Cẩm nang Chuẩn bị cho con em sẵn sàng đi học

Định nghĩa Giao tiếp là khả năng diễn đạt rõ ràng các nhu cầu của bản

thân và hiểu được người khác (cả kỹ năng nói lẫn kỹ năng nghe). Kiến thức

thường thức là sự quan tâm đến thế giới bên ngoài.

Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa trẻ

có khả năng giao tiếp tốt—cả nghe và nói—và tò mò muốn tìm hiểu về thế giới

xung quanh là những đứa trẻ đã sẵn sàng đạt được thành công ở học đường

và trong suốt cuộc đời.

Kỹ Năng Giao Tiếp Và Kiến Thức Thường Thức

Tr.2 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ

Hãy hỏi trẻ về những gì diễn

ra trong ngày

• Tìm một thời điểm thoải mái để trò chuyện với trẻ về

những hoạt động trong ngày của trẻ. Hãy làm mẫu cho

trẻ bằng cách trò chuyện về ngày của quý vị.

• Đặt ra các câu hỏi mở như “Hôm nay ở trường đã có

những chuyện gì?” và “Con đã làm những gì khi ra

khỏi nhà?” Việc đặt ra những câu hỏi này sẽ dẫn dắt

câu chuyện tiếp diễn so với chỉ đặt những câu hỏi mà

chỉ cần trả lời đơn giản là "có" hoặc "không".

• Hãy thử nấu ăn cùng nhau. Quý vị cũng có thể

tìm hiểu về khẩu vị yêu thích và không thích của

mỗi người.

pdf 16 trang yennguyen 3800
Bạn đang xem tài liệu "Cẩm nang Chuẩn bị cho con em sẵn sàng đi học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang Chuẩn bị cho con em sẵn sàng đi học

