Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm

4.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

4.1.1. Khái niệm

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các quá trình: dự

trữ - sản xuất - tiêu thụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi

phí nhất định gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, nhưng không ngoài chi phí

lao động sống và lao động vật hoá bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá

trình hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định.

Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

+ Biểu diễn bằng công thức : C + V + m

- C là hao phí lao động vật hoá.

- V là hao phí lao động sống.

- m là giá trị mới sáng tạo ra như BHXH, BHYT, KPCĐ.các loại

thuế có tính chất chi phí gồm: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, chi

phí lãi vay.

+ Các chi phí phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng

thời gian xác định (có thể là, tháng, quí, năm hoặc kì kế toán tạm thời).

+ Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳ

nhất định.

- Gía cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương đã hao phí.

pdf 19 trang yennguyen 10981
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thiều Thị Tâm
Ch−¬ng IV: chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh vμ gi¸ thμnh s¶n phÈm 
trong doanh nghiÖp 
4.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 
4.1.1. Khái niệm 
 Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các quá trình: dự 
trữ - sản xuất - tiêu thụ. Trong quá trình đó doanh nghiệp phải bỏ ra những chi 
phí nhất định gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, nhưng không ngoài chi phí 
lao động sống và lao động vật hoá bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá 
trình hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. 
 Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: 
+ Biểu diễn bằng công thức : C + V + m 
- C là hao phí lao động vật hoá. 
- V là hao phí lao động sống. 
- m là giá trị mới sáng tạo ra như BHXH, BHYT, KPCĐ....các loại 
thuế có tính chất chi phí gồm: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, chi 
phí lãi vay.. 
+ Các chi phí phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng 
thời gian xác định (có thể là, tháng, quí, năm hoặc kì kế toán tạm thời). 
 + Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố: 
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳ 
nhất định. 
- Gía cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương đã hao phí. 
4.1.2. Phân loại 
a. Căn cứ vào nội dung chi phí, được chia thành 5 yếu tố chi phí 
 Chi phí về nguyên vật liệu (hay chi phí vật tư): gồm toàn bộ nguyên vật liệu 
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực ... mua ngoài dùng cho sản xuất kinh 
doanh. 
Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định 
dùng cho sản xuất kinh doanh. 
Chi phí nhân công bao gồm: 
 - Chi phí tiền lương, phụ cấp có tính chất tiền lương, kể cả tiền ăn ca phải 
trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
 - BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản được tính trên cơ sở quỹ lương của 
doanh nghiệp theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 
Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi mà doanh nghiệp thuê, mua từ 
bên ngoài như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí tiền điện 
nước, tiền hoa hồng đại lý, môi giới, tiền uỷ thác xuất nhập khẩu, thuê kiểm 
toán, tư vấn và các dịch vụ khác. 
 60
Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã qui định ở 
trên như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, tiền thuê sử dụng đất, thuế tài nguyên; 
Chi tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị, chi phí hội nghị, chi trả lãi vay vốn kinh doanh 
(được vốn hoá) chi quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi thưởng tăng năng 
xuất, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư; Chi đào tạo bồi 
dưỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, chi cho cơ sở y tế, các khoản hỗ trợ 
