Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn

MỤC LỤC

PHẦN I. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN THI CÔNG XÂY DỰNG 3

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG 3

1.1. Khái niệm chung về tổ chức quá trình sản xuất xây dựng 3

1.2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi công 4

1.3. Phân loại quá trình sản xuất xây dựng 4

1.4. Thiết kế tổ chức xây dựng 5

1.5. Thiết kế tổ chức thi công 6

1.6. Trình tự các bước lập phương án tổ chức thi công công trình xây dựng 7

 CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG 9

2.1. Khái niệm chung 9

2.2. Các nguyên tắc và tài liệu dùng để lập kế hoạch tiến độ 9

2.3. Các mô hình kế hoạch tiến độ 11

2.4. Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ 13

2.5. Lập biểu đồ tài nguyên 21

CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC XÂY DỰNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂY CHUYỀN 25

3.1. Khái niệm về các phương pháp tổ chức sản xuất 25

3.2. Nội dung cơ bản của phương pháp dây chuyền 28

3.3. Tổ chức dây chuyền bộ phận (dây chuyền đơn) 36

3.4. Tổ chức dây chuyền chuyên môn hóa (dây chuyền kỹ thuật) 37

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ ĐIỀU HÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ MẠNG 52

4.1. Khái niệm 52

4.2. Các phần tử của sơ đồ mạng 52

4.3. Các nguyên tắc lập sơ đồ mạng 53

4.4. Trình tự lập sơ đồ mạng 15

4.5. Các thông số của sơ đồ mạng CPM 56

4.6. Phương pháp tính toán 61

4.7. Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian và sang dạng mạng ngang 64

4.8. Tối ưu sơ đồ mạng CPM 65

4.9. Sơ đồ mạng PERT và một số sơ đồ mạng khác 68

PHẦN II. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG 72

 CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 72

5.1. Khái niệm chung 72

5.2. Trình tự thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 75

5.3. Các chỉ tiêu đánh giá TMBXD 76

5.4. Tổng mặt bằng công trường xây dựng 77

5.5. Tổng mặt bằng công trường xây dựng 79

 CHƯƠNG 6. BỐ TRÍ THIẾT BỊ XÂY DỰNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 80

6.1. Khái niệm chung 80

6.2. Cần trục xây dựng 80

6.3. Thăng tải và thang máy 83

6.4. Các loại máy trộn 84

 CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ TỔ CHỨC VẬN TẢI CÔNG TRƯỜNG 86

7.1. Khái niệm chung 86

7.2. Tổ chức vận chuyển hàng đến công trường 86

7.3. Thiết kế hệ thống giao thông công trường 89

 CHƯƠNG 8. THIẾT KẾ TỔ CHỨC KHO BÃI VÀ NHÀ TẠM CÔNG TRƯỜNG 93

8.1. Thiết kế tổ chức kho bãi công trường 93

8.2. Thiết kế tổ chức nhà tạm công trường 96

 CHƯƠNG 9. THIẾT KẾ TỔ CHỨC HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRƯỜNG 99

9.1. Khái niệm chung 99

9.2. Thiết kế tổ chức cấp điện công trường 99

9.3. Thiết kế tổ chức cấp nước công trường 102

PHỤ LỤC 1. CÁC KÝ HIỆU TRÊN BẢN VẼ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 106

PHỤ LỤC 2. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ KHO BÃI CÔNG TRƯỜNG 106

PHỤ LỤC 3. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ NHÀ TẠM 106

PHỤ LỤC 4. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRƯỜNG 106

PHỤ LỤC 5. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CẤP NƯỚC CHO CÔNG TRƯỜNG 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 121

 

docx 122 trang yennguyen 11540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn

