Đánh giá mức độ phá hoại công trình do việc xây dựng những hố đào sâu ở Hà Nội
Abstract: The development of underground space is necessary trend of
large cities. Therefore, deep excavation projects for high-rise buildings
and underground transport networks have been conducted in the recent
years. These projects are often located very close to existing buildings.
As a result, they can cause deformations or damages on adjacent
buildings. However, the studies for predicting responses of adjacent
buildings caused by deep excavations are very limited in Hanoi
conditions. The objective of this paper is to analyse and predict building
damages caused by deep excavations in Hanoi. Both the building types,
i.e buildings on spread footings and buildings on mat footing, are
investigated in this study. The effects of building position on building
damage are also explored. Results pointed out that footing type, building
position and footing stiffness all affect the building deformation
parameters. At the most unfavorable location of building- 5 m far from
excavation, building damage degrees found are from very slight to
moderate damage for spread footing cases, but they are from negligible
to slight damage for the case of mat footing.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ phá hoại công trình do việc xây dựng những hố đào sâu ở Hà Nội
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 36 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁ HOẠI CÔNG TRÌNH DO VIỆC XÂY DỰNG NHỮNG HỐ ĐÀO SÂU Ở HÀ NỘI ĐÀO SỸ ĐÁN*, ĐÀO VĂN HƢNG** The assessment of building damage degree due to deep excavations in Hanoi Abstract: The development of underground space is necessary trend of large cities. Therefore, deep excavation projects for high-rise buildings and underground transport networks have been conducted in the recent years. These projects are often located very close to existing buildings. As a result, they can cause deformations or damages on adjacent buildings. However, the studies for predicting responses of adjacent buildings caused by deep excavations are very limited in Hanoi conditions. The objective of this paper is to analyse and predict building damages caused by deep excavations in Hanoi. Both the building types, i.e buildings on spread footings and buildings on mat footing, are investigated in this study. The effects of building position on building damage are also explored. Results pointed out that footing type, building position and footing stiffness all affect the building deformation parameters. At the most unfavorable location of building- 5 m far from excavation, building damage degrees found are from very slight to moderate damage for spread footing cases, but they are from negligible to slight damage for the case of mat footing. Keywords: deep excavation, building damage, numerical analysi, Ha Noi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một thành phố lớn và đang trên đà phát triển rất nhanh. Vì vậy, những dự án hố đào sâu cho những công trình ngầm, nhƣ tầng hầm của những tòa nhà cao tầng, hệ thống giao thông ngầm, những trung tâm thƣơng mại và giải trí dƣới mặt đất, đã và đang đƣợc xây dựng ngày càng nhiều. Những hố đào này thƣờng nằm trong những vùng trung tâm và rất gần với những công trình đã có. Do đó, chúng có thể gây biến dạng hoặc phá hoại cho các công trình lân cận. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu * Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Email: sydandao@utc.edu.vn ** Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi, Email: dvhung@tlu.edu.vn đƣợc làm để phân tích và phỏng đoán những phản ứng hay ứng xử của những công trình lân cận do việc xây dựng những hố đào sâu gây ra, nhƣ Hsieh và Ou (1998), Ou (2006), Son và Cording (2011), và Dao (2015). Tuy nhiên, những nghiên cứu tƣơng tự là rất hạn chế trong điều kiện địa chất của thành phố Hà Nội. Mục tiêu của bài báo này là phân tích và phỏng đoán mức độ phá hoại công trình do việc xây dựng những hố đào sâu ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kiểu móng, vị trí công trình và độ cứng của móng công trình đều có ảnh hƣởng đến những thông số biến dạng công trình. Tại vị trí bất lợi nhất của công trình, đƣợc tìm thấy là 5 m trong nghiên cứu này, mức độ biến dạng công trình đƣợc tìm thấy là từ mức độ phá hoại rất nhẹ đến trung bình cho những công trình trên móng băng, nhƣng ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 37 chúng là từ mức độ phá hoại không đáng kể đến mức độ phá hoại nhẹ cho những công trình trên móng bè. Bài báo này đƣợc mong ƣớc là hữu ích cho những kỹ sƣ cũng nhƣ những nhà nghiên cứu trong việc sử dụng những phân tích số để đánh giá phản ứng của những công trình lân cận do việc xây dựng những hố đào sâu, đặc biệt là những hố đào sâu ở Hà Nội. 2. PHÂN TÍCH CHUẨN CHO VIỆC PHỎNG ĐOÁN LÚN ĐẤT Một hố đào sâu trong tƣơng lai gần ở Hà Nội, tên là Ga 12, đƣợc sử dụng làm cơ sở cho những phân tích số trong nghiên cứu này. Hố đào này là ga cuối, cạnh ga đƣờng sắt Hà Nội, của Tuyến 3 trong hệ thống tàu điện ngầm Hà Nội. Hố đào này có dạng hình chữ nhật với chiều dài 160,4 m và chiều rộng 22,7 m. Hố đào đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp bán ngƣợc (semi top-down construction method) và đƣợc chắn giữ bằng tƣờng bê tông có chiều dày 1,0 m và chiều sâu 34,0 m. Nó đƣợc đào tới chiều sâu lớn nhất là 21,9 m với năm giai đoạn đào. Tƣờng chắn đƣợc chống đỡ bằng một mức bản sàn bê tông và ba mức của những thanh chống thép. Khoảng cách ngang trung bình của những thanh chống thép là khoảng 3,5 m. Hình 1 bên dƣới mô tả mặt cắt ngang và điều kiện địa chất của hố đào tại Ga 12 (SYSTRA, 2011). Một phân tích phần tử hữu hạn hai chiều, gọi là “phân tích chuẩn”, đƣợc thực hiện để mô phỏng hố đào trên. Phân tích chuẩn này đƣợc đƣợc thực hiện để xác nhận tính đúng đắn của những mô hình vật liệu cũng nhƣ những thông số nhập vào của chúng cho sự phỏng đoán lún đất đƣợc gây ra bởi hố đào trên. Phần mềm thƣơng mại PLAXIS 2D, phiên bản 9 (2009), đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ số cho những phân tích phần tử hữu hạn 2D trong nghiên cứu này. PLAXIS 2D là một chƣơng trình phần tử hữu hạn hai chiều, đƣợc phát triển tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Deft, Hà Lan và đƣợc thƣơng mại hóa bởi PLAXIS Bv, Amsterdam, Hà Lan. -0.80 m -34.0 m 1 2 1 -2.10 m 2 -6.30 m 3 -11.5 m 4 -17.0 m 5 -21.9 m CH, N = 6 CL, N = 11 CL, N = 15 SM, N = 21 GP, N >50 -3.80 m -8.80 m -15.8 m -34.8 m -50.0 m 3 4 5 6 -3.00 m Hình 1. Mặt cắt ngang và điều kiện địa chất của hố đào tại Ga 12 Theo những nghiên cứu trƣớc đó, nhƣ Clough và O’Rourke (1990), Ou và cộng sự (1993), Bowles (1996), Ou và Hsieh (2011), và Dao (2015), thì mô hình đất cứng dần có xét đến độ cứng biến dạng nhỏ của đất - Hardening soil model with small strain stiffness (sau đây gọi là mô hình HSS) là mô hình thích hợp nhất cho việc phỏng đoán lún đất đƣợc gây ra bởi những hố đào sâu. Mô hình HSS là mô hình đƣợc hiệu chỉnh từ mô hình đất