Báo cáo Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Tìm hiểu nguyên liệu

1/ Giới thiệu về cây gai dầu

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng nguyên liệu dệt là sợi gai dầu pha

visco. Trong đó gai dầu là loại sợi chưa được biết tới nhiều ở Việt nam nên

chúng tôi sẽ giới thiệu chủ yếu về loại nguyên liệu mới này.

Cây gai dầu thuộc họ Cannabis, có 3 nhóm được trồng rộng rãi ngày

nay:Giống trồng chủ yếu để lấy sợi (Cannabis sativa L. Cannabis sativa

var.): đặc trưng với thân cao và ít phân nhánh, màu sắc vỏ cây cực kỳ

phong phú như màu đỏ, vàng, xanh hoặc tím, hoặc độ dày của thân cây, lõi

rắn, chứa ít THC tetrahydrocannabinol- Δ 9 (một chất gây ảo giác) (dưới

0,3% THC ) nên không đủ gây bất kỳ hiệu ứng vật lý hoặc tâm lý nào và

nhiều CBD (cannabidiol - 35%) với tỷ lệ CBD/THC >1.

- Giống trồng chủ yếu để làm thuốc (Cannabis sativa subsp Indica - cây cần

sa): với lượng chất xơ ít (ít CBD,15%), thu hoạch chủ yếu là lá và hoa.

Trong đó, sự khác biệt nổi bật giữa 2 loài này là hàm lượng THC và CBD,

cần sa có thể chứa từ 6 đến 20% THC trở lên với tỷ lệ CBD/THC<>

- Giống trồng để lấy hạt: làm giống, phục vụ công nghiệp chiết xuất dầu.

