Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Phổ thông

Tóm tắt. Bài viết này đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh

trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có nhiều

yếu tố tác động đến hành vi gây hấn của học sinh trường trung học phổ thông

(THPT) Hà Trung và trường Nguyễn Sinh Cung. Trong nghiên cứu này, tác giả đề

cập tới các nhóm yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trường,

và xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tác động nhằm phòng ngừa và ngăn chặn

hành vi gây hấn ở học sinh THPT.

pdf 11 trang yennguyen 4200
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Phổ thông

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh Trung học Phổ thông
126 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0013 
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 126-136 
This paper is available online at  
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤN 
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
1Nguyễn Thị Ngọc Bé, 2Nguyễn Thế Lợi và 3Lê Thị Quỳnh Mai 
1Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
2Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Huế, 3Văn phòng Can thiệp sớm Minh Khánh 
Tóm tắt. Bài viết này đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh 
trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có nhiều 
yếu tố tác động đến hành vi gây hấn của học sinh trường trung học phổ thông 
(THPT) Hà Trung và trường Nguyễn Sinh Cung. Trong nghiên cứu này, tác giả đề 
cập tới các nhóm yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trường, 
và xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tác động nhằm phòng ngừa và ngăn chặn 
hành vi gây hấn ở học sinh THPT. 
Từ khóa: Hành vi gây hấn, học sinh THPT, yếu tố ảnh hưởng. 
1. Mở đầu 
Hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông (THPT) là những hành vi cố ý gây 
tổn thương về thể chất và tâm lí của các học sinh khác diễn ra trong môi trường học 
đường, dù mục đích có đạt được hay không (đây là quan điểm của tác giả? Nếu đúng thì 
nên nói rõ là quan điểm trong bài báo này, Nếu không phải thì cần có trích dẫn cụ thể). 
Hành vi gây hấn trong nhà trường phổ thông là vấn đề nổi cộm hiện nay, được sự quan 
tâm của xã hội và có xu hương gia tăng về mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi. 
Theo một điều tra tiến hành trong 2 năm từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 của tổ chức 
phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan Internaltional và Trung tâm nghiên cứu 
quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường 
học ở Châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh 
(HS) ở lứa tuổi từ 12 - 17, các GV, hiệu trưởng tại 5 quốc gia gồm Campuchia, Việt Nam, 
Indonesia, Pakistan và Nepal. Theo kết quả nghiên cứu này, tình trạng gây hấn trong các 
trường học châu Á đang ở mức báo động; trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải 
nghiệm hành vi gây hấn ở học đường. Quốc gia có số học sinh là nạn nhân của hành vi 
gây hấn cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%; Việt Nam đứng thứ 
hai với 71%. 
Về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn cũng là một vấn đề được 
Ngày nhận bài: 3/10/2018. Ngày sửa bài: 19/12/2018. Ngày nhận đăng: 1/1/2019. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Bé. Địa chỉ e-mail: ngocbe190586@gmail.com 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông 
127 
các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm. Có một số công trình nghiên cứu tiêu 
biểu như nghiên cứu của nhà Tâm lí học Roland về động cơ gây hấn của trẻ em đã luận 
giải được nguồn gốc gây hấn ở trẻ em xuất phát từ cảm giác chán nản, thất vọng khiến các 
em tham gia vào bắt nạt người khác. Bằng cách bắt nạt người khác, trẻ em cảm thấy tốt 
hơn. Kết quả nghiên cứu phát hiện một số khác biệt: các bé trai thể hiện việc thèm muốn 
có quyền lực hay được là một thành viên của nhóm quyền lực có liên quan đặc biệt tới bắt 
nạt; các bé gái có cả ba động cơ trên và đều liên quan đến bắt nạt. Điều này cho thấy các 
bé gái gây hấn với cá nhân khác không nhằm mục đích trả đũa mà đó chỉ là một cách để 
chống lại trạng thái tiêu cực, chán nản (Roland, 2002). 
