Biện pháp xử lý sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau

Tóm tắt: Sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau có thể xảy ra tại bất kỳ dự án

xây dựng dân dụng sử dụng kết cấu dự ứng lực. Các sự cố có thể xảy ra gồm nổ bê tông tại đầu kéo

hoặc đầu chết, đứt cáp, tuột đầu neo chết, tắc kẹt đường cáp,.Những sự cố này cần phải có biện

pháp xử lý và phòng tránh kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng các cấu kiện dự ứng

lực theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Bài báo giới thiệu biện pháp xử lý sự cố cho hai trường hợp khá

hi hữu xảy ra trong quá trình thi công cáp dự ứng lực: đường cáp bị tắc kẹt và đường cáp bị tụt đầu

neo chết để thấy được tầm quan trọng trong công tác thi công căng kéo cáp dự ứng lực.

pdf 7 trang yennguyen 5720
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp xử lý sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp xử lý sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau

Biện pháp xử lý sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 25
BÀI BÁO KHOA H
C 
BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH 
CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU 
Lê Thị Minh Giang1 
Tóm tắt: Sự cố trong quá trình căng kéo cáp dự ứng lực căng sau có thể xảy ra tại bất kỳ dự án 
xây dựng dân dụng sử dụng kết cấu dự ứng lực. Các sự cố có thể xảy ra gồm nổ bê tông tại đầu kéo 
hoặc đầu chết, đứt cáp, tuột đầu neo chết, tắc kẹt đường cáp,.....Những sự cố này cần phải có biện 
pháp xử lý và phòng tránh kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng các cấu kiện dự ứng 
lực theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Bài báo giới thiệu biện pháp xử lý sự cố cho hai trường hợp khá 
hi hữu xảy ra trong quá trình thi công cáp dự ứng lực: đường cáp bị tắc kẹt và đường cáp bị tụt đầu 
neo chết để thấy được tầm quan trọng trong công tác thi công căng kéo cáp dự ứng lực. 
Từ khoá: sự cố căng kéo cáp, độ giãn dài lý thuyết, độ giãn dài lý thuyết. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Hiện nay, hầu hết các công trình dân dụng tại 
Việt Nam đều sử dụng cáp dự ứng lực (DƯL) 
căng sau trong các giải pháp kết cấu của công 
trình. Vấn đề thiết kế kết cấu DƯL căng sau 
được các nhà tư vấn thiết kế (TVTK) tham vấn 
và đảm bảo tuân thủ các điều kiện theo tiêu 
chuẩn thiết kế các kết cấu bê tông hiện hành như 
tiêu chuẩn BSEN 1992-1-1:2004, tiêu chuẩn 
ACI 318-2011. Vấn đề thi công kết cấu DƯL 
căng sau được các nhà thầu thi công đệ trình 
biện pháp thi công và đảm bảo tuân thủ các điều 
kiện theo tiêu chuẩn TCVN 5308: 1991 (Yêu 
cầu về an toàn tổng thể), 22 TCN 267 - 2000 
(Bộ neo bê tông dự ứng lực _thí nghiệm đồng bộ 
hệ thống và độ tụt nêm), BS EN 445, 447:1997 
(Vữa bơm cho cáp dự ứng lực. Tiêu chuẩn 
chung cho vữa bơm). 
Một trong những vấn đề quan trọng nhất 
trong quá trình thi công cáp DƯL căng sau là 
kết quả căng kéo cáp tại hiện trường- được thể 
hiện thông qua kết quả độ giãn dài của cáp. Kết 
quả độ giãn dài thực tế của cáp mà công trường 
tiến hành căng kéo được phải đảm bảo phù hợp 
với kết quả mà TVTK tính toán. Nếu có sai số 
trong kết quả căng kéo cáp giữa công trường và 
TVTK thì nhà thầu thi công phải trình biện pháp 
1 Khoa Công trình, Trường ĐH Thủy lợi 
xử lý căng kéo cáp với sai số độ giãn dài đảm 
bảo phù hợp với khuyến cáo của liên đoàn FIP 
quốc tế (FIP, 1975). Tuy nhiên, trong thực tế thi 
công vẫn xảy ra một vài trường hợp kết quá độ 
giãn dài thực tế của cáp trên công trường nhỏ 
hơn hoặc lớn hơn rất nhiều kết quả mà TVTK 
tính toán. Đối với mỗi trường hợp cụ thể, TVTK 
sẽ tiến hành kiểm tra lại thiết kế và đưa ra kết 
luận, đồng thời yêu cầu nhà thầu thi công trình 
biện pháp xử lý tương ứng. Điều này đòi hỏi nhà 
thầu thi công luôn phải có biện pháp xử lý phù 
hợp và hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể. 
