Bài giảng Truyền thông đa phương tiện (Bản đẹp)

1.1. Tổng quan

Sản phẩm của công nghệ Multimedia đã và đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, từ công sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v.v.

Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ Multimedia mang lại là sự đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, sử lý thông tin thông qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà công nghệ Multimedia mang lại. Điều này làm cho hiệu quả thu nhận, sử lý thông tin cao hơn so với thông tin chỉ ở dạng văn bản.

Ý tưởng đặt nền móng cho lĩnh vực công nghệ này đã có từ năm 1945. Ông Vanner Brush ,giám đốc cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ (Director ofthe office Scientific Research and Development in the US Gouverment) đã đưa ra câu hỏi là, liệu có thể chế tạo được loại thiết bị cho phép lưu trữ các dạng thông tin để thay cho sách, nói một cách khác chẳng nhẽ mọi thông tin chỉ có thể lưu trữ ở dạng sách ? Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của loại thiết bị có tính chất trên, hàng loạt các nhà khoa học, công nghệ đã tập trung nghiên cứu. Nó là cở sở hay nền tảng của công nghệ Multimedia ngày nay.

Năm 1960 Ted Nelson và Andrries Van Dam đã công bố công trình nói về kỹ thuật truy nhập dữ liệu dưới cái tên gọi Hypertext và Hypermedia. Kỹ thuật này cho đến nay vẫn được giữ nguyên tên và được sử dụng rộng rãi trong dịch vụ Web trên Internet. Năm 1968 Engleband đã đưa ra được hệ thống sử dụng Hypertext trên máy tính với cái tên NLS. Bộ quốc phòng Mỹ thành lập tổ chức DARPA (US deference advanced Research Prọject Agency) để nghiên cứu về công nghệ Multimedia. Năm 1978 phòng thí nghiệm khổng lồ MIT Media Laboratory chuyên nghiên cứu về công nghệ Multimedia được thành lập. Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của công nghệ Multimedia, người ta đã đầu tư gần 40 triệu USD cho phòng thí nghiệm này. Một loạt các công ty, các hãng lớn đã cho ra đời các phòng thí nghiệm về Multimedia như AT & T, BELL, Olivity.Những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học,công nghệ đã cho phep người ta gặt hái được nhiều kết quả có tính chất nền móng cho lĩnh vực Multimedia .

Những kết quả này đa nhanh chóng được triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực truyền hình, viễn thông v.v.

 

doc 161 trang yennguyen 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Truyền thông đa phương tiện (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Truyền thông đa phương tiện (Bản đẹp)

Bài giảng Truyền thông đa phương tiện (Bản đẹp)
 BỘ CÔNG THƯƠNG
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI GIẢNG 
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đối tượng: HSSV trình độ Đại học, Cao đẳng, TCCN
Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Lưu hành nội bộ
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 	1
Chương 1. NHẬP MÔN MULTIMEDIA 	
1.1. Tổng quan 	
1.2. Mô hình truyền thông con người 	
1.2.1. Hệ thống vật lý 	
1.2.2. Sự mã hóa đơn giản 	
1.2.3. Sự cảm nhận 	
1.2.4. Bộ nhớ 	
1.2.5. Hệ thống nhận thức 	
1.2.6. Hệ thống nhớ 	
1.3. Ước lượng và hội tụ 	
1.3.1. Sự hội tụ của viễn thông và tin học 	
1.3.2. Các kiến trúc cho các ứng dụng mạng 	
1.3.3. Mạng máy tính 	
1.3.4. Tích hợp 	
1.3.5. Tính toán có thể vận chuyển được	
1.3.6. Các trình ẩn thông minh 	
1.3.7. Sự hội tụ 	
Chương 2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ÂM THANH AUDIO VÀ VIDEO 	
2.1. Kỹ thuật Audio 	
2.1.1. Khái niệm 	
2.1.2. Ứng dụng 	
2.1.3. Kỹ thuật Audio số 	
2.1.4. Giới thiệu về âm thanh và hệ thống xử lý âm thanh 	
2.1.5. Một số khái niệm toán học trong xử lý âm thanh 	
2.1.6. Các mô hình dùng trong xử lý âm thanh 	
2.2. Kỹ thuật Video 	
2.2.1. Tổng quan về xử lý ảnh và video số 	
2.2.2. Khái niệm cơ bản về xử lý ảnh 	
2.2.3. Các phần tử cơ bản của hệ thống xử lý ảnh số 	
2.2.4. Lý thuyết toán ứng dụng trong xử lý ảnh và video số 	
Chương 3. NGUYÊN LÝ, KỸ THUẬT VÀ CÁC CHUẨN NÉN DỮ LIỆU MULTIMEDIA: ÂM THANH, HÌNH ẢNH, VIDEO KỸ THUẬT SỐ 	
3.1. Công nghệ đường truyền tốc độ cao 	 
3.2. Mạng đa phương tiện, các công nghệ và kiến trúc. 	
3.3. Các giao thức truyền thông đa phương tiện thời gian thực 	
3.4. Nguyên lý nén dữ liệu 	
3.5. Lượng tử hóa ảnh (Image Quantization) 	
3.6. Các phương pháp mã hóa (Shannon – fano và Huffman) 	
3.7. Kỹ thuật nén ảnh, video 	
3.7.1. Kỹ thuật nén ảnh JPEG 	
3.7.2. Chuẩn nén MPEG, chuẩn H.26X 	
Chương 4. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (QoS) TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 	