Cẩm nang Chuẩn bị cho con em sẵn sàng đi học
Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ
Chuẩn Bị Cho Con 
Em Sẵn Sàng Đi Học
Ủy Ban Gia Đình 
Và Trẻ Em Quận Cam
Ủy Ban Gia Đình Và Trẻ Em Quận Cam được cấp vốn từ nguồn Thuế Thuốc Lá 1998 (Mục 10) do cử tri 
California thông qua nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và giáo dục cho trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh 
đến 5 tuổi.
Kính gửi Quý Vị Độc Giả: Mặc dù có tên là “Cẩm Nang Dành Cho Cha 
Mẹ”, cuốn sách này dành cho tất cả mọi đối tượng: từ người giám hộ, 
ông bà, thành viên gia đình khác cho đến nhà cung cấp dịch vụ. Cẩm 
nang này là nguồn tài liệu nhằm mục đích hỗ trợ chuẩn bị cho trẻ sẵn 
sàng học tập.
Chuẩn Bị Cho Con Em Sẵn Sàng Đi Học là một cẩm nang dành cho các bậc cha 
mẹ, cẩm nang này được dựa trên Chỉ Số Phát Triển Ấu Thơ (EDI). EDI là công cụ 
đánh giá của giáo viên để đánh giá mức độ sẵn sàng đến trường học tập của học 
sinh mầm non theo năm lĩnh vực phát triển đầu đời của trẻ. Cuốn cẩm nang dành 
cho cha mẹ này cung cấp lời khuyên và thông tin cho mỗi lĩnh vực EDI này.
Giới thiệu
Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Sức Khỏe Thể Chất Và Tinh Thần 08
Trẻ có thể cầm được bút chì và duy trì năng lượng trong suốt ngày học.
Sự Trưởng Thành Về Mặt Cảm Xúc 04
Trẻ chú ý đến yêu cầu và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Năng Lực Xã Hội 10
Trẻ hòa đồng với người khác, tuân thủ các quy tắc và chỉ dẫn.
Kỹ Năng Giao Tiếp Và Kiến Thức Thường Thức 02
Trẻ có khả năng truyền đạt nhu cầu của bản thân và tham gia một trò chơi tưởng tượng.
Phát Triển Nhận Thức Và Ngôn Ngữ 06
Trẻ có khả năng đọc các từ đơn giản và viết được tên của mình.
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Đừng chỉ nói—hãy dành thời 
gian tích cực lắng nghe
 • Hãy thực sự chú ý đến những gì con em quý 
vị đang nói.
 • Tìm kiếm cơ hội để làm mẫu các kỹ năng lắng nghe 
tốt cho trẻ. Hãy linh hoạt và biết cách giải mã các tín 
hiệu ở trẻ. Việc chú ý đến trẻ sẽ khuyến khích trẻ cởi 
mở và thường xuyên trò chuyện với quý vị hơn.
 • Hãy trò chuyện về thời tiết, những hoạt động của con 
em quý vị ở trường, lập kế hoạch du lịch cùng nhau 
hoặc chia sẻ về ngày làm việc của quý vị — bất kể 
điều gì mà quý vị và con em quý vị quan tâm. 
Luôn bên cạnh trẻ
 • Hãy cùng nhau thưởng thức bữa tối. Điều này cho trẻ 
biết rằng “lúc nào chúng ta cũng có thể dành thời gian 
cho nhau.” Hoạt động này cũng thúc đẩy cảm giác 
thân thuộc trong gia đình.
 • Có rất nhiều việc cần chúng ta quan tâm, tuy nhiên, 
không có việc nào quan trọng bằng con em quý vị.
Định nghĩa Giao tiếp là khả năng diễn đạt rõ ràng các nhu cầu của bản 
thân và hiểu được người khác (cả kỹ năng nói lẫn kỹ năng nghe). Kiến thức 
thường thức là sự quan tâm đến thế giới bên ngoài.
Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa trẻ 
có khả năng giao tiếp tốt—cả nghe và nói—và tò mò muốn tìm hiểu về thế giới 
xung quanh là những đứa trẻ đã sẵn sàng đạt được thành công ở học đường 
và trong suốt cuộc đời.
Kỹ Năng Giao Tiếp Và Kiến Thức Thường Thức
Tr.2 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Hãy hỏi trẻ về những gì diễn 
ra trong ngày
 • Tìm một thời điểm thoải mái để trò chuyện với trẻ về 
những hoạt động trong ngày của trẻ. Hãy làm mẫu cho 
trẻ bằng cách trò chuyện về ngày của quý vị.
 • Đặt ra các câu hỏi mở như “Hôm nay ở trường đã có 
những chuyện gì?” và “Con đã làm những gì khi ra 
khỏi nhà?” Việc đặt ra những câu hỏi này sẽ dẫn dắt 
câu chuyện tiếp diễn so với chỉ đặt những câu hỏi mà 
chỉ cần trả lời đơn giản là "có" hoặc "không".
