Chương trình đào tạo nghề Khoan thăm dò địa chất

Tên nghề: Khoan thăm dò địa chất

Mã nghề: 40521801

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.

( Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.

I: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ khoan và dụng cụ cứu chữa sự cố; công dụng và cấu tạo tháp khoan.

- Đọc được sơ đồ truyền động của các bộ thiết bị khoan thăm dò thông dụng.

- Nêu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số cụm cơ cấu trên máy khoan, máy bơm, động cơ điện, động cơ Điêzen.

 - Trình bày được kiến thức cơ bản về Địa chất, Địa chất thủy văn.

 - Đọc được thiết kế kỹ thuật lỗ khoan; nêu được nội dung và ý nghĩa bảng phân cấp đất đá theo độ khoan.

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về thổi, rửa lỗ khoan và dung dịch rửa lỗ khoan; các khái niệm về khoan hợp kim, khoan kim cương.

- Kỹ năng:

 - Lựa chọn và sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dùng của nghề khoan

 - Chọn, lắp, tháo bộ dụng cụ khoan thành thạo, đảm bảo kỹ thuật, thời gian và an toàn; khắc phục được khó khăn khi tháo lắp như: biến dạng ren; cần khoan cong; khó tháo do tự xiết quá chặt.

 - Bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ khoan đúng qui định.

 - Vận hành thành thạo các bộ máy khoan thăm dò địa chất thông dụng.

 - Bảo dưỡng thiết bị khoan đúng qui trình dưới sự hướng dẫn của thợ bậc cao.

- Tham gia xây lắp thiết bị khoan dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng, tổ trưởng.

- Kéo, thả bộ dụng cụ khoan trong lỗ khoan ở điều kiện bình thường: thành vách ổn định, chiều sâu nhỏ hơn 100m.

- Lấy, sắp xếp và bảo quản mẫu khoan đúng qui định.

 - Sản xuất và kiểm tra được một số thông số cơ bản của dung dịch sét.

 - Xử lý được sự cố tuột rơi cần khoan dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng.

 - Thực hiện khoan lấy mẫu dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng, trong điều kiện lỗ khoan ổn định, đất đá dễ lấy mẫu, chiều sâu nhỏ hơn 50m.

 - Làm việc theo nhóm, phối hợp công việc nhịp nhàng với kíp trưởng và thợ phụ trong kíp; kèm cặp và chỉ đạo được thợ phụ.

 

doc 197 trang yennguyen 10780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình đào tạo nghề Khoan thăm dò địa chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình đào tạo nghề Khoan thăm dò địa chất

