Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay

Tóm tắt

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về bạo lực học đường cho thấy hiện nay có

năm lý thuyết được các nhà nghiên cứu tham chiếu vào để nghiên cứu nguồn gốc dẫn đến bạo

lực học đường: lý thuyết sinh thái, lý thuyết căng thẳng, lý thuyết kiểm soát, học tập xã hội và

lý thuyết xử lý thông tin. Mỗi lý thuyết có những cách tiếp cận riêng về hành vi bạo lực học

đường vì vậy việc hiểu rõ và vận dụng các lý thuyết này vào công tác phòng ngừa và can

thiệp bạo lực học đường sẽ mang lại hiệu quả cao.

pdf 9 trang yennguyen 7960
Bạn đang xem tài liệu "Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay

Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay
See	discussions,	stats,	and	author	profiles	for	this	publication	at:	https://www.researchgate.net/publication/315741151
Theories	applied	in	researches	related	to	current
school	violence	(Cac	ly	thuyet	nghien	cuu	ve	bao
luc	hoc	duong	hien	nay)
Article	·	October	2013
CITATIONS
0
READS
114
1	author:
Some	of	the	authors	of	this	publication	are	also	working	on	these	related	projects:
The	effectiveness	of	the	group	counseling	for	children	with	psychological	difficulties	View	project
Dat	Nguyen	Ba
University	of	Social	Sciences	and	Humanities
6	PUBLICATIONS	0	CITATIONS	
SEE	PROFILE
All	content	following	this	page	was	uploaded	by	Dat	Nguyen	Ba	on	02	April	2017.
The	user	has	requested	enhancement	of	the	downloaded	file.
1 
CÁC LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY 
(THEORIES APPLIED IN RESEARCHES RELATED TO 
CURRENT SCHOOL VIOLENCE) 
 Nguyễn Bá Đạt1 
Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 
Tóm tắt 
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về bạo lực học đường cho thấy hiện nay có 
năm lý thuyết được các nhà nghiên cứu tham chiếu vào để nghiên cứu nguồn gốc dẫn đến bạo 
lực học đường: lý thuyết sinh thái, lý thuyết căng thẳng, lý thuyết kiểm soát, học tập xã hội và 
lý thuyết xử lý thông tin. Mỗi lý thuyết có những cách tiếp cận riêng về hành vi bạo lực học 
đường vì vậy việc hiểu rõ và vận dụng các lý thuyết này vào công tác phòng ngừa và can 
thiệp bạo lực học đường sẽ mang lại hiệu quả cao. 
Từ khóa: bạo lực học đường, lý thuyết sinh thái, lý thuyết kiểm soát, lý thuyết học tập xã hội, 
lý thuyết căng thẳng, lý thuyết xử lý thông tin. 
Abstract 
The overview of researches about school violence show that currently there are five theories 
that have been referred by researchers in order to study causes of school violence: ecological-
contextual model, the strain model, control theory, social learning models, Social 
Information Processing Models. Each theory has its own approach to school violence 
behaviors. That’s why understanding and application of these theories to the 
prevention and intervention of school violence will bring high efficiency. 
Keywords: School Violence, Ecological-Contextual Model, The Strain Model, Control 
Theory, Social Learning Models, Social Information Processing Models. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường thu hút nhiều sự quan tâm của xã 
hội. Việc học sinh doạ nạt, cãi cọ, mắng chửi, đánh hội đồng một học sinh không còn là 
chuyện hiếm gặp. Số liệu thống kê sơ bộ của Đoàn kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại 12 tỉnh thành phố thuộc bảy vùng thi đua của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, trong những ngày cuối năm học 2011 – 2012 cho thấy, tổng số vụ học 
sinh đánh nhau tại 12 tỉnh, thành phố là gần 500 vụ, nhiều nhất là ở Quảng Ninh với 169 vụ, 
tiếp theo là Tây Ninh với 126 vụ, Lạng sơn có 54 vụ. 