pdf 63 trang yennguyen 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose

Báo cáo Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose
 1 
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHKT 
2010 
1/ Cơ quan chủ trì: 
Phân Viện Dệt-May Tại Thành phố Hồ Chí Minh 
Địa chỉ : 345/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM 
2/ Tên đề tài: 
“Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu 
pha viscose” 
Thực hiện theo hợp đồng KHCN số 096.10RD/HD-KHCN ký ngày 25 
tháng 02 năm 2010 giữa Bộ công thương và Phân Viện Dệt May tại TP.Hồ 
Chí Minh. 
3/ Chủ nhiệm đề tài: KS. Bùi Thị Chuyên 
4/ Cán bộ phối hợp nghiên cứu đề tài: 
Nhữ Thị Việt Hà Kỹ sư dệt 
Nguyễn Thanh Tuyến Kỹ sư sợi – dệt 
Trương Phi Nam Kỹ sư hóa nhuộm 
Phạm Thị Mỹ Giang Kỹ sư dệt 
TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2010 
 2 
A. LỜI NÓI ĐẦU 
Từ xưa, các sản phẩm may mặc từ sợi tự nhiên đã được biết tới và luôn được ưa 
chuộng, trải qua nhiều thời kỳ, nhất là thế kỉ XX với sự phát triển vượt bậc của 
khoa học kỹ thuật, các lọai vải tổng hợp, vải nhân tạo dần chiếm lĩnh thị trường. 
Do chúng đáp ứng được các tiêu chí về sản lượng, bền , rẻ, phong phú về chủng 
lọai. 
Tuy nhiên khi đời sống được nâng cao. Người tiêu dùng lại muốn trở về với các 
sản phẩm may mặc có nguồn gốc tự nhiên do chúng có những ưu điểm vượt trội 
mà cá loại sợi tổng hợp khó đáp ứng như nhẹ, xốp, mát mùa hè, ấm về mùa đông. 
Có khả năng hút nhả ẩm tốt đặc biệt là chúng thân thiện với môi trường, có thể tự 
phân hủy có khả năng kháng nấm mốc, chống tia UV. 
Do đáp ứng việc bảo vệ sức khỏe người sử dụng cũng như bảo vệ trái đất nên 
nhu cầu về loại vải thân thiện với môi trường rất phát triển khiến các hãng dệt 
may khổng lồ trên thế giới ngày càng muốn khẳng định vị thế trong lĩnh vực dệt 
may bằng cách tăng cường sản xuất các loại vải “sạch” từ sợi tự nhiên. Sợi tự 
nhiên có thể được định nghĩa là "những sợi được tạo ra từ thực vật (như lá, thân 
cây, lớp vỏ hay cây,quả, hạt như cotton, sợi gai, dâm bụt, lanh, , sợi đay, tre, 
chuối, xơ dừa, bông gạo và rong tảo), có thể dễ dàng chuyển đổi thành dạng sợi 
dùng cho dệt may hay dùng để sản xuất nhiều loại vật liệu khác". Việc sử dụng 
sợi tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của con người bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước 
và luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống. 
Ngoài các loại vải như tơ tằm, len, lanh, cotton.. thì vải gai dầu cũng là một loại 
vải có nguồn gốc từ tự nhiên, sở hữu các đặc tính ưu việt như nhẹ, xốp, mát mẻ, 
có khả năng hút nhả ẩm tốt đặc biệt là chúng thân thiện môi trường, có khả năng 
kháng nấm mốc, chống tia UV. 
Với đặc điểm khỏe, có sức đề kháng tốt, cần ít nước và không cần chăm sóc 
nhiều, gai dầu là loại cây đặc biệt, loại sợi kéo từ xơ gai dầu là loại sợi tự nhiên 
bền nhất, thậm chí còn hơn cả sợi lanh. Vì lẽ đó hiện nay, NIKE đang sử dụng vải 
dệt từ loại sợi thoáng khí, chống được vi khuẩn và tia cực tím này làm vật liệu sản 
xuất giày. Ding (đại diện của Nike) nói: "Chúng tôi tin rằng bông hữu cơ và gai 
 3 
dầu sẽ là hướng đi chủ đạo trong tương lai". 
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới., nóng mùa hè và lạnh về mùa đông 
Vì vậy, người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn các loại vải có khả 
năng thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng. Nắm bắt được các đặc tính tiêu 
dùng này, nhóm nghiên cứu đã có ý tưởng nghiên cứu công nghệ dệt và 
hoàn tất vải từ sợi gai dầu pha visco. 
Năm 2010, được sự chấp thuận của Bộ Công Thương, Phân Viện Dệt May 
đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may 
mặc từ sợi gai dầu pha viscose”. Sản phẩm vải gai dầu pha visco tạo thêm 
sự phong phú cho các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam, nâng cao 
tính cạnh tranh cho ngành, đáp ứng được nhu cầu vải may mặc thời trang 
cho người tiêu dùng. 
 4 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................2 
Mục tiêu – Phạm vi của đề tài ..............................................................5 
Nội dung nghiên cứu.............................................................................5 
Phương pháp nghiên cứu......................................................................5 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................6 
I. Nghiên cứu thị trường ......................................................................6 
