách 
liên kết). 
5.4. Bộ nhớ động 
Ngoài vùng nhớ stack của chương trình (thành phần được sử dụng để lưu trữ 
các biến toàn cục và các khung stack cho các lời gọi hàm), một vùng bộ nhớ 
khác gọi là heap được cung cấp. Heap được sử dụng cho việc cấp phát động 
các khối bộ nhớ trong thời gian thực thi chương trình. Vì thế heap cũng được 
gọi là bộ nhớ động (dynamic memory). Vùng nhớ stack của chương trình 
cũng được gọi là bộ nhớ tĩnh (static memory). 
 Có hai toán tử được sử dụng cho việc cấp phát và thu hồi các khối bộ nhớ 
trên heap. Toán tử new nhận một kiểu như là một đối số và được cấp phát một 
khối bộ nhớ cho một đối tượng của kiểu đó. Nó trả về một con trỏ tới khối đã 
được cấp phát. Ví dụ, 
int *ptr = new int; 
char *str = new char[10]; 
cấp phát tương ứng một khối cho lưu trữ một số nguyên và một khối đủ lớn 
cho lưu trữ một mảng 10 ký tự. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 64 
 Bộ nhớ được cấp phát từ heap không tuân theo luật phạm vi như các biến 
thông thường. Ví dụ, trong 
void Foo (void) 
{ 
 char *str = new char[10]; 
 //... 
} 
khi Foo trả về các biến cục bộ str được thu hồi nhưng các khối bộ nhớ được trỏ 
tới bởi str thì không. Các khối bộ nhớ vẫn còn cho đến khi chúng được giải 
phóng rõ ràng bởi các lập trình viên. 
 Toán tử delete được sử dụng để giải phóng các khối bộ nhớ đã được cấp 
phát bởi new. Nó nhận một con trỏ như là đối số và giải phóng khối bộ nhớ 
mà nó trỏ tới. Ví dụ: 
delete ptr; // xóa một đối tượng 
delete [] str; // xóa một mảng các đối tượng 
 Chú ý rằng khi khối nhớ được xóa là một mảng thì một cặp dấu [] phải 
được chèn vào để chỉ định công việc này. Sự quan trọng sẽ được giải thích 
sau đó khi chúng ta thảo luận về lớp. 
 Toán tử delete nên được áp dụng tới con trỏ mà trỏ tới bất cứ thứ gì vì một 
đối tượng được cấp phát động (ví dụ, một biến trên stack), một lỗi thực thi 
nghiêm trọng có thể xảy ra. Hoàn toàn vô hại khi áp dụng delete tới một biến 
không là con trỏ. 
 Các đối tượng động được sử dụng để tạo ra dữ liệu kéo dài tới khi lời gọi 
hàm tạo ra chúng. Danh sách 5.4 minh họa điều này bằng cách sử dụng một 
hàm nhận một tham số chuỗi và trả về bản sao của một chuỗi. 
Danh sách 5.4 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
#include 
char* CopyOf (const char *str) 
{ 
 char *copy = new char[strlen(str) + 1]; 
 strcpy(copy, str); 
 return copy; 
} 
Chú giải 
1 Đây là tập tin header chuỗi chuẩn khai báo các dạng hàm cho thao tác 
trên chuỗi. 
4 Hàm strlen (được khai báo trong thư viện string.h) đếm các ký tự trong đối 
số chuỗi của nó cho đến (nhưng không vượt quá) ký tự null sau cùng. Bởi 
vì ký tự null không được tính vào trong việc đếm nên chúng ta cộng thêm 
1 tới tổng và cấp phát một mảng ký tự của kích thước đó. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 65 
5 Hàm strcpy (được khai báo trong thư viện string.h) sao chép đối số thứ hai 
đến đối số thứ nhất của nó theo từng ký tự một bao gồm luôn cả ký tự 
null sau cùng. 
