Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định

TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu ngao dầu (Meretrix meretrix) thu tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012. Kết quả cho thấy: Tuyến sinh dục của ngao dầu phát triển qua 5 giai đoạn. Khi chín sinh dục, tuyến sinh dục con cái có màu nâu nhạt, tuyến sinh dục con đực màu trắng sữa. Mùa vụ sinh sản của ngao dầu hàng năm được xác định từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9. Mùa vụ sinh sản chính rộ nhất từ giữa tháng 5, đến cuối tháng 7. Trong mùa sinh sản, tỷ lệ đực/cái giao động từ 0,98 - 1,11. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của ngao dầu khi chiều dài đạt 40mm. Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) giao động từ 318. 400 - 3.825.000 trứng/cá thể, trung bình đạt 1.181.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối tính theo khối lượng toàn thân (Frg1) đạt trung bình 22.417 trứng/gam. Sức sinh sản tương đối tính theo khối lượng thân mềm (Frg 2) đạt trung bình 112.620 trứng/gam. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu cho việc sản xuất giống nhân tạo phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi ngao dầu bản địa

pdf 8 trang yennguyen 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định

Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định
 357 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 357-364 
ISSN: 1859-3097 
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA NGAO DẦU 
(MERETRIX MERETRIX) TẠI VÙNG TRIỀU 
VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH 
Nguyễn Xuân Thành 
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam 
Email: thanhnx@imer.ac.vn 
Ngày nhận bài: 3-6-2013 
TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu ngao dầu (Meretrix meretrix) thu tại vùng triều ven biển 
tỉnh Nam Định từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012. Kết quả cho thấy: Tuyến sinh dục của ngao dầu phát triển 
qua 5 giai đoạn. Khi chín sinh dục, tuyến sinh dục con cái có màu nâu nhạt, tuyến sinh dục con đực màu trắng 
sữa. Mùa vụ sinh sản của ngao dầu hàng năm được xác định từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9. Mùa vụ sinh sản 
chính rộ nhất từ giữa tháng 5, đến cuối tháng 7. Trong mùa sinh sản, tỷ lệ đực/cái giao động từ 0,98 - 1,11. 
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của ngao dầu khi chiều dài đạt 40mm. Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) giao 
động từ 318. 400 - 3.825.000 trứng/cá thể, trung bình đạt 1.181.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối tính 
theo khối lượng toàn thân (Frg1) đạt trung bình 22.417 trứng/gam. Sức sinh sản tương đối tính theo khối 
lượng thân mềm (Frg 2) đạt trung bình 112.620 trứng/gam. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu 
cho việc sản xuất giống nhân tạo phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi ngao dầu bản địa. 
Từ khóa: Ngao dầu, Nam Định,tuyến sinh dục, mùa vụ, sức sinh sản 
MỞ ĐẦU 
Ngao dầu (Meretrix meretrix) thuộc họ Ngao 
Verenidae, phân bố và cho sản lượng lớn chủ yếu ở 
các tỉnh ven biển miền Bắc, tập trung ở các tỉnh 
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An [6, 9]. 
Ngao dầu được coi là một trong những đối tượng 
động vật thân mềm bản địa của tỉnh Nam Định có 
giá trị kinh tế cao, có khả năng nuôi và thu hoạch 
sản lượng lớn trong giai đoạn những năm 1990. Tuy 
nhiên, thời gian gần đây tại vùng ven biển Nam 
Định, loài ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) được 
người dân di giống từ các tỉnh Nam Bộ hoặc sản 
xuất giống nhân tạo để nuôi. Do việc phát triển nuôi 
mở rộng, nên ngoài tự nhiên loài ngao Bến tre đã 
nhanh chóng chiếm được ưu thế về số lượng so với 
đối tượng ngao bản địa tại địa phương, sản lượng 
ngao Bến tre chiếm đến 85 - 90% cơ cấu sản lượng 
động vật thân mềm [8]. Để góp phần bảo tồn, phục 
hồi và phát triển nguồn lợi ngao bản địa, bài báo sẽ 
cung cấp các thông tin cơ bản về một số đặc điểm 
sinh học sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) 
tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Địa điểm và thời gian 
Mẫu ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 
1758) được thu tại vùng triều ven biển tỉnh Nam 
Định từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012. 
