Bản vẽ kỹ thuật & Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 44: Hình cắt trên bản vẽ cơ khí

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để biểu diễn các hình cắt trên các bản vẽ cơ khí theo phương pháp hình chiếu thẳng góc, đã được quy định trong ISO 5456-2. Đối với phần diện tích trên hình cắt, việc biểu diễn phải theo ISO 128-50.

Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu về sao chép (in ấn) bao gồm cả việc microcopy phù hợp với ISO 6428.

Chú thích – Các quy tắc cơ bản đối với mặt cắt và hình cắt đã được nêu trong TCVN 8-40:2003.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 8-20:2003 (ISO 128-20) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 20: Các quy ước cơ bản về nét vẽ.

TCVN 8-24:2002 (ISO 128-24:1999) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 24: Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí.

TCVN 8-24:2002 (ISO 128-40) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 40: Các quy ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt.

ISO 5456-2 Technical drawings – Projection methods – Part 2: Orthographic representations (Bản vẽ kỹ thuật – Các phương pháp chiếu – Phần 2: Biểu diễn bằng phép chiếu thẳng góc).

ISO 6428 Technical drawings – Requirements for microcopying (Bản vẽ kỹ thuật – Yêu cầu đối với việc microcopy).

ISO 10209-1 Technical product documentation – Vocabulary – Part 1: Terms relating to technical drawings: General and types of drawings (Tài liệu kỹ thuật – Thuật ngữ - Phần 1: Thuật ngữ liên quan tới bản vẽ kỹ thuật: Đại cương và các loại bản vẽ).

ISO 10209-1 Technical product documentation – Vocabulary – Part 2: Terms relating to projection methods (Tài liệu kỹ thuật – Thuật ngữ - Phần 2: Thuật ngữ liên quan tới phương pháp chiếu).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 10209-1 và ISO 10209-2

4. Quy định chung

Về nguyên tắc, các gân đỡ, chi tiết lắp xiết (bu lông, đai ốc, vòng đệm), trục, nan hoa của bánh xe và các chi tiết tương tự sẽ không bị cắt dọc và do đó không được biểu diễn dưới dạng hình cắt.

Tương tự như hình chiếu, hình cắt cũng có thể vẽ ở vị trí khác với vị trí đã định bởi mũi tên chỉ hướng nhìn của nó.

 

doc 5 trang yennguyen 9160
Bạn đang xem tài liệu "Bản vẽ kỹ thuật & Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 44: Hình cắt trên bản vẽ cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản vẽ kỹ thuật & Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 44: Hình cắt trên bản vẽ cơ khí

