Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam

Thương mại di động là bất kỳ giao dịch kinh doanh nào liên quan đến sự trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện trên một nền tảng không dây mà điển hình là điện thoại di động. Mặc dù

thương mại di động đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ thâm nhập còn thấp so với các quốc

gia khác trong khu vực. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người dùng Việt Nam. Kết quả phân tích dữ liệu được thu thập từ 312 đáp viên trả lời trực tuyến cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động tại Việt Nam: (1) Tính linh hoạt, (2) Dịch vụ đa dạng, (3) Nhận thức sự hữu ích, (4) Sự tín nhiệm và (5) Nhận thức tính dễ sử dụng.

pdf 15 trang yennguyen 8340
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam

Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam
Sè 134/2019 thương mại
khoa học
1
2 
10 
22 
34 
43 
51 
59 
MỤC LỤC 
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
1. Phan Trần Trung Dũng và Ngô Hồ Quang Hiếu - Hiệu ứng động lực trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Mã số: 134.1FiBa.12 
Motivation Effect on Vietnam Stock Market 
2. Phan Thị Thu Cúc - Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
Việt Nam. Mã số: 134.1SMET.11 
Rural Trade Policies in Vietnam’s South Central Coastal Areas 
3. Trần Ngọc Mai - Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thương mại di động tại Việt Nam. Mã 
số: 134.1BMkt.11 
Factors Influencing Intentions to Adopt Mobile Commerce in Vietnam 
QUẢN TRỊ KINH DOANH 
4. Nguyễn Bách Khoa và Nguyễn Bảo Ngọc - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị khách hàng 
cảm nhận của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mã số: 134.2BMkt.21 
A Study on Factors Affecting Perceived Customer Value of Several Convenience Store Chains 
in Hà Nội City 
5. Đoàn Thị Hồng Nhung - Ảnh hưởng của thông tin lợi thế thương mại đến tăng trưởng trung bình 
giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 134.2FiBa.21 
Impacts of Goodwill Information on Average Growth Rate of Market Value of Listed 
Companies on Vietnam Stock Exchange 
6. Trương Đông Lộc và Quan Lý Ngôn - Ảnh hưởng của thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay 
đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu: Bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà 
Nội. Mã số: 134.FiBa.22 
Impacts of Information on Stock Split on Price and Validity of Shares: Experimental Evidence 
from HNX 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI 
7. Nguyễn Thùy Dung và Nguyễn Thanh Tùng - Văn hóa kinh doanh các sản phẩm truyền thống tại 
Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Mã số: 134.3BAdm.32 
Business Culture of Traditional Products in Vietnam – a Case-study of Bat Trang Trade 
Village, Gia Lam, Ha Noi 
ISSN 1859-3666
?1. Giới thiệu 
Việc sử dụng các thiết bị di động đang ngày càng 
phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt 
Nam. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức 
we are social (2017), số lượng người dùng internet 
ở Việt Nam chiếm 45% dân số cả nước. Đi cùng với 
tỷ lệ sử dụng internet cao, Việt Nam còn được biết 
đến là một trong những quốc gia đi đầu về sử dụng 
điện thoại thông minh (smartphone). Tỷ lệ sử dụng 
smartphone tăng từ 20% vào năm 2013 lên 72% vào 
năm 2016. Một người Việt Nam trung bình dành 114 
phút mỗi ngày vào việc sử dụng smartphone, bao 
gồm 63 phút vào mạng và 51 phút dùng các ứng 
dụng. Trong khi đó, trung bình một ngày người Việt 
Nam chỉ sử dụng 100 phút vào mạng trên máy tính. 
Vì vậy, thương mại di động (TMDĐ) rõ ràng có tiềm 
năng phát triển hơn thương mại điện tử (TMĐT) khi 
sự phát triển của mạng 3G/4G và các phương thức 
thanh toán bùng nổ. 
TMDĐ còn được gọi là m-commerce, được định 
nghĩa là “bất kỳ giao dịch nào liên quan đến sự trao 
đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sản phẩm và 
dịch vụ mà giao dịch đó được thực hiện một phần 
hoặc toàn bộ thông qua việc sử dụng thiết bị di 
động” (Tiwar & Buse, 2007). Trên thực tế, TMDĐ 
là bất kỳ giao dịch thương mại nào có sự trao đổi sản 
phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện trên nền tảng 
không dây mà điển hình là smartphone thông qua 
việc sử dụng các ứng dụng. TMDĐ thường được 
xem là một tập con hay dịch vụ mở rộng của TMĐT. 
TMDĐ được người dùng lựa chọn vì tính chất linh 
hoạt cho phép người dùng truy cập bất kỳ lúc nào tại 
bất kỳ đâu chỉ cần trên tay có thiết bị di động được 
kết nối mạng. 
Mặc dù TMDĐ đang ngày càng trở nên phổ biến 
ở Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng TMDĐ vẫn tương 
đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. 