Bài giảng Tổ chức thi công - Nguyễn Quốc Toàn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA XÂY DỰNG
BỘ MÔN XÂY DỰNG
----------------------
BÀI GIẢNG 
TỔ CHỨC THI CÔNG
 NGUYỄN QUỐC TOÀN
(Lưu hành nội bộ)
Đà Nẵng, tháng 11-2014
MỤC LỤC
PHẦN I. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN
THI CÔNG XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm chung về tổ chức quá trình sản xuất xây dựng 
 1.1.1. Khái niệm
 	Tổ chức quá trình sản xuất xây dựng bao gồm công tác: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều tiết các hoạt động của lực lượng sản xuất ở các khâu của quá trình thi công xây lắp trên công trường nhằm kiểm soát quá trình thi công đúng kế hoạch đã lập.
 1.1.2. Nhiệm vụ của công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng
	Đưa ra những phương án về phân chia, sắp xếp các quá trình xây lắp và tổ chức các lực lượng sản xuất (để thực hiện chúng theo đúng qui trình thi công với các biện pháp kỹ thuật và công nghệ thi công hợp lý)
	Đề xuất các phương án đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình sản xuất, tổ chức mặt bằng, tạo điều kiện để thực hiện và kiểm tra các công tác xây lắp trên công trường. 
 1.1.3. Nội dung của công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng
	Lựa chọn biện pháp kĩ thuật – công nghệ thi công, máy móc, thiết bị; đề xuất phương pháp tổ chức công việc cho quá trình sản xuất trên công trường.
	Lập kế hoạch thực hiện quá trình sản xuất phù hợp yêu cầu về công nghệ, tổ chức sản xuất và năng lực của đơn vị thi công, lên phương án cung ứng vật tư kĩ thuật đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện đúng kế hoạch.
	Tổ chức thực hiện các quá trình sản xuất xây dựng trên công trường phù hợp với kế hoạch đã lập.
	Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình thực hiện.
	1.1.4. Các bước thiết kế trong xây dựng cơ bản
Theo quan điểm vĩ mô, công trình xây dựng được hình thành như sau:
Nhu cầu của thị trường nhà nước, xã hội
Hình thành dự án đầu tư
Khả năng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, xã hội
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư (Xây dựng công trình)
Khai thác (Sử dụng công trình)
Hình 1-1. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vĩ mô
Theo quan điểm vi mô của người quản lý xây dựng, một công trình được hình thành thường qua 6 bước như sau: 
Ý tưởng
Dự án tiền khả thi 
Thẩm định
Thiết kế 
Khảo sát sơ bộ
Báo cáo dự án TKT
Khảo sát kỹ thuật 
Báo cáo dự án khả thi
Khảo sát bổ sung
Dự án khả thi 
Đấu thầu
Thi công 
Khai thác
Thẩm định
Thẩm kế
CHỦ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
NHÀ THẦU
CHỦ ĐẦU TƯ
CƠ QUAN TƯ VẤN THỰC HIỆN
Hình 1-2. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vi mô
1.2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi công
 Quá trình sản xuất diễn ra ngoài trời nên mọi nguồn lực tham gia vào quá trình đều chịu rủi ro, tiến độ và chất lượng công tác phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: vừa bị động, vừa chậm tiến độ, vừa khó đảm bảo chất lượng.
Quá trình sản xuất gồm nhiều quá trình bộ phận có liên hệ tổ chức và công nghệ chặt chẽ, sản phẩm của quá trình đi trước là mặt bằng công tác của quá trình sau, thời gian thực hiện dài.
Sản phẩm xây dựng thường có tính đơn chiếc và gồm phần lớn các bộ phận không thể làm lại.
Lực lượng sản xuất tham gia vào quá trình có số lượng lớn và thuộc sự quản lý trực tiếp khác nhau lại phải di chuyển theo tiến độ công tác.
Phương pháp tổ chức và biện pháp kĩ thuật-công nghệ thi công phần lớn là mềm dẻo, đa dạng.
1.3. Phân loại quá trình sản xuất xây dựng 
Theo mức độ phức tạp: quá trình giản đơn và quá trình phức tạp.
Theo công nghệ thi công: quá trình thủ công, quá trình cơ giới.
Theo chức năng của quá trình: có quá trình vận chuyển, quá trình chuẩn bị, quá trình xây lắp chính, quá trình lắp đặt thiết bị.
Theo vai trò: quá trình chủ yếu và quá trình phối hợp.
1.4. Thiết kế tổ chức xây dựng
 1.4.1. Các yếu tố cơ bản
 a. Đối tượng: Một công trình hoàn chỉnh, đủ hạng mục.
 b. Cơ sở lập: Đơn vị tư vấn, tổng thầu xây dựng lập.
 c. Mục đích: Giải pháp chính về công nghệ, tổ chức thi công.
 d. Thời gian tiến hành: Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế Kỹ thuật-Tổ chức.
 e. Tác dụng: 
Phân bổ khối lượng công tác, vốn đầu tư theo năm, giai đoạn.
Giải trình giá trị dự toán xây dựng.
Chuẩn bị về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật công trường.