 Vì tài nguyên bộ nhớ là có giới hạn nên rất có thể bộ nhớ động có thể bị 
cạn kiệt trong thời gian thực thi chương trình, đặc biệt là khi nhiều khối lớn 
được cấp phát và không có giải phóng. Toán tử new không thể cấp phát một 
khối có kích thước được yêu cầu thì nó trả về 0. Chính lập trình viên phải 
chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề này. Cơ chế điều khiển ngoại lệ của 
C++ cung cấp một cách thức thực tế giải quyết những vấn đề như thế. 
5.5. Tính toán con trỏ 
Trong C++ chúng ta có thể thực hiện cộng hay trừ số nguyên trên con trỏ. 
Điều này thường xuyên được sử dụng bởi các lập trình viên được gọi là các 
tính toán con trỏ. Tính toán con trỏ thì không giống như là tính toán số 
nguyên bởi vì kết quả phụ thuộc vào kích thước của đối tượng được trỏ tới. 
Ví dụ, một kiểu int được biểu diễn bởi 4 byte. Bây giờ chúng ta có 
char *str = "HELLO"; 
int nums[] = {10, 20, 30, 40}; 
int *ptr = &nums[0]; // trỏ tới phần tử đầu tiên 
str++ tăng str lên một char (nghĩa là 1 byte) sao cho nó trỏ tới ký tự thứ hai của 
chuỗi "HELLO" nhưng ngược lại ptr++ tăng ptr lên một int (nghĩa là 4 bytes) 
sao cho nó trỏ tới phần tử thứ hai của nums. Hình 5.3 minh họa sơ lược điều 
này. 
Hình 5.3 Tính toán con trỏ. 
H E L L O \0 10 20 30 40
str
str++
ptr
ptr++ 
 Vì thế, các phần tử của chuỗi "HELLO" có thể được tham khảo tới như 
*str, *(str + 1), *(str + 2), vâng vâng. Tương tự, các phần tử của nums có thể được 
tham khảo tới như *ptr, *(ptr + 1), *(ptr + 2), và *(ptr + 3). 
 Một hình thức khác của tính toán con trỏ được cho phép trong C++ liên 
quan đến trừ hai con trỏ của cùng kiểu. Ví dụ: 
int *ptr1 = &nums[1]; 
int *ptr2 = &nums[3]; 
int n = ptr2 - ptr1; // n trở thành 2 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 66 
 Tính toán con trỏ cần khéo léo khi xử lý các phần tử của mảng. Danh 
sách 5.5 trình bày ví dụ một hàm sao chép chuỗi tương tự như hàm định nghĩa 
sẵn strcpy. 
Danh sách 5.5 
1 
 2 
3 
 4 
void CopyString (char *dest, char *src) 
{ 
 while (*dest++ = *src++) ; 
} 
Chú giải 
3 Điều kiện của vòng lặp này gán nội dung của chuỗi src cho nội dung của 
chuỗi dest và sau đó tăng cả hai con trỏ. Điều kiện này trở thành 0 khi ký 
tự null kết thúc của chuỗi src được chép tới chuỗi dest. 
Một biến mảng (như nums) chính nó là địa chỉ của phần tử đầu tiên của mảng 
mà nó đại diện. Vì thế các phần tử của mảng nums cũng có thể được tham 
khảo tới bằng cách sử dụng tính toán con trỏ trên nums, nghĩa là nums[i] tương 
đương với *(nums + i). Khác nhau giữa nums và ptr ở chỗ nums là một hằng vì 
thế nó không thể được tạo ra để trỏ tới bất cứ thứ gì nữa trong khi ptr là một 
biến và có thể được tạo ra để trỏ tới các số nguyên bất kỳ. 
 Danh sách 5.6 trình bày hàm HighestTemp (đã được trình bày trước đó 
trong Danh sách 5.3) có thể được cải tiến như thế nào bằng cách sử dụng tính 
toán con trỏ. 