II. Nghiên cứu nguyên liệu xơ gai dầu, visco .....................................11 
1. Phân loại và mô tả gai dầu xơ.........................................................11 
2. Ứng dụng của xơ gai dầu................................................................11 
3. Tính chất xơ gai dầu .......................................................................13 
4. Các loại sợi gai dầu ........................................................................23 
CHƯƠNG 2. THỰC HÀNH.......................................................... 
I. Thiết kế mặt hàng............................................................................26 
1. Thiết kế mặt hàng vải mỏng – M1..................................................26 
2. Thiết kế mặt hàng vải có trọng lượng trung bình – Mh2..............28 
3. Thiết kế mặt hàng vải trang trí – Mh3...........................................30 
II. Quy trình công nghệ ......................................................................32 
III. Chuẩn bị dệt: Công đoạn mắc – hồ .............................................33
IV. Công đoạn dệt ...............................................................................35 
V. Công đoạn tiền xử lý – Nhuộm – Hoàn tất....................................36 
V.1. Thí nghiệm mẫu nhỏ ...................................................................36 
1. Thí nghiệm tiền xử lý: Rũ hồ - nấu tấy ..........................................38 
2. Thí nghiệm nhuộm cho vải chuối/cotton........................................44 
3. Thí nghiệm hoàn tất làm mềm vải chuối/cotton ............................49 
 5 
V.2. Sản xuất mẫu lớn.........................................................................50 
1. Tiền xử lý .........................................................................................50 
2. Nhuộm .............................................................................................54 
3. Hoàn tất ...........................................................................................55 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ và BÌNH LUẬN...........................60 
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ ................................................61 
1. Ý nghĩa khoa học kỹ thuật..............................................................61 
2. Hiệu quả kinh tế xã hội ...................................................................61 
3. Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu ........................................61 
Tài liệu tham khảo 
 6 
Mục tiêu – Phạm vi của đề tài: 
Mục tiêu của đề tài là khảo sát, nghiên cứu và lựa chọn thiết bị - công nghệ 
phù hợp để dệt và nhuộm vải từ sợi gai dầu pha visco. 
- Phạm vi đề tài: nghiên cứu công nghệ tạo ra 03 mặt hàng từ vải gai dầu 
pha visco 
 +Vải mỏng, trọng lượng 100-150g/m2 
 +Vải có trọng lượng trung bình 151-200g/m2 
 +Mặt hàng vải trang trí nội thất 
Nội dung nghiên cứu: 
- Tham khảo tài liệu, tìm hiểu thông tin và thị trường về sợi gai dầu 
- Lựa chọn nguyên liệu, công nghệ, thiết bị phù hợp. 
- Tiến hành thí nghiệm sản xuất, thử nghiệm mẫu nhỏ. 
- Đánh giá và hiệu chỉnh công nghệ. 
- Hoàn chỉnh công nghệ, thử nghiệm mẫu vừa. 
- Đánh giá kết quả, khả năng ứng dụng công nghệ. 
 - Tổng kết, viết báo cáo 
 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp phân tích hệ thống. 
- Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu. 
- Phương pháp tham dự, phương pháp chuyên gia 
 7 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
I. Tìm hiểu nguyên liệu 
1/ Giới thiệu về cây gai dầu 
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng nguyên liệu dệt là sợi gai dầu pha 
visco. Trong đó gai dầu là loại sợi chưa được biết tới nhiều ở Việt nam nên 
chúng tôi sẽ giới thiệu chủ yếu về loại nguyên liệu mới này. 
Cây gai dầu thuộc họ Cannabis, có 3 nhóm được trồng rộng rãi ngày 
nay:Giống trồng chủ yếu để lấy sợi (Cannabis sativa L. Cannabis sativa 
var.): đặc trưng với thân cao và ít phân nhánh, màu sắc vỏ cây cực kỳ 
phong phú như màu đỏ, vàng, xanh hoặc tím, hoặc độ dày của thân cây, lõi 
rắn, chứa ít THC tetrahydrocannabinol- Δ 9 (một chất gây ảo giác) (dưới 
0,3% THC ) nên không đủ gây bất kỳ hiệu ứng vật lý hoặc tâm lý nào và 
nhiều CBD (cannabidiol - 35%) với tỷ lệ CBD/THC >1. 
- Giống trồng chủ yếu để làm thuốc (Cannabis sativa subsp Indica - cây cần 
sa): với lượng chất xơ ít (ít CBD,15%), thu hoạch chủ yếu là lá và hoa. 
Trong đó, sự khác biệt nổi bật giữa 2 loài này là hàm lượng THC và CBD, 