 1.4.2. Cơ sở để lập
Các văn bản pháp quy.
Dự án đầu tư được duyệt.
Các giải pháp kỹ thuật được chấp nhận trong thiết kế Kỹ thuật- Thi công.
Số liệu điều tra khảo sát.
Thời hạn pháp lệnh xây dựng.
Quy phạm thiết kế, thi công, định mức, đơn giá.
Khả năng đầu tư và đơn vị thi công.
 1.4.3. Nội dung
 a. Phần thuyết minh 
Trình bày tóm tắt đặc điểm công trình, điều kiện xây dựng.
Giải pháp biện pháp tổng quát biện pháp thi công các công tác chủ yếu, công tác đặc biệt.
Giải pháp nhu cầu tài nguyên chính: nhân lực, vật tư, máy thi công
Giải pháp tổ chức công trình tạm, phục vụ sản xuất, điều hành sản xuất.
Tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để lựa chọn phương án.
 b. Lập tiến độ xây dựng 
Xác định thứ tự, thời hạn xây dựng hạng mục hoặc nhóm hạng mục.
Thời gian của thời kỳ chuẩn bị.
Bảng công tác khối lượng xây lắp, vốn đầu tư, phân theo giai đoạn.
Đồ thị tiến độ các công tác chủ yéu, khối lượng lớn.
Biểu đồ nhu cầu tài nguyên chủ yếu.
Lập tiến độ riêng cho các hạng mục có công nghệ thi công đặc biệt.
 c. Lập tổng mặt bằng thi công công trường 
Vị trí xây dựng công trình, các hạng mục chính của toàn bộ công trình.
Vị trí công trình tạm phục vụ xây dựng.
Các vật kiến trúc khác hiện có trên khu đất, kể cả phần đang hoạt động của công trình cải tạo, mở rộng.
 d. Lập mặt bằng khu vực xây dựng 
Công trường xây dựng.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp, phục vụ xây dựng ở địa phương.
Hệ thống giao thông khu vực, bến cảng, nhà ga.
Mạng lưới điện, nước khu vực.
Mạng thông tin liên lạc.
1.5. Thiết kế tổ chức thi công
 1.5.1. Các yếu tố cơ bản
 a. Đối tượng: Từng hạng mục, bộ phận của hạng mục công trình.
 b. Cơ sở lập: Đơn vị trực tiếp thi công.
 c. Mục đích: đưa ra giải pháp chính về công nghệ, tổ chức để thi công.
 d. Thời gian tiến hành: Trước khi khởi công xây dựng, công trình.
 e. Tác dụng: đưa ra được biện pháp thi công tốt nhất→ đạt các chỉ tiêu thời gian, chất lượng, giá thành, an toàn.
 1.5.2. Cơ sở để lập
Các văn bản pháp quy có liên quan.
Bản vẽ thi công hoặc kỹ thuật-thi công.
Thiết kế tổ chức xây dựng công trình (thiết kế tổng thể).
Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị.
Quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu, an toàn trong xây dựng.
Những chỉ dẫn về tổ chức lao động, sử dụng máy, thiết bị, thi công.
Năng lực nhà thầu.
 1.5.3. Nội dung
 a. Phần thuyết minh 
Trình bày đặc điểm công trình về kiến trúc, kết cấu
Trình bày điều kiện thi công, nhấn mạnh những điều kiện đặc thù.
Thiết kế các biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công.
Thiết kế biện pháp công nghệ, tổ chức cho các công tác đặc biệt.
Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phương án.
 b. Lập tiến độ xây dựng 
Lập danh mục công việc.
Xác định khối lượng các công việc.
Xác định hao phí các nguồn tài nguyên ứng với mỗi công việc.
Xác định trình tự, thời gian thực hiện các công việc.
Tiến độ cung cấp các nguồn tài nguyên: nhân lực, vật tư, thiết bị.
 d. Lập mặt bằng thi công công trình
Hạng mục xây dựng.
Hệ thống giao thông tạm.
Các công trình tạm phục vụ cho việc xây dựng hạng mục: các kho, bãi vật liệu, vị trí bố trí và sơ đồ di chuyển các thiết bị thi công, nhà tạm, hệ thống điện, nước... 
1.6. Trình tự các bước lập phương án tổ chức thi công công trình xây dựng
Bước 1: Phân tích điều kiện thi công và đề xuất phương hướng tổ chức thi công tổng quát.
 Nhiệm vụ của bước này là phân tích điều kiện thi công, bao gồm giải pháp thiết kế của công trình, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa bàn xây dựng, năng lực của nhà thầu và yêu cầu của chủ đầu tư để rút ra những thuận lợi và khó khăn đối với công tác tổ chức thi công, từ đó đề xuất phương pháp tổng quát về phương pháp tổ chức, biện pháp công nghệ về kỹ thuật công trình.
Phân tích giải pháp thiết kế của công trình
 Giải pháp kiến trúc: bao gồm các vấn đề về quy hoạch khu vực xây dựng hoặc vị trí công trình trên bản đồ khu vực, về bố trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và các chi tiết cấu tạo đặc biệt của công trình.
 Giải pháp kết cấu chịu lực, bao che và mái: quyết định cách tổ chức của công trường thi công.
Vật liệu và công nghệ thi công: xác định được mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm thiết bị công nghệ thi công và vận chuyển, hay trong việc tìm nguồn cung cấp vật liệu, yêu cầu về cung ứng, dự trữ và bảo quản vật tư..