Vật liệu nghiên cứu 
Ngao dầu được thu mẫu 2 lần/tháng, mỗi lần thu 
30 - 50 con trên quần đàn ngao khai thác, đảm bảo 
tỷ lệ các nhóm kích thước từ 20mm đến 80mm. 
Nguyễn Xuân Thành 
 358
Phương pháp nghiên cứu 
Đo chiều dài bằng thước kẹp độ chính xác 
0,1mm. 
Cân khối lượng cá thể (cả vỏ), phần thân mềm 
bằng cân kỹ thuật (độ chính xác 0,1 - 0,01g). 
Sản phẩm sinh dục được lấy và bảo quản theo 
phương pháp của Braley [1]: Gạt nhẹ mang và màng 
áo ra 2 bên để quan sát tuyến sinh dục. Sau đó, từ 
chỗ bị cắt ở phần lưng, dùng dao gạt nhẹ để lấy sản 
phẩm sinh dục (đối với cá thể chưa thành thục, 
tuyến sinh dục không căng đầy, rạch ngang phần nội 
tạng ở vị trí quan sát thấy tuyến sinh dục). Đối với 
cá thể thành thục, có thể dễ dàng lấy được sản phẩm 
sinh dục từ phía lưng. Sản phẩm sinh dục lấy được 
bảo quản bằng dung dịch formol 10%. 
Quan sát, mô tả sự phát triển của tuyến sinh 
dục, tế bào sinh dục theo thang 5 bậc của Braley [1]. 
Tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch formol 
10%, loại bỏ nước bằng dung dịch etanol 70%, làm 
sạch nước bằng xylene hoặc cồn, sau đó đúc parafin 
và cắt lát mỏng từ 5-7m bằng máy căt Microtome. 
Nhuộm mẫu bằng hematoxylin và eosin. Quan sát 
tiêu bản bằng kính hiển vi quang học 100 - 400 lần. 
So sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các 
tác giả khác. 
Xác định mùa vụ sinh sản: Tổng số 1.158 mẫu 
ngao được quan sát tuyến sinh dục ngao thông qua các 
đợt thu mẫu để xác định sự xuất hiện cũng như số 
lượng cá thế thành thục sinh dục (giai đoạn III, IV). 
Tỉ lệ thành thục: Số con thành thục (giai đoạn 
III, IV)/số con quan sát. 
Cơ cấu giới tính: Xác định cơ cấu giới tính theo 
thời gian dựa trên số lượng cá thể đực và cá thể cái, 
cá thể không phân biệt quan sát được thông qua mẫu 
ngầu nhiên tại các lần thu mẫu. Xác định cơ cấu giới 
tính theo kích thước dựa trên số lượng cá thể đực và 
cá thể cái, cá thể không phân biệt quan sát được 
thông qua mẫu ngẫu nhiên ở các kích thước tại các 
lần thu mẫu, phân chia theo nhóm kích thước, theo 
chiều dài vỏ mỗi nhóm cách nhau 10mm, thu mẫu 
30 - 40 cá thể/nhóm. 
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu: Được 
xác định cho nhóm cá thể có kích thước nhỏ nhất 
mà trong đó trên 50% số cá thể có tuyến sinh dục ở 
giai đoạn III, IV qua phương pháp đồ thị. 
Xác định sức sinh sản tuyệt đối, tương đối 
Sức sinh sản tuyệt đối (SSSTĐ - Fa) là toàn bộ 
số lượng trứng ở giai đoạn III, IV của một cá thể 
ngao. Fa được tính cho từng nhóm kích thước vào 
đầu mùa sinh sản. 
