Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT

MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.1. Tìm hiểu sơ nét về công ty

Hình 1.1: Trụ sở chính công ty dệt may – đầu tƯ – thƯơng mại Thành Công.

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (Thành Công

Group) một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam. Với một quy trình

sản suất theo chiều dọc, nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải

dệt, vải đan và các loại sản phẩm may mặc, được tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng

trên khắp thế giới. Chiến lược phát triển của Thành Công đảm bảo rằng chất lượng và

thời gian được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất.

Sản phẩm của công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công đã được

phân phối tới các khách hàng ở nhiều nước trên thế giới. Với doanh thu hàng năm là

2000 tỷ đồng, Công ty Thành Công là một đối tác đáng tin cậy cho tất cả khách hàng

muốn hơp tác làm ăn.

Có thể nói rằng với bước ngoặt quan trọng này, Thành Công, lại một lần nữa là

một trong những doanh nghiệp dệt may đầu tiên hợp tác và huy động vốn cũng như

kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tên công ty : Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công.Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư

thương mại Thành Công

-Trang 2-

- Địa chỉ: Trụ sở chính: 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, thành phố

Hồ Chí Minh.

- Địa chỉ: Chi nhánh Hà Nội: Phòng 808, 25 Bà Triệu, thành phố Hà Nội.

pdf 117 trang yennguyen 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công

Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 
    
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 
DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – 
ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 
  GVHD: Nguyễn Xuân Quỳnh Như 
  Nhóm sinh viên thực tập lớp 08 CDMT: 
 1. Phan Trung Bình (3009080006) 
 2. Trần Thế Ái Diễm (3009080012) 
 3. Võ Tấn Lợi (3009080052) 
 4. Đỗ Minh Tùng (3009080107) 
 5. Đỗ Phạm Minh Bằng (3009080003) 
TP. HCM, 04/2011 
NHẬN XÉT CỦA QUÝ CÔNG TY 
NƠI SINH VIÊN THỰC TẬP 
   
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 Xác nhận của đơn vị - nơi sinh viên thực tập 
 Tp.HCM, NgàyThángNăm 
I 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 
   
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn 
 Tp.HCM, NgàyThángNăm 
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 
   
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 ................................................................................................................. 
 Xác nhận của giáo viên phản biện 
 Tp.HCM, NgàyThángNăm 
LỜI CẢM ƠN 
   
Trong tám tuần thực tập tại hệ thống xử lý nƣớc thải dệt nhuộm công ty Thành 
Công đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi tìm hiểu và học hỏi. Hơn thế nữa qua thời gian 
học tập giúp chúng tôi kiểm tra và áp dụng những kiến thức đã học sau 3 năm học bên 
cạnh đó học hỏi thêm rất nhiều điều trong thực tế. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Xuân Quỳnh Nhƣ đã hƣớng dẫn và 
giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Cùng toàn thể thầy 
cô Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trƣờng – Trƣờng Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM 
đã giảng dạy, chỉ bảo và truyền đạt nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quí báu cho 
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. 
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc và các anh 
trong công ty, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Hữu đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ chúng tôi 
trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty. Kính chúc các anh luôn dồi dào sức khỏe và 
thành công trong mọi lĩnh vực. Kính chúc quý công ty ngày càng phát triển vững mạnh. 
Mặc dù đã nổ lực hết mình nhƣng do khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên 
chúng tôi không thể tránh khỏi sai sót trong khi thực hiện đề tài. Chúng tôi kính mong 
quý thầy cô chỉ dẫn, giúp đỡ chúng tôi để ngày càng hoàn thiện hơn vốn kiến thức của 
mình và có thể tự tin bƣớc vào cuộc sống với vốn kiến thức mình có đƣợc trong suốt 
thời gian học tập tại trƣờng. 
 Nhóm sinh viên thực tập 
1. Phan Trung Bình 
2. Trần Thế Ái Diễm 
3. Đỗ Minh Tùng 
4. Võ Tấn Lợi 
5. Đỗ Phạm Minh Bằng 
i 
LỜI NÓI ĐẦU 
   
