Chuyển đổi mô hình quan hệ sang mô hình ngữ nghĩa dựa trên Ontology

Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một hướng tiếp cận trong việc chuyển

đổi dữ liệu từ dạng cơ sở dữ liệu quan hệ (RDB) sang Ontology được biểu diễn

bằng các ngôn ngữ RDF và OWL. Quá trình chuyển đổi bao gồm 2 bước chính: (i)

Ánh xạ lược đồ (tạo ra các lớp từ các bảng, tạo ra các thuộc tính đối tượng (object

property) từ các khóa ngoại và tạo ra thuộc tính kiểu dữ liệu (datatype property) từ

các thuộc tính không tham gia vào khóa ngoại), (ii) Ánh xạ dữ liệu (tạo ra các thể

hiện)

pdf 10 trang yennguyen 3780
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi mô hình quan hệ sang mô hình ngữ nghĩa dựa trên Ontology", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển đổi mô hình quan hệ sang mô hình ngữ nghĩa dựa trên Ontology

Chuyển đổi mô hình quan hệ sang mô hình ngữ nghĩa dựa trên Ontology
115 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 
 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUAN HỆ SANG MÔ HÌNH NGỮ NGHĨA 
DỰA TRÊN ONTOLOGY 
 Nguyễn Lý Hữu Huấn1, Hoàng Hữu Hạnh2,Lê Mạnh Thạnh2 
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
2Đại học Huế 
Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một hướng tiếp cận trong việc chuyển 
đổi dữ liệu từ dạng cơ sở dữ liệu quan hệ (RDB) sang Ontology được biểu diễn 
bằng các ngôn ngữ RDF và OWL. Quá trình chuyển đổi bao gồm 2 bước chính: (i) 
Ánh xạ lược đồ (tạo ra các lớp từ các bảng, tạo ra các thuộc tính đối tượng (object 
property) từ các khóa ngoại và tạo ra thuộc tính kiểu dữ liệu (datatype property) từ 
các thuộc tính không tham gia vào khóa ngoại), (ii) Ánh xạ dữ liệu (tạo ra các thể 
hiện). 
1. Giới thiệu 
Chúng ta đã biết, hiện nay phần lớn dữ liệu trên web đang được lưu trữ trong các 
hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) với các ưu điểm đã được chứng minh về 
các mặt: khả năng mở rộng, lưu trữ hiệu quả, tối ưu hóa việc thực thi các câu truy vấn, 
độ an toàn. Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu quan hệ (RDB) thường là tách biệt nhau, không 
đồng nhất về lược đồ, thuật ngữ, định danh và mức độ chi tiết của sự biểu diễn dữ liệu. 
Do đó, người ta đã sử dụng kỹ thuật RDF và Ontology nhằm cung cấp một nền tảng cho 
việc tích hợp tất cả các nguồn dữ liệu đó. 
Hiện nay, một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm và cũng là một 
phần quan trọng trong việc phát triển của Web ngữ nghĩa là làm thế nào để sử dụng 
nguồn dữ liệu khổng lồ của web hiện tại một cách có hiệu quả, nghĩa là cần có cơ chế để 
thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ mô hình quan hệ sang mô hình dữ liệu của Web 
ngữ nghĩa (là Ontology được biểu diễn bằng các ngôn ngữ RDF và OWL). Hơn nữa 
việc chuyển đổi này phải được thực hiện một cách tự động, trong suốt. 
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đề xuất các quy tắc để ánh xạ từ một cơ sở dữ 
liệu quan hệ sang RDF/OWL một cách tự động và không cần sử dụng đến Ontology đã 
có sẵn. Chúng tôi không sử dụng đến việc mở rộng bất cứ một ngôn ngữ Web ngữ nghĩa 
nào để hỗ trợ các ràng buộc, do đó sẽ không làm cho Web ngữ nghĩa trở nên rắc rối hơn 
và quá trình ánh xạ cũng dễ dàng được triển khai. 