Cách xác định Fa như sau: Tách buồng trứng 
ra khỏi phần thân mềm và hòa tất cả số trứng vào 
một thể tích nước biển lọc sạch nhất định. Dung 
dịch chứa trứng được hút bỏ các tạp chất, khuấy đều 
rồi lấy mẫu 1ml. Đếm trứng bằng buồng đếm động 
vật phù du. Tính số lượng trứng của một cá thể bằng 
công thức: Fa = n × V 
Trong đó: Fa là sức sinh sản tuyệt đối; n: số 
trứng trong 1ml; V: thể tích nước biển lọc sạch chứa 
trứng (ml). 
Sức sinh sản tương đối (Frg): là tỉ số giữa sức 
sinh sản tuyệt đối với khối lượng toàn thân hoặc 
khối lượng thân mềm. Các công thức tính sức sinh 
sản tương đối là: 
Frg1 = Fa/Wtt; Frg2 = Fa/Wtm, 
Trong đó: Frg1: Sức sinh sản tương đối tính 
theo khối lượng toàn thân; Frg 2: Sức sinh sản tương 
đối tính theo khối lượng thân mềm; Wtt: Khối lượng 
toàn thân cả vỏ; Wtm: Khối lượng phần thân mềm. 
Xử lí số liệu 
Các số liệu được thể hiện bằng trung bình 
(Mean), sử dụng công cụ thống kê mô tả 
(Descriptive Statistics) và Anova để phân tích số 
liệu trên Microsoft Office EXCEL. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 
Kết quả quan sát tế bào sinh dục và tiêu bản lát 
cắt tuyến sinh dục, phân chia quá trình phát triển 
tuyến sinh dục của ngao dầu thành 5 giai đoạn, được 
mô tả như (hình1): 
Giai đoạn 0: Về hình thái ngoài, tuyến sinh dục 
có kích thước nhỏ, mầu nâu rất nhạt, chưa có tế bào 
sinh sản, tuyến sinh dục chỉ là những sợi mảnh của 
các tổ chức mô liên kết, các chất cần thiết cho quá 
trình tạo trứng và tinh trùng. Giai đoạn này chưa thể 
phân biệt được cá thể đực và cá thể cái, tiêu bản lát 
cát bắt mầu hồng nhạt. 
Giai đoạn I: Đây là giai đoạn tuyến sinh dục 
còn non, có màu trắng đục, kích thước tăng hơn so 
với giai đoạn I, sản phẩm sinh dục khi lấy ra còn kết 
dính khó tan trong nước. Quan sát tế bào sinh dục 
Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu  
 359 
thấy rằng trứng có hình da diện, méo mó dầy đặc, 
chưa phân biệt rõ ràng nhân, tinh trùng chỉ là những 
chấm nhỏ, không chuyển động. Trên tiêu bản nang 
trứng rỗng bên trong, có cấu tạo các màng liên kết 
chúng bắt vào nhau thành chùm khó phân biệt từng 
tế bào. Nang tinh sắp xếp rời rạc, rất nhỏ, chứa đầy 
tế bào chất nằm lẫn trong mô Leydig (mô liên kết 
chứa các gian bào). Giai đoạn này chưa phân biệt 
được cá thể đực, cá thể cái bằng mắt thường. 
Giai đoạn II: Giai đoạn phát dục, lúc này kích 
thước tuyến sinh dục đã tăng nhanh, có màu hơi 
trắng sữa. Tế bào trứng có hình đa giác dính với 
nhau dạng tổ ong, trứng tăng nhanh về kích thước, 
tinh trùng dầy đặc vận động yếu. Trên tiêu bản lát 
cắt có thể nhìn thấy nang trứng phát triển phồng lên, 
bên trong các noãn bào đã phát triển lấp đầy khoảng 
trống của nang trứng. Nang tinh phồng to chiếm hết 
không gian của mô Leydig, khó phân biệt từng tế 
bào. Giai đoạn này rất khó phân biệt được cá thể 
đực, cá thể cái bằng mắt thường. 