1 Email: datnb@ussh.edu.vn 
Bài viết này đã được công bố trên Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 31 (92) tháng 10 năm 2013.tr.8 - 11 
Article in Press: Educational & Social Review, Volume 31 Number (92) october 2013, pp. 8 – 11. 
www.giaoducvaxahoi.vn 
2 
Tuy nhiên, trong công tác phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đường hiện nay vẫn còn 
nhiều khó khăn, lúng túng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do các 
nhà quản lý giáo dục, ban giám hiệu, giáo viên vẫn còn thiếu những thông tin từ những 
nghiên cứu khoa học về hành vi bạo lực học đường. Đây thực sự còn là một khoảng trống 
trong công tác phòng ngừa, can thiệp bạo lực học đường hiện nay. 
Từ thực trạng trên, bài viết sẽ đề cập đến quan niệm và các lý thuyết được các tác giả sử 
dụng nhiều trong việc nghiên cứu hành vi bạo lực học đường: lý thuyết sinh thái, căng thẳng, 
kiểm soát, học tập xã hội, xử lý thông tin. Đây là những lý thuyết được các tác giả trong và 
ngoài nước sử dụng để lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường. 
Bài viết này sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu. Các bài báo khoa học, báo cáo 
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước được công bố trên các tạp chí chuyên 
ngành hoặc website của các cơ quan, tổ chức, trung tâm, viện nghiên cứu..v.v, được lựa chọn 
làm tư liệu chính cho bài viết. 
2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu về bạo lực học đường 
Hành vi bạo lực được định nghĩa là hành vi “cố ý dùng sức mạnh thể chất hoặc uy quyền 
để đe dọa hoặc thực hiện hành vi chống lại bản thân, một hoặc một nhóm người khác hay một 
cộng đồng, gây ra sự tổn thương về thể chất và tinh thần, nguy hại hơn có thể dẫn đến tử 
vong” (World Health Organization: WHO, 1996). 
Hành vi bạo lực học đường là một phần của hành vi bạo lực, xảy ra bên trong hoặc bên 
ngoài phạm vi không gian của nhà trường nhưng có liên quan đến thành viên của nhà trường. 
Hành vi bạo lực học đường có thể diễn ra giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh và 
giáo viên. Tuy nhiên, hành vi này diễn ra phổ biến giữa học sinh với học sinh (Trần Thị Tú 
Anh, 2012). 
Các hành vi bạo lực học đường thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, từ 
không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến hành động thù định, gây hấn, phá phách, gây 
tổn thương cho người khác (Phan Thị Mai Hương, 2009). Hành vi bạo lực học đường còn là 
những hành vi như kết băng nhóm hăm dọa bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là 
hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn 
đến xô xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí (Nguyễn Thị Hồng Thắm, Tô Gia 
Kiên, 2009). Bạo lực học đường hay gây hấn học đường là hành vi làm hại, gây tổn thương 
về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý (Trần Thị Minh Đức, 2010). 
Phân tích quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta nhận thấy hành vi bạo lực học 
đường thuộc nhóm hành vi bạo lực trong xã hội nói chung, vì thế hành vi này có các đặc điểm 
cơ bản sau: 
Hành vi bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn: Hành vi bạo lực học đường 
được coi là những hành vi lệch chuẩn bởi nó vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, 
3 
nội quy của nhà trường nơi mà các em là thành viên (Nguyễn Văn Lượt, 2009). Hành vi bạo 
lực học đường còn được coi là những hành vi chống đối xã hội vì nó đe dọa, tấn công người 
khác hoặc phá hủy tài sản công (Carra Cecile, 2009). 
Hành vi bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và hoặc tinh thần: Nhiều tác giả đã 
khẳng định, hành vi bạo lực học đường gây tổn thương cả về thể chất và tinh thần cho cả học 
sinh có hành vi bạo lực và học sinh là nạn nhân của hành vi bạo lực (Trần Thị Minh Đức, 
2010; Trần Thị Tú Anh, 2012, Phan Mai Hương, 2009; Olweus, 1993). Hành vi bạo lực học 
đường còn tác động xấu đến những học sinh chứng kiến hành vi này. Các em hoặc là vô cảm 
hoặc trải nghiệm qua cảm giác bất lực. Một số em khác cảm thấy day dứt vì mình không thể 
làm gì để ngăn cản sự việc, một số khác có cảm giác thiếu an toàn, lo lắng hạn chế sự sang 
tạo và khiến bầu không khí của học sinh trở nên căng thẳng (Trần Thị Minh Đức, 2010). 
