Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư

1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn

1.1.1 Khái niệm đầu tư

Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao

động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản

xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát

từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về

đầu tư.

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt

động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các

nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên

nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài

chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại

nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực

đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài

chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một

thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:

- Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc

thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ

thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,

các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ

phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có

thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng

một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định

đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.

- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện

qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế

xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng

đồng

pdf 172 trang yennguyen 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư

Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư
Bài giảng môn học 
LẬP VÀ PHÂN TÍCH 
DỰ ÁN ĐẦU TƯ 
Version 1.0
i
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................................................1 
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ ĐẦU TƯ ............................................................................................................1 
1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn ................................................................................................... 1 
1.1.1 Khái niệm đầu tư ................................................................................................................... 1 
1.1.2 Các loại đầu tư ...................................................................................................................... 2 
1.1.3 Các giai đoạn đầu tư .............................................................................................................. 3 
1.2 Khái niệm dự án và dự án đầu tư ................................................................................................. 4 
1.2.1 Dự án và những quan niệm về dự án ...................................................................................... 4 
1.2.2 Dự án đầu tư ......................................................................................................................... 8 
1.3 Quản trị dự án đầu tư .................................................................................................................. 9 
Chương 2 ........................................................................................................................................................ 10 
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................................... 10 
2.1 Khái quát các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư ................................................. 10 
2.1.1 Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư.......................................................................................10 
2.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi ........................................................................................................11 
2.1.3 Nghiên cứu khả thi ...............................................................................................................15 
2.2 Trình tự nghiên cứu và lập dự án đầu tư khả thi ......................................................................... 19 
2.2.1 Xác định mục đích yêu cầu ...................................................................................................19 
2.2.2 Lập nhóm soạn thảo .............................................................................................................19 
2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư khả thi ........................................................20 