Bài báo trình bày biện pháp xử lý sự cố trong 
quá trình căng kéo cáp DƯL căng sau và áp 
dụng thực hiện cho các dự án thi công cáp DƯL 
tại Việt Nam. 
2. ĐỘ GIÃN DÀI CỦA ĐƯỜNG CÁP DƯL 
2.1 Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp 
DƯL 
Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp được 
tính toán theo công thức sau: 
(1) 
trong đó: 
Px,o: lực ứng suất trước của đường cáp tại vị 
trí x bất kỳ (kN) 
 (DSI-DYWIDAG) 
Po: lực ứng suất trước tại đầu kéo 
µ: hệ số ma sát của ống ghen 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 26
γx: tổng góc chuyển hướng tính từ vị trí đặt 
lực kéo đến điểm x bất kỳ. 
lc: chiều dài của đường cáp 
le: chiều dài bị mất lực do tụt nêm gây ra 
Pe: lực ứng suất trước sau khi kể đến ảnh 
hưởng của độ tụt nêm 
 (2) 
(DSI-DYWIDAG) 
(3) 
(DSI-DYWIDAG) 
AP: diện tích bó cáp trong ống ghen 
EP: Mô đun đàn hồi của bó cáp 
Hình 1. Mô phỏng đường cáp trong cấu kiện 
và lực trong đường cáp sau khi căng kéo 
(DSI-DYWIDAG) 
2.2 Độ giãn dài thực tế của đường cáp 
Độ giãn dài thực tế của đường cáp được tiến 
hành đo trực tiếp tại công trường sau khi hoàn 
thành công tác căng kéo đường cáp như sau: 
+ Lắp kích vào đầu neo, luồn cáp vào kích. 
Sau đó, căng kéo cáp với 25% lực căng kéo yêu 
cầu để khử độ trùng của cáp. 
+ Đánh dấu điểm dừng của cáp. Sau đó căng 
kéo đến 100% lực kéo yêu cầu. 
+ Đo khoảng cách của điểm đánh dấu đến 
đầu neo - X mm (giá trị này phản ánh độ giãn 
dài của cáp từ 25% đến 100% lực kéo yêu cầu) 
+ Tổng độ giãn dài của cáp được tính bằng 
phép ngoại suy: 
2.3 Đánh giá kết quả độ giãn dài của 
đường cáp sau khi căng kéo 
Qua kinh nghiệm thực tế, độ giãn dài lý 
thuyết và độ giãn dài thực tế của đường cáp 
luôn có sự khác nhau. Sai số giữa độ giãn dài 
thực tế và lý thuyết phụ thuộc vào nhiều nguyên 
nhân và thông số như: modul đàn hồi thực tế 
của bê tông, sự co ngót của bê tông, sự phân bổ 
ứng suất dọc theo chiều dài của cáp, hệ số dao 
động và ma sát, sai số khi đo...Vì vậy, mức độ 
sai khác giữa độ giãn dài thực tế và lý thuyết 
khó có thể xác định được chính xác. 
