Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và Sức khỏe

Trình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách;

Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách;

Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe;

Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC.

 

ppt 51 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và Sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và Sức khỏe

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 4: Nhân cách và Sức khỏe
Nhân cách và Sức khỏe Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe 
Mục tiêu 
Trình bày được khái niệm nhân cách và các cách phân loại nhân cách; 
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách; 
Phân tích được mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe; 
Trình bày được ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân cách trong thực hành YTCC. 
Thảo luận (7 phút) 
Các anh/chị em ruột trong một gia đình có những đặc điểm tính cách khác nhau không? Ví dụ? 
Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm tính cách giữa các anh/chị em? 
Khái niệm: Nhân cách? 
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. 
Nguyễn Quang Uẩn. 
Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Khái niệm: Nhân cách? 
Khuynh hướng tiêu biểu, ổn định của các cá nhân thể hiện trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi. 
Phân biệt người này với người khác 
Nhận biết thông qua cách các cá nhân phản ứng với người khác và với môi trường xung quanh 
Có thể dự báo các cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể 
Khái niệm: Nhân cách 
Nhân cách bị quyết định bởi các yếu tố: 
	- Yếu tố sinh học (genes) 
 - Các yếu tố môi trường (những trải nghiệm thời thơ ấu, các yếu tố văn hóa – xã hội, các quan hệ xã hội, các hoàn cảnh/tình huống, những sự kiện trong cuộc sống.). 
Nhân cách có ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Một số tiêu chí để phân loại nhân cách 
Xu hướng tự nhiên: hướng nội/hướng ngoại 
Cách tìm hiểu và nhận thức thế giới: Bằng trực giác (linh cảm, cảm giác)/Bằng giác quan (quan sát, kinh nghiệm) 
Cách quyết định và lựa chọn: Lý trí/Tình cảm 
Cách thức hành động: Theo kế hoạch/Linh hoạt 
Phân loại nhân cách: 
Nhiều cách phân loại nhân cách: T ype A, B, C và D 
TYPE A 
 - Không kiên nhẫn và hiếu động; Cạnh tranh và đầy tham vọng; Luôn trong trạng thái vội vã; Dễ bực mình và buồn chán; Cảm giác bị áp lực của thời gian; Không bao giờ hài lòng; Cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc; Lo lắng về bệnh tật trong tương lai; Độc lập; Có xu hướng rơi vào tình trạng bực bội, thù địch, căm ghét; Cố gắng kiểm soát mọi tình huống – người lãnh đạo. 
	- Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao. 
Nhân cách Type B 
Thoải mái, Dễ tính 
Không có xu hướng giận giữ bột phát 
Không cạnh tranh 
Kiên nhẫn 
Lạc quan 
Hài hước 
Thích nghi với môi trường xung quanh 
 Có khả năng bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái, phù hợp 
Có khả năng ứng phó với căng thẳng một cách hiệu quả 
 Ít có nguy cơ mắc bệnh 
Thành công trong nghề nghiệp 
Nhân cách Type C 
Không cạnh tranh và dễ phục tùng 
Khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc 
Luôn có cảm giác thất vọng, không hi vọng, không tương trợ 
Gọn gàng, tỉ mỉ và nghiêm trọng hóa 
Khó có khả năng ứng phó với căng thẳng 
Có xu hướng mắc các bệnh ung thư 
Nhân cách Type D 
Phản đối bất cự sự thay đổi nào 
Thích các công việc thường nhật buồn tẻ ví dụ công việc văn phòng/bàn giấy 
Không ưa mạo hiểm 
Không muốn chịu trách nhiệm và thích người khác bảo mình phải làm gì. 
Khả năng cộng tác/kết hợp giữa các type nhân cách: 
A + B; C+D 
A><C  
9 loại nhân cách điển hình 
Số 1: Người hoàn hảo 
a. Đặc điểm chung: 
Luôn cho ý kiến của mình là đúng, muốn mọi thứ phải hoàn hảo, chính xác. 
b. Mặt tích cực 
Độc lập và tự lực. 
Nhiệt thành, chân tình, uy tín, đáng tin cậy. 
Cư xử ngay thẳng và công bằng, nghiêm túc. 
Tận tụy trong công việc. 
c. Mặt tiêu cực 
Luôn cho mình là đúng là phải, cứng nhắc trong tư tưởng 
Khó kiểm soát cảm xúc 
Quá khắt khe, xét đoán và phê phán người khác. 
