Bài giảng Xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh

CHƯƠNG 1

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

*) Mục tiêu:

- Có được cái nhìn tổng quan về thi công xây dựng cầu nói chung.

- Phân biệt rõ được các khái niệm cơ bản trong thi công cầu.

- Có một phương pháp học, nghiên cứu môn học thi công cầu hiệu quả.

- Nhìn nhận chính xác về tính khoa học trong học tập về thi công xây dựng cầu.

*) Nội dung:

1.1. Đối tượng nghiên cứu và nội dung môn học:

Xây dựng cầu là một chuyên ngành khoa học kỹ thuật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc

cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ ngày nay, do đó mỗi một thời điểm khoa học công

nghệ luôn được đổi mới đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật để đưa các

ứng dụng khoa học vào xây dựng cầu làm cho công việc xây dựng cầu ngày càng trở nên hoàn

thiện hơn.

Chúng ta biết rằng, giai đoạn thi công cầu là giai đoạn rất quan trọng, biến các ý tưởng

thiết kế trở thành một sản phẩm thực tế đáp ứng được hầu hết các mục tiêu đề ra không những

để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội

của đất nước mà còn để lại những biểu tượng mỹ quan, công nghệ của một thời điểm nhất định.

Do đó, một kỹ sư cầu cần có đủ kiến thức để hiểu rõ và nắm vững ba giai đoạn chính trong

ngành cầu gồm: thiết kế (ý tưởng), thi công (hiện thực hóa), khai thác (bảo dưỡng, sửa chữa).

Mỗi giai đoạn sẽ có một đối tượng nghiên cứu riêng, đối với giai đoạn thi công đối tượng của

chúng ta những kỹ thuật, biện pháp công nghệ áp dụng để thi công cho từng bộ phận của công

trình cầu và giải pháp để tổ chức thực hiện những kỹ thuật, biện pháp đó trong một công trình

hoàn chỉnh. Mỗi biện pháp công nghệ sẽ bao gồm ba nội dung cần nghiên cứu:

- Trình tự công nghệ: Trình tự từng bước thi công từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành

công trình, về cơ bản trình tự công nghệ không thay đổi nhiều theo thời gian và trình độ công

nghệ mỗi quốc gia, đó là tuần tự công việc để xây dựng công trình cầu.

- Kỹ thuật thi công: Chịu tác động lớn của cách mạng khoa học công nghệ, mỗi quốc gia

sẽ có những kỹ thuật thi công khác nhau phụ thuộc vào trình độ công nghệ của quốc gia đó. Kỹ

thuật thi công bao gồm các cách thức, kinh nghiệm, vật liệu, nhân công, thiết bị, phương pháp

tính toán, để hoàn thành một công trình cầu.

- Tổ chức thi công: Triển khai các kỹ thuật thi công một cách khoa học phù hợp với

công địa thi công, thời hạn hoàn thành, chi phí xây dựng. Việc tổ chức thi công khoa học sẽ

làm lợi rất nhiều mặt, dự phòng được cơ bản các rủi ro, rút ngắn tiến độ thi công, cân đối công

việc một cách hợp lý.

Nội dung môn học thuộc học phần thứ nhất này là sẽ đi sâu nghiên cứu các biện pháp

công nghệ thi công phần hạ bộ công trình cầu, một bộ phận rất quan trọng khẳng định chất

lượng của một công trình cầu và là cơ sở cho việc triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc kết

cấu phần trên mà ta sẽ nghiên cứu trong học phần thứ hai.