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng là chủ đề 
tập trung sự quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới. 
Một trong những vấn đề đặt ra cho các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam 
là cải thiện môi trƣờng ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển 
hình nhƣ các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ 
thực vật, y dƣợc, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển 
mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. 
Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhƣng nó chỉ mới hình 
thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nƣớc ta. Trong những năm gần đây, nhờ chính 
sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nƣớc, 40 doanh nghiệp tƣ 
nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt 
động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải 
quyết việc làm và phù hợp với những nƣớc đang phát triển không có nền công nghiệp 
nặng phát triển mạnh nhƣ nƣớc ta. Hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ở nƣớc ta 
đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải hoàn chỉnh, mà ta đang có xu hƣớng thải trực tiếp 
ra sông suối ao hồ loại nƣớc thải này có độ kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc 
hại đối với loài thủy sinh. 
Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài tìm hiểu công nghệ xử lý nƣớc 
thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tƣ thƣơng mại Thành Công. 
Trong quá trình thực tập, nhóm chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót. Kính 
mong quý thầy cô và các anh trong công ty, các bạn góp ý để đề tài đƣợc hoàn thiện 
hơn. 
ii 
MỤC LỤC 
   
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. Trang ii 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – 
THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 
1.1.1. Tìm hiểu sơ nét về công ty................................................................... Trang 01 
1.1.2. Lịch sử hình thành ............................................................................... Trang 02 
1.1.3. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... Trang 02 
1.2. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, PHƢƠNG CHÂM 
1.2.1. Tầm nhìn .............................................................................................. Trang 03 
1.2.2. Sứ mạng ............................................................................................... Trang 04 
1.2.3. Phƣơng châm ....................................................................................... Trang 04 
1.3. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 
1.3.1. Đối với cộng đồng ............................................................................... Trang 04 
1.3.2. Đối với nhân viên ................................................................................ Trang 04 
1.3.3. Đối với môi trƣờng .............................................................................. Trang 04 
1.3.4. Chính sách môi trƣờng ........................................................................ Trang 05 
1.3.5. Chính sách tiếp thị có trách nhiệm ...................................................... Trang 06 
CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI 
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH CÔNG 
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 
2.1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt nhuộm ............................................. Trang 07 
2.1.2. Nguồn phát sinh, thành phần tính chất nƣớc thải dệt nhuộm .............. Trang 09 
2.2. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƢỜNG 
2.2.1. Ô nhiễm nƣớc thải ............................................................................... Trang 10 
iii 
2.2.2. Các nhóm độc hại chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải dệt nhuộm ................ Trang 10 
2.3. QUY CHUẨN ÁP DỤNG TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 