Bảo thủ và bi quan, ganh tị, xét đoán. 
Thất vọng khi không thực hiện được mình mong muốn. 
d. Để hòa hợp với người số 1 (Người hoàn hảo) 
Chia sẻ công việc với họ. 
Thừa nhận thành quả họ đạt được 
Công bằng, thận trọng và tạo sự tin tưởng 
Khuyến khích và giúp họ vui vẻ khi họ lo lắng quá nhiều. 
e. Lời khuyên dành cho người số 1 
Lạc quan hơn 
Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc 
Thư giãn 
Thận trọng với những tình huống dễ gây mất kiểm soát (khi bị chọc tức hay châm biếm.) 
Số 2: Người phục vụ 
a. Đặc điểm chung: 
Có nhu cầu phục vụ, dễ bị lung lay trước lời dèm pha, mất cân bằng và kém vui. Đôi khi không chú ý được nhu cầu thực sự của mình. Giỏi trong giao tiếp. 
b.Mặt tích cực 
Dễ dàng làm bạn. 
Thông hiểu điều người khác cần, sẵn lòng giúp. 
Rộng lượng, chu đáo, nhiệt tình; Hăng hái và vui tính. 
c. Mặt tiêu cực 
Không biết từ chối. 
Thiếu tự tin. 
Chứng tỏ mình siêng năng; Luôn mệt mỏi và kiệt sức. 
Không chú trọng đến bản thân. 
Hay chỉ trích bản thân. 
Thất vọng khi người khác không nhiệt tình. 
d. Để hòa hợp với người số 2 (Người phục vụ) 
Nói cho họ biết bạn đánh giá cao về họ. 
Quan tâm đến vấn đề của họ. 
Nhẹ nhàng khi chỉ trích họ. 
Vui vẻ với họ. 
e. Lời khuyên dành cho người số 2 
Tập sống tự tin. 
Hãy chú ý và tìm hiểu những nhu cầu của mình và thỏa mãn nhu cầu. 
Không quá chú ý đến những người khác. 
Số 3: Người thể hiện 
a. Đặc điểm chung: 
Tự tin, yêu đời, chăm chỉ làm việc, hoạt bát, ăn mặc chỉnh tề, thành công, tham vọng, cạnh tranh, siêng năng cần cù, thích nổi tiếng, địa vị cao trong xã hội. 
b. Mặt tích cực 
Kiên trì, lạc quan, thân thiện. 
Có khả năng đứng dậy sau thất bại, sẵn sàng đối diện với khó khăn, Có khả năng thúc đầy và thuyết phục người khác. 
Am hiểu, biết trước điều gì sẽ xảy đến. 
Làm việc một cách hiệu quả. 
c. Mặt tiêu cực 
Hời hợt trong quan hệ xã giao, kiêu căng. 
Làm việc quên cả giờ giấc nên dễ bị mệt mỏi, chán nản. 
Sợ bị coi là người thất bại. 
Hay so sánh; Luôn chiến đấu và cố gắng thành công. 
d. Để hòa hợp với người số 3 (Người thể hiện) 
Không quấy rầy khi họ làm việc. 
Góp ý chân thành. 
Giữ nơi làm việc của họ sạch sẽ, hài hòa và ngăn nắp. 
Không làm phiền họ bằng những cảm xúc tiêu cực. 
Thể hiện tình cảm với họ 
Đánh giá kết quả công việc của họ 
e. Lời khuyên dành cho người số 3 
Thư giãn, nghỉ ngơi, và giải trí. 
Biết chấp nhận thành công và thất bại. 
Hiểu rõ nhu cầu thực sự của mình và đáp ứng. 
Phát triển năng khiếu. 
Chia sẻ cảm xúc của mình với người thân. 
Số 4: Người lãng mạn 
a. Đặc điểm chung: 
Muốn là người đặc biệt, thích thể hiện tài năng, gây chú ý, làm mình khác hẳn mọi người. 
b. Mặt tích cực 
Tế nhị, ăn nói ôn tồn, nhỏ nhẹ. 
Ăn mặc đẹp, có mắt thẩm mỹ. 