Một nghiên cứu về hành vi của khách hàng trực 
tuyến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ 
ra rằng Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn độ và Indonesia 
là những quốc gia có tỷ lệ sử dụng TMDĐ lớn nhất 
(The Mobile Economy Asia Pacific 2017, GSMA). 
Sè 134/201922
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH 
SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG 
TẠI VIỆT NAM
Trần Ngọc Mai 
Học viện Ngân hàng 
Email: maitn@hvnh.edu.vn 
Ngày nhận: 20/08/2019 Ngày nhận lại: 14/09/2019 Ngày duyệt đăng: 23/09/2019 
Thương mại di động là bất kỳ giao dịch kinh doanh nào liên quan đến sự trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện trên một nền tảng không dây mà điển hình là điện thoại di động. Mặc dù 
thương mại di động đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ thâm nhập còn thấp so với các quốc 
gia khác trong khu vực. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng 
dịch vụ thương mại di động của người dùng Việt Nam. Kết quả phân tích dữ liệu được thu thập từ 312 đáp 
viên trả lời trực tuyến cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động 
tại Việt Nam: (1) Tính linh hoạt, (2) Dịch vụ đa dạng, (3) Nhận thức sự hữu ích, (4) Sự tín nhiệm và (5) 
Nhận thức tính dễ sử dụng. 
Từ khóa: thương mại di động, nhân tố tác động, sự chấp nhận. 
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về các nhân tố tác 
động đến ý định sử dụng TMDĐ vẫn còn rất hạn chế 
ở Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến và 
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) đã đóng góp những 
nghiên cứu nổi bật về mobile banking, tuy nhiên 
mobile banking chỉ là một tính năng của TMDĐ. 
Tác giả Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc Tuấn Anh 
(2012) sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM 
bao gồm 3 nhân tố là (1) sự tín nhiệm, (2) nhận thức 
sự hữu ích và (3) nhận thức sự dễ sử dụng, đồng thời 
thêm vào 2 nhân tố mới là (1) nhận thức về nguồn 
lực tài chính và (2) sự tự chủ để nghiên cứu các nhân 
tố tác động đến ý định sử dụng TMDĐ trên địa bàn 
thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Đình Yến Oanh và 
Phạm Thuỵ Bích Uyên (2016) sử dụng mô hình hồi 
quy đa biến để tìm ra các nhân tố tác động đến ý 
định sử dụng TMDĐ của người dùng trên địa bàn 
tỉnh An Giang. Kết quả chỉ ra có năm nhân tố ảnh 
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di 
động của người tiêu dùng tỉnh An Giang: (1) Tính 
linh hoạt, (2) Dịch vụ đa dạng, (3) Nhận thức sự hữu 
ích, (4) Nhận thức sự tín nhiệm và (5) Nhận thức 
tính dễ sử dụng. Các nghiên cứu này sử dụng mô 
hình nghiên cứu đơn giản, chưa bao quát được sự 
phức tạp trong mối quan hệ của các biến nghiên cứu, 
đồng thời phạm vi nghiên cứu còn hạn chế tại một 
địa phương nhất định nên chưa có tính đại diện cao. 
Do đó, kế thừa những nghiên cứu trong nước đã 
được thực hiện về cùng chủ đề, bài viết nghiên cứu 
các nhân tố tác động đến ý định sử dụng TMDĐ ở 
phạm vi bao quát hơn là địa bàn Việt Nam và sử 
dụng mô hình mạng cấu trúc SEM để nghiên cứu 
được các mối quan hệ phức tạp. 
2. Cơ sở lý thuyết 
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên khung lý 
thuyết của mô hình chấp nhận công nghệ 
Technology Acceptance Model (TAM) và lý thuyết 
hành vi Theory of Reasoned Action (TRA). Mô hình 
TAM được giới thiệu bởi Davis (1986) nhằm giải 
thích ý định chấp nhận công nghệ thông qua hai yếu 
tố là (1) nhận thức sự hữu ích - kỳ vọng của người 
sử dụng rằng khi sử dụng một công nghệ mới sẽ 
giúp tối ưu hóa công việc của họ và (2) nhận thức 
tính dễ sử dụng - niềm tin của người dùng rằng sẽ 
mất ít thời gian để người dùng có thể sử dụng thành 
thạo công nghệ mới đó. Lý thuyết TRA nghiên cứu 
về hành vi con người được thể hiện bằng biến ý định 
hành vi, bị chi phối bởi hai yếu tố (1) thái độ chủ 
quan đối với ý định hành vi - cảm nhận của cá nhân 
đối với một ý định hay tình huống cụ thể và (2) 
chuẩn chủ quan - những tác động xã hội đến ý định 
hành vi của chủ thể. 