2.3.1. Phạm vi điều chỉnh .............................................................................. Trang 11 
2.3.2. Đối tƣợng áp dụng ............................................................................... Trang 11 
2.3.3. Giải thích thuật ngữ ............................................................................. Trang 11 
2.3.4. Tiêu chuẩn viện dẫn ............................................................................. Trang 12 
2.3.5. Quy định kỹ thuật ................................................................................ Trang 12 
2.3.5.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp dệt 
may................................................................................................................. Trang 12 
2.3.5.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép 
 ....................................................................................................................... Trang 13 
CHƯƠNG 3 : CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI HỆ 
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU 
TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 
3.1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 
3.1.1. Sơ đồ công nghệ .................................................................................. Trang 15 
3.1.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ ............................................................. Trang 17 
3.2. MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH 
3.2.1. Song chắn rác ....................................................................................... Trang 20 
3.2.2. Bể gom ................................................................................................. Trang 20 
3.2.3. Máy tách rác ........................................................................................ Trang 21 
3.2.4. Hệ thống giải nhiệt............................................................................... Trang 22 
3.2.5. Bể điều hòa .......................................................................................... Trang 23 
3.2.6. Kênh đo lƣu lƣợng ............................................................................... Trang 25 
3.2.7. Bể khuấy trộn ....................................................................................... Trang 26 
3.2.8. Bể lắng Semultech ............................................................................... Trang 28 
iv 
3.2.9. Bể Aerotank ......................................................................................... Trang 29 
3.2.10. Bể lắng thứ cấp .................................................................................. Trang 31 
3.2.11. Bể phân hủy bùn ................................................................................ Trang 33 
3.2.12. Bể khuấy trộn hóa lý lần 2 ................................................................. Trang 34 
3.2.13. Bể sau lắng ......................................................................................... Trang 35 
3.2.14. Hệ thống lọc ....................................................................................... Trang 36 
3.2.15. Máy ép bùn ........................................................................................ Trang 37 
3.2.16. Bể chứa nƣớc đầu ra và nguồn tiếp nhận........................................... Trang 39 
3.2.17. Bảng tóm tắt về chức năng và chế độ hoạt động các hạng mục công trình 
 ....................................................................................................................... Trang 40 
CHƯƠNG 4 : CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT HỆ 
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 
4.1. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH 
4.1.1. Hƣớng dẫn sử dụng thiết bị điều khiển................................................ Trang 44 
4.1.1.1. Vận hành  ... 78 28 150 135 45 