Có tài dùng biểu tượng sâu sắc; Có óc sáng tạo 
Nhạy cảm, đọc được cảm xúc người khác; Có sức thu hút người nghe. 
c. Mặt tiêu cực 
Ganh tị, trống vắng, tuyệt vọng, ghét bản thân, xấu hổ 
Thấy có lỗi khi làm người khác thất vọng. 
Bị tổn thương khi bị hiểu lầm. 
Sợ bị bỏ rơi. 
Hay mộng mơ nên thường khao khát những điều chưa có. 
d. Để hòa hợp với người số 4 (Người lãng mạn) 
Ủng hộ họ. 
Tôn trọng khả năng trực giác và tầm nhìn rộng của họ. 
Vui vẻ với họ 
Đừng nói họ quá nhạy cảm hoặc lập dị. 
e. Lời khuyên dành cho người số 4 
Tập tự tin về ưu điểm của mình. 
Đáp ứng nhu cầu chính đáng của bản thân. 
Khép mình vào kỷ luật. 
Tập chú ý vào các giá trị hiện tại. 
Thừa nhận những giá trị tốt đẹp của người khác 
Mạnh dạn chia sẻ buồn phiền. 
Sống tích cực, mục tiêu rõ ràng. 
Kiềm chế cảm xúc. 
Số 5: Người quan sát 
a. Đặc điểm chung 
Thông minh, thích quan sát, khám phá, suy nghĩ, phân tích, lý giải vấn đề có lý, logic, sống nội tâm, riêng tư. 
b.Mặt tích cực 
Nhìn sự việc một cách khách quan. 
Hiểu biết. 
Không bị ảnh hưởng hay chi phối. 
Bình thản khi gặp khó khăn. 
c. Mặt tiêu cực 
Chậm chạp trong công việc, ứng xử; Không biết xã giao. 
Khó chịu khi không hiểu nhiều vấn đề 
Thiếu tin tưởng vào người khác, thích sống riêng tư nên dễ bị cảm giác lẻ loi, kín đáo. 
Keo kiệt, bủn xỉn và rất tham lam (kiến thức) 
d. Để hòa hợp với người số 5 (Người Quan sát) 
Tránh níu kéo họ, để họ có thời gian riêng. 
Không nên yêu cầu họ nói đi nói lại nhiều lần. 
Trao đổi thẳng thắn với họ. 
Giao tiếp với họ nhưng không quá ân cần. 
Tránh cư xử quá mạnh bạo với họ. 
Không nên dẫn họ đến những nơi ồn ào. 
e. Lời khuyên dành cho người số 5 
Sống trong tin tưởng và hy vọng. 
Biểu lộ cảm xúc. 
Tham gia vào cuộc sống, chia sẻ bản thân. 
Số 6: Người trung thành 
a. Đặc điểm chung: 
Có trách nhiệm, trung thành với gia đình, bè bạn, công việc, thích sống yên ổn, cậy dựa, làm việc cần mẫn, nghiêm túc. 
b. Mặt tích cực 
Trung tín, nhiệt thành, dám hy sinh cho gia đình và bè bạn. 
Có trách nhiệm và siêng năng. 
Thông cảm với người khác. 
Thông minh và hiểu vấn đề nhanh. 
Thẳng thắn và quả quyết. 
c. Mặt tiêu cực 
Sợ thất bại; Thiếu tin tưởng vào mình và người khác. 
Sợ bị bỏ rơi hay bị lợi dụng. 
Lo lắng thái quá về những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. 
Chỉ trích bản thân; Phụ thuộc vào người xung quanh. 
d. Để hòa hợp với người số 6 (Người trung thành) 
Trao đổi thẳng thắn và ngắn gọn. 
Lắng nghe họ. 
Không nên xét đoán họ là người hay lo lắng. 
Hợp tác với họ. 
Khẳng định mọi chuyện đều tốt đẹp. 
Vui vẻ với họ 
e. Lời khuyên dành cho người số 6 
Tập tin tưởng vào mình. 
Chấp nhận những lời khen chân thực. 
Có thể thay đổi, đối diện với sợ hãi. 
Không buộc làm điều gì. Nên làm khi bình an. 
Tự hào khi làm được một điều tốt mà không cần ai khen trước. 
Tự nhủ “Tôi được phép lầm lỗi”. 
Số 7: Người hưởng thụ 
a. Đặc điểm chung: 
Thích bay nhảy và vui chơi, hồn nhiên yêu đời, hài hước 
b.Mặt tích cực 
Cởi mở, chân tình, vui vẻ, hài hước, rộng lượng, mạo hiểm 
Dễ thu hút người khác, được người khác quý mến. 
