Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 1: Tìm hiểu về Motion Graphic và giao diện phần mềm After Effect Cs6
NỘI DUNG
Định nghĩa Motion Graphics (đồ họa hoạt hình)
Tìm hiểu và làm việc với các thành phần trong thanh Menu
Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect
Tìm hiểu không gian làm việc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 1: Tìm hiểu về Motion Graphic và giao diện phần mềm After Effect Cs6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect - Bài 1: Tìm hiểu về Motion Graphic và giao diện phần mềm After Effect Cs6
Bài 1: Tìm hiểu về Motion Graphic và giao diện phần mềm After Effect Cs6 MUL316_Xử lý kỹ xảo với After Effect Đầu kỳ Giảng viên yêu cầu sinh viên download: File tài nguyên phục vụ cho môn học này tại địa chỉ: https://www.fshare.vn/file/SJ2B5ITBTWT3 File tài nguyên phục vụ cho Lab 3 tại địa chỉ: https://www.fshare.vn/file/62JAKOH4SC4A Máy tính cần cài đặt phần mềm QuickTime Hướng dẫn triển khai môn học Tìm hiểu về Motion Graphics (đồ họa hoạt hình) Làm quen với giao diện phần mềm After Effect. MỤC TIÊU NỘI DUNG Định nghĩa Motion Graphics (đồ họa hoạt hình) Tìm hiểu và làm việc với các thành phần trong thanh Menu Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Tìm hiểu không gian làm việc Định nghia Motion Graphics After Effect là một công cụ công nghệ tiêu chuẩn để tạo những video hoạt hình có thể phát trên truyền hình, phim chiếu rạp. Đây là một công cụ để kể chuyện, tạo ra những đồ họa động trực quan hấp dẫn. Tìm hiểu và làm việc với các menu • After Effect có 9 menu trên Windows, 10 menu trên Mac OS. • Nằm phía trên cùng của cửa sổ ứng dụng. Menu của phần mềm After Effect trên HĐH Windows Mở một dự án với menu File Chạy phần mền After Effect Cs6 1. Nhấn File > Open Project. Điều hướng đến thư mục lưu file ae02lessons, chọn lesson02_StartingProject.aep. 2. Nhấn File > Save As. Lưu tên file lesson02_StartingProject-working.aep Các menu trong phần mềm After Effect Menu Chức năng File Truy cập các tính năng chính của chương trình như: tạo file mới, mở một file, nhập và xuất file. Edit Chứa các lệnh Copy, Cut, Paste, Delete và các lệnh chỉnh sửa đối tượng trong tác phẩm của bạn. Composition Chứa các lệnh: tạo và chỉnh sửa Composition (thành phần nội dung). Layer Mỗi một đối tượng truyền thông được đặt riêng vào từng kênh riêng biệt, và mỗi kênh này được gọi là một layer. Effect Chứa các hiệu ứng áp dụng cho layer như: hiệu chỉnh màu sắc, bóng đổ, hoặc các hiệu ứng nâng cao như Chroma Keying, Particle generation, mô phỏng hiệu ứng cháy nổ Animation Menu chứa các lệnh hoạt hình như thêm keyframe, và các tính năng nâng cao của Easing, Expressions.. View Điều khiển bảng Composition, zoom in, zoom out, mở một cửa sổ quan sát mới, Window Truy cập các lệnh điều khiển trong After Effect. Help Giải đáp các thắc mắc của người dùng . Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Các bảng chính Coposition • Đây là một trong những bảng quang trong nhất trọng nhất trong After Effect. Đây là cửa sổ xem trước và không gian chính khi bạn làm hoạt hình trong After Effect. Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Coposition Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Coposition A. Rulers Composition. B. Flowchart Selector. C. Selector. D. Composition. E. Always Preview Toggle. F. Magnifi cation. G. Guide & Grid Options. H. Toggle Mask & Shape Path Visibility. I. Current Time. J. Take Snapshot. K. Show Snapshot. L. Show Channel and Color Management Settings. M. Resolution. N. Region of Interest. O. Toggle Transparency Grid. P. 3D View Pop-up. Q. Select View Layout. R. Toggle Pixel Aspect Ratio Correction. S. Fast Previews. T. Timeline. U. Composition Flowchart. V. Reset Exposure. W. Adjust Exposure. Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect 1. Với file lesson02_StartingProject đang mở, nhấn đúp vào Composition Viewing Comp Alpha, Nhấn đúp vào Comp để kích hoạt Comp đó trên bảng Composition và Timeline Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect 2. Nhấn nút Show Channel and Management Settings chọn Alpha. Tất cả các màu RGB sẽ bị ẩn đi chỉ còn lại màu đen và trắng. Vùng màu đen là vùng trong suốt còn màu trắng là phần mờ đục. Quan sát hệ màu Alpha là cách tốt nhất để xác định thành phần nào trong Comp trong suốt hay mờ đục Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect 3. Bây giờ phần nền của hình ảnh là hoàn toàn trong suốt, nhấn chuyển về hệ chọn RGB. 4. Nhấn chọn nút Resolution/Down Sample Factor Pop-up chọn Quarter. Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect 5. Nhấn chọn Auto. Bây giờ màn hình hiển thị ở chế độ Full, chế độ này tự động điều chỉnh độ phân giải để render những điểm ảnh cần thiết. 6. Nhấn Ctrl + S để lưu file. Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Effect Controls Bảng Effect Controls tự động hiển thị các tham số giá trị của hiệu ứng mà bạn thêm vào Comp. • Sử dụng bảng Effect Controls để điều khiển các giá trị của hiệu ứng áp dụng cho Comp. • Nếu bảng này không được hiển thị trên Workspace, nhấn menu Windows -> Effect Controls. Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Flowchart • Cung cấp sơ đồ mối quan hệ giữa Comp và các thành phần footage trong dự án After Effect. • Bạn không thể sử dụng bảng Flowchart này để thay đổi mối quan hệ giữa các đối tượng. • Để hiển thị bảng Flowchart nhấn Composition >Composition Flowchart Flowchart công cụ tổ chức, giúp bạn hình dung các mối quan của đối tượng trong Comp. Footage • Bảng Footage cho phép bạn xem trước từng phần riêng rẽ. • Nhấn đúp chuột vào bất kỳ vùng nào của đối tượng mà được nhúng vào trong bảng Project để xem trước. Footage 1. Với file lesson02_StartingProject-working vẫn đang mở, tìm đến file Forest.mov trong danh sách tập tin ở bảng Project. 2. Nhấn đúp vào tập tin Forest.mov, bảng Footage mở ra cho phép bạn xem trươc clip. 3. Nhấn spacebar (phím cách) trên bàn phím để phát đoạn video. 4. Trong bảng Project nhấn đúp vào tập tin cityScene.psd để mở đối tượng trong bản Footage. Bạn cũng có thế nhấn chuột vào thanh Time Ruler để dừng phát đoạn clip. Khi dừng phát, bạn có thể di chuyển đầu đọc Time Maker tiến lên hoặc lùi lại để quan sát đoạn clip. Một cách khác để quan sát footage là nhấn vào menu sổ xuống nằm ở phía trên cùng của bảng Footage, sau đó chọn footage cần xem. Từ menu sổ xuống Magnification ratio (tỷ lệ phóng đại), chọn Fit up to 100% để điều chỉnh đối tượng nằm vừa khít trong bảng. Fit up to 100% được sử dụng trong các bảng Composition, Footage, Layer để điều chỉnh các thiết lập phóng đại. Footage 5. Nhấn nút Show Channel and Color Management Settings, chọn Alpha. 