pdf 162 trang yennguyen 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh

Bài giảng Xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 1 
(Tài liệu dùng cho sinh viên khoa xây dựng trường đại học Vinh) 
Đặng Huy Khánh 1/1/18 Xây dựng cầu 1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
KHOA XÂY DỰNG 
BỘ MÔN CẦU ĐƯỜNG 
---------- o0o ----------- 
Ths. Đặng Huy Khánh 
BÀI GIẢNG 
HỌC PHẦN: XÂY DỰNG CẦU 1 
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH) 
Mã số môn học: GT20009 
Số tín chỉ: 04 
Học phần: Bắt buộc 
Lý thuyết: 45 tiết 
Bài tập, thảo luận: 15 tiết 
Tự học: 120 tiết 
Vinh - 2018 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 2 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 7 
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG ............................................................................................ 7 
1.1. Đối tượng nghiên cứu và nội dung môn học: ............................................................... 7 
1.2. Quá trình thực hiện một dự án bà các bước tiến hành trong giai đoạn thi công cầu: ...... 7 
1.2.1. Quá trình thực hiện một dự án: ............................................................................. 7 
1.2.2. Các bước tiến hành trong giai đoạn thi công cầu: .................................................. 8 
1.3. Những khái niệm cơ bản trong thi công ....................................................................... 9 
1.4. Thiết kế tổ chức thi công ........................................................................................... 10 
1.5. Đặc điểm của môn học và phương pháp nghiên cứu .................................................. 10 
1.5.1. Đặc điểm môn học: ............................................................................................. 10 
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 11 
1.6. Những công nghệ xây dựng cầu hiện đại áp dụng thành công hoặc đang được áp dụng 
ở Việt Nam ...................................................................................................................... 11 
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 14 
NHỮNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ÁP DỤNG 
TRONG THI CÔNG CẦU ................................................................................................... 14 
2.1. Công tác làm đất........................................................................................................ 14 
2.1.1. Khái niệm và yêu cầu chung: .............................................................................. 14 
2.1.2. Xác định khối lượng thi công: ............................................................................. 14 
2.1.3. Các công việc chuẩn bị: ...................................................................................... 17 
2.1.4. Biện pháp đào đất trong hố móng: ...................................................................... 17 
2.2. Công tác khoan nổ mìn .............................................................................................. 20 
2.2.1. Khái niệm về nổ mìn: ......................................................................................... 20 
2.2.2. Vật liệu nổ: ......................................................................................................... 21 
2.2.3 Biện pháp nổ mìn: ............................................................................................... 22 
2.2.4. Tính toán lượng nổ: ............................................................................................ 23 
2.2.5. Điều khiển nổ: .................................................................................................... 23 
2.2.6. Nổ mìn có che chắn: ........................................................................................... 24 
2.2.7. Thiết bị khoan nổ mìn: ........................................................................................ 25 
2.2.8. Hộ chiếu nổ mìn: ................................................................................................ 25 
2.2.9. Một số nguyên tắc cần thiết khi nổ mìn trên công trường: ................................... 25 
2.3. Công tác đổ bêtông .................................................................................................... 25 