Mô hình được sử dụng trong bài là sự kế thừa kết 
hợp từ cả mô hình TAM và TRA và đề xuất thêm 
bốn nhân tố mới. Việc thêm vào các nhân tố bên 
ngoài nhưng vẫn giữ nguyên những nhân tố cơ bản 
sẽ khắc phục được những chỉ trích đối với mô hình 
TAM (Taylor & Todd, 1995). Tóm lại, bài viết sẽ 
nghiên cứu ý định sử dụng TMDĐ được thể hiện 
bằng biến ý định sử dụng (IU) và các nhân tố tác 
động đến biến này bao gồm (1) nhận thức sự hữu ích 
(PU), (2) nhận thức tính dễ sử dụng (PEU), (3) 
chuẩn chủ quan (SN), (4) chi phí (COST), (5) sự tin 
tưởng (TRUST), (6) sự linh hoạt (FLEX) và (7) sự 
đa dạng của dịch vụ (VAR). 
3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 
3.1. Nhận thức tính hữu dụng (Perceived use-
fulness) 
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức sự 
hữu ích là nhân tố chính tác động đến hành vi sử 
dụng công nghệ (Davis, 1989; Venkatesh and Davis, 
2000). Đối với trường hợp là thị trường Việt Nam, 
cả Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy Bích 
Uyên (2017) và Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc 
Tuấn Anh (2012) đều đồng quan điểm rằng nhận 
thức sự hữu ích có mối quan hệ thuận chiều đối với 
ý định sử dụng TMDĐ. 
H1: Nhận thức sự hữu ích càng cao, ý định sử 
dụng TMDĐ càng cao 
3.2. Nhận thức tính dễ sử dụng (Percived ease 
of use) 
Một đặc điểm khác biệt của TMDĐ đó là người 
mua và người bán sẽ không liên lạc trực tiếp với 
nhau. Vì vậy, người mua sẽ dễ dàng thay đổi ý định 
sử dụng nếu họ gặp khó khăn trong quá trình sử 
dụng do chữ hiển thị trên nền tảng điện thoại di động 
quá nhỏ, phần mềm không có sự tương tác cao hoặc 
các thiết kế cồng kềnh, không ấn tượng. Các nghiên 
cứu của Wei & công sự (2008) và Kim & Garrison 
(2009) đã chỉ ra rằng nhận thức tính dễ sử dụng có 
mối tương quan thuận chiều đối với ý định sử dụng 
TMDĐ. Nếu người tiêu dùng cảm thấy TMDĐ dễ sử 
23
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?dụng, họ sẽ có ý định sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh 
những tác động đến ý định sử dụng, nhận thức tính 
dễ sử dụng cũng tác động tích cực đến nhận thức sự 
hữu dụng (Venkatesh, 2000; Venkatesh and Davis, 
2000). Khi người tiêu dùng nhận thức được tính dễ 
sử dụng của TMDĐ, họ sẽ sử dụng TMDĐ nhiều 
hơn và dần dần họ sẽ cảm thấy TMDĐ có ích hơn 
trong cuộc sống của họ. 
H2: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao, ý định 
sử dụng TMDĐ càng cao 
H3: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao, nhận 
thức sự hữu dụng của TMDĐ càng cao 
3.3. Sự tin cậy (Trust) 
Rousseau & cs. (1998) đưa ra khái niệm sự tin 
cậy là một trạng thái tâm lý bao gồm ý định chấp 
nhận sự mơ hồ với sự kỳ vọng tích cực về kết quả 
đạt được. Mối quan tâm về sự an toàn và bảo mật 
thông tin cá nhân trong các giao dịch TMDĐ nảy 
sinh do thiếu sự tương tác trực tiếp giữa người mua 
và người bán. Vì vậy, sự tin cậy của người dùng vào 
nền tảng TMDĐ sẽ giúp họ vượt qua nỗi sợ về rủi ro 
và sự không chắc chắn (Luarn & Lin, 2005). Kết 
quả, người dùng sẽ dế dàng chấp nhận sử dụng 
TMDĐ hơn. 
H4: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao, sự tin 
tưởng vào nền tảng TMDĐ càng cao 
H5: Sự tin tưởng vào nền tảng TMDĐ càng cao, 
ý định sử dụng TMDĐ càng cao 
H6: Sự tin tưởng vào nền tảng TMDĐ càng cao, 
nhận thức sự hữu dụng của TMDĐ càng cao 
3.4. Chi phí (Cost) 
Việc sử dụng TMDĐ đòi hỏi người dùng không 
chỉ cần có thiết bị di động mà còn cần phải có dịch 
vụ mạng không dây. Dịch vụ mạng không dây này 
có thể miễn phí nếu kết nối vào mạng wifi công 
cộng, hoặc trả phí nếu là mạng 3G/4G. Wei và cs. 
(2009) cho rằng chi phí cao của dịch vụ kết nối 
mạng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của TMDĐ. 