4.1. Các loại dịch vụ cơ bản và yêu cầu chung của chúng về chát lượng dịch vụ.	
4.1.1. Dịch vụ thoại/telex/Fax/nhắn tin 	
4.1.2. Dịch vụ truyền thông đa phương tiện 	
4.2. Nhu cầu và xu hướng phát triển của các loại dịch vụ truyền thông đa phương tiện 	
4.2.1. Dịch vụ VoIP 	
4.2.2. Dịch vụ Video thời gian thực 	
4.2.3. Dịch vụ VPN 	
4.2.4. Tích hợp dịch vụ viễn thông trên mạng truyền hình cáp (CATV) 	
4.2.5. Dịch vụ trực tuyến (Online services) 	
4.2.6. Thông tin cá nhân toàn cầu - Dịch vụ cho tương lai.	
Chương 5. MỘT SỐ ỨNG DỤNG MULTIMEDIA	
5.1. Mạng thông tin toàn cầu	
5.2. Hệ thống hội thảo truyền hình (Videoconference Systems)	
5.3. Hệ thống truyền hình theo yêu cầu (Video-on-demand System)	
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	
DANH MỤC TỪ KHÓA 	
Chương 1 : NHẬP MÔN MULTIMEDIA
1.1. Tổng quan
Sản phẩm của công nghệ Multimedia đã và đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, từ công sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v..v..
Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ Multimedia mang lại là sự đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, sử lý thông tin thông qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà công nghệ Multimedia mang lại. Điều này làm cho hiệu quả thu nhận, sử lý thông tin cao hơn so với thông tin chỉ ở dạng văn bản.
Ý tưởng đặt nền móng cho lĩnh vực công nghệ này đã có từ năm 1945. Ông Vanner Brush ,giám đốc cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ (Director ofthe office Scientific Research and Development in the US Gouverment) đã đưa ra câu hỏi là, liệu có thể chế tạo được loại thiết bị cho phép lưu trữ các dạng thông tin để thay cho sách, nói một cách khác chẳng nhẽ mọi thông tin chỉ có thể lưu trữ ở dạng sách ? Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của loại thiết bị có tính chất trên, hàng loạt các nhà khoa học, công nghệ đã tập trung nghiên cứu. Nó là cở sở hay nền tảng của công nghệ Multimedia ngày nay. 
Năm 1960 Ted Nelson và Andrries Van Dam đã công bố công trình nói về kỹ thuật truy nhập dữ liệu dưới cái tên gọi Hypertext và Hypermedia. Kỹ thuật này cho đến nay vẫn được giữ nguyên tên và được sử dụng rộng rãi trong dịch vụ Web trên Internet. Năm 1968 Engleband đã đưa ra được hệ thống sử dụng Hypertext trên máy tính với cái tên NLS. Bộ quốc phòng Mỹ thành lập tổ chức DARPA (US deference advanced Research Prọject Agency) để nghiên cứu về công nghệ Multimedia. Năm 1978 phòng thí nghiệm khổng lồ MIT Media Laboratory chuyên nghiên cứu về công nghệ Multimedia được thành lập. Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của công nghệ Multimedia, người ta đã đầu tư gần 40 triệu USD cho phòng thí nghiệm này. Một loạt các công ty, các hãng lớn đã cho ra đời các phòng thí nghiệm về Multimedia như AT & T, BELL, Olivity...Những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học,công nghệ đã cho phep người ta gặt hái được nhiều kết quả có tính chất nền móng cho lĩnh vực Multimedia .
Những kết quả này đa nhanh chóng được triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực truyền hình, viễn thông v.v...
1.2. Một vài khái niệm và định nghĩa
1.2.1. Dữ liệu Multimedia 
Thông thường chúng ta thường ghi nhận thông tin ở dạng văn bản , các văn bản này được mã hoá và lưu giữ trên máy tính, khi đó chúng ta có dữ liệu dạng văn bản. Một câu hỏi đặt ra nếu thông tin chúng ta thu nhận được ở một dạng khác như âm thanh (voice) , hình ảnh (Image) thì dữ liệu của nó ở dạng nào? Chính điều này dẫn đến một khái niệm mới ta gọi đó là dữ liệu Multimedia.
Dữ liệu Multimedia là dữ liệu ở các dạng thông tin khác nhau.
Ví dụ dữ liệu Multimedia là các dữ liệu ở các dạng thông tin như 
- Âm thanh (Sound)
- Hình ảnh (image) 
-Văn bản (text).
- Kết hợp của cả ba dạng trên.
Khi nghiên cứu các dữ liệu ở các dạng thông tin trên, người ta nhận ra rằng cần phải phân chia dữ liệu Multimedia nhỏ hơn nữa. Bởi vì dữ liệu ở các dạng âm thanh, hình ảnh trong quá trình "vận động" theo thời gian có những tính chất rất khác so với dạng tĩnh. Điều này đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ xử lý rất khác nhau.Vì vậy trong lĩnh vực công nghệ Multimedia người ta chia dữ liệu multimedia ở các dạng:
1. Văn bản (Text)
2. Âm thanh (sound)
3. Audio (âm thanh động, có làn điệu) 
4. Image/ Picture (Hình ảnh)
5. Motion picture (ảnh động)
6. Video (ảnh động kết hợp âm thanh động)
7. Animation (hình ảnh sử dụng theo nguyên tắc chiếu phim)
8. AVI (Audio-Video Interleaved AVI)
9. Kết hợp giữa các dạng trên.
1.2.2. Công nghệ Multimedia
Một cách đơn giản công nghệ Multimedia là công nghệ xử lý dữ liệu multimedia
Chúng ta cần lưu ý rằng khái niệm xử lý dữ liệu trong công nghệ thông tin bao hàm các công việc sau: mã hóa, lưu trữ, vận chuyển, biến đổi, thể hiện dữ liệu. Với ý nghĩa đó công nghệ Multimedia là công nghệ mã hóa, lưu trữ, vận chuyển, biến đổi, thể hiện dữ liệu multimedia.