Phân tích số liệu thăm dò khảo sát kinh tế - kĩ thuật
	 Để làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng lớn đến cách tổ chức và biện pháp kỹ thuật thi công.
Lập danh mục và tính khối lượng công việc
	 Mục đích là để nhà tổ chức có khái niệm về quy mô và yêu cầu kĩ thuật của quá trình sản xuất đang xét.
Đề xuất phương hướng thi công tổng quát
	 Liên quan đến công nghệ và máy móc, thiết bị thi công, về phương pháp tổ chức các quá trình sản xuất, cung ứng các loại vật tư kĩ thuật.
Bước 2: Tổ chức các quá trình xây lắp chính.
	 Quá trình xây lắp chính là quá trình thực hiện những công tác xây lắp có khối lượng lớn hoặc có sự ổn định kéo dài, có tính chất quyết định đối với chất lượng và thời gian hoàn thành toàn bộ quá trình thi công công trình.
Phương án tổ chức
Giới thiệu về công nghệ sẽ được áp dụng cho công việc.
Phân chia phân đoạn, đợt thi công và xác định khối lượng công việc trên từng bộ phận đó.
Chọn máy thi công chủ yếu.
Tính toán thời gian thi công.
Vạch sơ đồ thi công và lập tiến độ thi công .
Tính và chọn xe máy phục vụ.
Tính giá thành thi công.
Biện pháp kĩ thuật
	 Phản ánh được cách thức áp dụng công nghệ, sử dụng máy thi công, huy động và phối hợp lực lượng lao động, bố trí mặt bằng thi công để thực hiện quá trình đó.
Bước 3: Lập tổng tiến độ thi công.
Xác định nhu cầu lao động, bố trí lực lượng sản xuất, tính thời hạn thi công và đề xuất sơ đồ thi công các công tác chưa được tổ chức chi tiết.
Thuyết minh tổng tiến độ thi công.
Vạch sơ đồ tổng tiến độ thi công.
Tuỳ theo quy mô, thể loại công trình và các yêu cầu cụ thể khác mà có thể lập tổng tiến độ thi công công trình ở dạng sơ đồ xiên, sơ đồ ngang, hoặc sơ đồ mạng lưới.
Tính toán nhu cầu về các loại nguồn lực như máy thi công, nhân lực, vật liệu, 
Bước 4: Tính nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật công trường.
	Ví dụ: kho bãi, lán trại, và đường giao thông nội bộ trên công trường, điện, nước. Cần xác định nhu cầu về lượng, sau đó vẽ sơ đồ để tính toán, chọn nguồn cung cấp và bố trí hệ thống cung ứng.
Bước 5: Thiết kế tổng mặt bằng thi công.
Bước 6: Tính các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của phương án tổ chức.
CHƯƠNG 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ TRONG SẢN XUẤT XÂY DỰNG
2.1. Khái niệm chung
	2.1.1. Khái niệm về kế hoạch tiến độ thi công
Kế hoạch tiến độ (KHTĐ) là một tài liệu kế hoạch, trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công việc, các quá trình hoặc hạng mục công trình cùng những yêu cầu về các nguồn tài nguyên và thứ tự dùng chúng để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Tiến độ là một kế hoạch sản xuất được gắn với niên lịch, thể hiện bằng biểu đồ, bằng các số liệu tính toán về công nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chung.
Cơ quan lập: Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu.
	2.1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc lập tiến độ 
	a. Mục đích
Sắp xếp các công việc sao cho đảm bảo công trình xây dựng trong thời gian ngắn, hiệu quả, chất lượng và an toàn nhằm:
- Đưa từng hạng mục hoặc tổng thể công trình vào hoạt động đúng thời hạn.
- Sử dụng hợp lý, máy móc thiết bị, tài nguyên chưa sử dụng.
- Sử dụng hợp lý nhất cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng.
- Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công.
	b. Ý nghĩa
- Là cơ sở để lập kế hoạch cụ thể cung cấp mọi nguồn lực gồm máy móc, thiết bị thi công, vật liệu xây dựng, nhân lực và tiền vốn. 
- Để chỉ đạo thi công: điều phối người, xe máy thiết bị đúng đắn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành thi công.
- Để đánh giá sai lệch giữa sản xuất và kế hoạch, từ đó điều chỉnh thi công hợp lý.
- Để đánh giá tính hợp lý của phương án tổ chức thi công đã chọn.
- Mô tả sự phát triển của quá trình thi công về không gian và thời gian.
- Mô tả các nhu cầu tài nguyên chủ yếu cần thiết để xây dựng công trình.
	2.1.3. Cấu trúc
Cấu trúc một mô hình kế hoạch tiến độ gồm 3 phần chính:
Phần 1: Có tên gọi là “Tập hợp nhiệm vụ theo hiện vật và tài chính”, tùy theo yêu cầu của từng loại mô hình KHTĐ mà phần này có thể được trình bày tổng quát hay chi tiết hơn nữa.
Phần 2: Có tên gọi là “Đồ thị của tiến độ nhiệm vụ”, phần này trình bày các loại mô hình bằng số, ngang, xiên hay mạng lưới để chỉ sự phát triển về thời gian, không gian của các quá trình thi công xây dựng.