Theo FIP (FIP, 1975), sai số độ giãn dài thực 
tế của đường cáp do thiết bị và sai số do đọc giá 
trị đo, đặc trưng bê tông và cáp. Các sai số này 
được điều chỉnh bằng các hệ số sau: 
* Sai số do thiết bị: 
+ Sai số do thiết bị đo áp lực của kích khoảng ±1% 
+ Sai số do đơn vị đo áp của kích khoảng ±2% 
+ Sai số do ma sát trong của kích khoảng ±2% 
* Sai số do đọc giá trị đo, đặc trưng của bê 
tông và cáp: 
+ Sai số khi đọc trị số độ giãn dài của cáp 
khoảng ±2% 
+ Sai số do thước đo độ giãn dài của cáp 
khoảng ±3% 
+ Sai số biến thiên giá trị ứng suất của đường 
cáp khoảng ±3% 
+ Sai số trong modun đàn hồi của bê tông 
khoảng ±1% 
Như vậy, tổng sai số do thiết bị (kích kéo 
cáp) khoảng ±5%; sai số do đọc giá trị đo, đặc 
trưng của bê tông và cáp có tổng sai số khoảng 
±9%. Tuy nhiên, sai số do đọc giá trị đo, đặc 
trưng của bê tông và cáp về lý thuyết có thể lên 
đến ±12%. Do đó, tổng sai số của các yếu tố 
trên có thể lên đến ±17%, nhưng xác suất xuất 
hiện giá trị sai số này xảy ra rất ít. 
Vì vậy, sai số giữa độ giãn dài lý thuyết và độ 
giãn dài thực tế được đề xuất trong phạm vi sau: 
Trong thực tế, với đường cáp có sai số độ 
giãn nằm trong khoảng ±8% ~ ±17%, để đánh 
giá xem có cần phải xử lý đường cáp hay không, 
các nhà thầu thi công dự ứng lực thường so sánh 
sai số độ giãn dài trung bình của các đường cáp 
trong mẻ đổ hoặc trong cùng dải nhịp chịu tải. 
Nếu mẻ đổ hoặc trong cùng dải nhịp chịu tải có 
sai số độ giãn dài trung bình khoảng ±8% thì 
đường cáp có sai số độ giãn nằm trong khoảng 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 27
±8% ~ ±17% chấp nhận được. Trong trường 
hợp ngược lại, hiển nhiên phải có biện pháp xử 
lý cho cáp đó. 
Khi sai số độ giãn dài của đường cáp vượt 
qua cả sai số cho phép theo khuyến cáo của FIP 
(> ± 17%) thì có các trường hợp sau: trường hợp 
sai số độ giãn dài thực tế của cáp > 17% thì khả 
năng đường cáp bị đứt hoặc tụt đầu neo chết; 
trường hợp sai số độ giãn dài thực tế < -17% thì 
khả năng đường cáp bị tắc, kẹt. 
3. XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH 
CĂNG KÉO CÁP DỰ ỨNG LỰC CHO CÁC 
DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM 
3.1 Xử lý sự cố tắc đường cáp tại dự án ở 
Hải Phòng 
Dự án nhà để xe tại Hải Phòng có 3 tầng sử 
dụng kết cấu sàn dầm dự ứng lực. Trong quá 
trình thi công dự án, kết quả căng kéo cáp của 
sàn tầng 4 có trường hợp đường cáp 113 (gồm 2 
tao cáp) không đạt sai số độ giãn dài cho phép 
theo FIP. 
Vị trí đường cáp 113 được thể hiện trên hình 
2. Cao độ cáp, biểu đồ lực ứng suất hữu hiệu và 
độ giãn dài lý thuyết của đường cáp 113 thể 
hiện tại hình 3. 
Kết quả căng kéo cáp tầng 4 cho các đường 
cáp 101~113 được thể hiện ở bảng 1. Sai số độ 
giãn dài của các đường 101~112 đều nằm trong 
phạm vi±8%, đường cáp 113 có sai số nằm 
ngoài phạm vi ±17%. 
Bảng 1. Kết quả căng kéo cáp tầng 4 
cho các đường cáp 101~113 
Kết luận, đường cáp 113 không đạt sai số độ 
giãn dài lý thuyết có thể do nguyên nhân đường 
cáp bị tắc. 
Hình 2.Mặt bằng bố trí cáp tầng 4 khu vực 
đường cáp 113 
Hình 3. Cao độ cáp, biểu đồ lực ứng suất trước dọc đường cáp và độ giãn dài lý thuyết 
của đường cáp 113 
Nguyên nhân có thể của sự cố: 
Trong quá trình thi công sàn tầng 4 đã xảy hiện 
tượng nổ đầu neo chết tại đường cáp số 37. Khi xử 
lý đường cáp số 37, bộ phận thi công đã tiến hành 
nhả lực đường cáp 37 và 113, đục bỏ phần bê tông 
bị nổ tại vị trí giao cắt đường 37 và 113, đặt lại 
Strand: 15.2mm, 
Tendon: 2s 
µ =0.2/rad, ∆le = 6mm 
Po=75% Pu 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 28
đầu neo chết 37 theo đúng bản vẽ thiết kế. Sau đó, 
đổ sika bù vào phần bê tông bị nổ. 