2.3.1. Công tác chuẩn bị vật liệu: .................................................................................. 25 
2.3.2. Chế tạo vữa bê tông: ........................................................................................... 26 
2.3.3. Xác định năng suất của máy trộn: ....................................................................... 28 
2.3.4. Vận chuyển vữa bê tông: .................................................................................... 29 
2.3.5. Đổ và đầm bê tông: ............................................................................................. 30 
2.3.6. Các biện pháp đổ bê tông dưới nước: .................................................................. 34 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 3 
2.4. Công tác cốt thép ....................................................................................................... 36 
2.4.1. Các công việc đối với cốt thép thường: ............................................................... 36 
2.4.2. Các công việc đối với cốt thép DƯL: .................................................................. 38 
2.5. Công tác ván khuôn: .................................................................................................. 39 
2.5.1. Vai trò và yêu cầu của công tác ván khuôn: ........................................................ 39 
2.5.2. Cấu tạo ván khuôn gỗ: ....................................................................................... 40 
2.5.3. Cấu tạo ván khuôn thép: .................................................................................... 41 
2.5.4. Biện pháp lắp dựng ván khuôn: ........................................................................... 42 
2.5.5. Tính toán thiết kế ván khuôn. .............................................................................. 42 
2.6. Công tác đóng cọc ..................................................................................................... 52 
2.6.1. Đúc cọc BTCT trên công trường: ........................................................................ 52 
2.6.2. Thiết bị đóng cọc : .............................................................................................. 52 
2.6.3. Thử nghiệm cọc : ................................................................................................ 56 
2.6.4. Thiết bị hạ cọc ống : ........................................................................................... 57 
2.7. Công tác kích kéo: ..................................................................................................... 59 
2.7.1. Thao tác thủ công: .............................................................................................. 59 
2.7.2. Lao kéo : ............................................................................................................ 59 
2.7.3. Những trang bị cần thiết phục vụ công tác lao kéo: ............................................. 60 
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 67 
CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ TRONG THI CÔNG CẦU ................................................ 67 
3.1. Vai trò của các công trình phụ trợ trong thi công cầu ................................................. 67 
3.2. Phân loại các công trình phụ trợ ................................................................................ 67 
3.3. Nguyên tắc thiết kế các công trình phụ trợ ................................................................. 68 
3.3.1. Nguyên tắc cấu tạo: ............................................................................................ 68 
3.3.2. Nguyên tắc chung về tính toán: ........................................................................... 68 
3.3.3. Tải trọng tác dụng: .............................................................................................. 68 
3.3.4. Nguyên tắc xác định nội lực: .............................................................................. 70 
3.3.5. Nguyên tắc tính duyệt: ........................................................................................ 70 
3.3.6. Xác định mức nước thi công: .............................................................................. 71 