Không bi quan, buồn phiền, chán nản, nhìn cuộc sống tích cực. 
Nói chuyện tự nhiên, trực tính và phóng khoáng. 
Có rất nhiều sở thích và tài năng. 
c. Mặt tiêu cực 
Theo cá tính riêng, hay biện hộ cho mình. 
Tránh đau khổ; Ngại khó khăn 
Làm nhiều việc cùng lúc, khó hoàn tất, qua loa. 
Dễ bị ảo tưởng và mơ mộng cuốn hút. 
Không thích ràng buộc 
d. Để hòa hợp với người số 7 (Người hưởng thụ) 
Làm bạn với họ, yêu mến, cho họ tự do. 
Vui cười và nói chuyện phiếm với họ. 
Đánh giá cao khả năng và lắng nghe họ. 
Đừng thay đổi phong cách của họ. Chấp nhận họ. 
Không nên bảo họ phải làm thế này, thế kia. 
e. Lời khuyên dành cho người số 7 
Chú tâm tới sức khỏe. 
Chú ý đến những gì mình có hơn những gì mình muốn. 
Đối diện đau khổ. 
Giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc. 
Chấp nhận cuộc sống với những cảm xúc đau buồn, thất vọng 
Số 8: Người lãnh đạo 
a. Đặc điểm chung: 
Tự tin, có quyền lực, thẳng thắn, bộc trực, sẵn sàng đối diện với khó khăn. 
b. Mặt tích cực 
Độc lập và tự lực. 
Bảo vệ người yếu đuối 
Trực tính, thẳng thắn, trung thành và thật thà. 
Có sức mạnh và uy lực, rất tự tin và không hề nhụt chí. 
c. Mặt tiêu cực 
Hành động theo cá tính tự nhiên. 
Điều khiển; Hồ nghi; ích kỷ; căng thẳng; cáu gắt 
Làm người khác tổn thương vì tính thẳng thắn. 
Thiếu kiên nhẫn. 
Khó quên được chuyện cũ. 
d. Để hòa hợp với người số 8 (Người lãnh đạo) 
Tự tin, đương đầu với họ; Trực diện và mạnh dạn trước họ. 
Đừng nói xấu hay chỉ trích sau lưng họ. 
Đối xử dịu dàng và tỏ ra ân cần lo lắng cho họ. 
Giữ khoảng cách 
Thừa nhận họ nhưng không nịnh bợ 
e. Lời khuyên dành cho người số 8 
Tập luyện những đức tính tốt của nữ giới. 
Nói năng từ tốn. 
Bày tỏ lòng quý mến và cảm phục người khác. 
Học cách trao đổi và đàm phán. 
Số 9: Người an phận 
a. Đặc điểm chung: 
Thích ổn định, thảnh thơi, an phận, không thích bon chen, gây bất đồng, ít nói, kiên nhẫn, chịu đựng. 
b. Mặt tích cực 
Sống vui tươi, bình an, rộng lượng, kiên nhẫn. 
Tử tế, hiền từ, không khắt khe. 
Chấp nhận và không phán xét người khác. 
Chăm sóc và quan tâm đến người khác + bản thân. 
c.Mặt tiêu cực 
Không muốn nhìn sự thật; Chạy trốn khi gặp khó khăn. 
Không lôi cuốn được người xung quanh. 
Sợ liên lụy; nhạy cảm khi bị chỉ trích 
Thiếu kỷ luật và quá thụ động. 
Không thật sự hiểu mình muốn gì. 
d. Để hòa hợp với người số 9 (Người an phận) 
Biết cách nói với họ khi nhờ vả; Không lợi dụng họ. 
Lắng nghe họ 
Cho họ thời gian hoàn tất công việc và đưa ra quyết định. 
Biểu lộ cảm xúc với họ. 
Họ thích thảo luận, không thích tranh cãi. 
Hãy nói cho họ biết họ đã nói là làm được gì. 
Vui đùa với họ. 
e. Lời khuyên dành cho người số 9 
Chủ động thay đổi những gì không tốt. 
Tham gia với mọi người. 
Nêu ra vấn đề và cùng tham gia. 
Không nên nói “Tôi không biết”; Hãy học cách trả lời khi bực bội. 