Đường cáp 113 có thể bị tắc do một trong các 
nguyên nhân sau: 
+ Ống ghen của đường cáp bị móp mép do 
quá trình đục bê tông xử lý đường cáp 37 dẫn 
đến tăng độ ma sát trông ống ghen 
+ Hoặc do ống ghen bị thủng dẫn đến bê tông 
hoặc sika chảy vào ống ghen, gây tắc một phần 
ống ghen. 
+ Hoặc do đường cáp bố trí gần dải đổ sau có 
nhiều đầu neo căng kéo cho cáp 33~57, đường 
cáp dễ bị tắc tại điểm giao đầu căng kéo nào đó. 
Hình 4. Vị trí dự đoán bị tắc đường cáp 
Các biện pháp để xác định vị trí đường 
cáp bị tắc được đề xuất gồm: 
Bịt kín đầu neo của đường cáp 113, thổi khí 
thử kiểm tra thông đường cáp. 
Trường hợp 1: Đường cáp vẫn thông khí 
Nếu đường cáp vẫn thông khí dọc suốt từ đầu 
neo sống đến đầu neo chết, khả năng bê tông 
hoặc Sika tràn vào trong làm tắc đường cáp là 
không xảy ra. Đường cáp bị tắc có thể do cục bê 
tông rơi vào trong đường cáp trong quá trình 
đục, gây kẹt sợi cáp trong ống gen, vị trí có 
nguy cơ cao nhất là vị trí vỡ bê tông đầu neo 
chết đường cáp 37. Khi đó, tiến hành nhả lực 
đường cáp 37, đục bỏ phần bê tông (Sika) tại vị 
trí này, tháo dỡ ống gen, loại bỏ phần bê tông 
gây kẹt đường cáp ra ngoài. 
Tiến hành căng kéo lại, kiểm tra độ giãn dài 
đạt điều kiện cho phép. 
Nếu đường cáp không đạt giãn dài cho phép 
thì sẽ tiến hành siêu âm dọc đường cáp 113 để 
tìm phần bê tông, vữa gây kẹt đường cáp. 
Sau khi xác định được vị trí bê tông tràn vào 
hoặc móp méo ống gen, đục bỏ phần bê tông tại 
đây để loại bỏ tắc. Căng kéo lại và kiểm tra độ 
giãn dài thực tế 
Trường hợp 2: Đường cáp không thông khí 
(tắc hoàn toàn ở giữa) 
Khoan thăm dò các điểm bất kỳ trên dọc 
đường cáp và thử khí về 2 đầu để xác định điểm 
tắc đường cáp. Sau đó nhả lực các đường cáp 
vuông góc với đường 113 tại điểm tắc hoặc 
đường cáp gần bên cạnh điểm tắc. 
Sau khi xác định được điểm tắc đường cáp, 
tiến hành đục tại vị trí tắc, tháo bỏ ống gen, lấy 
phần bê tông bị kẹt trong đường cáp, lắp đặt lại 
ống gen đảm bảo kín khít, căng kéo lại và kiểm 
tra độ giãn dài thực tế. 
Kết quả xử lý đường cáp 113 như sau: 
- Kết quả thổi khí đường cáp 113: Đường cáp 
vẫn thông khí bình thường. 
- Tiến hành thăm dò tại nơi vỡ bê tông đầu neo 
chết đường cáp 37 để xác minh giả thiết vị trí tắc cáp: 
Hình 5. Dùng que thép D4 dò tìm vị trí tắc cáp 
Hình 6. Que thép dừng lại tại 
điểm đục bê tông xử lý đầu neo 
chết 37 bị nổ bê tông 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 29
- Tiến hành đục bê tông, cắt bỏ ống ghen, 
sika và bê tông kẹt trong đường cáp (hình 7) 
- Tiến hành căng kéo lại đường cáp 113, kết 
quả căng kéo thể hiện bảng 2 
Bảng 2. Kết quả căng kéo đường cáp 113 
sau khi xử lý 
Sau khi xử lý, đường cáp 113 có sai số nằm 
trong phạm vi ±17%. 
