Bài giảng Xe chuyên dụng

1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung.

1.1.1. Định nghĩa.

Xe chuyên dụng là một khái niệm chung bao gồm ôtô chuyên dụng và máy

chuyên dụng, chúng được sử dụng để thực hiện các công việc riêng, chúng có đặc

điểm là có bộ phận công tác chuyên dụng để thực hiện một loại công việc đặc thù

nào đó trong xây dựng cơ bản, khai thác mỏ, vận chuyển hay bốc xếp hàng hóa

trong giao thông vận tải hoặc thực hiện các công việc đặc biệt trong nông lâm

nghiệp và thủy lợi như đào mương, xúc đất đá, san ủi mặt bằng v.v

Tóm lại, xe chuyên dụng là một loại xe trong đó gồm đầu xe kéo liên hợp

hoặc xe cơ sở với một bộ phận công tác chuyên dụng để thực hiện một công việc

đặc thù trong công nghiệp, trong giao thông vận tải, trong nông lâm nghiệp, đạt

được hiệu quả kinh tế cao.

* Xe chuyên dụng bao gồm 2 thành phần:

- Xe cơ sở, được hiểu là đầu kéo hay xe chuyên dụng hoặc ôtô, trên đó có lắp

hay kéo theo các máy công tác chuyên dụng để hoàn thành các công việc riêng, nó

có thể di chuyển bằng bánh hơi hoặc bánh xích (ôtô tải, xe kéo, xe xích).

- Bộ phận công tác chuyên dụng: là bộ phận đặc biệt được ghép với xe cơ sở để

thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt và cùng với xe cơ sở được gọi là xe chuyên dụng. Bộ

phận chuyên dụng có thể là téc nước, téc xăng, thùng chở hàng, cơ cấu quét gom rác,

moóc kéo, cần cẩu hàng,.

1.1.2. Yêu cầu chung.

Để đáp ứng quá trình công nghệ trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải,

thủy lợi, nông lâm nghiệp v.v xe chuyên dụng cần bảo đảm các yêu cầu chung sau

đây:

- Yêu cầu về năng lượng: Chọn nguồn động lực với công suất động cơ hợp lý, cơ

động (thông thường người ta sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng diesel) và tiết kiệm;

- Kích thước nhỏ gọn, nhẹ, dễ vận chuyển và dễ sử dụng trong địa bàn chật hẹp;

- Các yêu cầu kết cấu - công nghệ: Có độ bền và tuổi thọ cao, công nghệ tiên tiến;

- Các yêu cầu khai thác - công nghệ: Đảm bảo năng suất và chất lượng thi công

trong điều kiện nhất định, có khả năng phối hợp làm việc cùng các máy khác, bảo

dưỡng sửa chữa dễ dàng, nhanh chóng, có khả năng dự trữ nhiên liệu làm việc một vài

ca liên tục;

- Sử dụng thuận tiện, an toàn và có khả năng tự động điều khiển;

pdf 176 trang yennguyen 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xe chuyên dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xe chuyên dụng