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức (2011) về hành vi gây 
hấn ở HS trung học phổ thông đã cho thấy, gây hấn trong nhà trường là hiện tượng phổ 
biến và ngày càng trở lên nguy hiểm. là do các bậc phụ huynh và trường học không dạy 
một cách hệ thống cho trẻ em và vị thành niên những khía cạnh khác nhau về vấn đề kỷ 
luật học đường nên trước những tình huống cụ thể HS không nhận biết được giới hạn 
hành vi gây hấn, bạo lực. Vì vậy, hiện tượng đánh nhau, doạ dẫm, tung tin thất thiệt.. vẫn 
cứ tồn tại trong nhà trường. Kết quả nghiên cứu hành vi gây hấn của HS Trung học cơ sở 
(Nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Trung Chính – Lương Tài – Bắc Ninh)” của tác 
giả Phạm Thị Thanh Thúy cho thấy nhận thức về gây hấn, những biểu hiện của hành vi 
này ở HS được khảo sát còn hạn chế. Sự nhầm lẫn và nhận thức chưa đầy đủ về hành vi gây 
hấn và bản chất của hành vi này; Kết quả nghiên cứu của cũng đã phản ánh nhất định về 
thực trạng hành vi gây hấn của HS với sự đa dạng trong các hành vi gây hấn đồng thời biểu 
hiện với tần suất và mức độ khác nhau (Phạm Thị Thanh Thúy, 2016). Tóm lại, tổng quan 
về lịch sử nghiên cứu cho thấy gây hấn là vấn đề được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. 
Mặc dù hành vi gây hấn khá phổ biến ở thanh thiếu niên Việt Nam với những nguyên 
nhân và các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, nhưng vấn đề này chưa được chú trọng nghiên 
cứu. Đã có một số lượng rất nhỏ tập trung nghiên cứu phân tích về mặt lí luận nhưng thiếu 
hụt nghiên cứu thực tế. Bên cạnh đó, cũng có rất ít công trình nghiên cứu về nguyên nhân, 
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn và các biện pháp giảm thiểu những hành vi gây 
hấn ở các em. Với những thực trạng đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành 
vi gây hấn của học sinh THPT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một phạm trù 
cần nghiên cứu. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi gây 
hấn ở học sinh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khách thể nghiên cứu 
Bảng 1. Mẫu nghiên cứu 
 Giới tính Khối lớp Trường 
Toàn 
mẫu Nam Nữ 10 11 12 Hà Trung 
Nguyễn 
Sinh Cung 
N 121 159 101 87 92 140 140 280 
% 43,20 56,80 36,07 31,07 32,86 50,00 50,00 100 
Nguyễn Thị Ngọc Bé, Nguyễn Thế Lợi và Lê Thị Mai 
128 
Nghiên cứu điều tra trên 280 học sinh trường THPT Hà Trung và trường THPT 
Nguyễn Sinh Cung, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu học sinh THPT về hành vi gây hấn và các 
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn. Ngoài ra, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn học 
sinh, giáo viên về tính rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu của từng item trong bảng hỏi. 
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để khảo sát, tìm hiểu được thực trạng và các 
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh THPT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa 
Thiên Huế, đề tài sử dụng Bảng hỏi mức độ hành vi gây hấn của HS THPTgồm 3 nội dung: 
Từng có hành vi gây hấn, từng là nạn nhân của hành vi gây hấn, từng chứng kiến hành vi 
gây hấn, với 4 mức độ lựa chọn:1 = Không bao giờ; 2 = Thỉnh thoảng; 3 = Thường xuyên; 
4 = Rất thường xuyên. Bảng hỏi yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh 
THPT gồm 40 item liên quan đến yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân học sinh. 