Hình 1 nhằm minh họa cho ý tưởng cơ bản của phương pháp này. Một cơ sở dữ 
116 
liệu quan hệ được chuyển đổi sang Ontology bằng cách sử dụng một tập các quy tắc ánh 
xạ. Các quy tắc này ánh xạ các cấu trúc của một mô hình quan hệ (các bảng, cột, ràng 
buộc, ) với các cấu trúc của tương ứng của mô hình Ontology (các lớp, thuộc tính, 
giới hạn, ). Chúng tôi sẽ áp dụng các quy tắc này vào cơ sở dữ liệu quan hệ để sinh ra 
Ontology. Bởi vì các quy tắc ánh xạ là xác định trên mức độ mô hình, nên nó có thể 
được áp dụng cho bất kỳ một cơ sở dữ liệu nào miễn là cùng dựa trên một mô hình quan 
hệ cho trước. 
Hình 1. Phương pháp chuyển đổi từ CSDL quan hệ sang Ontology. 
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp chuyển đổi của mình, 
bao gồm bảng chuyển đổi kiểu dữ liệu, ánh xạ một số ràng buộc trên thuộc tính, và các 
quy tắc chuyển đổi bảng và thuộc tính trong từng trường hợp cụ thể. 
2. Phương pháp chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu quan hệ sang Ontology 
Quá trình ánh xạ được trình bày ở đây bao gồm việc tạo ra các lớp từ các bảng, 
tạo ra các thuộc tính đối tượng (object property) từ các khóa ngoại và tạo ra thuộc tính 
kiểu dữ liệu (datatype property) từ các thuộc tính không tham gia vào khóa ngoại. 
2.1. Bảng chuyển đổi kiểu dữ liệu 
Việc chuyển đổi từ các lược đồ quan hệ sang Ontology đòi hỏi phải giữ nguyên 
các thông tin về kiểu dữ liệu. Không giống như trong SQL, OWL không có các kiểu dữ 
liệu được định nghĩa sẵn, thay vào đó, nó sử dụng các kiểu dữ liệu của XML Schema 
(XSD). Bảng 1 là danh sách một số kiểu dữ liệu thường dùng trong SQL cùng với kiểu 
dữ liệu tương ứng trong XSD. 
Bảng 1: Ánh xạ kiểu dữ liệu từ SQL sang XSD. 
Kiểu dữ liệu trong SQL Kiểu dữ liệu trong XSD 
Kiểu số 
Decimal, Numeric xsd;decimal 
Mô hình 
quan hệ 
CSDL 
quan hệ 
Mô hình 
Ontology 
Ontology 
Các quy tắc ánh xạ 
Chuyển đổi 
(Nguồn) (Đích) 
dựa trên dựa trên Sử dụng 
117 
Real xsd;float 
Float xsd;double 
Integer, Int xsd;Integer, xsd;positiveInteger, 
xsd;negativeInteger 
xsd;nonPositiveInteger, 
xsd;nonNegativeInteger 
BigInt xsd;long 
SmallInt xsd;short 
TinyInt xsd;unsignedByte 
Kiểu chuỗi, ký tự 
Char, VarChar, 
Nchar, NVarChar, Text, NText 
xsd;string 
Kiểu ngày tháng, thời gian 
DateTime xsd;dateTime 
Date xsd;date 
Time xsd;time 
Các kiểu khác 
Binary, VarBinary xsd;base64Binary 
Boolean xsd;boolean 
Variant xsd;anyType 
2.2. Quy tắc ánh xạ một số ràng buộc trên thuộc tính 
Ngôn ngữ SQL hỗ trợ các ràng buộc UNIQUE, NOT NULL, PRIMARY KEY, 
FOREIGN KEY, CHECK, DEFAULT. Tuy nhiên, không phải tất cả các ràng buộc này 
đều có thể được ánh xạ sang OWL. Chẳng hạn như ràng buộc DEFAULT (quy định giá 
trị mặc định cho một thuộc tính) là không có thành phần tương ứng trong OWL, vì vậy 
nó sẽ không được xét đến. 