Phần 3: Có tên gọi là “Kế hoạch nhu cầu về vật tư – nhân lực – tài chính”, phần này được lập tổng hợp hoặc chi tiết các nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực, tài chínhcần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ theo KHTĐ đã vạch ra.
Phần 1
Tập hợp nhiệm vụ
Phần 2
Đồ thị - Tiến độ
Phần 3
Biểu đồ tài nguyên
Hình 2-1. Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ 
2.2. Các nguyên tắc và tài liệu dùng để lập kế hoạch tiến độ
 2.2.1. Các nguyên tắc để lập kế hoạch tiến độ
Thời gian thi công phải đảm bảo hoàn thành các phần việc, từng bộ phận và toàn bộ công trình đúng theo thời hạn quy định.
Thực hiện chặt chẽ và liên tục việc phối hợp về thời gian và không gian của các quá trình xây lắp đảm bảo tính ổn định của sản xuất, tuân thủ các điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, sử dụng điều hòa và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
Tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến.
Áp dụng phương pháp thi công dây chuyền là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức và lập KHTĐ thi công công trình đơn vị.
Công trình đơn vị là một đối tượng xây dựng riêng biệt tương đối độc lập về không gian có đầy đủ về các điều kiện về giao nhận thầu và hạch toán giá thành.
 2.2.2. Các tài liệu sử dụng để lập kế hoạch tiến độ
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công và các phiếu công nghệ xây lắp.
Căn cứ vào thời điểm khởi công và thời hạn xây dựng công trình.
Dựa vào chủng loại, quy cách vật liệu, thiết bị, phương tiện vận tải.
Dựa vào các số liệu điều tra khảo sát xây dựng.
Dựa vào năng lực của đơn vị thi công và khả năng của chủ đầu tư.
2.3. Các mô hình kế hoạch tiến độ
 Mô hình kế hoạch tiến độ là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển của quá trình thi công về thời gian, không gian cùng các nhu cầu vật chất mà các thiết kế tổ chức xây dựng, thi công xây lắp ấn định.
Tùy theo yêu cầu, nội dung và cách thể hiện có 4 loại mô hình KHTĐ sau:
Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số.
Mô hình kế hoạch tiến độ ngang.
Mô hình kế hoạch tiến độ xiên.
Mô hình kế hoạch tiến độ mạng lưới.
2.3.1. Mô hình kế hoạch tiến độ bằng số
Mô hình KHTĐ bằng số dùng để lập kế hoạch đầu tư và thi công dài hạn trong các dự án, cấu trúc đơn giản, xem ví dụ minh họa như hình 2-2.
Phần 1: Trình bày thứ tự và tên gọi các hạng mục đầu tư cùng giá trị công tác tương ứng (trong đó có tách riêng giá trị cho phần xây lắp và toàn bộ).
Phần2: Dùng các con số để chỉ sự phâ ... Lk_chiều dài dây dẫn đến phụ tải ở pha k (m);
 DU(%)_tổn thất điện áp cho phép (tra bảng phụ thuộc điều kiện phụ tải);
 Uđm_điện áp định mức (kv, v);
 _điện trở suất của dây dẫn (W.mm2/m, phụ thuộc chất liệu dây).
Chọn tiết diện cho dây trung tính.
Với mạng 3 pha có thể lấy: .
Với các mạng khác thì: .
Chọn thiết bị bảo vệ đường dây dẫn và chống sét:
Chọn thiết bị bảo vệ, yêu cầu chọn phù hợp với công suất, dòng điện, sơ đồ nguyên lý..., bao gồm các loại : Áptomat, khởi động từ, các loại thiết bị đóng ngắt khác (cầu dao, cầu chì...).
Chống sét bảo vệ đường dây: đặt thu lôi chống sét và nối đất chân sứ. 
9.3. Thiết kế tổ chức cấp nước công trường
	9.3.1. Đặc điểm và yêu cầu chung
Lượng nước dùng cho các công trình xây dựng khá lớn và rất đa dạng như cho các quá trình sản xuất, cho các quá trình gia công vật liệu, cho sinh hoạt...Các nguyên tắc thiết kế.
Hệ thống cấp nước phải đáp ứng đầy đủ, thuận tiện cho quá trình sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy. 
Tận dụng mạng cấp có sẵn khu vực để nâng cao chất lượng cấp nước, giảm kinh phí xây dựng, khai thác và bảo quản...
Hệ thống cấp nên đơn giản, tháo lắp dễ, thuận lợi trong di chuyển, và sử dụng được nhiều lần. 
Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sử dụng. 
	9.3.2. Nội dung thiết kế tổ chức cấp nước 
Tùy thuộc đặc tính và quy mô công trình... mà quy định nội dung của công tác này, công việc chính bao gồm:
Xác định lưu lượng nước cần dùng.
Chọn nguồn nước theo yêu cầu chất lượng và số lượng 
Thiết kế và chọn mạng lưới cấp nước cho công trường. 
Thiết kế các công trình đầu cuối (nếu cần).
Bố trí các công trình cấp nước trên công trường. 
	a. Xác định hộ và lưu lượng nước tiêu thụ
Nước dùng cho sản xuất (Nsx): nước dùng cho các quá trình thi công xây dựng, cho các xí nghiệp phụ trợ (các trạm máy, trạm nguồn ...).
Với: Q1_lượng nước dùng cho các quá trình thi công xây dựng (l/ca; m3/ca);