6. Để quay lại hiển thị tiêu chuẩn, nhấn chọn RGB. Nhấn vào danh sách thẻ của Composition chọn comp Transform Properties (cách khác là bạn có thể nhấn đúp vào comp Transform Properties trong bảng Project. 7. Save file. Layer • Khi thêm một đối tượng vào bảng Timeline, một đối tượng footage trở thành một layer trong comp đó. • Nhấn đúp vào một layer trong bảng Comp để hiển thị nó trong bảng Layer. A. Time Ruler. B. Always Preview Toggle. C. Magnifi cation. D. Guide & Grid Options. E. Current Time. F. Take Snapshot. G. Show Snapshot. H. Show Channel and Color Management Settings. I. Region of Interest. J. Toggle Transparency Grid. K. Toggle Pixel Aspect Ratio Correction. L. Comp Button. M. Reset Exposure. N. Adjust Exposure. O. Duration. P. Effect/Layer Controls Editing drop- down menu. Q. Show rendered result for current view. R. Set OUT Point to Current Time. S. Set IN Point to Current Time. T. Alpha Boundary/Overlay Opacity. U. Alpha Boundary/Overlay Color. V. Toggle Alpha Overlay. W. Toggle Alpha Boundary. X. Toggle Alpha. Layer 1. Với file lesson02_StartingProject-working vẫn đang mở, nhấn đúp vào tác phẩm Viewing Comp Alpha trong bảng Project. 2. Trong bảng Timeline, nhấn đúp vào layer cityScene.psd để mở layer này trên bảng Layer. Cũng giống như bảng Footage, bảng Layer không phải là phần của không gian làm việc tiêu chuẩn, để hiển thị bạn nhấn menu Windows > Layer. 3. Khi bạn nhấn nút Comp Button ( ) nằm ở cuối bảng Layer để quay trở lại Comp chứa layer này. 4. Save file. Nhấn đúp vào một layer footage để mở trong bảng Layer, tuy nhiên khi bạn nhấn đúp vào một layer văn bản (text) điều này lại cho phép bạn có thể chỉnh sửa nội dung của văn bản. Khi bạn nhấn đúp vào một layer Comp thì sẽ hiển thị các đối tượng thuộc Comp đó trong bảng Timeline. Project • Bảng Project nơi chứa tất cả các tài liệu tham khảo (videos, audios, image...) mà bạn nhập vào trong dự án After Effects. • Chứa tất cả các Comp mà bạn tạo trong dự án đang thực hiện. • Khi bạn làm việc với các đối tượng được nhập vào After Effect, bạn nên luôn luôn ghi nhớ nơi lưu trữ các tập tin và tên của các tập tin. A. Thumbnail preview. B. Search text fi eld. C. Columns. D. Interpret Footage. E. Create a new folder. F. Create a new Composition. G. Color depth. H. Delete selected project items. Project 1. Với tập tin lesson02_StartingProject-working project vẫn đang mở, chọn Windows > Workspace > Reset “Standard”. 2. Nhấn chuột vào bất kỳ vị trí nào của bảng Project để lựa chọn và kích hoạt bảng đó, khi nào có vùng bao quanh màu cam quanh bảng tức là bảng đó đang được lựa chọn. Nhấn phím (~) trên bàn phím để phóng to bảng Project ra toàn bộ cửa sổ làm việc. 3. Chú ý khi mở rộng bảng Project sẽ hiển thị một số cột bị ẩn. Bây giờ các nội dung trong bảng được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Nhấn vào thanh tiêu đề của các cột để sắp xếp lại các nội dung trong bảng. 4. Nhấn phím (~) để quay trở về bảng Project kích thước bình thường. Lưu file. Theo mặc đinh, thành nội dung của bảng Project được sắp xếp theo thứ tự an pha bê, nhưng bạn có thế thay đổi thứ tự tùy theo mục đích. Render Queue Sau khi bạn hoàn thành một đoạn hoạt hình, bạn có thể dùng bảng Render