Bài giảng Thi công cầu - Phần V: Đặc điểm thi công cầu dây văng, dây võng - Phạm Hương Huyền
Việc thi công cầu dây văng, dây treo rất khó khăn do nhịp rất dài trong khi đó
kết cấu nhịp lại rất mảnh, bản thân kết cấu nhịp khi chưa lắp dây rất dễ mất ổn định.
Hiện nay với sự hoàn thiện của công nghệ thi công hẫng, công nghệ tin học hỗ
trợ tính toán và công nghệ cơ khí gia công kim loại phát triển rất mạnh nên việc thi
công cầu dây văng lại trở nên đơn giản. Với điều kiện nước ta hiện nay các phương
tiện thiết bị hỗ trợ thi công cầu dây văng như đã nêu trên có thể nói là tương đối hoàn
thiện nhưng kinh nghiệm thi công cầu dây văng lại ít đó là vấn đề cần phải học tập,
nghiên cứu và bổ sung của đội ngũ cán bộ kỹ thuật thi công trong thời đại hiện nay.
Các bước công nghệ thi công cầu treo dây võng bao gồm :
- Xây dựng hệ thống móng
- Xây dựng mố
- Xây dựng hệ thống cầu dẫn (nếu có)
-Xây dựng trụ tháp
- So và bện cáp
- Lắp ráp hệ cáp chủ
- Thi công hệ dầm cứng
- Điều chỉnh nội lực
-Hoàn thiện mặt xe chạy
Các bước công nghệ thi công cầu treo dây văng bao gồm :
- Xây dựng hệ thống móng
- Xây dựng mố
- Xây dựng hệ thống cầu dẫn (nếu có)
- Xây dựng trụ tháp
- Thi công hệ dầm cứng và căng cáp đồng thời từng đốt
- Điều chỉnh nội lực
- Hoàn thiện mặt xe chạy
Các bước chủ yếu vẫn tập trung vào ba hạng mục khối lượng lớn và khó khăn nhất đó
là thi công cột tháp, thi công dầm chủ và lắp đặt, căng điều chỉnh dây cáp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thi công cầu - Phần V: Đặc điểm thi công cầu dây văng, dây võng - Phạm Hương Huyền
Môn học: Thi công Cầu PHẦN V ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG CẦU DÂY VĂNG , DÂY VÕNG Môn học: Thi công Cầu Chương 1 XÂY DỰNG CỘT THÁP Việc thi công cầu dây văng, dây treo rất khó khăn do nhịp rất dài trong khi đó kết cấu nhịp lại rất mảnh, bản thân kết cấu nhịp khi chưa lắp dây rất dễ mất ổn định. Hiện nay với sự hoàn thiện của công nghệ thi công hẫng, công nghệ tin học hỗ trợ tính toán và công nghệ cơ khí gia công kim loại phát triển rất mạnh nên việc thi công cầu dây văng lại trở nên đơn giản. Với điều kiện nước ta hiện nay các phương tiện thiết bị hỗ trợ thi công cầu dây văng như đã nêu trên có thể nói là tương đối hoàn thiện nhưng kinh nghiệm thi công cầu dây văng lại ít đó là vấn đề cần phải học tập, nghiên cứu và bổ sung của đội ngũ cán bộ kỹ thuật thi công trong thời đại hiện nay. Các bước công nghệ thi công cầu treo dây võng bao gồm : - Xây dựng hệ thống móng - Xây dựng mố - Xây dựng hệ thống cầu dẫn (nếu có) -Xây dựng trụ tháp - So và bện cáp - Lắp ráp hệ cáp chủ - Thi công hệ dầm cứng - Điều chỉnh nội lực -Hoàn thiện mặt xe chạy Các bước công nghệ thi công cầu treo dây văng bao gồm : - Xây dựng hệ thống móng - Xây dựng mố - Xây dựng hệ thống cầu dẫn (nếu có) - Xây dựng trụ tháp - Thi công hệ dầm cứng và căng cáp đồng thời từng đốt - Điều chỉnh nội lực - Hoàn thiện mặt xe chạy Các bước chủ yếu vẫn tập trung vào ba hạng mục khối lượng lớn và khó khăn nhất đó là thi công cột tháp, thi công dầm chủ và lắp đặt, căng điều chỉnh dây cáp. 1.1. LẮP CỘT THÁP BẰNG THÉP VÀ BTCT Phương pháp lắp dựng cột tháp khi chiều cao cột tháp <150m đơn giản nhất là dùng cần cẩu tháp để lắp dựng cả tháp (thép) hoặc cẩu từng khối lên để lắp ghép. Trong trường hợp cột tháp cao hơn và lại không có cẩu tháp thì tiến hành lắp một cần cẩu trượt. Cần cẩu trượt là một cần cẩu chân cứng liên kết với một sàn di động được trong phạm vi giữa hai cột tháp và sàn này có tác dụng hạn chế độ tự do của cột Môn học: Thi công Cầu tháp trong quá trình thi công hoặc có thể là cẩu tháp đứng bên cạnh cột tháp và có liên kết với cột tháp theo chiều cao xây dựng. Hình V.1.1: Trình tự thi công cột tháp cầu Akashi-Kaikyo Hình V.1.2: Hiện trường xây dựng cột tháp cầu Akashi-Kaikyo Khoái chöa laép Caåu thaùp Caåu laáy caùc khoái töø xaø lan Môn học: Thi công Cầu Bước 1: Dùng cẩu trên xà lan lắp cẩu tháp và khối dưới cùng trước. Bước 2: Dùng cẩu tháp lắp các khối đến vị trí đà ngang và lắp đà ngang. Bước 3: tiếp tục lắp các đốt bên trên, trong suốt quá trình lắp theo chiều cao vươn lên của cột tháp phải liên kết cẩu tháp vào cột tháp Bước 4: lắp theo trình tự như vậy đến khi hoàn thiện. Đối với cầu nhỏ, chiều cao cầu thấp H 50m nhất là các cầu GTNT miền núi , tháp cầu bằng thép thường được lắp ráp ở thế nằm ngang trên mặt đất. Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, nhờ một trụ tháp phụ và hệ tời kéo dựng cột tháp quay quanh khớp tại chân cột tháp là khớp tạm hoặc khớp chính. Biện pháp này gọi là cất vó. Tháp phụ có tác dụng làm tăng góc nghiêng của dây cáp kéo và tháp ban đầu làm tăng chiều dài tay đòn của lực kéo đối với khớp quay do đó làm giảm lực kéo giai đoạn đầu đáng kể. 1. tời; 2. hệ puli kéo; 3. thanh chống tạo cánh tay đò; 4. khớp quay tạm; 5. hệ puli hãm; 6. cột tháp; 7. tời hãm Hình V.1.3: Cất vó cột tháp. 1.2. THI CÔNG CỘT THÁP BẰNG BÊ TÔNG ĐỔ TẠI CHỖ Các tháp cầu bằng BTCT thường chịu lực rất phức tạp, nặng nền do đó thường được thi công theo phương pháp đổ tại chỗ bằng bộ ván khuôn leo. Vấn đề cốt lõi trong thi công cốt tháp bằng BTCT là công tác ván khuôn và đổ bê tông. 1.2.1. VÁN KHUÔN TRƯỢT VÀ VÁN KHUÔN LEO Môn học: Thi công Cầu a) Cầu Mỹ Thuận b) Cầu Rạch Miễu Hình V.1.4: Ván khuôn leo thi công cột tháp Môn học: Thi công Cầu Ván khuôn thi công cốt tháp là loại và khuôn trượt. Ván khuôn trượt cầu tạo gồm một khung chịu lực bằng thép ôm quanh thân trụ tháp và ván khuôn bằng thép bản dày khoảng 4-5mm hàn liên với khung thành một khối thống nhất. Tuỳ theo kích thước của khung mà có thể tăng cường thêm các sườn dọc và ngang. Toàn bộ khung và ván khuôn bao quanh tạo thành một đốt đổ bê tông. Bên trên khung bố trí cơ cấu nâng gồm các thanh tựa bằng thép đường kính khoảng 630mm chôn thẳng đứng quanh thân cột tháp tạo thành các điểm đỡ ván khuôn trong quá trình đổ bê tông và là điểm tì của kích khi nâng bộ ván khuôn lên. Kích nâng thường là kích thanh răng hoặc kích ống, đầu dưới kích tựa trên một bàn đỡ gắn với thanh tựa bằng liên kết di động một chiều theo hướng lên, một đầu tì vào khung vá khuôn để nâng bộ và khuôn lên khi hoạt động. Để làm giảm ma sát trong quá trình trượt thì mặt trong ván thép có thể được lót một lớp Fomica để giảm ma sát. Để làm giảm ma sát giữa ván khuôn và khối đúc trong quá trình di chuyển có thể sử dụng ván khuôn leo thay thế ván khuôn trượt. Ván khuôn leo khác ván khuôn trượt là bộ ván khuôn sẽ được tháo rời khỏi mặt bê tông khi di chuyển. Ván khuôn leo thường gồm ba phân đạo: phân đoạn di chuyển và neo giữ, phân đoạn thao tác ván khuôn và phân đoạn lắp dựng cốt thép. 1.2.2. CÔNG TÁC BÊ TÔNG Bê tông có thể cung cấp bằng thùng bê tông nâng lên từ cẩu tháp trong trường hợp khối lượng bê tông đổ không quá lớn. Trường hợp khối lượng nhiều có thể sử dụng bơm bê tông bằng bơm thuỷ lực qua ống thép nối từ bộ phận cung cấp bê tông đến vị trí cần đổ, chiều cao bơm có thể lên đến 150m. Trường hợp dùng hệ giàn giáo thi công cốt thép và ván khuôn thì có thể dùng hệ tời đạt trên hệ giàn giáo này nâng bê tông lên. Môn học: Thi công Cầu Chương 2 XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU DÂY VÕNG 2.1. LẮP CÁP CHỦ Trình tự lắp đặt cáp cầu Akashi-Kaikyo Cáp chủ được lắp từ từng bó nhỏ Hình V.2.1: Sơ đồ lắp đặt cáp chủ cầu Akashi-Kaikyo Sàn công tác dạng bậc thang trên cáp tạm Cáp chủ đang được lắp từ từng bó nhỏ Hình V.2.2 Môn học: Thi công Cầu Bước 1: Lắp 2 cáp tạm bằng trực thăng (neo 1 đầu vào vị trí, đầu kia trực thăng nâng kéo đưa đến vị trí) Bước 2: Lắp đặt sàn công tác dạng bậc thang vừa để đi lại và để đỡ cáp chủ Bước 3: Lắp đặt cáp chủ từ bó từng bó được keo dựa trên thiết bị trượt trên cáp tạm. Bước 4: Hoàn chỉnh cáp chủ, lắp tuần tự cáp treo 2.2. LẮP DẦM CHỦ 2.2.1. PHƯƠNG ÁN LẮP TỪNG THÀNH PHẦN CỦA PHÂN ĐOẠN Một phân đoạn dầm được chia làm nhiều thành phần hay panel (từng mảng được liên kết trước ví dụ như tấm đáy, tấm sườn, tấm thành, tấm đỉnh .) các phần này được chế tạo và láp sẵn