Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Abstract: This article presents the results of the survey on factors affecting the aggressive behavior
of students at secondary schools in Nghe An province. The results show that most aggressive
behaviours of secondary schools in the study are at low-average level. Students at high levels of
aggression often have misconception about aggression and have high levels of psychological stress
at school as well as their communicative skills and problem solving ability are limited. Also, these
students face many difficulties in dealing with friends, parents and teachers.
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26 17 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Trần Hằng Ly - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 03/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. Abstract: This article presents the results of the survey on factors affecting the aggressive behavior of students at secondary schools in Nghe An province. The results show that most aggressive behaviours of secondary schools in the study are at low-average level. Students at high levels of aggression often have misconception about aggression and have high levels of psychological stress at school as well as their communicative skills and problem solving ability are limited. Also, these students face many difficulties in dealing with friends, parents and teachers. Keywords: Student, secondary school, aggression, aggressive behavior. 1. Mở đầu Gây hấn là một vấn đề chung của các bạn trẻ đang ở độ tuổi đến trường và là kết quả tác động tâm lí, giáo dục và xã hội mang tính tiêu cực ở cả người gây hấn và nạn nhân. Hành vi gây hấn là những hành động mang tính chất xâm hại, nhằm làm tổn thương người khác, chính bản thân mình hoặc các vật thể xung quanh một cách có chủ đích dù có được hay không [1]. Hành vi gây hấn luôn là một vấn đề bức thiết, là một vấn nạn của toàn xã hội, đã được rất nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học, xã hội học dành sự quan tâm nghiên cứu. Bài viết trình bày về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn ở học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) năm học 2016-2017 ở tỉnh Nghệ An. Từ những kết quả nghiên cứu định lượng và định tính, chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố chủ quan và khách quan đối với hành vi gây hấn của HS THCS. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Cảm xúc, mức độ căng thẳng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, nhận thức về hành vi gây hấn; các yếu tố khách quan bao gồm: mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ, cách ứng xử của cha mẹ khi HS mắc lỗi, game bạo lực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành bằng bảng hỏi tự thuật (self-report) trên 468 HS THCS ở cả 4 khối lớp 6,7,8,9 tại 5 trường THCS (Đặng Thai Mai, Hưng Bình, Nghi Mỹ, Mường Xén, dân tộc nội trú (DTNT) Kỳ Sơn) đặc trưng cho các vùng miền trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ tháng 8-12/2017; khách thể khá đồng đều về mặt giới tính, gồm 220 HS nam và 248 HS nữ. Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 23.0 để xử lí số liệu và sử dụng các thang đo như: bảng hỏi biểu hiện tính gây hấn của Yudofstey (1986) [2], Buss (1992) [3], Orpinas (2001) [4]. Từ đó, xây dựng thang đo về hành vi gây hấn bao gồm 53 items, miêu tả cụ thể các biểu hiện hành vi gây hấn và được chia làm 2 loại là gây hấn lời nói và gây hấn hành vi với hệ số tin cậy Cronbach α = 0,893 và 0,739. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng “Trắc nghiệm đo điểm tâm lí xã hội của HS” trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt [5]. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An (bảng 1) Bảng 1. So sánh các nhân tố hành vi gây hấn Hành vi gây hấn Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Sd) Gây hấn hành vi 1,74 0,51 Gây hấn thái độ 2,45 0,50 Điểm trung bình 1,98 0,43 Chúng tôi tiến hành so sánh cặp đôi T-test để so sánh các nhân tố biểu hiện của hành vi gây hấn. Các em có xu hướng gây hấn thái độ (M = 2,45) nhiều hơn gây hấn hành vi (M=1,74) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p = 0,00 (t = - 24,73). Khi nói đến hành vi gây hấn, người ta sẽ nghĩ ngay đến gây hấn bằng bạo lực, tuy nhiên, hình thức này lại không phổ biến bằng hình thức gây hấn bằng thái độ. Kết quả này cũng là minh chứng cho thấy, gây hấn hành vi hay tên gọi khác là bạo lực, nó chỉ là một phần nhỏ của biểu hiện hành vi gây hấn. Dùng ANOVA để tìm ra sự khác biệt giới tính của gây hấn hành vi và gây hấn thái độ. Chỉ số p đều nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ có sự khác biệt rõ ràng về giới về mức hộ gây hấn hành vi và gây hấn thái độ. Bảng 2. So sánh sự khác biệt về giới của các nhân tố biểu hiện hành vi gây hấn Nhân tố Giới tính Mean Mức ý nghĩa (p) Gây hấn hành vi Nam 1,91 0,00 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26 18 Nữ 1,58 Gây hấn thái độ Nam 2,41 0,05 Nữ 2,49 Trung bình gây hấn Nam 2,08 0,00 Nữ 1,89 Gây hấn hành vi là một loại gây hấn trực tiếp, sử dụng hành vi để thỏa mãn sự bực tức, sự mất kiểm soát, thể hiện bằng hành động, còn gây hấn gián tiếp gây ra những tổn thương về tâm lí đối phương thông qua những lời nói xúc phạm, tung tin đồn nhảm... Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nam giới có xu hướng thực hiện gây hấn hành vi nhiều hơn nữ giới. Và ngược lại, nữ giới lại có xu hướng thực hiện hành vi gây hấn thái độ nhiều hơn nam giới, kết quả này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Hoàng Xuân Dung và cộng sự (2010) rằng HS nam có tỉ lệ sử dụng các hành vi gây hấn mang tính chất bạo lực cao hơn HS nữ, trong khi đó HS nữ thường gây hấn bằng lời nói về mặt tinh thần nhiều hơn nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng, có sự tương quan thuận ở mức trung bình, hệ số tương quan (r)= 0,40**) giữa gây hấn thái độ và gây hấn hành vi. Sự tương quan này cho thấy, ở một số HS có biểu hiện gây hấn thái độ cũng sẽ có xu hướng thực hiện gây hấn hành vi. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An a) Các yếu tố chủ quan (xem bảng 3) - Nhận thức sai lầm của HS về gây hấn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, HS có nhận thức sai lầm về gây hấn ở mức độ trung bình (M = 1,51). Các kiểu nhận thức sai lầm thường có ở các em là: Sau khi đánh chửi nhau với ai đó, em không cảm thấy có lỗi (M = 1,60); Khi có cãi cọ, xung đột với ai đó, em thường có suy nghĩ là phải đánh họ mới đỡ tức (M = 1,55) và Em có suy nghĩ là làm hỏng đồ hoặc phá huỷ đồ của người khác cũng không sao (M = 1,35). Các kiểu suy nghĩ sai lầm này gia tăng ở HS có mức độ gây hấn trung bình và cao. HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao lần lượt có mức độ nhận thức sai lầm là M = 1,28; 1,45 và 1,94. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Giữa hành vi gây hấn và nhận thức sai lầm có sự tương quan thuận, r = 0,38**, p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan chặt chẽ đến nhận thức sai lầm của các em. Nhận thức sai lầm có thể là nguyên nhân thúc đẩy hành Bảng 3. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của HS THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tiêu chí p Mức độ gây hấn Mean Sd Nhận thức sai lầm của HS 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,27 0,40 Gây hấn mức độ trung bình 1,44 0,46 Gây hấn mức độ cao 1,94 0,53 Tổng 1,50 0,51 Cảm xúc khi bị hẫng hụt 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,72 0,41 Gây hấn mức độ trung bình 2,12 0,46 Gây hấn mức độ cao 2,23 0,49 Tổng 2,07 0,48 Mức độ căng thẳng tâm lí 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,70 0,34 Gây hấn mức độ trung bình 1,96 0,52 Gây hấn mức độ cao 2,15 0,38 Tổng 1,95 0,49 Kĩ năng giao tiếp 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,37 0,37 Gây hấn mức độ trung bình 1,69 0,39 Gây hấn mức độ cao 2,00 0,41 Tổng 1,69 0,43 Kĩ năng giải quyết vấn đề 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,62 0,55 Gây hấn mức độ trung bình 1,98 0,69 Gây hấn mức độ cao 2,19 0,71 Tổng 1,95 0,69 (Ghi chú: Mức thấp: 1,55 ≤ ĐTB < 1,98; Mức trung bình: 1,98 ≤ ĐTB < 2,41; Mức cao: 2,41 ≤ ĐTB ≤ 4,00) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26 19 vi gây hấn của HS, cũng có thể được hình thành sau khi HS thực hiện hành vi gây hấn với bạn, chính những nhận thức sai lầm về gây hấn trở thành yếu tố thúc đẩy hành vi gây hấn ở HS THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Cảm xúc của HS: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trạng thái cảm xúc của các HS luôn luôn thay đổi. Cụ thể: Cảm xúc của em luôn thay đổi: lúc buồn, lúc vui, lúc cáu gắt (M = 2,31) và Em hay cáu kỉnh hoặc nổi nóng (M = 1,83). Ở lứa tuổi HS THCS, sự thay đổi về sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt tới sự thay đổi về tâm lí: quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt; sự ức chế bị kém đi dẫn đến nhiều khi thiếu niên không làm chủ được mình, dễ bực tức, cáu gắt nên dễ vi phạm kỉ luật. Các em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng từ phía người lớn. Tình cảm của thiếu niên giai đoạn này cũng sâu sắc và phức tạp hơn lứa tuổi nhi đồng. Các em rất dễ xúc động, biểu lộ tình cảm một cách dễ dàng, tình cảm dễ chuyển hoá và mang tính chất bồng bột [6]. Đặc biệt, trong các tình huống bị hụt hẫng, mất niềm tin; HS thường cảm thấy tức giận khi một bạn nào đó làm hỏng đồ, trêu chọc và gây sự (M = 2,04). Mức độ thay đổi các trạng thái cảm xúc và mức độ tức giận khi gặp phải các tình huống hẫng hụt gia tăng ở HS có mức độ gây hấn trung bình và cao. Cụ thể, các chỉ số này ở các nhóm HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao lần lượt là M = 1,73; 2,12 và 2,23. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Giữa hành vi gây hấn và sự thay đổi đời sống cảm xúc cũng như sự tức giận trong các tình huống hẫng hụt của HS có sự tương quan thuận (r = 0,30**, p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan chặt chẽ đến cảm xúc của các em. Kết quả này cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Irvin Sam Schonfeld, 2006 [7]. - Mức độ căng thẳng tâm lí của HS: Kết quả khảo sát cho thấy HS có mức độ căng thẳng tâm lí cao trong các tình huống như: Em cảm thấy lo lắng khi không thuộc bài hoặc chuẩn bị bài chu đáo (M = 2,40); Khi bị bố mẹ mắng, đến lớp em cảm thấy rất căng thẳng (M = 1,96); Việc học tập làm em bị căng thẳng với (M = 2,04); Em cảm thấy ức chế khi giáo viên phạt hoặc mắng các bạn trong lớp (M = 1,71); Việc thực hiện nội quy của nhà trường và lớp học làm em cảm thấy căng thẳng, ức chế (M = 1,69). Mức độ căng thẳng của HS khi đến lớp gắn liền với việc không hoàn thành các bài tập, sự trách mắng của bố mẹ, sự trừng phạt của giáo viên và việc thực hiện nội quy của nhà trường. Sự căng thẳng tâm lí gia tăng ở nhóm HS có mức độ gây hấn trung bình và cao. HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao lần lượt có mức độ căng thẳng tâm lí là M = 1,70; 1,97 và 2,16. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Mức độ căng thẳng tâm lí ở trên lớp và mức độ gây hấn có sự tương quan thuận (r = 0,27** và p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan chặt chẽ đến mức độ căng thẳng tâm lí của các em. Đây có thể là nguyên nhân thúc đẩy hành vi gây hấn của HS. - Kĩ năng giao tiếp của HS: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khó khăn trong giao tiếp của HS hiện nay ở mức độ trung bình. Các em thường có những khó khăn trong giao tiếp với bạn. Cụ thể với các biểu hiện sau: Em cãi cọ, lí sự với bạn (M = 1,72); Khi nói chuyện với các bạn khác, em thường nói chen ngang họ (M = 1,66); Em không đợi các bạn khác nói xong, em đã đưa ra ý kiến của mình (M = 1,62), Em cảm thấy lúng túng khi thua trong cuộc tranh luận với bạn và giáo viên (M = 1,91). Khó khăn trong giao tiếp gia tăng ở nhóm HS có mức độ gây hấn trung bình và cao. HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao lần lượt có mức độ khó khăn trong giao tiếp là M = 1,37; 1,70 và 2,00. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Giữa sự khó khăn trong giao tiếp với mức độ hành vi gây hấn có sự tương quan thuận (r = 0,43** và p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan chặt chẽ đến nhận thức sai lầm của các em. Khó khăn trong giao tiếp dẫn đến HS đánh đám, mắng chửi lẫn nhau khi có bất đồng ý kiến, xích mích hoặc chính việc HS ứng xử với nhau bằng bạo lực dẫn đến khó khăn trong giao tiếp với bạn và gia nhập các nhóm bạn, việc thiết lập các mối quan hệ liên nhân cách gặp cản trở. Đây thực sự là mối quan hệ tương tác 2 chiều. - Kĩ năng giải quyết vấn đề của HS: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, HS khi có mâu thuẫn với người khác thường không biết làm thế nào để giải quyết. Sự lúng túng này gia tăng ở nhóm HS có mức độ gây hấn trung bình và cao. HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao có khó khăn trong giải quyết vấn đề, điểm số lần lượt là M = 1,63; 1,98 và 2,19. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Giữa hành vi gây hấn và khó khăn trong giải quyết vấn đề có sự tương quan thuận (r = 0,24** và p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan đến kĩ năng giải quyết vấn đề ở các em. b) Các yếu tố khách quan (xem bảng 2) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26 20 - Mối quan hệ bạn bè của HS: Giữa các nhóm HS có hành vi gây hấn ở các mức độ khác nhau và sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, HS có hành vi gây hấn ở mức độ cao thường có xu hướng trêu chọc người khác, kết bạn với các HS ở trường khác, kết bạn với các bạn HS lớn tuổi hơn hoặc đã nghỉ học. HS có mức độ gây hấn thấp, trung bình và cao lần lượt có xu hướng này là M = 1,63; 1,92 và 2,22. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Những HS có hành vi gây hấn ở mức độ cao cũng là những em có khó khăn trong giao tiếp và kĩ năng giải quyết vấn đề. Những HS này thường không có bạn thân trong lớp, không có bạn để chia sẻ, tâm sự, trong khi đó giao tiếp là hoạt động chủ đạo của HS lứa tuổi THCS. Giữa hành vi gây hấn và khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ bạn bè có sự tương quan thuận (r = 0,32** và p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy, hành vi gây hấn của HS có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ bạn bè của các em. Ở lứa tuổi này, tình bạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sự phát triển nhân cách của các em, nếu mối quan hệ này bị phá vỡ, các em dễ có cảm giác nặng nề, bi kịch [7]. - Ứng xử của cha mẹ khi HS mắc lỗi: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các HS khi mắc lỗi (không học bài bị điểm kém, làm sai việc gì đó, đi chơi) đều bị cha mẹ trừng phạt, thể hiện ở việc bố mẹ mắng, chửi, đánh. Sự trừng phạt của cha mẹ có xu hướng gia tăng ở nhóm HS có hành vi gây hấn mức độ cao và trung bình (M = 2,17 và 1,89). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,00. Giữa hành vi gây hấn và sự trừng phạt của cha mẹ khi HS mắc lỗi có sự tương quan thuận (r = 0,19** và p = 0,00). Hệ số tương quan giữa 2 biến cho thấy hành vi gây hấn của HS có liên quan cách ứng xử của cha mẹ. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy: hành vi gây hấn liên quan nhiều đến hiện tượng tâm lí cá nhân và xã hội của HS THCS; có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các yếu tố chủ quan và khách quan với mức độ căng thẳng tâm lí ở trường học, khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn có ở những nhóm HS có mức độ hành vi gây hấn thấp, trung bình và cao; không có hiện tượng tâm lí nổi trội nào đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp hoặc cơ bản dẫn đến hành vi này; mối quan hệ bạn bè của HS; kĩ năng giao tiếp của HS; mức độ căng thẳng của HS trên lớp; mối quan hệ của HS với cha mẹ; ứng xử của cha mẹ khi HS mắc lỗi; mức độ ảnh hưởng của games; những suy nghĩ sai lầm của HS về hành vi bạo lực; kĩ năng giải quyết vấn đề của HS và mức độ thay đổi cảm xúc và cảm xúc trong các tình huống hẫng hụt của HS; có một số yếu tố có vai trò dự đoán gây hấn thái độ và gây hấn hành vi. Tài liệu tham khảo [1] Trần Thị Minh Đức (2013). Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung học. Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu châu Á và Quỹ cao học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Yudofsky, S.C. - Silver, J. M. - Jackson, W. - Endicott, J. - Williams, D. (1986). The Overt Aggression Scale for the objective rating of verbal and physical aggression. The American journal of psychiatry, Vol. 143, pp. 35-39. [3] Buss, A. H. - Perry, M. (1992). The aggression questionnaire. Journal of personality and Social Psychology, Vol. 63 (3), pp. 452-458. (Xem tiếp trang 26) Bảng 2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của HS THCS Tiêu chí p Mức độ gây hấn Mean Sd Mối quan hệ bạn bè 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,63 0,41 Gây hấn mức độ trung bình 1,91 0,43 Gây hấn mức độ cao 2,22 0,78 Tổng 1,92 0,53 Ứng xử của cha mẹ khi HS mắc lỗi 0,00 Gây hấn mức độ thấp 1,70 0,66 Gây hấn mức độ trung bình 1,89 0,70 Gây hấn mức độ cao 2,17 0,77 Tổng 1,90 0,71 Mối quan hệ với cha mẹ 0,00 Gây hấn mức độ thấp 2,07 0,44 Gây hấn mức độ trung bình 2,12 0,42 Gây hấn mức độ cao 2,06 0,41 Tổng 2,10 0,42 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 21-26 26 vững chắc cho đạo đức, lối sống cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 2.2.4.3. Quá trình đổi mới của đất nước, nhất là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay Tác động dễ thấy nhất của quá trình đổi mới đến đạo đức, lối sống của giới trẻ là đã hình thành những ĐHGT mới. Cùng với các chuẩn giá trị như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng... vẫn có vị trí cao trong thang giá trị Việt Nam thì một số giá trị khác như dân chủ, sáng tạo, việc làm, thu nhập, gia đình, năng động làm giàu... vẫn luôn được khích lệ. Thái độ đối với lao động đã chuyển biến tích cực theo hướng gắn với năng lực tự lập, sáng tạo, năng suất và hiệu quả. Thái độ đối với nghề nghiệp cũng thay đổi, chuyển từ việc trọng các nghề “bàn giấy”, công chức sang các nghề sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao. 2.2.4.4. Quá trình “toàn cầu hóa” đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực Tuy nước ta mới bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có thể dễ dàng cảm nhận một số tác động tiêu cực của “toàn cầu hóa” đối với đạo đức, lối sống của giới trẻ. Biểu hiện của tư tưởng “sùng ngoại”, tôn sùng chủ nghĩa tư bản, chạy theo lối sống của xã hội tiêu thụ, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, tiền bạc, văn hóa “lai căng”, tự ti dân tộc, thậm chí phai nhạt ý thức giai cấp, niềm tin và lí tưởng cộng sản... đã xuất hiện một cách đáng báo động. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải hình thành ở thanh niên chủ nghĩa yêu nước chứa đựng nội dung mới, phù hợp. 3. Kết luận TN-SV là những người đang học tại các trường đại học hoặc cao đẳng, là lực lượng dự bị, kế tục của giới trí thức. ĐHGT của TN-SV được hiểu là định hướng của một cá nhân hay nhóm TN-SV vào những giá trị này hay giá trị khác, phù hợp với nhiều hướng biến đổi của hệ thống các giá trị xã hội, trong đó các hiện tượng vật chất hay tinh thần, có khả năng thoả mãn các nhu cầu và lợi ích của họ. ĐHGT của thanh niên được biểu hiện tập trung ở các lĩnh vực hoạt động đặc trưng của họ, đó là: việc xác định mục đích, lí tưởng của cuộc sống; hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học; quan hệ giao tiếp đa dạng và biểu hiện của chúng được thể hiện ở các cấp độ nhận thức, thái độ và hành động. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Quang Uẩn (1995). Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX-07-04. [2] Phạm Minh Hạc (1994). Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới. Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX-07. [3] Trần Trọng Thủy (1993). Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7, tr 11. [4] Lê Đức Phúc (1992). Giá trị và định hướng giá trị. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 13, tr 71. [5] Nguyễn Kế Hào (chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn (2005). Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. [6] Dương Diệu Hoa (chủ biên) - Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Kế Hào - Phan Trọng Ngọ - Đỗ Thị Hạnh Phúc (2008). Giáo trình tâm lí học phát triển. NXB Đại học Sư phạm. [7] Hiền Bùi (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển bách khoa. [8] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục Đại học. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [9] Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2006). Báo cáo chuyên đề “Lối sống sinh viên - thực trạng và giải pháp”. [10] Đào Thị Oanh (chủ biên) - Nguyễn Thanh Bình - Đặng Xuân Hoài - Lê Đức Phúc - Trần Trọng Thủy - Nguyễn Huy Tú (2007). Vấn đề nhân cách trong tâm lí học hiện nay. NXB Giáo dục. [11] Hà Nhật Thăng (1998). Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn. NXB Giáo dục. [12] Đặng Vũ Cảnh Linh (2008). Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên các trường đại học hiện nay. Tạp chí Tâm lí học, số 1, tr 106-111. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI... (Tiếp theo trang 20) [4] Orpinas, P. - Frankowski, R. (2001). The Aggression Scale: A self-report measure of aggressive behavior for young adolescents. The Journal of Early Adolescence, Vol. 21(1), pp. 50-67. [5] Nguyễn Bá Đạt (2014). Phân tích đặc điểm tâm lí xã hội của học sinh có hành vi bạo lực học đường. Kỉ yếu hội thảo Khoa học toàn quốc “Sức khỏe tâm thần trong trường học”. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr 421-435. [6] Đinh Thị Kim Thoa - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trần Văn Tính (2009). Tâm lí học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Irvin Sam Schonfeld (2006). School violence. In: E.K. Kelloway, J. Barling, - J.J. Hurrell (eds) Handbook of Workplace Violence. Thousand Oaks, CA: Sage Publications, pp. 169-229.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_hanh_vi_gay_han_cua_hoc_sinh_trung.pdf