Queue để sản xuất hoặc kết xuất. Thẻ Render Queue, không phải menu File > Export, cách kết xuất dự án ra video do đó bạn có thể xem hoặc chuyển file sang một ứng dụng khác. Timeline • Đây là bảng chính được sử dụng để tạo hoạt hình. Mỗi một Comp có một bảng Timeline riêng biệt nơi mà bạn có thể tạo hoạt hình và hiệu ứng. • Current Time Indicator còn được gọi là đầu đọc (playhead), thanh này là một đường dọc màu đỏ chạy vuông góc với thanh Ruler Time, nó cho biết frame hiện tại đang được hiển thị. A. Current Time. B. Search Field. C. Composition Mini Flowchart. D. Live Update. E. Enable Draft 3D. F. Hide “Shy” Layers. G. Enable Frame Blending. H. Enable Motion Blur. I. Brainstorm. J. Auto-keyframe. K. Graph Editor. L. Current Time Indicator (playhead). M. Work Area Bar. N. Add Composition Marker. O. Expand/Collapse Layer Switches Panes. P. Expand/ Collapse Transfer Controls Panes. Q. Expand/Collapse In/Out/Duration/Stretch Panes. R. Zoom In/Zoom Out Timeline. Timeline 1. Với tập tin lesson02_StartingProject-working project vẫn đang mở, nhấn đúp vào “Comp Working with the Timeline”, bảng Time được hiện ra, Comp này có 3 layer riêng biệt. 2. Nhấn và giữ chuột kéo thả layer Star Outlines xuống dưới layer Double Single number.mov. 3. Lưu file. 4. Thoát khỏi dự án nhấn chọn File > Close Project. Giống như các chương trình đồ họa như Photoshop và Illustrator, các layer có thể đặt nằm lên trên hoặc dưới nhau trong Comp. Tìm hiểu không gian làm việc • Sắp xếp và định vị tất cả các bảng trên màn hình được gọi là vùng làm việc (workspace). • After Effect cài đặt sẵn một vài vùng làm việc, một vài thiết lập mặc định gồm có: All Panels, Animation, Minimal, Motion Tracking, Paint, Standard, Text và Unlock Panel. Hiện và ẩn các bảng • Để tùy biến vùng làm việc của bạn, bạn có thể mở bảng, ẩn, di chuyển vị trí, thu phóng kích thước, kéo thả riêng rẽ, hoặc cố định tất cả các bảng. • Các tính năng này đáp ứng sở thích hoặc tác phong làm việc của bạn. • Sau khi quyết định bảng nào được xuất hiện trong không gian làm việc của bạn, đóng bất kỳ bảng nào mà bạn thấy không cần thiết và chỉ mở những bảng nào mà bạn có kế hoạch sử dụng. Hiện và ẩn các bảng Bạn không cần mở dự án để hoàn thành phần này của bài học. 1. Chọn Windows > Workspace > Animation để thay đổi không gian làm việc hiện tại. 2. Nhấn vào thẻ của bảng Info để kích hoạt nó, kéo nó xuống phía dưới. Nhấn vào dấu X phía bên trên của bảng để ẩn. Kích hoạt bảng Audio, nhấn X để đóng bảng Audio. 3. Nhấn Window > Align để mở bảng Align. Bảng này xuất hiện ở góc dưới bên phải của giao diện, nằm ngay phía dưới của bảng Effect & Preset. 4. Nhấn X để đóng bảng Effect & Preset. Bảng Align được di chuyển lên trên. Hiện và ẩn các bảng Cố định và không cố định các bảng • Các bảng của After Effect được cố định trong ứng dụng, đặt vừa khớp với nhau và bạn có thể phóng to theo kích thước màn hình. • Bạn có thể cố định và tách rời các bảng tùy theo yêu cầu công việc của mình. 1. Nhấn vào thẻ nằm trên cùng của bảng Align. Nhấn và giữ phím Ctrl trong khi bạn kéo bảng Align ra chính giữa màn hình. Bảng này được tách ròi khỏi giao diện và nằm tự do. 2. Nhấn vào bảng Align kéo thả lên trên phía góc trên cùng bên phải của bảng Smoother. 