trong công xưởng. Các panel này được đưa tới mố, trụ tháp và được nâng lên sàn cầu đã lắp bằng 1 cẩu và panel này được đưa tới sát cần cẩu của thiết bị lắp đang làm việc. Trình tự chung thi công như sau: Lắp 2 cẩu tại bệ mố và trụ Lắp đoạn dầm trên trụ tháp và đoạn sát mố để đưa thiết bị lắp lên trên đó. Tuần tự lắp từng phân đoạn dầm (tổ hợp của nhiều panel ghép lại) và liên kết phân đoạn đó với cáp treo Hợp long tại vị trí gần trụ tháp và giữa nhịp và liên kết với mố. Môn học: Thi công Cầu Lắp đốt trên trụ Sơ đồ lắp từng panel của đốt Cẩu lắp từng panel của đốt Hình V.2.3 Hình V.2.4: Hợp long nhịp giữa Phương án này có ưu điểm là không cần sử dụng thiết bị nâng, thiết bị di chuyển loại lớn và ít ảnh hưởng đến cáp chủ vì trọng kết cấu nhịp đề phân bố vào các dây treo truyền lên đều hơn và ít phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn của sông. Tuy nhiên tiến độ khó có thể đẩy nhanh. Môn học: Thi công Cầu 2.2.2. PHƯƠNG ÁN LẮP NGUYÊN PHÂN ĐOẠN DẦM Phương án này tương tự như phương án lắp hẫng cầu dầm, các phân đoạn dầm được chế tạo trong công xưởng và được xà lan tự hành chở ra đến vị trí. Dùng thiết bị nâng di động trên cáp chủ đưa đến cao độ và vị trí liên kết với đoạn đã lắp trước đó và cáp treo. Trình tự tổng thể của phương án: Lắp khối giữa nhịp chính trước. Lắp khối đầu tiên liên kết với mố và các khối nhịp giữa đến khi số lượng các khối chưa lắp cân bằng hai bên trụ tháp. Tiến hành lắp đồng thời cân bằng 2 bên trụ tháp tiến vào trụ. Trong thời gian này lắp đốt trên trụ tháp. Hợp long tại 2 vị trí gần cột tháp. Một phân đoạn đang lắp Sơ đồ lắp cả phân đoạn Hình V.2.5 Môn học: Thi công Cầu Hình V.2.6: Sơ đồ lắp 1 phân đoạn dầm Phương án này ưu điểm hơn phương án lắp từng panel đó là tốc độ lắp nhanh hơn (chậm nhất 3h /1 đốt và nhanh nhất 30 phút/1 đốt) nhưng đòi hỏi thiết vị nâng hạ và di chuyển loại lớn, ngoài ra chỉ có thể áp dụng khi điều kiện môi trường cho phép đó như tốc độ gió <5m/s, chiều cao cẩu nâng tính từ mặt nước <100m và lưu lượng tàu trên sông <1000 lượt/ ngày. Môn học: Thi công Cầu Chương 3 XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU DÂY VĂNG 3.1. XÂY DỰNG DẦM CỨNG CẦU DÂY VĂNG Dầm cứng trong CDV thường có chiều cao thấp và độ cứng nhỏ so với chiều dài nhịp, do đó dầm không thể chịu được tải trọng bản thân mà không cần các trụ tạm, giàn giáo hoặc các công trình chống đỡ. Với đặc điểm như vậy nên khi thiết kế thi công CDV cần lưu ý phân kỳ tải trọng lên hệ. Trong giai đoạn lắp dầm chỉ nên lắp các bộ phận cơ bản nhất, trọng lượng nhỏ nhất, ví dụ chỉ lắp dầm chủ để neo dây văng, còn hệ mặt cầu được lắp đặt sau khi đã lắp xong các dây văng. Dầm chủ CDV bằng thép thường được thi công theo phương pháp lắp hẫng. nếu có điều kiện và nhất là loại cầu dây văng nhịp nhỏ, trọng lượng kết cấu nhịp nhỏ kết cấu nhịp bằng thép có thể sử dụng phương án lao kéo dọc cầu với sự hỗ trợ của dây xiên và mũi dẫn. 3.1.1. THI CÔNG DẦM CHỦ TRÊN TRỤ TẠM 3.1.1.1. Dầm chủ bằng thép Nếu dầm chủ CDV bằng thép thì có thể lao kéo dọc trên các trụ tạm kết hợp mũi dẫn. Quá trình lao kéo dọc trên trụ tạm được thực hiện giống như lao kéo dọc của dầm thép thông thường. Hình V.3.1: Thi công lao dọc dầm thép CDV trên trụ tạm Môn học: Thi công Cầu 3.1.1.2. Dầm chủ bằng BTCT Nếu dầm chủ bằng BTCT thì cùng với các trụ tạm có thể là một hệ giàn giáo cố định hoặc di động dạng một dầm liên tục vượt qua các trụ tạm. Trên giàn giáo tiến hành đổ bê tông toàn khối dầm chủ hoặc lắp ráp các khối dầm lắp ghép. Công tác lắp ghép hoặc đổ bê tông được thực hiện cho từng khoang dầm. Sau khi lắp đặt hoặc đổ bê tông cho mỗi khoang cần tiến hành lắp ngay dây văng ở khoang đó. Tuỳ theo dự kiến căng chỉnh nội lực, khi lắp hoặc đổ bê tông, có thể phải bố trí một số khớp tạm bên cạnh các nút dây. Khớp tạm tạo hệ tĩnh định có tác dụng đảm bảo phân bố nội lực chính xác trong thi công. Sau khi lắp xong dây văng, tiến hành hạ cao độ giàn giáo, kéo dọc sang vị trí mới, chuẩn bị cho thi công khoang tiếp