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các quy tắc ánh xạ đối với một số ràng buộc trên 
mỗi thuộc tính của một lược đồ quan hệ. Từ đây trở đi, chúng tôi quy ước là luôn sử 
dụng kết hợp các quy tắc này với các quy tắc ánh xạ thuộc tính trong từng trường hợp 
cụ thể sẽ được bàn đến ở phần sau. 
118 
2.2.1. Ràng buộc UNIQUE 
Quy tắc R1: Ràng buộc UNIQUE trên thuộc tính trong mô hình RDB sẽ được 
ánh xạ thành tính chất functional của thuộc tính tương ứng trong Ontology. 
2.2.2. Ràng buộc NOT NULL 
Quy tắc R2: Ràng buộc NOT NULL trên thuộc tính trong mô hình RDB sẽ được 
ánh xạ thành ràng buộc bản số cực tiểu bằng 1 trên thuộc tính tương ứng trong Ontology. 
2.2.3. Ràng buộc PRIMARY KEY 
Có hai hình thức của ràng buộc PRIMARY KEY: 
- Ràng buộc PRIMARY KEY trên khóa đơn (ràng buộc trên một thuộc tính): 
trường hợp này cũng giống như thuộc tính vừa có ràng buộc UNIQUE vừa có ràng buộc 
NOT NULL. 
- Ràng buộc PRIMARY KEY trên khóa hợp (trên nhiều thuộc tính): nếu ràng 
buộc này tham gia vào việc tạo ra các mối quan hệ đặc biệt (sự phân mảnh, kế thừa, ) 
thì nó sẽ được ánh xạ bằng các quy tắc trong từng trường hợp tương ứng (sẽ được khảo 
sát cụ thể ở phần sau). Nếu không, trong OWL không có thành phần tương ứng nào có 
thể biểu diễn được ràng buộc này, do đó các thuộc tính nằm trong khóa hợp này chỉ 
được chuyển thành các thuộc tính kiểu dữ liệu thông thường, hoặc ta sẽ ghép các thuộc 
tính này thành một thuộc tính đóng vai trò khóa đơn, rồi thực hiện quy tắc sau. 
Quy tắc R3: Ràng buộc PRIMARY KEY trên khóa đơn trong mô hình RDB sẽ 
được ánh xạ thành tính chất functional và ràng buộc bản số cực tiểu bằng 1 trên thuộc 
tính tương ứng trong Ontology. 
2.2.4. Ràng buộc CHECK 
- Dạng CHECK (attr IN (val1, val2, )) 
Quy tắc R4: Ràng buộc CHECK với một danh sách giá trị trên thuộc tính trong 
mô hình RDB sẽ được ánh xạ thành ràng buộc owl:oneOf và owl:DataRange (kiểu dữ 
liệu liệt kê) trên range của thuộc tính tương ứng trong Ontology. Mỗi phần tử trong kiểu 
dữ liệu liệt kê là một phần tử trong danh sách giá trị. 
- Dạng CHECK (attr = val) 
Quy tắc R5: Ràng buộc CHECK với một giá trị cụ thể trên thuộc tính trong mô 
hình RDB sẽ được ánh xạ thành ràng buộc owl:hasValue cùng với giá trị đó trên thuộc 
tính tương ứng trong Ontology. 
- Dạng CHECK (attr > 0), CHECK (attr >= 0), CHECK (attr < 0), CHECK 
(attr <= 0) 
Quy tắc R6: Các ràng buộc CHECK dạng này sẽ được sử dụng để ánh xạ kiểu 
119 
dữ liệu (range) của thuộc tính tương ứng, cụ thể: 
- CHECK (attr > 0) tương ứng xsd;positiveInteger 
- CHECK (attr >= 0) tương ứng xsd;nonNegativeInteger 
- CHECK (attr < 0) tương ứng xsd;negativeInteger 
- CHECK (attr <= 0) tương ứng xsd;nonPositiveInteger 
- Dạng CHECK (attr > val1), CHECK (attr < val2), CHECK (val1 < attr < 
val2), , với val1 0 và val2 0 
Hiện tại OWL chưa hỗ trợ biểu diễn các ràng buộc dạng này, do đó các ràng 
buộc dạng này sẽ được bỏ qua khi ánh xạ thuộc tính. 