3. Các lý thuyết trong nghiên cứu bạo lực học đường 
Các lý thuyết dưới đây lí giải cho một loạt hành vi bạo lực, hành vi sai phạm và hành vi 
chống đối xã hội diễn ra trong và ngoài trường của học sinh (Schonfeld, 2006), 
3.1. Lý thuyết sinh thái (Ecological-Contextual Model) 
Lý thuyết sinh thái gắn liền với Bronfenbrenner (1979), mặc dù nó xuất phát từ lý 
thuyết của Lewin (1935). Theo lý thuyết này, cá nhân phát triển trong “môi trường sinh thái”. 
Trong đó, môi trường mà cá nhân sống và nhận thức được luôn thuộc về môi trường lớn hơn. 
Giữa các môi trường có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến môi 
trường bên trong, cho đến khi môi trường gần nhất: gia đình ảnh hưởng đến cá nhân. Sự ảnh 
hưởng này cộng với sự chuyển đổi vai trò xã hội và các mối quan hệ liên nhân cách tạo nên 
sự thay đổi và phát triển ở mỗi cá nhân. 
Nghiên cứu hành vi bạo lực trong và ngoài trường học của trẻ em theo lý thuyết sinh 
thái, các tác giả xem xét sự tương tác giữa các yếu tố khách quan như hoàn cảnh gia đình, 
môi trường học đường, môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trường học với các yếu tố 
thuộc cá nhân học sinh như gen, hệ thần kinh, giới tính, các quá trình tâm lý cá nhân, các sự 
kiện xảy ra trong quá khứ của trẻ. 
Các nghiên cứu ở nước ngoài chỉ ra rằng hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên có mối 
quan hệ với hệ thần kinh giao cảm, khả năng làm chủ cảm xúc (Raine, 1993). Những thanh 
thiếu niên nam có hành vi chống đối xã hội sớm là những trẻ trước sáu tuổi đã có hành vi bạo 
lực với bạn, thiếu hụt kỹ năng xã hội và chỉ số IQ thấp, đến tuổi đi học những trẻ này thiếu sự 
tập trung chú ý và có những khó khăn trong học tập như vụng đọc, vụng viết (Moffitt, 1990); 
tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có hành vi gây hấn và chống đối xã hội ở cộng đồng ảnh 
hưởng trực tiếp đến hành vi bạo lực của học sinh trong và ngoài trường học (Bowen & 
Bowen, 1999; Evans, 2004). Các vấn đề xã hội tồn tại trong cộng đồng: thất nghiệp, nghèo 
đói, bạo lực, các mối quan hệ không chính thức của trẻ em và thanh thiếu niên bên ngoài 
trường học ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi bạo lực của trẻ em trong và ngoài trường học 
4 
(Sampson & Groves, 1989; Stouthamer và cộng sự, 2002). Các yếu tố thuộc về gia đình như 
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phương thức giáo dục hà khắc, sự trừng phạt của cha mẹ ảnh 
hưởng đến hành vi gây hấn và bạo lực của trẻ trong và ngoài trường học (Lansford, Deater-
Deckard, Dodge, Bates và Pettit, 2004). 
Tiếp cận hành vi bạo lực học đường theo lý thuyết sinh thái, các nhà nghiên cứu trong 
nước luôn xem xét hành vi bạo lực học đường gắn với các yếu tố cá nhân: tâm lý lứa tuổi, sự 
tự đánh giá bản thân, nhận thức sai lầm của học sinh về phương thức giải quyết xung đột, sự 
ganh tị; hành vi bạo lực còn gắn liền với môi trường gia đình, môi trường học đường (Trần 
Thị Minh Đức, 2010; Hoàng Bá Thịnh, 2009; Lê Minh Nguyệt, 2012). Hành vi bạo lực học 
đường của học sinh cũng chịu tác động từ môi trường xung quanh (Lê Thị Hồng Thắm và Tô 
Gia Kiên (2009). 