Kuo and Yen (2009), Wu and Wang (2005) đã kiểm 
tra tính thực nghiệm của quan điểm này bằng các 
nghiên cứu về tác động của mối quan tâm tài chính 
đến ý định hành vi của người dùng TMDĐ. Đó là 
trường hợp khi chi phí phải trả để sử dụng dịch vụ 
TMDĐ trở thành gánh nặng đối với người dùng 
khiến nhận thức về sự hữu dụng của dịch vụ bị đánh 
giá thấp xuống. Mặc dù vậy, trong những nghiên 
cứu gần đây Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy 
Bích Uyên (2017) và Phạm Thị Minh Lý và Bùi 
Ngọc Tuấn Anh (2012) chỉ ra rằng các tác động của 
chi phí đến ý định hàng vi là không rõ ràng. 
H7: Chi phí sử dụng dịch vụ TMDĐ càng cao, ý 
định sử dụng TMDĐ càng thấp 
H8: Chi phí sử dụng dịch vụ TMDĐ càng cao, 
nhận thức sự hữu dụng của TMDĐ càng thấp 
3.5. Sự đa dạng của dịch vụ (Variety of services) 
Theo Chong & cs. (2012), một trong những lý do 
quan trọng dẫn đến sự phát triển của TMDĐ thấp 
hơn TMĐT là sự giới hạn các dịch vụ được cung cấp 
bởi TMDĐ. Những nhà cung cấp dịch vụ TMDĐ 
đang giới thiệu nhiều loại dịch vụ khác nhau đến 
người tiêu dùng, từ các dịch vụ giải trí như mạng xã 
hội, nghe nhạc, xem phim đến ngân hàng điện tử, 
học trực tuyến. Khi người tiêu dùng có nhiều sự lựa 
chọn dịch vụ TMDĐ, họ sẽ sử dụng nhiều hơn và vì 
vậy nhận thức được sự hữu ích của TMDĐ. 
H9: Sự đa dạng của dịch vụ càng cao, ý định sử 
dụng TMDĐ càng cao 
H10: Sự đa dạng của dịch vụ càng cao, nhận 
thức sự hữu dụng của TMDĐ càng cao 
3.6. Sự linh hoạt (Flexibility) 
Một đặc điểm nổi bật của TMDĐ đó là người 
dùng có thể truy cập bất kỳ nơi nào, bất kể thời gian 
nào, chỉ cần thiết bị di động được nối mạng. Kalinic 
and Marinkovic (2015) chỉ ra rằng khi các công 
nghệ trên thiết bị di động đáp ứng được nhu cầu về 
sự linh hoạt của người dùng trong một xã hội hiện 
đại, cuộc sống của người dùng sẽ bị phụ thuộc vào 
thiết bị đó hơn. Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc 
Tuấn Anh (2012) khẳng định vai trò quan trọng của 
sự linh hoạt đối với ý định sử dụng TMDĐ của 
người dùng. Hơn nữa, khi người dùng có thể sử 
dụng dịch vụ TMDĐ bất kể thời gian, không gian, 
họ sẽ đánh giá TMDĐ hữu dụng hơn. 
H11: Sự linh hoạt càng cao, ý định sử dụng 
TMDĐ càng cao 
H12: Sự linh hoạt càng cao, nhận thức sự hữu 
dụng của TMDĐ càng cao 
3.7. Chuẩn chủ quan (Subjective norm) 
Theo Ajzen and Fishbein (1980), chuẩn chủ quan 
là trường hợp một cá nhân chịu ảnh hưởng từ các đối 
tượng khác như vợ/chồng, gia đình, bạn bè hoặc xã 
hội, tác động đến hành vi của cá nhân đó. Các kết 
Sè 134/201924
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
quả nghiên cứu về sức ảnh hưởng của chuẩn chủ 
quan đến ý định sử dụng TMDĐ không đồng nhất. 
Dai and Palvia (2009) và Chong và cs. (2012) chứng 
minh được chuẩn chủ quan là một nhân tố quan 
trọng tác động đến ý định sử dụng TMDĐ lần lượt 
ở Trung Quốc và Malaaysia. Tuy nhiên, Nguyễn Thị 
Yến Oanh và Phạm Thụy Bích Uyên (2017) lại chỉ 
ra chuẩn chủ quan không có tác động đến ý định sử 
dụng TMDĐ ở thị trường tỉnh An Giang, Việt Nam. 
Trong bài viết này, tác giả đề xuất rằng ở các nền 
kinh tế mới nổi nơi TMDĐ chưa phổ biến, người 
dùng thường có xu hướng tin cậy vào trải nghiệm và 
lời khuyên của những người thân quen để đưa ra 
quyết định sử dụng TMDĐ. 
H13: Chuẩn chủ quan càng cao, ý định sử dụng 
TMDĐ càng cao 
H14: Chuẩn chủ quan càng cao, sự tin cậy vào 
TMDĐ càng cao 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn. 
Giai đoạn 1 là nghiên cứu định tính sơ bộ thông qua 
khảo sát các đáp viên bằng việc sử dụng bảng hỏi. 