giáo dục, chi bảo vệ môi trường và các khoản chi khác bằng tiền. 
Đặc điểm của cách phân loại này chỉ dựa vào nguồn gốc phát sinh chi phí 
chưa thể biết được chi phí đó dùng vào đâu. Hơn nữa những yếu tố chi phí về 
đối tượng lao động chỉ tính đến đối tượng mua ngoài. 
Qua cách phân loại này xác định trọng điểm quản lý và xác định mối quan hệ 
với các bộ phận kế hoạch khác (kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch khấu hao, 
kế hoạch giá thành). 
b. Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí được chia 
thành 5 khoản mục 
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực 
dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. 
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản trả cho công nhân sản xuất 
sản phẩm (tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ... tiền ăn ca) của công 
nhân sản xuất sản phẩm. 
Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí theo yếu tố phát sinh tại các 
phân xưởng sản xuất (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ ở 
phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác 
bằng tiền phát sinh tại phân xưởng). 
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 
dịch vụ gồm: 
 - Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm 
 - Chi phí tiếp thị là chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới 
thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm... 
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm 
 - Chi phí quản lý kinh doanh 
 - Chi phí quản lý hành chính 
 - Chi phí chung khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh 
nghiệp như tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương; chi ăn 
giữa ca, chi phí vật liệu, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý và 
điều hành doang nghiệp; các khoản thuế, phí, lệ phí; các chi phí khác bằng tiền 
phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí tiếp tân, giao dịch, trợ cấp thôi việc cho 
người lao động chi nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, tiền 
thưởng tăng năng xuất lao động, dự phòng phải thu khó đòi, chi bảo vệ môi 
trường và các khoản chi phí khác. 
Lưu ý: Ba khoản mục đầu là tổng chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. 
 61
Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính được các loại giá thành sản 
phẩm, phân tích được nguyên nhân tăng giảm giá thành để khai thác khả năng 
tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. 
c. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh 
doanh được chia thành 2 loại 
Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí vật tư, chi phí vận chuyển, chi phí khấu 
hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí tài 
chính....) 
Chi phí khác là những chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản 
xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như các khoản lỗ bất thường, 
chi phí bị bỏ sót .. 
d. Căn cứ vào quan hệ tính chi phí vào giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất 
kinh doanh được chi thành 2 loại 
Chi phí trực tiếp là chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm 
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. 
 Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc chế tạo 
sản phẩm, mà có quan hệ đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của 
doanh nghiệp, nên được tính vào giá thành sản phẩm một cách gián tiếp phải 
phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí 
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 
®. Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của chi phí vào sản lượng và doanh thu, chi 
phí sản xuất kinh doanh được chia thành 
Chi phí cố định là những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự 
biến đổi của sản lượng, doanh thu gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí 
quản lý, lãi vay, thuế: thuế môn bài, thuê tài chính, phí bảo hiểm... 
Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, doanh thu 
như chi phí vật tư, chi phí nhân công ... 
4.1.3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH 
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 
Kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp dựa theo phương pháp lập 
giống nhau, có thể chia làm hai bộ phận: 
Kế hoạch giá thành sản xuất bao gồm: kế hoạch giá thành sản xuất và dự toán 
chi phí sản xuất theo yếu tố. 
Kế hoạch chi phí mua hàng, bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 
 Sau đây nêu rõ phương pháp lập kế hoạch của các bộ phận trên. 
4.1.3.1. Dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố (kế hoạch giá thành sản xuất sẽ 
nghiên cứu phần sau). 
 Bảng dự toán chi phí sản xuất gồm hai phần: 
 62
- Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố 
- Phần II: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi nhằm mục đích cuối 
cùng là xác định tổng giá thành sản phẩm. 
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ 
Năm 200N B¶ng 4.1 
ST
T 
Yếu tố chi phí Số tiền 
1 
2 
3 
4 
5 
A 
6 
7 
8 
9 
B 
10 
 C 
Chi phí nguyên liệu vật liệu mua ngoài 
- Vật liệu chính 
- Vật liệu phụ 
- Nhiên liệu 
..... 
Chi phí nhân công 
- Tiền lương, phụ cấp 
- BHXH - BHYT - KPCĐ 
Chi phí khấu hao tài sản cố định 
Chi phí dịch vụ mua ngoài 
Chi phí khác bằng tiền 
Cộng chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh 
Trừ phế liệu thu hồi 
Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng 
+ (-) chênh lệch số dư đầu năm, cuối n ăm (142) 
+ (-) chênh lệch số dư cuối năm, đầu năm (335) 
Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng sản phẩm 
+ (-) chênh lệch số dư đầu năm, cuối năm (154) 
Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá 
 Có nhiều cách lập bảng dự toán chi phí sản xuất: 
Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận kế hoạch khác để lập dự toán chi phí 
sản xuất. 
Theo phương pháp này yếu tố chi phí vật tư mua ngoài được căn cứ vào 
kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật; Yếu tố tiền lương căn cứ vào kế hoạch lao 
động tiền lương (từ đó tính các khoản trích theo lương) trong kỳ để lập; Yếu tố 
chi phí khấu hao căn cứ vào kế hoạch khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ 
mua ngoài và chi phí khác bằng tiền căn cứ vào bảng dự toán chi tiền có liên 
quan trong kỳ kế hoạch của các bộ phận khác trong doanh nghiệp. 
 Phương pháp này tương đối đơn giản, đảm bảo cho kế hoạch giá thành 
thống nhất với các kế hoạch khác. Tuy nhiên, nếu các bộ phận kế hoạch khác lập 
 63
không chính xác thì kế hoạch chi phí cũng không chính xác. Vì vậy trước khi sử 
dụng số liệu của các kế hoạch khác phải kiểm tra lại độ chính xác của số liệu đó. 
Phương pháp 2: Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của các phân xưởng để 
lập dự toán chi phí sản xuất. 
- Trước hết lập dự toán chi phí sản xuất ở phân xưởng sản xuất phụ, phụ 
trợ, nhằm xác định giá thành dịch vụ của phân xưởng sản xuất phụ phân bổ cho 
phân xưởng sản xuất chính. 
- Dựa theo qui trình công nghệ, lần lượt lập dự toán chi phí cho các phân 
xưởng sản xuất chính bao gồm tất cả chi phí trực tiếp phát sinh trong các phân 
xưởng, dịch vụ và bán thành phẩm của các phân xưởng khác cung cấp. 
- Cuối cùng, tổng hợp dự toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp bằng cách: 
+ Tổng chi phí luân chuyển nội bộ phải trừ ra. 
Tổng chi phí của Chi phí luân 
 + Tổng chi phí của 
 toàn doanh nghiệp 
= 
các phân xưởng chuyển nội bộ 
Lập dự toán chi phí sản xuất theo phương pháp này có lợi cho việc mở 
rộng và củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là 
phương pháp tốt cần tạo điều kiện để áp dụng rộng rãi. 
Phương pháp 3: Căn cứ vào kế hoạch giá thành theo khoản mục để dự toán chi 
phí sản xuất 
Theo phương pháp này thực chất là đưa những chi phí đã phân loại theo 
khoản mục trở về yếu tố chi phí. Vì vậy, một mặt phải dựa vào những khoản 
mục trực tiếp như khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khoản mục chi 
phí nhân công trực tiếp, mặt khác phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 
để sắp xếp lại thành các yếu tố chi phí. 
Phương pháp này cũng có thể dùng để kiểm tra tính chính xác giữa các 
phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất 