2.3 Phương pháp trình bày một dự án đầu tư khả thi ........................................................................ 22 
2.3.1 Bố cục thông thường của một dự án khả thi ..........................................................................22 
2.3.2 Khái quát trình bày các phần của một dự án đầu tư khả thi ....................................................22 
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................................... 25 
TỔ CHỨC QUẢN TRỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................................................... 25 
3.1 Khái niệm và mục tiêu của quản lý dự án đầu tư ........................................................................ 25 
3.1.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư ............................................................................................25 
3.1.2 Mô hình quản lý thực hiện dự án đầu tư ................................................................................25 
3.1.3 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư ........................................................................................31 
3.1.4 Lĩnh vực quản lý dự án .........................................................................................................32 
3.1.5 Cán bộ quản lý dự án đầu tư .................................................................................................33 
3.2 Nhiệm vụ và cơ chế quản lý dự án đầu tư .................................................................................. 35 
3.2.1 Nhiệm vụ của công tác quản lý dự án đầu tư .........................................................................35 
3.2.2 Cơ chế quản lý dự án đầu tư .................................................................................................37 
3.3 Nguyên tắc và phương pháp quản lý dự án đầu tư ...................................................................... 37 
3.3.1 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư ...........................................................................................37 
3.3.2 Các phương pháp quản lý dự án đầu tư .................................................................................37 
3.3.3 Một số công cụ quản lý dự án đầu tư.....................................................................................38 
3.3.4 Phương tiện quản lý dự án đầu tư..........................................................................................39 
CHƯƠNG 3A ................................................................................................................................................. 40 
QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................. 40 
3A.1 Khái niệm và mục đích của quản lý thời gian và tiến độ dự án đầu tư ......................................... 40 
3A.2 Mạng công việc ........................................................................................................................ 40 
3A.2.1 Khái niệm và tác dụng .............................................................................................................. 40 
3A.2.2 Sơ đồ mạng công việc ............................................................................................................... 41 
3A.2.3 Phương pháp biểu diễn mạng công việc ..................................................................................... 41 
3A.3 Kỹ thuật PERT và CPM ............................................................................................................ 44 
3A.3.1 Xây dựng sơ đồ PERT/CPM ..................................................................................................... 44 
3A.3.2 Phương pháp dự tính thời gian cho từng công việc: ................................................................... 47 
3A.4 Phương pháp biểu đồ GANTT................................................................................................... 48 
Chương 3B ...................................................................................................................................................... 50 
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .......................................................... 50 
3B.1 Khái niệm, tác dụng và đặc điểm của dự toán ngân sách ............................................................ 50 
3B.1.1 Khái niệm, phân loại ........................................................................................................50 