Bài giảng Xe chuyên dụng
 TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 
 BÀI GIẢNG DÙNG CHUNG 
HỌC PHẦN: XE CHUYÊN DỤNG 
SỐ TÍN CHỈ: 02 
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 
CHUYÊN NGÀNH: CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ 
Hưng Yên, năm 2015 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 1 
MỤC LỤC 
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XE CHUYÊN DỤNG .............................................................. 2 
1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung. ............................................................................................. 2 
1.1.1. Định nghĩa. ................................................................................................................ 2 
1.1.2. Yêu cầu chung. .......................................................................................................... 2 
1.2. Các tiêu chuẩn pháp lý Việt Nam liên quan đến xe chuyên dụng. ...................................... 3 
1.3. Cấu tạo chung và phân loại. ................................................................................................ 3 
1.3.1. Cấu tạo chung. ........................................................................................................... 3 
1.3.2. Phân loại xe chuyên dụng. ......................................................................................... 8 
Chương 2 CÁC HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU ĐẶC TRƯNG TRÊN XE CHUYÊN DỤNG 10 
2.1. Truyền động cơ khí. ........................................................................................................... 10 
2.1.1. Công dụng, phân loại và ưu nhược điểm của truyền động cơ khí. ................................. 10 
2.1.2. Thông số cơ bản của truyền động cơ khí. ................................................................ 13 
2.1.3. Phạm vi sử dụng của truyền động cơ khí. ............................................................... 13 
2.2. Truyền động thuỷ lực. ................................................................................................ 13 
2.2.1. Đặc điểm. ................................................................................................................. 13 
2.2.2. Truyền động thủy lực thủy tĩnh: ..................................................................................... 15 
2.2.3. Truyền động thuỷ động. ................................................................................................. 21 
2.3. Truyền động khí nén. ......................................................................................................... 33 
2.3.1. Ưu nhược điểm của hệ thống truyền động khí nén. ................................................ 33 
2.3.2. Phạm vi sử dụng của hệ thống. ................................................................................ 33 
2.3.3. Cấu tạo chung của hệ thống bao gồm. ..................................................................... 34 
2.4. Truyền động điện, điện từ. ................................................................................................ 41 
2.4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phạm vi ứng dụng. ........................................... 41 
2.4.2. Cấu tạo chung hệ thống truyền động điện. .............................................................. 42 
2.5. Các loại cơ cấu công tác điển hình của xe chuyên dụng. .................................................. 48 
2.5.1. Cơ cấu nâng. ............................................................................................................ 48 
2.5.2. Cơ cấu quay. ............................................................................................................ 49 
2.5.3. Cơ cấu di chuyển. .................................................................................................... 57 
Chương 3 XE XÍCH ................................................................................................................ 63 
3.1. Các loại xe xích và phạm vi sử dụng: ................................................................................ 63 
3.2. Cấu tạo cơ bản và hoạt động của xe xích: ......................................................................... 63 