Chương trình đào tạo nghề Khoan thăm dò địa chất
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
KHOAN THĂM DÒ ĐỊA CHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-CĐCNPY ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên)
Trình độ: Trung cấp nghề
Thời gian đào tạo: 24 tháng
Vĩnh Phúc - Năm 2009
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Tên nghề: Khoan thăm dò địa chất
Mã nghề: 40521801
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.
( Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo)
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.
I: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ khoan và dụng cụ cứu chữa sự cố; công dụng và cấu tạo tháp khoan.
- Đọc được sơ đồ truyền động của các bộ thiết bị khoan thăm dò thông dụng.
- Nêu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số cụm cơ cấu trên máy khoan, máy bơm, động cơ điện, động cơ Điêzen.
	- Trình bày được kiến thức cơ bản về Địa chất, Địa chất thủy văn.
 - Đọc được thiết kế kỹ thuật lỗ khoan; nêu được nội dung và ý nghĩa bảng phân cấp đất đá theo độ khoan. 
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về thổi, rửa lỗ khoan và dung dịch rửa lỗ khoan; các khái niệm về khoan hợp kim, khoan kim cương.
- Kỹ năng:
 - Lựa chọn và sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dùng của nghề khoan
 - Chọn, lắp, tháo bộ dụng cụ khoan thành thạo, đảm bảo kỹ thuật, thời gian và an toàn; khắc phục được khó khăn khi tháo lắp như: biến dạng ren; cần khoan cong; khó tháo do tự xiết quá chặt...
 - Bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ khoan đúng qui định.
	- Vận hành thành thạo các bộ máy khoan thăm dò địa chất thông dụng.
 - Bảo dưỡng thiết bị khoan đúng qui trình dưới sự hướng dẫn của thợ bậc cao.
- Tham gia xây lắp thiết bị khoan dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng, tổ trưởng.
- Kéo, thả bộ dụng cụ khoan trong lỗ khoan ở điều kiện bình thường: thành vách ổn định, chiều sâu nhỏ hơn 100m.
- Lấy, sắp xếp và bảo quản mẫu khoan đúng qui định.
 - Sản xuất và kiểm tra được một số thông số cơ bản của dung dịch sét. 
 - Xử lý được sự cố tuột rơi cần khoan dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng.
 - Thực hiện khoan lấy mẫu dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng, trong điều kiện lỗ khoan ổn định, đất đá dễ lấy mẫu, chiều sâu nhỏ hơn 50m.
	- Làm việc theo nhóm, phối hợp công việc nhịp nhàng với kíp trưởng và thợ phụ trong kíp; kèm cặp và chỉ đạo được thợ phụ.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng	
- Chính trị, đạo đức:
	+ Nhận thức:
Có kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác – Lênin; hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có hiểu biết nhất định về đường lối phát triển kinh tế của đất nước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực.
+ Đạo đức – Tác phong
Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống làm việc theo Hiến pháp – Pháp luật;
Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống 	 mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;
Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất - Quốc phòng
	+ Thể chất
	Đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài tại các tổ, đội khoan thăm dò. Sức khoẻ đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế;
	Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	+ Quốc phòng
	Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;
	Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm
	Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc với vai trò thợ cả hoặc thợ phụ khoan ở các tổ máy khoan thăm dò địa chất tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các xí nghiệp khoan khai thác nước ngầm, các cơ sở có khoan nổ mìn khai thác đá, các xí nghiệp khảo sát thuộc các công ty khảo sát xây dựng và các doanh nghiệp khác có sử dụng khoan thăm dò địa chất. 