Giai đoạn 2 là nghiên cứu định lượng chính thức sử 
dụng phần mềm SPSS và Amos 22 để xử lý dữ liệu. 
Bài viết sử dụng mô hình cấu trúc SEM để phân tích 
mối quan hệ giữa các nhân tố. Các thành phần phân 
tích chính của mô hình SEM bao gồm: (1) phân tích 
độ tin cậy của các nhân tố, (2) phân tích nhân tố 
khám phá thông qua hệ số tải của các biến quan sát, 
(3) phân tích tính hội tụ và tính phân biệt của c ... 56,190 59,711 62,973 65,838 
+ӋVӕ.02 0,831 
.LӇPÿӏQK%DUOHWW¶VWHVW Approx Chi-S 4850,58 
df 351 
Sig. ,000 
2 của AVE đều cao hơn 
tương quan giữa các biến. 
Những kết quả trên cho 
thấy các nhân tố đều đạt 
độ giá trị hội tụ, độ giá trị 
phân biệt, độ tin cậy khi 
phân tích CFA (Fornell và 
Larcker, 1981). Do mô 
hình thỏa mãn giá trị 
phân biệt nên mô hình 
cũng sẽ không có hiện 
tượng tự tương quan và 
hiện tượng đa cộng tuyến 
(Bryman & Cramer, 
1994). 
5.5. Kiểm định mối 
quan hệ nhân quả 
Mô hình SEM đã 
được sử dụng để kiểm 
định các giả thuyết. Kết 
quả của SEM chỉ ra rằng 
mô hình đạt được sự phù 
hợp với X2 (202) = 
761,306; p = 0,000; X2/df 
= 2,472; GFI = 0,898 > 
0,8; TLI = 0,889; CFI = 
0,903; RMSEA = 0,069 < 
0,08 (Baumgartner và 
Homburg, 1996). 
29
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 
Hình 2: Kết quả CFA của mô hình tới hạn (đã chuẩn hóa) 
Bảng 3: Bảng kết quả đo lường giá trị phân biệt 
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 
 CR AVE MSV ASV PU COST SN IU FLEX TRUST PEU VAR 
PU 0.826 0.615 0.361 0.158 0.784 
COST 0.897 0.686 0.041 0.015 -0.057 0.828 
SN 0.863 0.617 0.172 0.081 0.174 0.203 0.785 
IU 0.853 0.593 0.333 0.199 0.577 -0.041 0.297 0.770 
FLEX 0.875 0.701 0.259 0.124 0.332 -0.022 0.277 0.472 0.837 
TRUST 0.865 0.681 0.226 0.180 0.361 0.072 0.415 0.475 0.327 0.825 
PEU 0.828 0.616 0.361 0.130 0.601 -0.068 0.259 0.498 0.274 0.284 0.785 
VAR 0.815 0.597 0.259 0.160 0.333 0.093 0.344 0.479 0.509 0.444 0.217 0.773 
?Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh 
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TMDĐ ở Việt 
Nam: (1) Tính linh hoạt, (2) Dịch vụ đa dạng, (3) 
Nhận thức sự hữu ích, (4) Sự tín nhiệm và (5) Nhận 
thức tính dễ sử dụng. Hai nhân tố chi phí và chuẩn 
chủ quan không có ảnh hướng đến ý định sử dụng 
dịch vụ TMDĐ nên giả thuyết H13 và H7 bị bác bỏ. 
Chi phí không có ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu 
ích nên giả thuyết H8 bị bác bỏ. Tất cả các giả 
thuyết còn lại được chấp nhận. 
6. Kết luận và khuyến nghị 
6.1. Kết luận 
Trong tất cả các nhân tố tác động đến ý định sử 
dụng dịch vụ TMDĐ thì nhận thức sự hữu ích là 
nhân tố có tác động mạnh nhất (H1: β = 0,179; se = 
0,066). Lý giải cho điều này là vì người tiêu dùng 
Việt Nam có xu hướng tìm kiếm một dịch vụ nhanh, 
tiết kiệm thời gian để giúp cho những trải nghiệm 
mua sắm của họ trở nên dễ dàng hơn. Nhân tố tác 
động mạnh thứ hai sau nhận thức sự hữu ích là nhận 
thức tính dễ sử dụng (H2: β = 0,179; se = 0,066). 