Giai đoạn III: Giai đoạn chín sinh dục, giai 
đoạn sinh sản nhìn hình thái ngoài tuyến sinh dục có 
dạng căng tròn, kích thước tăng lên tối đa ở cuối 
giai đoạn này, sản phẩm sinh dục có thể chảy ra khi 
ấn nhẹ vào phần thân mềm và có thể hòa tan trong 
nước. Trên kính hiển vi (100 - 400 lần) trứng rời 
từng hạt có dạng hình tròn hoặc dạng quả lê có 
cuống, mật độ dầy đặc, tinh trùng hoạt động mạnh 
trong nước. Tiêu bản lát cắt cho thấy nang trứng 
phồng to chứa đầy trứng chín, nhìn rõ nhân. Túi tinh 
chứa đầy bó nang, nang tinh bước sang giai đoạn 
chín. Giai đoạn này có thể phân biệt cá thể đưc, cá 
thể cái bằng mắt thường dựa trên hình thái ngoài của 
tuyến sinh dục, tuyến sinh dục cái màu nâu nhạt, 
tuyến sinh dục đực màu trắng sữa. 
Hình 1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ngao dầu tại Nam Định 
Tuyến sinh dục ngao dầu giai đoạn 0 - a 
Tuyến sinh dục ngao dầu đực: b - giai đoạn I; c - giai đoan II; d - giai đoạn III; e - giai đoạn IV 
Tuyến sinh dục ngao dầu cái: f - giai đoạn I; g - giai đoan II; h - giai đoạn III; i - giai đoạn IV 
Giai đoạn IV: Giai đoạn thoái hóa, giai đoạn 
sau đẻ tuyến sinh dục gần hết các sản phẩm sinh 
dục, chỉ còn sót lại vài noãn bào giai đoạn chín, 
tuyến sinh dục như co lại, mềm nhũn, bị chia cắt bở 
c a 
d e f 
b 
h g i 
Nguyễn Xuân Thành 
 360
các dạng trong suốt dạng rễ cây. Trên lam kính mật 
độ trứng và tinh trùng còn rất ít, xuất hiện nhiều vết 
rách trên nang. Trên tiêu bản lát cắt thấy rằng trong 
nang trứng còn sót lại vài tế bào trứng, nang tinh bị 
rỗng và bị rách nát, dọc vách nang còn sót lại những 
đám nhỏ tinh trùng chưa kịp phóng ra trong quá 
trình sinh sản. 
Mùa vụ sinh sản 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển tuyến 
sinh dục ngao dầu khác nhau giữa các tháng trong 
năm (bảng1). 
Tỷ lệ ngao dầu có tuyến sinh dục giai đoạn chưa 
phát triển (giai đoạn 0, giai đoạn I) tập trung vào các 
tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, tỷ 
lệ giai đoạn 0 và I có chiều hướng giảm dần từ tháng 
3 đến tháng 8 và tăng trở lại vào tháng 9. 
Tỷ lệ ngao dầu có tuyến sinh dục giai đoạn phát 
dục (giai đoạn II) xuất hiện nhiều nhất vào tháng 4 
(39%), sau đó giảm dần đến tháng 6 và lại tăng lên 
từ tháng 7, trong tháng 1 và tháng 2 không thấy cá 
thể nào có tuyến sinh dục ở giai đoạn II. 
Tỷ lệ ngao dầu có tuyến sinh dục giai đoạn chín 
sinh dục (giai đoạn III) có xu hướng tăng lên từ 
tháng 4 (35%) và đạt tỷ lệ cao từ đầu tháng 5 
(74,2%) đến cuối tháng 6 (76 %), sau đó có xu 
hướng giảm từ tháng 8 đạt (35,9 %) đến tháng 10 
đạt (15,8%), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau không 
phát hiện cá thể có tuyến sinh dục phát triển ở giai 
đoạn III. 