 Các phương pháp đã trình bày trên giúp chúng ta tổng hợp được các yếu tố 
chi phí sản xuất, tính được toàn bộ chi phí bỏ vào sản xuất trong kỳ kế hoạch của 
doanh nghiệp. Từ tổng chi phí sản xuất (A) này phải điều chỉnh thành các chỉ tiêu 
sau đây: Tổng chi phí sản xuất tổng sản lượng (B); Giá thành sản xuất sản phẩm 
hàng hoá (C). 
Cách tính cụ thể như sau: 
Trừ phế liệu thu hồi: phế liệu thu hồi có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài nên 
phải loại trừ khỏi chi phí sản xuất tổng sản lượng. 
 Trừ chi phí về công việc làm cho bên ngoài (công việc không có tính chất 
công nghiệp) không nằm trong giá trị tổng sản lượng hoặc giá thành tổng sản 
lượng phải gánh chịu các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý 
doanh nghiệp, chi phí hoạt động văn thể, y tế, hoạt động phúc lợi, chi phí những 
việc làm cho bên ngoài 
 64
 Cộng, trừ chênh lệch dư đầu năm, cuối năm của chi phí trả trước (vì chi phí 
quá lớn nên phải phân bổ dần). 
- Số dư đầu năm: là số chi phí đã chi ra năm trước nhưng được chuyển sang 
năm sau nên cộng vào chi phí sản xuất. 
- Số dư cuối năm: là số chi phí đã chi ra năm nay, nhưng sẽ phân bổ vào giá 
thành năm sau nên trừ khỏi chi phí sản xuất năm nay. 
Cộng, trừ chênh lệch số dư cuối năm, đầu năm của chi phí phải trả. 
- Số dư cuối năm của những khoản chi phí phải trả là những chi phí tính 
trước vào giá thành năm nay, nhưng năm sau mới phát sinh nên cộng vào chi phí 
năm nay. 
- Số dư đầu năm là những chi phí năm nay mới chi ra nhưng đã được tính 
trước vào giá thành của năm trước nên phải trừ khỏi chi phí sản xuất năm nay. 
Sau khi đã cộng trừ (+/-) các khoản trên ta có chi phí sản xuất trong tổng 
sản lượng (mục B). 
Cộng hay trừ (+/-) chênh lệch số dư đầu kỳ và cuối kỳ chi phí của sản phẩm 
dở dang. 
Từ (mục B) chi phí sản xuất tổng sản lượng, cộng hay trừ (+/-) chênh lệch số 
dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí của sản phẩm dở dang ta được giá thành sản xuất 
của sản phẩm hàng hoá (mục C). 
4.1.3.2. Dù to¸n chi phí mua hàng, bán hàng vμ chi phí quản lý doanh 
nghiệp 
Đây là các bộ phận kế hoạch khác nhau nhưng về phương pháp kế hoạch cơ 
bản giống nhau. 
Chi phí mua hàng, bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình mua bán 
sản phẩm hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. Chi phí này bao gồm tiền lương và 
các khoản phụ cấp của nhân viên mua, bán hàng, nhân viên đóng gói, bốc vác 
vận chuyển; Chi phí về vật liệu dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc mua bán 
hàng; Khấu hao tài sản cố định; Chi phí sửa chữa tài sản cố định phục vụ mua 
bán hàng; Chi phí trả tiền hoa hồng cho các đại lý bán hàng.... 
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí quản lý kinh 
doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt 
động của cả doanh nghiệp như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, 
BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp; Chi phí vật liệu, dụng cụ, 
đồ dùng văn phòng; Chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế môn bài, thuế nhà 
đất, các khoản lệ phí, các khoản chi về điện thoại, điện tín, tiếp khách, hội nghị, 
công tác phí.... 
Phương pháp lập dự toán đối với các bộ phận này cũng giống như đối với 
dự toán các khoản chi phí sản xuất chung. Cụ thể là khoản nào có định mức, tiêu 
chuẩn thì tính theo định mức tiêu chuẩn. Khoản nào không có định mức, tiêu 
chuẩn thì dựa vào số thực tế kỳ báo cáo để ước tính. 
 65
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải toàn bộ chi 
phí sản xuất kinh doanh phát sinh đều gắn liền với doanh thu trong kỳ. Vì vậy, 
để tính chính xác, hợp lý kết quả kinh doanh cần phải phân bổ chi phí sản xuất 
kinh doanh cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. 
 Chi phí sản xuất kinh doanh được bù đắp bằng doanh thu trong kỳ bao 
gồm hai bộ phận: 
- Giá vốn hàng bán ra 
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 
Những chi phí này được phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ theo 
những tiêu chuẩn thích hợp như doanh thu hoặc giá vốn hàng bán. 