2.2.5. Ràng buộc FOREIGN KEY và REFERENCES 
Đối với các thuộc tính khóa ngoại tham gia vào việc tạo thành các mối quan hệ 
đặc biệt (phân mảnh, kế thừa, ), chúng sẽ được ánh xạ bằng các quy tắc trong từng 
trường hợp tương ứng. Còn đối với các thuộc tính khóa ngoại thông thường, vì yêu cầu 
các giá trị trên thuộc tính khóa ngoại phải tồn tại trong bảng được tham chiếu, do đó 
thuộc tính tương ứng phải có ràng buộc bản số cực tiểu bằng 1. 
Quy tắc R7: Ràng buộc FOREIGN KEY trên các thuộc tính khóa ngoại thông 
thường trong mô hình RDB sẽ được ánh xạ thành ràng buộc bản số cực tiểu bằng 1 trên 
thuộc tính tương ứng trong Ontology. 
2.3. Các quy tắc ánh xạ lớp và thuộc tính 
2.3.1. Các quy tắc đối với sự phân mảnh dữ liệu 
Các bảng được xem là tạo thành sự phân mảnh dọc nếu có ít nhất là hai bảng có 
cùng khóa chính, trong đó có đúng một bảng được gọi là bảng chính. Khóa chính của 
bảng chính không phải là khóa ngoại, trong khi đó khóa chính của các bảng còn lại cũng 
là khóa ngoại tham chiếu đến bảng chính. Ngoài ra, tất cả các giá trị của khóa chính 
trong bảng chính phải tồn tại ở trong tất cả các bảng còn lại. 
* Ánh xạ lớp 
Quy tắc C1: Các bảng tham gia vào sự phân mảnh sẽ được gộp chung thành một 
lớp trong Ontology. 
* Ánh xạ các thuộc tính đối tượng 
Quy tắc OP1: Tất cả các thuộc tính khóa ngoại mà đồng thời cũng là khóa chính 
trong các bảng phân mảnh thì sẽ không được ánh xạ thành các thuộc tính đối tượng. 
2.3.2. Các quy tắc đối với sự kế thừa 
Các bảng được xem là tạo thành sự kế thừa nếu có hai bảng có cùng khóa chính, 
120 
trong đó có một bảng gọi là bảng chính. Khóa chính của bảng chính không phải là một 
khóa ngoại, trong khi đó khóa chính của bảng còn lại cũng là khóa ngoại tham chiếu 
đến bảng chính. Ngoài ra không bắt buộc tất cả các giá trị khóa chính trong bảng chính 
phải tồn tại trong bảng kia. 
* Ánh xạ lớp 
Quy tắc C2: Nếu bảng r2 là kế thừa từ bảng r1 thì khi đó ta sẽ xây dựng lớp c1 
tương ứng với r1, lớp c2 tương ứng với r2 và c2 sẽ là một lớp con của c1. 
2.3.3. Các quy tắc đối với bảng biểu diễn thuộc tính đa trị 
Điều kiện để xác định bảng biểu diễn thuộc tính đa trị là bảng chỉ có đúng 2 
thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa ngoại, còn thuộc tính còn lại không phải 
là khóa ngoại. Đồng thời khóa chính của bảng là khóa hợp của 2 thuộc tính này. 
* Ánh xạ lớp 
Quy tắc C3: Bảng dùng để biểu diễn một thuộc tính đa trị sẽ không được ánh xạ 
thành lớp trong Ontology, ta sẽ gộp chung bảng chính và bảng đa trị thành một lớp bằng 
cách biểu diễn thuộc tính đa trị trong lớp tương ứng với bảng chính. 