Sè 134/201930
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 4: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả 
giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa) 
Ghi chú: Với *, **, *** tương ứng mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% 
 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 
*LҧWKX\ӃW 0ӕLTXDQKӋ ѬӟFOѭӧQJ S.E C.R P &KҩSQKұQJLҧ
WKX\ӃW 
H14 SN --> TRUST 0,294 0,050 5,906 *** &KҩSQKұQ 
H4 PEU --> TRUST 0,214 0,066 3,212 0,005 &KҩSQKұQ 
H6 TRUST --> PU 0,150 0,058 2,591 0,035 &KҩSQKұQ 
H3 PEU --> PU 0,547 0,068 8,031 *** &KҩSQKұQ 
H12 FLEX --> PU 0,102 0,051 2,006 0,026 &KҩSQKұQ 
H8 COST --> PU -0,073 0,047 -1,543 0,053 %iFEӓ 
H10 VAR --> PU 0,141 0,058 2,458 0,017 &KҩSQKұQ 
H13 SN --> IU 0,028 0,039 0,700 0,226 %iFEӓ 
H1 PU --> IU 0,241 0,067 3,594 *** &KҩSQKұQ 
H2 PEU --> IU 0,179 0,066 2,721 0,009 &KҩSQKұQ 
H5 TRUST --> IU 0,172 0,053 3,220 0,036 &KҩSQKұQ 
H11 FLEX --> IU 0,156 0,043 3,653 *** &KҩSQKұQ 
H7 COST --> IU -0,049 0,039 -1,245 0,146 %iFEӓ 
H9 VAR --> IU 0,166 0,049 3,393 0,003 &KҩSQKұQ 
Điều này có thể được lý giải rằng trong cuộc sống 
hiện đại, người tiêu dùng Việt Nam muốn sử dụng 
những dịch vụ không tốn nhiều thời gian để học 
cách sử dụng. Họ cũng muốn có các ứng dụng trên 
điện thoại di động với giao diện rõ ràng và tính 
tương tác cao. Nhân tố thứ ba tác động đến ý định 
sử dụng dịch vụ TMDĐ là sự tín nhiệm (H5: β = 
0,172; se = 0,053). Việc sử dụng dịch vụ TMDĐ 
thường gắn với nỗi lo về an toàn giao dịch và tính 
bảo mật thông tin. Do đó sự tín nhiệm đối với nhà 
cung cấp dịch vụ TMDĐ cũng sẽ tác động đến việc 
người dùng có muốn sử dụng dịch vụ hay không. 
Nhân tố chi phí và chuẩn chủ quan không có ảnh 
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TMDĐ. Tại Việt 
Nam, chi phí sử dụng dịch vụ TMĐT đang rẻ hơn vì 
hai lý do. Thứ nhất, các nhà cung cấp dịch vụ mạng 
tại Việt Nam đang ủng hộ TMDĐ bằng cách chào 
hàng các gói ưu đãi sử dụng dữ liệu di động với chi 
phí khá thấp. Thứ hai, kết nối không dây ngày càng 
trở nên phổ biến tại các địa điểm công cộng trong 
những thành phố lớn của Việt Nam, do đó người 
dùng có thể dễ dàng sử dụng TMDĐ mà không mất 
chi phí kết nối. Hiện nay, TMDĐ đang là một xu 
hướng ở Việt Nam, chủ yếu được đối tượng là 
những người trẻ tuổi có học thức đón nhận. Do đó, 
người dùng lựa chọn sử dụng dịch vụ không phải là 
do bị tác động bởi người thân, bạn bè mà chủ yếu do 
xu hướng của sự phát triển. Nhân tố chi phí không 
có ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích do chi phí 
không phải là một rào cản đối với việc sử dụng 
TMDĐ ở Việt Nam, do đó sẽ không có tác động đến 
nhận thức sự hữu ích. 
Nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh mạnh mẽ hơn 
đến nhận thức sự hữu ích so với sự đa dạng của dịch 
vụ, sự tín nhiệm và tính linh hoạt (H3: β = 0,547; se 
= 0,068). Lý giải cho điều này có thể là khi khách 
hàng cảm thấy việc sử dụng các dịch vụ TMDĐ 
không gặp khó khăn gì, họ có khuynh hướng sử 
dụng nó nhiều hơn trong các trải nghiệm mua sắm 
của mình và cuối cùng sẽ thừa nhận tính hữu ích 
của TMDĐ. 
Nghiên cứu đã tìm ra chuẩn chủ quan (H14: β = 
0,294; se = 0,050) và nhận thức tính dễ sử dụng (H4: 
β = 0,214; se= 0,066) đều có tác động tích cực đến 
sự tín nhiệm. Bị ảnh hưởng đặc thù văn hóa của một 
quốc gia theo chủ nghĩa tập thể, người tiêu dùng 
Việt Nam có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau và mong 
muốn thuộc về một nhóm cụ thể. Bên cạnh đó, cơ sở 
hạ tầng công nghệ kỹ thuật ở Việt Nam còn mới phát 
triển nên người tiêu dùng luôn có những nỗi lo về sự 
bảo mật thông tin và tính riêng tư. Vì vậy, người tiêu 
dùng thường tham khảo ý kiến của những người 
khác trước khi đưa ra nhận định của riêng mình. Kết 
quả này cũng cho thấy khi người tiêu dùng có thể sử 
dụng TMDĐ dễ dàng, họ sẽ tin tưởng vào khả năng 
tự kiểm soát của bản thân và cảm thấy an toàn hơn 
khi thực hiện các giao dịch TMDĐ. 
