Bài giảng Mạch điện - Trần Thị Ánh Duyên
Chương 1 sẽ trình bày các khái niệm cơ bản trong mạch điện gồm các đại lượng, các thông số lý tưởng, kết cấu hình học của mạch điện và các định luật cơ bản trong mạch điện.
1.1. Các đại lượng cơ bản của mạch điện 1.1.1. Dòng điện, cường độ dòng điện - Khi nào xuất hiện dòng điện?
Khi các electron tự do được đặt dưới tác dụng của 1 điện trường, lúc đó điện trường sẽ làm các electron di chuyển theo 1 chiều nhất định, tạo thành dòng điện.
Hay nói cách khác, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.
Qui ước: Người ta qui ước chiều dương của dòng điện là chiều chuyên dời có hướng của các hạt mang điện tích dương trong điện trường (tức ngược chiều chuyên động của các electron mang điện tích âm).
Để đặc trưng cho độ lớn của dòng điện, người ta đưa ra khái niệm cường độ dòng điện.
Định nghĩa: Cường độ dòng điện là tốc độ biến thiên của điện tích qua 1 tiết diện ngang bất kỳ trong 1 đơn vị thời gian.
Giả sử tại thời điểm ty, điện tích chuyển qua tiết diện (S) là qu(t), tại thời điểm t = t1 + Ai , điện tích chuyển qua tiết diện (S) là qu(t) = (() +Àq(t). Dòng điện trung bình qua tiết diện (S) là: 1-1) 1.(t)-g,( Aq)
t-t At Nếu At 0, ta có dòng điện tức thời: i(t) = Lim
i(t) = Lim Aq(t) - dq(t) (1.1)
A1+0 At d t Trong đó: q: Culông (0)
t: giây (s)
i: Ampe (A) 1.1.2. Điện áp
Định nghĩa: Điện áp giữa 2 điểm A và B chính là hiệu điện thế giữa 2 điểm A. và B. u (t)= (t)-.(t)
(1.2) Đơn vị u: Vôn (V)
Trong đó: (t),eg() là hiệu điện thế của điểm A, điểm B so với 1 điểm nào đó có điện thế bằng 0.
File đính kèm:
- bai_giang_mach_dien_tran_thi_anh_duyen.pdf