Danh sách 5.6 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
int HighestTemp (const int *temp, const int rows, const int columns) 
{ 
 int highest = 0; 
 for (register i = 0; i < rows; ++i) 
 for (register j = 0; j < columns; ++j) 
 if (*(temp + i * columns + j) > highest) 
 highest = *(temp + i * columns + j); 
 return highest; 
} 
Chú giải 
1 Thay vì truyền một mảng tới hàm, chúng ta truyền một con trỏ int và hai 
tham số thêm vào đặc tả kích cỡ của mảng. Theo cách này thì hàm không 
bị hạn chế tới một kích thước mảng cụ thể. 
6 Biểu thức *(temp + i * columns + j) tương đương với temp[i][j] trong phiên 
bản hàm trước. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 67 
 Hàm HighestTemp có thể được đơn giản hóa hơn nữa bằng cách xem temp 
như là một mảng một chiều của row * column số nguyên. Điều này được trình 
bày trong Danh sách 5.7. 
Danh sách 5.7 
1 
 2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
int HighestTemp (const int *temp, const int rows, const int columns) 
{ 
 int highest = 0; 
 for (register i = 0; i < rows * columns; ++i) 
 if (*(temp + i) > highest) 
 highest = *(temp + i); 
 return highest; 
} 
5.6. Con trỏ hàm 
Chúng ta có thể lấy địa chỉ một hàm và lưu vào trong một con trỏ hàm. Sau 
đó con trỏ có thể được sử dụng để gọi gián tiếp hàm. Ví dụ, 
int (*Compare)(const char*, const char*); 
định nghĩa một con trỏ hàm tên là Compare có thể giữ địa chỉ của bất kỳ hàm 
nào nhận hai con trỏ ký tự hằng như là các đối số và trả về một số nguyên. Ví 
dụ hàm thư viện so sánh chuỗi strcmp thực hiện như thế. Vì thế: 
Compare = &strcmp; // Compare trỏ tới hàm strcmp 
Toán tử & không cần thiết và có thể bỏ qua: 
Compare = strcmp; // Compare trỏ tới hàm strcmp 
Một lựa chọn khác là con trỏ có thể được định nghĩa và khởi tạo một lần: 
int (*Compare)(const char*, const char*) = strcmp; 
 Khi địa chỉ hàm được gán tới con trỏ hàm thì hai kiểu phải khớp với 
nhau. Định nghĩa trên là hợp lệ bởi vì hàm strcmp có một nguyên mẫu hàm 
khớp với hàm. 
int strcmp(const char*, const char*); 
 Với định nghĩa trên của Compare thì hàm strcmp hoặc có thể được gọi trực 
tiếp hoặc có thể được gọi gián tiếp thông qua Compare. Ba lời gọi hàm sau là 
tương đương: 
strcmp("Tom", "Tim"); // gọi trực tiếp 
(*Compare)("Tom", "Tim"); // gọi gián tiếp 
Compare("Tom", "Tim"); // gọi gián tiếp (ngắn gọn) 
 Cách sử dụng chung của con trỏ hàm là truyền nó như một đối số tới một 
hàm khác; bởi vì thông thường các hàm sau yêu cầu các phiên bản khác nhau 
của hàm trước trong các tình huống khác nhau. Một ví dụ dễ hiểu là hàm tìm 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 68 
kiếm nhị phân thông qua một mảng sắp xếp các chuỗi. Hàm này có thể sử 
dụng một hàm so sánh (như là strcmp) để so sánh chuỗi tìm kiếm ngược lại 
chuỗi của mảng. Điều này có thể không thích hợp đối với tất cả các trường 
hợp. Ví dụ, hàm strcmp là phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Nếu chúng ta 
thực hiện tìm kiếm theo cách không phân biệt dạng chữ sau đó một hàm so 
sánh khác sẽ được cần. 