Đánh giá sai số độ giãn dài trung bình của 
các đường cáp 111~113: -7.03% nằm trong 
phạm vi sai số ±8%. 
Hình 7. Đục bê tông và xử lý tại vị trí tắc 
Kết quả kiểm tra khả năng chịu lực của 
sàn với sai số độ giãn dài -12.95 %: (thể hiện 
ở hình 8) 
Lượng thép gia cường tại gối 2 là 655mm2 
(d10a300+d10a200); tại gối 3 là 1016mm2 
(d10a300+d12a150). Độ võng giới hạn cho sàn 
theo tiêu chuẩn: 10590/250=42mm >39.3mm. 
Vậy sàn vẫn đảm bảo khả năng chịu lực theo 
tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. 
Cho phép công trường tiến hành đổ sika 
grout lấp lại phần bê tông đã đục. 
(a)- Lượng thép cần bổ sung cho sàn với độ 
giãn dài cáp 193mm 
(b)- Lượng thép cần bổ sung cho sàn với độ 
giãn dài cáp 168mm 
(c)- Độ võng dài hạn cho sàn với độ giãn dài 
cáp 193mm 
(d)- Độ võng dài hạn cho sàn với độ giãn dài 
cáp 168mm 
Hình 8. Kết quả kiểm tra thiết kế sàn theo 2 
trạng thái thiết kế (BS-EN 1992-1-1-2004) 
3.2 Xử lý sự cố tụt đầu neo chết đường cáp 
tại dự án ở thành phố Hồ Chí Minh. 
Dự án nhà ở cao tầng tại thành phố Hồ Chí 
Minh có 6 tầng khối đế sử dụng kết cấu sàn dầm 
dự ứng lực. Trong quá trình thi công dự án, kết 
quả căng kéo cáp của sàn tầng 3 có trường hợp 
đường cáp T2 (gồm 4 tao cáp) của dầm 3PB3a 
không đạt sai số độ giãn dài cho phép theo FIP. 
Hình 9. Chi tiết thiết kế dầm 3PB3a 
Theo kết quả căng kéo cáp dầm 3PB3a bảng 
3, sai số độ giãn dài của các đường T1&T3 (mỗi 
đường cáp có 4 tao cáp) đều nằm trong phạm vi 
±8%, đường cáp T2 có sai số nằm ngoài phạm 
vi ±17%. 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 30
Bảng 3. Kết quả căng kéo cáp dầm 3PB3a 
Hình 10. Biểu đồ lực ứng suất trước dọc đường 
cáp và độ giãn dài lý thuyết của đường cáp T1, 
T2, T3 - dầm 3PB3a 
Kết luận, đường cáp T2 không đạt sai số độ 
giãn dài lý thuyết có thể do nguyên nhân đường 
cáp bị tụt đầu neo chết. Tuy bị tụt nhưng tao cáp 
số 2 của đường cáp T2 vẫn giữ được áp lực cuối 
cùng là 570 bar so với áp lực lý thuyết là 600 
bar trong 15 giây. 
Nguyên nhân có thể của sự cố: bê tông cục 
bộ tại vị trí đầu neo chết không đảm bảo chất 
lượng. Khi căng kéo, phần bê tông đó không 
chịu được lực tác dụng của đầu neo chết, dẫn tới 
đường cáp bị tụt vào trong cho đến khi gặp bê 
tông đảm bảo chất lượng và giữ được tao cáp. 
Biện pháp xử lý như sau: Tiến hành kiểm 
tra, giữ lực lại tao cáp này trên hiện trường 
trong vòng 15 giây. Nếu áp lực không tụt quá 
80% (480 bar) so áp lực cuối cùng là 600 bar thì 
việc tụt này đã dừng hẳn và đường cáp vẫn còn 
lực. Kiểm tra lại thiết kế của dầm với trường 
hợp xấu nhất là đường cáp T2 có 3 tao cáp (bỏ 
qua tao cáp bị tụt đầu neo chết). 