cần sa có thể chứa từ 6 đến 20% THC trở lên với tỷ lệ CBD/THC<1. 
- Giống trồng để lấy hạt: làm giống, phục vụ công nghiệp chiết xuất dầu. 
 8 
Hình 1: Một số cây thuộc 
họ Cannabis. Tuy nhiên, 
chỉ có cây ngoài cùng bên 
trái với tên khoa học là C. 
Sativa var mới được sử 
dụng trong ngành công 
nghiệp dệt 
2/ Lịch sử của cây gai dầu: 
Cây gai dầu đã được phát hiện ít nhất 12.000 năm qua sợi (dệt, giấy) và 
thực phẩm. Cây gai dầu được sử dụng từ thời kỳ đồ đá, với vết tích của sợi 
gai dầu trên mảnh gốm 7.000 tuổi ở Trung Quốc. Ngoài ra, một mẫu giấy 
gai dầu cũng được tìm thấy ở Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) có niên 
đại từ năm 305 trước công nguyên. 
Cây gai dầu được trồng ở châu Âu chủ yếu để lấy sợi, người của 
Christopher Columbus dùng làm dây thừng, vải cột buồm trên tàu. 
Từ 1880-1933 cây gai dầu được trồng tại Hoa Kỳ đã giảm từ 15.000 đến 
1.200 mẫu Anh do tác động của chiến tranh. Tuy nhiên từ năm 1935 công 
nghiệp sản xuất cây gai dầu đã dần dần hồi phục một cách đáng kể. 
Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980 Liên Xô là nước sản xuất lớn nhất 
thế giới (3.000 km² vào năm 1970). Các khu vực sản xuất chính ở Ukraine, 
vùng Kursk và Orel của Nga và gần biên giới Ba Lan. 
Ngày nay, tuy cây gai dầu được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới cho 
mục đích công nghiệp trừ Hoa Kỳ nhưng chủ yếu ở Canada (theo 
VoteHemp, sản lượng xuất khẩu tăng 300% năm 2009), châu Âu như Pháp 
 9 
(8000 ha canh tác), Ý, Anh, Tây Ban Nha, Hungary, Rumani, Trung Quốc 
(năm 2006 chiếm 40% trữ lượng sản xuất của cả thế giới), còn lại là Úc, Ba 
Lan, Nhật, châu Phi, 
Ở Hoa Kỳ, gai dầu được trồng rộng rãi trong thế chiến II, nhất là vùng 
Trung Tây và Kentucky để phục vụ chiến tranh như đồng phục lính, vải, 
dây thừng, chãoNhững năm gần đây, Hoa Kỳ nhập khẩu các loại vải 
công nghiệp được làm từ sợi cây gai dầu đạt trung bình 2.900.000$/ năm. 
Từ năm 1998 có 10 tiểu bang mà pháp luật thông qua cho phép trồng cây 
gai dầu với mục đích nghiên cứu (Arkansas, California, Hawaii, Illinois, 
Minnesota, Montana, New Mexico, North Dakota và Virginia), vì thế nông 
dân vùng khác và hiệp hội gai dầu đang đấu tranh đòi quyền trồng rộng rãi 
cây này qua tuần lễ gai dầu (từ ngày 17-23/05/2010). 
Thị trường gai dầu hiện hành đối với doanh số bán hàng và xuất khẩu ở 
Bắc Mỹ ước tính là từ $ 50 - $ 100,000,000/năm, sản phẩm gai dầu sản 
xuất tại Canada chiếm 5% ngành dệt may nước này. 
3/Ảnh hưởng của việc trồng trọt, chế biến và sản xuất xơ sợi gai dầu tới môi 
trường và sức khoẻ con người. 
Việc trồng và chế biến cây gai dầu chủ yếu tác động thuận lợi, tích cực đến môi 
trường. Cây gai dầu giúp phân hủy sinh học nhờ khả năng hấp thụ các chất ô 
nhiễm như kim loại nặng. Ngoài ra, cây gai dầu tăng trưởng nhanh, cần ít hoặc 
không cần phân bón hóa học, giúp loại bỏ cỏ dại, do đó hạn chế việc dùng các 
loại thuốc trừ cỏ dại, gây hại cho môi trường. Bã cây gai dầu sau khi chế biến có 
thể dùng làm phân bón hữu cơ, , lá, hạt làm thức ăn gia súc, các chất bã còn 
được dùng trong sản xuất giấy, đồ gỗ. 
Về mặt tiêu cực, cũng giống như việc sản xuất các loại xơ libe khác, quá trình 
ngâm gai dầu đòi hỏi một lượng nước sạch lớn, sau đó nước này thải ra môi 
trường làm ô nhiễm, giảm oxy và hòa tan chất hữu cơ. Quá trình làm sạch và tái 
 10 
sinh nguồn nước ô nhiễm này đòi hỏi nhà máy phải chi một khoản tiền không nhỏ 
và ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm gai dầu. 
4/ Nghiên cứu thị trường: 
Tình hình xuất nhập – khẩu sợi gai dầu của thế giới và Việt nam thời gian 
qua (Nguồn: UN.statistic division, mã tài liệu: HS 2002) 
a/ Xơ gai dầu nguyên liệu đã qua chế biến, chưa kéo sợi, năm 2004-2007 
(USD): 
 Bảng 1: Các nước nhập khẩu chính 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Tây Ban Nha 13,192,011 45 
Ý 5,010,636 17,1 
Đức 4,207,200 14.4 
Cộng hòa Czech 4,013,386 13,7 
Vương Quốc Anh 2,881,386 9,8 
Tổng nhập khẩu 29,304,726 100 
Bảng 2: Các nước xuất khẩu chính 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Pháp 6,391,532 31,5 
Vương Quốc Anh 4,565,612 22,5 
Tây Ban Nha 4,130,000 20,4 
Trung Quốc 2,626,890 12,9 
Hà Lan 2,572,112 12,7 
Tổng xuất khẩu 20,286,146 100 
 11 
Bảng 3: Kim ngạch xuất – nhập khẩu xơ gai dầu đã qua chế biến, chưa kéo 
sợi của thế giới 2004 – 2007 (USD) 
Kim ngạch 2007 2006 2005 2004 
Nhập khẩu 12,809,184 10,706,393 10,495,482 11,216,558 
Xuất khẩu 6,939,182 5,675,563 8,482,333 9,823,501 