Người tốt nghiệp trung cấp nghề khoan thăm dò địa chất cũng có thể thành lập doanh nghiệp, tự tạo việc làm trong lĩnh vực khoan thăm dò địa chất, hoặc có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu: 
- Thời gian đào tạo: 02 năm.
- Thời gian học tập: 90 tuần. 
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210h; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90giờ)
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: 
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h.
- Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 2340h.
 + Thời gian học bắt buộc: 1870 giờ ; Thời gian học tự chọn: 470 giờ;
 + Thời gian học lý thuyết: 596 giờ; Thời gian học thực hành: 1744 giờ;
2.3 Thời gian học văn hoá trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở 1350 giờ
(Danh mục các môn học văn hoá bổ túc Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo quyết định số..... Việc bố trí trình tự học các môn học phải theo lôgic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN 
Mã MH; MĐ
Tên môn học; môđun
Thời gian đào tạo
Năm học
Học kỳ
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
I
Các môn chung
210
142
54
14
MH 01
Chính trị
1
I
30
28
0
2
MH 02
Pháp luật
2
III
15
14
0
1
MH 03
Giáo dục thể chất
1
I
30
2
24
4
MH 04
Giáo dục quốc phòng
1
I
45
29
15
1
MH 05
Tin học
1
I
30
13
15
2
MH 06
Ngoại ngữ
1
I
60
56
0
4
II
Các môn học; mô đun đào tạo nghề bắt buộc
1870
476
1245
149
II.1
Các môn, mô đun kỹ thuật cơ sở
570
297
233
40
MH 07
Cơ kỹ thuật
1
I
60
56
0
4
MH 08
Vẽ kỹ thuật
1
I
60
56
0
4
MĐ 09
Điện kỹ thuật
1
I
90
34
47
9
MH 10
An toàn lao động và vệ sinh môi trường
1
II
30
28
0
2
MĐ 11
Địa chất đại cương
1
I
75
40
31
4
MĐ 12
Thực hành Nguội
1
I
105
15
83
7
MĐ 13
Động cơ đốt trong
1
II
120
40
72
8
MH 14
Đại cương về khoan thăm dò
1
II
30
28
0
2
II.2
Các môn, mô đun kỹ thuật chuyên môn nghề
1300
179
1012
109
MĐ 15
Xa nhíc và hệ thống kéo thả
1
II
30
5
23
2
MĐ 16
Cần khoan
1
II
30
5
21
4
MĐ 17
Bộ ống mẫu
1
II
45
9
32
4
MĐ 18
Máy khoan 1
1
II
130
30
90
10
MĐ 19
Máy bơm &Máy tháo lắp cần khoan
1
II
60
15
40
5
MĐ 20
Lắp đặt thiết bị khoan 1
1
II
60
10
45
5
MĐ 21
Kéo thả bộ dụng cụ khoan
1
III
160
0
145
15
MĐ 22
Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1
2
III
75
30
40
5
MĐ 23
Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan
2
III
45
10
31
4
MĐ 24
Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1
2
III
60
10
43
7
MĐ 25
Khoan bằng mũi khoan kim cương 1
2
III
60
10
43
7
MĐ 26
Các biên pháp nâng cao tỷ lệ mẫu 1
2
IV
60
10
45
5
MĐ 27
Khoan lấy mẫu luồn 1
2
IV
45
10
30
5
MĐ 28
Khoan phá toàn đáy
2
IV
45
10
31
4
MĐ 29
Chống ống 1
2
IV
30
5
22
3
MĐ 30
Các hiện tượng phức tạp và sự cố lỗ khoan 1
2
IV
45
10
33
2
MĐ 31
Thực tập tổng hợp và nâng cao
2
IV
320
0
298
22
Tổng số giờ trong toàn khoá, học kì
2340
596
1744
221
Tỷ lệ % trong khoá học
100
74.5
III. Kế hoạch học tập theo kỳ
LT
27
TH
35
a. Học kỳ I:
STT
Tên môn học
Thời gian
Qui ra tuần
Môn KT
Ghi chú
Tổng 
LT
TH
1
Chính trị
30
28
2
1.1
2
Giáo dục thể chất
30
2
28
1.1
3
Giáo dục quốc phòng
45
29
16
1.7
4
Tin học
30
13
17
1.1
5
Ngoại ngữ
60
56
4
2.2
6
Cơ kỹ thuật
60
56
4
2.2
7
Vẽ kỹ thuật
60
56
4
2.2
8
Điện kỹ thuật
90
34
56
2.9
9
Địa chất đại cương
75
40
35
2.8
10
Thực hành Nguội
105
15
90
3
11
Ôn và kiểm tra học kỳ
1
Cộng:
21.3
b. Học kỳ II:
STT
Tên môn học
Thời gian
Qui ra tuần
Môn KT
Ghi chú
Tổng 
LT
TH
1
An toàn lao động và vệ sinh môi trường
30
28
2
1.1
2
Động cơ đốt trong
120
40
80
3.8
3
Đại cương về khoan thăm dò
30
30
0
1.1
4
Xa nhíc và hệ thống kéo thả
30
5
25
0.9
5
Cần khoan
30
5
25
0.9
6
Bộ ống mẫu
45
9
36
1.4
7
Máy khoan 1
130
30
100
4.0
8
Máy bơm &Máy tháo lắp cần khoan
60
15
45
1.8
9
Lắp đặt thiết bị khoan 1
60
10
50
1.8
10
Địa chất thuỷ văn
60
15
45
2.2
11
Ôn và kiểm tra học kỳ
1
Cộng:
20.0
c. Học kỳ III:
STT
Tên môn học
Thời gian
Qui ra tuần
Môn KT
Ghi chú
Tổng 
LT
TH
1
Kéo thả bộ dụng cụ khoan
160
0
160
4.6
2
Pháp luật
15
15
0.6
3
Dung dịch khoan và phương pháp rửa lỗ khoan 1