3.4. Hố móng trên nền đất: ............................................................................................... 71 
3.4.1. Đào trần:............................................................................................................. 71 
3.4.2. Tường ván lát ngang: .......................................................................................... 72 
3.4.3. Tường ván lát đứng: ........................................................................................... 74 
3.4.4. Tường ván ngang tiêu chuẩn: .............................................................................. 74 
3.4.5. Tính toán thiết kế tường ván tiêu chuẩn: ............................................................. 75 
3.5. Các loại vòng vây ngăn nước. .................................................................................... 77 
3.5.1. Đê, đập ngăn nước: ............................................................................................. 77 
3.5.2. Vòng vây đất: ..................................................................................................... 78 
3.5.3. Vòng vây cọc ván thép: ...................................................................................... 78 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 4 
3.5.4. Tính toán thiết kế vòng vây cọc ván thép: ........................................................... 80 
3.5.5. Thùng chụp không đáy: ...................................................................................... 85 
3.6. Đà giáo và trụ tạm: .................................................................................................... 88 
3.6.1. Vai trò của đà giáo trụ tạm trong thi công cầu: .................................................... 88 
3.6.2. Phân loại đà giáo: ............................................................................................... 89 
3.6.3 Cấu tạo trụ tạm: ................................................................................................... 90 
3.6.4. Cấu tạo đà giáo cố định: ..................................................................................... 90 
3.6.5. Một số dạng kết cấu vạn năng thông dụng: ......................................................... 91 
3.7. Hệ nổi ....................................................................................................................... 94 
3.7.1. Vai trò hệ nổi trong thi công cầu: ........................................................................ 94 
3.7.2. Cấu tạo hệ nổi: .................................................................................................... 94 
3.7.3. Tính toán hệ nổi: ................................................................................................. 95 
CHƯƠNG 4: ...................................................................................................................... 102 
CÔNG TÁC ĐO ĐẠC TRONG THI CÔNG CẦU ............................................................. 102 
4.1. Vai trò, yêu cầu và nội dung của công tác đo đạc: .................................................... 102 
4.1.1.Vai trò của công tác đo đạc: ............................................................................... 102 
4.1.2. yêu cầu của công tác đo đạc: ............................................................................. 102 
4.1.3. Nội dung của công tác đo đạc: .......................................................................... 102 
4.2. Những tài liệu cần thiết phục vụ công tác đo đạc: .................................................... 102 
4.2.1. Những tài liệu chỉ dẫn cần thiết: ....................................................................... 102 
4.2.2. Quy định đối với các cọc mốc: .......................................................................... 103 
4.2.3. Quy định về tỉ lệ bình đồ và số lượng cọc mốc: ................................................. 103 
4.3. Định vị tim mố trụ cầu: ........................................................................................... 103 
4.3.1. Phương pháp đo trực tiếp: ................................................................................. 103 
4.3.2. Phương pháp đo gián tiếp: ............................................................................... 105 