3B.1.2 Tác dụng của dự toán ngân sách .......................................................................................50 
3B.1.3 Đặc điểm của dự toán ngân sách dự án. ............................................................................51 
3B.2 Phương pháp dự toán ngân sách ................................................................................................ 51 
3B.2.1 Phương pháp dự toán ngân sách từ cao xuống thấp ...........................................................51 
3B.2.2 Phương pháp dự toán ngân sách từ thấp đến cao ...............................................................52 
ii
3B.2.3 Phương pháp kết hợp .......................................................................................................52 
3B.2.4 Dự toán ngân sách theo dự án ..........................................................................................53 
3B.2.5 Dự toán ngân sách theo khoản mục và công việc ..............................................................53 
3B.3 Quản lý chi phí dự án đầu tư ..................................................................................................... 54 
3B.3.1 Phân tích dòng chi phí dự án ............................................................................................54 
3B.3.2 Kiểm soát chi phí dự án ...................................................................................................54 
CHƯƠNG 3C ................................................................................................................................................. 56 
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................................... 56 
3C.1 Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng và ý nghĩa của quản lý chất lượng ............................. 56 
3C.1.1 Khái niệm chất lượng.......................................................................................................56 
3C.1.2 Quản lý chất lượng dự án .................................................................................................56 
3C.1.3 Tác dụng của quản lý chất lượng dự án ............................................................................57 
3C.2 Nội dung chủ yếu của quản lý chất lượng dự án đầu tư .............................................................. 57 
3C.2.1 Lập kế hoạch chất lượng dự án .........................................................................................57 
3C.2.2 Đảm bảo chất lượng dự án ...............................................................................................58 
3C.2.3 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng dự án ...............................................................................58 
3C.3 Chi phí làm chất lượng .............................................................................................................. 59 
3C.3.1 Tổn thất nội bộ ................................................................................................................59 
3C.3.2 Tổn thất bên ngoài ...........................................................................................................59 
3C.3.3 Chi phí ngăn ngừa............................................................................................................59 
3C.3.4 Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng ..............................................................60 
3C.4 Các công cụ quản lý chất lượng dự án đầu tư ............................................................................. 61 
3C.4.1 Lưu đồ hay biểu đồ quá trình ...........................................................................................61 
3C.4.2 Biểu đồ hình xương cá (biểu đồ nhân quả)........................................................................62 
3C.4.3 Biểu đồ Parento ...............................................................................................................63 
3C.4.4 Biểu đồ kiểm soát thực hiện .............................................................................................64 
3C.4.5 Biểu đồ phân bố mật độ ...................................................................................................64 
CHƯƠNG 3D ................................................................................................................................................. 66 
QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................................................ 66 
3D.1 Khái niệm và phân loại quản lý rủi ro ........................................................................................ 66 