1.2.3. Đồng bộ (synchronic)
Đồng bộ là khái niệm rất quan trọng trong công nghệ multimedia, vì chúng ta biết rằng dữ liệu multimedia là dữ liệu của thông tin ở các dạng khác nhau, mỗi dạng cần phải có thiết bị và công nghệ xử lý khác nhau, khi kết hợp chúng lại vấn đề đồng bộ luôn được đặt ra. Chẳng hạn người ta không thể chấp nhận nghe tiếng súng nổ trước khi thấy súng bắn. Khái niệm đồng bộ hay đồng bộ hóa (Sychronization) có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ multimedia. Vậy thế nào là đồng bộ? hay đồng bộ hóa đó là quá trình sự sắp xếp các "sự kiện" theo trật tự thời gian sao cho các sự kiện ở cùng trật tự thời gian phải xảy ra cùng một thời điểm.
Các đối tượng được xem xét trong lĩnh vực Multimedia có thể là các thiết bị vật lý, cơ học và cũng có thể là các đối tượng trìu tượng được xem xét trong lĩnh vực lập trình theo hướng đối tượng. Các "sự kiện" được xem xét trong lĩnh vực Multimedia có thể là âm thanh, ánh sáng, mầu sắc... và thậm chí có thể là các vận động cơ học của các thiết bị.
1.3. Mô hình truyền thông con người
Các khái niệm mã hóa
Các xúc cảm mã hóa
Giải mã các khái niệm 
Giải mã các xúc cảm
Giải mã theo các từ
Các giao thức liên quan
 đến nhận thức
Các giao thức 
xúc cảm
Các giao thức 
lời nói
Mã hóa theo các từ
Để dẫn nhập mô hình truyền thông của con người, chúng ta hãy xem xét các thành phần hiển nhiên rõ ràng của truyền thông con người. Trong bất kỳ hội thoại/giao tiếp nào giữa mọi người, hai kênh yếu tố khác trong hệ thống truyền thông là bộ nhớ hay văn hóa biểu thị chia sẻ của nó. Mỗi một chúng ta đều có bộ nhớ. Nó cung cấp môi trường suy nghĩ và văn hóa chia sẻ môi trường.
Sự nhớ 
Nhận thức
Ký ức 
Cảm xúc 
Các ký hiệu 
Sự nhớ
Nhận thức
Ký ức
Cảm xúc
Các ký hiệu
Thế giới vật lý 
6
5
4
3
2
1
Các kênh truyền thông con người 1998 IEEE
Một số ví dụ ứng dụng Multimedia
- Hệ thống xây dựng và soạn thảo video số.
- Tạp chí điện tử
- Trò chơi
- Thương mại điện tử
- Truyền hình tương tác iTV
- Truyền hình hội nghị
- Truyền hình theo yêu cầu
- Thực tại ảo.
Các dạng môi trường và tín hiệu
Dạng môi trường
Audio
synthesis
synthesised
digital audio
III – CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
Chúng ta đã biết một cách tổng thể, công nghệ multimedia là công nghệ xử lý dữ liệu multimedia, tuy nhiên chúng ta không biết trong công nghệ giải quyết những vấn đề gì? nó phân chia thành bao nhiêu lĩnh vực nghiên cứu . Trong phần này chúng ta xem xét một cách tổng thể cấu trúc bên trong của lĩnh vực công nghệ này. Sự đa dạng, phong phú và sinh động của các ứng dụng công nghệ Multimedia khiến cho các học giả quan tâm đến Multimedia, đến nay người ta vẫn còn tranh cãi về cách phân chia các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng của Multimedia. Dựa vào đặc thù của công nghệ và đối tượng nghiên cứu, người ta đã tạm thống nhất cách phân chia công nghệ Multimedia thành hai lĩnh vực chính sau:
- Trong các hệ thống thông tin Miltimedia (Multimedia information) lại bao gồm các lĩnh vực: 
Mô hình hệ thống thông Tin Multimedia (model information multimedia)
Trong lĩnh vực này người ta giải quyết các vấn đề sau:
- Các cấu trúc logic của các tài liệu Multimedia (logical Structure of media document)
- Các phương thức để edit, Browse các tài liệu Multimedia	
- Các quá trình tạo ra thông tin Multimedia 
- Các dạng (Form) các công cụ (Tool) phục vụ cho xử lý dữ liệu Multimedia.
Mô hình dữ liệu multimedia phân tán (Multimedia distributed processing Model)
Trong lĩnh vực này người ta quan tâm đến các mục tiêu sau:
- Các ngôn ngữ lập trình thao tác trên dữ liệu là các tài liệu Multimedia.
- Kết hợp các chức năng cần thiết với các khái niệm lập trình các khái niệm cho phép lập trình truy nhập vào các dữ liệu lưu trữ trên các thiết bị ngoại vi multimedia (Media device control)
- Các dạng dữ liệu Multimedia và các dịch vụ cần trao đổi dữ liệu Multimedia (Interchange)
- Quản trị các dịch vụ viễn thông ở mức cao.