 • Hãy thử nấu ăn cùng nhau. Quý vị cũng có thể 
tìm hiểu về khẩu vị yêu thích và không thích của 
mỗi người. 
Khuyến khích trẻ
 • Trẻ cần được khuyến khích để cảm thấy tự tin vào bản 
thân. Khi tự tin vào bản thân, trẻ có xu hướng thích 
khám phá những điều mới mẻ hơn.
 • Việc giao tiếp yêu cầu phải sự tự tin, do đó, quý vị cần 
tôn trọng những nỗ lực của con mình và đừng bao giờ 
cười nhạo khi trẻ mắc lỗi.
 • Hãy làm mẫu khi quý vị cố gắng dạy trẻ những kiến 
thức mới. Từ việc học một môn thể thao, bài hát hoặc 
ngôn ngữ mới, đến việc đi đến một địa điểm mới, có 
rất nhiều cơ hội để quý vị và con em mình cùng nhau 
học hỏi những kiến thức mới!
Kỹ Năng Giao Tiếp Và Kiến Thức Thường Thức/ Tr.3
Xây dựng mối quan hệ cởi mở, 
chân thành với trẻ
 • Hãy cho phép con đặt câu hỏi và thể hiện sự sợ hãi 
của bản thân. Điều này sẽ dạy trẻ cách nói lên những 
vấn đề làm chúng lo lắng.
 • Hãy cởi mở về những vấn đề có liên quan trực tiếp 
đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ.
 • Nếu trẻ quan tâm đến điều gì đó, hãy cho trẻ biết quý 
vị luôn sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn cũng như giải 
đáp các thắc mắc.
Nhận thức rõ những điều quan 
trọng đối với trẻ
 • Hãy cùng trẻ tạo ra một quyển sách tranh ảnh cá 
nhân hoặc sổ lưu niệm. Dùng ảnh gia đình và bạn bè, 
cũng như hình ảnh những đối tượng mà trẻ yêu thích. 
Việc tạo cho trẻ một cuốn sách riêng đặc biệt sẽ giúp 
trẻ cảm thấy mình đặc biệt và được yêu thương. Việc 
cùng con em xem sách sẽ giúp trẻ học từ vựng, đọc 
và viết.
 • Hãy dựng nên một câu chuyện về con em quý vị, sử 
dụng tên trẻ một cách thường xuyên nhất. Đưa những 
điều tốt đẹp xảy ra với con em quý vị vào câu chuyện 
giả tưởng này cũng như kết nối cả những sự việc hoặc 
những con người mà trẻ quan tâm vào câu chuyện.
 • Trò chuyện với con em quý vị về cuốn sách, món đồ 
chơi và bộ phim mà trẻ yêu thích. Ngược lại, trẻ cũng 
sẽ muốn tìm hiểu về những điều quan trọng đối với 
quý vị và những người khác. Điều này sẽ giúp ích cho 
con em quý vị do trẻ học được cách giao lưu, kết bạn 
và giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa.
Làm mẫu các kỹ năng giao tiếp 
từ giai đoạn sớm
 • Khi bế trẻ, hãy phản ứng lại với những gì trẻ làm— 
hãy cười khúc khích khi trẻ cười khúc khích; mỉm 
cười khi trẻ mỉm cười. Thay đổi giọng nói của quý vị 
sao cho phù hợp với những biểu cảm khác nhau trên 
gương mặt.
 • Hãy để những món đồ an toàn và thú vị gần trẻ (ví dụ 
như cuốn sách thuộc dạng chạm và cảm nhận, gương 
dành cho trẻ em, điện thoại di động có màu sắc bắt 
mắt). Hãy mô tả cho con em quý vị những gì trẻ đang 
nhìn thấy và chạm vào.
 • Chơi trò “Đặt Tên Đồ Vật”: Bất kể ở đâu, hãy gọi 
tên các đồ vật mà quý vị nhìn thấy xung quanh quý 
vị và trẻ. 
Khuyến khích trí tưởng tượng, 
sự tò mò và khả năng giải quyết 
vấn đề
 • Khi đọc cho trẻ nghe một cuốn sách yêu thích, hãy 
thay đổi một vài từ quan trọng trong câu chuyện. Hãy 
làm việc này một cách thú vị và dễ nhận biết để con 
em quý vị có thể phát hiện, sau đó, trẻ sẽ kể lại cho 
quý vị nghe câu chuyện nguyên bản.
 • Đặt một vật sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng vào hai hộp 
chứa phù hợp (ví dụ hai hộp chứa gạo khô và hai hộp 
chứa nước). Cho trẻ lắc hộp và đoán âm thanh.
 • Chơi trò “Gọi Tên Cảm Xúc”: Khi đọc sách và xem ti 
vi, hãy yêu cầu trẻ đoán cảm xúc của nhân vật, tại sao 
nhân vật lại cảm thấy như vậy và nhân vật đó có thể 
cần điều gì.
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Sự Trưởng Thành Về Mặt Cảm Xúc
Tr.4 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Khuyến khích trẻ suy nghĩ trước 