 Như được trình bày trong Danh sách 5.8 bằng cách để cho hàm so sánh 
một tham số của hàm tìm kiếm, chúng ta có thể làm cho hàm tìm kiếm độc 
lập với hàm so sánh. 
Danh sách 5.8 
1 
 2 
3 
 4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
int BinSearch (char *item, char *table[], int n, 
 int (*Compare)(const char*, const char*)) 
{ 
 int bot = 0; 
 int top = n - 1; 
 int mid, cmp; 
 while (bot <= top) { 
 mid = (bot + top) / 2; 
 if ((cmp = Compare(item,table[mid])) == 0) 
 return mid; // tra ve chi so hangg muc 
 else if (cmp < 0) 
 top = mid - 1; // gioi hạn tim kiem toi nua thap hon 
 else 
 bot = mid + 1; // gioi han tim kiem toi nua cao hon 
 } 
 return -1; // khong tim thay 
} 
Chú giải 
1 Tìm kiếm nhị phân là một giải thuật nổi tiếng để tìm kiếm thông qua một 
danh sách các hạng mục đã được sắp xếp. Danh sách tìm kiếm được biểu 
diễn bởi table – một mảng các chuỗi có kích thước n. Hạng mục tìm kiếm 
được biểu thị bởi item. 
2 Compare là con trỏ hàm được sử dụng để so sánh item với các phần tử của 
mảng. 
7 Ở mỗi vòng lặp, việc tìm kiếm được giảm đi phân nữa. Điều này được 
lặp lại cho tới khi hai đầu tìm kiếm giao nhau (được biểu thị bởi bot và 
top) hoặc cho tới khi một so khớp được tìm thấy. 
9 Hạng mục được so sánh với mục ở giữa của mảng. 
10 Nếu item khớp với hạng mục giữa thì trả về chỉ mục của phần sau. 
11 Nếu item nhỏ hơn hạng mục giữa thì sau đó tìm kiếm được giới hạn tới 
nữa thấp hơn của mảng. 
14 Nếu item lớn hơn hạng mục giữa thì sau đó tìm kiếm được giới hạn tới 
nữa cao hơn của mảng.. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 69 
16 Trả về -1 để chỉ định rằng không có một hạng mục so khớp. 
 Ví dụ sau trình bày hàm BinSearch có thể được gọi với strcmp được truyền 
như hàm so sánh như thế nào: 
char *cities[] = {"Boston", "London", "Sydney", "Tokyo"}; 
cout << BinSearch("Sydney", cities, 4, strcmp) << '\n'; 
Điều này sẽ xuất ra 2 như được mong đợi. 
5.7. Tham chiếu 
Một tham chiếu (reference) là một biệt hiệu (alias) cho một đối tượng. Ký 
hiệu được dùng cho định nghĩa tham chiếu thì tương tự với ký hiệu dùng cho 
con trỏ ngoại trừ & được sử dụng thay vì *. Ví dụ, 
double num1 = 3.14; 
double &num2 = num1; // num2 là một tham chiếu tới num1 
định nghĩa num2 như là một tham chiếu tới num1. Sau định nghĩa này cả hai 
num1 và num2 tham khảo tới cùng một đối tượng như thể chúng là cùng biến. 
Cần biết rõ là một tham chiếu không tạo ra một bản sao của một đối tượng mà 
chỉ đơn thuần là một biệt hiệu cho nó. Vì vậy, sau phép gán 
num1 = 0.16; 
cả hai num1 và num2 sẽ biểu thị giá trị 0.16. 