 Q2_lượng nước dùng cho các xí nghiệp phụ trợ, trạm máy (l/ca; m3/ca);
 Q3_lượng nước dùng cho các động cơ, máy xây dựng (l/h; m3/h);
 Q4_lượng nước dùng cho các máy phát điện nếu có (l/h; m3/h);
 k1,2,3,4_hệ số dùng nước không đều tương ứng. 
 (Có thể lấy: k1=1,5 ; k2=1,25 ; k3=2 ; k4=1,1 ).
 k_hệ số tính đến các nhu cầu nhỏ khác chưa tính hết (k=1,2). 
Nước dùng cho sinh hoạt (Nshct; Nshtt ): ở công trường và khu tập thể. 
Ở công trường: (m3/h ; l/s) 
Với kct_hệ số dùng nước sinh hoạt không đều ở công trường (Kct =2.7);
 N_số công nhân hoạt động ở ca đông nhất (người);
 q_định mức dùng nước tính cho 1 công nhân ở công trường (l/ca);
 Công trường có mạng thoát nước sinh hoạt: q=10-15 l/ng.ca;
 Công trường không có mạng thoát nước sinh hoạt: q=6-8 l/ng.ca;
 k_hệ số tính đến số cán bộ hoạt động trên công trường (k=1,04-1,05);
 Nt_lượng nước tưới cây, vệ sinh môi trường (Nt=3-5l/ngày.m2 tưới).
Ở khu tập thể: (m3/h ; l/s) 
 Với ktt_hệ số dùng nước không đều ở khu tập thể (Ktt = 2);
 Qshtt _lượng nước dùng ở khu tập thể trong 1 ngày đêm (l/ng.đêm). 
	 (Phụ thuộc vào số người và cách dùng nước). 
Lượng nước dùng cho chữa cháy (Ncc) ở công trình và khu tập thể: phụ thuộc số người và diện tích của công trình, khu tập thể, có thể lấy 10-20 l/s hoặc tra bảng 3-phụ lục 5.
	Xác định tổng lưu lượng (NS): sau khi tính toán lưu lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt, ta sẽ vẽ biểu đồ tiêu thụ Nxs, Nsh cho từng khoảng thời gian 10 ngày, căn cứ vào giá trị 0,5max(Nsx + Nsh) và Ncc để tính NS, sau đó chọn đường ống chính và công suất của máy bơm.
Nếu Ncc<0,5(Nsx + Nsh)max thì xác định lưu lượng tổng theo công thức: 
Nếu Ncc ³ 0,5max(Nsx + Nsh) thì xác định lưu lượng tổng theo công thức:
 Với k=1,05-1,1_hệ số tổn thất nước trong mạng đường ống tạm.
	b. Chọn nguồn cung cấp
Khi chọn nguồn nước phải thoả mãn yêu cầu chất lượng nước cho cả quá trình sản xuất và sinh hoạt, đồng thời phải ổn định về khối lượng nước cấp cho công trường theo tiến độ thi công và nhu cầu sinh hoạt. 
Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh như cấp cho khu dân cư, đô thị. Chất lượng nước dùng cho sản xuất phải đảm bảo không phá hoại hoặc gây trở ngại cho sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng của kết cấu xây dựng. 
Nguồn cấp cho công trình có thể lấy từ mạng có sẵn (chủ yếu) hoặc dựa vào các nguồn tự nhiên (sông, hồ) hoặc dựa vào nguồn nước ngầm...
Khi chọn nguồn nước cần tính toán so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: giá thành 1 đơn vị nước cấp, khối lượng vật liệu thiết bị nhân lực cần dùng, thời gian xây dựng, chi phí cho quá trình quản lý khai thác, chất lượng nước
c. Thiết kế mạng cấp.
Chọn sơ đồ: có ba loại sơ đồ mạng lưới.
-Sơ đồ mạng lưới cụt: các điểm dùng nước ở phân tán riêng rẽ trên công trường, có ưu điểm là tổng chiều dài mạng ngắn, kinh phí xây dựng thấp nhưng nhược điểm là không đảm bảo cung cấp nước liên tục (nhất là khi có điểm trên đường ống chính hỏng). 
-Sơ đồ mạng vòng: cấp cho các khu vực sản xuất tập trung hoặc các nơi sản xuất có yêu cầu cấp nước liên tục, ưu điểm đảm bảo được việc cấp nước liên tục, nhược điểm là chiều dài mạng lưới lớn, kinh phí xây dựng lớn. 
-Sơ đồ mạng hỗn hợp: kết hợp 2 loại sơ đồ trên, với những điểm tiêu thụ rải các cấp theo sơ đồ mạng lưới cụt, với những khu tập trung cấp theo sơ đồ mạng vòng. Dạng này tỏ ra kinh tế và được sử dụng rộng rãi trên công trường. 
Vạch tuyến: khi vạch tuyến cần chú ý nguyên tắc: 
-Mạng lưới phải đi đến toàn bộ các điểm dùng nước. 
-Các tuyến ống chính nên đặt dọc theo trục giao thông theo hướng của nước chảy về phía cuối mạng lưới.., các tuyến phải vạch theo đường ngắn nhất, tổng chiều dài mạng cũng phải ngắn nhất.
-Chú ý phối hợp với các mạng kỹ thuật khác...để thuận tiện trong công tác vận hành, bảo quản...
Tính toán mạng cấp: nhằm xác định đường kính của ống nước theo vận tốc kinh tế, tổn thất áp lực của mạng tương ứng với lưu lượng tính toán, chọn chiều cao đặt đầu nước, áp lực máy bơm, vật liệu đường ống...Nội dung tính toán được trình bày trong giáo trình Cấp thoát nước chuyên ngành, có thể nêu tóm tắt các nội dung đó gồm: 
-Xác định lưu lượng nước tính toán .
-Xác định đường kính ống dẫn chính, phụ.
-Xác định tổn thất áp lực trong các đoạn ống và toàn mạng. 
-Tính toán các công trình đầu mối. 
Xác định đường kính ống dẫn chính (D): 