Cam đảm đối diện với sự thật. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách 
Yếu tố sinh học/di truyền 
Môi trường xã hội 
Gia đình 
Trường học 
Bạn bè 
Yếu tố sinh học 
Di truyền 
Các đặc điểm sinh học (tình trạng thể chất, khuôn mặt, khí chất.) của cá nhân được di truyền từ các thế hệ trước (bố/mẹ, ông/bà..) 
Các nghiên cứu chứng minh yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân cách: 
   Eysenck: Những khía cạnh về tâm thần, thần kinh và hướng ngoại 
    McCrae và Costa: Thần kinh, hướng ngoại, sự cởi mở trước cái mới, tính dễ thích nghi và sự tận tâm. 
    Zuckerman: Tính đa cảm, tính năng động và tính hoà đồng  
Bộ não 
Bộ não ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách (khả năng tư duy, nhận thức.) 
Đặc điểm sinh học của cá nhân 
Đặc điểm cơ thể (physical stature) có ảnh hưởng lớn tới nhân cách. 
Cá nhân tự tin/không tự tin, hài lòng/không hài lòng về các đặc điểm của mình (cao/thấp, đẹp/xấu, béo/gầy.) trong quá trình tương tác với môi trường xung quanh (người khác) => ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách thông qua cách cá nhân phản ứng với những người xung quanh. 
Allport: 
	“Mặc dù di truyền học cung cấp nguyên liệu thô làm cơ sở cho nhân cách thì chính môi trường xã hội nhào nặn nguyên liệu ấy thành sản phẩm cuối cùng” . 
Lý thuyết học tập xã hội  (Bandura) 
Cá nhân 
Hành vi 
Môi trường 
Gia đình 
Trường học 
Bạn bè 
. 
Đặc điểm cá nhân 
Nhận thức 
Bandura: 
	Chúng ta học hỏi từ những mô hình quan sát => Quan sát, học tập, làm theo hành vi chuẩn mực của những ng ười xung quanh. 
Môi trường gia đình 
Là môi trường sống đầu tiên của trẻ, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển nhân cách của trẻ. 
Alder: “nhân cách bị ảnh hưởng bởi vị trí của chúng ta trong gia đình, trong quan hệ với anh chị em ruột”. 
Horney: có sự lép vế của những cô bé lớn lên trong những nền văn hoá “trọng nam”. 
Allport: quan hệ của đứa trẻ với mẹ (sự yêu mến và an toàn) là điều kiện tiên quyết cho phát triển nhân cách sau này. 
Cattell: thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng tới sự hình thành tính cách của trẻ (qua cách cư xử của cha mẹ và anh chị em). 
Môi trường gia đình 
Trẻ học hỏi qua quan sát thái độ, hành vi của những người trong gia đình (cha/mẹ, ông/bà; anh/chị.). 
Các hành vi đặc thù của cha mẹ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 
Môi trường ngoài gia đình 
Harris (cuối 1990s): Thái độ và cách cư xử của cha mẹ không có tác động tới nhân cách của trẻ khi chúng ở bên ngoài gia đình. 
 Ảnh hưởng của những đứa trẻ cùng tuổi tới nhân cách của trẻ nhiều hơn là cha mẹ: 
Những đứa trẻ lĩnh hội cách cư xử, thái độ, giá trị và nét đặc trưng từ các bạn cùng trang lứa và thực hành theo các giá trị đó để có được sự chấp nhận của họ. 
Môi trường ngoài gia đình 
Harris: Cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ nhưng chỉ trong phạm vi nhất định (gia đình). Khi những đứa trẻ ra ngoài chúng từ bỏ/che giấu các hành vi chúng thường có ở nhà. 
Nghiên cứu 839 cặp sinh đôi trong giai đoạn cuối của tuổi trưởng thành (Loehlin, 1997). 
Kết quả: những cặp sinh đôi có nhiều bạn chung sẽ có nhiều đặc điểm nhân cách giống nhau hơn những cặp có ít bạn chung. 
Kết luận: những người bạn có ảnh hưởng lớn hơn tới nhân cách của trẻ so với môi trường gia đình. 