3.2.1. Cấu tạo chung: ......................................................................................................... 63 
3.2.2. Hệ thống truyền lực: ................................................................................................ 65 
3.2.3. Lái và phanh xe xích................................................................................................ 67 
3.2.4. Các cơ cấu công tác của xe bánh xích: .................................................................... 74 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 2 
Chương 1 
TỔNG QUAN VỀ XE CHUYÊN DỤNG 
1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung. 
1.1.1. Định nghĩa. 
Xe chuyên dụng là một khái niệm chung bao gồm ôtô chuyên dụng và máy 
chuyên dụng, chúng được sử dụng để thực hiện các công việc riêng, chúng có đặc 
điểm là có bộ phận công tác chuyên dụng để thực hiện một loại công việc đặc thù 
nào đó trong xây dựng cơ bản, khai thác mỏ, vận chuyển hay bốc xếp hàng hóa 
trong giao thông vận tải hoặc thực hiện các công việc đặc biệt trong nông lâm 
nghiệp và thủy lợi như đào mương, xúc đất đá, san ủi mặt bằng v.v 
Tóm lại, xe chuyên dụng là một loại xe trong đó gồm đầu xe kéo liên hợp 
hoặc xe cơ sở với một bộ phận công tác chuyên dụng để thực hiện một công việc 
đặc thù trong công nghiệp, trong giao thông vận tải, trong nông lâm nghiệp, đạt 
được hiệu quả kinh tế cao. 
* Xe chuyên dụng bao gồm 2 thành phần: 
- Xe cơ sở, được hiểu là đầu kéo hay xe chuyên dụng hoặc ôtô, trên đó có lắp 
hay kéo theo các máy công tác chuyên dụng để hoàn thành các công việc riêng, nó 
có thể di chuyển bằng bánh hơi hoặc bánh xích (ôtô tải, xe kéo, xe xích). 
- Bộ phận công tác chuyên dụng: là bộ phận đặc biệt được ghép với xe cơ sở để 
thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt và cùng với xe cơ sở được gọi là xe chuyên dụng. Bộ 
phận chuyên dụng có thể là téc nước, téc xăng, thùng chở hàng, cơ cấu quét gom rác, 
moóc kéo, cần cẩu hàng,... 
1.1.2. Yêu cầu chung. 
 Để đáp ứng quá trình công nghệ trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, 
thủy lợi, nông lâm nghiệp v.v xe chuyên dụng cần bảo đảm các yêu cầu chung sau 
đây: 
- Yêu cầu về năng lượng: Chọn nguồn động lực với công suất động cơ hợp lý, cơ 
động (thông thường người ta sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng diesel) và tiết kiệm; 
- Kích thước nhỏ gọn, nhẹ, dễ vận chuyển và dễ sử dụng trong địa bàn chật hẹp; 
- Các yêu cầu kết cấu - công nghệ: Có độ bền và tuổi thọ cao, công nghệ tiên tiến; 
- Các yêu cầu khai thác - công nghệ: Đảm bảo năng suất và chất lượng thi công 
trong điều kiện nhất định, có khả năng phối hợp làm việc cùng các máy khác, bảo 
dưỡng sửa chữa dễ dàng, nhanh chóng, có khả năng dự trữ nhiên liệu làm việc một vài 
ca liên tục; 
- Sử dụng thuận tiện, an toàn và có khả năng tự động điều khiển; 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 3 
- Không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; 
- Yêu cầu kinh tế: Giá thành đơn vị sản phẩm thấp. 
1.2. Các tiêu chuẩn pháp lý Việt Nam liên quan đến xe chuyên dụng. 
- Nghị định 36 CP ngày 29-5-1995 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. 
- Quyết định 1260 QĐ/KHKT-PCVT ngày 4-6-1996 về tái tạo phương tiện cơ giới 
đường bộ. 
- Thông tư 112/1998/TT-BGTVT ngày 29-4-1998 hướng dẫn cấp phép xe quá tải, quá 
khổ, bánh xích. 
Nội dung của thông tư: 
 + Quy định chung: Xe quá tải, quá khổ, xe xích lưu hành trên đường giao thông 
công cộng phải có giấy phép lưu hành đặc biệt, 
 + Khái niệm xe quá tải: 
Vượt quá tải trọng thiết kế của nhà sản xuất, 
Vượt quá tải trọng phân bố lên các cầu, 
Vượt mức chịu tải của cầu và đường, 
 + Khái niệm xe quá khổ: 
Vượt quá kích thước của nhà sản xuất, 
Kích thước bao quá qui định cho phép của cầu và đường, 
 + Điều kiện cấp giấy phép lưu hành đặc biệt: 
Hàng hoá không tách rời được, container, giới hạn cho phép của cầu và đường. 
Các bạn có thể tham khảo trong trang web sau:  
1.3. Cấu tạo chung và phân loại. 
1.3.1. Cấu tạo chung. 
Xe chuyên dụng là tổ hợp của một loạt các hệ thống, gồm những bộ phận chính 
sau: 
 (1) Động cơ: Có nhiều loại: động cơ đốt trong, động cơ điện. Động cơ thường 