75
30
45
2.4
4
Khoan mở lỗ và kết thúc lỗ khoan
45
10
35
1.4
5
Khoan bằng mũi khoan hợp kim 1
60
10
50
1.8
6
Địa chất công trình
60
15
45
2.2
7
Khoan bằng mũi khoan kim cương 1
60
10
50
1.8
8
 Khoan địa chất thuỷ văn
60
15
45
1.8
9
Khoan phụt vữa xi măng và bơm ép nước thí nghiệm 
90
30
60
2.8
10
Ôn và kiểm tra học kỳ
1
Cộng:
20.4
d. Học kỳ IV:
STT
Tên môn học
Thời gian
Qui ra tuần
Môn KT
Ghi chú
Tổng 
LT
TH
1
Các biên pháp nâng cao tỷ lệ mẫu 1
60
10
50
1.8
2
Khoan lấy mẫu luồn 1
45
10
35
1.4
3
Khoan địa chất công trình
60
15
45
1.8
4
Khoan nổ mìn
60
15
45
1.8
5
Khoan phá toàn đáy
45
10
35
1.4
6
Chống ống 1
30
5
25
0.9
7
Các hiện tượng phức tạp và sự cố lỗ khoan 1
45
10
35
1.4
8
Khoan định hướng
80
15
65
2.4
9
Thực tập tổng hợp và nâng cao
320
0
320
4
10
Ôn và kiểm tra học kỳ
1
11
Ôn và thi tốt nghiệp
2
Cộng:
19.9
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
( Nội dung chi tiết được quy định tại phụ lục 11 và 12)	
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ (CTK.TĐ TCN) ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. 
- Tổng số giờ môn học, mô-đun tự chọn: 470 giờ, chiếm 25 % 
- Căn cứ vào tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường, cơ hội việc làm của người học. Cơ sở dạy nghề sẽ xác định cụ thể các môn học, môđun tự chọn, tham khảo trong số các môn học, môđun gợi ý sau :
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn :
Mã MH; MĐ
Tên môn học; môđun tự chọn
Thời gian đào tạo
Năm học
Học kỳ
Tổng số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 32
 Khoan địa chất thuỷ văn
2
III
60
15
40
5
MĐ 33
Khoan địa chất công trình
2
IV
60
15
40
5
MĐ 34
Khoan phụt vữa xi măng và bơm ép nước thí nghiệm 
2
III
90
30
53
7
MĐ 35
Khoan định hướng
2
IV
80
15
58
7
MĐ 36
Địa chất thuỷ văn
1
II
60
15
41
4
MĐ 37
Khoan nổ mìn
2
IV
60
15
39
6
MĐ 38
Địa chất công trình
1
III
60
15
41
4
Tổng số giờ tự chọn
470
120
312
38
	(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 11, 12)
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
 - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có
	- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình:
	- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:
	+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
	+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;
	+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
	+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định;
	 Thời gian đào tạo các môn học/mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 – 30)% tổng thời gian các môn học/mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 – 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 – 35) % ;
	 Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 702 giờ (trong đó lý thuyết không quá 245 giờ).
	 Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của vùng miền;
	 Thời điểm đào tạo các môn học/mô đun tự chọn, các cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất của môn học/mô đun (có thể bố trí từ học kỳ II trở đi, tuỳ tính chất từng môn học/môn đun);
	 Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học/mô đun tự chọn các cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.
2. Hướng dẫn tốt nghiệp :
TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Chính trị
Viết, vấn đáp,
trắc nghiệm
Không quá 
120 phút
2
Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở
Viết, trắc nghiệm
Không quá 
120 phút
3
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết nghề
Viết, vấn đáp, 
trắc nghiệm
Không quá 
180 phút
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 12 giờ
- Hoặc mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và
 thực hành
Không quá 12 giờ
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.
 - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số đơn vị có khoan thăm dò địa chất. 
	- Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá, vào thời điểm thích hợp.