- Các mô hình dữ liệu hypermedia, các máy chủ (server) đáp ứng dịch vụ hypermedia (hypermedia engine)
- Các hệ điều hành mạng đáp ứng dịch vụ multimedia theo thời gian 
thực
-Trong lĩnh vực các hệ thống viễn thông Multimedia (Multimedia Communication Systems)
Mô hình các dịch vụ multimedia trên mạng (Multiservice Network multimedia Model)
Lĩnh vực này quan tâm nghiên cứu các vấn đề sau:
- Mạng đa dịch vụ (Multiservice) trên các hệ thống dữ liệu Multimedia phân tán
- Các giao thức (protocol) đáp ứng việc giao lưu giữa các mạng khác nhau có quản lý dữ liệu Multimedia
- Trao đổi dữ liệu Multimedia trên internet
Mô hình hệ thống Multimedia hội nghị (Multimedia conferencing Model): Mô hình này giải quyết các vấn đề kết nối máy tính với các hệ thống viễn thông, tạo nên một hệ thống mạng không thiết kế trước, có khả năng đáp ứng các cuộc hội thảo, hội nghị theo thời gian thực.
Chú ý:
Ngoài các mô hình đã nêu còn có mô hình pha trộn kết hợp của các lĩnh vực trên để tạo nên các mô hình đáp ứng các yêu cầu đa dạng của thực tế.
Trong lĩnh vực Multimedia còn tồn tại các bài phức tạp còn phải nghiên cứu trong tương lại như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng ảnh v.v....
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày khái niệm Multimedia? Các khía cạnh liên quan đến multimedia? Cho ví dụ?
2. Ảnh Bitmap là gì? Nêu đặc điểm của nó?
3. Trình bày các đặc trưng multimedia trên web?
4. Phân loại các phương pháp nén ảnh
5. Nêu các thành phần dữ liệu của multimedia?
6. Ảnh vector là gì? Nêu đặc điểm cảu chúng?
7. Trình bày quá trình phát triển một sản phẩm multimedia?
8. Vẽ sơ đồ khối của một hệ thống nén tiêu biểu, giải thích các thành phần cơ bản trên sơ đồ?
9. Nêu ứng dụng của multimedia (Mua bán giao dịch qua mạng). Hãy nêu ứng dụng của đa phương tiện trong công tác giáo dục, y tế, sản xuất?
10. Lịch sử phát triển của multimedia. (1975-1980-1987-1995)
11. Vẽ biểu đồ so sánh các khuôn dạng dữ liệu multimedia
12. Xác định những nét chính của sản phẩm multimedia.
13. Trình bày những yêu cầu về thử nghiệm sản phẩm?
14. Kịch bản là gì? Có các loại kịch bản nào? So sánh các loại kịch bản và cho ví dụ minh họa về kịch bản chi tiết cho sản phẩm đa phương tiện?
15. Lí do cần đề cập thuật ngữ đa phương tiện?
16. Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện?
17. Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu?
18. Thế nào là quá trình sản xuất đa phương tiện? Khâu nào là đặc biệt quan trọng?
19. Hãy cho biết một số khái niệm đơn giản về bản quyền và vi phạm bản quyền?
20. Vai trò của nội dung đa phương tiện?
21. Hãy cho biết một số mốc phát triển chính của nghiên cứu, ứng dụng về đa phương tiện?
22. Hãy liệt kê một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng về đa phương tiện mà các cơ sở trong nước đạt được, trong thời gian 5 năm gần đây?
23. Hãy lấy ví dụ về tính chất đa phương tiện trong giao diện người dùng trong môi trường Windows, với loại giao diện cửa sổ?
24. Hãy lấy ví dụ về tính chất đa phương tiện trong giao diện người dùng trong môi trường Windows, với loại giao diện thực đơn?
25. Thiết kế sản phẩm đa phương tiện có nguyên tắc không? Khi thiết kế giao diện khuôn dạng, người ta tuân theo những nguyên tắc nào?
26. Vai trò của con người trong tương tác với hệ thống sử dụng đa phương tiện?
27. Một số thiết bị dùng trong đa phương tiện, hay trong đa hình thái, như găng điện tử, thiết bị thực ảo  có giá trị gì trong tương tác đa phương tiện?
28. Các loại dữ liệu đa phương tiện có cách thu nhập khác nhau ra sao?
29. Chuẩn bị thiết bị gì đề thu nhập dữ liệu đa phương tiện?
30. Vai trò lãnh đạo đề án đa phương tiện trong việc
a. Xây dựng đề án?
b. Quản lý tài chính?
31. Vai trò của người dùng trong việc xây dựng các điều khoản thực hiện của đề án đa phương tiện?
32. Vai trò của bản quyền đối với
Người dùng đa phương tiện?
Người sản xuất đa phương tiện?
33. Việc tổ chức nhóm công tác trong đề án đa phương tiện theo nguyên tắc gì?
34. Một số vai trò trong đề án đa phương tiện?
35. Việc thay đổi nhân sự, đặc biệt các vai chủ chốt  sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đề án đa phương tiện ở khía cạnh nào?