dùng là loại động cơ đốt trong (động cơ xăng hoặc động cơ diesel) làm nguồn động 
lực của xe chuyên dụng, có công dụng biến nhiệt năng do nhiên liệu cháy thành cơ 
năng. 
+ Nếu lắp động cơ ở phía trước và ngoài buồng lái thì thể tích chứa hàng hoặc 
bố trí số ghế hành khách sẽ bị giảm đi khi ôtô có cùng chiều dài chung. Bố trí động 
cơ phía trước, khi lái, người lái xe quan sát mặt đường không thuận lợi, tuy nhiên 
việc chăm sóc sửa chữa động cơ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. 
+ Nếu lắp động cơ phía trước xe và trong buồng lái, khi đó hệ số sử dụng 
chiều dài xe tăng lên, thể tích chứa hàng và hành khách lớn hơn, tuy nhiên việc chăm 
sóc, sửa chữa động cơ gặp khó khăn hơn, vì vậy ở các loại xe mà động cơ bố trí phía 
trước và trong buồng lái, nó thường được thiết kế ở dạng lật được, khi đó cấu tạo 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 4 
buồng lái phức tạp hơn. 
+ Phương án lắp động cơ phía sau xe có ưu điểm làm cho hệ thống truyền lực 
đơn giản hơn, người lái nhìn thoáng hơn, hệ số sử dụng chiều dài xe tăng lên, đồng 
thời hành khách được cách nhiệt với động cơ tốt hơn. Kiểu bố trí này thường gặp ở 
các xe du lịch, xe ôtô buýt, nhược điểm cơ bản của cách bố trí này là hệ thống điều 
khiển côn, số, ga phức tạp hơn do động cơ bố trí xa người lái. 
+ Khi lắp động cơ ở giữa xe, tức là bố trí giữa buồng lái và thùng xe thường 
áp dụng trên các xe vận tải, kiểu bố trí này có ưu điểm làm tải trọng phân bố đều 
giữa hai cầu chủ động khi không có tải trọng hữu ích (xe chạy không tải). 
(2) Hệ thống truyền lực: Hệ thống truyền lực của xe chuyên dụng có tác dụng 
truyền mômen quay từ động cơ cho bộ phận di chuyển gồm có: ly hợp, hộp số, truyền 
động các đăng, truyền động chính, cơ cấu vi sai và truyền lực cuối cùng, bánh xe hoặc 
bánh sao chủ động hay từ động cơ dùng để vận hành cơ cấu công tác. 
+ Đối với ôtô du lịch hoặc ôtô buýt, để cách nhiệt cho hành khách và giảm 
tiếng ồn, đồng thời cho người lái quan sát mặt đường tốt hơn, người ta thường bố trí 
cầu sau chủ động và động cơ được lắp ở phía sau và truyền chuyển động cho cầu sau 
chủ động (hình 1.1b). 
+ Đối với sơ đồ 4X2 mà cầu trước vừa là chủ động vừa là cầu dẫn hướng, 
chúng ta thường gặp động cơ lắp dọc ở cầu trước (hình 1.1c) hoặc động cơ lắp ngang 
ở phía trước và truyền động trực tiếp cho hai bánh chủ động ở cầu trước (hình 1.1d), 
kết cấu này thường gặp trên các xe du lịch (ôtô con), khi động cơ lắp ngang, người ta 
có thể sử dụng truyền lực chính là các cặp bánh răng trụ, kết cấu hệ thống truyền lực 
được đơn giản và gọn nhẹ hơn. 
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực ôtô hai cầu 
với các công thức bánh xe khác nhau. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 5 
Đ. Động cơ; L. Ly hợp; H. Hộp số; C. Cầu chủ động; CĐ. Trục cácđăng; 
P. Hộp số phụ hay hộp phân phối; K. Khớp ma sát. 
Đối với ôtô ba cầu với công thức bánh 6X6 (6 bánh đều là chủ động) truyền 
động ra các cầu chủ động phía sau có thể thực hiện bằng một trục truyền (hình 1.2a) 
hoặc hai trục truyền động (hình 1.2b) nhờ truyền động cácđăng. 
Ở ôtô bốn cầu chủ động (8X8) lại có các đặc điểm riêng biệt. Truyền động 
theo một trục (hình 1.2c) có ưu điểm là đơn giản về kết cấu, nhưng nhược điểm là 
sinh ra tải trọng phụ lên hệ thống truyền lực bởi hiện tượng tuần hoàn công suất, do 
đó làm giảm hiệu suất, tăng độ hao mòn các chi tiết máy, giảm tuổi thọ của xe nói 
chung. 
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống truyền lực ôtô nhiều cầu với các bánh đều là chủ động. 
Đ. Động cơ; L. Ly hợp; H. Hộp số; C. Cầu chủ động; 
CĐ. Trục cácđăng; P. Hộp số phụ hay hộp phân phối. 
Trên hình 1.3 là sơ đồ 
hệ thống truyền lực của 
ôtô vận tải hạng trung. Đặc 
điểm của hệ thống truyền 
lực này là người ta sử dụng 
ly hợp thủy lực hoặc bộ biến 
đổi mômen quay 1 làm việc 
đồng thời với ly hợp ma sát 
2. Hộp số được bố trí ngay 
phía dưới buồng lái để thuận 
tiện cho điều khiển. 
Hình 1.3. Hệ thống truyền lực ôtô tải hạng nặng. 
1. Ly hợp thủy lực hoặc bộ biến mô; 
2. Ly hợp ma sát; 
3. Truyền lực cuối cùng. 
Trong moayơ của bánh chủ động có lắp bộ truyền lực cuối cùng kiểu hành 
tinh 3, nhờ kết cấu này gầm máy không bị nâng lên quá cao.Trên ôtô nhiều cầu chủ 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 6 