4.7. Các chú ý khác
Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh học liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, Trường / cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô-đun chưa giảng dạy ở chương trình khung Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
- Có thể sử dụng một số mô-đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong CTKTĐTCN như sau :
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi  ...  trắc ĐCTV trong quá trình khoan, thu thập tài liệu khi hút nước thí nghiệm, ép nước thí nghiệm...
 	- Đây là môn học cho người học ngoại ngành nên kiến thức phải tổng hợp, cô đọng lại có quan hệ mật thiết với thực tế sản xuất. Vì vậy cần giáo viên có kinh nghiệm giảng dậy và kinh nghiệm thực tế để giảng dậy. Giáo viên cần thu thập tài liệu ở thực tế sản xuất để cho người học chỉnh lý phân tích tài liệu trong những giờ thực hành và làm các bài tập vận dụng.
 	- Để tăng cường năng lực thực hành cho người học, những giờ thực tập trong trường cần tiến hành một lỗ khoan ĐCTV kết hợp làm các thí nghiệm trong lỗ khoan, ngoài ra cần bố trí cho người học thực tập ở các đoàn địa chất thuỷ văn, các công ty thăm dò nước ngầm. Nơi tiến hành nhiều dạng công tác ĐCTV.
 3. Những trọng tâm cần chú ý:
	- Nội dung khoan ĐCTV
 - Các thí nghiệm ĐCTV ngoài trời
 4. Tài kiệu tham khảo:
- Vũ Ngọc Kỷ, Nguyễn Thương Hùng, Tôn Sĩ Kinh, Nguyễn Kim Ngọc,(2002) “Địa chất thuỷ văn đại cương” NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
 - Phan Ngọc Cừ, Tôn Sĩ Kinh (1981)“Động lực học nước dưới đất”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
 - Tổ bộ môn ĐCTV-ĐCCT (1988), “Địa chất thuỷ văn chuyên môn” - Tổng cục địa chất 
5. Ghi chú và giải thích
	Các từ viết tắt: ĐCTV: Địa chất thuỷ văn; ĐCCT: Địa chất công trình
Phụ lục 37:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN
Tên mô đun:KHOAN NỔ MÌN 
Mã mô đun: MĐ 37
(Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN
Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KHOAN NỔ MÌN
Mã mô đun: MĐ 37
Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết 15 giờ; thực hành 45 giờ; )
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Học sinh phải học xong các môn KTCS: Cơ KT, Vẽ KT
 - Các môn cơ sở nghề: TT nguội, Địa chất đại cương 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong môdun này, người học có khả năng:
- Nêu công dụng, mô tả được cấu tạo của mũi khoan, choòng khoan và búa khoan. 
- Kiểm tra, bảo dưỡng búa khoan theo đúng tiêu chuẩn và trình tự kỹ thuật. 
- Khắc phục được những sự cố đơn giản trong thi công khoan.
- Nêu được công dụng, tính chất của một số loại thuốc nổ thông 
thường.
- Thực hiện đấu ghép được một mạng nổ đơn giản
 - Thực hiện ATLĐ, VSCN và VSMT 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT
Tên các bài trong 
mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Bài 1: Những kiến thức chung về Khoan nổ mìn 
3
3
0
2
Bài 2: Dụng cụ thiết bị khoan búa hơi
10
5
4
1
3
Bài 3: Quy trình công nghệ khoan
26
4
20
2
4
Bài 4: Các phương pháp khởi nổ lượng thuốc
21
3
15
3
Cộng
60
15
39
6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Những kiến thức chung về Khoan nổ mìn Thời gian: 3 giờ
Mục tiêu bài học: 
- Nêu được công dụng và cơ sở phân loại các phương pháp khoan 
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khoan.
- Nêu được các tính năng cơ bản của một số chất nổ thông dụng
- Thực hiện ATLĐ, VSCN và VSMT.
1. Khái niệm công tác khoan và cơ sở phân loại phương pháp khoan
1.1. Khái niệm và phân loại
1.2. Tính chất đất đá ảnh hưởng công tác khoan nổ mìn
1.3. Khái niệm khoan búa hơi
1.4. Ưu, nhược điểm của các loại khoan búa hơi
2. Lý luận vật liệu nổ
2.1. Cơ sở lý luận vật liệu nổ
2.2. Các loại chất nổ công nghiệp
2.3. Ưu, nhược điểm của các loại chất nổ
Bài 2: Dụng cụ thiết bị khoan búa hơi Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu bài học: 