Ví dụ 15: 
 Căn cứ vào những tài liêu sau đây: Hãy lập bảng dự toán chi phí sản xuất 
kinh doanh cho doanh nghiệp công nghiệp A năm kế hoạch. 
1/ Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản lượng 
sản xuất cả năm của sản phẩm A là: 250.000 hộp, sản phẩm B là: 230.000 cái, 
sản phẩm C là: 120.000 chiếc. 
2/ Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau: 
 Định mức tiêu hao cho mỗi sản phẩm 
Khoản mục 
 Đơn giá 
 (đồng) A B C 
Nguyên liệu chính 10.000 26 kg 17 kg 40 kg 
Vật liệu phụ 4.000 15 kg 10 kg 18 kg 
Giờ công sản xuất 3.000 21giờ 14 giờ 26 giờ 
3/ Dự t ... . 
Đem giá thành sản xuất của đơn vị sản phẩm nhân với sản phẩm hàng hoá 
kế hoạch ta có kế hoạch giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá. 
Chú ý: Khi lập kế hoạch giá thành chỉ tính những chi phí hợp lý, hợp lệ 
Sau khi xác định các khoản mục chi phí sản xuất, lập bảng kế hoạch giá 
thành sản xuất đơn vị và kế hoạch giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá như sau: 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ 
 Đơn vị tính: 
KHOẢN MỤC SẢN PHẨM A SẢN PHẨM B 
1. Chi phí NVL trực tiếp 
2. Chi phí nhân công trực tiếp 
3. Chi phí sản xuất chung 
Trong đó: chi phí khấu hao 
GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 
*Phương pháp hệ số 
Trường hợp một quy trình công nghệ, cùng sử dụng một loại nguyên vật 
liệu nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trình tự tính giá thành 
được áp dụng theo phương pháp hệ số.Theo phương pháp này, trước hết: 
- Xác định hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm thông thường do bộ 
phận kỹ thuật xác định. 
- Quy đổi sản lượng sản xuất của mỗi loại theo hệ số giá thành làm tiêu 
chuẩn phân bổ. 
 n 
- Tính tổng sản lượng quy đổi = Σ (Sản lượng sản xuất x hệ số Z)i 
 i =1 
- Tính hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm 
 Số lượng quy đổi thuộc loại sản phẩm thứ i 
 Hz = 
 Σ Sản lượng quy đổi 
 - Tính Zsx của từng loại sản phẩm 
Zsx của loại sản phẩm thứ i = Σ Zsx trong kỳ x Hz phân bổ Z sản phẩm thứ i 
 70
Ví dụ 16: 
Một doanh nghiệp sản xuất trong cùng một quy trình công nghệ đồng thời 
thu được ba loại sản phẩm A,B,C với số liệu của năm kế hoạch như sau: 
1/ Kế hoạch sản xuất: 
+ Sản phẩm A: 15.000 tấn 
+ Sản phẩm B: 20.000 tấn 
+ Sản phẩm C: 10.000 tấn 
2/ Dự toán chi phí sản xuất như sau: 
a) Chi phí vật tư tiêu hao : 
Khoản mục Đơn giá (nghìn 
đồng) 
Tổng mức tiêu hao vật 
tư 
Nguyên vật liệu 
chính 
3.200,0 40.000 tấn 
Năng lượng 0,7 1.000.000 kg 
Vật tư đóng gói 2,0 150.000 kg 
b) Đơn giá tiền lương trả cho mỗi tấn sản phẩm: 
- Sản phẩm A: 1.000.000 đồng 
- Sản phẩm B : 1.500.000 đồng 
- Sản phẩm C : 900.000 đồng 
BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo quy định hiện hành. 
3/ Dự toán chi phí sản xuất chung: 6.740.000.000 đồng. 
4/ Hệ số giá thành sản xuất tính cho sản phẩm A: 1; sản phảm B: 1,2; sản phẩm 
C: 0,9. 
5/ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp là: 52.800 triệu đồng và chi phí bán hàng 
30.500 triệu đồng. Các chi phí này phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 
Biết rằng: Không có hàng tồn kho đầu kì. 
Yêu cầu: Tính giá thành sản xuất cho mỗi tấn sản phẩm A, B, C. 
Bài giải: 
1/ Tính tổng chi phí vật tư: (đvt: triệu đồng) 
3.200 x 40 + 0,7 x 1.000 + 2 x 150 = 129.000 
2/ Tổng chi phí nhân công trực tiếp: = 64.260 
+ Tiền lương: 
15 x 1.000 + 20 x 1.500 + 10 x 900 = 54.000 
+ BHXH, BHYT, KPCĐ: 54.000 x 19% = 10.260 
3/ Chi phí SXC: = 6.740 
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm trong năm : 
 71
 129.000 + 64.260 + 6.740 = 200.000 
Tổng tiêu chuẩn phân bổ: 
 15.000 x 1 + 20.000 x 1,2 + 10.000 x 0,9 = 48.000 
 200.000 
Zsx 1 tấn sản phẩm tiêu chuẩn: = = 4,167/tấn 
 48.000 
- Tính hệ số phân bổ giá thành 
HZA = 3125,048000
15000 = HZB = 5,048000
24000 = HZC = 1875,048000
9000 = 
ZSXA= 200.000x0,3125 = 62.500 
ZSXB= 200.000x0,5 = 100.000 
ZSXC= 200.000x0,1875 = 37.500 
Z1tấn SPA = 167,415000
500.62 = ; Z1tấn SPB = 5000.20
000.100 = ; Z1tấn SPC = 75,3000.10
500.37 = 
b. Xác định giá thành tiêu thụ (hay giá thành toàn bộ). 