4.3.3. Xác định tim mố trụ cầu cong: .......................................................................... 106 
4.3.4. Phương pháp đo cao độ: ................................................................................... 107 
4.4. Đo đạc trong quá trình thi công: .............................................................................. 108 
4.4.1. Đo đạc trong thi công móng nông: .................................................................... 108 
4.4.2. Đo đạc trong thi công móng cọc: tuỳ thuộc công nghệ hạ cọc ........................... 108 
4.4.3. Đo đạc trong thi công móng cọc ống đường kính lớn và giếng chìm: ................ 110 
4.4.4. Đo đạc các kích thước kết cấu :......................................................................... 111 
4.5. Độ chính xác trong đo đạc: ...................................................................................... 111 
4.5.1. Độ chính xác đo dài: ......................................................................................... 111 
4.5.2. Độ chính xác đo góc : ....................................................................................... 112 
4.5.3. Độ chính xác đo cao độ : .................................................................................. 113 
CHƯƠNG 5: ...................................................................................................................... 114 
THI CÔNG MÓNG MỐ TRỤ CẦU .................................................................................. 114 
5.1. Thi công móng khối trên nền thiên nhiên: ................................................................ 114 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 5 
5.1.1. Đặc điểm của móng khối : ................................................................................ 114 
5.1.2. Biện pháp tổ chức đào đất trong hố móng: ........................................................ 114 
5.1.3. Xử lý đáy móng: ............................................................................................... 116 
5.1.4. Bơm nước trong hố móng: ....... ... ện là hình chữ nhật, hai đầu vuốt tròn hoặc tạo vát để giảm áp lực 
thủy động và va xô do vậy có thể áp dụng biện pháp định hình hóa kết cấu ván khuôn dùng cho 
thân trụ. Ván khuôn cho thân trụ đặc đầu tròn được ghép từ ba loại ván: ván phẳng tiêu chuẩn, 
ván phẳng phi tiêu chuẩn và các tấm ván mặt cong. 
Hình 6.6- Đổ bê tông xà mũ mố thân tường 
a. Mố nhiều tường; b. Mố hai tường 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 157 
Ván khuôn của thân cột cấu tạo đơn giản hơn thân đặc vì không phải ghép mặt phẳng với 
mặt cong. Các tấm ván đơn để ghép khuôn đều là những tấm phi tiêu chuẩn. Đối với cột tròn, 
chu vi khuôn chia thành bốn hoặc sáu cung tròn, mỗi cung chế tạo một tấm ván cong sau đó 
ghép lại bằng vành đai thép. Đối với cột hình lăng trụ (trừ cột hình chữ nhật) ván khuôn cột đa 
giác đều cạnh ghép từ các tấm ván đơn chế sẵn, mỗi tấm ván gồm hai cạnh ghép lại với nhau 
thành hình lòng máng. 
6.2.3. Cấu tạo đà giáo: 
Đối với các kết cấu ở trên cạn (mố hoặc trụ) nếu chiều cao không vượt quá 4m thì có thể 
dùng các thanh chống xiên chống theo các hướng của đà giáo. Đầu thanh chống tựa vào nẹp 
ngang hoặc nẹp đứng của khuôn. Chân của thanh chống đạp xuống mặt nền được kê chắc đảm 
bảo không bị lún. 
Đối với các trụ cao hoặc ở những vị trí bị ngập nước đà giáo phải là một kết cấu không 
gian độc lập, đủ ổn định để ván khuôn trụ tựa vào đà giáo. Khung chịu lực của đà giáo là thép 
hình đóng chắc vào đất nền làm cột hoặc chống tựa vào bệ móng, phía trên có các tầng giằng 
ngang, cao độ mỗi tầng giằng tương ứng với vị trí sàn công tác của mỗi đợt đổ bê tông. 
Dạng cấu tạo phổ biến và kinh tế là sử dụng các kết cấu vạn năng loại YUKM hoặc Bailey, 
các kết cấu này có kích thước định hình được lắp dựng trên sàn đạo đóng trước làm móng hoặc 
tựa trên hệ cọc ván của vòng vây. 
Khi đổ bê tông thân trụ có chiều cao tương đối lớn, tiết diện thân trụ không thay đổi, việc 
xây dựng đà giáo gặp khó khăn có thể khắc phục bằng biện pháp sử dụng bộ ván khuôn thép 
luân chuyển để đổ bê tông cho từng đốt trụ, đổ bê tông xong đốt dưới ván khuôn được dỡ ra và 
kéo lên lắp cho đốt trên gọi là bộ ván khuôn di chuyển luân lưu. 
6.2.4. Đà giáo và ván khuôn xà mũ trụ: 