khi hành động
 • Chơi trò “Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Tiếp Theo?”: Kể cho 
trẻ nghe một kịch bản mang tính thách thức, sau đó 
đặt câu hỏi “Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Tiếp Theo?” Ví 
dụ: “Sam đã làm vỡ cái bình hoa của mẹ cậu ấy 
Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Tiếp Theo?” Việc hiểu rõ hành 
động của mình sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào sẽ 
giúp trẻ kiểm soát được hành vi của bản thân và có 
thói quen suy nghĩ trước về kết quả của hành động, 
do đó, trẻ có thể thay đổi hành động của mình để đạt 
được kết quả tích cực.
 • Khuyến khích trẻ nói ra khi vấn đề nảy sinh (ví dụ 
“Con đang bực mình”). Khi không đồng tình, hãy cho 
phép con em quý vị thể hiện cảm xúc của trẻ—cả tích 
cực lẫn tiêu cực—đồng thời khuyến khích trẻ lắng 
nghe khi những người khác thể hiện cảm xúc của họ. 
Kiểm soát nỗi sợ hãi và tính bốc 
đồng ở trẻ
 • Khi con em quý vị làm gì đó không đúng, hãy cho trẻ 
thấy hậu quả phù hợp với hành vi của trẻ. Ví dụ: nếu 
con em quý vị vẽ màu lên bàn thay vì vẽ trên giấy, hãy 
nhẹ nhàng thu giữ bút chì màu cho đến khi trẻ sẵn 
sàng tô màu trên giấy. Hãy nhớ cho con em quý vị cơ 
hội sửa chữa và khen ngợi trẻ ngay khi trẻ có hành vi 
đúng đắn.
 • Cho phép trẻ lựa chọn mỗi ngày, chẳng hạn như chọn 
giữa đồ ăn vặt, quần áo hay đồ chơi. Điều này sẽ giúp 
trẻ tự tin vào quyết định của bản thân.
 • Không ép trẻ làm những việc khiến trẻ sợ hãi. Thay 
vào đó, hãy để trẻ thực hiện dần từng bước nhỏ dẫn 
đến hoạt động đó.
Khuyến khích trẻ có lòng trắc ẩn 
với người khác
 • Thể hiện tình yêu thương với trẻ khi con em quý vị bị 
đau, ốm hoặc thất vọng. Ví dụ: khi con em quý vị bị 
ngã và bị thương, hãy thể hiện sự quan tâm và an ủi 
khi trẻ khóc. Con em quý vị sẽ học được cách đối xử 
với người khác theo cách tương tự. 
Hãy giúp con em quý vị ứng phó 
cảm xúc ở mức độ phù hợp với 
lứa tuổi
 • Gọi tên các cảm xúc cho con em quý vị khi trẻ thất 
vọng, sau đó chỉ cho trẻ nhiều cách khác nhau để vượt 
qua. Ví dụ. “Hình như con đang bực tức. Con có muốn 
bố/mẹ ôm con không? Con có muốn đến một góc yên 
tĩnh đọc sách không?”
 • Hãy chỉ cho trẻ cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực 
mạnh như tức giận, buồn bã hoặc thất vọng. Con em 
quý vị luôn quan sát và học hỏi từ quý vị, do đó, hãy 
nhớ làm gương cho trẻ những cách thức phù hợp để 
ứng phó cảm xúc.
Định nghĩa Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là khả năng nhận biết 
và thể hiện cả cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực một cách lành mạnh, tôn trọng và 
phù hợp với hoàn cảnh. Trong đó, còn có lòng trắc ẩn cũng như sẵn sàng giúp 
đỡ và an ủi người khác.
Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa 
trẻ có cảm xúc lành mạnh và có khả năng hiểu và hòa đồng với những đứa 
trẻ khác là những đứa trẻ đã sẵn sàng học hỏi và đạt được thành công ở học 
đường và trong suốt cuộc đời. 
Bắt đầu dạy trẻ về sức khỏe tinh 
thần và cho trẻ thấy sự gắn bó 
từ những khoảnh khắc đầu đời
 • Hãy thận trọng khi phản ứng với những nhu cầu của 
trẻ sơ sinh, đặc biệt mỗi khi trẻ khóc, trong sáu tháng 
đầu đời. Sử dụng từ ngữ để gọi tên các cảm xúc mà 
quý vị quan sát được. Ví dụ, “buồn quá con yêu 
đang khóc nhè.”
 • Chơi trò “Thật Vui Được Gặp Con!”. Dùng nét mặt và 
giọng nói để cho trẻ biết quý vị yêu thương trẻ đến thế 
nào. Khi quý vị mỉm cười và vui mừng khi nhìn thấy 
trẻ , quý vị đang củng cố mối liên kết giữa quý vị và trẻ 
cũng như dạy trẻ cách thể hiện tình yêu thương.
 • Chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau khi ở “tâm trạng” 