 - Nêu được công dụng, vẽ sơ đồ và giải thích được cấu tạo của các dụng cụ khoan búa hơi
 - Ưu, nhược điểm của từng dụng cụ khoan
 - Kiểm tra, khắc phục được những hư hỏng thông thường của các dụng cụ tháo lắp choòng (cần khoan).
 - Bảo dưỡng, bảo quản các dụng cụ dùng để tháo lắp choòng (cần khoan).
 - Thực hiện ATLĐ và VSMT
1. Công dụng của dụng cụ khoan búa hơi 
2. Sơ đồ cấu tạo của các dụng cụ khoan búa hơi
3. Phân loại các kiểu van phân phối khí và cơ cấu xoay choòng.
4. Tháo lắp và bảo dưỡng búa khoan
Bài 3: Quy trình công nghệ khoan Thời gian: 26 giờ
Mục tiêu bài học: 
- Hiểu được nguyên lý phá huỷ đất đá và phương pháp làm sạch lỗ khoan.
- Hiểu được quy trình vận hành khoan búa hơi
- Bảo dưỡng và vận hành khoan búa hơi.
- Thực hiện các nội dung ATLĐ, VSMT.
1. Các lực cơ học phá huỷ đất đá và các phương pháp làm sạch lỗ khoan	
2. Sử dụng và bảo quản khoan búa hơi
3. Quy trình khoan búa hơi
4. An toàn trong vận hành búa khoan và sử lý các sự cố thông thường
5. Vận hành búa khoan hơi
Bài 4: Các phương pháp khởi nổ lượng thuốc Thời gian: 21 giờ
Mục tiêu bài học: 
- Nêu được các loại phương tiện nổ mìn.
- Ưu, nhược điểm của từng phương pháp khởi nổ lượng thuốc
- Chế tạo được mồi nổ mìn 
- Đấu ghép được mạng nổ mìn
- Thực hiện các nội dung ATLĐ và VSMT.
1. Các phương pháp khởi nổ lượng thuốc
1.1. Khởi nổ lượng thuốc bằng cách đốt
1.2. Khởi nổ lượng thuốc bằng điện
1.3. Khởi nổ lượng thuốc bằng dây nổ
1.4. Khởi nổ lượng thuốc bằng phi điện
2. An toàn trong công tác nổ mìn
3. Các sơ đồ đấu ghép mạng nổ
4. Đấu ghép các mạng nổ mìn
4.1. Đấu ghép mạng nổ mìn điện
4.2. Đấu ghép mạng nổ mìn bằng dây nổ
4.3. Đấu ghép mạng nổ mìn phi điện
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
Vật liệu:
- Mỡ, dầu diezen, nhớt, giẻ lau, càlê, mỏlết, kìm, ống nhựa, dây điện, kíp giả định, cát.
Dụng cụ, trang, thiết bị:
- Các loại khoan búa hơi của Trung Quốc hoặc của Nga, 
- Các loại choòng khoan và mũi khoan,
 - Các loại phương tiện nổ giả định của các phương pháp khởi nổ.
Nguồn lực khác: 
 - Các loại máy chiếu
 - Phòng học chuyên môn Khoan nổ mìn
 - Vườn thực tập khoan nổ mìn
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
- Cơ sở phân loại khoan búa hơi
- Công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của búa khoan khí ép cầm tay
- Quy trình công nghệ khoan
- Cơ sở phân loại thuốc nổ
- Công dụng và tính chất của một số loại thuốc nổ thông dụng
- Trình tự khởi nổ lượng thuốc theo các phương pháp khác nhau
- Chuẩn bị dụng cụ thiết bị khoan, phương tiện nổ giả định;
- Trình tự thực hiện công tác khoan và dấu ghép mạng nổ;
- Yêu cầu kỹ thuật đạt được;
- Thời gian thực hiện công việc;
 - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh CN, vệ sinh MT. 
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN
Phạm vi áp dụng chương trình:
	Chương trình đào tạo Môđun này được áp dụng giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề khoan thăm dò
Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun đào tạo:
Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bài học.
Nên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để gây hứng thú cho người học
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
	- Khái niệm khoan nổ mìn
	- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các dụng cụ khoan
	- Quy trình vận hành búa khoan
	- Các loại phương tiện nổ mìn và phương pháp đấu ghép mạng nổ
4. Tài liệu học tập và tham khảo:
 - Vũ Văn Dũng (2000), Bài giảng khoan búa hơi, Trường Trung học Công nghiệp 3
 - Lê Ngọc Ninh (2000), Khoan nổ mìn, Trường Trung học Công nghiệp 3
 - Công ty hoá chất mỏ: “ Thuốc nổ công nghiệp” Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam
- Nguyễn Đình Ấu (2006), Nổ mìn và biện pháp kỹ thuật an toàn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
- Mẫu vật thật các loại cần khoan, mũi khoan, mô hình thuốc nổ, kíp nổ, dây nổ, bản vẽ cần khoan, búa khoan, kíp nổ và các phương tiện nổ khác.