 Với NS_lưu lượng tổng cộng ( m3/s);
 v_vận tốc nước chảy trung bình trong ống chính (v=1,2-1,5m/s);
Đường ống phụ có thể chọn theo cấu tạo, thường đặt nổi, dễ di động, tháo lắp. 
PHỤ LỤC 1. CÁC KÝ HIỆU TRÊN BẢN VẼ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
PHỤ LỤC 2. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ KHO BÃI CÔNG TRƯỜNG
Bảng 1: Định mức thời gian dự trữ vật liệu thi công 
Loại vật tư
Loại hình vận chuyển
Ôtô (ngày)
Đường sắt (ngày)
<=15km
>15km
<=100km
>100km
1. Cát, đá, sỏi
2-3
3-5
5-10
10-15
2. Ximăng, gạch..
4-6
6-10
5-10
10-20
3. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại
5-10
10-15
10-20
20-40
4. Thép tròn, thép hình
3-7
8-15
10-20
20-50
Bảng 2: Định mức xếp kho một số loại vật liệu thông thường 
TT
Tên vật liệu
Đ.vị
Lượng vật liệu trên 1m2
Chiều cao chất vật liệu (m)
Cách chất
Loại kho
1
2
3
4
5
6
7
I
VẬT LIỆU TRƠ
1
Cát, đá đổ đống
bằng máy.
3-4
5-6
đổ đống
lộ thiên
2
Cát, đá đổ đống
bằng thủ công.
m3
1,5-2
1,5-2
đổ đống
lộ thiên
3
Đá hộc đổ đống
bằng máy.
m3
2-3
2,5-3
đổ đống
lộ thiên
II
VẬT LIỆU SILICAT
1
Xi măng đóng bao.
tấn
1,3
2
xếp chồng
kho kín
2
Xi măng đóng thùng.
tấn
1,5
1,8
xếp chồng
kho kín
3
Vôi bột.
tấn
1,6
2,6
đổ đống
kho kín
4
Gạch chỉ
viên
700
1,5
xếp chồng
lộ thiên
III
SẮT THÉP
1
Thép hình I,U
tấn
0,8-1,2
0,6
xếp chồng
bán lộ thiên
2
Thép thanh.
tấn
3,7-4,2
1,2
xếp chồng
bán lộ thiên
3
Tôn.
tấn
4-4,5
1
xếp chồng
bán lộ thiên
4
Thép cuộn.
tấn
1,3-1,5
1
xếp chồng
bán lộ thiên
III
VẬT LIỆU GỖ
1
Gỗ cây.
m3
1,3-2
2-3
xếp chồng
bán lộ thiên
2
Gỗ xẻ.
m3
1,2-1,8
2-3
xếp chồng
bán lộ thiên
IV
VẬT TƯ HÓA CHẤT
1
Sơn đóng hộp
tấn
0,7-1
2-2,2
xếp chồng
kho kín
2
Nhựa đường
tấn
0,9-1
bán lộ thiên
3
Xăng dầu (thùng).
tấn
0,8
kho đ.biệt
4
Giấy dầu.
cuộn
6-9
xếp đứng
bán lộ thiên
Bảng 3: Hệ số sử dụng diện tích kho 
Hình thức kho
Hệ số k
1. Kho kín thông dụng có giá chất hàng, giữa các giá hàng có đường đi rộng 1m cho người và 2,5-3,5m cho phương tiện bốc xếp
0,35-0,5
2. Kho kín nhiều tầng
0,6-0,9
3. Kho kín, hàng hóa đóng bao và xếp đống
0,5-0,7
4. Kho hở chứa cát, đá, sỏi, cấu kiện
0,4-0,7
5. Kho mái che
0,5-0,6
PHỤ LỤC 3. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ NHÀ TẠM
Bảng 1: Chỉ tiêu định mức diện tích nhà tạm
Tên loại nhà
Chỉ tiêu để tính
Đơn vị tính
Định mức theo diện tích hoặc khối tích
1. Nhà ở tập thể
2. Nhà ở của cán bộ
3. Nhà làm việc của cán bộ
4. Nhà làm việc của ban chỉ huy
5. Nhà khách
6. Phòng thay quần áo
7. Phòng tắm
8. Nhà xí
9. Bệnh xá
10. Trạm y tế (trạm xá)
11. Nhà ăn
12. Nhà trẻ
13. Vườn trẻ
14. Trường học
15. Câu lạc bộ
16. Cửa hàng bách hóa
Tính cho 1 người
-
-
-
5 khách/1000nhân khẩu công trường
Tính cho 30 người
20-25 người/chỗ
-
8-10 chỗ/1000 nhân khẩu công trường
30% số công nhân
80-100 chỗ/1000 nhân khẩu công trường
10-15 chỗ/1000 nhân khẩu công trường
120-160 chỗ/1000 nhân khẩu công trường
40-50chỗ/1000 nhân khẩu công trường
Tính cho 1 khẩu cần
m2
-
-
-
m3/khách
m2
m2/chỗ
m2/chỗ
m3/chỗ
m2
m2
m3/chỗ
m3/chỗ
m3/chỗ
m3/chỗ
m2
4
6
4
16
50
0,5
2,4-2,5
2,0-2,5
100
0,04
1,0
20-25
20-25
15-28
20-30
Bảng 2: Hệ số quy đổi diện tích ra thể tích nhà tạm
(Khi tính ra diện tích nhà tạm, nhân với hệ số quy đổi k sẽ được thể tích nhà tạm)
Loại nhà
Hệ số quy đổi k
1. Nhà gạch nhiều tầng
2. Nhà gạch 2 tầng
3. Nhà gạch 1 tầng
4. Nhà tranh tre nứa lá
7,6
6,2
6,0
5,0
PHỤ LỤC 4. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRƯỜNG
Bảng 1: Tiêu chuẩn dùng điện cho sản xuất
Tên công việc
Đơn vị tính
Điện năng tiêu hao (KWh)
Đào đất bằng máy đào chạy điện
- không có lẫn đá
- đất lẫn đá
Chế tạo vữa bê tông ở xưởng trung tâm
- về mùa hè
- về mùa đông
Chế tạo vữa bê tông bằng máy riêng lẻ
Chế tạo vữa xây
Nghiền đá
- cỡ 400mm
- cỡ 150mm
Sàng cốt liệu bằng máy loại
- ống tròn
- chấn động
Hàn hồ quang thép tấm
-
-
Xẻ gỗ tròn thành ván bằng cưa vòng
- dày ≤ 25mm
- dày ≤ 50mm
Xẻ gỗ ván bằng cưa đĩa
- dày ≤ 25mm
- dày ≤ 50mm
Nâng vật liệu bằng cần trục thiếu nhi lên cao 1,5m
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100m đường hàn
100m đường hàn
100 m3
100 m3
100 m3
100 m3
100 tấn
50
100
260
310
100
80
200
80
10
4,5 10
15
200
400
220
610
340
1,9
Bảng 2: Tiêu chuẩn dùng điện chiếu sáng
Đối tượng chiếu sáng
Độ chiếu sáng
trung bình (lux)
Công suất chiếu sáng (KWh)
Chiếu sáng trong nhà
- nhà ở, nhà sinh hoạt riêng
- phòng làm việc và các phòng làm việc công cộng
- kho tàng
- xưởng bê tông, trạm hơi ép, trạm bơm khí hơi, gara ô tô