b1. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ (hay giá vốn 
hàng bán). 
Giá vốn hàng bán = Q tt x Zsx đơn vị sản phẩm. 
Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất 
trước (FIFO): Theo phương pháp này phải xác định được đơn giá thực tế nhập 
kho của từng lần và giả định hàng nhập kho trước được xuất trước, như vậy giá 
thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ là giá thực tế của các lần nhập sau cùng. 
Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo PP bình quân gia quyền (ở cuối kỳ). 
Giá thực tế sản phẩm xuất kho = Q xuất kho x Đơn giá bình quân 
 Gía trị hàng tồn đầu kỳ + Gía trị hàng nhập trong kỳ 
 Đ/giá bình quân = 
 Sè l−îng hμng tồn đầu kỳ + Sè l−îng hμng nhập trong kỳ 
Nếu đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh: 
Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi cụ thể giá 
thực tế của từng lô hàng khi nhập, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất và đơn 
giá thực tế của lô hàng đó để tính giá xuất kho. 
b2. Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho 
sản phẩm tiêu thụ 
Chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp phân bổ 
cho sản phẩm tiêu thụ tương tự chi phí sản xuất chung. 
Ztb = Zsx + chi phí BH + chi phí QLDN 
Ví dụ 17: (Tiếp theo số liệu ví dụ số 16) 
Bổ sung thêm tài liệu sau: 
 72
Nếu hệ số tiêu thụ sản phẩm A là 1; sản phẩm B là 0,9 và sản phẩm C là 0,8 
Yêu cầu: 
Tính giá thành tiêu thụ tính cho mỗi tấn sản phẩm A, B, C là bao nhiêu? 
 Bài giải: 
+ Quy đổi sản lượng sản xuất của mỗi loại theo hệ số giá thành làm tiêu chuẩn 
phân bổ: 
 Q quy đổi = 15.000 x1 + 20.000 x 0.9 +10.000 x 0.8 = 41.000 tấn. 
+ Xác định hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm: 
 15.000 18.000 8.000 
HA = = 0,37 ; HB = = 0,44 ; HB C = = 0.19 
 41.000 41.000 41.000 
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho một đơn vị sản 
phẩm tiêu thụ: 
83.300 x 0,37 
 SPA = = 2,055/tấn 
 15.000 
 83.300 x 0,44 
 SPB = = 2,036/tấn 
 18.000 
83.300 x 0,19 
 SPC = = 1,978/tấn 
 8.000 
- Ztb đơn vị SPA = 4,167 + 2,055 = 6,222/tấn 
- Ztb đơn vị SP B = 5,000 + 2,036 = 7,0364/tấn 
- Ztb đơn vị SP C = 3,750 + 1,978 = 5,7283/tấn 
4.2.3.2. Tính mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm 
a. Tính mức hạ giá thành của sản phẩm so sánh được ( Mz) 
 n 
 MZ = Σ [( Q1 x Z1 ) - ( Q1 x Z0)]i 
 i=1 
 MZ mức giảm giá thành kỳ so sánh 
 Q1, Q0 số lượng sản phẩm kỳ so sánh, kỳ gốc 
 Z1, Z0 giá thành đơn vị sản phẩm kỳ so sánh, kỳ gốc 
 n: loại sản phẩm so sánh được 
b. Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. 
 73
 MZ 
TZ % = 
 n 
 Σ ( Q1 x Q0)i 
 i = 1 
Sau khi tính tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được từ đó tính mức tiết 
kiệm chi phí trong kỳ do hạ giá thành sản phẩm. 
c. Phương pháp tính thử tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm 
- ý nghĩa: Tính thử khả năng hạ giá thành kế hoạch là biện pháp để khai thác khả 
năng tiềm tàng, đảm bảo cho kế hoạch giá thành có tính tiên tiến và hiện đại. 
- Nội dung: Tính thử khả năng hạ giá thành là căn cứ vào những nhân tố ảnh 
hưởng đến việc hạ thấp giá thành kỳ kế hoạch để ước tính khả năng hạ thấp giá 
thành là bao nhiêu (mức và tỷ lệ hạ giá thành) từ đó tìm biện pháp tiết kiệm thiết 
thực để đạt được hoặc vượt mức nhiệm vụ hạ thấp giá thành kế hoạch đã đề ra. 
 Vì kế hoạch giá thành thường lập ở đầu quí 4 năm báo cáo nên phải dùng 
phương pháp bình quân để ước tính giá thành đơn vị sản phẩm năm báo cáo. 
 (Q19 x Z19) + (Qq4 x Zq4) 
 Z đơn vị bình quân kỳ báo cáo = 
 Q19 + Qq4 
 - Q19 sản lượng thực tế từ tháng 1 đến tháng 9 kỳ báo cáo. 
 - Qq4 sản lượng ước tính thực hiện quí 4 kỳ báo cáo. 
 - Z19 giá thành đơn vị thực tế từ tháng 1 đến tháng 9 kỳ báo cáo. 
 - Zq4 giá thành đơn vị ước tính thực hiện quí 4 kỳ báo cáo. 
- Phương pháp tính tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm 
Tính số tiết kiệm do hạ thấp định mức tiêu hao vật tư: 
Z% = Zvt% x [G% x Mđm % - 1 ] 
Z % là tỷ lệ hạ thấp giá thành do hạ thấp định mức tiêu hao vật tư. 
