Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản

1 Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này quy định tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc kỹ thuật của mỗi nghề trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

2 Danh mục nghề

Các nghề của công nhân cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng 1.

 

doc 43 trang yennguyen 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản

Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản
TIÊU CHUẨN  NGÀNH 
28TCN 172:2001
CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ ĐÓNG, SỬA TÀU THUYỀN THUỶ SẢN
1  Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này quy định tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc kỹ thuật của mỗi nghề trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản.
- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản. 
- Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
2  Danh mục nghề
Các nghề của công nhân cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản
TT
Danh mục nghề
Bậc kỹ thuật
1
     Công nhân mộc tàu thuỷ
Từ bậc 1 đến bậc 7
2
     Công nhân cạo gõ gỉ, sơn
Từ bậc 1 đến bậc 6
3
     Công nhân kích, kéo triền đà
Từ bậc 1 đến bậc 7
4
     Công nhân phóng dạng, lấy dấu
Từ bậc 1 đến bậc 7
5
     Công nhân gia công gò tôn vỏ
Từ bậc 1 đến bậc 7
6
     Công nhân lắp ráp tàu thuỷ
Từ bậc 1 đến bậc 7
7
     Công nhân sửa chữa và lắp ráp ống
Từ bậc 1 đến bậc 7
8
     Công nhân sửa chữa và lắp ráp máy
Từ bậc 1 đến bậc 7
9
     Công nhân hàn hơi
Từ bậc 1 đến bậc 7
10
     Công nhân hàn điện
Từ bậc 1 đến bậc 7
11
     Công nhân điện tàu thuỷ
Từ bậc 1 đến bậc 7
12
     Công nhân nguội tàu thuỷ
Từ bậc 1 đến bậc 7
3  Quy định chung
Công nhân các nghề trong Bảng 1  phải thực hiện đúng những quy định sau đây:
3.1  Chấp hành nội quy lao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp) theo Điều 83 Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện Điều luật này.
3.2  Hiểu, chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật an toàn lao động có liên quan đến công việc đảm nhận.
3.3  Bảo quản tốt  máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
3.4  Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
3.5  Công nhân kỹ thuật phải được đào tạo tại các trường, lớp dạy nghề và được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
3.6  Công nhân kỹ thuật từ bậc 1/6 đến bậc 4/6 của nghề thứ 2, bậc 1/7 và 2/7 của các nghề còn lại quy định trong Bảng 1, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2) hoặc tương đương. Công nhân từ bậc 5/6 đến bậc 6/6 của nghề thứ 2, từ bậc 3/7 đến bậc 7/7 của các nghề còn lại quy định trong Bảng 1 phải đạt trình độ văn hoá hết phổ thông trung học (cấp 3) hoặc tương đương.
3.7  Công nhân kỹ thuật bậc 4, bậc 5 của mỗi nghề  phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý một tổ sản xuất. Công nhân bậc 6, bậc 7 của mỗi nghề phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý một phân xưởng.
3.8  Công nhân kỹ thuật bậc trên phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề.
3.9 Trong cùng một nghề, công nhân kỹ thuật bậc trên phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.
4  Nội dung cấp bậc kỹ thuật các nghề
4.1  Công nhân mộc tàu thuỷ 
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Biết tên gọi  và sử dụng các dụng cụ cầm tay của nghề mộc.
2. Biết tên các loại thiết bị bằng máy trong xưởng (máy cưa đĩa, cưa vòng, máy xẻ gỗ ...).
3. Biết tên gọi một số loại gỗ thông thường.
b) Làm được:
1. Làm được thợ phụ cho thợ bậc cao hơn bậc thợ mình đang giữ.
2. Rọc và cắt thành thạo các phôi đơn giản theo yêu cầu của thợ cả.
3. Đóng đinh, ghép làm các sạp, nan thưa đơn giản như sạp giường, sạp lát nền ...
4. Sử dụng các dụng cụ cầm tay đơn giản và một số thiết bị có ở tổ sản xuất thường dùng như khoan điện, khoan bào ...
5. Làm được cầu gỗ lên xuống tàu.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Đọc được bản vẽ đơn giản có hai hình chiếu.
2. Hiểu được một số khái niệm thông thường về dung sai ghi trong bản vẽ.
3. Biết tên gọi, công cụ các loại dụng cụ dùng trong nghề.
4. Biết tên các loại gỗ thường dùng và phạm vi sử dụng của các loại gỗ.
5. Biết phương pháp sử dụng các loại máy móc được giao sử dụng, các điều cần chú ý khi sử dụng máy móc đó và các thiết bị có liên quan.
b) Làm được:
1. Rọc và cắt ngang được bằng cưa tay các loại gỗ dày 50 - 100 mm đảm bảo vuông và thẳng.
2. Bào được ván cỡ 10 x 250 x 1000 mm nhẵn và phẳng đều bằng phương pháp bào tay (bào thủ công).
3. Soi được rãnh, gờ, làm được những mộng thông thường (mộng thẳng) như cửa kính lùa của sà lan, ghế đơn giản, khung cửa sổ sà lan ...