Phụ lục 38:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TỰ CHỌN
Tên mô đun: ĐCCT
Mã mô đun: MĐ 38
((Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ-DN
Ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
 KHOAN NÂNG CAO
Mã số mô đun: MĐ 38
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết 15 giờ, Thực hành 45 giờ)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
	- Vị trí của mô đun: Mô đun được thực hiện sau khi đã học xong các môn học chung, các môn kĩ thuật cơ sở và các môn cơ sở chuyên môn nghề, được bố trí vào học kỳ III. Các môđun học song song bao gồm: Bộ ống mẫu, Máy khoan 1, Máy khoan 2, Máy bơm và máy tháo lắp cần khoan, khoan mở lỗ và kiến trúc lỗ khoan cùng các môđun tự chọn khác. 
	- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn, giúp cho người học làm tốt hơn công việc khoan 
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
Sau khi học xong môđun này, người học có khả năng:
	- Hiểu được đặc tính của đất đá và các hiện tượng địa chất động lực công trình, các phương pháp thí nghiệm ĐCCT xác định tính chất cơ lý của đất đá.
	- Hiểu được các dạng công tác khảo sát ĐCCT và các công việc khảo sát ĐCCT để xây dựng công trình Công nghiệp Dân dụng.
	- Mô tả và thu thập được tài liệu địa chất công trình khi đo vẽ ĐCCT và khoan ĐCCT.
 - Làm được các thí nghiệm ĐCCT tiến hành tại các lỗ khoan ĐCCT.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
SốTT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Bài 1: Bài mở đầu
1
1
2
Bài 2: Khái niệm về đất đá trong ĐCCT
3
3
3
Bài 3: Tính chất cơ lý của đất đá
7
4
3
4
Bài 4: Các hiện tượng địa chất động lực công trình
8
3
4
1
5
Bài 5: Điều tra ĐCCT
41
4
35
2
Cộng
60
15
45
5
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1:Bài mở đầu Thời gian: 1 giờ 
Mục tiêu của bài: 
 	Học xong bài này, người học có khả năng:
	Hiểu được đối tượng, nhiệm vụ và lịch sử của khoa học ĐCCT
1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ĐCCT
2. Sơ lược lịch sử phát triển của khoa học ĐCCT
Bài 2: Khái niệm về đất đá trong ĐCCT Thời gian: 3 giờ 
Mục tiêu của bài:
	Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
	- Hiểu được khái niệm về đất đá.
 - Biết được 5 loại đất đá theo quan điểm ĐCCT, đặc tính xây dựng của từng loại.	
 1. Khái niệm chung 
2. Phân loại đất đá trên quan điểm địa chất công trình
Bài 3:Tính chất cơ lý của đất đá. Thời gian: 7 giờ 
Mục tiêu của bài: 
	Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Biết được khái niệm và công thức của các chỉ tiêu vật lý của đất đá
Hiểu các tính chất của đất khi tác dụng với nước
Hiểu các tính chất cơ học của đất đá.
Tính toán được các chỉ tiêu cơ lý cơ bản qua các bài toán vận dụng
1. Tính chất vật lý của đất
2. Tính của đất khi tác dụng với nước
3. Tính chất cơ học của đất
4. Tính chất cơ lý của đá
5. Bài tập vận dụng
Bài 4: Các hiện tượng địa chất động lực công trình Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu của bài:
 	Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Hiểu khái niệm, đặc điểm của các hiện tượng địa chất động lực công trình.
Nhận biết được các hiện tượng này ở ngoài thực địa
1. Hiện tượng phong hoá
2. Hiện tượng karst
3. Hiện tượng cát chảy, xói ngầm
3. Hiện tượng trượt lở.
Bài 5: Điều tra ĐCCT	Thời gian: 41 giờ 
Mục tiêu của bài:
	Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
 - Hiểu được các dạng công tác cơ bản khi điều tra ĐCCT;
	- Biết được phương pháp khảo ĐCCT khi xây dựng công trình Công nghiệp Dân dụng;
	- Mô tả và thu thập được tài liệu địa chất thuỷ văn khi đo vẽ ĐCCT và khoan ĐCCT;
Làm được các thí nghiệm ĐCCT tiến hành tại các lỗ khoan ĐCCT.
	1. Các dạng công tác cơ bản khi khảo sát ĐCCT
1.1 Đo vẽ ĐCCT
1.2. Thăm dò Địa vật lý
1.3. Khoan đào ĐCCT
1.4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu ĐCCT
1.5. Thí nghiệm ĐCCT
1.6. Quan trắc dài hạn ĐCCT
 2. Khảo ĐCCT khi xây dựng công trình Công nghiệp Dân dụng