* Ánh xạ các thuộc tính đối tượng 
Quy tắc OP2: Thuộc tính khóa ngoại trong bảng đa trị sẽ không được ánh xạ 
thành thuộc tính đối tượng trong Ontology. 
* Ánh xạ các thuộc tính kiểu dữ liệu 
Quy tắc DP1: Thuộc tính đa trị ở trong bảng đa trị sẽ được chuyển thành một 
thuộc tính kiểu dữ liệu có domain là lớp tương ứng với bảng chính và range là kiểu dữ 
liệu liệt kê với ràng buộc owl:someValuesFrom, tập các phần tử của danh sách liệt kê là 
miền trị của thuộc tính đa trị. 
2.3.3. Các quy tắc đối với bảng biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên nhiều-nhiều 
Bảng biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên là bảng chỉ có đúng 2 thuộc tính, và cả 
hai thuộc tính đó đều là khóa ngoại tham chiếu đến hai bảng khác. 
* Ánh xạ lớp 
Quy tắc C4: Bảng biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên (không có thuộc tính đính 
kèm) sẽ không được chuyển thành lớp trong Ontology. 
* Ánh xạ các thuộc tính đối tượng 
Quy tắc OP3: Đối với bảng r biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên giữa hai bảng s 
và t, ta có thể tạo ra hai thuộc tính đối tượng đảo nhau P và P’. P có domain là cs và 
range là ct, P’ có domain là ct và range là cs, trong đó cs và ct là các lớp tương ứng với 
các bảng s và t. 
121 
2.3.4. Các quy tắc đối với các trường hợp còn lại 
Trường hợp này bao gồm các bảng không có khóa ngoại; các bảng có khóa 
ngoại không đồng thời là khóa chính (các khóa ngoại thông thường); các bảng chứa 
đúng hai khóa ngoại, hai khóa ngoại này đồng thời là khóa chính, nhưng ngoài ra còn có 
thêm các thuộc tính không nằm trong khóa ngoại (trường hợp này biểu diễn cho mối 
quan hệ nhị nguyên có thuộc tính đính kèm); các bảng có nhiều hơn hai khóa ngoại 
(mối quan hệ đa nguyên, bảng biểu diễn cho một tập thực thể hoặc mối quan hệ đa 
nguyên có thuộc tính đính kèm). 
* Ánh xạ lớp 
Quy tắc C5: Các bảng chưa được ánh xạ bằng các quy tắc C1, C2, C3 và C4 sẽ 
được xây dựng thành một lớp trong Ontology. 
* Ánh xạ các thuộc tính đối tượng 
Ta sẽ xét tất cả các khóa ngoại chưa được ánh xạ bằng các quy tắc OP1, OP2 và 
OP3. 
Quy tắc OP4.1 (đối với mối quan hệ 1-1): Các thuộc tính khóa ngoại trong 
trường hợp này sẽ được chuyển thành các thuộc tính đối tượng, với domain là lớp tương 
ứng của bảng chứa thuộc tính, range là lớp tương ứng của bảng được tham chiếu. Đồng 
thời ta cũng định nghĩa một thuộc tính đối tượng đảo của nó, và cả hai đều có có ràng 
buộc bản số cực đại bằng 1. 
Quy tắc OP4.2 (đối với mối quan hệ 1-nhiều): Các thuộc tính khóa ngoại trong 
trường hợp này sẽ được chuyển thành thuộc tính đối tượng, với domain là lớp tương 
ứng của bảng chứa thuộc tính, range là lớp tương ứng của bảng được tham chiếu, có 
ràng buộc bản số cực đại bằng 1. Ta cũng tạo ra một thuộc tính đối tượng đảo của nó 
không có ràng buộc về bản số cực đại. 
Đối với mối quan hệ nhiều-nhiều: trường hợp không có thuộc tính đính kèm đã 
được ánh xạ bằng quy tắc OP3, còn trong trường hợp có thuộc tính đính kèm, bảng sẽ 
được xem như là biểu diễn một tập thực thể, và lúc đó khóa ngoại sẽ được chuyển đổi 
bằng quy tắc OP4.2. 