4. Lấy dấu được những đường mực thẳng.
5. Ghép được các loại ván thẳng đóng boong, sạp hầm xích, sạp kho, lan can  tàu thuỷ.
6. Đóng được các loại cầu thang lên xuống boong tàu.
7. Giúp việc được thợ bậc cao khi pha cắt gỗ trên máy và khi lắp ghép dưới tàu.
Bậc 3
a) Hiểu biết
1. Đọc được các bản vẽ tổng đồ và chi tiết.
2. Hiểu biết cách chia vòng tròn ra nhiều phần bằng nhau.
3. Hiểu biết cách dựng các đường song song và vuông góc, cách kiểm tra. Tính được thể tích  và diện tích các hình khối trụ, lục lăng, chữ nhật, tam giác, hình thang.
4. Nắm được cách đánh véc ni.
5. Nắm được các đặc tính của gỗ thường dùng.
6. Nắm được cách bảo quản gỗ.
7. Nắm vững các điều cần chú ý khi sử dụng cưa, bào, đục ...
b) Làm được:
1. Lấy dấu các chi tiết sản phẩm mình làm.
2. Sử dụng được các loại dụng cụ một cách thông thạo như: cưa, bào, đục ... ; mở, rửa được cưa, mài; sửa được lưỡi bào, đục.
3. Vận hành máy bào, máy cưa để thực hiện các thao tác gia công sản phẩm.
4. Ghép được ván boong, ván hầm cá.
5. Làm được tủ lồng khung, mộng thẳng vuông thông thường.
6. Gia công được ghế đẩu.
7. Đánh được véc ni các vai giường cá nhân.
8. Thẩm được ván mỏng lắp mặt bàn, cánh cửa.
9. Xảm được vỏ tàu trên mớn nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
10. Chế biến ma tít vôi hà đảm bảo chất lượng.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Đọc được bản vẽ có mặt cắt ngang, cắt bậc.
2. Hiểu được tính chất các loại vật liệu dùng làm dụng cụ dùng trong nghề và biện pháp ngăn ngừa hư hỏng dụng cụ.
3. Nắm được nguyên tắc nhiệt luyện dụng cụ dùng trong nghề.
4. Hiểu các phương pháp xử lý gỗ và tác dụng của nó.
5. Biết chọn gỗ cho phù hợp với yêu cầu của chi tiết.
6. Nắm được phương pháp kiểm tra và xác định chất lượng đường xảm.
b) Làm được:
1. Đục được các mộng hình chữ   T.
2. Xử lý được các đồ gỗ bị cong vênh, uốn gỗ theo hình dạng bản vẽ yêu cầu.
3. Cắt được kính bằng dụng cụ chuyên dùng.
4. Bào được gỗ có thớ, xoắn, khó bào.
5. Gia công được các đồ dùng trang bị sinh hoạt trên tàu.
6. Lấy dấu chế tạo lắp ráp được con chạch gỗ cho tàu và xà lan chở dầu, tàu cá.
7. Chế tạo được cong giang tàu vỏ gỗ.
8. Xảm vỏ tàu dưới mấu nước và toàn tàu.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Đọc tốt các bản vẽ mộc tàu thuỷ, phát hiện được bất hợp lý trong công nghệ.
2. Biết dự trù khối lượng gỗ cần cho một loại sản phẩm.
3. Biết các loại gỗ thay thế được cho nhau.
4. Biết các nguyên nhân gây ra hư hỏng thiết bị, biện pháp phòng tránh.
5. Biết phòng và tránh các tai nạn trên các máy cưa xẻ gỗ.
b) Làm được:
1. Lắp và điều chỉnh được lưỡi bào, lưỡi cưa vào máy.
2. Làm được các loại dưỡng dùng trong nghề mộc.
3. Làm được mộng mang cá 2 mắt và lắp ráp.
4. Lắp ghép trần buồng ở trên tàu.
5. Đóng được cửa Panô chớp, ghế tựa nan cong.
6. Sửa được các hỏng hóc nhỏ các máy móc thuộc tổ sản xuất đang sử dụng hàng ngày.
7. Đóng được các đồ dùng, trang bị sinh hoạt.
8. Cân chỉnh và lắp ráp toàn bộ khung xương tàu.
9. Uốn, nắn và vào được ván vỏ theo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Nhìn thớ gỗ biết được gỗ tốt, xấu.