36. Tích hợp dữ liệu đa phương tiện theo một số phần mềm khuyến cáo đáp ứng được các nguyên tắc tích hợp nào? Lấy ví dụ?
37. Dữ liệu âm thanh thu thập khác âm thanh trong video ở đâu?
38. Dữ liệu video được mô tả dưới dạng nén, theo chuẩn thể hiện, và có dữ liệu meta ra sao?
39. Phân biệt tiếp thị s ... ới các đặc tính, sự kiện sản phẩm. Và môi trường, nó giúp người thiết kế khai thác ý tưởng và chia quyết định thiết kế ra các tình huống cụ thể.
- Những nét chính của kịch bản:
+ Chi tiết về cốt chuyển và chi tiết về các sự kiện xảy ra.
+ Khả năng tương tác giữa người dùng và hệ thống mutilmedia.
+ Khả năng thao tác cho phép đối với người dùng theo phương châm chia sẻ làm hiều cảnh, việc viết kịch bản chỉ cần thu được bản viết thành lời văn, câu chuyện.
h.Kế hoạch thực hiện
- Đề án mutilmedia cần được tuân theo phương pháp khoa học về quản lý đề án công nghệ thông tin và quản lý đầu tư nói chung. Một số kế hoạch được đưa ra là:
+ Lịch trình thực hiện.
+ Kế hoặc thu thập dữ liệu mutilmedia.
+ Kế hoạch về mẫu thứ sản phẩm. Mẫu thử cho phép kiểm tra tính khớp của kịch bản với nội dung đặt ra.
+ Lên kế hoặc về DL ảnh tĩnh: Hình ảnh được số hóa hay chụp nhờ máy quét hay máy ảnh số.
+ Lên kế hoặc về dữ liệu ảnh động, video.
+ Lên kế hoạch về âm thanh. Âm thanh có thể là tiếng người, âm thanh nhạc cụ hay âm thanh tổng hợp.
Câu 8:
*SƠ ĐỒ 1:
+ Phần khối
Chuẩn nén JPEG phân ảnh ra các khối 8x8. Công đoạn biến đổi nhanh Cosin hai chiều cho các khối 8x8 tỏ ra hiệu quả hơn. Biến đổi Cosin cho các khối có cùng kích thước có thể giảm được một phần các tính toán chung như việc tính hệ số Cij cho 3 tầng (8 = 23), số các hệ số là: 4+2 + 1 = 7
+ Biến đổi
Biến đổi là một trong những công đoạn lớn trong các phương pháp nén sử dụng phép biến đổi. Nhiệm vụ của công đoạn biến đổi là tập trung năng lượng vào một số ít các hệ số biến đổi.
Công thức biến đổi cho mỗi khối là:
+ LƯỢNG TỬ HÓA
Khối lượng tử hóa trong sơ đồ nén đóng vai trò quan trong và quyết định tỉ lệ nén của chuẩn nén j. Đầu vào của khối lượng tử hóa là các ma trận hệ số biến đổi Cosin của các khối điểm ảnh.
+ Nén dữ liệu
Đầu vào của khối nén gồm hai thành phần: thành phần các hệ số một chiều và thành phần các hệ số xoay chiều.
* SƠ ĐÒ 2: 
- Bộ chuyển đổi: Thường dùng phép biến đổi cosin rời rạc để tập trung năng lượng, tín hiệu vào một số lượng nhỏ để thực hiện phép nén hiệu quả hơn là dùng tín hiệu nguyên thủy.
- Bộ lượng tử hóa: Tạo ra một lượng ký hiệu giới hạn nén ảnh với hai kỹ thuật là: lượng tử vô hướng và lượng tử vector. Quá trình này không thuận nghịch.
- Bộ mã hóa: Gán 1 từ vào mã, 1 tập bit nhị phân cho mỗi ký hiệu, các hệ thống nén được phân biệt dựa trên sự kết hợp khác nhau giữa ba bộ xử lý trên.
Câu 9: Các ứng dụng của Mutilmedia
- Trong nhiều tài liệu quảng cáo người ta khuếch trương vai trò của Mutilmedia. Trong nhiều năm qua người ta không thể phủ nhận vai trò của Mutilmedia, văn bản, hình ảnh, hình động, được ứng dụng trong:
+ Chương trình video theo yêu cầu.
+ Trò chơi điện tử.
+ Giao dịch và thương mại.
+ Thư điện tử có kèm hình ảnh, âm thanh.
+ Giáo dục từ xa, dạy học với sự trợ giúp của máy tính, dạy học thông qua sóng của đài phát thanh, trên tivi, hay qua mạng máy tính.
+ Các hoạt động tiến đến chính phủ điện tử, làm việc tại nhà. 
- Tóm lại Mutilmedia được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
+ Đào tạo trên máy : CPT
+ Mô phỏng (Giải phẫu từ xa)
+ Vừa chơi vừa học sáng tạo.
+ Thể hiện các đa phương tiện
+ Trò chơi giải trí.
Câu 10:
• Năm 1965: Trong hội thảo quốc tế về phim xuất hiện thuật ngữ đa phương tiện
• Năm 1975: Người ta gọi đa phương tiện là trò, chơi quảng cáo, video
• Năm 1985: Đã xuất hiện các ca sỹ nhạc POP dùng giàn nhạc điện tử có hệ thống tự chỉnh âm thanh ánh sáng... Từ đó người ta thấy rằng đa phương tiện là một phần đời sống thường ngày
• Năm 1995: Con người đã sống trong môi trường có đầy đủ tiện nghi và sử dụng nhiều kết quả của đa phương tiện
Câu 11:
Text: Ký tự
Graphics: Ảnh
Color: Ảnh màu
Animation: Hoạt hình
Sound: Âm thanh
Video: Phim
Câu 12:
* Viết đề án
Người ta có thể viết đề án theo khuôn mẫu nhận được. Tuy nhiên trong khuôn mẫu không thể thể hiện hết các điểm mạnh mà người ta muốn trình bày khi cần đầu tư. Đề án có trang quan trọng là mục đích, nội dung thực hiện. Kế hoạch đề án là kết quả cuối cùng, cho phép phản ánh quá trình thực hiện đề án.