6.2. Khuyến nghị 
Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một 
số hàm ý quản trị nhằm cải thiện các dịch vụ 
TMDĐ, qua đó thúc đẩy ý định sử dụng TMDĐ của 
người dùng. 
Thứ nhất, nhà cung cấp dịch vụ TMDĐ có thể 
phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để 
nâng cao tính hữu dụng và tính dễ sử dụng của 
TMDĐ thông qua việc đảm vảo kết nối đường 
truyền internet 24/7. Thêm vào đó, nhà cung cấp 
dịch vụ TMDĐ cần chú trọng thiết kế giao diện ứng 
dụng thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng để người sử 
dụng (kể cả người không có kinh nghiệm) ai cũng có 
thể dễ dàng tiếp cận. 
Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan 
trọng của chuẩn chủ quan. Mặc dù, không trực tiếp 
tác động đến ý định sử dụng TMDĐ nhưng chuẩn 
chủ quan lại tác động đến sự tin tưởng, là một trong 
những nhân tố quan trọng tác động đến ý định sử 
dụng TMDĐ của người dùng. Qua đây, nhà cung 
cấp dịch vụ TMDĐ có thể tiếp cận người dùng và 
nâng cao sự tín nhiệm của người dùng bằng cách 
xây dựng một cộng đồng khách hàng trọng tâm và 
quản lý hiệu quả cộng đồng này. Điều này có thể 
được thực hiện thông qua các hoạt động trực tuyến 
như lập các nhóm thảo luận trên các mạng xã hội 
hay các hoạt động offline như tổ chức các sự kiện 
kết nối người dùng. Nhận thức về tính hữu dụng của 
TMDĐ có thể được tăng cường thông qua việc 
31
?
Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?quảng bá các tính năng hấp dẫn của TMDĐ như tiết 
kiệm thời gian, đơn giản hóa công việc và không bị 
giới hạn bởi thời gian và không gian. 
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng nhấn 
mạnh vào vai trò quan trọng của sự đa dạng dịch vụ 
đối với ý định sử dụng TMDĐ. Nhà cung cấp dịch 
vụ TMDĐ cần không ngừng đổi mới, sáng tạo và 
đưa ra những tính năng, dịch vụ mới, mang tính cá 
nhân hóa nhằm phục vụ nhu cầu của từng nhóm 
người dùng hiệu quả hơn. 
6.3. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng 
nghiên cứu tiếp theo 
Nghiên cứu đã đóng góp về mặt thực nghiệm lý 
thuyết các nhân tố tác động đến ý định sử dụng 
TMDĐ ở một bối cảnh nghiên cứu mới, đó là thị 
trường Việt Nam. Mặc dù vậy, bài nghiên cứu không 
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Thứ nhất, về 
mẫu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương 
pháp chọn mẫu thuận tiện được thực hiện qua nền 
tảng trực tuyến. Điều này làm giảm tính khái quát 
tổng thể của đề tài nghiên cứu. Thứ hai, bài viết 
chưa có sự so sánh kết quả nghiên cứu giữa các 
nhóm đối tượng khách hàng. Thứ ba, nghiên cứu đặt 
trọng tâm vào ý định sử dụng dịch vụ nhưng từ ý 
định sử dụng đến hành vi sử dụng thật sự vẫn còn 
một khoảng trống. Để tăng tính tổng quát cho kết 
quả nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở 
rộng phạm vi thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp 
lấy mẫu theo xác suất, lấy mẫu ở các địa phương 
vùng miền khác nhau ở Việt Nam để có thể khám 
phá thêm vai trò của văn hoá trong bối cảnh nghiên 
cứu. Tiếp đó, nghiên cứu có thể tập đặt trọng tâm 
vào hành vi sử dụng thay vào ý định hành vi. Ngoài 
ra, các nghiên cứu trong tương lai có thể thêm các 
biến điều hướng, các biến trung gian để xây dựng 
một mô hình hoàn chỉnh hơn.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1980), 
Understanding Attitudes and Predicting Social 
Behavior, Engle wood Cliffs, New Jersey: 
Prentice Hall. 
2. Baumgartner, H. & Homburg, C. (1996), 
Applications of structural equation modeling in 
marketing and consumer research: A review, 
International Journal of Research in Marketing, vol. 
13, no. 2, pp. 139-161. 
3. Byrne, B.M. (2010), Structural Equation 
Modeling with AMOS, Second edition, Taylor & 
Francis Group. 
4. Bryman, A. and Cramer, D. (1994), 
Quantitative Data Analysis for Social Scientists, 
Routledge, New York. 
5. Chong, A. Y. L., Chan, F. T., & Ooi, K. B. 
(2012), Predicting consumer decisions to adopt 
mobile commerce: Cross country empirical exami-
nation between China and Malaysia, Decision 
Support Systems, 53(1), 34-43. 
6. Dai, H., & Palvi, P. C. (2009), Mobile com-
merce adoption in China and the United States: a 
cross-cultural study, ACM SIGMIS Database, 
40(4), 43-61. 