2. Hiểu được các dung sai lắp ghép thuộc nghề mộc ghi trên bản vẽ lắp ráp, bản vẽ chế tạo gia công.
3. Lập được trình tự gia công lắp ráp từng phần công việc trên sản phẩm một con tàu.
4. Phát hiện các sai sót trong quy trình công nghệ người khác lập.
5. Nắm được các tính năng chính của các thiết bị máy móc cầm tay hiện nay như: bào máy cầm tay, máy cưa cầm tay ...
6. Đọc được bản vẽ kết cấu tàu gỗ.
7. Biết những qui định cơ bản của Đăng kiểm Việt Nam đối với tàu vỏ gỗ.
8. Biết cách tính lượng dư khi gia công.
b) Làm được:
1. Làm được vô lăng lái cho các tàu.
2. Làm được các loại cánh cửa ra vào.
3. Làm được các loại đồ mộc theo yêu cầu bản vẽ hoặc theo mẫu.
4. Đóng được tàu vỏ gỗ (gồm ván vỏ, khung xương, ky, đà máy, sấp mũi ...).
5. Chế tạo được đồ nghề phù hợp cho công việc phức tạp.
6. Lập được phương án hạ thuỷ một con tàu.
7. Căng được tim, khoan lỗ để lắp ống bao trục chân vịt.
8. Thực hiện được các bước kiểm tra kỹ thuật trong quy trình đóng tàu gỗ.
9. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Thông thạo các bản vẽ tuyến hình, kết cấu bố trí khoang két, bố trí chung của tàu vỏ gỗ.
2. Thông thạo cách xử lý và bảo quản gỗ.
3. Thông thạo các loại gỗ (nhận biết, nắm được tính chất gỗ) dùng vào việc đóng vỏ tàu, khung xương hay trang bị sinh hoạt.
4. Phát hiện được sai sót bất hợp lý trong quy trình công nghệ do người khác lập.
5. Nắm chắc tính năng và công dụng các thiết bị máy móc trong nghề mộc đóng tàu.
6. Biết bao quát chung công việc mộc của một con tàu.
7. Biết vạch tiến độ thi công sản phẩm.
b) Làm được:
1. Chỉ huy đóng hoàn chỉnh một con tàu vỏ gỗ theo mẫu hoặc bản vẽ có lắp máy.
2. Làm được các đồ dùng, trang bị sinh hoạt trên một con tàu vỏ gỗ.
3. Chế tạo được mô hình tàu theo bản vẽ.
4. Làm được các sản phẩm đồ mộc có tính phức tạp.
5. Dự trù được các chủng loại gỗ cho đóng tàu vỏ gỗ.
6. Giải quyết được các khó khăn về kỹ thuật mộc đóng tàu.
7. Sửa chữa được những hỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.
8. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
4.2  Công nhân cạo gõ gỉ, sơn 
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Nắm được tác dụng và yêu cầu của công nghệ sơn.
2. Biết được tên, phạm vi sử dụng, cách bảo quản và nhận biết được một số loại sơn thường dùng: sơn chống gỉ, sơn màu.
3. Biết công dụng các loại sơn, ma tít và cách bảo quản.
4. Biết tên các dụng cụ và công dụng của từng loại dụng cụ thường dùng trong nghề cạo, gõ gỉ, sơn.
5. Nắm được phương pháp cạo sơn cũ, đánh gỉ, cách sơn và gắn matít vào khe hở thông thường.
b) Làm được:
1. Cạo, gõ đánh sạch được gỉ trước khi sơn.
2. Tẩy sạch được bề mặt kim loại có mối hàn bằng phương pháp thủ công.
3. Sơn được bằng tay loại sơn chống gỉ những chỗ thông thường như: thành tàu, sà lan, bánh lái, sát xi ô tô ...  đảm bảo sau khi sơn không bị chảy xệ, vón cục, rạn chân chim ...
4. Trộn được ma tít để gắn cửa kính theo yêu cầu kỹ thuật.
5. Sử dụng được các dụng cụ đơn giản trong nghề cạo gỉ, sơn.
6. Tháo lắp được các bu lông, đai ốc, ốc vít các loại.
7. Bắc được giàn giáo để cạo gõ gỉ, sơn.
Bậc 2
a) Hiểu biết: 
1. Nắm được nguyên nhân gây gỉ tàu và phương pháp phòng chống.
2. Biết được thành phần tính chất chính của các loại sơn thường dùng (sản xuất trong nước).
3. Biết nguyên nhân sơn bị hỏng và cách đề phòng.
4. Biết tên và cách dùng các thứ dầu rửa.
5. Biết ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ đến thời gian khô của các loại sơn.
6. Nắm được đặc điểm của các loại sơn gầm.
7. Biết tên, công dụng các loại giấy nhám.
8. BIết nguyên lý vận hành, phạm vi sử dụng, cách bảo quản máy nén khí, máy xì sơn.
9. Nắm được biện pháp đề phòng hoả hoạn.
b) Làm được:
1. Sơn được bằng tay các loại sơn lót, sơn chống gỉ.
2. Cạo, gõ, chải  sạch gỉ và sơn chống gỉ ở gầm xe, gầm đáy xà lan đảm bảo nước sơn không bị vương vãi.
3. Phát hiện được những thiếu sót thông thường (khi sơn không đảm bảo kỹ thuật) và khắc phục được thiếu sót đó.
4. Tô được biển số, nhãn hiệu.
5. Làm được giá trèo cao để cạo gõ gỉ, sơn.
6. Pha được dung môi vào các loại sơn thông thường theo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Nắm được các yêu cầu kỹ thuật về sơn.