Điều mà người viết đề án đa phương tiện cần mô tả là :
• Xuất phát, căn cứ cho phép xây dựng đề án;
• Đích, mục tiêu của đề án;
• Dự kiến khán giả, tức người dùng sử dụng sản phẩm đa phương tiện;
• Các khái niệm, chủ đề liên quan đến đề án;
• Phương tiện phân phát sản phẩm, truyền tải sản phẩm;
• Môi trường sản xuất;
• Ngân sách;
• Lịch sản xuất.
* Môi trường yêu cầu để sản xuất đa phương tiện
Môi trường cho việc sản xuất gồm hạ tầng kĩ thuật, chính sách phát triển, hành lang pháp lí...
• Cần có chuẩn xử lý thông tin đa ngành, do đề án đa phương tiện liên quan đến rất nhiều dạng thông tin;
• Cần có môi trường truyền thông, hạ tầng mạng máy tính;
• Phải đảm bảo an toàn cho đề án và cho sản phẩm;
• Có thị trường cạnh tranh lành mạnh về phần mềm;
• Cần huấn luyện năng lực dùng đa phương tiện;
Như vậy là sẽ có dịch vụ xử lý thông tin và truyền thông phù hợp và sẽ có các dịch vụ mới đảm bảo vốn đầu tư an toàn và quá trình sản xuất được hoàn thành.
* Mục tiêu của đề án đa phương tiện
Người sản xuất sẽ nhằm mục tiêu đối với sản phẩm đa phương tiện :
􀂉 Đo được kết quả của sản phẩm đa phương tiện;
􀂉 Theo chuẩn của AIDA1 dùng cho truyền thông quảng cáo. Theo chuẩn này sản
phẩm cần mô tả công cụ, lợi ích, mong muốn, thể hiện;
􀂉 Theo chuẩn đóng gói sản phẩm, bán sản phẩm.
- Ngoài ra, người ta còn xác định các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất đa phương tiện, chủ yếu tập trung vào :
• Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm đa phương tiện trước đây;
• Xếp loại đề án sẽ thực hiện;
• Cần chuẩn bị thiết bị trình diễn, quản cáo cho sản phẩm đa phương tiện;
• Đào tạo, huấn luyện người dùng, người phát triển sản phẩm đa phương tiện;
• Xác định nơi phân phối sản phẩm, tức địa điểm bán hàng;
• Đặt các nơi thông báo, thông tin về sản phẩm của đề án;
• Có chiến dịch quảng cáo sản phẩm;
• Một số quan tâm về (i) xuất bản; (ii) giáo dục; (iii) công nghiệp giải trí; và (iv) quốc tế hoá phạm vi của đề án.
* Các đề xuất của đề án đa phương tiện
Đề án có thể đề nghị, hay đề xuất cho người dùng thông qua sản phẩm đa phương tiện. Vậy cần xác định (i) Nội dung đề xuất; và (ii) Mô tả các thành phần đề xuất. Điều này có nghĩa đề án đưa ra :
• Giới thiệu tổng quan về đề án và khái quát về việc điều hành đề án;
• Các đề xuất, các khẳng định mà đề án dành cho khách hàng;
• Các khuyến cáo cho người dùng, như là khả năng ứng dụng của sản phẩm đa phương tiện;
• Mô tả giải pháp và lí do lựa chọn sản phẩm đa phương tiện.
Việc cân đối nguồn lực để đảm bảo đề án đa phương tiện thành công dẫn đến việc cân đối các khía cạnh :
􀂉 Khía cạnh chính của mục tiêu đề án với các khía cạnh phụ, liên quan của mục tiêu đề án;
􀂉 Lựa chọn dạng xử lí phù hợp trong số nhiều khả năng xử lí;
􀂉 Chọn cấu trúc lược đồ trình diễn trong nhiều loại lược đồ (i) tuần tự; (ii) song song; (iii)tương tác; hay (iv) tổ hợp của các loại cấu trúc;
􀂉 Cân đối về nguồn tài nguyên con người;
􀂉 Xếp sắp lịch trình, và dành thời gian và kinh phí thử nghiệm sản phẩm đa phương tiện;
􀂉 Cân đối giữa giá thành và giá cả sản phẩm;
􀂉 Cân đối các ràng buộc cần tuân theo.
* Các ràng buộc của hợp đồng thực hiện đề án đa phương tiện:
Người ta có thể đặt ra mức chi cho từng công việc, theo bảng kê
- Người quản lý, quản trị: Trưởng đề án, trợ lý, thư ký
- Sản xuất video: GĐ, Ng sx, Trợ lý, Ng Quay Video, Phụ trách âm thanh, ánh sáng, trang phục, đồ họa video, phim ảnh
- Sx âm thanh: Trưởng nhóm, biên tập âm thanh, nhạc
- SX đồ họa: trưởng sx, sx đò họa, lưu trữ ảnh, Thiết kế đồ họa, quét ảnh, giám đóc nghệ thuật, nghệ sĩ,đánh máy
- Phát triển cơ sở DL: quản lý, thu thập dl, phát triển, tích hợp, chỉ số hóa
- Thiết kế làm tư liệu: Thiết kế tương tác- hướng dẫn sd
* Nội dung đề án đa phương tiện
Nội dung đề án căn cứ vào mục tiêu đề án. Vai trò của nội dung thấy rõ trong lúc chuẩn bị đề án, cũng như thực hiện đề án.