theo. Hình V.3.2: Thi công dầm chủ BTCT CDV trên đà giáo Việc điều chỉnh nội lực, theo yêu cầu thiết kế, được thực hiện hoặc trước hoặc sau khi liên tục hoá các khớp tạm. Trong các hệ ba và nhiều nhịp việc lắp đặt hoặc đổ bê tông dầm chủ trên giàn giáo di động cần tiến hành đối xứng qua tháp cầu để tránh tháp, trụ và móng chịu lực quá tải do tải trọng lệch tâm. 3.1.2. THI CÔNG LẮP DÀM CHỦ BẰNG HỆ PHAO NỔI HAY SÀ LAN Nói chung đối với các cầu hiện nay phương pháp thi công chủ trên trụ tạm, đà giáo rất khó thực hiện nhất là các cầu nhịp lớn, trên các sông cần đảm bảo thông thuyền, hoặc sông sâu khi xây dựng trụ tạm và giàn giáo khó khăn. Khi không thể xây dựng trụ tạm vì lý do thông thuyền, hoặc do điều kiện kinh tế kỹ thuật không cho phép thì có thể lắp dầm trên giàn giáo di động trên hệ phao nổi. Việc đảm bảo ổn định hệ phao có thể thực hiện bằng các chân chống phụ xuống đáy sông. Phương pháp thi công bằng hệ phao chỉ áp dụng được cho dầm chủ thi công theo phương pháp lắp ghép chứ không được áp dụng cho phương pháp đổ tại chỗ. Môn học: Thi công Cầu Hình V.3.3: Lắp dầm chủ bằng hệ phao nổi 3.1.3. THI CÔNG LAO DỌC DẦM CHỦ NHỜ DÂY THIÊN TUYẾN Đối với các cầu vùng núi nhịp nhỏ và trung (80-150m) vượt qua thung lũng hoặc sông sâu, điều kiện địa chất và thuỷ văn phức tạp, việc xây dựng các trụ tạm, giàn giáo hoặc các phương tiện chở nổi đều rất khó khăn hoặc tốn kém, thời gian thi công kéo dài thì có thể lắp đặt dầm chủ nhờ dây cáp căng ngang sông như một cầu treo tạm (dây thiên tuyến). Hai dây thiên tuyến được căng ở tháp cầu và neo vào hai hố neo tạm làm đường trượt qua sông. Đặc điểm của đường trượt trên dây là không nằm trên mặt phẳng ngang, đồng thời hình dạng dây lại luôn thay đổi trong quá trình lao dầm, nên tại mỗi nút của khoang dầm phải bố trí một hệ nâng gồm tời và múp để có thể điều chỉnh cho cao độ dầm ở vị trí tương đối ngang bằng trong suốt quá trình lao và một hệ tời hãm. Như vậy lao dọc trên dây là một quá trình vừa kéo dọc, vừa nâng dầm. Sơ đồ lao dầm thể hiện trên hình. Hình V.3.4: Lao dọc dầm bằng hệ dây thiên tuyến. Sau khi lao xong dầm chủ, điều chỉnh cao độ dầm và thực hiện các liên kết hợp long. Trong giai đoạn này hệ có dạng như cầu treo dây võng. Cuối cùng dựa vào dầm Môn học: Thi công Cầu cứng và tháp tiến hành lắp các dây văng và tiến hành căng kéo để điều chỉnh nội lực và biến dạng chung cho toàn hệ. Rồi mới tiến hành tháo toàn bộ hệ tời và dây thiên tuyến. Nhược điểm cơ bản của sơ đồ lao dọc trên dây thiên tuyến là cần tập trung nhiều tời, đặc biệt với các cầu có dầm cứng có chiều cao thấp, độ cứng nhỏ. Hơn nữa phương pháp này chỉ có lợi khi lao dầm chủ ở nhịp giữa, còn ở nhịp biên cần lắp đặt hoặc lao trên trụ tạm. Khi lao dầm BTCT trên dây thiên tuyến thì nhất thiết phải bố trí khớp tạm để tránh các vết nứt có thể xảy ra do dầm chịu mo men uốn luôn đổi dấu trong quá trình lao. 3.1.4. PHƯƠNG PHÁP LẮP TỪNG KHOANG DẦM NHỜ DÂY THIÊN TUYẾN Đối với các sông có thể sử dụng hệ phao để chở dầm ra vị trí, để giảm bớt thiết bị nâng hạ trong quá trình lắp dầm thì có thể dựa vào dây thiên tuyến lắp từng khoang dầm và dây theo sơ đồ lắp hẫng. Hình V.3.5: Lắp dầm cứng bằng dây thiên tuyến. - Các khối dầm được chở trên xà lan ra vị trí cầu và được nâng lên vị trí theo hai biện pháp: - Dựa vào dây thiên tuyến, dùng hệ tời nâng cả khoang dầm lên vị trí và lắp dây văng. Sau khi lắp xong dây, căng dây điều chỉnh cao độ nút, giải phóng hệ nâng để chuẩn bị lắp các khoang sau. - Trường hợp cao độ mặt cầu so với mức nước thi công không lớn lắm thì có thể không dùng dây thiên tuyến mà dùng hệ phao, xà lan hoặc cần cẩu nổi. Cần cẩu nổi có thể nhấc cả khoang dầm hoặc chỉ nhấc một đầu khoang, đầu kia được kéo lên tới cao độ bằng cần cẩu chân cứng đừng trên khoang dầm đã lắp (Hình 5.15). 