2. Nắm vững những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của sơn.
3. Nắm vững cách điều chỉnh các màu sơn thông thường.
4. Nắm vững phương pháp bảo quản sơn không bị hư hỏng.
5. Nắm vững biện pháp đề phòng hoả hoạn.
6. Nắm được phương pháp đánh gỉ bằng máy hiện có.
7. Nắm được phương pháp phá huỷ màng sơn bằng phương pháp hoá học và phương pháp bảo vệ các mặt không sơn.
b) Làm được:
1. Sơn được bằng tay hoặc sơn xì các loại sơn màu.
2. Pha chế được các loại màu sơn theo yêu cầu của sản xuất.
3. Pha được sơn màu các loại sơn lâu khô, mau khô theo bản hướng dẫn.
4. Bả được matít nhanh khô theo chỉ dẫn.
5. Kẻ được chữ số, hình sao, đường chỉ theo mẫu.
6. Vận hành thành thạo máy nén khí, máy xì sơn và sửa chữa được những hư hỏng thông thường.
7. Phá huỷ được màng sơn bằng phương pháp hóa học.
8. Kiểm tra được bề mặt trước khi sơn theo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Thông thạo các quy tắc yêu cầu kỹ thuật về sơn.
2. Biết phạm vi sử dụng của từng loại sơn lót thích hợp với từng loại sản phẩm bằng kim loại khác nhau .
3. Biết nguyên lý và cách sử dụng máy đánh bóng, máy sấy sơn.
4. Biết được nhiệt độ sấy thích hợp cho từng loại sơn.
b) Làm được:
1. Sửa chữa được những chỗ sơn mới, sơn cũ không đồng màu.
2. Pha trộn được matít  thích hợp với công việc làm.
3. Lấy được đường nước, thước nước, vòng tròn đăng kiểm tàu thuỷ (theo bản vẽ).
4. Sửa chữa thành thạo những hư hỏng thông thường của máy xì sơn.
5. Kẻ được chữ, số không cần mẫu.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Biết thông thạo tính chất, tác dụng của từng loại sơn hiện đang sử dụng.
2. Nắm vững quy trình sử dụng các loại sơn chống hà gỉ, chống hà nước mặn.
3. Nắm vững ký hiệu màu sắc hệ thống ống của máy thuỷ như: ống dầu nhờn, dầu đốt, nước nóng, lạnh ...
b) Làm được:
1. Sơn màu thành thạo những phần phức tạp.
2. Sơn sùi đảm bảo kỹ thuật.
3. Sơn bóng được các bề mặt có yêu cầu cao.
4. Pha chế được sơn các màu.
5. Sơn và kẻ chữ được trên kính, gỗ, tôn ...  đảm bảo mỹ thuật.
6. Kiểm tra chất lượng bề mặt sơn và cách xử lý những sai sót.
Bậc 6
a) Biểu biết :
1. Nắm vững nguyên tắc dùng các màu cơ bản để tạo ra các màu mong muốn.
2. Nắm vững điều kiện kỹ thuật trong các bước công nghệ sơn như: chuẩn bị bề mặt sơn, chọn dụng cụ đồ nghề, kỹ thuật pha sơn, sấy sơn...
3. Nắm vững quy trình, quy phạm, định mức về sơn cho các loại sản phẩm tàu cá.
b) Làm được:
1. Sơn bóng thông thạo được các bề mặt có yêu cầu cao.
2. Vẽ trang trí phức tạp tỷ mỉ trong tàu, xe phù hợp với yêu cầu từng loại, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
3. Giải quyết được các mắc mớ về kỹ thuật sơn.
4. Đào tạo, kèm cặp được thợ sơn về lý thuyết và thực hành.
5. Hướng dẫn kỹ thuật pha chế sơn theo thời tiết, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật (khi sơn màng sơn không bong rộp, rạn nứt, chảy và đúng màu).
6. Lập được dự trù nguyên vật liệu cho công việc sơn hoàn chỉnh khi trung tu, đại tu, đóng mới cho các hạng tàu cá.
7. Sửa chữa được những hỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.
8. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.
4.3  Công nhân kích kéo triền đà
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Nắm được tên gọi các loại dụng cụ trong nghề nghiệp của mình.