Trong đó, mỗi yếu tố gồm có 10item, có 4 mức độ lựa chọn tương ứng: 1 = Không đồng ý; 
2 = Phân vân; 3 = Đồng ý; 4 = Rất đồng ý. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Mức độ hành vi gây gấn của học sinh THPT 
Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi gây hấn của học sinh THPT thể hiện qua Bảng 
2 như sau: 
Bảng 2. Mức độ tham gia hành vi gây hấn của HS THPT 
Stt 
Nội dung 
Chưa bao 
giờ 
Thỉnh 
thoảng 
Thường 
xuyên 
Rất thường 
xuyên 
N % N % N % N % 
1 Từng có hành vi gây hấn 198 70,7 80 28,6 2 0,7 0,0 0,0 
2 Từng là nạn nhân 
của hành vi gây hấn 
131 46,8 134 47,9 12 4,3 3 1,1 
3 Từng chứng kiến hành vi 
gây hấn 26 9,3 174 61,2 66 23,6 14 5,0 
Về mức độ gây hấn của HS, kết quả nghiên cứu trong bảng 2 cho thấy có 70,7% HS 
chưa bao giờ có hành vi gây hấn, 28,6% HS thỉnh thoảng có hành vi gây hấn và 0,7% HS 
thường xuyên có hành vi gây hấn. Về tỉ lệ học sinh từng là nạn nhân của hành vi gây hấn, 
có 46,8% HS chưa bao giờ là nạn nhân của hành vi gây hấn, có tới 53,2% HS từng là nạn 
nhận của hành vi gây hấn: trong đó có 47,9% HS thỉnh thoảng bị người khác làm tổn 
thương về thể chất hoặc tinh thần, 4,3% HS ở mức độ thường xuyên và 1,1% ở mức độ rất 
thường xuyên. Về mức độ chứng kiến các hành vi gây hấn, có 9,3% HS chưa bao giờ 
chứng kiến hành vi gây hấn, có 90,7% HS từng chứng kiến hành vi gây hấn (61,2% ở 
mức độ thỉnh thoảng, 23,6% thường xuyên và 5% rất thường xuyên). Gần như các HS 
nằm trong mẫu nghiên cứu đều tham gia vào hành vi gây hấn với các vai trò khác nhau, 
khi là nạn nhân của hành vi gây hấn, hoặc có thể trở thành người đi gây hấn hoặc là người 
chứng kiến hành vi gây hấn. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Tiến sĩ Catherine 
Blaya thuộc đại học Bordeaux 2 chỉ ra rằng khoảng 20%-46% nạn nhân của các vụ bạo 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông 
129 
lực học đường đã tái diễn những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu đựng 
(Catherine Blaya, 2003). 
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của HS THPT Hà Trung và Nguyễn 
Sinh Cung 
Thang điểm 1, 2, 3, 4 được sử dụng tương ứng với các mức độ “không đồng ý, phân 
vân, đồng ý, rất đồng ý”. Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4; điểm càng cao thì ảnh 
hưởng càng lớn và ngược lại. Kết quả thu được như sau: 
*Ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Bảng 3. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Stt Yếu tố ảnh hưởng 
Giới tính Trường 
Trung 
bình 
Thứ 
bậc 
Nam Nữ Hà 
Trung 
Nguyễn 
Sinh 
Cung 
1 
Bầu không khí gia đình nặng nề, 
căng thẳng khiến con cái bị dồn 
nén, dễ nổi nóng. 
2,18 2,42 2,27 2,36 2,32 8 
2 Mối quan hệ tồi tệ của các thành viên trong gia đình. 2,26 2,35 2,32 2,31 2,32 8 
3 
Thường xuyên chứng kiến cảnh gây 
gỗ của bố mẹ với mọi người khiến 
trẻ tập nhiễm hành vi xấu 
2,46 2,56 2,47 2,57 2,52 4 
4 
Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ ly hôn, 
sống với dì ghẻ, bố dượng khiến trẻ 
mặc cảm, tự ti. 
2,40 2,56 2,45 2,59 2,52 4 
5 
Thiếu sự quan tâm, thờ ơ của bố 
mẹ, khiến trẻ luôn đè nén cảm xúc 
dễ gia nhập vào nhóm bạn xấu. 
2,54 2,78 2,53 2,81 2,67 1 
6 
Sự trừng phạt nghiêm khắc (đánh, 
mắng...) của bố mẹ khi con phạm 
lỗi khiến con cái dễ nóng giận và 
cáu gắt. 
2,39 2,42 2,38 2,44 2,41 7 
7 
Sự quan tâm, chia sẻ, động viên của 
bố mẹ giúp con cái vượt qua những 
căng thẳng trong học tập và cuộc 
sống. 