cứng dần - Hardening soil model (sau đây gọi là mô hình HS) có cân nhắc đến những đặc điểm biến dạng nhỏ của đất, dựa trên nghiên cứu của Benz (2007). Ngoài những thông số nhập vào tƣơng tự nhƣ mô hình HS, mô hình HSS đòi hỏi thêm hai thông số bổ sung. Hai thông số này là mô đun chống cắt tham khảo tại mức biến dạng rất nhỏ ( ) và biến dạng cắt tại thời điểm khi mô đun chống cắt cát tuyến tƣơng đƣơng với 70% giá trị ban đầu của nó ( ). Vì vậy, có tổng cộng 12 thông số nhập vào cho mô hình HSS. Bảng 1 và Bảng 2 dƣới đây thể hiện những thông số nhập vào của mô hình HSS cho hố đào tại Ga 12. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 38 Bảng 1. Những thông số đất nhập vào cho mô hình HS Lớp Chiều sâu (m) Loại đất t (kN/m 3 ) c' (kPa) ' ( o ) ' ( o ) ref 50E (kPa) ref oedE (kPa) ref urE (kPa) ur m Rf K0 1 0,00-0,80 Đất lấp 19 0,5 30 0 12000 12000 36000 0,2 0,5 0,90 0,50 2 0,80-3,80 CH 16 5 20 0 5400 3780 16200 0,2 1 0,90 0,66 3 3,80-8,80 CL 18,5 10 25 0 13500 9450 40500 0,2 1 0,90 0,58 4 8,80-15,8 CL 19 25 25 0 27000 18900 81000 0,2 1 0,90 0,58 5 15,8-34,8 SM 20 0,5 34 4 25200 25200 75600 0,2 0,5 0,90 0,44 6 34,8-50,0 GP 21 0,5 40 10 60000 60000 180000 0,2 0,5 0,90 0,36 Bảng 2. Hai thông số đất nhập vào bổ sung cho mô hình HS Lớp Chiều sâu (m) Loại đất Giá trị N Vs (m/s) G0 (kPa) ref 0G (kPa) 0.7 1 0,00-0,80 Đất lấp - 176 5,88x104 2,03x105 10-4 2 0,80-3,80 CH 6 171 4,69x10 4 1,01x10 5 5x10 -5 3 3,80-8,80 CL 11 213 8,41x10 4 1,04x10 5 5x10 -5 4 8,80-15,8 CL 15 239 1,08x10 5 9,09x10 4 5x10 -5 5 15,8-34,8 SM 21 235 1,11x10 5 6,93x10 4 10 -4 6 34,8-50,0 GP > 50 330 2,29x10 5 1,10x10 5 10 -4 Tƣờng chắn bê tông đƣợc mô phỏng bằng những phần tử bản, và những thanh chống thép đƣợc mô phỏng bằng những phần tử thanh. Mô hình đàn hồi tuyến tính đƣợc sử dụng để mô phỏng cho cả tƣờng chắn bê tông và những thanh chống thép. Mô hình này đòi hỏi hai thông số nhập vào, đó là mô đun đàn hồi và hệ số Poisson. Hệ số Poisson đƣợc lấy bằng 0,2 cho cả tƣờng bê tông và những thanh chống thép. Mô đun đàn hồi của tƣờng bê tông và bản sàn bê tông đƣợc tính theo công thức của ACI 318M-11 (2011) nhƣ sau: (1) trong đó, là cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông. Mô đun đàn hồi của thép đƣợc lấy bằng 2,0x105 MPa. Theo đề nghị của Ou (2006), độ cứng của cả tƣờng bê tông và những thanh chống thép đƣợc giảm đi tƣơng ứng 30% và 40% từ giá trị danh định của nó để cân nhắc đến những vết nứt trong tƣờng bê tông do chịu mô men uốn và để cân nhắc tới việc sử dụng lặp lại và sự cài đặt không chính xác của những thanh chống thép. Bảng 3 và Bảng 4 diễn tả những thông số nhập vào cho tƣờng chắn bê tông và những thanh chống thép đƣợc sử dụng trong phân tích chuẩn. Trọng lƣợng bản đƣợc tính bằng cách nhân trọng lƣợng đơn vị bản với chiều dày bản. Cần chú ý rằng, trọng lƣợng đơn vị của bản đƣợc trừ đi trọng lƣợng đơn vị đất bởi vì tƣờng chắn đƣợc mô phỏng bằng những phần tử không thể tích trong chƣơng trình PLAXIS. Những phần tử giao diện cũng đƣợc mô phỏng để diễn tả ma sát giữa đất và tƣờng chắn. Nhƣ đƣợc đề xuất bởi PLAXIS 2D (2009), Khoiri và Ou (2013), hệ số giảm cƣờng độ của phần tử giao diện, , có thể đƣợc lấy bằng 0,67 để mô phỏng sự xáo trộn của đất giữa tƣờng chắn và đất xung quanh. Cũng cần chú ý rằng, những thông số nhập vào của bản sàn bê tông cốt thép đƣợc tính cho một đơn vị chiều rộng bản. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 39 Bảng 3. Những thông số nhập vào của tƣờng chắn bê tông Thông số Tên Giá trị Đơn vị Cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông f'c 35 MPa Mô đun đàn hồi E 2,78x107 kPa Chiều dày d 1 m Độ cứng dọc trục x 70% 70%EA 1,95x107 kN/m Độ cứng chống uốn x 70% 70%EI 1,62x106 kNm2/m Trọng lƣợng w 5,5 kN/m/m Hệ số Poisson 0,2 - Bảng 4. Những thông số nhập vào của những thanh chống Mức chống đỡ Mô tả Diện tích mặt cắt (m2) EA (kN) 60%EA (kN) 1 Bản bê tông, dày 1,4 m, f'c = 35 MPa 1,400 3,89x10 7 2,34x10 7 2 Ống thép, D/t = 558,8/11,9 mm 0,020 4,29x106 2,58x106 3 Ống thép, D/t = 863,6/15,8 mm 0,042 8,84x106 5,30x106 4 Ống thép, D/t = 914,4/19,0 mm 0,053 1,12x107 6,73x106 Hình 2 dƣới đây diễn tả mô hình lƣới phần tử hữu hạn của phân tích chuẩn. Chỉ một nửa của hố đào đƣợc mô phỏng do tính đối xứng của hố đào. Nền (cạnh đáy) của mô hình đƣợc đặt tại độ sâu 50 m bên dƣới bề mặt đất, tức là khoảng 15 m ngập sâu vào lớp đất GP, lớp mà đƣợc giả thiết là có biến dạng rất nhỏ khi xây dựng hố đào. Khoảng cách từ đƣờng biên hông của mô hình tới tƣờng chắn đƣợc lấy là 120 m, nó xấp xỉ năm lần chiều sâu hố đào. Giá trị này đƣợc cân nhắc bởi vì theo nhiều nghiên cứu, nhƣ Clough và O'Rourke (1990), Ou và cộng sự (1993), Hsieh và Ou (1998), Ou (2006), Ou và Hsieh (2011), và Dao (2015), lún đất thƣờng bằng không cho những vị trí cách xa tƣờng chắn lớn hơn bốn lần chiều sâu hố đào. Sự dịch chuyển ngang đƣợc kiềm chế trên những đƣờng biên hông, nhƣng cả sự dịch chuyển ngang và đứng đƣợc kiềm chế trên đƣờng biên đáy của mô hình. 120 m11.35 m 5 0 m Hình 2. Mô hình lưới phần tử hữu hạn của phân tích chuẩn Hình 3 thể hiện những lún bề mặt đất đƣợc phỏng đoán từ phân tích chuẩn. Nhƣ đƣợc thể hiện trong hình vẽ này, sự trồi không hợp lý của bề mặt đất gần tƣờng chắn là không đƣợc nhìn thấy. Thêm nữa, những lún đất rộng hơn và lớn hơn trong vùng ảnh hƣởng thứ yếu là cũng không đƣợc tìm thấy trong phân tích chuẩn sử dụng mô hình HSS. Những lún bề mặt đất trong vùng ảnh hƣởng thứ yếu là rất nhỏ. Vì vậy, những kết quả phỏng đoán lún đất của phân tích chuẩn là phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đó của Clough và O'Rourke (1990), Ou và cộng sự (1993), Bowles (1996), Ou và Hsieh (2011), và Dao (2015). -10 0 10 20 30 40 50 0 20 40 60 80 100 120 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Giai đoạn 5 Khoảng cách từ tường chắn (m) L ú n b ề m ặ t đ ấ t (m m ) Hình 3. Những lún bề mặt đất được phỏng đoán từ phân tích chuẩn 3. PHÂN TÍCH SỐ Để kiểm tra những phản ứng của công trình lân cận bị gây ra bởi hố đào sâu tại Ga 12, những ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 40 phân tích số đã đƣợc thực hiện với hai kiểu công trình khác nhau, đó là công trình trên móng những băng và công trình trên móng bè. Hình 4 và Hình 5 là những cấu hình của công trình trên những móng băng và móng bè đƣợc sử dụng cho những phân tích số ở đây. Để thấy rõ những lún công trình do hố đào sâu gây ra, những công trình đƣợc phân tích ở đây là những công trình một tầng trên móng nông. Với những công trình nhƣ vậy, những lún công trình đƣợc gây ra bởi trọng lƣợng bản thân của nó là không đáng kể. Với công trình nhiều tầng, những lún công trình do trọng lƣợng bản thân sẽ rất lớn, và nó sẽ gây khó khăn cho việc phân tích những phản ứng công trình do hố đào sâu, hoặc móng của nó sẽ rất phức tạp nhƣ là quá sâu, móng cọc, móng giếng chìm, v.v. X 4x4 = 16 m 4 m Ga 12 A B C D E Hình 4. Cấu hình của công trình trên những móng băng X 4x4 = 16 m 4 m Ga 12 A B C D E Hình 5. Cấu hình của công trình trên móng bè Nhƣ có thể đƣợc nhìn thấy từ những