17 127 54 40 150 135 45 
18 124 60.8 33 150 135 45 
19 136 58.6 31 150 135 45 
20 139 46 39 150 135 45 
21 147 45 16 150 135 45 
22 148 59 39 150 135 45 
23 137 60 33 150 135 45 
24 135 41.5 33 150 135 45 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 88- 
0
20
40
60
80
100
120
140
160
0 5 10 15 20 25 30
ngày
P
t-
C
o
,m
g
/l
độ màu
COD
BOD
đường chuẩn độ màu
đường chuẩn COD
đường chuẩn BOD
Hình 6.16: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên về độ màu, COD, BOD. 
Nhận xét: 
Về độ màu: Có sự dao động không lớn lắm giữa các thông số độ màu, nhìn chung độ 
màu sau xử lý đều đạt QCVN 13:2008/BTNMT. Độ màu cao 148 Pt-Co, độ màu thấp 
nhất 115 Pt-Co. 
Về COD: Nồng độ COD cao nhất là 78 mg/l. Thấp nhất là 35 mg/l. 
Về BOD: Nồng độ BOD cao nhất 40 mg/l. Thấp nhất là 16 mg/l. 
6.1.5. Quy trình định lƣợng hoá chất trong quá trình xử lý mẫu 
Sau khi thực hiện thí nghiệm Jatest ở trên, các thông số được hệ thống điều khiển 
bằng cách quy đổi theo công thức: 
Lưu lượng công nghệ x lưu lượng xử lý trong 1 giờ = lượng hóa chất cần trong 1 giờ 
xử lý. 
Sau đó căn cứ vào bảng tra quy đổi giữa lượng cấp thông số cài đặt và định 
lượng. Bảng tra do nhân viên vận hành thiết lập qua nhiều lần tính toán trong quá trình 
vận hành. 
1. Đo lưu lượng của bơm cấp tại chỉ số % trên máy tính ở nút bơm 1 9 trong 1 
giờ. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 89- 
2. Xác định lượng hoá chất cần cung cấp để xử lý trong 1giờ. Lấy lượng hoá chất 
(ml) tối ưu để keo tụ trong 1 lít nước thải (test mẫu) nhân với lưu lượng nước 
thải xử lý (m
3
/h). 
S
T
T 
Tên hoá 
chất 
Test (l/m
3
) Lưu lượng 
nước xử lý 
(m
3
/h) 
Lưu lượng hoá 
chất cần cấp 
(l/h) 
1 Acid 0.2 200 40 
2 Phèn 0.2 200 40 
3 PAC 0.12 200 24 
4 Khử 
màu 
0.5 200 100 
Ta đã có lưu lượng hoá chất cần thiết cho từng loại hoá chất phải cấp cho 1 giờ 
xử lý với lưu lượng là 200 m
3
/h. 
Ví dụ: Nút bơm là số 4: 15% hoá chất đo thực tế được 1 lít hoá chất khử màu thì 
mất 25 s. Khi đó 1 giờ bơm sẽ cấp được 144 lít/hoá chất. 
Như vậy không thể dung nút số 4 để cấp hoá chất khử màu này được mà phải 
hiệu chỉnh giảm chỉ số cấp hay giảm nút bơm, để làm sao lượng hoá cấp vừa đúng 100 
lít hoá chất khử màu trong 1 giờ ở lưu lượng 200 m
3
/h. 
6.1.6. Bơm định lƣợng 
Hình 6.17: Bơm định lƣợng (có nút bơm). 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 90- 
Bơm định lượng axit H2SO4 và bơm định lượng kiềm NaOH sẽ tự động hoạt 
động khi giá trị pH đo được lớn hơn giá trị đặt của nó (thông thường giá trị đặt là 7,5). 
 Bơm định lượng phèn: căn cứ vào hàm lượng cặn lơ lửng (xác định thông qua 
giá trị độ dẫn) và lưu lượng nước thải bơm vào bể, bơm định lượng phèn sẽ hoạt động 
và điều chỉnh lượng phèn vào bể khuấy trộn. Lượng phèn được bổ sung phải thích hợp 
dựa trên tính toán để hiệu suất xử lý cao nhất, hóa chất không bị dư. Lượng phèn sử 
dụng phải hợp lý và cân đối giữa hiệu quả xử lý, tỷ lệ hóa lý, sinh học và chi phí hóa 
chất. nếu lượng phèn sử dụng quá cao, hiệu quả xử lý hóa lý chiếm tỷ lệ lớn, đến giai 
đoạn xử lý sinh học không đủ bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh phát triển thì sẽ dẫn đến 
hiệu quả xử lý sinh học giảm sút, đồng thời chi phí hóa chất lại cao hơn. 
6.1.7. Vệ sinh máng răng cƣa tại bể lắng thứ cấp 
 Việc vệ sinh máng răng cưa tại bể lắng thứ cấp là vớt các váng nổi trên mặt nước 
và vớt các váng nổi, rêu bám vào máng răng cưa nhằm mục đích cho nước sau khi lắng 
dễ dàng chảy qua máng răng cưa không bị ngăn cản bởi rêu và các mảng váng nổi. 
Hình 6.18: Vệ sinh máng răng cƣa. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 91- 
6.1.8. Một số phân tích định kỳ 
6.1.8.1. Phân tích tổng nitơ 
1/ Chuẩn bị mẫu: 
 Mở nắp 2 test mẫu có ký hiệu TN Hydroxide, LR digestion và đổ vào mỗi test 
một gói Vario TN Persulfate paver. 
 Thêm 2 ml nước khử ion vào một test để làm mẫu trắng. 
 Thêm 2 ml mẫu cần phân tích vào test. 
 Đậy nắp lại và lắc đều test mẫu. 