2,43 2,43 2,35 2,51 2,43 6 
8 
Sự giáo dục của bố mẹ về tình yêu 
thương, tinh thần đoàn kết khiến 
con cái luôn biết yêu thương quý 
trọng mọi người. 
2,54 2,51 2,49 2,55 2,53 3 
Nguyễn Thị Ngọc Bé, Nguyễn Thế Lợi và Lê Thị Mai 
130 
9 
Được bố mẹ giáo dục những kỹ 
năng ứng xử, và cách kiểm soát 
cảm xúc khi gặp phải những mâu 
thuẫn trong cuộc sống. 
2,37 2,57 2,47 2,50 2,49 5 
10 
Bố mẹ phân tích những hậu quả của 
hành vi gây hấn giúp con cái nhận 
thức rằng đó là những hành vi không 
tốt trong cuộc sống 
2,55 2,53 2,49 2,89 2,55 2 
Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi 
gây hấn của học sinh là “Thiếu sự quan tâm, thờ ơ của bố mẹ, khiến trẻ luôn đè nén cảm 
xúc dễ gia nhập vào nhóm bạn xấu”. Lứa tuổi này có nhiều tâm tư tình cảm mong muốn 
được bố mẹ chia sẽ, thấu hiểu các em. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm chia sẽ của cha mẹ sẽ 
khiến các em cảm thấy cô đơn suy nghĩ lệch lạc dễ bị nhóm bạn xấu lôi kéo tham gia vào 
những hành vi gây hấn. Tiếp theo là “Thường xuyên chứng kiến cảnh gây gỗ của bố mẹ 
với mọi người khiến trẻ tập nhiễm hành vi xấu”. Những phản ứng, cảm xúc của cha mẹ 
ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức, điều tiết, thể hiện cảm xúc của bản thân trẻ sau này 
(Izard và cộng sự, 2001). Như vậy chúng ta thấy rằng 2 yếu tố này đã khẳng định môi 
trường gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây 
hấn. Vì vậy để giảm thiểu hành vi gây hấn bố mẹ cần làm gương cho con cái, không chỉ 
quan tâm đến việc đáp ứng đầy đủ vật chất mà thiếu sự quan tâm, chăm sóc tìm hiểu 
những tâm tư tình cảm của con ở lứa tuổi này. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là: “Bầu không khí 
gia đình nặng nề, căng thẳng khiến con cái bị dồn nén, dễ nổi nóng” và “Mối quan hệ tồi 
tệ của các thành viên trong gia đình”. 
Như vậy, gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhất định tới hành vi gây hấn của HS. Môi 
trường sống tại gia đình lành mạnh, tích cực và mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, ông 
bà và cháu, anh chị em tích cực sẽ đảm bảo cho mối quan hệ cá nhân với xã hội của các 
em không đẩy tới gây hấn, bắt nạt. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành thái độ tích 
cực cho các em về bạo lực học đường, góp phần ngăn chặn tình hình bạo lực tiếp diễn ở 
HS. Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn con cái của mình. Mặt khác, các bậc 
phụ huynh cũng cần có những hiểu biết đầy đủ hơn, và dành nhiều thời gian hơn cho 
việc tìm hiểu các kiến thức về hành vi gây hấn và hậu quả của nó để giáo dục con cái 
một cách tốt nhất. 
* Ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Bảng 4. Ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Stt Yếu tố ảnh hưởng 
Giới tính Trường 
Trung 
bình 
Thứ 
bậc 
Nam Nữ Hà 
Trung 
Nguyễn 
Sinh 
Cung 
11 
Thầy cô không hiểu tâm lí của HS 
nên có những cách ứng xử khiến 
HS cảm thấy bất mãn. 
2,21 2,46 2,43 2,36 2,36 7 
12 Nhà trường trang bị cho HS 
những kỹ năng kiểm soát cảm xúc 
2,09 2,22 2,17 2,16 2,37 6 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông 
131 
và giải quyết các mâu thuẫn xung 
đột. 
13 
Những giá trị truyền thống tốt đẹp 
của dân tộc được GV lồng ghép vào 
nội dung học tập. 