Thi công xà mũ sau khi đã đổ bê tông thân trụ, trong thân trụ để cốt thép chờ liên kết với 
xà mũ. 
- Trường hợp trụ thấp: Sử dụng hệ đà giáo của thân trụ để làm trụ tạm, dùng một số dầm 
gác lên đỉnh các trụ tạm theo hướng chiều dài xà mũ. Dưới các điểm kê giữa dầm dọc và đỉnh 
trụ tạm đặt các nêm gỗ để hạ đà giáo, rải các xà ngang lên trên dầm dọc và lát ván đáy lên trên 
xà ngang. 
- Trường hợp trụ cao: Sử dụng kết cấu đà giáo mở rộng trụ. Khi đổ bê tông thân trụ tạo 
sẵn một số lỗ để lắp thanh cường độ cao liên kết các thanh của kết cấu đà giáo mở rộng trụ. 
Đối với phần công xon của xà mũ thường tạo vát nhằm giảm dần chiều cao về phía đầu 
hẫng. Để tạo mặt dốc theo chiều vát này cho ván đáy người ta dùng các thanh dầm đặt nghiêng 
theo độ vát của mặt đáy sau đó trên mặt dầm mới đặt hệ xà ngang và ghép ván khuôn. 
Hình 6.7- Ván khuôn di chuyển luân lưu 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 158 
Lắp dựng xong ván đáy thì tiến hành lắp dựng cốt thép, ván khuôn thành tạo khuôn để đổ 
bê tông xà mũ trụ. 
6.2.5. Tổ chức đổ bê tông trụ cầu: 
Có thể tổ chức đổ bê tông liên tục trong một đợt cho hết chiều cao thân trụ hoặc chia 
thành nhiều đốt và đổ thành nhiều đợt, tuỳ theo chiều cao thân trụ và cấu tạo của ván khuôn. 
Tiến hành thi công xà mũ trụ sau khi đã bóc dỡ ván khuôn thân trụ. 
Dựng khung cốt thép trước tiếp theo lắp đà giáo và sau cùng là ghép ván khuôn. Bề mặt 
ván khuôn quét lớp chống dính bám. Xung quanh khung cốt thép buộc nhiều các con đệm bằng 
vữa xi măng mác cao để khống chế chiều dày bảo vệ cốt thép. Xung quanh ván khuôn bố trí 
các cửa sổ vệ sinh và của sổ kiểm tra vữa một cách hợp lý. 
Ngoài biện pháp dùng xe bơm bê tông có sẵn ống vòi voi của máy đưa sâu vào trong ván 
khuôn để rải vữa, các biện pháp cấp vữa khác đều phải có ống vòi voi để rải vữa đảm bảo chiều 
cao vữa rơi từ miệng ống đến mặt bê tông không vượt quá 1,5m. 
Đối với những trụ ở trên cạn có thể tổ chức đổ bê tông bằng thùng chứa cần cẩu hoặc xe 
bơm bê tông chuyên dụng. 
Đối với những trụ nằm trong khu vực ngập nước nên tổ chức cấp vữa bằng máy bơm, có 
thể dẫn ống bơm lên tận sàn công tác trên miệng ván khuôn, trút rải vữa thông qua phễu chứa 
và ống vòi voi, hoặc bơm ra rồi dùng xe bơm chuyển tiếp lên trên cao. 
6.3. Thi công mố, trụ cầu lắp ghép và bán lắp ghép 
Mố, trụ lắp ghép và bán lắp ghép trong đó bệ móng và xà mũ đúc tại chỗ, không phải là 
dạng được sử dụng phổ biến nhưng nếu xây dựng trong những trường hợp sau đây thì sẽ rất 
phù hợp: 
- Cần đẩy nhanh tiến độ thi công, sau khi lắp ghép yêu cầu mố, trụ phải chịu lực ngay để 
lao lắp kết cấu nhịp. 
- Kết cấu có dạng thanh mảnh, khó lắp dựng ván khuôn. 
- Mặt bằng thi công hạn chế. 
- Cầu cạn có số lượng lớn các trụ đồng dạng, có thể tổ chức chế tạo hàng loạt. 
- Có dự ứng lực trong kết cấu trụ. 
Những đặc điểm của mố, trụ lắp ghép và bán lắp ghép liên quan đến việc lựa chọn biện 
pháp thi công gồm: 
- Cấu kiện có trọng lượng lớn, yêu cầu thiết bị cẩu trục có sức nâng tương ứng. 
- Cấu kiện đúc sẵn dễ bị nứt gẫy trong khi vận chuyển, cẩu lắp vì vậy cần tuyệt đối tuân 
theo những vị trí móc cẩu và kê chèn đã qui định. 
- Phải thực hiện mối nối ướt với yêu cầu đảm bảo lắp ráp chính xác, liên kết liền khối 
giữa bê tông mới và bê tông cũ khắc phục được những ảnh hưởng của co ngót và nhiệt độ. 
- Do số lượng cấu kiện đúc sẵn lớn cần hạn chế số lượng chủng loại và đảm bảo khả năng 
có thể lắp lẫn (tức là khả năng có thể lắp được ở bất cứ vị trí tương tự nào) của kết cấu. 
- Cấu kiện đúc sẵn phải có bộ phận hỗ trợ định vị và gá lắp tạm thời, đảm bảo giữ cố định 
các bộ phận với nhau trước khi mối nối tham gia làm việc. Kết cấu hỗ trợ gá lắp phải đáp ứng 
yêu cầu tháo tải dễ dàng. 
6.3.1. Phân chia kết cấu mố, trụ thành những cấu kiện đúc sẵn: 
Việc phân chia cấu kiện cần dựa trên những đặc điểm và yêu cầu thi công đối với mố, trụ 
lắp ghép đã nêu trên. 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 159 
Đối với mố, trụ nặng làm việc chủ yếu theo lực nén dọc, các khối liên kết với nhau bằng 
vữa mác cao, tránh trùng mạch vữa đứng. 
Ngoài một số khối đặc biệt như đầu trụ, đuôi mố còn lại nên cấu tạo khác khối có kích 
thước và hình dạng giống nhau là khối hình hộp, trọng lượng mỗi khối đảm bảo phù hợp với 