Bản vẽ kỹ thuật & Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 44: Hình cắt trên bản vẽ cơ khí
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8-44 : 2003
BẢN VẼ KỸ THUẬT – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ BIỂU DIỄN – PHẦN 44: HÌNH CẮT TRÊN BẢN VẼ CƠ KHÍ
Technical drawings – General principles of presentation – Part 44: Sections on mechanical engineering drawings
1. Phạm vi áp dụng 
Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để biểu diễn các hình cắt trên các bản vẽ cơ khí theo phương pháp hình chiếu thẳng góc, đã được quy định trong ISO 5456-2. Đối với phần diện tích trên hình cắt, việc biểu diễn phải theo ISO 128-50.
Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu về sao chép (in ấn) bao gồm cả việc microcopy phù hợp với ISO 6428.
Chú thích – Các quy tắc cơ bản đối với mặt cắt và hình cắt đã được nêu trong TCVN 8-40:2003.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 8-20:2003 (ISO 128-20) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 20: Các quy ước cơ bản về nét vẽ.
TCVN 8-24:2002 (ISO 128-24:1999) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 24: Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí.
TCVN 8-24:2002 (ISO 128-40) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 40: Các quy ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt.
ISO 5456-2 Technical drawings – Projection methods – Part 2: Orthographic representations (Bản vẽ kỹ thuật – Các phương pháp chiếu – Phần 2: Biểu diễn bằng phép chiếu thẳng góc).
ISO 6428 Technical drawings – Requirements for microcopying (Bản vẽ kỹ thuật – Yêu cầu đối với việc microcopy).
ISO 10209-1 Technical product documentation – Vocabulary – Part 1: Terms relating to technical drawings: General and types of drawings (Tài liệu kỹ thuật – Thuật ngữ - Phần 1: Thuật ngữ liên quan tới bản vẽ kỹ thuật: Đại cương và các loại bản vẽ).
ISO 10209-1 Technical product documentation – Vocabulary – Part 2: Terms relating to projection methods (Tài liệu kỹ thuật – Thuật ngữ - Phần 2: Thuật ngữ liên quan tới phương pháp chiếu).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 10209-1 và ISO 10209-2 
4. Quy định chung
Về nguyên tắc, các gân đỡ, chi tiết lắp xiết (bu lông, đai ốc, vòng đệm), trục, nan hoa của bánh xe và các chi tiết tương tự sẽ không bị cắt dọc và do đó không được biểu diễn dưới dạng hình cắt.
Tương tự như hình chiếu, hình cắt cũng có thể vẽ ở vị trí khác với vị trí đã định bởi mũi tên chỉ hướng nhìn của nó.
5. Mặt phẳng cắt
Hình cắt của một mặt phẳng cắt được nêu ra ở hình 1 và hình 2.
Hình cắt 1 – Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt
Hình 2 – Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt
Hình cắt sử dụng hai mặt phẳng cắt song song với nhau được nêu ra ở hình 3.
Hình 3 – Hình cắt sử dụng hai mặt phẳng cắt song song 
Hình cắt sử dụng ba mặt phẳng kế tiếp nhau được nêu ra ở hình 4.
Hình 4 – Hình cắt sử dụng ba mặt phẳng cắt kế tiếp
Hình cắt sử dụng hai mặt phẳng cắt giao nhau, trong đó một mặt phẳng cắt được xoay tới vị trí song song với mặt phẳng hình chiếu, được nêu ra ở hình 5.
Hình 5 – Hình cắt sử dụng hai mặt phẳng cắt giao nhau (hình cắt xoay)
Trong trường hợp một chi tiết dạng tròn xoay, chứa các phần tử phân bố đều, cần biểu diễn trên mặt cắt nhưng chúng không được đặt tại vị trí của mặt phẳng cắt, các phần tử đó có thể được biểu diễn bằng cách quay đến vị trí mặt phẳng cắt, miễn là điều này không gây nhầm lẫn. Không cần ghi chú thêm điều gì (xem hình 6).
Hình 6 – Hình cắt của chi tiết tròn xoay có các phần tử phân bố đều không nằm trong mặt phẳng cắt nhưng được xoay đến vị trí nằm trong mặt phẳng cắt
Đôi khi cần đặt một phần mặt phẳng cắt ở phía ngoài vật thể, tại đó không cần vẽ nét gạch dài – chấm – mảnh loại nét 04-1 quy định trong TCVN 8-24 : 2002 (xem hình 7)
Hình 7 – Mặt phẳng cắt có một phần đặt bên ngoài vật thể 
6. Mặt cắt rời 
Khi mặt cắt được vẽ ra phía bên ngoài hình chiếu, phải đặt nó gần với hình chiếu và có liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch dài – chấm – mảnh – loại nét 04.1 theo TCVN 8-24 : 2002 (xem hình 8).
Hình 8 – Mặt cắt rời
7. Các mặt cắt khác
Mặt cắt chập, mặt cắt bán phần cũng như mặt cắt cục bộ phải theo quy định của TCVN 8 – 40 : 2003 
8. Bố trí nhiều mặt cắt liên tiếp 
Nhiều mặt cắt liên tiếp có thể được bố trí theo cách thức tương tự như các thí dụ ở các hình 9 đến hình 11 với sự sắp xếp sao cho thích hợp nhất và dễ hiểu khi xem bản vẽ.
Để dễ đọc bản vẽ, các đường bao và các cạnh ở phía sau mặt phẳng cắt có thể bỏ qua, không vẽ.
Hình 9 – Các mặt cắt liên tiếp nhau – Ví dụ 1
Hình 10 – Các mặt cắt liên tiếp nhau – Ví dụ 2 
Hình 11 – Các mặt cắt liên tiếp nhau – Ví dụ 3

File đính kèm:

  • docban_ve_ky_thuat_nguyen_tac_chung_ve_bieu_dien_phan_44_hinh_c.doc