3.2. Lý thuyết căng thẳng (The Strain Model) 
Lý thuyết căng thẳng gắn liền với Robert Agnew (1992), mặc dù nguồn gốc của nó 
xuất phát từ quan điểm của Robert Merton (1938). R. Agnew cho rằng cá nhân đương đầu với 
ba loại căng thẳng trong cuộc sống: (a) thứ nhất, những điều ngăn cản cá nhân đạt mục tiêu 
có giá trị, (b) những điều mang tính đe dọa hoặc tước mất những gì có giá trị của cá nhân, (c) 
cá nhân chịu đựng hoặc bị tác động bởi những điều tiêu cực từ môi trường xung quanh. Loại 
căng thẳng thứ nhất nảy sinh từ những rào cản, cản trở cá nhân đạt được những nguyện vọng 
và thành tích hoặc cuộc sống riêng tư của cá nhân không được tôn trọng; loại thứ hai, cá nhân 
rơi vào trạng thái căng thẳng do bị mất người thân, cha mẹ ly hôn, mất đồ vật có giá trị; loại 
thứ ba, cá nhân căng thẳng do phải đương đầu với các sự kiện như thất bại học đường, cha 
mẹ, giáo viên phê bình, kỷ luật, cảnh cáo, sỉ nhục. Sự căng thẳng làm gia tăng cảm xúc tiêu 
cực, dễ bùng phát những cơn tức giận. Một số cá nhân sử dụng hành vi gây hấn, trả đũa hoặc 
dùng thuốc kích thích để vượt qua sự căng thẳng đang dồn nén trong lòng. 
Nghiên cứu hành vi bạo lực của học sinh trong và ngoài trường học theo lý thuyết 
căng thẳng, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa hành vi bạo lực học 
đường và trạng thái cảm xúc của học sinh trong các tình huống: bị giáo viên trừng phạt, 
chứng kiến bạn khác bị bắt nạt hoặc bị trừng phạt; chứng kiến cảnh cha mẹ mắng chửi, đánh 
nhau, chứng kiến cảnh bạo lực trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hành vi bạo 
lực gắn với trạng thái căng thẳng của học sinh ở trường học. Những cơn tức giận, lo âu, trầm 
cảm của học sinh liên quan đến sự ứng xử của giáo viên đối với học sinh, kể cả đối với học 
sinh cá biệt (Brezina, 1996). Các yếu tố gây stress ở trường học tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng 
hành vi bắt nạt học đường (Natvig, 2001). Việc chứng kiến bạo lực hoặc là nạn nhân của 
hành vi bạo lực tại cộng đồng có mối quan hệ với hành vi chống đối xã hội của trẻ ở trường 
học (Rosario, 2003). 
Lý giải hành vi bạo lực học đường theo lý thuyết căng thẳng, các nhà nghiên cứu trong 
nước cho rằng hành vi bạo lực học đường liên quan đến áp lực học tập của học sinh. Tình 
5 
trạng trẻ em, thanh thiếu niên bị rối nhiễu hành vi ứng xử là hậu quả của chương trình đào tạo 
ở các bậc học hiện nay quá nặng nề, phương pháp giảng dạy mang tính chất nhồi nhét kiến 
thức, học sinh luôn thụ động trong học tập. Việc thực hành, thực tập để vận dụng tri thức đã 
được học nhằm hình thành kỹ năng ở trẻ lại bị xem nhẹ và thậm chí bỏ qua hoặc nhà trường 
không có điều kiện thực hiện. Thực tế đã tạo ra một bộ phận không nhỏ trẻ thụ động, yếu ớt 
và vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội (Nguyễn Hồi Loan, 2009). Nguyên nhân dẫn đến 
hành vi bạo lực học đường là do học sinh bị ức chế tâm lý do sức ép phải đạt kết quả cao 
trong học tập và phải tham gia một khối lượng lớn các hoạt động ngoại khóa. Các em không 
thể kiểm soát được cảm xúc của mình, dẫn tới những hành động bột phát làm giảm giá trị đạo 
đức và phải nhận những hình thức kỷ luật tương xứng với những hành vi sai lệch chuẩn mức 
xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Rối nhiễu tâm lý, hành vi ứng xử ở trẻ gắn với các vấn đề 
học đường: áp lực học tập, mối quan hệ với giáo viên, bạn bè, thái độ của cha mẹ đối với vấn 
đề học tập (Hoàng Thị Vân, 2007). 