2.1. Khảo sát ĐCCT sơ bộ để chọn khoảnh đất xây dựng
2.2. Khảo sát ĐCCT chi tiết trên khoảnh đất xây dựng được chọn
2.3. Khảo sát ĐCCT bổ sung
2.4. Khảo sát ĐCCT phục vụ thiết kế cải tạo, nâng cấp và cải tạo lại các toà nhà.
IV. §iÒu kiÖn thùc hiÖn m« ®un
Vật liệu:
 - Mỡ đặc
 - Dầu madút
 - Giẻ lau.
 - Dung dịch sét
 - Dây thừng 
 Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy khoan ĐCTV và các phụ kiện: ống chống, cần khoan
- Dụng cụ đo mực nước tự ghi
- Dụng cụ múc nước: xô, thước dây.
- Ván đo lưu lượng, lưu tốc kế, phao, đồng hồ bấm giây.
- Dụng cụ Slug tests
 Học liệu:
	- Bài giảng “ Địa chất thuỷ văn” viết cho người học ngành khoan và các tài liệu tham khảo khác.
Nguồn lực khác:
 - Xưởng thực tập khoan, lỗ khoan ĐCTV thực tế.
 - Thực địa: Thị trấn Xuân Hoà.
 - Các giếng đào 
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
Vật liệu:
 Mỡ đặc, dầu madút, giẻ lau, dung dịch sét.
Dụng cụ, trang, thiết bị:
 - Bài giảng “ Địa chất thuỷ văn” viết cho người học ngành khoan và các tài liệu tham khảo khác.
Máy khoan ĐCCT: XJ, XY-100, YKB và các phụ kiện: ống chống, cần khoan, ống mẫu 
Thiết bị xuyên tĩnh: Godar – Hà Lan
Thiết bị cắt cánh
Thiết bị nén tĩnh nền, cọc
	 - Dụng cụ đo mực nước tự ghi
- Dụng cụ xuyên tiêu chuẩn SPT.
Nguồn lực khác: 
 - Xưởng thực tập khoan, lỗ khoan ĐCCT thực tế.
 - Thực địa: Thị trấn Xuân Hoà.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm cần kiểm tra là:
 - Hiểu về các loại nước dưới đất, tính chất lý hoá của nước, các dạng công tác điều tra ĐCTV
 - Biết giải các dạng bài tập vận dụng 
 - Chuẩn bị đủ dụng cụ đồ nghề.
 - Tiến hành đúng trình tự thực hiện công việc.
 - Hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
 - Đảm bảo thời gian quy định
 - Đảm bảo ATLĐ, VS MT. 
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
 1. Phạm vi áp dụng chương trình:
 Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ TCN và 
CĐN, có thể đào tạo cho các lớp học nghề ngắn hạn và bồi dưỡng, chuyển đổi nghề. 
 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 - Đối với người học Cao đẳng nghề khoan, để giảng dạy môn học “Địa chất công trình” đạt kết quả tốt, giáo viên cần tập trung vào những nội dung công việc liên quan nhiều đến công việc của người thợ khoan như: theo dõi, mô tả khoan trong quá trình khoan ĐCCT, các thí nghiệm ĐCCT ngoài trời nói chung và các thí nghiệm trong lỗ khoan ĐCCT nói riêng.
 	- Đây là môn học cho người học ngoại ngành nên kiến thức phải tổng hợp, cô đọng lại có quan hệ mật thiết với thực tế sản xuất. Vì vậy cần giáo viên có kinh nghiệm giảng dậy và kinh nghiệm thực tế để giảng dậy. Giáo viên cần thu thập tài liệu ở thực tế sản xuất để cho người học chỉnh lý phân tích tài liệu trong những giờ thực hành và làm các bài tập vận dụng.
 	- Để tăng cường năng lực thực hành cho người học, những giờ thực tập trong trường cần tiến hành một lỗ khoan ĐCCT kết hợp làm các thí nghiệm trong lỗ khoan, ngoài ra cần bố trí cho người học thực tập ở đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình, các công ty tư vấn khảo sát ĐCCT. Nơi tiến hành nhiều dạng công tác ĐCCT.
 3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Nội dung khoan ĐCCT
- Các thí nghiệm ĐCCT ngoài trời
 4. Tài kiệu tham khảo:
- V.Đ.Lomtadze (1978), “Thạch luận công trình”, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà nội.
- Đỗ Minh Toàn (2002), “Đất đá xây dựng”, Trường Đại học Mỏ Địa chất
- V.Đ.Lomtadze (1982), “Địa chất động lực công trình”, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
- V.Đ.Lomtadze (1978), “Địa chất công trình chuyên môn”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
- Lê Trọng Thắng (2003), “ Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát ĐCCT”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Ghi chú và giải thích
	Các từ viết tắt: ĐCTV: Địa chất thuỷ văn; ĐCCT: Địa chất công trình

File đính kèm:

  • docchuong_trinh_dao_tao_nghe_khoan_tham_do_dia_chat.doc