động (hạng nặng) người ta thường sử dụng hộp phân phối dạng vi sai giữa các cầu 
để giảm tác hại của tuần hoàn công suất, sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của ôtô ba 
cầu chủ động được giới thiệu trên hình 1.3. Đặc điểm của sơ đồ này là có hộp số phụ 
1, hộp số phụ nhận mômen từ trục thứ cấp hộp số chính truyền đến, từ hộp số phụ 
mômen được truyền đến hộp phân phối chính 2, là một vi sai bánh răng trụ không đối 
xứng, từ đây mômen được phân thành hai mạch, một mạch đến cầu chủ động trước, 
còn một mạch đến hộp phân phối phụ 3 để phân phối mômen cho cầu giữa và cầu 
sau, hộp phân phối 3 là vi sai nón đối xứng, mômen được phân bố đều đến hai cầu 
giữa và cầu sau. 
 Hình 1.4. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực ôtô ba cầu chủ động. 
 1. Hộp số phụ; 2. Hộp phân phối chính; 3. Hộp phân phối phụ; 
 4. Truyền lực chính và vi sai giữa các bánh trên cầu trước, cầu giữa và cầu sau. 
Giữa các bánh xe chủ động trên cùng một cầu chủ động đều bố trí truyền lực 
chính (truyền lực trung tâm) bánh răng nón hay bánh răng trụ. Để bảo đảm các bánh 
xe quay với tốc độ khác nhau khi vào vòng hay khi lăn trên mặt đường không bằng 
phẳng, giữa chúng đều bố trí vi sai bánh răng nón. Trên đa số ôtô và xe chuyên dụng 
bánh nhiều cầu chủ động, khi có vi sai giữa các cầu và giữa các bánh chủ động đều 
được trang bị bộ phận khóa vi sai nhằm giúp ôtô, xe chuyên dụng bánh vượt khỏi 
vùng bị thiếu bám cục bộ của một bánh chủ động hay một cầu chủ động. 
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống truyền 
lực của xe bánh xích. 
1. Ly hợp; 3. Hộp số; 4. Bộ vi sai; 
14. Bộ phận chuyển hướng; 
15. Bánh sao chủ động; 
16. Dải xích. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 1 7 
Trên hình 1.5 trình bày sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của xe chuyên dụng 
xích kiểu một dòng công suất, khác với truyền lực của xe chuyên dụng bánh, ở xe 
chuyên dụng xích, sau truyền lực trung tâm 4 là đến hai bộ phận chuyển hướng 14 
của xe chuyên dụng xích, từ trục bị động của bộ phận chuyển hướng, mômen được 
truyền đến truyền lực cuối cùng 6 rồi đến bánh sao chủ động 15, bánh sao chủ động 
ăn khớp với mắt xích của dải xích và đẩy cho xe chuyên dụng dịch chuyển trên 
đường ray vô tận do dải xích tạo nên. 
Hiện nay trên một số xe chuyên dụng xích có công suất lớn dùng trong công 
nghiệp và các xe chuyên dụng, hệ thống truyền lực  ...  
 Để kéo dài bộ công tác chính, (ở các máy hiện đại), người ta dùng truyền động 
thuỷ lực và kết cấu dạng hộp lồng ghép các đoạn của bộ công tác, nhờ đó chiều dài 
Bmax của bộ công tác được tăng lên tới 2 - 3 lần. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống kéo 
dài bộ công tác được mô tả ở hình 5 - 10. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 163 
1. Khung trên; 
2. Khung treo bộ công tác; 
3. Xilanh nâng hạ bộ công tác; 
4. Tấm chặn bên; 
5. Hộp trong; 
6. Hộp giữa; 
7. Hộp cơ bản; 
8. Xilanh lồng; 
9. Gía trượt; 
10. Bộ di chuyển bánh xích. 
Hình 5.10. Bộ công tác máy rải 
khi mở rộng vệt rải. 
5.2.3 Máy nén cọc bấc thấm xử lý nền yếu: 
5.2.3.1 Giới thiệu chung: 
- Máy nén bấc thấm (MNBT) còn gọi là máy cắm cọc bấc thấm, cọc ở đây là một 
kết cấu được dìm sâu vào nền đất yếu theo phương đứng. Thực chất của công nghệ này 
là xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm thay cho việc gia cố nền yếu bằng cọc cát vốn được 
hạ bằng búa rung qua ống thép. 
- Nhiệm vụ của bấc thấm ở đây là hút nước từ đất trong nền yếu rồi đưa nước lên 
mặt đất theo nguyên tắc thẩm thấu qua bấc. Với số lượng bấc thấm khá lớn trên 1 đơn 
vị diện tích nền thì sau khi “thấm nước”, nền sẽ được tăng cường độ chịu lực do lượng 
nước trong nền đất đã được giảm đi đáng kể. 
- Bấc thấm dùng trong công nghệ này là loại đặc biệt, chúng có tiết diện giới hạn 
là B x b = 100 x 4 và kết cấu dạng màng xốp có tính chất hút nước rất nhanh. Bấc 
thấm được cuộn thành lô tròn có thể treo trên một trục ngang. 
- Để nén bấc thấm vào nền đất yếu, người ta dùng một thiết bị chuyên dùng gá 
đặt trên máy đào, thường là máy đào bánh xích có dung tích gầu V = 0,8 – 1,6 m3 và 
có tự trọng từ 22 – 40 tấn. 
Bấc thấm được kéo xuyên qua lõi của một “cọc ống thép” có dạng dẹt hoặc hình 