3.1.5. THI CÔNG HẪNG DẦM CỨNG CDV Với các CDV có khoang nhỏ (<10-15m) thì phương pháp thi công hẫng có nhiều ưu điểm, đặt biệt với các cầu nhịp lớn, sông sâu, dưới sông cần dảm bảo giao thông thuỷ. Phương pháp thi công hẫng có thể là lắp hẫng các khối dầm thép hoặc BTCT đã chế tạo sẵn hoặc đúc hẫng trên giàn giáo treo di động các đốt dầm BTCT. Tuỳ từng điều kiện cụ thể trên công trường về địa hình, địa thế và đường cung cấp vật liệu mà có thể chọn sơ đồ thi công hẫng như lắp, đúc hẫng không cân bằng, Môn học: Thi công Cầu lắp, đúc bán hẫng nhưng hiện nay phương án lắp, đúc hẫng cân bằng vẫn là phổ biến nhất. 3.1.5.1. Phương pháp lắp hẫng Hình V.3.6: Lắp hẫng dầm cứng. Phư ... ong việc đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông. Bộ GTVT trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của các công trình và chịu trách nhiệm chung về kết quả cuối cùng của việc thực hiện các kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình đó. Hồ sơ thiết kế và dự toán các công trình cầu phải qua các cơ quan chức năng thuộc Bộ duyệt và phê chuẩn. Hàng năm Bộ GTVT lập kế hoạch đầu tư và phân cấp vốn cho các công trình đồng thời theo dõi thực hiện kế hoạch. Hồ sơ quyết toán của công trình đã hoàn thành phải được cơ quan đại diện chủ đầu tư là các ban quản lý dự án xác nhận mới có giá trị thanh toán. Trực tiếp quản lý vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là Chủ đầu tư. Bộ GTVT giao cho các Ban Quản lý công trình (Ban QLCT) thuộc Bộ Giao thông làm Chủ đầu tư các công trình nằm trên các tuyến giao thông đường bộ do Bộ Giao thông quản lý. Những công trình trọng điểm nằm trên quốc lộ giao cho Ban QLCT khu vực được thành lập theo quyết định riêng và các công trình cầu trên đường sắt do ngành Đường sắt làm Chủ đầu tư. Những công trình không thuộc vốn ngân sách thì công trình được xây dựng bởi nguồn vốn của tổ chức hoặc địa phương nào thì người đứng đầu tổ chức hoặc Chủ tịch UBND địa phương đó làm Chủ đầu tư. 6.7.1.1. Chủ đầu tư (còn gọi là Bên A) Ký hợp đồng khảo sát thiết kế để tiến hành các bước thiết kế, tổ chức thẩm tra xét duyệt đồ án thiết kế và hồ sơ dự toán. Giải phóng mặt bằng Tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng giao thầu và nhận thầu xây dựng với đơn vị thi công có tư cách pháp nhân kinh doanh xây dựng. Bàn giao mặt bằng Giám sát chất lượng , khối lượng và tiến độ thi công công trình. Nghiệm thu từng phần và nghiệm thu nhận bàn giao toàn bộ công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Thanh toán từng phần để tạm ứng vốn cho đơn vị thi công và thanh quyết toán toàn bộ kinh phí xây dựng công trình khi đã nghiệm thu bàn giao. Bàn giao công trình cho cơ quan quản lý sử dụng. Môn học: Thi công Cầu 6.7.1.2. Đơn vị thiết kế Tổ chức nhận thầu khảo sát thiết kế (còn gọi là bên B thiết kế) lập hồ sơ thiết kế và dự toán, cung cấp bản vẽ thi công và thường trực thiết kế trong quá trình thi công hay gọi là giám sát tác giả. 6.7.1.3. Đơn vị tư vấn giám sát Đơn vị tư vấn giám sát thay mặt chủ đầu tư để giám sát chất lượng công trình, tiến độ thi công. Có trách nhiệm thực hiện kiểm tra trong suốt quá trình thi công đảm bảo hướng dẫn và điều chỉnh đơn vị thi công đúng hồ sơ thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình. Ký xác nhận nghiệm thu các công việc, hạng mục ẩn giấu mà đơn vị thi công đã thi công xong đúng yêu cầu 6.7.1.4. Đơn vị thi công Tổ chức nhận thầu thi công (còn gọi là bên B thi công) có trách nhiệm Tiếp nhận và bảo quản đồ án thiết kế, tiếp nhận mặt bằng và chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị các điều kiện cho thi công. Tiếp nhận và vận chuyển thiết bị thi công đến hiện trường (nếu có). Đơn vị thi công chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Chủ đầu tư về kỹ thuận và chất lượng xây dựng. Tất cả các khâu liên quan đến chất lượng đều phải lập hồ sơ nghiệm thu, chấp hành đúng các thủ tục qui định trong XDCB Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình cho Chủ đầu tư. Bảo hành công trình trong thời hạn qui định. 6.7.2. CƠ CẤU MỘT ĐƠN VỊ THI CÔNG Trong ngành xây dựng cầu, hình thức công ty với tư cách là một doanh nghiệp, công ty hạch toán kinh tế độc