3D.1.1 Khái niệm quản lý rủi ro ..................................................................................................66 
3D.1.2 Phân loại .........................................................................................................................66 
3D.2 Chương trình quản lý rủi ro ....................................................................................................... 67 
3D.2.1 Xác định rủi ro.................................................................................................................67 
3D.2.2 Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại ...........................................................................68 
3D.2.3 Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro .................................................................................68 
3D.2.4 Các phương pháp quản lý rủi ro .......................................................................................69 
3D.3 Phương pháp đo lường rủi ro ..................................................................................................... 70 
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................................................... 71 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................................................................................. 71 
4.1 Mục đích và tác dụng của nghiên cứu tài chính .......................................................................... 71 
4.2 Xác định tỷ suất tính toán và thời điểm tính toán ....................................................................... 71 
4.2.1 Xác định tỷ suất tính toán ................................................................................................ 71 
4.2.2 Chọn thời điểm tính toán ................................................................................................. 73 
4.3 Nội dung nghiên cứu tài chính dự án đầu tư ............................................................................... 74 
4.3.1 Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án ......................................... 74 
4.3.2 Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án ........................................................................... 76 
4.3.3 Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án .................................................................... 76 
4.3.4 Xác định các thông số khác của dự án .............................................................................. 77 
4.4 Lập bảng thông số cơ bản của dự án .......................................................................................... 77 
4.5 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án .................... 77 
4.5.1 Các công cụ tài chính dùng phân tích ngân lưu dự án ....................................................... 77 
4.5.2 Các quan điểm khác nhau trong việc xây dựng kế hoạch ngân lưu .................................... 89 
4.5.3 Tính các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án ................................ ...  tổng chi phí của 
dự án và miền biến động của nó. 
- Phân tích độ nhạy để thấy được hướng thay đổi của các kết quả đánh giá dự án. 
 Ý nghĩa: Phân tích độ nhạy giúp nhà phân tích xác định được miền hiệu quả của dự 
án, xác định được mức chi phí và mức thu nhập nào khi kết hợp với nhau thì dự án đáng giá 
(chẳng hạn, có NPV>0). Phân tích độ nhạy còn giúp cho nhà đầu tư xác định được ngưỡng 
chấp nhận của một dự án. 
Ví dụ 21. Tình huống dùng để phân tích rủi ro: Công ty cổ phần Á Đông 
Công ty cổ phần Á Đông là một công ty chuyên thiết kế các phần mềm ứng dụng. Để 
có thể mở rộng thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty nước ngoài, công 
ty dự định sắp tới sẽ tung ra thị trường một sản phẩm mới. Để đảm bảo sự thành công của sản 
158
phẩm này, công ty dự định sẽ đầu tư một thiết bị mới có giá trị là 10 tỷ VNĐ (kể cả chi phí 
lắp đặt). Cho rằng tuổi thọ kỳ vọng của sản phẩm mới là 4 năm. Dự kiến doanh thu từ bán sản 
phẩm mới sẽ vào khoảng 10.5 tỷ VNĐ trong năm thứ 1, tăng lên 15% vào năm thứ 2, tăng 
25% vào năm thứ 3 và giữ nguyên không đổi cho đến năm kết thúc dự án. Chi phí biến đổi 
ước tính là 60% doanh thu. Chi phí cố định là 1tỷ VNĐ. Thuế thu nhập công ty phải chịu là 
28%. Thiết bị mới được khấu hao theo đường thẳng. Nhu cầu vốn lưu động của dự án là 1.5 
tỷ VNĐ. Biết suất chiết khấu dự án là 10%. 
Công ty có nên đầu tư mua thiết bị mới này không? Sử dụng phương pháp độ nhạy để 