Zvt % là tỷ trọng chi phí vật tư chiếm trong giá thành sản phẩm. 
G % chỉ số giá cả của vật tư. 
Mđm% tỷ lệ định mức tiêu hao vật tư. 
Tính số tiết kiệm do tăng năng xuất lao động bình quân nhanh hơn mức 
tăng tiền lương bình quân. 
 1 x TLbq % 
Z% = Ztl% x - 1 
 1 + Wbq% 
Ztl % tỷ trọng tiền lương chiếm trong giá thành sản phẩm. 
TLbq % tỷ lệ tăng tiền lương bình quân. 
 74
Wbq% tỷ lệ tăng năng xuất lao động bình quân. 
Tính số tiết kiệm do sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng nhanh hơn chi phí 
sản xuất kinh doanh. 
- Đối với chi phí cố định không tăng theo sự tăng của sản lượng. 
 1 
 Z % = Zcđ % x - 1 
 1 + Q% 
Zcđ % tỷ lệ chi phí cố định chiếm trong giá thành sản phẩm. 
 Q % tỷ lệ tăng sản lượng sản xuất hoặc sản lượng tiêu thụ. 
 - Đối với chi phí cố định tuy có tăng theo sự tăng của sản lượng nhưng 
không tăng cùng sản lượng sản xuất hoặc sản lượng tiêu thụ . 
 1 + Fcđ % 
Zcđ % = Zcđ % x - 1 
 1 + Q % 
 Fcđ% tỷ lệ tăng phí tổn cố định . 
Tính số tiết kiệm do hạ thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng. 
 Z% = Zsh% x ( Qh% - 1) 
 Z% tỷ lệ hạ thấp giá thành do hạ thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng. 
Zsh% tỷ lệ chi phí về sản phẩm hỏng chiếm trong giá thành. 
 Qh% tỷ lệ hạ thấp số lượng sản phẩm hỏng 
Tổng hợp kết quả trên ta được tỷ lệ hạ thấp giá thành sản phẩm có thể so sánh 
được kỳ kế hoạch. 
- Tính mức hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được kỳ kế hoạch 
Mức hạ thấp 
giá thành sản phẩm 
so sánh được 
= 
Tỷ lệ hạ thấp 
giá thành sản phẩm 
+
Tổng số giá thành 
sản phẩm so sánh 
được kỳ kế hoạch 
(tính theo Z bình quân) 
Ví dụ 18: 
Căn cứ vào tài liệu sau đây; Hãy tính tỷ lệ hạ, mức hạ giá thành sản phẩm so 
sánh được kỳ kế hoạch: 
1/ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính giảm 3%, nhưng giá cả nguyên vật 
liệu chính tăng 2%. 
2/ Định mức tiêu hao vật liệu phụ không thay đổi, nhưng giá cả nguyên vật phụ 
tăng 2%. 
3/ Năm kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất tăng 50% so với năm báo cáo. 
4/ Khối lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ tăng 30% so với năm báo cáo. 
5/ Theo kế hoạch, tiền lương sẽ tăng bình quân 8%, năng suất lao động tăng 14%. 
 75
6/ Chi phí sản xuất chung tăng 8%, chi phí bán hàng tăng 10% và chi phí quản 
lý doanh nghiệp tăng 8% so với năm báo cáo. 
Cho biết kết cấu các khoản mục chi phí chiếm trong gía thành sản xuất và 
tiêu thụ đơn vị sản phẩm năm báo cáo như sau: 
- Nguyên vật liệu chính 5.000 đồng 
- Vật liệu phụ 2.000 đồng 
- Chi phí nhân công trực tiếp 4.500 đồng 
 (kể cả các khoản trích theo lương) 
- Khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác ở phân xưởng 3.500 đồng 
- Khấu hao tài sản cố định và chi phí khác ở DN 3.500 đồng 
- Chi phí bán hàng được tính bằng 10% gía thành sản xuất sản phẩm 
Bài giải 
* Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm năm báo cáo là: 15.000 đồng. 
* Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ năm báo cáo 
 15.000 + 15.000 x 10% + 3.500 = 20.000 đồng. 
* Tính tỷ lệ từng khoản chiếm trong giá thành toàn bộ 
+ VLC = %25%100
000.20
000.5 =× + VLP = %10%100
000.20
000.2 =× 
+ NL = %5,22%100
000.20
500.4 =× + Chi phí SXC = 17,5% 
+ Chi phí bán hàng = 7,5% + Chi phí QLDN = 17,5% 
+ Tính số tiết kiệm do hạ thấp định mức tiêu hao vật tư: 
Z% VLC = 25% x (0,97 x 1,02 - 1) = - 0,265% 
Z% VLP = 10% x (1 x 1,02 - 1) = + 0,2% 
 1 + 0,08 
 Z% NC = 22,5% x - 1 = - 1,18% 
 1 + 0,14 
 1 + 0,08 
 Z% SXC = 17,5% x - 1 = - 4,9% 
 1 + 0,5 
 1 + 0,1 
 Z% BH = 7,5% x - 1 = - 1,15% 
 1 + 0,3 
 1 + 0,08 
Z% QLDN = 17,5% x - 1 = - 2,9% 
 1 + 0,3 
TZ % = - 0,265% + 0,2% - 1,18% - 4,9% - 1,15% - 2,9% = - 10,2% 
MZ = - 10,2% x 20.000 = - 2.040 đồng 
 76
4.2.4. Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 
4.2.4.1. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm 
Hạ giá thành trong phạm vi cả nước là nguồn vốn quan trọng để mở rộng 
tái đầu tư xã hội. Trong điều kiện giá cả ổn định, giá thành sản phẩm càng hạ thì 
tích luỹ tiền tệ càng tăng, do đó nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất càng nhiều. 