b/ Sợi gai dầu (sợi đơn) năm 2004-2007: 
 Bảng 4: Các nước nhập khẩu chính 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Tây ban nha 13,128,809 54,7 
Đức 3,511,000 14,6 
Ý 3,494,451 14,6 
Vương Quốc Anh 2,362,209 9,8 
Pháp 1,488,203 6,2 
Tổng 23,984,672 100 
Bảng 5:Các nước xuất khẩu chính 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Vương Quốc Anh 4,552,441 34,6 
Tây Ban Nha 4,068,300 30,9 
 12 
Trung Quốc 2,197,535 16,7 
Ý 1,245,649 9,5 
Thụy Sĩ 1,094,378 8,3 
Tổng 13,158,303 100 
Bảng 6: Kim ngạch XNK sợi gai dầu (sợi đơn) của thế giới 2004-2007(USD) 
Kim ngạch 2007 2006 2005 2004 
Nhập khẩu 10,444,583 7,403,348 6,625,819 8,097,732 
Xuất khẩu 5,833,833 4,184,989 3,070,274 5,145,005 
c/ Sợi gai dầu xe, năm 2004 - 2007: 
 Bảng 7:Các nước nhập khẩu chính (USD) 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Mỹ 3,945,823 27 
Bỉ 3,841,394 26,3 
Ý 3,398,526 23,3 
Nhật 1,847,241 12,7 
Hàn quốc 1,563,223 10,7 
Tổng 14,596,207 100 
 13 
Bảng 8: Các nước xuất khẩu chính trên thế giới 
Quốc gia Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 
Trung Quốc 10,657,580 61,0 
Ý 2,600,606 14,9 
Rumani 2,248,684 12,9 
Hồng công 1,313,179 7,5 
Bỉ 1,313,179 3,8 
Tổng 17,476,931 100 
Bảng 9:Kim ngạch XNK sợi gai dầu của thế giới 2004 – 2007(USD) 
Kim ngạch 2007 2006 2005 2004 
Nhập khẩu 5,284,665 5,592,548 5,515,467 9,313,648 
Xuất khẩu 4,522,679 5,435,637 4,217,706 7,191,905 
d/ Tình hình xuất nhập – khẩu sợi gai dầu của Việt Nam (USD) 
 Bảng 10: 
Kim ngạch 2004 2005 
Nhập khẩu 168 11,728 
Xuất khẩu - - 
Ban đầu ngành công nghiệp này phát triển, sau đó sụt giảm trong giai đoạn 
 14 
những năm sau 1960. Từ năm 1990 nhất là các nước vùng Đông Âu (thay 
đổi nền kinh tế tập trung), số lượng nhà máy sụt giảm do các nguyên nhân: 
1. Ngưng trợ cấp từ Nhà nước; 
2. Thời gian từ gieo hạt đến sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh là 6 tháng đến một 
năm. Điều này kéo dài thời gian quay vòng vốn, làm tăng chi phí; 
3. Sản phẩm từ vải gai dầu bị thay thế bởi các loại vải tổng hợp khác; 
4. Vải tổng hợp có giá thành rẻ hơn; 
5. Các nhà máy hạn chế thay thế và nhập mới máy móc thiết bị kéo sợi ảnh 
hưởng đến sản lượng s ... 10 phút 
600C 
600C x 45 phút 
X 
C 
 49 
 sấy khô 1000C 
2-d/ Đánh giá kết quả mẫu trong phòng thí nghiệm: 
Vải mộc sau khi được xử lý hoàn tất mẫu nhỏ trong phòng thí nghiệm chúng tôi 
nhận thấy vải mềm, bề mặt vải ráp hơn vải cotton, màu sắc đạt như mong muốn. 
V/Sản xuất mẫu lớn 
 1/ Các thiết bị sử dụng chuẩn bị, dệt nhuộm và hoàn tất 
- Máy xe: Hàn Quốc 
Máy mắc: Máy Yung Hung 300 – Hàn Quốc : 
- Máy hồ: Kawasaki – Nhật 
- Máy dệt: Dệt kiếm Picanol Gamma (Bỉ) 
- Máy đốt lông: Brugman – Henri Paulas (Đức) 
- Nấu tẩy: Brugman – Henri Paulas (Đức) 
- Máy nhuộm: Monfort (Pakistan) 
- Hồ mềm Monfort (Pakistan) 
- Máy phòng co: Sperotto – Rimar (Ý) 
- Máy cán bóng: Hàn Quốc 
2/ Các thông số trong từng công đoạn: 
2-1. Chuẩn bị và dệt: 
2-1a/ Công đoạn mắc hồ: 
Công đoạn mắc rất quan trọng, chất lượng mắc là một trong những yếu tố quyết 
định năng suất dệt và chất lượng vải Yêu cầu của công đoạn mắc: 
- Đảm bảo sự đồng đều về sức căng giữa các sợi. 
Đối với các mặt hàng thiết kế dùng sợi dọc là sợi đơn, chúng tôi đã thực hiện hồ sợi 
 50 
dọc. 
Bảng 25: Thông số công đoạn mắc 
Thông số 
Chỉ tiêu 
Đơn vị 
Mặt hàng 
HV1 và HV2 
Mặt hàng 
HV1 
Tổng số sợi mắc Sợi 4830 3840 
Số ống trên giàn mắc Ống 610 640 
Số trục mắc Trục 8 6 
Khổ rộng mắc Cm 160 160 
Sức căng của sợi G 12-17 25-27 
Tốc độ mắc M/phút 40 70 
Bảng 26: Các thông số của công đoạn hồ vải gai dầu pha visco 
Thông số Đơn vị Sợi dọc 48 Nm 
Đơn hồ Bột khoai mì:: 1.5 % 
prosize: 3.5% 
BMW : 3.5% 
Nhiệt độ 0C 90-95 
Tốc độ m/ph 45 
Lực ép Kgf/cm2 450 
 51 
Thông số sợi dọc Nm 48/1 (Chi số thực tế Nm = 47.7) trước và sau khi hồ: 
Chỉ tiêu 
Phương 
pháp thử 
Trước khi 
hồ 
Sau khi hồ 
Độ bền trung 
bình (cN) 
322.9 354 
Cv độ bền (%) 9.8 9.2 
Độ bền t. đối 
(cN/tex) 
15.5 17 
Độ bền kéo 
đứt 
Độ dãn đứt (%) 
ISO 2062-95 
4.8 3.5 
=> Sau khi hồ, độ bền đứt tăng lên , độ giãn đứt giảm. Tuy nhiên, mức độ giảm 
của độ giãn đứt không nhiều. Hiệu quả hồ như vậy là đạt. 
Sợi sau hồ vẫn mềm mại, giữ ẩm tốt, không bị dính vào nhau, các đầu xơ được 
bao dính vào sợi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dệt. 
2-1b/ Công đoạn dệt: 
Sợi gai dầu pha visco có độ dãn thấp, sợi cứng. Để thuận lợi cho quá trình dệt ta 
chọn dệt trên máy kiếm. Do máy dệt kiếm có độ mở miệng vải nhỏ thích hợp 