* Ánh xạ các thuộc tính kiểu dữ liệu 
Quy tắc DP2: Các thuộc tính không tham gia vào khóa ngoại và không áp dụng 
được quy tắc DP1 thì sẽ được ánh xạ thành các thuộc tính kiểu dữ liệu có domain là lớp 
tương ứng của bảng chứa thuộc tính và range là kiểu dữ liệu tương ứng của chúng trong 
OWL. 
2.4. Quy tắc ánh xạ các thể hiện 
Bước đầu tiên là gán một định danh duy nhất cho mỗi thể hiện. Giá trị phù hợp 
nhất cho định danh này là giá trị của thuộc tính khóa chính. Đặc biệt, định danh của các 
122 
thuộc tính đối tượng biểu diễn mối quan hệ nhiều-nhiều được tạo thành bằng cách ghép 
nối các khóa chính của cả hai phía trong mối quan hệ. 
Bước thứ hai là tạo ra các thể hiện cho các lớp từ dữ liệu ở các bảng tương ứng. 
Với một lớp Ontology c, nếu c là tương ứng với các bảng r1, r2, , rn trong cơ sở dữ 
liệu, thì mọi bộ dữ liệu ti, ti r1 r2  rn có thể được ánh xạ thành một thể hiện 
của c. 
2.5. Nhận xét 
Chúng tôi thấy rằng phương pháp được đề xuất trên đây đã đáp ứng được các 
nội dung cơ bản sau: 
Việc suy luận trên các Ontology là một mục tiêu chủ yếu của Web ngữ nghĩa, do 
đó kết quả chuyển đổi phải đảm bảo khả năng quyết định cho một hệ thống suy luận 
OWL. OWL-DL là một ngôn ngữ con của OWL bảo đảm khả năng quyết định, do đo 
các quy tắc chuyển đổi phải tạo ra được OWL-DL. 
Các quy tắc chuyển đổi được đặc tả hình thức nhằm tránh việc nhập nhằng trong 
cú pháp hay ngữ nghĩa. Đồng thời, các quy tắc được định nghĩa trong các hệ thống hình 
thức như lôgic bậc nhất có thể dễ dàng triển khai trong các ngôn ngữ như Prolog hay 
Datalog. 
Khi xây dựng các quy tắc, chúng tôi đã chú ý đến việc tránh sự ảnh hưởng của 
các ví dụ trên một miền cụ thể. Hệ thống chuyển đổi chỉ được tiến hành trích xuất ngữ 
nghĩa trong các ngôn ngữ định nghĩa lược đồ. Đôi khi sự ảnh hưởng của các ví dụ trong 
một miền đặc biệt có thể dẫn đến sai lầm trong các quy tắc. 
3. Kết luận và hướng phát triển 
Trên đây chúng tôi đã đề xuất một phương pháp nhằm chuyển đổi tự động từ các 
lược đồ quan hệ được biểu diễn bằng SQL-DDL sang OWL Ontology. Khi định nghĩa 
các quy tắc, chúng tôi cũng đã bảo đảm khả năng tương thích với các ngôn ngữ OWL 
dựa trên lôgic mô tả (như OWL DL). 
Phương pháp của chúng tôi đã phân biệt giữa sự phân mảnh và mối quan hệ kế 
thừa. Đồng thời chúng tôi cũng đã giải quyết được các mối quan hệ nhị nguyên, mối 
quan hệ đa nguyên, các thuộc tính đa trị. Các vấn đề này đã không được giải quyết hoàn 
toàn trong một số phương pháp tiếp cận trước đây. 
Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này cũng còn gặp phải một số nhược điểm khi 
phải xác định sự kế thừa và một số ngữ nghĩa khác. Các nhược điểm này xuất phát từ sự 
hạn chế về khả năng biểu cảm của SQL-DDL, và nó sẽ thể hiện khi ta so sánh Ontology 
được tạo ra bởi hệ thống với Ontology được tạo ra bởi các chuyên gia. 