Kết quả kiểm tra thiết kế: (thể hiện ở 
hình 11) 
Với lượng thép bổ sung tại gối 5d32 
(4825mm2), trường hợp đường cáp T2 có 3 tao 
cáp, dầm 3PB3a vẫn đảm bảo khả năng chịu lực 
theo tiêu chuẩn thiết kế, không cần phải đề xuất 
thêm biện pháp gia cường cho dầm. 
a)- Lượng thép cần bổ sung cho dầm với T2 
 có 4 tao cáp 
(b)- Lượng thép cần bổ sung cho dầm với T2 
có 3 tao cáp 
(c)- Độ võng dài hạn cho dầm với T2 
có 4 tao cáp 
(d)- Độ võng dài hạn cho dầm với T2 
có 3 tao cáp 
Hình 11. Kết quả kiểm tra thiết kế sàn theo 2 trạng 
thái giới hạn thiết kế (BS-EN 1992-1-1-2004) 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Bài báo giới thiệu biện pháp xử lý sự cố trong 
quá trình thi công cáp DƯL cho hai trường hợp hy 
hữu là tắc đường cáp và tụt đầu neo chết của cáp. 
Cả hai trường hợp này đều có sai số độ giãn dài 
sau khi căng kéo cáp vượt quá sai số độ giãn dài 
cho phép theo khuyến cáo của FIP từ 1.36~2.2 
lần. Biện pháp xử lý hai trường hợp này được đề 
xuất dựa trên việc phân tích nguyên nhân gây ra 
sự cố và điều kiện thực tế thi công của công 
trường. Biện pháp xử lý sự cố tụt đầu neo chết của 
cáp trong trường hợp này khá đơn giản: tiến hành 
giữ lực cho cáp để đảm bảo đường cáp đã được 
neo vào vùng bê tông chất lượng tốt, kiểm tra lại 
thiết kế dầm khi bỏ qua tác dụng của đường cáp bị 
sự cố, và không cần tiến hành đục bê tông để neo 
lại đầu chết cho cáp do dầm vẫn đảm bảo khả 
năng chịu lực theo tiêu chuẩn thiết kế. Trong 
trường hợp dầm không đảm bảo điều kiện tiêu 
chuẩn thiết kế, biện pháp xử lý sự cố tụt đầu neo 
chết của cáp bắt buộc phải đề xuất phương án 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 31
đục bê tông để neo lại đầu neo chết. Biện pháp 
đục bê tông nhằm xử lý sự cố của đường cáp là 
biện pháp tương đối phức tạp và ảnh hưởng 
nhiều đến tiến độ thi công của công trình. Biện 
pháp này đã được đề xuất và áp dụng trong 
trường hợp tắc đường cáp nêu trên: dò vị trí tắc 
cáp, đục bê tông, loại bỏ các dị vật gây tắc, căng 
kéo lại đường cáp, và đổ bù sika grout. Từ phân 
tích nguyên nhân gây ra sự cố đường cáp cho hai 
trường hợp trên, ta có thể thấy công tác thi công 
bê tông có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo 
chất lượng thi công cáp DƯL. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
BS-EN 1992-1-1-2004, Design of concrete structure - Part 1-1: General rules and rules for 
building. 
FIP (1975), Guide to good practice- Practical construction, Slough (Wexham Springs, Slough 
SL3 6PL) 
DSI - DYWIDAG, Strand Calculation of Elongation: https://www.dywidag-systems.com/emea/ 
fileadmin/downloads/dywidag-emea/dsi-dywidag-strand-elongation-en.pdf 
Abstract: 
TREATMENT METHOD FOR PROBLEMS 
IN STRESSING POST-TENSION TENDON 
Problems in stressing post-tension tendon can be occured in any civil projects using post-tension 
structures. The problems can be: broken concrete at stressing end or dead end after stressing, 
stripped stressing end in concrete, broken strand of tendon, blocked in duct of tendon, etc.Those 
problems always require punctual treatment and prevention methods to ensure timely construction 
schedule and quality of post-tesion structures as per code requirment. This paper presents 
treatment method of problems with two seldom cases: blocked in duct of tendon and stripped 
stressing end in concrete to illustrate for important play of stressing post-tension tendon. 
Keywords: problems in stressing tendon, theoritical elongation, actual elongation. 
Ngày nhận bài: 07/6/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 04/8/2018 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_xu_ly_su_co_trong_qua_trinh_cang_keo_cap_du_ung_lu.pdf