- xưởng gia cố gỗ, trạm phát điện tạm
- xưởng cơ khí, xưởng cốt thép, xưởng ván khuôn, xưởng rèn
25
50
5
10
20
50
15
18
3
5
8
80
18
Chiếu sáng ngoài trời tại vị trí
- đào đất thủ công
- đập, rửa, sàng cát, đá, sỏi
- đổ bê tông bằng thủ công
- đổ bê tông bằng máy
- xây gạch đá
- đào đất bằng máy
- hàn, tán, lắp máy, lắp kết cấu
- vận chuyển, bốc xếp thủ công
- vận chuyển, bố xếp bằng máy
- đường giao thông chính
- đường giao thông phụ
- chiếu sáng bảo vệ
3
3
3
5
5
5
15
5
5
0,5
0,2
0,1
0,6-0,75
2-2,5
0,5
0,8
1,2-1,5
2,0-2,5
3,0-3,5
0,5-1,0
1,5-2,5
5 (kW/km)
2,5 (kW/km)
1,5 (kW/km)
Bảng 3: Hệ số dùng điện đồng thời và hệ số công suất cosφ
Hộ 
tiêu thụ
Loại phụ tải
Số lượng phụ tải
Hệ số làm việc đồng thời
Hệ số công suất cosφ
Động cơ máy xây dựng
Máy trộn bê tông, vữa
≤10
11÷30
>30
0,7
0,6
0,5
0,68
0,65
0,60
Máy nghiền đá, sàng đá, nén khí, băng chuyền
≤10
>10
0,75
0,70
0,75
0,70
Máy vận thăng, cần cẩu, máy đào đất
≤10
>10
0,30
0,20
0,70
0,65
Máy sản xuất
Máy hàn
≤10
0,45
0,65
Chiếu sáng trong
Nhà 
Kho
0,80
0,35
Chiếu sáng ngoài
1,0
PHỤ LỤC 5. SỐ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CẤP NƯỚC CHO CÔNG TRƯỜNG
Bảng 1: Tiêu chuẩn dùng nước cho sản xuất
Đối tượng dùng nước
Đơn vị tính
Lượng nước dùng bình quân cho 1 đơn vị tính (lít)
I. CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
Chế tạo vữa bê tông
Chế tạo vữa bê tông nhẹ
Chế tạo vữa vôi, vữa vôi xi măng
Chế tạo vữa xi măng
Chế tạo vữa đất sét
Sản xuất gạch
Tôi vôi
Sản xuất ngói
Rửa cát bằng phương pháp cơ giới
Tưới nước bão dưỡng bê tông
Tưới gạch xây
m3
m3
m3
m3
m3
1000 viên
tấn
1000 viên
m3
1 ngày đêm
1000 viên
200÷300
200÷400
250÷300
170÷210
400÷480
700÷1000
2500÷300
800÷1200
750÷1250
200÷400
200÷250
II. MÁY XÂY DỰNG
Ô tô tải
Máy kéo
Đầu máy hơi nước
- ray hẹp
- ray rộng
Máy hơi ép
Động cơ đốt trong
Máy đóng cọc búa đơn
- nặng 1 tấn
- nặng 2,5-4 tấn
Máy đào đất, cần trục
Xe lu đường
1 xe/ngày đêm
1 máy/ngày đêm
1 máy/ngày đêm
1 máy/ngày đêm
m3
mã lực/giờ
ca máy
ca máy
1 máy/ngày đêm
1 máy/ ngày đêm
300÷700
300÷400
8000÷10000
15000÷25000
5÷10
15÷40
1200÷1600
3000÷4000
150÷250
1000
III. XƯỞNG SẢN XUẤT PHỤ TRỢ
Xưởng cơ khí
Xưởng rèn
Xưởng mộc
Xưởng nguội
Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông
35÷45
40÷50
20÷25
80÷100
350÷450
IV. CÁC NHU CẦU SẢN XUẤT KHÁC
ngày đêm
150÷400
Bảng 2: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt
Đối tượng dùng nước
Đơn vị tính
Lượng nước cần dùng (lít)
Nước dùng ở hiện trường
Nước dùng ở khu tập thể
Nước dùng trong các công trình công cộng
- bệnh xá
- câu lạc bộ 
- nhà trẻ
- trường học
- nhà tắm
người /ca
người/ ngày đêm
người/ ngày đêm
người/ ngày đêm
người/ ngày đêm
người/ ngày đêm
người/ ngày đêm
10÷15
25÷30
100
10
90
50
100
Bảng 3: Tiêu chuẩn dùng nước phòng hỏa
Đối tượng dùng nước
Lượng nước cần dùng (lít/ giây)
Công trường
- khi diện tích công trường ≤ 20 ha
- khi diện tích công trường ≤ 30 ha
- khi diện tích công trường ≤ 50 ha
- trên 50 ha thì cứ mỗi lần tăng thêm 25 ha lấy tăng thêm
 Khu tập thể công nhân viên
- dưới 5000 người
- 5000÷10000 người
- 10000÷20000 người
10
15
20
5
5
10
15
Bảng 4: Hệ số dùng nước không điều hòa
Đối tượng dùng nước
Hệ số k
Các công tác xây dựng
Các trạm động lực
Các xưởng sản xuất phụ trợ
Trạm xe máy
Cho sinh hoạt ở công trường
Cho sinh hoạt ở khu tập thể
1,5
1,9
1,25
1,25÷2,0
2,7
2,0
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
[1] Phạm Huy Chính, Cung ứng kỹ thuật thi công xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2005.
[2] GS.TS. Nguyễn Huy Thanh, Tổ chức xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội. 2003.
[3] TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh, Tổ chức xây dựng 1_Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
[4] PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng, Tổ chức xây dựng 2_Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004.
[5] PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng, Các phương pháp sơ đồ mạng trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2010.
[6] Ths. Nguyễn Văn Ngọc, Hướng dẫn đồ án môn học Tổ chức thi công xây dựng, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng, 2000.
[7] GS. Trần Trung Ý, Tổ chức xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 1991.
[8] Mai Chánh Trung, Giáo trình tổ chức thi công, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_to_chuc_thi_cong_nguyen_quoc_toan.docx