 Một tham chiếu phải luôn được khởi tạo khi nó được định nghĩa: nó là 
một biệt danh cho cái gì đó. Việc định nghĩa một tham chiếu rồi sau đó mới 
khởi tạo nó là không đúng luật. 
double &num3; // không đúng luật: tham chiếu không có khởi tạo 
num3 = num1; 
 Bạn cũng có thể khởi tạo tham chiếu tới một hằng. Trong trường hợp 
này, một bản sao của hằng được tạo ra (sau khi bất kỳ sự chuyển kiểu cần 
thiết nào đó) và tham chiếu được thiết lập để tham chiếu tới bản sao đó. 
int &n = 1; // n tham khảo tới bản sao của 1 
Lý do mà n lại tham chiếu tới bản sao của 1 hơn là tham chiếu tới chính 1 là 
sự an toàn. Bạn hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp sau: 
int &x = 1; 
++x; 
int y = x + 1; 
1 ở hàng đầu tiên và 1 ở hàng thứ ba giống nhau là cùng đối tượng (hầu hết 
các trình biên dịch thực hiện tối ưu hằng và cấp phát cả hai 1 trong cùng một 
vị trí bộ nhớ). Vì thế chúng ta mong đợi y là 3 nhưng nó có thể chuyển thành 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 70 
4. Tuy nhiên, bằng cách ép buộc x là một bản sao của 1 nên trình biên dịch 
đảm bảo rằng đối tượng được biểu thị bởi x sẽ khác với cả hai 1. 
 Việc sử dụng chung nhất của tham chiếu là cho các tham số của hàm. 
Các tham số của hàm thường làm cho dễ dàng kiểu truyền-bằng-tham chiếu, 
trái với kiểu truyền-bằng-giá trị mà chúng ta sử dụng đến thời điểm này. Để 
quan sát sự khác nhau hãy xem xét ba hàm swap trong Danh sách 5.9. 
Danh sách 5.9 
1 
 2 
3 
 4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
18 
void Swap1 (int x, int y) // truyền bằng trị (đối tượng) 
{ 
 int temp = x; 
 x = y; 
 y = temp; 
} 
void Swap2 (int *x, int *y) // truyền bằng địa chỉ (con trỏ) 
{ 
 int temp = *x; 
 *x = *y; 
 *y = temp; 
} 
void Swap3 (int &x, int &y) // truyền bằng tham chiếu 
{ 
 int temp = x; 
 x = y; 
 y = temp; 
} 
Chú giải 
1 Mặc dù Swap1 chuyển đối x và y, điều này không ảnh hưởng tới các đối 
số được truyền tới hàm bởi vì Swap1 nhận một bản sao của các đối số. 
Những thay đổi trên bản sao thì không ảnh hưởng đến dữ liệu gốc. 
7 Swap2 vượt qua vấn đề của Swap1 bằng cách sử dụng các tham số con trỏ 
để thay thế. Thông qua giải tham khảo (dereferencing) các con trỏ Swap2 
lấy giá trị gốc và chuyển đổi chúng. 
13 Swap3 vượt qua vấn đề của Swap1 bằng cách sử dụng các tham số tham 
chiếu để thay thế. Các tham số trở thành các biệt danh cho các đối số 
được truyền tới hàm và vì thế chuyển đổi chúng khi cần. 
 Swap3 có thuận lợi thêm, cú pháp gọi của nó giống như Swap1 và không 
có liên quan đến định địa chỉ (addressing) hay là giải tham khảo 
(dereferencing). Hàm main sau minh họa sự khác nhau giữa các lời gọi hàm 
Swap1, Swap2, và Swap3. 
int main (void) 
{ 
 int i = 10, j = 20; 
 Swap1(i, j); cout << i << ", " << j << '\n'; 
 Swap2(&i, &j); cout << i << ", " << j << '\n'; 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 71 
 Swap3(i, j); cout << i << ", " << j << '\n'; 
} 
Khi chạy chương trình sẽ cho kết quả sau: 
10, 20 
20, 10 
20, 10 
5.8. Định nghĩa kiểu 
Typedef là cú pháp để mở đầu cho các tên tượng trưng cho các kiểu dữ liệu. 