thoi và có định vị ở đầu cuối của ống cọc này. 
Khi ống cọc được nén sâu vào nền sẽ kéo theo bấc thấm, rút vỏ ống lên, bấc sẽ ở 
lại trong nền. Các bước thi công nén cọc bấc thấm được mô tả trên hình 5.11. 
Các thông số cơ bản của thiết bị nén cọc bấc thấm: 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 164 
Hình 5.11. Cấu tạo bấc thấm. 
1. Lõi nhựa có rãnh; 
2. Vải lọc. 
Hình 5.12. Sự thoát nước 
bằng bấc thấm. 
1. Nền đất; 
2. Bấc thấm; 
3. Gia tải; 
4. Đường thoát nước. 
5.2.3.2 Các bước thi công cọc bấc thấm: 
Hình 5.13. Các bước thi công cọc bấc thấm. 
1. Định tâm; 2,3. Nén cọc và bấc thấm đến độ sâu đã định; 
 4. Rút cọc; 5. Cắt bấc, quay máy đến vị trí mới. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 165 
 Các bước thi công ấn đặt bấc thấm: 
1. Có thể thi công ấn đặt bấc thấm ngay sau khi làm xong tầng đệm cát theo trình 
tự sau: 
 Địnhvị tất cả các điểm sẽ phải ấn đặt bấc thấm bằng các máy đo đạc thông 
thường theo hàng dọc và hàng ngang đúng với đồ án thiết kế, dùng vè tre cắm 
đánh dấu vị trí, công việc này cần làm cho từng ca máy. 
 Đưa máy ấn bấc thấm vào vị trí theo đúng hành trình đã được vạch ra ở sơ đồ di 
chuyển làm việc, xác định vạch xuất phát trên trục tâm (cọc ống thép) để tính 
chiuề dài bấc thấm được ấn vào đất; kiểm tra độ thẳng đứng của trục tâm theo 
dây dọi hoặc thiết bị con lắc treo trên giá. 
 Lắp bấc thấm vào trục và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc. 
 Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiuề dài bấc thấm được gấp lại tối thiểu là 
30 cm và được ghim bằng ghim thép nhờ máy dập cầm tay. 
 Ấn trục tâm lõi thép đã được lắp bấc thấm đến độ sâu cần thiết với tốc độ đều từ 
0,15 – 0,6 m/s sau đó lại kéo trục tâm lên (lúc này đầu neo sẽ giữ bấc thấm lại 
trong đất); khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm sao cho 
còn khoảng 20 cm đầu bấc nhô lên trên mặt tầng đệm cát và quá trình lại bắt 
đầu từ đầu đối với một vị trí đặt bấc thấm tiếp theo. 
2. Trong quá trình thi công, nếu hết một cuộn bấc thấm thì cho phép được nối 
bấc thấm với cuộn tiếp theo; khi nối, hai đầu bấc thấm phải chồng lên nhau tối 
thiểu là 30 cm và được ghim chặt bằng ghim thép. 
3. Trong trường hợp dưới tầng đệm cát, trên tầng đất yếu có một lớp đất tương 
đối cứng, máy không ấn trục tâm xuyên qua được thì cần phải được phát hiện 
và xử lý trước khi đắp tầng đệm cát bằng cách đào bới hoặc cày xới  
(đương nhiên việc này phải có trong dự kiến của đồ án thiết kế). 
4. Trường hợp đang thi công ấn bấc thấm chưa đạt đến độ sâu thiết kế nhưng 
gặp trở ngại không ấn tiếp được thì cần kịp thời dừng lại tại đó và ấn định vị 
trí đặt bấc sang chỗ lân cận trong vòng 30cm. 
5. Phải có sổ kiểm tra theo dõi thi công ấn đặt bấc thấm từng ca máy và ghi nhật 
ký, vẽ sơ đồ và ghi chép chi tiết mỗi lần ấn đặt bấc thấm về vị trí, chiều sâu, 
thời điểm thi công và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công. 
6. Sau khi án đặt bấc thấm xong, phải dọn sạch các mảnh vụn bấc thấm và mọi 
phế thải khác rơi vãi trên mặt tầng đệm cát, đồng thời phải san phẳng lại bề 
mặt tầng cát đệm, bù phụ các chỗ trũng bằng cát trước khi đắp nền đắp phía 
trên. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 166 
Hình 5.14. Thiết bị cắm cọc bấc thấm có cột dạng hộp kín đang thi công. 
5.2.3.3 Máy cắm bấc thấm dùng hệ thông puly cân bằng cáp: 
1/ Cấu tạo chung: 
Hình 5.15. Tổng thể máy cắm bấc thấm có cột dạng ống. 
1. Máy đào cơ sở; 2. Cần nâng; 3. Xilanh điều chỉnh cột; 4. Tai treo cột; 5. Chốt; 
6. Đoạn cột trên; 7. Đỉnh cột; 8. Con lăn dẫn bấc; 9. Cụm puly và giá nối cọc 
thép; 10. Hộp thép rỗng; 11. Các tai đỡ định vị cọc; 12. Gía đỡ cuộn bấc thấm; 13. 
Puly dẫn hướng cáp; 14. Đế cọc; 15. Bộ tời cáp kéo – nén cọc; 16. Cáp thép; 17. 
Xilanh nâng hạ giá cột; 18. Cầu thang; 19. Puly; 20. Đoạn cột dưới; 21. Lõi cọc thép; 
22. Puly cân bằng cáp kéo – nén cọc. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 167 
2/ Sơ đồ mắc cáp dùng puly cân bằng cáp: 
Hình 5.16. Sơ đồ mắc cáp trên máy ép cọc bấc thấm 
dùng cụm puly để cân bằng cáp. 
1. Bộ tời thuỷ lực; 2. Puly dẫn hướng; 3. Cọc thép rỗng; 4. Ụ puly; 
5. Puly cân bằng cáp; 6. Puly đỉnh cột; 7. Cáp. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 168 