 Cho vào máy phản ứng nung trong vòng 30 phút ở 100 0 C. 
 Sau 30 phút lấy mẫu ra khỏi máy, để nguội đến nhiệt độ phòng. 
 Mở nắp các test mẫu ra và cho vào mỗi test 1 gói Vario TN Regent Apower. 
 Đóng nắp các test lại, lắc nhẹ. Đồng thời bật máy so màu lên chọn chương trình 
[2] [8] [0] sau đó nhấn phím enter. Đợi hỗn hợp phản ứng trong vòng 3 phút. 
 Mở nắp các test mẫu ra và cho vào mỗi test 1 gói gói Vario TN Regent Bpower. 
Đồng thời nhấn phím enter trên máy so màu. Đợi hỗn hợp phản ứng trong vòng 2 
phút. 
2/ Đo giá trị phân tích: 
 Mở nắp 2 test mẫu có lý hiệu TN Acid LR/HR (Reagent C). 
 Thêm 2 ml mẫu trắng (đã chuẩn bị ở trên) vào một test và thêm 2 ml mẫu vào test 
còn lại. Đậy nắp lại và lắc đều hỗn hợp. 
 Để mẫu trắng vào vị trí đo và nhấn phím zero, đợi trong vòng 5 phút. 
 Lấy mẫu trắng ra và thay vào mẫu cần đo. Nhấn phím test. Đọc và ghi lại kết quả 
phân tích. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 92- 
6.1.8.2. Phân tích phospho tổng số 
 Mở nắp một test có ký hiệu digestion tube PO4-P Acid reagent thêm vào 5 ml 
mẫu câng phân tích vào. 
 Đổ thêm 1 gói Vario Potasium Persulfate F10power. Đậy nắp lại và lắc đều. 
 Sau 30 phút lấy ra để nguội đến nhiệt độ phòng. 
 Mở nắp test mẫu ra thêm vào 2 ml 1.54 N Sodium Hydroxide Solution. Đóng nắp 
lại và lắc đều. 
 Đồng thời bật máy so màu lên và chọn chương trình [3] [2] [6]. 
 Cho test mẫu vào máy so màu và nhấn phím zero. 
 Sau đó lấy test mẫu ra và cho thêm 1 gói Vario phos 3F10 power. Đóng nắp lại 
và lắc đều trong khoảng 15 giây. 
 Cho test mẫu vào máy so màu và nhấn phím test. Đợi trong vòng 2 phút. Đọc và 
ghi lại kết quả phân tích. 
6.1.9. Pha trộn hóa chất 
 Hóa chất sử dụng trong xử lý gồm có axit, phèn sắt, PAC, PAA và chất khử màu. 
Các loại hóa chất như axit, phèn sắt và khử màu đều được pha trộn sẵn từ bên ngoài và 
được chở đến bằng các xe bồn (đối với axit và phèn sắt). 
 Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Thành Công có nhà pha hóa chất dùng để 
pha PAC và PAA. 
Hình 6.19: Bồn đo lƣợng chất khử màu. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 93- 
Hình 6.20: Bồn đựng hóa chất khử màu. 
Hinh 6.21: Bồn chứa hóa chất PAC. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 94- 
Hình 6.22: Các bồn dùng để pha hóa chất PAC và PAA. 
Hình 6.23: Thiết bị quạt hút mới đƣợc lắp đặt tại hệ thống 
 giải nhiệt phía trên bể điều hòa. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 95- 
 6.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Qua hai tháng thực tập tại hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Thành Công, 
chúng tôi đã làm quen được với môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức quản lý công 
việc, tinh thần làm việc và sự phối hợp trong công việc của các nhân viên trong hệ 
thống xử lý nước thải. Chúng tôi đã nắm được cũng như đã chấp hành đúng những quy 
định trong nội quy của công ty. Ở đây, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều điều mà ở 
nhà trường chúng tôi chưa biết được. Và chúng tôi có thể tự tin rằng sau thời gian thực 
tập ở công ty, chúng tôi có thể vận hành các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm có 
tính chất tương tự. 
Cụ thể như việc tiến hành thao tác thí nghiệm Jartest ngay trong hệ thống phòng 
thí nghiệm đã giúp chúng tôi củng cố thêm kiến thức và làm quen dần với việc sử 
dụng với các thiết bị và máy móc hiện đại và đạt độ chuẩn xác cao tại đây. Việc từ kết 
quả thí nghiệm xem cốc nước nào trong nhất đến việc lập đơn công nghệ và nhập 
thông số vào dữ liệu máy tính dựa theo bảng quy đổi do nhân viên vận hành thiết lập 
để điều chỉnh lưu lượng hóa chất cho bơm định lượng đã giúp chúng tôi học hỏi rất 
nhiều bởi tính chuyên nghiệp và áp dụng cách vận hành hệ thống một cách hoàn toàn 
tự động. 
 Nói chung qua đợt thực tập này chúng tôi đã học tập được tính kỷ luật khi làm 
việc, tác phong công nghiệp, sự khẩn trương cùng với thái độ nghiêm túc và đòi hỏi độ 