Hạ giá thành sản phẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, tạo điều 
kiện để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh 
nghiệp. 
Hạ giá thành sản phẩm tức làm giảm bớt vốn lưu động chiếm dùng và tiết 
kiệm vốn cố định, vốn lưu động trong một đơn vị sản phẩm. 
Hạ giá thành là căn cứ để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm tạo lợi thế cho 
doanh nghiệp cạnh tranh đứng vững trên thị trường. 
4.2.4.2. Biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm 
a. Nâng cao năng suất lao động 
Nâng cao năng suất lao động có thể làm cho số giờ công tiêu hao để sản 
xuất một đơn vị sản phẩm được giảm bớt hoặc làm cho đơn vị sản phẩm làm ra 
trong một đơn vị thời gian được tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao năng xuất 
lao động sẽ làm cho chi phí về tiền lương trong một đơn vị sản phẩm được hạ 
thấp. Nhưng sau khi năng suất lao động được nâng cao, chi phí tiền lương trong 
một đơn vị sản phẩm được hạ thấp nhiều hay ít phụ thuộc vào chênh lệch giữa 
tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương. Khi xây dựng và quản 
lý quỹ lương phải quán triệt nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động phải vượt 
quá tốc độ tăng tiền lương bình quân. Kết quả sản xuất do việc tăng năng suất 
lao động đưa lại, một phần để tăng lương, một phần khác để tăng thêm lợi nhuận 
của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể vừa đảm bảo sản xuất vừa nâng cao 
mức sống công nhân viên 
b. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao 
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của doanh 
nghiệp sản xuất thường khoảng 60 - 70% . Bởi vậy, ra sức tiết kiệm nguyên vật 
liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. 
Để tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải chú ý 2 biện 
pháp sau: 
- Tăng cường cải tiến máy móc, trang thiết bị theo hướng ngày càng hiện 
đại, tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. 
- Nâng cao trình độ chuyên môn của mọi cán bộ công nhân viên trong 
doanh nghiệp, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, 
thực hiện tốt đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng. 
c. Tận dụng công suất máy móc thiết bị 
 Tận dụng tối đa công xuất máy móc thiết bị tức là sử dụng tốt các loại 
thiết bị sản xuất kinh doanh, phát huy khả năng hiện có của chúng để có thể sản 
xuất được nhiều sản phẩm hơn. Kết quả của việc tận dụng công suất thiết bị sẽ 
 77
khiến cho chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác được giảm bớt trong 
mỗi đơn vị sản phẩm. 
 Biện pháp tận dụng công suất máy móc thiết bị: 
- Chấp hàng đúng định mức sử dụng thiết bị. 
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường 
xuyên máy móc thiết bị . 
- Tổ chức sản xuất, tổ chức lao động phải cân đối với năng lực sản xuất 
trong dây chuyền sản xuất... 
 d. Giảm bớt chi phí thiệt hại trong sản xuất 
 Trong quá trình sản xuất nếu sảy ra sản phẩm hư hỏng hoặc ngừng sản 
xuất đều dẫn đến sự lãng phí về nhân lực, vật tư và chi phí sản xuất sẽ bị nâng 
cao, bởi vậy phải ra sức giảm bớt những chi phí này. Trong quá trình tiêu thụ 
sản phẩm giảm bớt các khoản hao hụt cũng có ý nghĩa tương tự. 
 Biện pháp giảm chi phí thiệt hại: 
- Giảm bớt số lượng sản phẩm hỏng, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất 
khi sảy ra sản phẩm hỏng. 
- Giảm tình trạng ngừng sản xuất bằng cách cung cấp nguyên vật liệu đều 
đặn, chấp hành chế độ kiểm tra, sửa chữa máy móc đúng kế hoạch, khắc 
phục tính thời vụ trong sản xuất. 
đ. Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính 
Chi phí quản lý bao gồm nhiêu loại chi phí như lương của công nhân viên 
quản lý, chi phí về văn phòng, ấn loát bưu điện, tiếp tân, khánh tiết... Tiết kiệm 
các khoản này phải chú ý tinh giảm biên chế, nghiêm ngặt cân nhắc hiệu quả của 
mỗi khoản chi. 
Biện pháp tích cực để tiết kiệm các khoản chi này là tăng thêm sản lượng 
sản xuất và tăng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. 
 78

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_4_chi_phi_san_xuat_k.pdf