3.3. Lý thuyết kiểm soát (The Control Theory) 
Lý thuyết kiểm soát quan niệm rằng hành vi chống đối xã hội, gây hấn, bạo lực là 
thuộc tính tự nhiên, nó có thể được ngăn ngừa nhờ có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt của xã 
hội. Nếu hệ thống kiểm soát này bị lơi lỏng hoặc không tồn tại hành vi chống đối xã hội, gây 
hấn có thể bùng phát. Do vậy, xã hội hạn chế tội phạm bằng cách xiết chặt hơn hệ thống kiểm 
soát (Travis Hirschi, 1969). Tiếp cận hành vi bạo lực của học sinh trong và ngoài trường học 
theo lý thuyết kiểm soát, các nhà nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hành vi 
bạo lực của học sinh và sự quan tâm, kiểm soát con cái của cha mẹ, sự gắn bó của học sinh 
với nhà trường, hoạt động học tập, sự tham gia của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa 
trong và ngoài trường, niềm tin của học sinh vào những giá trị xã hội. 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ càng thân thiết, và có 
sự đồng cảm, gắn bó bao nhiên thì hành vi gây hấn, bạo lực của trẻ càng giảm bấy nhiêu. Sự 
chán chường, không coi trọng nhận xét của giáo viên và tin rằng trường học không có quyền 
giám sát hành vi cá nhân sẽ dẫn đến hành vi bạo lực, gây hấn, phạm pháp của học sinh gia 
tăng. Học sinh càng thích học, gắn bó với trường, hành vi phạm pháp, bạo lực càng ít đi 
(Travis Hirschi, 1969). Số lượng các hành vi gây hấn, bạo lực, sai phạm của học sinh trong và 
ngoài trường học có liên quan đến năng lực kiểm soát cảm xúc của học sinh và sự giáo dục hà 
khắc của cha mẹ, hình thức kỷ luật không nhất quán, sự quan tâm của cha mẹ dành cho việc 
học tập và quan hệ bạn bè của trẻ (Sampson và Laub, 1993). Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ càng 
gắn bó với trường lớp trẻ càng có ít hành vi sai phạm và bạo lực trong và ngoài trường học 
(Cretacci, 2003). Bạo lực học đường tỉ lệ nghịch với mức độ tham gia của học sinh trong các 
hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường học, với hoạt động thể dục thể thao và việc đến 
nhà thờ (Minden, 2000). 
Lý giải hành vi bạo lực học đường của học sinh theo lý thuyết kiểm soát, các nhà 
nghiên cứu trong nước cho rằng sự thiếu quan tâm của cha mẹ đến con cái, không thích tham 
6 
gia các hoạt động tập thể là những yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực ở học sinh. Nghiên cứu 
của Hoàng Bá Thịnh (2009) chỉ cho thấy, có mối liên hệ giữa sự quan tâm của cha mẹ và 
hành vi bạo lực của nữ sinh. Những học sinh hay gấn hấn thường là những em cá biệt, học 
kém, hay tụ tập, không thích tham gia vào các hoạt động chung, thích một mìm một kiểu hoặc 
lôi kéo những học sinh khác phá ngang như mình (Trần Thị Minh Đức, 2010). 
3.4. Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Models) 
Lý thuyết về học tập xã hội gắn liền với Albert Bandura (1977) và Ronald Akers 
(1983). Theo lý thuyết học tập xã hội nhiều hành vi của con người, trong đó có cả những 
hành vi gây hấn và bạo lực được học bằng cách quan sát, tập nhiễu từ sự quan sát hành vi của 
người khác. Lý giải hành vi bạo lực trong và ngoài trường học của học sinh theo lý thuyết học 
tập xã hội, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích việc học sinh chứng kiến và trải nghiệm 
qua các tình huống bạo lực trong gia đình và cộng đồng từ đó dự báo hành vi bạo lực của học 
sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ bị cha mẹ trừng phạt thân thể có xu hướng ứng 
xử bạo lực với bạn nhiều hơn những trẻ không bị cha mẹ trừng phạt (Sampson và Laub, 1993; 
Straus, 1991). Những học sinh có khả năng kiểm soát bản thân thấp nếu chơi với nhóm bạn 
xấu, sẽ tập nhiễm hành vi của nhóm bạn này và có xu hướng sử dụng bạo lực trong các tình 
huống hẫng hụt (Kandel, 1978; Wright, Caspi, Moffitt và Silva, 2001). 