chính xác cao trong công việc. Kiến thức thực tế là kiến thức không phải được ghi 
trong sách vở mà đó chính là những gì chúng ta học được từ cái hay của người khác – 
cái mà họ áp dụng trong một điều kiện làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là những 
trải nghiệm, những bài học quý báu chỉ có thực tiễn mới chỉ bảo và chúng tôi tin rằng 
chúng tôi sẽ có thể làm được như cách mà các nhân viên vận hành ở đây đã từng làm. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 96- 
CHƢƠNG 7. KIẾN NGHỊ TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 
7.1. NHÌN NHẬN CHUNG VỀ NHỮNG ƢU NHƢỢC ĐIỂM TẠI HỆ THỐNG 
XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM THÀNH CÔNG 
7.1.1. Những ƣu điểm đƣợc nhìn nhận: 
- Các thiết bị và máy móc dùng cho việc thí nghiệm, kiểm tra độ màu, COD, BOD5 rất 
hiện đại và đem lại độ chính xác cao. 
- Dụng cụ thí nghiệm đầy đủ và đảm bảo về độ bền sử dụng cao. 
- Bể phân hủy bùn có chức năng phân hủy và giảm bớt lượng bùn thải ra giúp tiết kiệm 
chi phí xử lý bùn. 
- Hệ thống giải nhiệt được xây dựng góp phần làm giảm nhiệt độ tại bể điều hòa xuống 
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý sinh học tại bể Aerotank. 
- Sân phơi bùn làm giảm bớt độ ẩm trong bùn dẫn đến việc giảm khối lượng bùn, làm 
cho chi phí xử lý bùn giảm xuống. 
- Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Thành Công được vận hành hoàn toàn tự động 
bằng tủ điều khiển PLC và máy tính giám sát cùng với sự hoạt động hiệu quả của các 
bơm định lượng hóa chất. 
- Trên bể điều hòa được đặt hệ thống giải nhiệt, nhà pha hóa chất và các bồn hóa chất 
giúp tiết kiệm diện tích và giảm chi phí xây dựng xuống. 
7.1.2. Những nhƣợc điểm đƣợc nhìn nhận: 
- Bể điều hòa được xây dựng quá kín, không thoáng nên nhiệt độ nước trong bể rất 
cao. 
- Việc xây dựng bể gom quá xa hệ thống xử lý dẫn đến việc khó kiểm soát và tốn kém 
đường ống cũng như chi phí điện năng để bơm nước thải về bể điều hòa. 
- Nhiệt độ nước thải tại bể Aerotank rất cao (>40
0
C) làm giảm đi khả năng hoạt động 
của vi sinh và làm chết một lượng vi sinh (vi sinh rất nhạy cảm với môi trường đặc 
biệt là nhiệt độ, pH và dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vi sinh) dẫn đến hiệu quả 
xử lý sinh học không đạt hiệu quả cao. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 97- 
-Bồn lọc tuy giải quyết một phần chỉ số TSS nhưng chưa thật hiệu quả bằng bể lắng có 
thể tích thời gia lưu hợp lý. 
- Hệ thống phân phối khí trong bể Aerotank lắp đặt cố định ở phần đáy, vì thế khó 
khăn trong quá trình sửa chữa. 
 7.2. CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG 
XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM THÀNH CÔNG 
Trước tiên, chúng tôi thấy nước ở bể điều hòa có nhiệt độ khá cao, nhất là vào 
thời gian giữa trưa, hệ thống giải nhiệt của hệ thống xây dựng chưa đáp ứng được nhu 
cầu làm mát nước ở bể điều hòa (nhiệt độ nước giảm xuống rất ít) vì ánh sáng mặt trời 
chiếu thẳng xuống hệ thống giải nhiệt nên làm cho nước nóng lên. 
1. Để khắc phục nhược điểm này nhóm chúng tôi xin đưa ra giải pháp là thiết kế 
hệ thống phun sương giải nhiệt. Tại các bể nên gắn thêm thiết bị đo nhiệt độ, 
pH và truyền tín hiệu về máy kiểm soát trong nhà điều hành, không cần phải đi 
đo nhiệt độ. 
2. Nên xây thêm bể kiểm soát nuớc sau hóa lý trước khi đưa qua bể Aerotank 
nhằm kiểm soát chất lượng nước sau xử lý hóa lý. Nếu nước đạt yêu cầu sẽ đưa 
về bể aerotank, nếu chưa đạt sẽ đưa trở lại bể điều hòa. Bể có kích thước để đủ 
thời gian lưu và kiểm soát tốt hơn. 
3. Hệ thống phân phối khí tại các bể điều hòa và bể Aerotank nên bố trí các thanh 
trượt điều khiển tự động để có thể kéo các giàn sục khí từ dưới đáy bể lên vệ 
sinh định kỳ mà không phải dừng cả hệ thống hoặc rút hết nước ra để vệ sinh. 
4. Nên thiết kế thêm bể lắng tròn sau khi hóa lý lần 2, để nước đầu ra ổn định về 
các chỉ số, nhất là chỉ số TSS. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 98- 
KẾT LUẬN 
 