khác nhau. Hãy ôm trẻ và khiêu vũ.
Cho trẻ cơ hội để chăm sóc và 
quan tâm đến người khác
 • Cho trẻ một số đồ chơi để chăm sóc (ví dụ như tắm, 
cho ăn, ôm). Trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đang 
làm và cho trẻ biết những trẻ đang quan tâm chăm sóc 
và chu đáo như thế nào.
 • Xây dựng một “Bệnh Viện Gấu Teddy” dành cho tất cả 
đồ chơi của trẻ và diễn các tình huống tưởng tượng, 
trong đó, quý vị và trẻ giúp các món đồ chơi “cảm thấy 
tốt hơn.”
 • Chơi trò “Đoán Cảm Xúc”: Quý vị thể hiện một cảm 
xúc và con em quý vị sẽ đoán xem quý vị đang cảm 
thấy gì. Sử dụng cả đồ chơi hoặc thú nhồi bông của 
trẻ. Điều này sẽ bổ sung thêm các nhân vật khác và 
tình huống cho trò chơi.
Hãy cho trẻ thấy tầm quan trọng 
của việc giúp đỡ và hòa đồng 
với người khác
 • Cố định thời gian mỗi tuần hoặc mỗi tháng làm 
“ngày vui chơi” cho con em quý vị và bạn bè của trẻ. 
Thường xuyên chơi với trẻ để củng cố mối quan hệ. 
Cho trẻ lên kế hoạch một trò chơi hoặc hoạt động cho 
ngày vui chơi. Trẻ sẽ háo hức mong đến lịch hẹn định 
kỳ.
 • Mỗi tuần, hãy giao cho trẻ một số công việc nhà (ví dụ 
như lau bụi, thu dọn giường ngủ, dọn dẹp đồ chơi). 
Quá trình làm các công việc lặt vặt giúp trẻ tự tin vào 
khả năng của bản thân và trẻ sẽ cảm thấy mình là một 
thành viên hữu ích trong gia đình.
Sự Trưởng Thành Về Mặt Cảm Xúc / Tr.5
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Phát Triển Nhận Thức Và Ngôn Ngữ
Tr.6 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Đọc sách cho trẻ nghe
 • Biến những cuối sách, câu chuyện và việc kể chuyện 
thành thói quen hàng ngày sẽ khuyến khích trẻ yêu 
thích con chữ và xây dựngkỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 • Thời gian kể chuyện không chỉ vào giờ đi ngủ. 
Có nhiều cơ hội để khuyến khích trẻ đọc trong ngày. 
Từ việc đọc chữ trên các hộp ngũ cốc trên bàn bếp 
đến cùng nhau lập danh sách mua sắm—tất cả các 
hoạt động đều làm tăng hứng thú đọc chữ ở trẻ. 
Kể về những gì đang xảy ra
 • Khi trò chuyện, chúng ta mô tả những gì đang xảy 
ra xung quanh và giúp đặt tên cho những gì chúng 
ta thấy và trải nghiệm.
 • Hãy coi việc trò chuyện với con là một phần quan 
trọng trong ngày. Hãy nhớ rằng: con em quý vị học 
ngôn ngữ bằng cách quan sát và bắt chước quý vị.
Hãy vui chơi, vui chơi và 
vui chơi!
 • Những giai điệu và bài hát không chỉ giúp quý vị và trẻ 
cảm thấy vui vẻ mà còn làm tăng sự hiểu biết và coi 
trong ngôn ngữ—nguyên tắc và cách thức sử dụng 
ngôn ngữ. Trẻ học được nhiều từ mới thông qua các 
bài hát, vần điệu, câu đố và bài đồng dao.
 • Chơi là công việc của trẻ—đó là cách trẻ phát triển não 
bộ và tìm hiểu về thế giới xung quanh.
 • Mỗi khi trẻ vui chơi với quý vị, trẻ đang khám phá thế 
giới bằng các giác quan của mình và tìm hiểu về cách 
mọi thứ hoạt động. 
Hạn chế thời gian ngồi trước 
màn hình
 • Trẻ học hỏi thông qua hành động. Đó là lý do vì saocác 
trò chơi chủ động sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn so với 
những trò chơi thụ động như chơi trò chơi trên điện 
thoại thông minh hoặc xem ti vi.
 • Hãy hạn chế thời gian xem ti vi, sử dụng máy tính, 
điện thoại và tìm cách kéo cả gia đình tham gia 
vào các hoạt động như trò chơi boardgame, trò chơi 
sáng tạo và đến thư viện.
Định nghĩa Ngôn ngữ bao gồm nhận dạng từ, đọc và viết. Phát triển 
nhận thức bao gồm ghi nhớ, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Một số ví dụ về 
phát triển nhận thức là thao tác đếm, nhận diện hình dạng và chữ số.
Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa trẻ 