Các nghiên cứu xã hội học trên thế giới đã cho thấy có sự “chuyển giao hành vi bạo 
lực” giữa các thế hệ trong gia đình. Theo đó nếu trẻ em thường xuyên hoặc thỉnh thoảng 
chứng kiến cảnh cha mẹ đánh chửi nhau (hoặc ngược lại mẹ đánh, chửi mắng cha) thì với bé 
trai sẽ dần dần hình thành nhận thức rằng: làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi 
trở thành chồng thì tràng trai cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Và không chỉ có vậy, 
cậu con trai sẽ có quan niệm trong cuộc sống “kẻ nào mạnh thì kẻ đó thắng” và coi đó như 
một chân lý trong quan hệ xã hội. Với các bé gái, chứng kiến cảnh bị cha mẹ mắng chửi, đánh 
đập thì có thể sau này cô gái cũng sẽ cam chịu cảnh bạo lực nếu có, hoặc sẽ có ác cảm với 
nam giới (Hoàng Bá Thịnh, 2009). 
3.5. Lý thuyết xử lý thông tin xã hội (Social Information Processing Models) 
Tiếp cận hành vi bạo lực học đường của học sinh theo lý thuyết xử lý thông tin xã hội 
gắn liền với các công trình nghiên cứu của Kenneth Dodge và các cộng sự của ông. Lý thuyết 
xử lý thông tin cho rằng khi tham gia một hoạt động hoặc ở trong một tình huống nào đó 
nhận thức của cá nhân là một quá trình. Đầu tiên, cá nhân mã hóa, giải thích tín hiệu xã hội 
mà cá nhân thu nhận được. Tiếp đến, cá nhân liên tưởng đến các phản ứng hành vi được lưu 
trữ trong trí nhớ dài hạn. Sau đó, cá nhân đánh giá những hậu quả có thể có của các phản ứng. 
Cuối cùng, cá nhân lựa chọn và phản ứng lại với tình huống (Dodge, Pettit, McClaske và 
Brown, 1986). 
Quá trình xử lý thông tin của trẻ có hành vi bạo lực và trẻ không có hành vi bạo lực là 
khác nhau. Trẻ có hành vi bạo lực có vấn đề trong việc mã hóa những điều thu nhận được. 
7 
Những trẻ này có thành kiến trong việc giải thích hành vi của những trẻ khác, khi những tín 
hiệu thu được không rõ ràng, chúng lý giải hành vi đó là sự thù địch và chúng phản ứng lại 
bằng những hành vi bạo lực, gây hấn. Những trẻ có hành vi bạo lực, trong tình huống thông 
tin không rõ ràng, phương thức ứng xử bạo lực đã được lưu giữ trong trí nhớ dài hạn dễ dàng 
được hoạt hóa trở lại và chi phối hành vi của trẻ, thúc đẩy trẻ có hành vi bạo lực (Dodge và 
cộng sự, 1986). Trí thông minh (IQ) là một yếu tố tạo nên sự khác biệt trong quá trình xử lý 
thông tin giữa trẻ có hành vi bạo lực và trẻ không có hành vi bạo lực (Hirschi và Hindelang, 
1977; Huesmann, Eron, Yarmel, 1987; Loeber và cộng sự, 1998; Schonfeld, Shaffer, 
O'Connor, Portnoy, 1988). Mặc dù các nghiên cứu trên chỉ ra rằng quá trình xử lý thông tin 
giữa trẻ có hành vi bạo lực và trẻ không có hành vi bạo lực là khác nhau nhưng không có 
nghiên cứu nào khẳng định rằng quá trình xử lý thông tin có mối quan hệ nhân quả với sự 
hình thành và phát triển hành vi bạo lực ở trẻ. 