đánh giá rủi ro dự án theo hai biến số doanh thu và chi phí của dự án. 
Giải quyết tình huống: 
1. Phân tích dự án 
Bảng 13. Kế hoạch lãi lỗ của dự án thuộc công ty Á Đông (ĐVT: Tỷ VNĐ) 
STT Khoản mục 0 1 2 3 4 
1 Doanh thu 10.500 12.075 15.094 15.094 
2 Biến phí 6.300 7.245 9.056 9.056 
3 định phí 1.000 1.000 1.000 1.000 
4 Khấu hao 2.500 2.500 2.500 2.500 
5 Thu nhập trước thuế 0.700 1.330 2.538 2.538 
6 Thuế 0.196 0.372 0.711 0.711 
7 Lãi ròng 0.504 0.958 1.827 1.827 
Bảng 14. Bảng ngân lưu của dự án thuộc công ty Á Đông (ĐVT: tỷ VNĐ) 
STT Khoản mục 0 1 2 3 4 
1 Ngân lưu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh 
Lãi ròng 0.504 0.958 1.827 1.827 
Khấu hao 2.500 2.500 2.500 2.500 
Thu hồi vốn lưu động 1.5 
Tổng NL từ sản xuất 0 3.004 3.4576 4.327 5.827 
2 Ngân lưu ra từ đầu tư 
Mua thiết bị mới 10 
Nhu cầu vốn lưu động 1.5 
Tổng NL từ đầu tư 11.5 0 0 0 0 
3 Ngân lưu ròng -11.5 3.004 3.4576 4.327 5.827 
Với suất chiết khấu của dự án là r = 10% thì các chỉ tiêu tài chính của dự án như sau: 
NPV = 1.32 tỷ VNĐ 
IRR = 14.63 %/năm 
Như vậy, công ty Á Đông nên tiến hành thực hiện dự án này. 
2. Phân tích độ nhạy của dự án 
Độ nhạy 1 chiều: Ảnh hưởng của doanh thu lên hiện giá ròng và suất sinh lợi của dự 
án. 
159
Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Ta có bảng kết quả như sau: 
Bảng 15. Ảnh hưởng của doanh thu lên NPV và IRR 
 Doanh thu 
Chỉ tiêu 8.5 9.5 10.5 11.5 12.5 
NPV 1.319 -0.939 0.190 1.319 2.449 3.578 
IRR 14.63% 6.59% 10.68% 14.63% 18.46% 22.19% 
Như vậy, nếu doanh thu của dự án ở mức 8.5 tỷ VNĐ thì hiện giá ròng của dự án sẽ 
có giá trị âm, ngoài ra, suất sinh lợi của dự án cũng ở mức nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án 
(là 10%). Vì vậy mà với mức doanh thu này thì dự án không đạt hiệu quả tài chính. Từ mức 
doanh thu ≥ 9.5 tỷ VNĐ thì dự án đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính. 
Độ nhạy 1 chiều: Ảnh hưởng của chi phí lên hiện giá ròng và suất sinh lợi của dự án. 
Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Tương tự như trên, ta có bảng 
kết quả như sau: 
Bảng 16. Ảnh hưởng của chi phí biến đổi lên NPV và IRR 
 Biến phí 
Chỉ số 50% 55% 60% 65% 70% 
NPV 1.319 4.284 2.802 1.319 -0.163 -1.645 
IRR 14.63% 29.17% 19.64% 14.63% 9.42% 3.96% 
Như vậy, nếu biến phí của dự án ở mức ≥ 65% doanh thu thì hiện giá ròng của dự án sẽ 
có giá trị âm, ngoài ra, suất sinh lợi của dự án cũng ở mức nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án 
(là 10%). Vì vậy mà với mức biến phí này thì dự án không đạt hiệu quả tài chính. Từ mức 
biến phí 60% doanh thu thì dự án đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính. 
Độ nhạy 2 chiều: Ảnh hưởng của cả doanh thu và biến phí lên NPV và IRR của dự án 
Thực hiện bằng chức năng Table trong Data của Excel. Ta có 2 bảng kết quả như sau: 
Bảng 17. Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí lên NPV của dự án (ĐVT: Tỷ VNĐ) 
NPV 
Thay đổi doanh thu 
 8.5 9.5 10.5 11.5 12.5 
T
h
ay
 đ
ổi
b
iế
n
 p
h
í 
50% 1.460 2.872 4.284 5.696 7.107 
55% 0.261 1.531 2.802 4.072 5.343 
60% -0.939 0.190 1.319 2.449 3.578 
65% -2.139 -1.151 -0.163 0.825 1.813 
70% -3.339 -2.492 -1.645 -0.798 0.049 
Như vậy, hiện giá ròng của dự án sẽ có giá trị âm nếu doanh thu chỉ đạt 8.5 tỷ VNĐ và 
chi phí biến đổi ≥ 60% doanh thu. Ở mức doanh thu 10.5 tỷ VNĐ thì hiện giá ròng sẽ âm khi 
chi phí biến đối ≥ 65% doanh thu. Miền hoạt động có hiệu quả của dự án là khi doanh thu bị 
giảm xuống còn 9.5 tỷ nhưng biến phí không thay đổi và doanh thu tăng lên 11.5 tỷ và biến 
phí lên đến 65% doanh thu. 
 Một số điểm cần lưu ý khi phân tích độ nhạy 
Phạm vi và phân phối xác suất của các biến số: 
160
- Phân tích độ nhạy không cho dãy các giá trị có khả năng 
- Phân tích độ nhạy không thể hiện được xác suất của các biến cố khả năng cho mỗi 
phạm vi biến động. 
Hướng của những tác động: 
- Doanh thu tăng tác động làm hiện giá ròng của dự án tăng. 
- Chi phí tăng tác động làm hiện giá ròng của dự án giảm. 
Kiểm tra theo từng biến số là không thực tế vì các biến có mối quan hệ qua lại với 
nhau. Chẳng hạn khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng hoặc chi phí tăng thì giá bán cũng 
phải tăng để bù đắp chi phí. Điều này có nghĩa là khi tiến hành phân tích độ nhạy (một hoặc 
hai chiều) của các kết quả dự án khi cho giá trị của các biến số được chọn thay đổi đã bỏ qua 
mối quan hệ của biến số này với các biến số không được chọn. Ví dụ như khi cho giá bán sản 
phẩm thay đổi trong khi chi phí để sản xuất sản phẩm đó lại không thay đổi 
6A.2.2 Phân tích tình huống (Scenario Analysis) 