Hình 5.17. Kết cấu cụm puly 
cân bằng cáp để ép và rút cọc. 
1. Gía; 
2. Chốt ngang; 
3. Trục puly; 
4. Puly; 
5. Ổ bi; 
6. Đai ốc; 
7. Hộp thép rỗng dạng [ ]. 
5.2.3.4 Máy ép cọc bấc thấm dùng đối trọng cân bằng cáp: 
1/ Sơ đồ mắc cáp dùng đối trọng cân bằng độ dài cáp: 
Hình 5.18. Sơ đồ mắc cáp ở máy ép cọc bấc thấm 
có dùng vật nặng để cân bằng độ dài hai nhánh cáp. 
1. Bộ tời; 2. Cáp thép; 3. Puly dẫn cáp; 4. Vật nặng; 5. Puly treo vật nặng; 
6. Chốt giữ cáp; 7. Cọc thep rỗng; 8. Puly đầu cột. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 169 
 2/ Cấu tạo cơ bản của máy: 
Hình 5.19. Kết cấu thép 
đoạn dưới máy ép bấc dạng 
dàn có bố trí bộ tời. 
1. Đế; 
2. Mô tơ thuỷ lực; 
3. Tang cáp; 
4. Cột; 
5. Puly; 
6. Gía puly; 
7. Bích nối. 
5.3. Xe dùng trong khai thác - xây dựng hầm mỏ. 
5.3.1. Máy xúc lật: 
1/ Tổng quan về máy xúc lật 
Máy bốc xúc một gầu thuộc nhóm máy động lực. Nó đóng vai trò quan trọng và 
được sử dụng rộng rãi trong các công trường khai thác - xây dựng hầm mỏ, nhiệm vụ 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 170 
là bốc xúc vật liệu xây dựng, đất đá, sỏi than, rácỞ máy bốc xúc một gầu tự hành, 
thiết bị làm việc trực tiếp với vật liệu là gầu xúc, nó được lắp chốt bản lề với một tay 
cần, đầu kia của tay cần dược lắp chốt bản lề với khung máy kéo hoặc đầu kéo. Tay 
gầu quay tương đối được với khung và gầu là nhờ các xilanh thuỷ lực dược cấp dầu 
cao áp từ máy bơm, máy bơm được dẫn động từ động cơ đốt trong của máy kéo. Máy 
bốc xúc một gầu có các loại: Loại dỡ tải (đổ vật liệu) phía trước máy, loại đổ sang hai 
bên sườn và loại đổ vật liệu ra phía sau (máy xúc vượt). 
Thông số cơ bản của máy bốc xúc một gầu là tải trọng nâng của nó. Đối với loại 
máy đổ vật liệu phía trước là vật liệu chứa trong gầu, đối với loại máy đổ vật liệu phía 
bên hông, ngoài trọng lượng của vật liệu chứa trong gầu còn phải kể đến trọng lượng 
bộ phận công tác. Sức nâng của máy xúc một gầu di chuyển bánh lốp từ 0,32 - 5 tấn; 
đối với máy di chuyển xích từ 2 - 10 tấn. 
Cho gầu xúc vật liệu được thực hiện bằng hai phương pháp : 
Phương pháp 1: Hạ gầu xuống đống vật liệu, cho máy tịnh tiến, lúc đầu gầu cắm 
vào đống vật liệu, nhờ lực đẩy của máy gầu cắm sâu vào đống vật liệu, sau đó nâng 
gầu lên vật liệu sẽ được chất đầy trong gầu. 
Phương pháp 2: Hạ gầu xuống đống vật liệu, cho máy tịnh tiến cắm vào đống vật 
liệu với chiều sâu không lớn, sau đó vừa nâng gầu lên vừa cho di chuyển máy chậm về 
phía trước, gầu sẽ được chất đầy vật liệu từ từ. 
Theo phương pháp 2 đạt hiệu quả cao hơn, vì khi gặp vật liệu cục không thể đưa 
sâu gầu một lần vào đống vật liệu được, do lực cắm lưỡi gầu lớn, bộ phận di chuyển 
máy sẽ bị trượt. Do đó gầu được đưa vào đống vật liệu cục phải từng nấc sẽ thuận lợi 
hơn, giảm được lực cản. Theo phương pháp hai sẽ tiết kiệm năng lượng hơn so với 
phương pháp 1, nhưng năng suất thấp hơn. 
Mức độ cắm gầu vào đống vật liệu phụ thuộc vào vị trí của tay gầu, tầm quay 
càng đặt cao, chiều sâu cắm được gầu vào đống vật liệu càng nhỏ. 
Tốc độ gầu khi xúc vật liệu nằm trong giới hạn từ 1 - 1,5m/s. Chiều cao nâng gầu 
phải đảm bảo cho gầu có thể đổ được vào thùng xe ôtô hoặc phễu chứa vật liệu. 
2/ Công dụng và phạm vi sử dụng: 
 + Máy xúc lật trong xây dựng được sử dụng để xếp dỡ, vận chuyển với cự ly 
ngắn các loại vật liệu rời (cát đá sỏi), tơi hoặc dính, xúc các loại hàng rời, hàng cục 
nhỏ. 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 171 
 + Khai thác (đào và xúc) đất thuộc nhóm: I và II; đổ lên các thiết bị vận 
chuyển; 
 + Có thể vận chuyển các loại vật liệu trên trong cự ly đến 1km. 
 + Nó được sử dụng rộng rãi trong các mỏ đá, trong các xí nghiệp sản xuất vật 
liệu xây dựng,trong các kho bãi chứa vật liệu xây dựng và trong các trạm sản xuất bê 
tông tươi, bê tông Atphal... Ngoài ra máy bốc xúc còn được sử dụng vào một số công 
việc khác tuỳ vào bộ công tác của từng máy mà ta có công dụng riêng. 
3/ Cấu tạo chung: 
Gầu 1 lắp trên cần 4, các cặp đòn gánh 3, thanh quay 2 được điều khiển bằng hai 
xylanh lực lật gầu 5. Các xylanh thủy lực 7 thực hiện nâng hạ cần. Hệ thống dẫn động 
thủy lực cho phép thay đổi tốc độ trong phạm vi rộng một cách êm dịu và ngăn ngừa 
quá tải một cách tin cậy. 
