Bài giảng Lập trình Java - Bài 2: Xử lý ngoại lệ
1.1 Cơ bản về ngoại lệ
Ngoại lệ là gì?
• Có những lỗi chỉ khi chạy chương mới xuất hiện và
chương trình đang chạy lập tức ngừng lại và xuất hiện
thông báo lỗi – đó chính là ngoại lệ (exception).
• Ví dụ: Chương trình chia 2 số. Nếu ta cho mẫu số =0
thì phát sinh lỗi và đó được coi là 1 ngoại lệ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình Java - Bài 2: Xử lý ngoại lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình Java - Bài 2: Xử lý ngoại lệ
BÀI 2 Xử lý ngoại lệ Nhắc lại bài cũ Package và Interface Sử dụng package Các từ khóa public, protected, private Các package chuẩn của Java Khái niệm inteface Thực thi interface Kế thừa interface 2 Nội dung bài học 3 1. Sử dụng khối trycatch để xử lý ngoại lệ 2. Sử dụng final trong khối trycatch 3. Sử dụng từ khóa throws và throw 1. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Trong phần này có các nội dung: 1.1. Cơ bản về ngoại lệ (Exception) 1.2. Sử dụng try catch để xử lý ngoại lệ - try có nhiều catch - khối try lồng nhau 4 1.1 Cơ bản về ngoại lệ Ngoại lệ là gì? • Có những lỗi chỉ khi chạy chương mới xuất hiện và chương trình đang chạy lập tức ngừng lại và xuất hiện thông báo lỗi – đó chính là ngoại lệ (exception). • Ví dụ: Chương trình chia 2 số. Nếu ta cho mẫu số =0 thì phát sinh lỗi và đó được coi là 1 ngoại lệ. 5 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ 6 • Class Throwable xử lý lỗi và ngoại lệ (Error, Exception). • Tất cả các class dưới đây đều nằm trong gói java.lang, ngoại trừ class IOException là nằm trong gói java.io ClassNotFoundException CloneNotSupportedException IllegalAccessException InstantialtionException IOException * RuntimeException LinkageError ThreadDeath VitualMachineError ArithmeticException IllegalArgumentException IndexOutOfBoundsException NullPointerException More class Exception Error Throwable 1.1 Cơ bản về ngoại lệ • Có nhiều ngoại lệ là lớp con của lớp Exception • RuntimeErrorException là lớp con của lớp Exception • RuntimeErrorException là các ngoại lệ chỉ xảy khi chạy chương trình. • Người lập trình có thể tự tạo các class kế thừa từ class Exception. Class Exception • Chỉ những lỗi nghiêm trọng và không dự đoán trước được như VirtualMachineError, LinkageError, ThreadDead • Các ngoại lệ Error ít được xử lý Class Error 7 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ 8 Ngoại lệ ‘unchecked’: • Là các ngoại lệ không cần phải ‘catch’ khi viết mã • Là các class Error, RuntimeException và các lớp con của chúng Ngoại lệ ‘checked’: • Là các ngoại lệ phải được ‘catch’ khi viết mã • Là các class còn lại 9 Throwable Error Unchecked Error Exception Runtime Exception Unchecked Exceptions Checked Exceptions 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ 10 Một số ngoại lệ ‘checked’: • ClassNotFoundException • IOException • FileNotFoundException • EOFException Một số ngoại lệ ‘unchecked’ • ArithmeticException • IllegalArgumentException • IndexOutOfBoundException • NullPointerException • InputMismatchException 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Sử dụng từ khóa try và catch 11 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ try{ //Khối lệnh }catch(){ //Khối lệnh xử lý ngoại lệ } Ví dụ: Nếu không dùng try catch, xét ví dụ sau: c=a/b; System.out.println(“Sau phep chia !”);(*) 12 Câu lệnh (*) sẽ không được thực hiện nếu mẫu số b=0, chương trình lập tức ngừng lại và xuất hiện thông báo lỗi của hệ thống 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Ví dụ: try{ c=a/b; }catch(Exception e){ System.out.println(“Có lỗi “+e); } System.out.println(“Sau phép chia !”); (*) 13 Câu lệnh (*) sẽ luôn được thực hiện dù mẫu số b=0 hay b!