với các loại sợi có độ đàn hồi thấp. Đồng thời có thể linh hoạt điều chỉnh tốc độ 
máy cho phù hợp từng loại sợi và mật độ vải. 
Sợi gai dầu pha visco sẽ gây ra bụi, gồm có những mẫu xơ rất ngắn bị gãy,. 
Chúng gây nên ma sát sợi trong suốt quá trình dệt. Đây chính là nguyên nhân 
gây đứt sợi dọc, làm giảm năng xuất, chất lượng vải. 
 52 
Cần bố trí nhà xưởng tốt nhất để dệt vải từ sợi gai dầu pha visco là phải làm vệ 
sinh thường xuyên, lắp đặt hệ thống điều không và hút bụi hợp lí. 
Nhiệt độ phù hợp để dệt là 22 đến 250C, độ ẩm từ 75% đến 85%. 
Sau đây là các thông số trong công đoạn dệt: 
Bảng 27: Các thông số trong công đoạn dệt 
Thông số Đơn 
vị 
Máy dệt kiếm 
Tốc độ v/phút 400 
Sức căng sợi dọc gf 2-4 
Go bằng Độ 322 
Góc mở miệng vải Độ 25 
Đánh giá: 
- Tốc độ dệt đạt mức trung bình của máy kiếm 400 v/phút. 
- Năng suất trung bình 46 mét/ 1người/ 1ca (8h).(Hiệu xuất máy:60%) 
II-2. Công đoạn: Tiền xử lý – Nhuộm – Hoàn tất: 
+ Công đoạn tiền xử lý: 
Mục tiêu của giai đoạn này là loại bỏ bụi bẩn, định hình vải, tẩy trắng và đảm 
bảo tối đa việc ổn định kích thước, hạn chế sự co rút. Vải gai dầu thường được 
sử dụng với màu sắc tự nhiên, tuy nhiên để đạt độ bóng cần thiết thì cũng cần 
qua quá trình tẩy nhẹ. Quá trình này sử dụng tương tự như đối với vải lanh. Giai 
đoạn đầu của hoàn thiện là tẩy, sử dụng chất kiềm nhẹ, loại bỏ bụi bẩn tự nhiên, 
sáp, protein, keo pectin còn lại trong sợi. Sau khi tẩy và làm trắng, vải được sấy 
khô, định hình. Bình thường độ co rút tối đa chấp nhận được là 2,5% đối với sợi 
 53 
dọc và 1,5% đối với sợi ngang. Sấy vải gai dầu tương tự như sấy vải lanh. 
Công đoạn tiền xử lý vải gai dầu pha visco gồm các công đoạn đốt lông, rũ hồ, 
nấu, tẩy. 
 1. Đốt lông: 
Vì gai dầu pha visco là xơ ngắn nên cần phải đốt lông nhằm loại bỏ các đầu xơ 
trên mặt vải, đồng thời cũng để tăng tính thẩm mỹ, làm cho vải có cảm giác sờ 
tay mịn màng, mặt vải sáng và thuận lợi cho các quá trình gia công tiếp sau. 
Vải mộc sau khi kiểm tra: 
- Đưa vải qua trục sấy khô, độ ẩm trong vải sẽ đồng đều làm cho quá trình đốt 
lông đều hơn. 
- Đốt đầu xơ trên máy đốt khí (đốt cả hai mặt) 
 Bảng 28 
Mặt hàng Đơn vị Tốc độ đốt 
Mặt hàng mỏng 
HV1 
m/phút 45 
Mặt hàng vừa 
HV2 
m/phút 40 
Mặt hàng dày 
HV3 
m/phút 36 
- Sau khi đốt lông, ngâm vải vào nước ấm ( để dập tàn lửa ), giặt ép vải trong 
máng. 
 2. Rũ hồ, nấu, tẩy: 
Trong công nghệ dệt vải, hầu hết các sợi dọc đơn đều được hồ để tăng độ bền và 
 54 
giảm độ xù lông, giảm hiện tượng tĩnh điện khi dệt cho sợi dọc. 
Trước khi tẩy trắng, nhuộm cần phải loại bỏ sạch hồ để vải mềm mại, có độ mao 
dẫn tốt, để tẩy trắng và nhuộm đều. Lượng hồ còn dư phải nhỏ hơn 0.1%. 
Sợi gai dầu pha visco ngoài thành phần chính là xenlulo còn chứa một lượng lớn 
các chất keo, sáp và các tạp chất khác. Việc loại bỏ các chất không phải xenlulo 
ra khỏi vải là khâu quan trọng nhất đối với quá trình xử lý vải từ xơ libe nói 
chung và xơ gai dầu nói riêng. Vì vậy, công đoạn nấu tẩy có tính chất quyết định 
đến chất lượng vải. Sau khi rũ hồ, trên vải vẫn còn lại các tạp chất thiên nhiên và 
một phần hồ chưa được rũ sạch. Quá trình nấu nhằm loại trừ phần hồ còn lại và 
đại bộ phận các tạp chất thiên nhiên. Nhờ vậy, sau khi nấu vải sẽ có độ mao dẫn 
và khả năng thấm ướt, khả năng hấp phụ thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm và đẹp 
hơn. 
Sau khi nấu, tuy đại bộ phận các tạp chất đã bị phá hủy nhưng vải còn vàng vì 
trên vải chứa các hợp chất màu tự nhiên. Để làm tăng độ trắng của vải người ta 
thường dùng đến quá trình tẩy. 
Tùy yêu cầu về mức độ trắng của vải mà dùng hàm lượng chất tẩy phù hợp. 
Thành phần không phải cellulose trong xơ gai dầu nhiều hơn trong xơ cotton vì 
vậy quá trình tẩy gai dầu cũng khó khăn hơn. 
Không giống cotton, gai dầu chứa một lượng lignin (thành phần hóa học của 
lignin thuộc về loại hợp chất thơm và có chứa nhóm hydroxyl, metoxyl và cả 
cacboxyl với cấu tạo mạch vòng phức tạp). Thành phần này có thể được tẩy 
bằng sodium chlorite hoặc hypochlorite, hydroperoxit. 
Đơn rũ hồ nấu, tẩy 
H2O2 (50%) :20.0 (g/l) 
NaOH (340Be) : 25.0 (g/l) 
Avcoblank Jet : 4.0 (g/l) 
 55 
(Chất ngấm) 
Avco Stabilize HSF : 3.0 (g/l) 
(Chất ổn định) 
Vận tốc : 30 (m/phút) 
Mức ngấm ép : 80 (%) 
Nhiệt độ : 98 (0C) 
Vải sau khi rũ hồ, nấu, tẩy trắng phải được kiểm tra độ sạch hồ. Hóa chất dùng 
để kiểm tra là dung dịch chứa 3 g/l kali iodua (KI), 0.3g/l iot (I2). Nhỏ dung dịch 
này lên vải đã rũ hồ, màu của dung dịch thể hiện: 