sức nâng của cần cẩu ở tầm với xa nhất có thể tiếp cận được đến vị trí thi công. 
Giữa các khối xây cần đặt chi tiết chống cắt. Các móc cẩu bố trí nằm sâu vào trong hốc 
để không phải có động tác cắt tẩy chúng đồng thời không làm ảnh hưởng đến kích thước của 
mạch vữa. Khi thân trụ có kích thước lớn, khối xây có thể cấu tạo dạng hộp rỗng sau mỗi lần 
ghép các khối của một tầng thì đổ vữa bê tông lấp lòng. 
6.3.2. Biện pháp gá lắp các khối mố trụ: 
a) Biện pháp móc cẩu: 
Đối với tấm tường dùng dây hai nhánh móc vào móc cẩu chôn sẵn trên đỉnh tường để treo 
khi cẩu lắp. 
Đối với khối xây phải bố trí ba hoặc bốn móc cẩu đặt trong hố nằm sâu vào trong mặt bê 
tông để đảm bảo giữ thăng bằng khi cẩu lắp và đặt xuống. 
Đối với các dạng cột cẩu theo phương thẳng đứng, việc bố trí móc cẩu trên đỉnh cột phức 
tạp hơn so với kết cấu dạng tường và dạng khối. Có ba cách móc cẩu trên đầu cột: 
 Cách thứ nhất là dùng dây cáp số 8 buộc theo kiểu thòng lọng và quàng vào đầu 
cột, xung quanh đầu cột dùng ván gỗ chèn đệm để không cho dây cáp tì trực tiếp 
vào bê tông. 
 Cách thứ hai dùng kẹp càng cua, thiết bị này có thể dùng cho cột có trọng lượng 
dưới 50kN. 
 Cách thứ ba là để lỗ xuyên qua thân cột và dùng thanh Maccaloy để lắp tai cẩu 
rời sau đó dùng đòn gánh để cẩu cột. 
Đối với xà mũ phải cẩu nằm ngang, treo vào đòn gánh bằng bốn nhánh dây treo thẳng 
đứng hoặc với góc xiên nhỏ rồi treo đòn gánh lên móc cẩu bằng dây treo hai nhánh. 
b) Biện pháp dựng cột và tấm tường: 
Cột và tường được vận chuyển đến vị trí lắp ráp ở tư thế nằm ngang, để cẩu đặt vào rãnh 
chờ hoặc hố chờ, trước tiên phải dựng và cẩu nâng lên theo phương thẳng đứng. Có hai phương 
pháp cẩu dựng là phương pháp quay quanh một điểm tựa cố định và phương pháp quay trượt: 
- Phương pháp dựng một điểm tựa là để cấu kiện tì lên trên thanh kê tà vẹt (hoặc đệm bao 
tải dày) không được để cấu kiện tựa trên nền đất hoặc sàn cứng, cẩu nâng một đầu lên. 
- Phương pháp quay trượt là chân cột cho đặt lên một tấm trượt, bên dưới tấm trượt có 
con lăn, khi nâng đầu cột, chân cột cùng với tấm trượt con lăn tự động tiến theo hướng thẳng 
với điểm móc cẩu. 
Khi cẩu dựng buộc dây thừng vào vị trí móc cẩu để hỗ trợ cho việc điều chỉnh. 
c) Kỹ thuật gá lắp và thực hiện mối nối ướt: 
- Lắp đặt các khối xây: 
Mạch vữa giữa các khối xây của trụ đặc lắp ghép có chiều dày không được nhỏ hơn 2cm. 
Dựng đoạn thanh chống cắt ở hai phía đầu trụ. Bề mặt của khối xây phải được vệ sinh sạch và 
tưới ẩm, dùng ba miếng thép chiều dày 2cm, kích thước mỗi cạnh 4 cm đặt ở ba điểm cách xa 
nhau trên mặt bê tông lớp dưới sau đó rải đều một lớp vữa ngập kín các tấm thép đệm. Cẩu đặt 
chính xác từng khối kê trên các miếng thép đệm. Chỉ được đặt khối xây xuống một lần, sau khi 
đã đặt xuống thì không cẩu nhấc lên nữa, nếu phải đặt lại thì gạt bỏ lớp vữa đã rải và thay bằng 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 160 
lớp vữa mới. Miết phẳng vữa ở các mạch ngang. Dùng thừng chèn phía ngoài các mạch đứng 
và rót vữa vào bên trong các khe hở. 
Nối dài thanh chống cắt bằng liên kết hàn, các đoạn nối đảm bảo đầu thanh lúc nào cũng 
phải nhô cao hơn mặt bê tông 50cm. Lần lượt xếp chồng các khối xây lên nhau, cứ ba tầng lại 
phải kiểm tra cao độ ở các góc một lần, nếu bị lệch dùng nêm đóng vào mạch ngang để chỉnh 
cao độ lên. Gỡ bỏ dây thừng chèn ngoài các mạch đứng và dùng vữa mác cao miết lại mạch. 
Đối với các khối hình hộp rỗng tiến hành lắp các khối kết hợp với đổ vữa bê tông lấp lòng 
bên trong. Các khối kê lên nhau bằng miếng thép đệm dày 2cm và để giữ không cho vữa bê 
tông lấp lòng chảy ra ngoài phải dùng dây thừng chèn chặt và kín phía ngoài các mạch ngang 
và mạch đứng. Rót vữa xi măng cát vào khe hở bên trong các mạch đứng. 
- Lắp dựng các cột đứng: 
Cột đứng được dựng trong hố chờ của bệ móng, để cố định đỉnh cột người ta sử dụng đà 
giáo dẫn hướng dựng quanh trụ hoặc dùng dây neo có tăng đơ neo giằng ở bốn phía của cột. 
Hố chờ có dạng hình chậu bốn cạnh được vệ sinh bề mặt trước khi dựng cột. Tại tim hố 
chờ đặt miếng đệm thép dày 2cm, kích thước 55cm (đối với cột có trọng lượng đến 50kN) để 
làm điểm tựa quay chỉnh cột. Cẩu dựng cột theo phương thẳng đứng và đặt vào đúng tim hố 
chờ, chỉnh cho mặt cột song song với các trục ngang và trục dọc của tim cầu, lắp dây neo, thả 