2,36 2,37 2,39 2,29 2,34 8 
14 
Thầy cô không cung cấp kiến thức 
về hành vi gây hấn, hậu quả của 
hành vi gây hấn cho HS 
2,49 2,32 2,40 2,44 2,43 2 
15 
Sự tiêu cực trong việc cho điểm 
khiến HS cảm thấy bất bình và 
tức giận. 
2,28 2,37 2,33 2,29 2,31 10 
16 
Sự đối xử bất bình đẳng giữa các 
HS khiến HS cảm thấy rất bức xúc, 
khó chịu. 
2,36 2,33 2,42 2,33 2,38 5 
17 
Những áp lực trong học tập và thi 
cử luôn khiến HS cảm thấy căng 
thẳng và dễ nổi cáu với người 
khác 
2,25 2,39 2,28 2,36 2,33 9 
18 
Nhà trường, thầy cô động viên, 
chia sẻ và trợ giúp để HS có thể 
vượt qua những khó khăn về mặt 
tâm lí. 
2,47 2,38 2,44 2,47 2,46 1 
19 
Nhà trường mời các chuyên gia 
tâm lí nói chuyện chia sẻ và hỗ trợ 
HS, đặc biệt đối với những trường 
hợp có biểu hiện sang chấn tâm lí 
do hành vi gây hấn 
2,43 2,44 2,49 2,31 2,40 4 
20 
Cách xử lí của nhà trường và thầy 
cô đối với những trường hợp HS có 
hành vi gây hấn không nhất quán, 
không đủ sức răn đe giáo dục nêu 
gương cho HS. 
2,40 2,41 2,40 2,41 2,41 3 
Qua Bảng 4 cho thấy, những yếu tố được HS đánh giá có ảnh hưởng lớn đến hành 
vi gây hấn của các em là: “Nhà trường, thầy cô động viên, chia sẻ và trợ giúp để HS có 
thể vượt qua những khó khăn về mặt tâm lí” (ĐTB = 2,46); tiếp theo là “Thầy cô không 
cung cấp kiến thức về hành vi gây hấn, hậu quả của hành vi gây hấn cho HS” (ĐTB= 
2,43). Điều này có thể lí giải là do các bậc phụ huynh và trường học không dạy một cách 
hệ thống cho trẻ em và vị thành niên những khía cạnh khác nhau về vấn đề kỷ luật học 
đường nên trước những tình huống cụ thể HS không nhận biết được giới hạn hành vi gây 
hấn, bạo lực. Vì vậy, hiện tượng đánh nhau, doạ dẫm, tung tin thất thiệt...vẫn cứ tồn tại 
trong nhà trường (Trần Thị Minh Đức, 2011). 
Nguyễn Thị Ngọc Bé, Nguyễn Thế Lợi và Lê Thị Mai 
132 
Những yếu tố trong nhà trường có ảnh hưởng ít nhất đến hành vi gây hấn được các em 
lựa chọn là: “Sự tiêu cực trong việc cho điểm khiến HS cảm thấy bất bình và tức giận” 
(ĐTB = 2,31), “Những áp lực trong học tập và thi cử luôn khiến HS cảm thấy căng thẳng 
và dễ nổi cáu với người khác” (ĐTB = 2,33). Bởi vì lứa tuổi THPT gặp nhiều áp lực lựa 
chọn nghề nghiệp cho tương lai. Lịch học quá tải, chương trình học quá tải, áp lực đó lại 
tăng lên rõ rệt khi phải đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp THPT vào đại học. Khiến các em 
cảm thấy căng thẳng dễ cáu giận, phản ứng thái quá và dễ nổi cáu với bạn bè. 
Như vậy, nhà trường đã có những ảnh hưởng nhất định tới hành vi gây hấn của HS. Do 
vậy nhà trường cần có nhiều hoạt động giáo dục giúp HS có kiến thức về hành vi gây hấn 
cũng như hậu quả của nó và cách phòng ngừa, giảm thiểu hành vi gây hấn. 
* Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Bảng 5. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Stt Yếu tố ảnh hưởng 
Giới tính Trường 
Trung 
bình 
Thứ 
bậc 
Nam Nữ Hà 
Trung 
Nguyễn 
Sinh 
Cung 
21 
Qua các phương tiện truyền thông, 
HS nhận thức được hành vi gây hấn 
học đường và hậu quả của nó. 