yêu thích các câu chuyện, thích nghe kể chuyện và trình độ phát triển nhận thức 
phù hợp với lứa tuổi là những đứa trẻ đã sẵn sàng học hỏi và đạt được thành 
công ở học đường và trong suốt cuộc đời.
Phát Triển Nhận Thức Và Ngôn Ngữ / Tr.7
Sử dụng các hoạt động hàng 
ngày làm cơ hội để học tập
 • Khi nấu ăn, trẻ sẽ có cơ hội học đo và đếm.
 • Khi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa, trẻ sẽ có cơ 
hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và ra 
quyết định.
 • Việc biến con em quý vị thành một phần quan trọng 
trong hoạt động hàng ngày sẽ giúp việc học trở nên 
thú vị hơn!
 • Chơi trò “Số Của Ngày”: Trong suốt cả ngày, hãy tìm 
kiếm các sự việc có thể ghép theo cặp. Xem con em 
quý vị có thể tìm ra hoặc tạo ra bao nhiêu thứ ghép 
theo cặp. Đồng thời, hãy giúp trẻ ghép thức ăn của 
mình thành các cặp và đếm khi trẻ ăn. Cho con em 
quý vị biết hình dạng của con số bằng cách chỉ cho trẻ 
con số trên giấy hoặc trong sách.
Ngay từ những năm tháng đầu 
đời, hãy mở rộng thế giới quan 
cho trẻ với lòng mê học hỏi
 • Đi dạo quanh nhà cùng trẻ và thỉnh thoảng dừng lại để 
quan sát các đồ vật. Gọi tên các đồ vật nhìn thấy. Hoạt 
động này giúp phát triển vốn từ vựng của trẻ.
 • “Đọc Thơ”: Dạy cho trẻ những bài thơ mà quý vị biết 
hồi nhỏ hoặc tìm đọc một quyển thơ dành cho trẻ em 
tại thư viện hoặc hiệu sách. Tạo ra âm điệu và chuyển 
động bàn tay để giúp trẻ ghi nhớ từ ngữ.
 • Chơi trò “Con Gì Kêu Như Thế Nào?”: Cắt ra hình 
ảnh các loài động vật xuất hiện phổ biến. Đặt câu hỏi 
“Con .... kêu như thế nào?” rồi trả lời bằng cách mô 
phỏng tiếng kêu.
 • Cắt dán tranh ảnh minh họa bằng cách sử dụng giấy 
dán và bất kỳ vật dụng nào quý vị tìm được trong nhà 
hoặc bên ngoài. Cùng trẻ sắp xếp và đếm đồ vật (ví 
dụ như hạt, lá cây, vỏ) trong khi quý vị thực hiện dự án 
của mình.
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Sức Khỏe Thể Chất Và Tinh Thần
Tr.8 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Ngay từ những năm tháng đầu 
đời, hãykhuyến khích trẻ sống 
lành mạnh
 • Cho trẻ “Tập Bụng”: Khi trẻ nằm sấp, hãy đặt một 
số đồ vật hấp dẫn ví dụ như các món đồ chơi phát 
sáng trên mặt đất và khuyến khích trẻ với tới chúng.
 • Đưa cho trẻ các đồ vật để cầm và đập vào nhau. 
Trò chuyện và hát trong khi trẻ đang bi bô và thực 
hành phối hợp tay-mắt.
 • Chơi trò “Bắt Chước”: Quý vị thực hiện một hành 
động đơn giản (ví dụ như cười, thè lưỡi hoặc vỗ tay) 
và cổ vũ bé làm theo.
Định nghĩa Sức khỏe thể chất và tinh thần là sự sẵn sàng đến trường 
về mặt thể chất (ví dụ như không đến trường trong tình trạng bị đói), độc lập 
về mặt thể chất (ví dụ phối hợp vận động tốt) cũng như các kỹ năng vận động 
thô (ví dụ như bắt và ném bóng) và kỹ năng vận động tinh (ví dụ như khả năng 
cầm bút chì màu và bút chì).
Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa 
trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc là những đứa trẻ đã sẵn sàng học hỏi và đạt 
được thành công ở học đường và trong suốt cuộc đời.
Trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học và có sống tích cực sẽ:
Có thành tích tốt hơn ở trường
 • Lối sống tích cực giúp trẻ có khả năng tập 
trung, trí nhớ, khả năng sáng tạo và kỹ năng 
giải quyết vấn đề tốt hơn.
Có cân nặng phù hợp
 • Tập thể dục hàng ngày giúp tim khỏe mạnh, 
thúc đẩy sự phát triển của cơ và giúp xương 
chắc khỏe.
Phát triển lòng tự trọng
 • Lối sống tích cực giúp trẻ tự tin hơn vào bản 
thân. Điều này giúp giảm tình trạng lo lắng và 
trầm cảm và giúp trẻ có khả năng chịu áp lực 
tốt hơn.
Chơi với trẻ khác
 • Lối sống tích cực đem đến cho trẻ cơ hội giao 