Bảng 1. Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ngao dầu theo thời gian trong năm 
Tháng 
Tổng 
số 
mẫu 
Giai đoạn phát triển tuyến sinh dục 
Giai đoạn 0 Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV 
Số 
mẫu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
mẫu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
mẫu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
mẫu 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
mẫu 
Tỷ lệ 
(%) 
10/2011 95 38 40,0 22 23,2 14 14,7 15 15,8 6 6,3 
11/2011 94 42 44,7 32 34,0 14 14,9 0 0,0 6 6,4 
12/2011 80 41 51,3 33 41,3 6 7,5 0 0,0 0 0,0 
1/2012 100 56 56,0 44 44,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
2/2012 90 27 30,0 63 70,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
3/2012 90 21 23,3 53 58,9 16 17,8 0 0,0 0 0,0 
4/2012 100 15 15,0 11 11,0 39 39,0 35 35,0 0 0,0 
5/2012 120 5 4,2 7 5,8 12 10,0 89 74,2 7 5,8 
6/2012 100 3 3,0 5 5,0 5 5,0 76 76,0 11 11,0 
7/2012 97 5 5,2 3 3,1 14 14,4 54 55,7 21 21,6 
8/2012 92 15 16,3 4 4,3 14 15,2 33 35,9 26 28,3 
9/2012 100 13 13,0 23 23,0 19 19,0 17 17,0 28 28,0 
Tỷ lệ ngao dầu có tuyến sinh dục ở giai đoạn 
thoái hóa (giai đoạn IV) xuất hiện từ tháng 5 và có 
xu hướng tăng dần đến tháng 8, từ tháng 12 đến 
tháng 4 năm sau không phát hiện cá thể có tuyến 
sinh dục phát triển ở giai đoạn IV. 
Bảng 2. Tỷ lệ thành thục sinh dục của ngao dầu theo thời gian trong năm 
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Tổng số mẫu 100 90 90 100 120 100 97 92 100 95 94 80 
Số cá thể thành thục SD 0 0 0 35 96 87 75 59 45 21 6 0 
Tỷ lệ thành thục (%) 0,0 0,0 0,0 35,0 80,0 87,0 77,3 64,1 45,0 22,1 6,4 0,0 
Kết quả theo dõi tỷ lệ thành thục sinh dục (giai 
đoạn III, IV) của ngao dầu qua các tháng trong năm 
được trình bày bảng 2. 
Kết quả bảng 2 cho thấy từ tháng 12 năm trước 
đến tháng 3 năm sau không có cá thể ngao thành 
thục sinh dục, từ tháng 4 ngao bắt đầu phát triển 
tuyến sinh dục với tỷ lệ thành thục (35%) và có xu 
hướng tăng nhanh trong tháng 5 (80%), cao nhất 
vào tháng 6 (87%) giảm dần đến tháng 11 (6,4 %). 
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên đây mùa vụ 
sinh sản của ngao dầu tại Nam Định được xác định 
bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9 hàng năm, 
Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu  
 361 
mùa vụ sinh sản chính rộ nhất từ giữa tháng 5 đến 
cuối tháng 7. Tháng 8 trong quần đàn ngao tỷ lệ 
thành thục giảm đi đáng kể, vào tháng 9, tháng 10 
vẫn có ngao bố mẹ tham gia sinh sản nhưng với tỷ lệ 
ít hơn, chất lượng sinh sản giảm đi rõ rệt. Kết quả này 
sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch sản 
xuất giống nhân tạo ngao dầu trong năm, đồng thời 
lập kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn lợi, hạn chế 
khai thác ngao vào mùa vụ sinh sản chính. 
Cơ cấu giới tính 
Cơ cấu giới tính theo thời gian 
Kết quả theo dõi tỷ lệ đực cái theo thời gian 
trong năm từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012 cho 
thấy các tháng trong năm luôn luôn tồn tại cả con 
đực, con cái và những con không phân biệt (giai 
đoạn tuyến sinh dục còn non). Tỷ lệ con cái cao nhất 
vào tháng 5 (48,3%) và có xu hướng giảm dần đến 
tháng 1 năm sau (16%). Tỷ lệ con đực cao nhất vào 
tháng 6 (51%) và cũng có xu thế giảm dần vào 
tháng 1 năm sau (8%). Trong mùa sinh sản từ tháng 
4 đến tháng 9 tỷ lệ đực/cái giao động từ 0,98 - 1,11 
và số cá thể không phân biệt chiếm tỷ lệ thấp, cá 
biệt tháng 3 số con đực nhiều hơn con cái (tỷ lệ 
đực/cái là 1,38) từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau tỷ 
lệ con cái luôn chiếm ưu thế so với con đực với tỷ lệ 
đực/cái từ 0,49 - 0,98. Tỷ lệ con không phân biệt 
cao nhất trong tháng 1 (76%) và giảm thấp nhất 
trong các tháng mùa vụ sinh sản chính (tháng 5, 
tháng 6) và có xu hướng tăng dần từ tháng tháng 8 
đến tháng 1 năm sau (bảng 3). 