2,33 2,28 2,25 2,36 2,31 9 
22 
Trong xã hội những chuyện cãi cọ, 
đánh đập, chửi mắng, nói xấudiễn 
ra mọi lúc mọi nơi khiến HS nghĩ đó 
là những chuyện bình thường. 
2,40 2,26 2,33 2,31 2,33 8 
23 
Chính quyền địa phương xây dựng 
nếp sống văn minh giúp người dân 
hạn chế được những mâu thuẫn, cãi 
cộ, tranh chấp không đáng có. 
2,52 2,49 2,48 2,52 2,50 3 
24 
Game bạo lực ngày càng nhiều và 
thu hút một lượng lớn HS chơi khiến 
họ bị tập nhiễm những hành vi xấu. 
2,40 2,53 2,33 2,56 2,45 6 
25 
Trên ti vi, internet phim hành động, 
võ thuật ngày càng nhiều và nó đã 
ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của 
HS. 
2,42 2,60 2,37 2,59 2,48 4 
26 
Bạo lực học đường diễn ra ngày 
càng nhiều và nguy hiểm, những 
video bạo lực học đường được phát 
tán với tốc độ rất nhanh, nhiều HS 
rất thích thú và muốn học theo 
những video đó 
2,51 2,53 2,60 2,61 2,61 1 
27 
Trên mạng xã hội (facebook, zalo) 
những lời nói khiếm nhã, những 
hình ảnh phản cảm, nhạy 
2,48 2,67 2,47 2,63 2,55 2 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông 
133 
cảm ngày càng nhiều gây ảnh 
hưởng lớn tới lối sống của giới trẻ. 
28 
Qua các phương tiện truyền thông, 
HS biết được các biện pháp phòng 
ngừa và giảm thiểu hành vi gây hấn 
để bảo vệ chính mình. 
2,27 2,53 2,42 2,42 2,43 7 
29 
Đoàn thanh niên luôn tổ chức những 
hoạt động nhằm nâng cao tinh thần 
đoàn kết, gắn bó yêu thương giữa 
các đoàn viên. 
2,48 2,43 2,45 2,46 2.46 5 
30 
Nạn nhân của hành vi gây hấn nhận 
được sự động viên, chia sẻ và trợ 
giúp kịp thời của các tổ chức, đoàn 
thể. 
2,47 2,47 2,54 2,41 2.48 4 
Các yếu tố từ phía xã hội tương đối ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của HS. Những 
yếu tố được HS đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất là: “Bạo lực học đường diễn ra ngày 
càng nhiều và nguy hiểm, những video bạo lực học đường được phát tán với tốc độ rất 
nhanh, nhiều HS rất thích thú và muốn học theo những video đó” (ĐTB= 2,61). Hàng 
ngày, những video quay lại cảnh HS đánh nhau lan truyền trên mạng không phải là hiếm; 
cảnh bạo lực xuất hiện với mật độ thường xuyên đã góp phần không nhỏ cho việc hình 
thành xu hướng thích gây hấn ở các em. Các nhà Tâm lí học xã hội không những chỉ ra 
việc xem ti vi có cảnh gây hấn làm gia tăng hành vi gây hấn mà còn chỉ ra việc xem gây 
hấn kéo dài còn làm con người trơ lì với những hành vi gây hấn (nói (Trần Thị Minh 
Đức, 2011). Các nghiên cứu thực chứng cho thấy có sự liên kết đáng kể giữa việc xem 
chương trình truyền hình bạo lực và biểu hiện hành vi gây hấn (Eron, 1982; Huesmann 
và Eron, 1986). Xếp vị trí thứ 2 là “Trên mạng xã hội (facebook, zalo) những lời nói 
khiếm nhã, những hình ảnh phản cảm, nhạy cảm ngày càng nhiều gây ảnh hưởng lớn tới 
lối sống của giới trẻ”. Những yếu tố ít được lựa chọn hơn là: “Qua các phương tiện 
truyền thông, HS nhận thức được hành vi gây hấn học đường và hậu quả của nó”. 