bốn nêm thép vào bốn mặt của hố chờ và chỉnh cho cột thẳng đứng chỉnh đến đâu cố định bằng 
dây neo tăng đơ đến đấy, chỉnh theo từng phương một, khi chỉnh để các nêm tự tụt xuống chèn 
vào chân cột. Khi nào cột đạt vị trí thẳng đứng thì đóng chặt chân nêm và tháo bỏ móc treo vào 
cần cẩu. 
Đổ bê tông hố chờ gồm hai bước: 
 Bước một đổ vữa Sikagrout chèn ngập chân cột, 
 Bước hai đổ vữa bê tông đầy hố chờ và dùng đầm dùi đầm cho nổi hồ xi măng, 
hoàn thiện bề mặt tạo dốc chảy ra xung quanh. Sau một ngày thì tháo bỏ nêm và 
đổ lấp chân nêm. Khi cường độ bê tông đạt 70% so với thiết kế thì tháo bỏ giằng 
chống và lắp dựng cột bên cạnh, dùng cột đã dựng để làm neo. 
Đối với cột nghiêng của mố chân dê, tiến hành dựng hàng cột đứng trước sau đó dựa vào 
hàng cột đứng đã dựng để cố định tạm thời cho hàng cột nghiêng. Nếu cả hai hàng cột nghiêng 
vào nhau phải dựng đà giáo để đỡ tạm các hàng cột. 
- Lắp các khối xà mũ: 
Các khối của xà mũ được đặt gá trên đà giáo trước khi đổ bê tông chèn mối nối. Đối với 
các cột tròn, đà giáo dựng trên các trụ tạm bằng kết cấu MYK hoặc YUKM. Đối với cột dạng 
chữ nhật hoặc lục lăng đà giáo dựng trên kết cấu xà kẹp, kẹp vào các đầu cột đã dựng. Ngay 
phía dưới đáy xà mũ ở xung quanh thân cột phải dùng ván ghép sát vào mặt cột hoặc có thể 
dùng dây thừng chèn chặt và kín để vữa bê tông mối nối không bị chảy ra ngoài. Sau khi bê 
tông mối nối ninh kết thì bóc dỡ vật liều chèn và miết phẳng bằng vữa xi măng. Nếu xà mũ cắt 
thành các đốt thì mối nối giữa các đốt phải được kéo dự ứng lực. 
6.4. Thi công đá kê gối: 
Đá kê gối có cấp bê tông cao hơn bê tông của xà mũ và được tăng cường các lưới thép 
chịu lực cục bộ với mật độ dày. Vị trí của các đá kê phải đảm bảo chính xác. Do vậy đá kê được 
thi công sau khi đã hoàn thành thi công tất cả mố và trụ. 
Trước khi đổ bê tông cần phải đục tẩy sửa cho đáy hố tương đối bằng phẳng, dùng bàn 
chải sắt đánh sạch váng ximăng bám trên bề mặt bê tông và rửa bằng vòi nước có áp sau đó vét 
sạch nước đọng. 
Bộ môn Cầu Đường – Đại học Vinh 
Bài giảng xây dựng cầu 1 - Đặng Huy Khánh 161 
Áp dụng biện pháp đo đạc định vị thích hợp để xác định vị trí tim ngang chung của các 
gối và tim dọc của từng gối, những vị trí này được đánh dấu bằng vệt sơn kẻ trên mặt xà mũ. 
Bê tông đá kê có độ sụt cao, đổ từng lớp và đặt lưới thép lên trên mỗi lớp, lưới thép buộc 
gá vào cốt thép chờ để khống chế khoảng cách giữa các lớp lưới. Đầm bằng đầm dùi kết hợp 
với vỗ xung quanh thành ván khuôn. Bulông chôn được liên kết sẵn vào tấm thép đệm của thớt 
dưới và khi đã đặt hết các lưới thép cục bộ thì đặt tấm thép đệm này, chỉnh cho tim của nó trùng 
với đường tim gối, chỉnh cao độ ở bốn góc bằng nhau và bằng cao độ thiết kế thì hàn chấm cố 
định vào cốt thép chờ. Bê tông đổ đầy cao ngang mặt tấm thép và ép nhồi cho vữa chèn vào 
chèn kín đáy bản. 
Hoàn thiện mặt đá kê bằng cách vuốt vữa tạo dốc nghiêng ra xung quanh để nước và váng 
xi măng không đọng trên bề mặt bê tông. 
* Tài liệu tham khảo: 
[1]. Xây dựng cầu, Nguyễn Văn Nhậm và các tác giả, Nhà xuất bản GTVT Hà Nội 1998. 
[2]. Kỹ thuật lắp ráp cầu - Bộ GTVT - Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp 
Hà Nội 1987. 
[3]. Quy trình Thi công và nghiệm thu cầu cống, Bộ GTVT số 266/QĐ-2000 . 
[4]. Giáo trình thu công cầu, Tập 1, Chu Viết Bình, Nhà xuất bản GTVT Hà Nội 2008. 
* Câu hỏi ôn tập: 
Câu 1: Nêu ý nghĩa và các hình thức phân chia khối đổ bê tông của mố nặng chữ U. 
Câu 2: Biện pháp lắp dựng khung cốt thép của mố chữ U bê tông cốt thép. Qui cách cốt 
thép chờ và biện pháp lắp dựng. 
Câu 3: Đặc điểm thi công các loại mố vùi thân đặc, mố vùi thân tường. 
Câu 4: Cấu tạo và cách lắp dựng ván khuôn của mố chữ U bê tông cốt thép. 
Câu 5: Biện pháp tổ chức đổ bê tông thân mố nặng chữ U. 
Câu 6: Cấu tạo và cách lắp dựng ván khuôn cố định trụ đặc thân hẹp. 
Câu 7: Vai trò của đà giáo trong thi công trụ và cấu tạo của các dạng đà giáo. 
Câu 8: Thế nào là ván khuôn di chuyển luân lưu, hoạt động như thế nào. 
Câu 9: Tổ chức đổ bê tông trụ cầu nằm trong khu vực ngập nước. 
Câu 10: Biện pháp thi công lắp ghép các dạng trụ cầu thân đặc, thân cột 
----------------------------- & END & ------------------------------ 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xay_dung_cau_1_dang_huy_khanh.pdf