- Màu vàng nâu: vải sạch hồ 
- Màu đỏ tím: còn chứa hồ, chưa phân hủy hết hoàn toàn, phải xử lý 
lại. 
- Màu xanh: còn chứa nhiều hồ, phải xử lý lại. 
Định hình sau khi đốt lông, rũ hồ: 
Vải sau khi tiền xử lý được đem đi định hình ở điều kiện 
 - Nhiệt độ sấy : 1250C 
 - Tốc độ : 45 m/phút 
 - Mức ép : 60% 
Mục đích làm cho vải ổn định khổ và bề mặt phẳng trước khi nhuộm 
 + Nhuộm: 
. Nhuộm vải gai dầu pha visco 
Phương pháp nhuộm: cuộn ủ lạnh (Cold pad batch): 
Vải gai dầu pha visco gồm hai thành phần đều có gốc xenlulo nên được nhuộm 
theo quy trình, công thức nhuộm tương tự như cotton. Chúng có thể được nhuộm 
 56 
với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau ( thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn 
nguyên, thuốc nhuộm hoạt tính). Ở đây, chúng tôi sử dụng thuốc nhuộm hoạt 
tính. Thuốc nhuộm này cho màu rất tươi và có độ bền màu tốt. 
Sau khi cho vải ngấm ép qua dung dịch thuốc nhuộm thì được cuộn ngay vào trục, 
bên ngoài bọc kỹ bằng màng nhựa kín, quay chậm (10m/phút) và liên tục trong 
12-24 giờ (tùy màu đậm hay nhạt), ở nhiệt độ phòng. 
Gai dầu pha visco hấp thu thuốc nhuộm rất nhanh nhưng không thấm sâu nên vải 
dễ đạt độ bền màu cao đối với những màu nhạt. 
Vải có thể được nhuộm với nhiều loại thuốc nhuộm khác nhau ( thuốc nhuộm trực 
tiếp, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm bazơ). Ở đây, chúng tôi sử dụng 
thuốc nhuộm hoạt tính. Thuốc nhuộm này cho màu rất tươi và có độ bền màu cao. 
Đơn nhuộm 
 Màu xanh đậm: 
Drimaren Yellow CL2R: 2.3 g/l 
Drimaren Navy CLR70%: 25.0 g/l 
Cibacron Black WNN: 28.0 g/l 
Sodium Silicate (480Be): 55.0 g/l 
NaOH(340Be): 15.0 g/l 
Leonin EH: 1.0 g/l 
(Chất ngấm và chống tạo bọt) 
Mức ngấm ép: 52% 
Cuộn ủ nhiệt độ phòng sau thời gian 20 giờ. 
Màu xanh nhạt : 
Drimaren Yellow CL2R: 0.02 g/l 
 57 
Drimaren Navy CLR70%: 0.5 g/l 
Sodium Silicate (480Be): 55.0 g/l 
NaOH(340Be): 7.5 g/l 
Leonin EH: 1.0 g/l 
(Chất ngấm và chống tạo bọt) 
Mức ngấm ép: 52% 
Cuộn ủ nhiệt độ phòng sau thời gian 14 giờ. 
+ Hoàn tất: 
1. Làm mềm: 
Đơn hồ mềm: 
+Đối với vải may mặc: 
 -Ultratex FMW (Micro silicone) – Ciba : 13 g/l 
-Avco Elastogum 78 (Macro silicone) – Avco : 13 g/l 
 + Đối với vải trang trí nội thất: 
-Hồ mềm axit béo 20 g/l 
Chất làm mềm Micro silicone có tác dụng làm mềm bên trong lõi xơ, hồ Macro 
solicone có tác dụng làm mềm bề mặt vải. Hai chất làm mềm này có tác dụng làm 
cho vải mềm, mượt, có tính đàn hồi. Các hợp chất silicon có nhóm chức amin là 
nhóm chất làm mềm silicon cao phân tử mới nhất, không chỉ tạo độ mềm mại cho 
vải mà còn có tác dụng nâng cao góc hồi nhàu, tạo cảm giác sờ tay tốt hơn. 
2. Định hình nhiệt: 
Vải sau khi cho qua dung dịch làm mềm thì được văng sấy, định hình: 
 - Nhiệt độ : 1250C 
 58 
 - Tốc độ : 40 m/phút 
 - Mức ép : 60% 
3. Xử lý phòng co cơ học: 
Quá trình xử lý phòng co cơ học là một công đọan rất quan trọng để giảm độ co 
của vải, giữ cho kích thước và mật độ vải đạt độ ổn định cao, loại trừ các biến 
dạng do các quá trình trước tạo ra. Vải giữ được hình dạng cả sau khi nhiều lần sử 
dụng. Ở đây, chúng tôi sử dụng phương pháp phòng co cơ học trên máy 
Sanforizer - Sperotto – Rimar (Ý). 
 - Nhiệt độ : 1250C 
 - Tốc độ : 60 m/phút 
- Độ ép bành cao su : 8mm 
4. Cán nóng 
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình nhằm làm tăng độ bóng, tăng giá 
trị thương phẩm cho các loại vải dệt từ sợi thiên nhiên, đặc biệt làm giảm đáng kể 
sự thô nhám của vải gai dầu. Ở đây chúng tôi cán nóng vải trên máy cán của Hàn 
Quốc 
 59 
Kết quả thí nghiệm vải thành phẩm: 
Mặt hàng vải gai dầu pha visco HV 1: 
Bảng 29. Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu chất lượng của vải gai dầu pha visco 1 
TT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị HV 3 Yêu cầu Kết luận 
Sự thay đổi kích thước sau 
giặt: (ISO 6330-00) 
 + Dọc -2.4 4.0 Đạt 1 
 + Ngang 
% 
-2.8 4.0 Đạt 
Độ bền màu giặt (ISO 105 –C06 A1S-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 2 
 +Dây màu 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi acid (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 3 
 +Dây màu 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi kiềm (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 4 
 +Dây màu 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
Độ bền màu ma sát (ISO 105-X12-01) 
+Khô 4-5 4 Đạt 5 
+Ướt 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
6 Hàm lượng formaldehyde 
Không 
phát 
hiện 
(ISO 14184-1-
98) 
 60 