lập là việc tổ chức sản xuất hoàn chỉnh. Mô hình thông thường tổ chức của một Công ty thuộc thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước xây dựng cầu như sơ đồ dưới. Hiện nay dưới thời kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt nên các công ty TNHH và công ty cổ phần xây dựng giao thông ra đời rất nhiều và trong thời gian qua đã chứng tỏ hoạt động có hiệu quả và bộ máy quản lý của các công ty này thực sự là gọn nhẹ, một phòng thường gồm nhiều chức năng và công việc ví dụ phòng kế hoạch – kỹ thuật bao gồm phòng kinh tế kế hoạch + phòng kỹ thuật công nghệ + phòng vật tư thiết bị. 6.7.2.1. Ban Giám Đốc Nguyên tắc trong quản lý là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phải chịu trách nhiệm tôn trọng lợi ích của người lao động, sản xuất, có kế hoạch. Môn học: Thi công Cầu Trong công ty Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về điều hành sản xuất và đời sống của cán bộ công nhân viên. Kế hoạch và biện pháp được tập thể lãnh đạo Công ty gồm : Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Tổ chức Công đoàn và các tổ chức đoàn thể xây dựng, thông qua Hội nghị Công nhân viên chức trở thành chương trình hành động. Trên thực tế chương trình được Giám đốc điều hành dưới dạng chỉ thị và mệnh lệnh của sản xuất. Các phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc trong những lĩnh vực được giao. Kế toán trưởng được bổ nhiệm cùng với giám đốc trong việc hạch toán kinh tế và thực hiện pháp lệnh về kế toán, tài chính trong hoạt động kinh doanh. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ. Các phòng chức năng còn 5 phòng chính mà công ty nào cũng phải có. 6.7.2.2. Phòng tổ chức cấn bộ, lao động và tiền lương: Làm nhiệm vụ tuyển dụng, điều động CB CNV, đào tạo và đề bạt, giải quyết chế độ, theo dõi về an toàn lao động. 6.7.2.3. Phòng kinh tế kế hoạch: có nhiệm vụ lập các kế hoạch theo dõi thực hiện kế hoạch, thống kê. Tìm kiếm đối tác, xây dựng định mức và lập dự toán thi công. 6.7.2.4. Phòng kỹ thuật và công nghệ : Quản lý hồ sở công trình, nghiên cứu thực hiện. Thiết kế TCTC và thiết kế thi công chi tiết. Nghiên cứu cải tiến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Giải quyết các vấn đề kỹ thuật thi công ở dưới các đơn vị cơ sở. Đảng uỷ CTY Giám đốc Tổ chức Công đoàn Đoàn thanh niên Nữ công Các P.giám đốc Kế toán trưởng Phòng TCCB LĐ-Tiền lương Phòng Kinh tế – Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Công nghệ Vật tư thiết bị Phòng Tài vụ Đội Xe máy Xưởng cơ khí Xưởng SX VLXD Xưởng SX CK BT Đội T công Đội T công Đội T công Môn học: Thi công Cầu 6.7.2.5. Phòng vật tư và thiết bị : Có nhiệm vụ khai thác và cung cấp vật tư cho các đơn vị sản xuất theo yêu cầu thi công. Điều động xe máy giữa các đơn vị, mua sắm trang bị máy móc, thiết bị theo kế hoạch của công ty. Kiến thiết nhà xưởng. 6.7.2.6. Phòng Tài vụ : Làm nhiệm vụ hạch toán và thực hiện chế độ sổ sách kế toán. Đảm bảo vốn và cung cấp tài chính cho sản xuất. Tuỳ theo tình hình sản xuất của công ty giám đốc có thể giảm bớt hoặc đặt thêm một số phòng hay giao thêm nhiệm vụ cho các phòng trên cơ sở lồng ghép những chức năng tương thích với nhau. Nếu công trường lớn, có tính chất quan trọng thì đơn vị có thể lập một ban điều hành dự án để quản lý chung thay mặt cho ban giám đốc tại trường. Các đơn vị cơ sở của công ty là các đội thi công, chuyên nhận thi công các công trình giao thông. Biên chế của đội gồm : Đội trưởng, 1 Đội phó kỹ thuật, 1 thống kê và đội ngũ công nhân. Đội được công ty giao thi công trọn một công trình hoặc trọn một hạng mục trên cơ sở khoán gọn phần chi phí nhân công và một số vật tư phụ. Công ty đáp ứng vốn, xe máy thiết bị và vật tư chính. Đội cầu lo tổ chức nhân lực và sử dụng xe máy hợp lý để tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. Những chế độ khác do công ty lo. Ngoài các đội thi công, công ty còn thành lập riêng đội xe máy thi công, đáp ứng các yêu cầu về máy động lực, vận chuyển và cẩu lắp, thiết bị chuyên