lưu, kết bạn và tập tính kỷ luật. 
Sức Khỏe Thể Chất Và Tinh Thần / Tr.9
Hát và chơi trò chơi là những 
phương pháp thú vị để cải thiện 
sức khỏe
 • Chơi trò “Khiêu Vũ Trước Gương”: Quý vị và con em 
quý vị cùng nhảy theo một bản nhạc yêu thích trước 
tấm gương lớn. Đồng thời, hãy thử “Điệu Múa Bất 
Động”, tức là lúc đó, tất cả mọi người phải đứng yên 
như tượng ngay khi nhạc kết thúc.
 • Hát, hát và hát!—đặc biệt là những giai điệu và bài hát 
vận động như Hokey Pokey.
Khỏe mạnh về thể chất và tinh 
thần cũng bao gồm việc ăn uống 
khoa học, ăn mặc phù hợp với 
thời tiết, rửa tay và vệ sinh 
đúng cách
 • Lên “Lịch Ăn Uống Hàng Tuần” và cho trẻ chọn 
một món ăn mà trẻ sẽ phụ giúp chuẩn bị. Bữa sáng 
rất dễ làm và là được cho là bữa ăn quan trọng 
nhất trong ngày.
 • Tại cửa hàng tạp hóa, hãy chơi trò chơi mua sắm 
“Đoán Đồ Vật” với trẻ. Hãy cho trẻ bỏ vào giỏ hàng các 
món đồ mà trẻ đoán được.
 • Chuẩn bị cho trẻ một miếng giẻ lau và bát nước xà 
phòng nhỏ để rửa các món đồ chơi bằng nhựa.
Các hoạt động lành mạnh có thể 
rất đơn giản
 • Hãy cùng nhau đi dạo một quãng ngắn xung quanh 
khu phố. Đây là thời điểm tuyệt vời để chơi trò “Đoán 
Đồ Vật” và “Đoán Âm Thanh”.
 • Khi ở công viên, quý vị có thể chơi "keng", trốn tìm 
hoặc sáng tạo các trò chơi riêng.
 • Tạo khu vận động vượt chướng ngại vật trong nhà 
bằng cách sử dụng gối, ghế, chậu, chảo, cốc đo và 
nước—bất kỳ thứ gì! Các hoạt động có thể bao gồm 
đi theo vạch phấn, nhảy qua hộp và trườn qua một 
đường hầm.
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Năng Lực Xã Hội
Tr.10 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Hãy dạy cho con em quý vị 
các hành vi phù hợp ở nơi 
công cộng 
 • Cùng trẻ đến nhiều nơi (như cửa hàng tạp hóa, phòng 
khám). Trước khi cùng trẻ đến những nơi này, hãy nói 
cho trẻ biết các yêu cầu rõ ràng và cụ thể (như “không 
chạy nhảy, không la hét và nhớ xin phép và cảm ơn”).
 • Lập trước kế hoạch cho các chuyến đi dài. Ví dụ như, 
mang theo các món đồ chơi nhỏ hoặc dụng cụ tô màu 
khi đến nhà hàng, phòng khám hoặc bất kỳ nơi nào 
mà trẻ phải chờ đợi lâu.
 • Tôn trọng trẻ và người khác khi nói chuyện. Trẻ sẽ bắt 
chước những gì nghe thấy. 
Khuyến khích trẻ kiểm soát hành 
vi của bản thân
 • Khi giữa con em quý vị và bạn cùng chơi xảy ra tranh 
cãi, cố gắng không đưa ra giải pháp ngay. Hãy cho 
trẻ cơ hội đưa ra ý kiến riêng cũng như cách giải quyết 
vấn đề. Tuy nhiên, hãy ở bên cạnh và hướng dẫn 
trẻ nếu cần.
 • Hãy nhất quán—xây dựng lịch trình và quy tắc 
trong gia đình để luôn thực hiện một cách nhất quán 
vào mọi lúc.
Giúp trẻ học cách tôn trọng một 
cách phù hợp với thẩm quyền 
của người lớn tuổi
 • Xây dựng mối quan hệ gắn kết, dựa trên sự tin tưởng 
và tin cậy, với trẻ. Luôn giữ lời hứa và trẻ sẽ cảm thấy 
có thể tin tưởng vào quý vị.
 • Trò chuyện với trẻ về việc phải tôn trọng các thành 
viên trong gia đình và người khác, sau đó, chỉ cho trẻ 
thấy cách thực hiện bằng cách làm gương tôn trọng 
mọi người xung quanh quý vị.
Dạy trẻ cách hợp tác và tuân thủ 
các quy tắc
 • Trao đổi với trẻ về trách nhiệm chia sẻ và luân phiên, 
sau đó tạo ra một hoạt động mà quý vị và trẻ có thể 
luân phiên thực hiện.
 • Chơi bằng một quả bóng lớn. Thay phiên nhau lăn 
bóng về phía người còn lại. Sau một thời gian, kết hợp 
thú nhồi bông vào trò chơi, giống như quý vị thêm 
một đứa trẻ khác vậy.
 • Sắp xếp ngày vui chơi cho trẻ cùng với một người bạn 
của trẻ. Chơi các trò chơi và hoạt động ngắn, đơn giản 
và yêu cầu phối hợp (không cạnh tranh).
Định nghĩa Năng lực xã hội là khả năng phối hợp, làm việc cùng và kết 