=0. 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ • Trong một đoạn code có thể có nhiều ngoại lệ xảy ra nên ta sẽ dùng nhiều catch để xử lý các ngoại lệ đó. • Các lệnh catch thường được viết theo thứ tự xuất hiện của ngoại lệ. • Chú ý: Tất cả các ngoại lệ sẽ là lớp con của class Exception nên catch cuối cùng sẽ là Exception. Dùng try có nhiều catch 14 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Dùng try có nhiều catch 15 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ 16 Nếu xuất hiện ngoại lệ phép chia cho 0 thì lệnh (1) sẽ xử lý, còn các ngoại lệ khác sẽ được xử lý bởi lệnh (2). Nếu đặt (2) đổi chỗ cho (1) thì (2) sẽ xử lý luôn ngoại lệ chia cho 0 vì như thế không cần (1) nữa. Vì thế không thể thay đổi vị trí giữa lệnh (1) và lệnh (2) 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Khối try lồng nhau 17 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ Trong khối finally sẽ chứa một khối mã sẽ thực hiện sau khối try/catch. Khối finally sẽ được thực hiện dù ngoại lệ có xuất hiện hay không. Tuy nhiên, mỗi try sẽ yêu cầu có ít nhất 1 catch hoặc 1 finally. 18 1.2. Sử dụng khối try catch để xử lý ngoại lệ try catch finally try catch try finally 2. Sử dụng từ khóa final trong try catch static void proA(){ try{ System.out.println(“Trong phương thức proA"); throw new RuntimeException("Demo"); (1) } finally{ System.out.println(“Trong khối finally của proA”); } } 19 static void proB(){ try{ System.out.println(“Trong phương thức proB"); return; } finally{ System.out.println(“Trong khối finally của proB”); } } 20 2. Sử dụng từ khóa final trong try catch static void proC(){ try{ System.out.println(“Trong phương thức proC"); } finally{ System.out.println(“Trong khối finally của proC”); } } 2. Sử dụng từ khóa final trong try catch Nhận xét: • ở procA() có tạo ra ngoại lệ mà vẫn chạy khối finally • ở procB() có return mà vẫn chạy khối finally. 3. Sử dụng từ khóa throws và throw Từ khóa throws Từ khóa throws được sử dụng trong method dùng để đề xuất các ngoại lệ có thể xảy ra trong method đó. Có những method sử dụng một số lệnh mà các lệnh đó có thể xảy ra ngoại lệ ‘checked’ nên chúng ta bắt buộc phải xử lý ngoại lệ đó. Ví dụ khi xử lý các lệnh thao tác với file, phải xử lý ngoại lệ ‘checked’ FileNotFoundException. Tất cả các ngoại lệ được khai báo bởi throws đều phải được xử lý, nếu không có đủ sẽ bị thông báo lỗi. 22 3. Sử dụng từ khóa throws và throw Ví dụ 1: 23 3. Sử dụng từ khóa throws và throw Ví dụ 1 (tiếp): 24 3. Sử dụng từ khóa throws và throw Ví dụ 2: Dùng cách throws trong phương thức main 25 3. Sử dụng từ khóa throws và throw Thông thường các exception sẽ được ‘ném’ ra bởi hệ thống Java runtime. Tuy vậy ta vẫn có thể lập trình để ‘ném’ ra các ngoại lệ khi gặp một tình huống nào đó trong khi lập trình. Trong một phương thức có thể throw nhiều ngoại lệ. Có 2 cách để ‘ném’ (throw) ra các ngoại lệ: • Dùng toán tử new • Đưa 1 tham số vào mệnh đề catch. Ví dụ: if (check==0) throw new NullPointerException(); 26 Bài 1: Lập trình Java 3. Sử dụng từ khóa throws và throw 27 3. Sử dụng từ khóa throws và throw 28 Chúng ta có thể tự viết class xử lý ngoại lệ của riêng mình bằng cách kế thừa class Exception của Java: 3. Sử dụng từ khóa throws và throw 29 Tổng kết bài học Ngoại lệ là các lỗi chỉ xảy ra khi chạy chương trình Khi gặp ngoại lệ thì chương trình lập tức dừng lại Dùng try catch để xử lý ngoại lệ theo ý đồ của người lập trình. Dùng try có nhiều catch Dùng try lồng nhau Sử dụng try-catch-finally Sử dụng từ khóa throws Sử dụng từ khóa throw 30
File đính kèm:
- bai_giang_lap_trinh_java_bai_2_xu_ly_ngoai_le.pdf