dùng, thiết bị kích kéo cho đội thi công theo biện pháp của thiết kế tổ chức thi công. Kinh phí của chi phí máy trong dự toán công trình hạch toán cho đội xe máy. Xưởng sản xuất vật liệu xây dựng thường được tổ chức ở các công ty khai thác vật liệu tại chỗ phục vụ cho thi công của các đơn vị trong công ty. Có thể tổ chức theo hình thức xưởng sản xuất hoặc tổ khai thác. Vật liệu dễ tổ chức khai thác là đá xây dựng các loại và cát vàng. ở mỏ đá trang bị các thiết bị khoan nổ mìn và nghiền sàng để sản xuất đá hộc và đá dăm các loại. Các trang thiết bị này nằm trong quản lý của mỏ mà không thuộc đội xe máy. Công ty khoán khấu hao tài sản cố định và chi phí vật tư khoan nổ đồng thời hạch toán cho xưởng theo sản lượng. Ngoài các đơn vị cơ sở phổ biến đã nêu ở các công ty còn có thể có những công việc mang tính chất cá biệt, tuỳ thuộc quy mô và tình hình sản xuất của công ty như Xưởng gia công và lắp ráp dầm thép, xưởng sản xuất và chế tạo cấu kiện BTCT trong đó có dầm BTCT ứng suất trước. Có thể có đội chuyên phụ trách thi công một hạng mục và sử dụng loại thiết bị đặc chủng chẳng hạn như thi công móng cọc khoan nhồi, thi công đúc đẩy cầu dầm BTCT. Việc đầu tư để xây dựng các cơ sở này đòi hỏi nguồn vốn không phải công ty nào cũng có khả năng thực hiện. Ngoài ra việc thành lập các cơ sở này phải bảo đảm cho liên tục có sản phẩm, có công việc để sản xuất cũng là một bài toán không dễ giải quyết. Với mô hình công ty, hoạt động sản xuất đặt dưới sự điều hành tập trung nhưng vẫn tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động và năng động sáng tạo. Lấy kế hoạch sản xuất và sự đầu tư phát triển của công ty làm trung tâm, gắn hiệu quả hoạt động của các phòng chức năng với hiệu quả sản xuất, giám đốc buộc các phòng phải Môn học: Thi công Cầu gắn bó với sản xuất. Các tổ chức đoàn thể trong công ty là kiêm nhiệm đảm bảo cho các tổ chức này hoạt động thực tế hơn. Đội trưởng là người am hiểu kỹ thuật và có năng lực về tổ chức. Trên cơ sở sự hỗ trợ của công ty, đội phải tổ chức sản xuất thật năng động và phối hợp chính xác với hoạt động chung của toàn công ty mới đáp ứng được tiến độ và tăng năng suất lao động. Đội cũng lấy cơ chế khoán việc và khoán chất lượng cho đến người lao động làm phương thức điều hành. Để phát huy hiệu quả của cơ chế khoán thì hệ thống định mức khoán trong công ty phải được hoàn thiện. 6.7.3. QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG (Xem thêm trong quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng) Đơn vị thi công lập sổ nhật ký công trình để theo dõi toàn bộ diễn biến quá trình thi công. Nhật ký thi công chỉ theo dõi những thời điểm cần thiết, công việc thi công những hạng mục ẩn dấu, những công đoạn quan trọng và những xử lý kỹ thuật, mẫu của phần theo dõi ghi chép thường như sau : Nhật ký thi công Nhật ký giám sát (1) (2) (VI) (4) (5) (6) (7) Nội dung ghi trong các cột : (1) : Ngày, tháng (2) : Nội dung công việc – Hạng mục, điều kiện thi công và các vấn đề khác (3) : Đơn vị thống kê khối lượng (4) : Khối lượng thực hiện (5) : Các ghi chú (6) : Ý kiến của giám sát (7) : Ý kiến tiếp nhận và trả lời của ĐVTC Ngoài nhật ký thi công, nếu trên công trường có những hạng mục như : đóng cọc, hạ cọc ống, thi công móng giếng chìm, thi công cọc khoan nhồi, căng kéo cốt thép ứng suất trước, phải có nhật ký riêng theo dõi quá trình này. Nội dung của hồ sơ theo dõi những công nghệ trên theo qui định của qui trình Trong quá trình thi công Bên A cử các giám sát viên kỹ thuật và TVGS trực tiếp ở công trường để theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. Giám sát A và TVGS có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi để yêu cầu bên B thi công đúng biện pháp và công nghệ đã thiết kế, thực hiện đúng đồ án và đảm bảo qui phạm kỹ thuật, giám sát khối lượng thực hiện. Nếu thi công không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và sai so với đồ án thiết kế, giám sát A có quyền yêu cầu đơn vị ngừng thi công hạng mục