Phân tích tình huống dựa trên nhận thức cơ bản rằng các biến số có quan hệ qua lại với 
nhau. Như vậy, một vài biến số có thể thay đổi theo một kiểu nhất định tại cùng một thời 
điểm. 
Phân tích tình huống là dạng phân tích tất định, trong đó một tập hợp của nhiều biến rủi 
ro được chọn do được đánh giá là mang lại rủi ro nhiều nhất và được sắp đặt theo các tình 
huống: lạc quan, trung bình, bi quan. Mục đích xem xét kết quả của dự án của trong các tình 
huống tốt nhất, trung bình, hay xấu nhất. Khi đó, việc lựa chọn dự án sẽ trở nên đơn giản khi 
có các kết quả rõ ràng: Chấp nhận dự án khi NPV ≥ 0 ngay cả trong tình huống xấu nhất. 
Loại bỏ dự án khi NPV < 0 ngay cả trong tình huống tốt nhất. 
Như vậy, muốn có kết quả cho mỗi tình huống ta phải tiến hành tính toán lại kết quả dự 
án dựa theo các dữ liệu của từng kịch bản. Có bao nhiêu kịch bản thì bấy nhiêu lần phải làm 
lại từ đầu. Để việc tính toán được dễ dàng và nhanh chóng, sử dụng phần mềm Excel để thực 
hiện phân tích này. 
Để minh họa cho cách phân tích tình huống, ta sử dụng ví dụ sau dựa trên ví dụ 20 đã 
tính toán ở trên. 
Ví dụ 22. Phân tích tình huống dự án của công ty Á Đông 
Cho rằng doanh thu của dự án lúc này là 10.5 tỷ VNĐ/năm. Giả định có 3 tình huống 
xảy ra với thu nhập của dự án: 
- Tình huống 1 (xấu nhất): Doanh thu giảm hàng năm 25% 
- Tình huống 2 (trung bình): Doanh thu không đổi và bằng 10.5 tỷ VNĐ/năm 
- Tình huống 3 (tốt nhất): Doanh thu tăng hàng năm 20% 
Giải quyết tình huống 
1. Phân tích dự án 
Lập bảng dự kiến lời lỗ và bảng ngân lưu của dự án theo từng tình huống. Sau đó tính 
toán các chỉ tiêu ở mỗi tình huống khác nhau. 
161
2. Lập bảng kết quả phân tích tình huống 
Bảng 18. Kết quả phân tích tình huống dự án của công ty Á Đông 
Kết quả 
Tình huống phân tích 
Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3 
NPV (Tỷ VNĐ) -1.594 -0.953 2.050 
IRR (%/năm) 3.70% 6.35% 16.96% 
Kết luận 
Như vậy, nếu doanh thu của dự án tăng 20%/năm (tình huống tốt nhất) thì dự án có giá 
trị NPV > 0. Nhưng nếu rơi vào tình huống xấu nhất là doanh thu hàng năm giảm 5% hoặc 
doanh thu hàng năm không đổi là 10.5 tỷ VNĐ thì dự án không có hiệu quả về mặt tài chính. 
6A.2.3 Phân tích mô phỏng tính toán – Monte Carlo 
Phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống có nhược điểm là chỉ có thể quan sát một 
hoặc hai biến số nào đó tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Nhưng trong 
bài toán, các biến số quan trọng đều có sự tương tácqua lại lẫn nhau (dù ít hay nhiều) và cùng 
lúc tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Vậy để thấy hết được tác động của 
nhiều biến số lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án chúng ta phải sử dụng phương 
pháp mô phỏng tính toán – Monte Carlo. Sử dụng phần mềm Crystall Ball (Chạy trên nền 
Excel) để tính toán. 
Phân tích mô phỏng còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê. Là một 
phương pháp phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên (như rủi ro trong dự 
án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng. Mô phỏng được sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc 
tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực hiện được – chẳng hạn: chuỗi 
ngân lưu là một tổ hợp phức tạp của nhiều tham số có tính chất ngẫu nhiên phải ước tính qua 
dự báo như: số lượng bán, giá bán, tuổi thọ, chi phí vận hành 
Thực chất của mô phỏng là lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến 
ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.Quá 
trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống 
kê các kết quả đó để có các đặc trưng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích. 
 Phương pháp mô phỏng cho phép: 
- Cùng lúc tính toán phân phối xác suất và phạm vi khác nhau của các giá trị có thể của 
các biến số quan trọng của dự án 
- Phân tích sự tương quan giữa các biến số. 
- Tạo ra được một phạm vi phân phối xác suất các kết quả của dự án thay vì chỉ tính có 
một giá trị duy nhất. 
- Phân phối xác suất các kết quả dự án có thể giúp cho những người ra quyết định thực 
hiện việc lựa chọn hoặc có thể giải thích và sử dụng. 
Các bước thực hiện tính toán: 
Bước 1: Lập mô hình tính toán 
162
Bước 2: Tìm các biến rủi ro (biến nhạy cảm và không chắc chắn). Biến rủi ro là các 
biến số có độ nhạy cảm cao. 
Bước 3: Định nghĩa về tính không chắc chắn của mỗi biến số 
 - Xác định phạm vi giá trị cho các biến số được lựa chọn – biến rủi ro 
 - Xác định phân phối xác suất: 
 + Phân phối chuẩn (normal) 
 + Phân phối đều (uniform) 