Trong bảng kê nội dung đề án, người ta cần liẹt kê các chi tiết sau :
- Tên ứng dụng đa phương tiện; thuộc dạng sử dụng trực tiếp hay gián tiếp;
- Hạ tầng cho phép ứng dụng đa phương tiện;
- Mục đích của việc đóng gói sản phẩm; dùng cho việc thông báo, giải trí, đào tạo hay để bán. Bên cạnh mục đích này, có thể bổ sung mức độ phù hợp;
- Bao bì, nhãn mác cho sản phẩm đa phương tiện;
- Nhìn nhận chung, về rộng hay sâu, đối với sản phẩm;
- Mức phù hợp của các đoạn chính trong sản phẩm so với nội dung;
- Mức phù hợp đối với khán giả, đối với mục đích chung;
- Khối lượng của từng đoạn sản phẩm;
- Cách thức truy cập thông tin tại mỗi đoạn sản phẩm đa phương tiện; và cách thức truy cập qua nhiều đoạn sản phẩm.
* Kịch bản
Viết kịch bản là sáng tác. Công tác sáng tác là hoạt động trí tuệ. Một sản phẩm nghệ thuật là tách được cái riêng trong những cái chung.
* Kế hoạch thực hiện đề án
Một số kế hoạch được nêu ra là :
􀂉 Lịch trình thực hiện;
􀂉 Kế hoạch về thu thập dữ liệu đa phương tiện. Thu thập dữ liệu
􀂉 Kế hoạch về mẫu thử sản phẩm.
􀂉 Lên kế hoạch về dữ liệu ảnh tĩnh
􀂉 Lên kế hoạch về dữ liệu ảnh động
􀂉 Lên kế hoạch về dữ liệu ảnh động, dữ liệu video.
􀂉 Lên kế hoạch về âm thanh
* Kết luận
Trong đề án đa phương tiện, kịch bản hay và khả thi cho phép quá trình thực hiện đề án hiệu quả. đầu tư vào kịch bản và khâu chuẩn bị trước khi thực hiện sẽ quyết định phần lớn thành công của đề án.
Câu 13:
- Ý kiển của người ngoài đề án đa phương tiện.
- Đánh giá giá trị sản phẩm.
Công việc này được thực hiện bởi 2 nhiệm vụ: Thử và đánh giá.
Khái niệm về thử nghiệm: Việc thử nghiêm sản phẩm đa phương tiện cần tiến hành theo khía cạnh thử:
- Thử về khái niệm.
- Kiểm tra mẫu.
- Xem xét mức độ đáp ứng, các ràng buộc.
- Thử tính sử dụng được.
- Thử độ phù hợp với lĩnh vực ứng dụng đa phương tiện.
- Thử để kết luận về tính chấp nhận được của sản phẩm.
- Chiến lược thử:
+ Xác định mục đích của quá trình thử sản phẩm.
+ Liên kết kế hoạch, gồm các giai đoạn thử.
+ Có chiến lược thử nghiệm. Việc thử sản phẩm có thể thông qua phần mềm thử nghiệm, ý kiến chuyên gia, nhận xét người dùng 
- Phần mềm thử nghiệm: Việc có bộ mẫu thửu và phần mềm tự động kiểm tra chất lượng sản phẩm là nhu cầu trong quá trình thử nghiệm.
- Kết luận về tính chấp nhận được của sản phẩm.: Khâu thử nghiệm sản phẩm, đánh giá kết quả là cần thiết, nhiệm vụ này đòi hỏi có các chuyên gia và chi phí cần thiết.
Chương 2:
Câu 1:
Hướng dẫn: DCT nén ảnh theo từng khối vuông nhỏ rồi lưu chúng dưới dạng số kỹ thuật.
Câu 2:
Hướng dẫn
Nén theo chuẩn JPEG là một tiến trình nhiều bước. Trước hết là bước qui tắc hóa (regularizing stage) để làm cho ảnh có nhiều đoạn giống nhau hơn thực tế. 
Bước tiếp theo là lấy mẫu cho các kênh màu. Đây là 1 trong 2 công đoạn làm mất thông tin và chỉ thực hiện khi bạn chọn xác lập high compression/low quality (tỉ lệ nén cao/chất lượng thấp) của JPEG. 
Bước tiếp là sắp xếp lại dữ liệu bằng hàm toán học gọi là DCT (Discrete Cosine Transform). 
* Khả năng chính của JPEG 2000:
Hướng dẫn
Nếu DCT nén ảnh theo từng khối vuông nhỏ rồi lưu chúng dưới dạng số thì kỹ thuật Wavelet Compression sẽ lưu file dưới dạng một dãy dữ liệu (kỹ thuật stream hình) nhằm tạo độ phân giải cao hơn khi file được mở hoặc tải về. 
Lợi ích đầu tiên của Wavelet là loại trừ được những "vết dơ" bao quanh các khối vuông và biến ước mơ hình có độ phân giải cao trên mạng thành hiện thực. 