“Trong xã hội những chuyện cãi cọ, đánh đập, chửi mắng, nói xấu diễn ra mọi lúc mọi 
nơi khiến HS nghĩ đó là những chuyện bình thường”. Chúng ta cần phát huy hơn nữa 
các yếu tố ảnh hưởng tích cực và cần có biện pháp ngăn ngừa hạn chế các yếu tố tác 
động tiêu cực tới hành vi của HS. 
*Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Bảng 6. Ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hành vi gây hấn của HS THPT 
Stt Yếu tố ảnh hưởng 
Giới tính Trường 
Trung 
bình 
Thứ 
bậc 
Nam Nữ Hà 
Trung 
Nguyễn 
Sinh 
Cung 
31 
Là người lạc quan và vui vẻ nên các 
em dễ dàng thiết lập các mối quan 
hệ xã hội. 
2,14 2,13 2,04 2,22 2,13 10 
Nguyễn Thị Ngọc Bé, Nguyễn Thế Lợi và Lê Thị Mai 
134 
32 Là người hay nổi nóng, dễ kích thích, không kiềm chế được mình. 2,21 2,48 2,35 2,37 2,37 6 
33 Nhận thức sai và thiếu hiểu biết hành vi gây hấn và pháp luật. 2,21 2,25 2,25 2,22 2,24 9 
34 
Là người rụt dè, thiếu tự tin, các 
em luôn cảm thấy hổi hộp, lo lắng 
mỗi khi xuất hiện mâu thuẫn với 
bạn bè. 
2,38 2,37 2,37 2,38 2,38 5 
35 
Là người điềm tĩnh, suy nghĩ thấu 
đáo, các em rất dễ giải quyết 
những mâu thuẫn với bạn bè 
2,45 2,54 2,42 2,58 2,51 4 
36 
Hiểu được tầm quan trọng của việc 
phòng ngừa, giảm thiểu hành vi gây 
hấn nên các em tích cực tham gia 
các buổi thảo luận, học ngoại khóa 
để rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm 
xúc 
2,36 2,27 2,37 2,24 2,31 7 
37 
Là người muốn thể hiện bản thân, 
luôn muốn mình là người quan trọng 
nhất nên các em hay bắt mọi người 
làm theo ý mình 
2,30 2,27 2,32 2,25 2,29 8 
38 
Là người hài hước nên các em rất 
thích trêu chọc các bạn trong lớp. 2,54 2,51 2,50 2,54 2,53 3 
39 
Các em hiểu rằng mình cần có trách 
nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận 
thức nhằm giảm thiểu hành vi gây 
hấn của HS 
2,55 2,65 2,63 2,59 2,61 1 
40 
Các em ý thức được trách nhiệm 
đối với việc xây dựng một môi 
trường học tập thân thiện. 2,55 2,53 2,45 2,62 2,54 2 
Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 6, trong 10 yếu tố được khảo sát thì yếu tố “Các em 
hiểu rằng mình cần có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức nhằm giảm thiểu hành vi 
gây hấn của HS” có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi gây hấn của HS. Tiếp theo là yếu tố “Các 
em ý thức được trách nhiệm đối với việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện”. 
Như vậy, các em ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội trong 
công cuộc phòng ngừa và giảm thiểuhành vi gây hấn trong trường học. Yếu tố ít ảnh 
hưởng nhất đối với hành vi gây hấn của HS THPT là “là người lạc quan và vui vẻ nên các 
em dễ dàng thiết lập các mối quan hệ xã hội” và “Nhận thức sai và thiếu hiểu biết hành vi 
gây hấn và pháp luật”. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông 
135 
3. Kết luận 
(1) Nghiên cứu điều tra 280 học sinh THPT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 
cho thấy, hành vi gây hấn ở học sinh là tương đối phổ biến. 
(2 Xét về yếu tố gia đình, sự quan tâm, thờ ơ của bố mẹ, khiến trẻ luôn đè nén cảm 
xúc dễ gia nhập vào nhóm bạn xấu là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi gây hấn. 
“Bầu không khí gia đình nặng nề, căng thẳng khiến con cái bị dồn nén, dễ nổi nóng” và 
“Mối quan hệ tồi tệ của các thành viên trong gia đình” ít ảnh hưởng đến hành vi gây hấn. 