bạn. Đồng thời, còn bao gồm khả năng chịu trách nhiệm, thể hiện sự tôn trọng cũng 
như khả năng giải quyết vấn đề và điều chỉnh bản thân theo quy định. Trẻ có năng 
lực xã hội sẽ có thói quen làm việc tích cực và háo hức khám phá những điều mới 
mẻ như sách, đồ chơi và trò chơi.
Tại sao lĩnh vực này lại quan trọng? Những đứa trẻ hòa 
đồng với mọi người và có khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới là những đứa trẻ 
đã sẵn sàng học hỏi và đạt được thành công ở học đường và trong suốt cuộc đời. 
Ngay từ những giai đoạn đầu 
đời, hãy khuyến khích trẻ phát 
triển các kỹ năng xã hội
 • Nằm trên sàn bên cạnh trẻ và nói chuyện, đọc sách 
hoặc hát.
 • Cho trẻ cơ hội ở cùng các bé khác. Ví dụ như, 
hãy tham gia vào một nhóm các bé chơi cùng nhau 
trong cộng đồng của quý vị nhằm mục đích tiếp 
xúc người trẻ và khuyến khích sự tham gia của phụ 
huynh và trẻ em.
 • Chơi trò “Trốn, Tìm và Ôm”: Trò này tương tự như 
chơi trốn tìm trong không gian nhỏ, nhưng kèm theo 
phần thưởng là một cái ôm khi tìm ra “người trốn”.
Khuyến khích trẻ chơi đùa và 
sinh hoạt cùng những đứa 
trẻ khác
 • Cho trẻ nhiều cơ hội để vui chơi và sinh hoạt cùng 
bạn bè.
 • Cho các bé một mục đích chung để cố gắng thực 
hiện. Ví dụ như, các bé có thể cùng nướng bánh quy, 
trước tiên thay nhau là đổ bột và đong đếm nguyên 
liệu, sau đó trộn bột.
Trí tưởng tượng là công cụ tuyệt 
vời để dạy các kỹ năng xã hội
 • Chơi trò “Mặc Quần Áo”: Cất giữ quần áp hoặc 
trang phục cũ để chơi trò mặc quần áo. Chơi cùng trẻ 
và làm mẫu mô phỏng các hoạt động tương tác xã 
hội tích cực.
 • Chơi trò “Con sẽ làm gì?”: Dựng nên các tình huống 
xã hội khác nhau và hỏi xem trẻ nên làm gì. Ví dụ 
như “Con sẽ làm gì nếu có bạn đến dự sinh nhật con 
mà lại có một đôi tất trên tai?”
Năng Lực Xã Hội / Tr.11
Biểu tượng Bóng bãi biển cho biết đây là một hoạt động của Kid Builder.
Tầm Quan Trọng Của Những Năm 
Tháng Đầu Đời
Trẻ liên tục quan sát và học hỏi từ quý vị. 
Do đó, quý vị sẽ là người thầy đầu tiên và tốt 
nhất cho trẻ.
Trẻ học tập bằng cách vui chơi, do đó hãy 
luôn vui vẻ và tin tưởng rằng trẻ đang học 
hỏi từ những hành động của quý vị.
Việc nhớ rõ hai thực tế này và thực hành những lời khuyên trong cuốn cẩm nang này mỗi ngày sẽ giúp 
quý vị chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đến trường. 
Năm năm đầu đời mà giai đoạn mà mão bộ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ. Các 
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển cả về nhận thức 
xã hội, cảm xúc, thể chất lẫn trí tuệ. Đó là lý do tại sao một khởi đầu tốt—được 
sống trong môi trường quan tâm, chia sẻ, nhân ái và sáng tạo—sẽ đặt nền móng 
cho hạnh phúc và thành công trong tương lai của trẻ, cả ở trường học và suốt 
cuộc đời.
Những lời khuyên trong cuốn sách này được xây dựng dựa trên hai thực 
tế quan trọng.
1 2
Tr.12 / Cẩm Nang Dành Cho Cha Mẹ 
Cẩm nang này được phỏng theo “Cẩm Nang Nắm Bắt Những Năm Đầu 
Đời” do Hiệp Hội Các Nhà Cung Dịch Vụ Malton Cho Trẻ Sơ Sinh và 
Hội Đồng Khu Học Chánh Peel soạn thảo. Ủy Ban Gia Đình Và Trẻ Em 
Quận Cam phối hợp với UCLA Center for Healthier Children, Families 
and Communities (do Đại học McMaster cấp phép) đang triển khai Chỉ 
Số Phát Triển Ấu Thơ (EDI) trên toàn Quận Cam.
Để biết thêm các hoạt động cùng trẻ, hãy tải ứng dụng 
Kid Builder miễn phí từ điện thoại thông minh của quý 
vị hoặc tại: https://kidbuildersapp.firebaseapp.com
1505 East 17th Street, Phòng 230, Santa Ana, CA 92705
(714) 834-5310
Prop10@ocgov.com
Ủy Ban Gia Đình Và Trẻ 
Em Quận Cam

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_chuan_bi_cho_con_em_san_sang_di_hoc.pdf