7. Fornell, C. G., & Larcker, D. F. (1981), 
Evaluating structural equation models with unob-
servable variables and measurement error, Journal 
of Marketing Research, 18(1), 39-50. 
8. Janssens, W., de Pelsmacker, P., Wijnen, K. & 
Van Kenhove, P. (2008), Marketing research with 
SPSS, Prentice Hall. 
9. Hair Jr., J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L. and 
Black, W.C. (1998), Multivariate Data Analysis, 5th 
Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River. 
10. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & 
Anderson, R.E. (2010), Multivariate Data Analysis. 
Seventh Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, 
New Jersey. 
11. Kalinic, Z., & Marinkovic, V. (2015), 
Determinants of users’ intention to adopt m-com-
merce: an empirical analysis, Information Systems 
and e-Business Management, 1-21. 
12. Kim, S. & Garrison, G. (2009), Investigating 
mobile wireless technology adoption: An extension 
of the technology acceptance model, Information 
System Front, Springer Science and Business 
Media, LLC, Vol. 11 pp. 323–333. 
Sè 134/201932
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
13. Kuo, Y.F., & Yen, S.N. (2009), Towards an 
Understanding of the Behavioral Intention to Use 
3G Mobile Value-added Services, Computers in 
Human Behavior, 25(1), 103-110. 
14. Luarn, P. and Lin, H.H. (2005), Toward an 
Understanding of the Behavioral Intention to Use 
Mobile Banking, Computers in Human Behavior, 
21, 873-891. 
15. Nguyễn Đình Yến Oanh & Phạm Thụy Bích 
Uyên (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử 
dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu 
dùng tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Mở 
TP.HCM, số 52 (1) 2017. 
16. Nguyen Thi Hoang Yen & Nguyen Thi Tuyet 
Mai. (2017), Determinants of the intention to use 
mobile banking: an empirical study in Vietnam, 
International conference proceedings: Emerging 
issues in economics and business in the context of 
international integration. National Economics 
University Press. 
17. Phạm Thị Minh Lý và Bùi Ngọc Tuấn Anh. 
(2012), Quan hệ giữa yếu tố nhận thức với ý định 
sử dụng dịch vụ thương mại di động tại thành phố 
Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 184, 
37-45. 
18. Rousseau, D. M., Sitkin, S. B., Burt, R. S. 
and Camerer, C. (1998), Not So Different After All: 
A Cross-discipline View of Trust, Academy of 
Management Review 23(3): 393-404. 
19. Taylor, S. and Todd, P. A. (1995), 
Understanding Information Technology Usage: A 
Test of Competing Models, Information Systems 
Research, 6, 144-176. 
20. The Mobile Economy Asia Pacific 2017. 
(2017). GSMA. https://www.gsmaintelligence.com/ 
research/?file=336a9db2ab3ed95bc70e62bf7e8678
55&download 
21. Tiwari, R. and Buse, S. (2007), The Mobile 
Commerce Prospects: A Strategic Analysis of 
Opportunities in the Banking Sector, Hamburg 
University Press, Hamburg. 
22. Venkatesh, V., & Davis, F.D. (2000), A 
Theoretical Extension of the Technology Acceptance 
Model: Four Longitudinal Field Studies, 
Management Science, 46(2), 186-204. 
23. Venkatesh, V. (2000), Determinants of 
Perceived Ease of Use: Integrating Control, 
Intrinsic Motivation, and Emotion into the 
Technology Acceptance Model, Information 
Systems Research, 11(4), 342-365. 
24. Wei T. T. et al. (2009), What drives 
Malaysian m-commerce adoption? An empirical 
analaysia, Industrial Management & Data Systems: 
Emerald Group Publishing Limited, Vol. 109, No.3, 
pp 370-388. 
25. Digital in 2017: Southeast Asia Regional 
Overview. (2017), We are social, https://weareso-
cial.com/special-reports/digital-southeast-asia-2017 
26. Wu, J.H., & Wang, S.C. (2005), What Drives 
Mobile Commerce? An Empirical Evaluation of the 
Revised Technology Acceptance Model, Information 
& Management, 42(5), 719-729. 
Summary 
Mobile commerce (M-commerce) means any 
business transaction involving the exchange of 
goods or services which is done on a wireless plat-
form via the typical tool of smart phone. Though M-
commerce is becoming more and more common in 
Vietnam, its penetration is still low compared with 
other countries in the region. The study aims to look 
at the factors influencing the intention of adopting 
M-commerce by Vietnamese users. An analysis of 
the data collected from 312 online respondents show 
there are five factors affecting the intention to adopt 
E-commerce in Vietnam including: (1) Flexibility, 
(2) Diversified services, (3) Sense of the usefulness, 
(4) Creditability, and (5) Sense of convenience. 
33Sè 134/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_y_dinh_su_dung_thuong_mai_di_dong_t.pdf