 + Phân phối tam giác (triangular) 
 + Phân phối bậc thang (step) 
Bước 4: Phát hiện và định nghĩa các biến số khác có tương quan với biến rủi ro: 
 - Tương quan dương và âm 
 - Mức độ tương quan 
Bước 5: Đưa vào mô hình mô phỏng tính toán 
Bước 6: Phân tích các kết quả 
 Ví dụ minh họa 
Ví dụ 23. Phân tích mô phỏng dự án công ty Vitronic Biên Hòa 
Bài toán tĩnh: Công ty Vitronic Biên Hòa dự định mở thêm một xưởng lắp ráp đầu 
máy chuyển đổi đa hệ sử dụng kỹ thuật số. Lượng bán dự kiến 5000 đầu máy/năm với giá 2.5 
triệu VNĐ/đầu máy. Biết rằng tổng chi phí cố định là 2.5 tỷ VNĐ, chi phí biến đổi ước tính 
bằng 60% tổng doanh thu. Hãy tính kế hoạch lãi ròng mang lại từ dự án. 
Bài toán động: Tính kế hoạch lãi ròng khi lượng bán, giá bán, và chi phí biến đổi thay 
đổi. Biết rằng lượng bán có dạnh phân phối tam giác với mức bán thấp nhất là 3000 chiếc và 
mức bán cao nhất là 7000 chiếc. Giá bán có dạng phân phối chuẩn có giá trị trung bình là 2.5 
triệu VNĐ 
Giải quyết vấn đề 
1. Giải bài toán tĩnh 
Bảng thông số 
Sản lượng 5000 Chiếc/năm 
Giá bán 2.5 Triệu VNĐ/chiếc 
Chi phí biến đổi 60% Doanh thu 
Chi phí cố định 2.5 Tỷ VNĐ 
Bảng kế hoạch lãi ròng 
Tổng doanh thu 5000 2.5 = 12500 Triệu VNĐ 
Chi phí biến đổi 60% 12,500 = 7500 Triệu VNĐ 
Chi phí cố định 2500 Triệu VNĐ 
Tổng chi phí 7500 + 2500 = 10000 Triệu VNĐ 
Lãi ròng 12500 – 10000 = 2500 Triệu VNĐ 
2. Giải bài toán động 
163
Sau khi đã có các số liệu tính toán ở dạng tĩnh, ta tiến hành thực hiện mô phỏng. Quá 
trình bao gồm: 
(1) Khai báo các biến giá thiết và biến kết quả (biến dự báo) trong chương trình Crystal 
Ball chạy trên nền Excel. Các biến giả thiết bao gồm: 
- Sản lượng: phân phối tam giác (trangular), min = 3000, max = 7000 
- Giá bán: phân phối chuẩn (normal), mean = 2.5, Std. Dev = 10% 
- Chi phí biến đổi: phân phối chuẩn (normal), mean = 60%, Std. Dev = 10% 
(2) Chạy mô phỏng: ấn định số lần chạy mô phỏng (ví dụ là 10000 lần) 
(3) Xem kết quả chạy được 
(4) Lập báo cáo và phân tích. 
Sau khi chạy mô phỏng ta được báo cáo theo dạng thống kê như sau: 
Forecast: Lãi ròng 
Summary: 
Certainty level is 96.69% 
Certainty range is from 0.00 to Infinity 
Entire range is from -2,158.04 to 10,197.59 
Base case is 2,500.00 
After 10,000 trials, the std. error of the mean is 15.33 
Dự báo: Lãi ròng 
Tóm tắt: 
Độ tin cậy của dự án: 96.69% 
Khoảng chấp nhận chạy từ 0 đến + 
Giá trị lãi ròng của dự án chạy từ -2,158.04 đến 
10,197.59 (triệu VNĐ) 
Giá trị base case là 2,500 (triệu VNĐ) 
Sau 10,000 lần mô phỏng thì sai số chuẩn của trung 
bình là 15.33 
Statistics: 
Trials 
Mean 
Median 
Mode 
Standard Deviation 
Variance 
Forecast values 
10,000 
2,535.16 
2,452.85 
--- 
1,533.17 
2,350,625.31 
Thống kê: 
Số lần chạy mô phỏng 
Giá trị trung bình 
Trung vị 
Yếu vị 
Độ lệch chuẩn 
Phương sai 
Giá trị 
10,000 
2,533.16 
2,452.85 
--- 
1,533.17 
2,350,625.31 
164
Skewness 
Kurtosis 
Coeff. of Variability 
Minimum 
Maximum 
Range Width 
Mean Std. Error 
0.3854 
3.21 
0.6048 
-2,158.04 
10,197.59 
12,355.62 
15.33 
Skewness 
Kurtosis 
Hệ số biến thiên 
Mức tối thiểu 
Mức tối đa 
Khoảng max-min 
Trung bình sai số 
0.3854 
3.21 
0.6048 
-2,158.04 
10,197.59 
12,355.62 
15.33 
Forecast: Lãi ròng (cont'd) Xem kết quả mô phỏng dạng phần trăm 
Percentiles: 
0% 
10% 
20% 
30% 
40% 
50% 
60% 
70% 
80% 
90% 
100% 
Forecast values 
-2,158.04 
651.20 
1,210.56 
1,658.71 
2,053.79 
2,452.84 
2,842.76 
3,259.98 
3,778.48 
4,538.88 
10,197.59 
Tỷ lệ % 
0% 
10% 
20% 
30% 
40% 
50% 
60% 
70% 
80% 
90% 
100% 
Giá trị 
-2,158.04 
651.20 
1,210.56 
1,658.71 
2,053.79 
2,452.84 
2,842.76 
3,259.98 
3,778.48 
4,538.88 
10,197.59 
165
Assumptions Biến giả thiết 
Assumption: Chi phí biến đổi Biến giả thiết: Chi phí biến đổi 
Normal distribution with parameters: Dạng phân phối chuẩn với các thông số 
Mean 
Std. Dev. 
60% 
10% 
Giá trị trung bình 
Độ lệch chuẩn 
60% 
10% 
Assumption: Giá bán Biến giả thiết: Giá bán 
Normal distribution with parameters: Dạng phân phối chuẩn với các thông số 
Mean 
Std. Dev. 
20.5 
0.10 
Giá trị trung bình 
Độ lệch chuẩn 
20.5 
0.10 
Assumption: Sản lượng Biến giả thiết: Sản lượng 
Triangular distribution with parameters: Dạng phân phối tam giác vớic các thông số 
Minimum 
Likelinest 
Maximum 
3,000.00 
5,000.00 
7,000.00 
Giá trị nhỏ nhất 
Thường xảy ra nhất 
Giá trị lớn nhất 
3,000.00 
5,000.00 
7,000.00 
166
Sensitivity Charts Biểu đồ độ nhạy 
Scatter Charts Biểu đồ 
Scatter Chart: Lãi ròng Biểu đồ của biến lãi ròng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_va_phan_tich_du_an_dau_tu.pdf