2. Nắm được nguyên tắc làm v ... công dụng của cầu chì bảo vệ.
5. Biết kiến thức về an toàn điện và cấp cứu khi có tai nạn điện.
b) Làm được:
1. Tháo lắp, lau chùi và cho dầu mỡ các loại quạt điện, động cơ điện xoay chiều 3 pha có công suất từ 0,6 đến 7 kw.
2. Sửa chữa thay thế được các cầu chì hạ thế.
3. Tháo lắp và quấn lại các cuộn dây của khởi động từ, rơ le có sự hướng dẫn của thợ bậc trên.
4. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của mạng điện chiếu sáng đơn giản.
5. Lắp ráp được bảng điện gồm: công tác, cầu chì, ổ cắm đèn, quạt.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Đọc được sơ đồ mạch điện chiếu sáng của 1 phân xưởng và nguyên lý chung của hệ thống điện tàu thuỷ.
2. Đọc và hiểu được bản vẽ sơ đồ trải của cuộn dây máy điện xoay chiều 3 pha đơn giản 1 tốc độ.
3. Đọc và hiểu đuợc các số liệu ghi trên bản vẽ máy điện, khí cụ điện.
4. Nắm được nguyên lý cơ bản của dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều, máy phát điện.
5. Biết tên, công dụng của các loại dụng cụ đồ nghề, đồng hồ điện dùng trong điện tàu thuỷ.
b) Làm được:
1. Tháo lắp, lau chùi các động cơ điện xoay chiều có công suất đến 20 kw. Đấu động cơ cho chạy phải, trái và Y -  (  tuỳ theo điện thế lưới điện.
2. Dùng phương pháp thử để tìm ra được chạm pha hay chạm mát và xác định được đầu và  cuối của cuộn dây máy điện.
3. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của khởi động từ Rơ le.
4. Biết phương pháp nối dây và bọc lại dây sau khi nối.
5. Thi công được hệ thống chiếu sáng của tàu thuỷ có công suất đến 135 cv.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Đọc được bản vẽ sơ đồ trải của máy điện 1 chiều đơn giản, xoay chiều 3 pha nhiều mạch song song, mạch của mạng điện chiếu sáng và động lực của 1 phân xưởng.
2. Hiểu biết về điện tàu thuỷ và đọc được sơ đồ điện loại tàu thường làm (như tàu cá 300 cv, tàu vận tải 400 tấn).
3. Hiểu biết về các loại dụng cụ đo điện như:  đồng hồ đo cường độ dòng điện, điện áp, điện trở; dụng cụ đo về cơ khí như: thước cặp, panme.
4. Biết tiêu chuẩn các cấp cách điện của những vật liệu cách điện thường dùng.
5. Phân biệt được máy điện đồng bộ và di bộ.
6. Đọc và hiểu các số liệu ghi trên nhãn của máy điện, thiết bị điện, từ đó chọn các thiết bị đóng ngắt và bảo vệ tương ứng.
7. Biết một số phương pháp tẩm sấy máy điện thông thường.
b) Làm được:
1. Sửa chữa động cơ điện xoay chiều có công suất đến 14 kw, các hư hỏng thông thường của máy điện 1 chiều và máy phát điện xoay chiều công suất đến 15 KVA.
2. Quấn lại các loại  động cơ điện có công suất đến 1,7 kw.
3. Chọn được cầu chì thích hợp cho từng loại thiết bị phù hợp yêu cầu kỹ thuật.
4. Sử dụng được các loại đồng hồ đo điện như : đồng hồ ampe, vôn, ôm ...
5. Đi dây, lắp ráp thành bảng điện chính cho tàu cá 300 cv theo hướng dẫn của thợ bậc trên.
6. Mắc được bình điện nối tiếp, song song và hỗn hợp theo điện thế và dòng điện thích hợp.
7. Sửa chữa được máy nạp điện 1 chiều.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Đọc đuợc các bản vẽ cấu tạo, sơ đồ cuộn dây các loại máy phát điện 1 chiều, xoay chiều 2 tốc độ, sơ đồ chiếu sáng và động lực của tàu cá tới 600 cv.
2. Biết nguyên lý cơ bản của hệ thống phân chia điện năng tàu thuỷ.
3. Hiểu được nguyên lý cấu tạo của một số máy phát điện có kích thích chỉnh lưu bán dẫn, máy biến thế tụ điện.
4. Biết nguyên lý vận hành, cấu tạo và phân biệt sự khác nhau căn bản giữa máy điện 1 chiều và xoay chiều, giữa động cơ rô to lồng sóc và dây quấn, giữa máy điện 1 chiều kích thích song song, nối tiếp, hỗn hợp và độc lập.
5. Có kiến thức tối thiểu về điện tử dùng trong công nghiệp, biết ký hiệu và ý nghĩa của các số liệu trên các linh kiện vô tuyến điện.
b) Làm được:
1. Sửa chữa các hỏng hóc của động cơ điện xoay chiều, 1 chiều, động cơ nhiều tốc độ, máy phát điện 1 chiều có công suất đến 30 KVA.