Bảng 3. Cơ cấu giới tính của ngao dầu theo thời gian trong năm 
Tháng Tổng số mẫu 
Số cá thể 
♂ 
Số cá thể 
♀ 
Số cá thể 
KPB 
Tỷ lệ ♂ 
(%) Tỷ lệ ♀ (%) 
Tỷ lệ KPB 
(%) 
Tỷ lệ 
♂/ ♀ 
10/2011 95 20 37 38 21,1 38,9 40,0 0,54 
11/2011 94 17 35 42 18,1 37,2 44,7 0,49 
12/2011 80 14 23 43 17,5 28,8 53,8 0,61 
1/2012 100 8 16 76 8,0 16,0 76,0 0,50 
2/2012 90 25 38 27 27,8 42,2 30,0 0,66 
3/2012 90 40 29 21 44,4 32,2 23,3 1,38 
4/2012 100 44 41 15 44,0 41,0 15,0 1,07 
5/2012 120 57 58 5 47,5 48,3 4,2 0,98 
6/2012 100 51 46 3 51,0 46,0 3,0 1,11 
7/2012 97 47 45 5 48,5 46,4 5,2 1,04 
8/2012 92 40 37 15 43,5 40,2 16,3 1,08 
9/2012 100 43 44 13 43,0 44,0 13,0 0,98 
Ghi chú: ♂- Đực; Cái - ♀; KPB - ngao có tuyến sinh dục không phân biệt đực, cái 
Cơ cấu giới tính theo nhóm kích thước 
Hình 2. Cơ cấu giới tính của ngao dầu theo các 
nhóm kích thước 
Phân tích số liệu thu thập theo nhóm kích thước 
ở những lần thu mẫu, tỷ lệ con đực, tỷ lệ con cái 
theo các nhóm kích thức được trình bày tại hình 2. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ không phân 
biệt giới tính có xu hướng giảm dần từ nhóm kích 
thước nhỏ cho đến nhóm có kích thước lớn (từ 48% 
xuống 6%), Ở giai đoạn có kích thước nhỏ (20 - 50 
mm) tỷ lệ con đực có xu thế lớn hơn con cái, ở 
những nhóm lớn hơn tỷ lệ con đực/con cái gần như 
là tương đương. Kết quả này sẽ là cơ sở cần thiết 
cho việc lựa chọn con bố mẹ trong quá trình sản 
xuất giống ngao dầu. 
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu 
Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được 
xác định cho nhóm cá thể kích thước nhỏ nhất mà 
trong đó có tỷ lệ trên 50% số cá thể thành thục sinh 
Nguyễn Xuân Thành 
 362
dục (có tuyến sinh dục ở giai đoạn III, IV) qua đồ 
thị hình 3. 
Hình 3. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của 
ngao dầu 
Kết quả cho thấy kích thước thành thục sinh dục 
lần đầu của ngao dầu tại vùng ven biển Nam Định 
được xác định khi ngao có kích thước đạt 40mm, kết 
quả này là cơ sở khoa học quan trọng để đề nghị việc 
sử dụng ngao bố mẹ cho sản xuất giống nhân tạo 
ngao dầu, nên lựa chọn ngao bố mẹ có chiều dài lớn 
hơn 40mm, khối lượng từ 20g trở lên (tương đương 
40 - 50 con/kg) và không nên khai thác ngao có 
chiều dài nhỏ hơn 40mm, giúp chúng có điều kiện 
tham gia sinh sản bổ sung tái tạo quần đàn nhằm bảo 
tồn và phát nguồn lợi ngao dầu trong tự nhiên. 