3. Đặt bảng Align lên trên bảng Smoother. Cố định và không cố định các bảng Đặt bảng Align lên trên bảng Smoother. Thay đổi kích thước của bảng 1. Đưa con trỏ vào vùng phân chia giữa bảng Composition và Project. Con trỏ thay đổi thành mũi tên kép ( ) khi bạn đưa con trỏ tới đường phân tách. Thay đổi kích thước của bảng 2. Nhấn và kéo đường phân tách về phía bảng Project để làm tăng kích thước của bảng Composition. 3. Đưa con trỏ về đường phân tách giữa bảng Timeline và Composition. Kéo đường phân tách để thu ngắn kích thước chiều cao bảng Time để mở rộng kích thước bảng Composition. Thay đổi kích thước của bảng Thay đổi kích thước của bảng để mở rộng bảng Composition Lưu không gian làm việc tùy chỉnh 1. Chọn Window > Workspace > New Workspace để mở hộp thoại New Workspace. 2. Đặt tên không gian làm việc mới của bạn là Animation-Modified nhấn OK. 3. Chọn Window > Workspace. Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy tên Animation-Modified trong danh sách có sẵn của không gian làm việc. 4. Nhấn vào một vùng bất kỳ của giao diện After Effect, để thoát khỏi menu Window để không thay đổi không gian làm việc. Đặt lại không gian làm việc 1. Nhấn Window > Workspace > Animation để quay trở về không gian làm việc Animation. 2. Nhấn Window > Workspace > Reset ‘Animation’ để mở hộp thoại Reset. 3. Đồng ý đặt lại không gian nhấn “yes”, không gian Animation sẽ được đặt lại như ban đầu. Bạn phải xác nhận đồng ý để đặt lại không gian mặc định. Tùy chỉnh (Preferences) Preferences được sử dụng để điều khiển tất cả các khía cạnh After Effect. Trong Mac OS nhấn After Effect > Preferences, trong Window nhấn Edit > Preferences để mở hộp thoại Preferences. Thành phần Chức năng General Chứa các lệnh mà không dễ dàng phù hợp với các phần khác. Previews Chỉ định tất cả các thiết lập cho hoạt động xem trước. Display Hầu hết được dùng để thiết lập tùy chọn cho cách hiển thị các đường chuyển động (motion path) Import Chứa các lựa chọn cho thiết lập thời lượng mặc định của những ảnh tĩnh, kênh alpha.. Giảng viên tham khảo thêm Sách giáo trình để trình bày tiếp các thành phần trong Preferences Thay đổi mức độ hủy thao tác (undo) mặc đinh Bạn sử dụng lệnh Undo để hủy thao tác sai. Theo mặc định bạn hủy thao tác gồm 32 bước đã thực hiện trước đó. 1. Chọn Edit > Preferences > General (Windows) hoặc After Effects > Preferences > General (Mac OS) để mớ hộp thoại Preferences. 2. Thay đổi Levels of Undo (Mức độ hủy thao tác) từ mặc định là 32 thành 50. Bật Auto-Save After Effects có tính năng Auto-Save (Lưu tự động), sẽ tự động lưu bản sao file dự án của bạn ngay khi bạn đang làm việc. 1. Nếu hộp thoại Preferences chưa sẵn sàng, hãy chọn Edit > Preferences > General (Windows), hoặc After Effects > Preferences > General (Mac OS) để mở hộp thoại này. 2. Nhấn vào mục Auto-Save ở bên trái. 3. Nhấn vào checkbox (hộp kiểm) Automatically Save Projects (Tự động lưu dự án), nhằm cho phép chương trình tự động tạo ra các bản sao lưu dự phòng (backup) cho file dự án của bạn ở thiết lập mặc định. 4. Nhấn OK để đóng hộp thoại Preferences. TỔNG KẾT Định nghĩa Motion Graphics (đồ họa hoạt hình) Tìm hiểu và làm việc với các thành phần trong thanh Menu Tìm hiểu các bảng hệ thống trong After Effect Tìm hiểu không gian làm việc
File đính kèm:
- bai_giang_xu_ly_ky_xao_voi_after_effect_bai_1_tim_hieu_ve_mo.pdf