2. Sửa chữa và lắp đặt các tủ điện và bảng điện cho 1 phân xưởng hoặc cho tàu có công suất đến 400 cv.
3. Quấn được các loại động cơ điện hoặc máy hàn xoay chiều đến 20 kw theo mẫu.
4. Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thường dùng trong nghề của mình.
Bậc 5
a) Hiểu biết:
1. Đọc được sơ đồ và hiểu được tác dụng của các mạch chỉnh lưu 3 pha: chỉnh lưu bằng bán dẫn hoặc chỉnh lưu bằng điện tử; các mạch điện tử khuyếch đại công suất.
2. Vẽ được sơ đồ mạch điện chiếu sáng 1 phân xưởng.
3. Đọc được bản vẽ sơ đồ trải của các máy điện, khí cụ điện, mạch điều khiển và khống chế của hệ thống truyền động điện tàu cá cỡ 800 - 1000 cv, sơ đồ điều khiển tự động của các máy lái.
4. Hiểu được nguyên lý làm việc của tất cả các loại dụng cụ, thiết bị đo điện.
5. Nắm được tính năng, công dụng một số  linh kiện điện tử bán dẫn dùng trong tàu thuỷ.
b) Làm được:
1. Lắp ráp và kiểm tra phát hiện những hư hỏng của máy điện.
2. Sửa chữa các khí cụ điện, cầu dao tự động của bảng điện chính, trạm phát có công suất đến 300 kw.
3. Sửa chữa hư hỏng của các loại máy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất tới 100 kw, quấn lại các động cơ máy phát tới 20 kw.
4. Tháo, lắp và sửa chữa được các loại máy tời cẩu hàng, tời neo của những tàu công suất tới 1000 cv.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Đọc tất cả các bản vẽ điện phức tạp của máy điện, khí cụ điện, mạng điện, hệ thống điện tàu cá và tàu vận tải công suất đến 1000 cv.
2. Phân biệt được các mạch cơ bản như: khuyếch đại, chỉnh lưu. Đọc được sơ đồ các loại khuyếch đại điện tử như: khuyếch đại 1 chiều và thiết bị bảo vệ.
3. Có khái niệm về điều chỉnh và khống chế.
4. Hiểu được mạch điều khiển và khống chế hệ thống truyền động điện máy lái, máy tời, máy neo, máy cẩu hàng.
5. Hiểu được nguyên lý làm việc của các hệ thống báo cháy, báo sự cố, la bàn, ra đa, hệ thống đèn tín hiệu hàng hải.
b) Làm được:
1. Sửa chữa các loại máy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất từ 200 kw trở xuống, quấn đuợc động cơ máy phát công suất đến 40 kw.
2. Tính thay thế để cải tạo máy điện có điện thế hoặc vòng quay khác do yêu cầu thực tế.
3. Lắp ráp được hệ thống điện chiếu sáng và động lực cho tàu cá công suất tới 800 cv.
4. Sửa chữa được những hư hỏng của các thiết bị điều khiển từ xa của tàu có công suất từ 1000 cv trở lên.
5. Sửa chữa được hệ thống điện tử trong các thiết bị rơ le thời gian, tạo xung hoặc khuyếch đại 1 chiều.
6. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, nâng cao được năng suất lao động và chất lượng.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Hiểu sơ đồ những mạch điện của hệ thống điều khiển tàu theo chương trình có chỉ dẫn.
2. Biết được yêu cầu kỹ thuật cơ bản của tất cả các hệ thống truyền động điện như: tời lưới, máy chế biến.
3. Hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị của hệ thống tự động, điều khiển từ xa, nguyên lý truyền động điện từ động cơ chính đến chân vịt.
b) Làm được:
1. Sửa chữa được các loại máy điện đặc biệt như: máy điện khuyếch tán, máy phát đo tốc độ các loại máy điện, nắn điện kích thích bằng bán dẫn.
2. Lắp ráp được tất cả các loại máy điện, thiết bị điện, dụng cụ điện dùng trên tàu thuỷ và giải quyết đuợc những khó khăn về kỹ thuật điện tàu thuỷ.
3. Tự bố trí được thiết bị cần thiết để kiểm nghiệm xác định chất lượng của máy điện và khí cụ điện sau khi đã sửa chữa xong. Kiểm tra được toàn bộ hệ thống điện trên tàu thuỷ.
4. Sửa chữa được các hư hỏng của máy hàng hải, máy dò độ sâu, ra đa và các máy móc, thiết bị khác đang sử dụng trong nghề. 
5. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
4.12  Công nhân nguội tàu thuỷ
Bậc 1
a) Hiểu biết:
1. Đọc được bản vẽ đơn giản như: trục trơn bạc, mặt bích; có khái niệm về dung sai lắp ghép. Hiểu được những sai lệch về kích thước, tra được dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Nắm được một số tính chất cơ, lý, hoá chủ yếu của các kim loại thông thường.