đó. Ngoài ra giám sát A còn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn Môn học: Thi công Cầu vị thi công thực hiện kế hoạch tiến độ. Như xúc tiến giải quyết các ách tắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng, yêu cầu thiết kế đáp ứng cung cấp bản vẽ thi công hoặc sửa đổi thiết kế. Khi thực hiện xong trước khi chuyển sang thi công công đoạn tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu và làm thủ tục chuyển bước thi công mới được thi công tiếp. Công tác nghiệm thu này do Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở tiến hành. Hội đồng nghiệm thu còn tiến hành nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn qui ước. Ví dụ: Nghiệm thu toàn bộ kết cấu mố trụ, nghiệm thu số lượng dầm BT đã đúc để làm cơ sở thanh toán theo giai đoạn. Các công việc khác có liên quan đến chất lượng công trình hoặc khối lượng của bộ phận công trình ẩn dấu không lớn cũng phải tiến hành làm văn bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành (chủ yếu xác nhận về yêu cầu kỹ thuật) và làm văn bản đề nghị chuyển bước thi công ký giữa kỹ thuật đơn vị thi công (kỹ thuật B) và kỹ thuật giám sát A và TVGS mà không cần thành lập Hội đồng. Các công việc này thuộc dạng như : nghiệm thu ván khuôn, nghiệm thu cốt thép, đập đầu cọc, xử lý mối nối, nghiệm thu mối hàn Nếu nhận thấy trong thiết kế có vấn đề không hợp lý, đơn vị thi công có thể làm văn bản gửi lên bên A kiến nghị sửa đổi thiết kế. Chỉ có các đề xuất hoặc giải pháp thay đổi thiết kế đã có sự nhất trí của ba bên A, B và TK (Thiết kế) và TVGS thì giải pháp đó mới được thực hiện. Những phát sinh về khối lượng do thiết kế chưa dự kiến, do thay đổi biện pháp thi công, do thiên tai đều phải làm văn bản xác nhận giữa A và B, TVGS, TK ngay tại thời điểm thi công khối lượng đó. 6.7.4. NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO Khi công trình đã hoàn thành các bên A và B, TVGS, TVTK tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Công tác nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở tiến hành. Thành phần của Hội đồng này gồm các đại diện của Chủ đầu tư, đại diện đơn vị nhận thầu thi công, đại diện của cơ quan thiết kế , đại diện cơ quan tư vấn giám sát, một số cơ quan được mời như: ngân hàng đầu tư, cơ quan giám định chất lượng. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do Chủ đầu tư chủ trì và tiến hành trên cơ sở xem xét hiện trường và soát xét hồ sơ theo dõi thi công cùng các văn bản nghiệm thu giai đoạn. Có những công trình để nghiệm thu cần số liệu của kết quả thử tải cầu. Chủ đầu tư tổ chức thuê cơ quan chuyên môn tiến hành thử tải. Kinh phí thử tải lập theo dự toán riêng. Đối với công trình lớn, công tác nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước tiến hành và do Bộ GTVT chủ trì. Hội đồng làm việc trên cơ sở những kết quả mà hội đồng cơ sở đã thực hiện. Trong thời gian chờ đợi bàn giao, đơn vị thi công phải hoàn tất hồ sơ hoàn công, Hồ sơ hoàn công gồm có: Môn học: Thi công Cầu Bản vẽ cấu tạo cầu theo thực tế thi công: bản vẽ này chính là bản vẽ thiết kế đã được thẩm định và phê duyệt, pho to lại và trên đó các số liệu thay đổi so với thiết kế được viết trong ngoặc đơn đặt bên cạnh các số liệu thiết kế; và khung tên bản vẽ hoàn công gồm hai đơn vị ký tên, đóng dấu là chủ đầu tư và đơn vị thi công, đồng thời phải có chữ ký của cán bộ TVGS và cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công. Các biên bản thống nhất thay đổi thiết kế và hồ sơ thiết kế sửa đổi. Thiết kế sửa đổi biện pháp tổ chức thi công. Các kết quả thí nghiệm, các chứng chỉ chất lượng vật liệu Nhật ký theo dõi các quá trình công nghệ. Nhật ký thi công Song song với công việc hoàn thiện hồ sơ hoàn công, đơn vị thi công phải thu dọn giải phóng mặt bằng, thanh thải dòng chảy để cùng với việc bàn giao công trình đưa vào sử dụng đồng thời bàn giao cả mặt bằng và hồ sơ quản lý. Môn học: Thi công Cầu
File đính kèm:
- bai_giang_thi_cong_cau_phan_v_dac_diem_thi_cong_cau_day_vang.pdf