Qua tám tuần thực tập tại hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần dệt may – 
đầu tư – thương mại Thành Công, nhóm chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo tận tình 
của các anh trong tổ xử lý nước thải, đối với chúng tôi đó chính là những kinh nghiệm 
thực tiễn vô cùng quý báu và là những kiến thức do quá trình làm việc mang lại không 
thể tìm thấy được trong sách vở hay một ghi chép nào. 
Những trải nghiệm thực tiễn tại đây đã giúp chúng tôi thấy được những khác biệt 
phần nào giữa những gì đã học được trên lý thuyết và cách vận dụng cái đã học vào 
thực tế. Trải qua những thử thách đầu tiên, đứng trước sự ngạc nhiên với tốc độ làm 
việc khẩn trương và cách làm việc hiệu quả của các nhân viên vận hành ở đây, chúng 
tôi đã dần rút ra những bài học cho mình. Đó chính là tác phong công nghiệp và tinh 
thần trách nhiệm cao trong công việc. 
Chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau để thay cho lời kết của mình: Hệ thống 
xử lý nước thải dệt nhộm của công ty Thành Công là hệ thống hoạt động với chi phí 
đầu tư và vận hành hợp lý, với công nghệ này các chuyên gia của Việt Nam hoàn toàn 
có thể giải quyết những bài toán khó về môi trường. Hệ thống xử lý nước thải dệt 
nhuộm của công ty Thành Công là một hệ thống xử lý được trang bị khá hoàn chỉnh về 
mặt trang thiết bị với công nghệ tự động và bán tự động hiện đại cùng với sự làm việc 
thật có trách nhiệm của các nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. 
Không thể diễn tả hết bằng lời nhưng những gì mà chúng tôi cảm nhận được sau 
những ngày thực tập tại đây sẽ chính là kim chỉ nam cho chúng tôi sau này. Đây sẽ là 
một động lực giúp chúng tôi ngày càng thêm yêu quý nghề mình đã chọn – đó là nghề 
môi trường – một cái nghề cao quý và đem lại sự tinh khiết và trong lành cho cuộc 
sống này. Chúng ta hãy sống có trách nhiệm hơn, cùng chung tay góp phần bảo vệ môi 
trường. Một hành động nhỏ nhưng sẽ mang một ý nghĩa lớn để làm cho cuộc sống này 
thêm tươi đẹp và thật trong lành. 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư 
thương mại Thành Công 
-Trang 99- 
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Xuân Quỳnh Như và anh Nguyễn 
Văn Hữu (tổ trưởng tổ xử lý nước thải công ty Thành Công) đã tạo mọi điều kiện tốt 
nhất để nhóm chúng tôi hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_tim_hieu_cong_nghe_xu_ly_nuoc_thai_det_nhuom_tai_con.pdf