Ảnh hưởng 
của nhân cách tới sức khỏe 
Nhân cách 
Cẳng thẳng 
Chiến lược ứng phó với căng thẳng 
Hỗ trợ xã hội 
Thói quen sức khỏe 
Các phản ứng về thể chất 
Sức khỏe 
Tự đánh giá 
Nhân cách và sức khỏe 
Nhân cách và căng thẳng 
Người có nhân cách type A có xu hướng bị căng thẳng hơn người có nhân cách type B. 
Người hay có cảm giác/cảm xúc tiêu cực có xu hướng bị căng thẳng hơn. 
Nhân cách và chiến lược ứng phó với căng thẳng 
Người lạc quan, tràn đầy hi vọng, có khả năng kiểm soát thường sử dụng những chiến lược ứng phó với căng thẳng linh hoạt và hiệu quả hơn. 
Nhân cách và sức khỏe 
Nhân cách ảnh hưởng đến mức độ nhận được hỗ trợ xã hội 
Người hay cáu giận, dễ bị kích động, bi quan thường khó thiết lập các mối quan hệ gần gũi và thường xung đột trong các mối quan hệ cá nhân. 
Người có nhân cách type A có mức độ thỏa mãn về vật chất thấp hơn. 
Nhân cách ảnh hưởng đến thói quen sức khỏe 
Người có nhân cách type A thường có xu hướng hút thuốc, không tập thể dục, ngủ ít, sử dụng chất kích thích và có hành vi tham gia giao thông không an toàn. 
Nhân cách và sức khỏe 
Nhân cách ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với cẳng thẳng (hệ miễn dịch và hệ tim mạch) 
Người bi quan, không có khả năng kiểm soát thường có khả năng miễn dịch kém hơn. 
Người hay cáu giận, thù địch thường có nhịp tim cao hơn và dễ bị cao huyết áp. 
Nhân cách ảnh hưởng đến việc tự đánh giá của cá nhân 
Người có cảm giác tiêu cực thường hay phàn nàn về vấn đề/tình trạng sức khỏe một cách vô cớ hơn. 
THẢO LUẬN 
Khả năng áp dụng những nội dung/kiến thức đã học về nhân cách? 
Đối với bản thân 
Đối với thực hành nghề nghiệp YTCC 
THẢO LUẬN 
	 Chúng ta áp dụng kiến thức đã học về nhân cách như thế nào? 
Đối với bản thân 
Biết được đặc điểm nhân cách của mình, của người khác => Biết được những điểm mạnh/điểm yếu của họ => Có những hành vi ứng xử phù hợp. 
Đối với thực hành nghề nghiệp YTCC 
Ứng dụng trong giao tiếp, truyền thông (cá nhân/nhóm nhỏ) 
Ứng dụng trong các chương trình can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe (các yếu tố/môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách). 
Những gợi ý cho các can thiệp. 
Can thiệp ứng phó với căng thẳng : Áp dụng các liệu pháp quản lý và ứng phó với căng thẳng nhằm giảm căng thẳng, các cảm giác tiêu cực, tính hoài nghi; tăng khả năng kiểm soát (cảm xúc, hành vi) . 
Những gợi ý cho các can thiệp. 
Các chương trình can thiệp cần chú ý đến các giai đoạn phát triển và sự hình thành nhân cách: trong đó chú ý đến yếu tố gia đình (mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, ứng xử của cha mẹ phù hợp với nhân cách của trẻ), yếu tố bạn bè (ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành nhân cách); 
Những gợi ý cho các can thiệp. 
Can thiệp ở cấp độ chính sách : Nghiên cứu các yếu tố xã hội (hỗ trợ xã hội) ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ để áp dụng trong các can thiệp ở cấp độ cộng đồng. 
TÓM LẠI: 
Nhân cách là Khuynh hướng tiêu biểu, ổn định của các cá nhân thể hiện trong suy nghĩ, cảm giác, thái độ và hành vi. 
Có nhiều cách phân loại nhân cách (Điểm manh/điểm yếu và khả năng áp dụng.) 
Nhân cách ảnh hưởng đến sức khỏe (căng thẳng và các bệnh mãn tính) 
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách: Yếu tố sinh học, Yếu tố xã hội (môi trường gia đình, bạn bè). 
Nhân cách là ổn định nhưng có thể thay đổi (yếu tố phát triển) 
Các chương trình can thiệp: cấp độ cá nhân và cộng đồng. 
XIN CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_suc_khoe_bai_4_nhan_cach_va_suc_khoe.ppt