Khả năng tạo thêm các kênh phụ để lưu trữ những thông tin như thông số màu CMYK hay ICC profiles (nhằm loại bỏ sự khác biệt về Gamma màu giữa PC và MAC). 
Mô tả tiến trình nén MPEG1:
	- Là chuẩn đầu tiên, thiết kế dành cho máy tính. Nó cho phép video với độ phân giải 320x240 và tần số 30 hình/s.
	 - Được thiết kế tốc độ tối đa đến 1.5Mbps. Tiêu chuẩn nén cho âm thanh và hình ảnh động. Được dùng phổ biến cho các ứng dụng video CD-ROM và các ứng dụng video trên internet (các file có phần mở rộng *.mpg). Một phần mở rộng của tiêu chuẩn áp dụng cho mã hóa và nén âm thanh, được biết đến với tên MP3 
Câu 3:
Moving Picture Experts Group (MPEG) thuộc ISO/IEC. Nhóm các chuyên gia hình ảnh động và âm thanh kỹ thuật số. Từ năm 1988 nhóm đưa ra tiêu chuẩn MPEG-1 nó là nền tảng để sản xuất các Video CD, đĩa CD tương tác và các file nhạc nén MP3 sau này. 
Sau đó là tiêu chuẩn MPEG-2, nó là nền tảng cho các chương trình truyền hình kỹ thuật số và đĩa DVD. 
Kế tiếp không phải là MPEG-3, người ta dự định tổ chức chuẩn này để phục vụ cho truyền hình có độ phân giải cao, nhưng sau này sáp nhập với chuẩn MPEG-2. 
MPEG-4 là tiêu chuẩn cho các phương tiện đa truyền thông tích hợp trong trang Web tĩnh hay động, truyền hình kỹ thuật số và tương tác đồ họa ứng dụng. MPEG-4 được hoàn tất trong tháng 10/1998 và phổ biến hồi đầu năm 1999. MPEG-4 đang trở thành chuẩn multimedia toàn cầu trong giai đoạn hiện nay và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở tương lai gần. 
Tiếp theo là MPEG-7 tiêu chuẩn để mô tả nội dung đa truyền thông và truy tìm âm thanh cũng như các nội dung trực quan khác, rồi bắt đầu từ tháng 6/2000 mới hơn nữa là chuẩn MPEG-21 “Multimedia Framework” 
Câu 4: 
* Tại sao lại đưa ra chuẩn MPEG-7 
Nhiều ứng dụng đa phương tiện hiện tại đòi hỏi khả năng truy cập và xử lý dữ liệu hình ảnh một cách hiệu quả. Có nhiều phương pháp cơ sở văn bản đã được dùng để truy cập và xử lý nội dung hình ảnh. Để khắc phục giới hạn của phương pháp cơ sở văn bản, điển hình là đòi hỏi phải có sự trợ giúp của con người trong việc mô tả nội dung hình ảnh, các phương pháp cơ sở cấu trúc đã được đưa ra. Các cấu trúc thấp như là văn bản, hình dạng màu sắc và các cấu trúc mức cao như là thông tin kết hợp, đã được sử dụng trong nhiều hệ thống truy cập và xử lý cơ sở nội dung. Do chúng được phát triển từ các ứng dụng khác nhau, các hệ thống này sử dụng nhiều cấu trúc thể hiện khác nhau.
* Mục đích chính của MPEG -7 
MPEG-7 là một trong những hoạt động chuẩn gần đây của nhóm MPEG. Mục đích chính của MPEG-7 là cung cấp một mô tả chuẩn hoá cho phép truy cập và xử lý hiệu quả nội dung đa phương tiện. MPEG-7 sẽ chuẩn hoá tập các bộ mô tả, tập các sơ đồ mô tả, một ngôn ngữ định nghĩa mô tả và các sơ đồ cho mã hoá các mô tả.
Nhờ có MPEG-7 mà chúng ta có thể tương tác với dữ liệu đa phương tiện qua nội dung của chúng. Với sự xuất hiện của MPEG-7, rất nhiều ứng dụng hay có thể thực hiện được, đơn giản hơn hãy tưởng tượng một vài ứng dụng được mô tả dưới đây:
- Bạn bước vào một kho dữ liệu khổng lồ để tìm một bài hát nhưng quên mất thông tin về bài hát đó như là: tên, tác giả, ca sỹ, ... mà chỉ nhớ một đoạn giai điệu của bài hát đó. Không sao, bạn hãy hát lên giai điệu đó qua một hệ thống recorder, âm thanh của bạn sẽ được lấy mẫu rồi trích các đặc trưng rồi hệ thống tự động so sánh và tìm trong kho dữ liệu những bài hát "thích hợp" nhất với những đặc trưng tìm kiếm.
- Bạn không muốn xem hết một trận đá bóng mà chỉ muốn xem những bàn thắng trong trận đấu đó? Chỉ cần gửi câu truy vấn đến hệ thống với từ khóa "Goal" hay gì đó (theo hệ thống định nghĩa), lần lượt các bàn thắng sẽ được trình chiếu trước bạn.
- Bạn muốn tìm một picture nào đó giống một ảnh cho trước hoặc giống một hình do bạn tự vẽ ra? Hệ thống cũng có thể thực hiện được thông qua trích chọn đặc trưng và so sánh với kho dữ liệu đã có và trả về kết quả.

File đính kèm:

  • docbai_giang_truyen_thong_da_phuong_tien_ban_dep.doc