Hình 5.20. Máy xúc lật đổ phía trước: a) Sơ đồ cấu tạo; b) Sơ đồ động học; 
1. Gầu; 2. Thanh quay; 3. Đòn gánh; 4. Cần trên; 5. Xylanh lực lật gầu; 
6. Khung máy; 7. Xylanh thủy lực nâng hạ gầu. 
Máy bốc xúc một gầu có bộ công tác đạt trên mấy cơ sở. Bộ công tác của máy 
gồm: Cần, tay gầu, gầu _răng gầu, các chốt liên kết và hệ thống xi lanh thuỷ lực. Cần 
là bộ phận nâng gầu lên cao phục vụ quá trình xúc và đưa vật liệu lên cao. Cần được 
nâng lên nhờ hai xi lanh thuỷ lực đặt ở hai bên máy. Tay gầu là bộ phận để thay đổi 
góc cắt đất và lật gầu khi đổ vật liệu. Tay gầu được điều khiển bằng xi lanh tay gầu đặt 
ở trước máy. Gầu để đựng vật liệu, răng gầu có tác dụng để chống mòn và gẫy lưỡi 
gầu khi gặp vật liệu cứng. Răng gầu khi mòn có thể thay thế nhanh chóng. Ở bộ công 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 172 
tác còn có bộ phận là khớp và chốt liên kiết, chúng có tác dụng để liên kết các chi tiết 
lại với nhau. 
Máy cơ sở của máy bốc xúc một gầu gồm các phần động lực, bộ di chuyển, 
khung máy và cabin lái. 
 Máy bốc xúc bánh hơi sử dụng động cơ diesel 4 kì, đặt ở phía sau máy, các xi lanh 
được đặt thẳng đứng, thân máy và cabin được đặt ở trên sát xi. Hệ thống điều khiển 
được đặt trong cabin lái. Hệ thống điều khiển bằng điện điều khiển các xi lanh tay gầu, 
xi lanh cần và xi lanh lái máy bốc xúc một gầu có bánh trước và bánh sau đều là bánh 
chủ động nên rất cơ động và dể di chuyển trong quá trình làm việc. 
Quá trình làm việc của máy xúc lật gồm các nguyên công sau: 
 - Di chuyển xe tới nơi xúc vật liệu; 
 - Hạ gầu; 
 - Nhờ lực đẩy của xe gầu ăn sâu vào trong đất, đá, vật liệu cần xúc; 
 - Nâng cần gầu lên; 
 - Lùi và vận chuyển vật liệu tới nơi đổ; 
 - Lật gầu thực hiện đổ vật liệu lên xe hay chất thành đống. 
5.3.2. Máy khoan hầm mỏ. 
1/ Mục đích: 
 Khoan đất đá để khảo sát địa chất, cấp thoát nước, chuẩn bị cho công tác đóng 
cọc và tạo cọc nhồi, tạo đường hầm, 
2/ Các phương pháp khoan đất đá: 
 - Phương pháp cơ học: Khoan va đập, va đập quay, quay tròn và va đập quay 
tròn. 
 - Phương pháp thủy lực: Dùng tia nước mảnh có đường kính Ø 1 ÷ 2 mm phóng 
ra khỏi đầu dẫn với tốc độ siêu âm ( >330 m/s) để rỉa sâu vào đất. 
 - Phương pháp nhiệt: Thiết bị khoan đá là mũi khoan nhiệt, ở đầu có bộ phân 
phun nhiên liệu. Dưới tác dụng của tia lửa có nhiệt độ rất cao từ 3000 ÷ 3500ºC đá bị 
rạn nứt. Dùng với đá cứng đồng chất, chịu mòn. 
 - Phương pháp điện: Thiết bị là máy phát sóng cao tần, tạo tia cắt đá hoặc tần số 
cao làm đất đá sụt lở. 
3/ Các phương pháp lấy phoi đá khỏi lỗ khoan: 
 - Dùng khí nén thổi bay phoi (phương pháp khô) hay nước chảy cuốn phoi đi 
(phương pháp ướt). 
 - Dùng thiết bị múc phoi hay xilanh hút phoi. 
4/ Phân loại máy khoan đá: 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 173 
 - Theo phương pháp phá đá có: Máy khoan va đập, máy khoan va đập quay, 
máy khoan quay tròn. 
 - Theo dạng năng lượng sử dụng có: Máy khoan dùng khí nén, dùng điện, thủy 
lức, nhiên liệu, 
 Trong thực tế, do đặc điểm của bộ phận công tác, do phương pháp khoan và 
năng lượng, người ta hay sử dụng các loại máy khoan kiểu xoắn ruột gà, máy khoan 
hơi và máy khoan va đập – cáp. 
5/ Các loại máy khoan đá thông dụng: 
a/ Atlas Copco - Rocket Boomer L3 C 
Các chỉ tiêu kỹ thuật: 
Máy cơ sở 
Khối lượng 37000 kg 
Chiều dài 17070 mm 
Chiều rộng 2500 mm 
Chiều cao 4760 mm 
Kiểu bộ di chuyển bánh lốp 
Bán kính quay vòng nhỏ nhất 6800 mm 
Bán kính quay vòng lớn nhất 11800 mm 
Đầu khoan 
Mã hiệu COP 1838 ME 
Công suất 20 kW 
Áp suất 230 bar 
Mô men xoắn 700 N.m 
Cần khoan 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 174 
Mã hiệu BUT 35 
Đường kính 
Chiều dài 
Mũi khoan 
Mã hiệu R38 
Đường kính 45 mm 
b/ Atlas Copco - Rocket Boomer M2 C 
Các chỉ tiêu kỹ thuật: 
Máy cơ sở 
Khối lượng 19600 kg 
Chiều dài 13610 mm 
Chiều rộng 2210 mm 
Chiều cao 3010 mm 
Kiểu bộ di chuyển bánh lốp 
Bán kính quay vòng nhỏ nhất 3800 mm 
Bán kính quay vòng lớn nhất 6250 mm 
Đầu khoan 
Mã hiệu COP 1838 ME 
Công suất 20 kW 
Áp suất 230 bar 
Mô men xoắn 700 N.m 
Cần khoan 
Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 
Học phần: Xe chuyên dụng – Tín chỉ 2 175 
Mã hiệu BUT 32G 
Đường kính 
Chiều dài 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xe_chuyen_dung.pdf