(3) Xét về yếu tố nhà trường, “Nhà trường, thầy cô động viên, chia sẻ và trợ giúp để 
HS có thể vượt qua những khó khăn về mặt tâm lí”, “Thầy cô không cung cấp kiến thức 
về hành vi gây hấn, hậu quả của hành vi gây hấn cho HS” là những yếu tố ảnh hưởng lớn 
nhất đến hành vi gây hấn. 
(4) Xét về yếu tố xã hội, những yếu tố được HS đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất 
là: “Bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều và nguy hiểm, những video bạo lực học 
đường được phát tán với tốc độ rất nhanh, nhiều HS rất thích thú và muốn học theo những 
video đó”. Ngược lại, “Qua các phương tiện truyền thông, HS nhận thức được hành vi gây 
hấn học đường và hậu quả của nó”. “Trong xã hội những chuyện cãi cọ, đánh đập, chửi 
mắng, nói xấu diễn ra mọi lúc mọi nơi khiến HS nghĩ đó là những chuyện bình thường” 
những yếu tố được HS đánh giá có ảnh hưởng ít nhất. 
(5) Xét về yếu tố cá nhân, “Các em hiểu rằng mình cần có trách nhiệm tuyên truyền, 
nâng cao nhận thức nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn của HS” có ảnh hưởng lớn nhất đến hành 
vi gây hấn của HS. Tiếp theo là yếu tố “Các em ý thức được trách nhiệm đối với việc xây 
dựng một môi trường học tập thân thiện”. 
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành 
vi gây hấn của học sinh THPT. Điều này cho thấy các nhà giáo dục, nhà tham vấn, trị liệu 
cần phải lưu ý đến những yếu tố này trong quá trình hỗ trơ tâm lí cho các em, nhằm ngăn 
ngừa và giảm hiểu hành vi gây hấn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Catherine Blaya, 2003. "School violence and the professional socialisation of teachers: 
The lessons of comparatism", Journal of Educational Administration, Vol. 41 Issue: 6, 
pp.650-668, https://doi.org/10.1108/09578230310504643. 
[2] Eron, L. D, 1982. Parent–child interaction, television violence, and aggression of 
children. American Psychologist, 37(2), 197-211. 
066X.37.2.197. 
[3] Huesmann, L. R., & Eron, L. D, 1986. Television and the aggressive child: A cross-
national comparison. Hillsdale, NJ: Erlbaum. 
[4] Izard, C., Fine, S., Schultz, D., Mostow, A., Ackerman, B., & Youngstrom, E. A, 
2001. Emotion knowledge as a predictor of social behavior and academic competence in 
children at risk. Psychological Science, 12(1), 18-23. https://doi.org/10.1111/1467-
9280.00304. 
Nguyễn Thị Ngọc Bé, Nguyễn Thế Lợi và Lê Thị Mai 
136 
[5] Phạm Thị Thanh Thúy, 2016. “Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố 
ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội, số 2, tr.114-153 
[6] Trần Thị Minh Đức, 2011. Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội. Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[7] Roland, E, 2002. Bullying, depressive symptoms, and suicidal thoughts. Educational 
Research, 44, 55- 67. 
ABSTRACT 
Factors affecting to aggressive behaviors of high school students 
in Phu Vang district, Thua Thien Hue province 
1Nguyen Thi Ngọc Be, 2Nguyen The Lợi and 3Le Thi Quynh Mai 
1Department of Psychology and Education, University of Education, Hue University 
2Department of physical education, Hue University 
3Minh Khanh Early Intervention Office 
This paper looks into diffirent factors affecting to aggressive behavior of high school 
students in Phu Vang district, Thua Thien Hue province. There are many factors that have 
significant impact on aggressive behaviors of students at Ha Trung and Nguyen Sinh 
Cung high schools. In this study, the authors focus on four groups of impact factor 
including: students, family, school, and society. Based on study’s outcomes, 
recommendations for preventing aggressive behaviors of high school students were 
proposed. 
Keywords: Aggressive behaviors, high school students, impact factors. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_hanh_vi_gay_han_cua_hoc_sinh_trung.pdf