3. Hiểu và nắm được công dụng của những dụng cụ đo như: thước lá, compa đong, thước cặp 1/10, 1/20, 1/50.
4. Biết sử dụng các dụng cụ đồ nghề như: đục bằng, đục nhọn, dũa, compa, vạch dấu, cưa sắt, etô đúng tư thế thao tác.
5. Nắm được cách bảo quản dụng cụ đo và đồ nghề.
b) Làm được:
1. Vạch dấu được các hình đơn giản như: hình tròn, hình vuông ... trên tôn. Dùng đục, dũa và cưa sắt để gia công thô các chi tiết trên, đục thô đuợc các rãnh then, rãnh dẫn dầu.
2. Đánh được búa cái (đánh từ trên xuống).
3. Đục tẩy được mép và ba via của các phôi đúc, phôi hàn.
Bậc 2
a) Hiểu biết:
1. Đọc được bản vẽ có 3 hình chiếu như: thân ổ trục, giá đỡ động cơ của máy bơm nước, thân êtô ...
2. Hiểu được một số khái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: các loại kích thước, sai lệch kích thước, dung sai, cấp chính xác, độ bóng ... Hiểu được khái niệm về mặt chuẩn.
3. Biết góc độ hình học của các loại đục và phạm vi ứng dụng của nó.
4. Biết lấy dấu các chi tiết đơn giản như: đai ốc, rãnh then không quan trọng.
5. Biết được tên và phạm vi ứng dụng các loại dầu, mỡ bôi trơn thường dùng. Biết tên, công dụng của các vật liệu thường gặp.
b) Làm được:
1. Tra được dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Sử dụng được máy khoan bàn, khoan được lỗ có đường kính từ  4 đến 6 mm trên chiều dày tôn 30 mm.
3. Đục, dũa được mặt phẳng 50 x 50 mm đạt độ chính xác cấp 4. Sửa nguội được rãnh then thường.
4. Làm ren được các lỗ và bu lông từ  6 đến 14 mm không bị cháy ren.
5. Làm được các then thẳng, bề rộng then đạt độ chính xác cấp 3
6. Làm nguội được các loại bản lề lá.
7. Tháo lắp, bảo dưỡng được các chi tiết phụ thuộc hệ trục như: bu lông bánh lái, bu lông bích bơm nước, chi tiết phụ trên boong.
Bậc 3
a) Hiểu biết:
1. Biết cách chia vòng tròn thành các phần đều nhau. Hiểu được các khái niệm về độ không song song, độ vuông góc và cách kiểm tra.
2. Hiểu được tính chất của các chế độ lắp ghép, lắp lỏng, lắp chặt, lắp trung gian.
3. Nắm được phần cơ bản về tính chất cơ, lý, hoá của các kim loại và hợp kim thường gặp như: nhôm, thiếc ...
4. Biết được phương pháp tôi một số dụng cụ thông thường như: đục, búa, compa ...
5. Nắm được cấu tạo của các loại van, hệ trục tàu thuỷ của tàu có công suất đến 150 cv.
b) Làm được:
1. Làm được các dụng cụ thông thường như: đục, compa đơn, mũi đánh tu, búa tay, cờ lê ... Biết sửa chữa được mũi cạo.
2. Cạo phá được bạc của các loại ổ đỡ.
3. Vạch dấu được rãnh then trên trục, đục và dũa được rãnh then đảm bảo được bề rộng rãnh then đạt độ chính xác cấp 2.
4. Đục được các rãnh dầu trong lỗ bạc.
5. Làm nguội, rà, lắp được các loại van nước thông thường.
6. Tháo lắp, bảo dưỡng các chi tiết máy lái, chuông truyền lệnh, hệ thống máy kéo neo.
7. Sử dụng được đồng hồ đo và panme để kiểm tra độ chính xác.
Bậc 4
a) Hiểu biết:
1. Xem được các loại bản vẽ lắp đơn giản, nắm được điều kiện kỹ thuật của bản vẽ ấy.
2. Nắm được nguyên tắc định vị 6 điểm, hiểu được khái niệm độ côn, độ ô van, độ đảo, độ lệch tâm và cách khắc phục.
3. Biết tính chất cơ, lý của các loại vật liệu như: thép lò xo, thép dụng cụ. Biết các hình thức nhiệt luyện như: tôi, ủ, ram của những vật liệu đó.