Sức sinh sản 
Thu mẫu ngao ở các nhóm kích thước vào đầu 
mùa sinh sản (tháng 4, tháng 5 năm 2012) để xác 
định sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương 
đối, kết quả thể hiện ở bảng 4. 
Bảng 4. Sức sinh sản của ngao dầu tại vùng triều ven biển tỉnh Nam Định 
Nhóm kích thước (mm) Giá trị 
Sức sinh sản 
Sức sinh sản tuyệt đối (trứng) Sức sinh sản tương đối (trứng/g) 
Fa Frg 1 Frg 2 
41 -50 
Trung bình 634.980 24.204 120.262 
Sai số chuẩn 145.391 4.403 22.407 
Nhỏ nhất 318.400 14.045 66.058 
Lớn nhất 972.500 35.071 175.543 
51 – 60 
Trung bình 1.109.620 22.334 111.957 
Sai số chuẩn 159.700 2.133 10.880 
Nhỏ nhất 692.500 16.015 79.053 
Lớn nhất 1.592.000 27.581 137.005 
61 -70 
Trung bình 1.798.852 20.711 105.641 
Sai số chuẩn 508.792 4.772 23.591 
Nhỏ nhất 1.189.700 14.461 76.607 
Lớn nhất 3.825.000 39.699 199.739 
Chung cho cả 3 nhóm 
kích thước 
Trung bình 1.181.151 22.417 112.620 
Sai số chuẩn 213.085 2.143 10.708 
Nhỏ nhất 318.400 14.045 66.058 
Lớn nhất 3.825.000 39.699 199.739 
Ngao dầu thành thục ở kích chiều dài từ 41 - 
70mm sức sinh sản tuyệt đối (Fa) trung bình đạt 
1.181.151 trứng/cá thể, giao động từ 318.400 - 
3.825.000 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối tính 
theo khối lượng toàn thân (Frg1) đạt trung bình 
22.417 trứng/gam, giao động 14.045 - 39.699 
trứng/gam.Sức sinh sản tương đối tính theo khối 
lượng thân mềm (Frg 2) đạt trung bình 112.620 
trứng/gam, giao động từ 66.058-199.739 trứng/gam. 
KẾT LUẬN 
Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh học 
sinh sản của ngao dầu (Meretrix meretrix) tại vùng 
triều ven biển tỉnh Nam Định, chúng tôi đưa ra một 
số kết luận: 
Sự phát triển tuyến sinh dục của ngao dầu trải 
qua 5 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn nghỉ (giai 
đoạn 0), giai đoạn non (giai đoạn I), giai đoạn phát 
Đặc điểm sinh học sinh sản của ngao dầu  
 363 
dục (giai đoạn II), giai đoạn chín sinh dục (giai đoạn 
III), giai đoạn thoái hóa (giai đoạn IV). 
Mùa vụ sinh sản hàng năm của ngao dầu được 
xác định từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9. Mùa vụ 
sinh sản chính từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 7. 
Trong quần đàn ngao tại các tháng trong năm 
tỷ lệ con cái luôn chiếm ưu thế so với con đực, 
nhưng ở những nhóm kích thước chiều dài nhỏ (20 - 
50mm) tỷ lệ con đực chiếm ưu thế so với con cái. 
Tuy nhiên, vào mùa vụ sinh sản và ở những nhóm 
có kích thước chiều dài lơn hơn 50mm tỷ lệ đực/cái 
tương gần như tương đương nhau. 
Ngao dầu thành thục sinh dục lần đầu khi có 
kích thước chiều dài đạt 40mm, khối lượng đạt 
20gram. 
Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) của ngao dầu giao 
động từ 318.400 - 3.825.000 trứng/cá thể, trung bình 
đạt 1.181.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối 
tính theo khối lượng toàn thân (Frg 1) đạt trung bình 
22.417 trứng/gam. Sức sinh sản tương đối tính theo 
khối lượng thân mềm (Frg 2) đạt trung bình 
112.620 trứng/gam. 
Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn chủ nhiệm đề 
tài KC.09.07/11 - 15 đã hỗ trợ để tác giả thực hiện 
nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Braley R. D, 1988. Reproductive Condition and 
Season of the Giant Clam Tridacna gigas and T. 
derasa utilising a Gonad Biopsy Technique”. 
Giant Clam in Asia and the pacific. Australian 
Centre For International Agricultural Reasearch. 
pp. 98-103. 
2. Jayabal. R. Kalyani.M , 1987. Reproductive 
cycle of the estuarine bivalve (Meretrix 
meretrix. Linn) of the Vellar estuary. Indian 
Journal Fish 34(2), pp. 229-232. 
3. Kalyanasundaran.M. Ramamoorthi.K, 1987. 
Larval development of clam Meretrix meretrix 
Linneaus. Mahasagar – Bulletin of the National 
Institute Oceanography 20(2), pp. 115-120. 
4. Lin Zhi-hua, Chai Xue-liang, Ying Xue-ping, 
Shan Le-zhou, Yang Xing-xing, Zhang Yong-pu, 
Fang Jun, Wang Ru-cai, 2004. Study on the 
gonad development and reproductive cycle of 
Meretrix meretrix Linnaeus. Journal of 
Fisheries of China 2004 - 28 (5), pp. 510-514 
(in Chinese with English abstract ). 
5. Narasimham.K. A. Muthiah. P.. Sundararajan. 
D..Vaithinathan. N, 1988. Biology of the great 
clam (Meretrix meretrix) in the Korampallam 
Creek. Tuticorin. Indian Journal Fish 35 (4), 
p. 288-293. 
6. Nguyễn Hữu Phụng. Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy 
Yết, 2001. Phân bố và nguồn lợi động vật thân 
mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) 
và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở ven biển Việt 
Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo 
động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất. Nxb. 
Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 27-60. 
7. Quayle. D.B & G.F. Newkirk, 1989. Farming 
Bivalve Mollusc Methods Study and 
Development Advances in World Aquaculture. 
Published by the World Aquaculture Society 
Association with International Development 
Research Center. 1989. Volume I. 294 p. 
8. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Thược, Trần Công 
Khôi, 2013. Hiện trạng và định hướng phát triển 
nuôi ngao tại Nam Định.Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ biển, tập 13, số 1, 2013. Tr. 88-94. 
9. Do Cong Thung, Do Dinh Thinh, Le Thi Thuy, 
2013. Mollusks Resources in Western Coast of 
the Tonkin Gulf. Journal of Earth Science and 
Engineering 1 (2013), pp. 35- 41. 
Nguyễn Xuân Thành 
 364
THE REPRODUCTIVE BIOLOGY OF HARD CLAM 
(MERETRIX MERETRIX) IN THE INTERTIDAL ZONE OF 
NAM DINH PROVINCE 
Nguyen Xuan Thanh 
Institute of Marine environment and resources-VAST 
ABSTRACT: This study was conducted on samples collected from October 2011 to September 2012 in 
the intertidal zone of Nam Dinh province. The results showed that reproductive cycle of M.meretrix was 
divided into 5 stages: proliferation stage, growing stage, maturation stage, breeding stage and suspensive 
stage. Gonad of female have light brown, gonad of male have milky white when sexually mature. The spawning 
season was from late April to early September and the peak of spawning occurred from mid - May to late July. 
During the spawning season, the sex ratio (male : female) from 0.98 to 1.11. The first size sexual maturity of 
the hard clam when length is 40mm. Absolute fecundity (Fa) ranged from 318,400 to 3,825,000 
eggs/individual, the average is 1,181,151 eggs/individual. Relative fecundity by body weight (Frg1) is about 
22,417 eggs/gr. Relative fecundity by fresh weight (Frg2) approximate 112,620 eggs/gr. Our findings 
contribute information to the production artificial seed for aquaculture, conservation and sustainable 
development of hard clam native resources. 
Keywords: Meretrix meretrix, Nam Dinh, gonad, spawning season 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_sinh_hoc_sinh_san_cua_ngao_dau_meretrix_meretrix_ta.pdf