Như là một tham chiếu định nghĩa một biệt danh cho một đối tượng, một 
typedef định nghĩa một biệt danh cho một kiểu. Mục đích cơ bản của nó là để 
đơn giản hóa các khai báo kiểu phức tạp khác như một sự trợ giúp để cải 
thiện khả năng đọc. Ở đây là một vài ví dụ: 
typedef char *String; 
typedef char Name[12]; 
typedef unsigned int uint; 
Tác dụng của các định nghĩa này là String trở thành một biệt danh cho char*, 
Name trở thành một biệt danh cho một mảng gồm 12 char, và uint trở thành 
một biệt danh cho unsigned int. Vì thế: 
String str; // thì tương tự như: char *str; 
Name name; // thì tương tự như: char name[12]; 
uint n; // thì tương tự như: unsigned int n; 
 Khai báo phức tạp của Compare trong Danh sách 5.8 là một minh họa tốt 
cho typedef: 
typedef int (*Compare)(const char*, const char*); 
int BinSearch (char *item, char *table[], int n, Compare comp) 
{ 
 //... 
 if ((cmp = comp(item, table[mid])) == 0) 
 return mid; 
 //... 
} 
typedef mở đầu Compare như là một tên kiểu mới cho bất kỳ hàm với nguyên 
mẫu (prototype) cho trước. Người ta cho rằng điều này làm cho dấu hiệu của 
BinSearch đơn giản hơn. 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 72 
Bài tập cuối chương 5 
5.1 Định nghĩa hai hàm tương ứng thực hiện nhập vào các giá trị cho các phần tử 
của mảng và xuất các phần tử của mảng: 
void ReadArray (double nums[], const int size); 
void WriteArray (double nums[], const int size); 
5.2 Định nghĩa một hàm đảo ngược thứ tự các phần tử của một mảng số thực: 
void Reverse (double nums[], const int size); 
5.3 Bảng sau đặc tả các nội dung chính của bốn loại hàng của các ngũ cốc điểm 
tâm. Định nghĩa một mảng hai chiều để bắt dữ liệu này: 
 Sơ Đường Béo Muối 
Top Flake 12g 25g 16g 0.4g 
Cornabix 22g 4g 8g 0.3g 
Oatabix 28g 5g 9g 0.5g 
Ultrabran 32g 7g 2g 0.2g 
Viết một hàm xuất bảng này từng phần tử một. 
5.4 Định nghĩa một hàm để nhập vào danh sách các tên và lưu trữ chúng như là 
các chuỗi được cấp phát động trong một mảng và một hàm để xuất chúng: 
void ReadNames (char *names[], const int size); 
void WriteNames (char *names[], const int size); 
 Viết một hàm khác để sắp xếp danh sách bằng cách sử dụng giải thuật sắp 
xếp nổi bọt (bubble sort): 
void BubbleSort (char *names[], const int size); 
 Sắp xếp nổi bọt liên quan đến việc quét lặp lại danh sách, trong đó trong khi 
thực hiện quét các hạng mục kề nhau được so sánh và đổi chỗ nếu không theo 
thứ tự. Quét mà không liên quan đến việc đổi chỗ chỉ ra rằng danh sách đã 
được sắp xếp thứ tự. 
5.5 Viết lại hàm sau bằng cách sử dụng tính toán con trỏ: 
char* ReverseString (char *str) 
{ 
 int len = strlen(str); 
 char *result = new char[len + 1]; 
 for (register i = 0; i < len; ++i) 
 result[i] = str[len - i - 1]; 
 result[len] = '\0'; 
 return result; 
} 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 73 
5.6 Viết lại giải thuật BubbleSort (từ bài 5.4) sao cho nó sử dụng một con trỏ hàm 
để so sánh các tên. 
5.7 Viết lại các mã sau bằng cách sử dụng định nghĩa kiểu: 
void (*Swap)(double, double); 
char *table[]; 
char *&name; 
usigned long *values[10][20]; 
Chapter 5: Mảng, con trỏ, và tham chiếu 74 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_trinh_huong_doi_tuong_c_chuong_5_mang_con_tro.pdf