4. Nắm được số lượng chi tiết, tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại van, hệ trục thường làm.
5. Hiểu được nguyên tắc cân bằng tĩnh, cân bằng động và tác hại của hiện tượng mất cân bằng.
6. Hiểu được những điều cơ bản trong quy phạm đăng kiểm Việt Nam về hệ trục tàu thuỷ.
b) Làm được:
1. Tự tôi, ram được các dụng cụ trong nghề.
2. Cạo rà được các băng máy, căn máy của máy diezen có công suất đến 150 cv.
3. Làm được các loại dưỡng thông dụng đạt độ chính xác cấp 2.
4. Tháo lắp, sữa chữa được những hư hỏng thông thường của các loại van hơi, van nước.
5. Kiểm tra và xác định được độ không đồng tâm giữa 2 bạc hệ trục của hệ thống lái.
6. Sửa chữa và lắp đặt được trục trung gian đơn giản.     
7. Căng tim lấy dấu xác định được đường tâm trục lái, đường tâm hệ trục đơn giản.
Bậc 5
a) Hiểu được:
1. Đọc được các bản vẽ phức tạp phục vụ cho công việc của mình và phát hiện được những sai  sót ghi trên bản vẽ.
2. Nắm được những điều cơ bản về chuẩn kích thước và biết được những mặt chuẩn chính. Hiểu được khái niệm về chuỗi kích thước và cách tính dung sai khâu  khép kín.
3. Lựa chọn được phương pháp lắp ghép thích hợp, nắm được điều kiện tạo thành màng dầu bôi trơn ở các ổ đỡ trượt.
4. Biết biện pháp công nghệ gia công các chi tiết của hệ trục và các loại van.
5. Nắm được tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại van và hệ trục thường gặp.
b) Làm được:
1. Đánh bóng được các ổ đỡ trượt đạt   ( 5 - ( 7
2. Cạo rà được các loại ke, gối đỡ, bàn rà 500 x  500 đạt độ chính xác cấp 2.
3. Rà lắp nguội và nóng được các loại mối ghép.
4. Rà lắp ráp được  các loại van nước, van hơi có áp lực cao.
5. Lắp đặt được hệ trục của tàu có công suất đến 300 cv.
6. Rà lắp được côn chân vịt tàu có công suất trên 600 cv.
7. Có kiến thức và tay nghề gò tương đương với thợ gò bậc 2.
Bậc 6
a) Hiểu biết:
1. Vẽ được bản vẽ chi tiết đơn giản như: trục puli, bạc, thân gối trục và ghi đầy đủ điều kiện kỹ thuật để công nhân bậc dưới làm.
2. Lập được trình tự tháo, lắp, sửa chữa van, hệ trục. Phát hiện được các sai sót trong quy trình công nghệ do người khác lập.
3. Biết được các yếu tố quyết định độ chính xác trong khi lắp hệ trục tàu thuỷ. Biết nguyên nhân gây ra biến dạng hệ trục.
4. Biết phương pháp lắp ép nóng, biết tính sơ bộ lực ép của mối lắp ghép nguội.
b) Làm được:
1. Cạo rà, điều chỉnh được tất cả các loại van dùng trong hệ thống tàu thuỷ.
2. Sử dụng được máy cân bằng tĩnh để cân bằng các chi tiết như: cánh bơm nước, rôto của động cơ điện ...
3. Làm được các loại dưỡng. Có những cải tiến về dụng cụ đồ nghề để đảm bảo độ chính xác của các chi tiết làm nguội, rút ngắn thời gian gia công, giảm nhẹ sức lao động.
4. Giải quyết được khó khăn về kỹ thuật trong phạm vi tổ sản xuất. Đề xuất được những biện pháp cải tiến trong khi lắp đặt hệ trục đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.
Bậc 7
a) Hiểu biết:
1. Đọc được những bản vẽ lắp ráp phức tạp.
2. Biết được mức độ hư hỏng, độ mòn của dụng cụ đo trong nghề và dụng cụ đồ nghề. Có thể sáng tạo ra đồ nghề mới.
3. Có hiểu biết về hệ thống đường ống tàu thuỷ. Bố trí lắp ráp đồng bộ giữa máy, ống, van của tàu thuỷ cho các hạng tàu.
b) Làm được:
1. Lấy dấu và làm nguội được những chi tiết khó trong nghề nguội.
2. Đề ra nhiều cải tiến, sáng kiến để gia công nguội được nhanh chóng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Vạch được quy trình nguội cho một sản phẩm.
4. Có khả năng điều hành được một phân xưởng có các sắc thợ về: nguội, van, hệ trục, hệ ống tàu thuỷ.
5. Sửa chữa được những hỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.
6. Tổng kết được kinh nghiệm trong nghề và đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Phụ lục A
(quy định)
Điều 83, Bộ Luật Lao động (ban hành theo Sắc lệnh số 35 SL/CTN ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quy định:
1. Nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b. Trật tự trong doanh nghiệp;
c. An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d. Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
2. Nội quy lao động được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.

File đính kèm:

  • doccap_bac_ky_thuat_cong_nhan_trong_linh_vuc_co_khi_dong_sua_ta.doc