Mặt hàng vải gai dầu pha visco HV 2: 
Bảng 30. Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu chất lượng của vải gai dầu pha visco HV2 
TT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị HV 3 Yêu cầu Kết luận 
Sự thay đổi kích thước sau 
giặt: (ISO 6330-00) 
 + Dọc -2.3 4.0 Đạt 1 
 + Ngang 
% 
-1.2 4.0 Đạt 
Độ bền màu giặt (ISO 105 –C06 A1S-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 2 
 +Dây màu 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi acid (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 3 
 +Dây màu 
Cấp 
4 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi kiềm (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4-5 4 Đạt 4 
 +Dây màu 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
Độ bền màu ma sát (ISO 105-X12-01) 
+Khô 4-5 4 Đạt 5 
+Ướt 
Cấp 
4-5 4 Đạt 
6 Hàm lượng formaldehyde Không phát hiện 
(ISO 14184-1-
98) 
 61 
Mặt hàng vải gai dầu pha visco HV 3: 
Bảng 31. Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu chất lượng của vải gai dầu pha visco 
HV3 
TT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị HV 3 Yêu cầu Kết luận 
Sự thay đổi kích thước sau giặt: (ISO 6330-00) 
 + Dọc 1.3 4.0 Đạt 1 
 + Ngang 
% 
2.5 4.0 Đạt 
Độ bền màu giặt (ISO 105 –C06 A1S-94) 
 +Phai màu 4 4 Đạt 2 
 +Dây màu 
Cấp 
 4-5 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi acid (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4 4 Đạt 3 
 +Dây màu 
Cấp 
4-
5 4 Đạt 
Độ bền màu mồ hôi kiềm (ISO 105 –E04-94) 
 +Phai màu 4 4 Đạt 4 
 +Dây màu 
Cấp 
4-
5 4 Đạt 
Độ bền màu ma sát (ISO 105-X12-01) 
+Khô 4-5 4 Đạt 5 
+Ướt 
Cấp 
4-
5 4 Đạt 
6 Độ bền màu ánh sáng Cấp 4-5 4 Đạt 
6 Hàm lượng formaldehyde Không phát hiện 
(ISO 14184-1-
98) 
 62 
 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ và BÌNH LUẬN 
- Đã thiết kế được quy trình công nghệ phù hợp để triển khai sản xuất mặt hàng 
vải gai dầu pha visco 
- Đã sản xuất 03 mặt hàng ( mỏng, trung bình, vải dày) dùng trong may mặc và 
trang trí nội thất đạt các chỉ tiêu chất lượng 
Đã tạo ra một mặt hàng mới cho thị trường may mặc nội địa. Giới thiệu thêm cho 
người tiêu dùng một loại vải thiên nhiên cao cấp, rất thân thiện với môi trường. Góp 
phần làm phong phú thêm cho chủng loại hàng may mặc từ sợi thiên nhiên .Việt 
Nam là nước nông nghiệp, có lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên đất đai 
rộng và chưa được tận dụng hết. Chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển ngành 
trồng lanh và trồng cây gai dầu như một loại cây công nghiệp. Vừa để cung cấp 
nguồn nguyên liệu xơ, sợi cho ngành sợi dệt, giảm tình trạng nhập khẩu 100% xơ 
lanh, gai như hiện nay. Đồng thời cung cấp được nguyên liệu cho một loạt ngành 
liên quan như hạt cây để ép dầu, thân cây làm bột giấy, hoa và lá cây gai dầu dùng 
làm thuốc, mỹ phẩm 
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ 
Đề tài đã hoàn thành đạt kế hoạch thời gian và đạt mục tiêu đề tài với quy trình công 
nghệ tương đối hoàn chỉnh cho việc triển khai sản xuất, vải đạt yêu cầu chất lượng, và 
có hiệu quả về mặt kinh tế tuy nhiên để triển khai sản xuất trên quy mô lớn, đáp ứng 
nhu cầu thị trường thì cần được tiếp tục nghiên cứu để mặt hàng được hoàn thiện tốt 
hơn, vải đạt được độ mềm mại quyến rũ và được người tiêu dùng đón nhận một cách 
rộng rãi. 
 Ngày 10 tháng 12 năm 2010 
 Cơ Quan Chủ trì Đề tài Chủ nhiệm Đề tài 
 Nguyễn Anh Kiệt Bùi Thị Chuyên 
 63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Thiết kế mặt hàng vải dệt thoi, tác giả - Nguyễn Công Toàn, NXB – ĐHQG Tp. 
HCM, 2002. 
2/ Công nghệ hóa học sợi dệt, tác giả - TS. Cao Hữu Trượng, NXB – ĐH Bách Khoa 
Hà Nội 
3/ Kỹ thuật nhuộm, in hoa và hoàn tất vật liệu dệt– nhiều tác giả, NXB – KH và KT Hà 
Nội 2004 
4/ Textile Finishing, A complete Guide, Professor Pierre Viallier, Edition High Tex 
5/ Website: www.unstats.un.org (Tra cứu kim ngạch xuất nhập khẩu cây gai dầu) 
6/ Website www.fibtex.lodz.pl (Tra cứu về các tính chất sợi cây gai dầu) 
8) Website:  Tra cứu đặc tính của cây gai dầu 
9) Website:  Tìm hiểu các sản phẩm làm từ cây cây gai 
dầu. 
10) Website:  Tra cứu tính chất và sự khác biệt giữa cây 
cây gai dầu và cây cần sa. 
11)Website
.html: tra cứu tính chất pháp lý của cây hemp khi được trồng phổ biến. 
12) Website:  sản phẩm may mặc, ứng 
dụng từ cây cây gai dầu. 
13) Website: 
overview/: khái quát chung về cây cây gai dầu 
. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_cong_nghe_det_nhuom_hoan_tat_vai_may_mac.pdf