Kết luận 
Từ việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về bạo lực học đường hiện nay 
cho thấy, có năm lý thuyết căn bản: sinh thái, căng thẳng, kiểm soát, học tập xã hội, xử lý 
thông tin được các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc lý giải nguyên nhân, nguồn gốc dẫn 
đến hành vi bạo lực học đường. Trong công tác phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đường, 
việc hiểu và vận dụng các lý thuyết này mang đến nhiều ích lợi. Chẳng hạn, nếu vận dụng lý 
thuyết sinh thái trong công tác phòng ngừa, can thiệp hành vi bạo lực học đường cần chú ý 
đến từng cá nhân học sinh cụ thể và không thể bỏ qua việc xây dựng môi trường văn hóa học 
tập nói chung cũng không thể xem nhẹ vai trò của gia đình. Nếu vận dụng lý thuyết kiểm 
soát, việc quan trọng cần phải lôi kéo học sinh yêu thích và gắn bó với việc học tập, với 
trường lớp. Đi liền với việc này mỗi trường cần có quy tắc xử phạt học sinh có hành vi bạo 
lực một cách nghiêm khắc và công bằng. Việc hiểu rõ và vận dụng hết các lý thuyết trên tránh 
được các hoạt động phòng ngừa, can thiệp chung chung, không có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Tú Anh (2012), Hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở thành 
phố Huế, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý học đường lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ 
năng hoạt động tâm lý học đường. 
2. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, NXB: 
ĐHQGHN. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kết quả kiểm tra Phong trào thi đua “Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực” tại 12 tỉnh/thành phố thuộc 7 vùng thi đua. 
4. Hoàng Bá Thịnh (2009), Bạo lực học đường một vấn đề xã hội hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà 
Nội, 2009. 
8 
5. Nguyễn Thị Hương (2012), Một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm hạn chế - ngăn ngừa 
hành vi bạo lực ở học sinh thiếu niên với bạn cùng lứa. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý 
học đường lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường 
6. Phan Mai Hương (2009), Thực trạng Bạo lực học đường hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo khoa 
học quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội, 
2009. 
7. Nguyễn Hồi Loan (2009), “Rối nhiễu tâm lý của trẻ em vị thành niên ở các trường phổ 
thông trên địa bàn Hà Nội: thực trạng nguyên nhân và giải pháp”. Kỷ yếu Hội thảo: Nhu 
cầu, định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội, 2009. 
8. Nguyễn Văn Lượt (2009), Bạo lực học đường nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế. 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên 
tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, tr.322 – tr.325 , TP. Hồ Chí Minh, 11/2009. 
9. Lê Minh Nguyệt (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh trung 
học cơ sở. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý học đường lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ 
năng hoạt động tâm lý học đường 
10. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên (2009), Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại 
trường trung học cơ sở Lê Lai, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. 
11. Phạm Văn Tư (2012), Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào việc giảm thiểu 
hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý học đường 
lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường. 
12. Hoàng Thị Vân (2007), “Phân tích các trường hợp rối nhiễu tâm lý xuất phát từ vấn đề 
học đường được trị liệu tại khoa Tâm lý trẻ em – Bệnh viện Nhi Đồng 2”. Kỷ yếu hội thảo 
“Can thiệp và Phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em Việt Nam”, Hà Nội, 2007. 
13. L.Therese Baker (1998) «Thực hành nghiên cứu xã hội » NXB: Chính trị Quốc gia. 
14. Carra Cecile (2009), Tendances Europeennes de la recherché sur les violences et 
deviances en milieu scolaire acquis, problemes et perspectives, international journal of 
violence and school, 10 (Version en Francais), Decembre 2009. 
15. UNESCO (2007), “En finir avec la violence à l’école. Quelles solution”. Réunion à Paris. 
16. Irvin Sam Schonfeld (2006), School Violence. In: E.K. Kelloway, J. Barling, & J.J. 
Hurrell (eds). Handbook of Workplace Violence. Thousand Oaks, CA: Sage Publications. 
pp. 169-229. 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfcac_ly_thuyet_trong_nghien_cuu_ve_bao_luc_hoc_duong_hien_nay.pdf