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể xử lý các nguồn dữ 
liệu đa tạp. Chúng tôi cũng sẽ giảm bớt các điểm hạn chế của hệ thống bằng cách nhận 
123 
ra những trường hợp cần phải có sự can thiệp của con người và từ đó phát triển thành 
những giải pháp chuyển đổi bán tự động. 
Một vấn đề nữa mà chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu là nhằm hỗ trợ các ràng 
buộc động của SQL như các TRIGGER dạng ON DELETE UPDATE, ON DELETE 
CASCADE. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Astrova I., Kalja A., Towards the Semantic Web: Extracting OWL Ontologies from SQL 
Relational Schemata, Proceedings of IADIS International Conference WWW/Internet, 
(2006), 62–66. 
2. Astrova I., Korda N. and Kalja A., Rule-Based Transformation of SQL Relational 
Databases to OWL Ontologies, Proceedings of the 2nd International Conference on 
Metadata & Semantics Research, 2007. 
3. Benslimane S., Benslimane D. and Malki M., Acquiring OWL Ontologies from Data-
Intensive Web Sites, USA. ACM, Palo Alto, California, 2006. 
4. Blakeley C., RDF Views of SQL Data (Declarative SQL Schema to RDF Mapping), 
OpenLink Software, 2007. 
5. Buccella A., Penabad M., Rodriguez F., Farina A., Cechich A., From Relational 
Databases to OWL Ontologies, Proceedings of the 6th National Russian Research 
Conference, 2004. 
6. Green J., Dolbear C., Hart G., Engelbrecht P., Goodwin J., Creating a semantic 
integration system using spatial data, International Semantic Web Conference, 
Karlsruhe, Germany, 2008. 
7. Hu W., Qu Y., Discovering Simple Mappings Between Relational Database Schemas 
and Ontologies, Proceedings of 6th International Semantic Web Conference (ISWC 
2007), 2nd Asian Semantic Web Conference (ASWC 2007), LNCS 4825, Busan, Korea, 
(2007), 225-238. 
8. Li M., Du X., Wang S., A Semi-automatic Ontology Acquisition Method for the 
Semantic Web, Proceedings of Advances in Web-Age Information Management 6th 
International Conference, WAIM 2005, Hangzhou, China, (2005), 209-220. 
9. Li M., Du X., Wang S., Learning ontology from Relational Database, Proceedings of 
the Fourth International Conference on Machine Learning and Cybernetics, Guangzhou, 
China, (2005), 18-21. 
10. Sahoo S. S., Bodenreider O., Rutter J., Skinner K., Sheth A., An ontology-driven 
semantic mash-up of gene and biological pathway information: Application to the 
domain of nicotine dependence, Journal of Biomedical Informatics (Special Issue: 
124 
Semantic Biomedical Mashups), 2008. 
11. Stojanovic L., Stojanovic N., Volz R., Migrating data-intensive Web Sites into the 
Semantic Web, Proceedings of the 17th ACM Symposium on Applied Computing (SAC 
2002), Madrid, Spain, (2002), 1100-1107. 
12. Tirmizi S., Sequeda J., Miranker D., Translating SQL Applications to the Semantic Web, 
Lecture Notes in Computer Science, Volume 5181/2008 (Database and Expert Systems 
Applications), 2008. 
TRANSFORMATION OF RELATIONAL MODELS 
TO ONTOLOGICAL MODELS 
 Nguyen Ly Huu Huan1, Hoang Huu Hanh2,Le Manh Thanh2 
1College of Sciences, Hue University 
2Hue University 
Abstract. This paper presents an approach in the transformation of relational 
database models (RDB) to ontological models represented in RDF and OWL 
languages. The transformation consists of two main phases: (i) Schema mapping 
(creating classes from tables, object properties from foreign keys, datatype 
properties from normal properties) and (ii) Data mapping (creating instances). 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_mo_hinh_quan_he_sang_mo_hinh_ngu_nghia_dua_tren_o.pdf