hình vẽ này, những công trình đƣợc phân tích ở đây cao 4 m, dài 16 m và có bốn nhịp giống nhau. Chiều dày của tƣờng và mái là 0,2 m. Mỗi móng băng có chiều dài 2,0 m và dày 0,5 m; móng bè có chiều dài 18,0 m và dày 0,5 m. Cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông công trình là 30 MPa. Tƣờng, mái và móng của công trình đƣợc mô phỏng bằng những phần tử bản. Bảng 5 và Bảng 6 dƣới đây diễn tả những thông số nhập vào của tƣờng, mái và móng của công trình. Trong Bảng 6, trọng lƣợng của móng đƣợc lấy bằng không để loại bỏ sự sai khác giữa trọng lƣợng của những móng băng và trọng lƣợng của móng bè. Bảng 5. Những thông số nhập vào cho tƣờng và mái công trình Thông số Tên Giá trị Đơn vị Cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông f'c 30 MPa Mô đun đàn hồi E 2,57x107 kPa Chiều dày d 0,2 m Độ cứng dọc trục EA 3,60x106 kN/m Độ cứng chống uốn EI 1,20x104 kNm2/m Trọng lƣợng w 4,8 kN/m/m Hệ số Poisson 0,2 - Bảng 6. Những thông số nhập vào cho móng công trình Thông số Tên Giá trị Đơn vị Cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông f'c 30 MPa Mô đun đàn hồi E 2,57x107 kPa Chiều dày d 0,5 m Độ cứng dọc trục EA 9,01x106 kN/m Độ cứng chống uốn EI 1,88x105 kNm2/m Trọng lƣợng w - kN/m/m Hệ số Poisson 0,2 - ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 41 Để kiểm tra vị trí của công trình ảnh hƣởng thế nào đến những phản ứng công trình, khoảng cách từ công trình đến tƣờng chắn (X) đƣợc cho thay đổi theo các giá trị 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 và 40 m. Với những khoảng cách đƣợc cân nhắc này, thì vị trí của công trình có thể thay đổi đầy đủ trên toàn bộ phạm vi của vùng ảnh hƣởng chính yếu của lún đất đƣợc gây ra bởi hố đào sâu. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hình 6 và Hình 7 thể hiện những lún bề mặt đất thẳng đứng và nằm ngang cho những kiểu khác nhau của móng công trình và những giá trị khác nhau của vị trí công trình (X). Nó đƣợc nhìn thấy rõ ràng rằng, những lún bề mặt đất bên ngoài phạm vi công trình là rất gần với lún bề mặt đất của trƣờng hợp không có công trình, hay sự hiện diện của công trình có ảnh hƣởng không quan trọng đến lún bề mặt đất bên ngoài phạm vi công trình. Những lún công trình thẳng đứng lớn hơn một chút so với lún bề mặt đất khi không có công trình tại những vị trí tƣơng ứng. Sự sai khác này đƣợc cho là do trọng lƣợng bản thân của công trình gây ra. 0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 Không công trình-Thẳng đứng Móng băng-thẳng đứng Móng bè-Thẳng đứng Không công trình-Nằm ngang Móng băng-Nằm ngang Móng bè-Nằm ngang L ú n b ề m ặt đ ất th ẳn g đ ứ n g/ n ằm n g a n g ( m m ) Khoảng cách từ tường chắn (m) Hình 6. Những lún đất thẳng đứng và nằm ngang cho những kiểu móng khác nhau khi X = 5 m 0 10 20 30 40 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 Không công trình-Thẳng đứng Móng băng-Thẳng đứng Móng bè-Thẳng đứng Không công trình-Nằm ngang Móng băng-Nằm ngang Móng bè-Nằm ngang Khoảng cách từ tường chắn (m) L ú n b ề m ặt đ ất th ẳn g đ ứ n g/ n ằm n ga ng (m m ) Hình 7. Những lún đất thẳng đứng và nằm ngang cho những kiểu móng khác nhau khi X = 40 m Dựa trên những kết quả trên, những thông số biến dạng công trình gồm biến dạng ngang và méo mó góc, cái mà ảnh hƣởng đến mức độ phá hoại công trình, có thể đƣợc xác định nhƣ dƣới đây. L L AB A B C D E A' B' C' D' E' AB B AB Hình 8. Những thông số biến dạng công trình Trong đó: = lún thẳng đứng của công trình tại điểm i; = lún nằm ngang của công trình tại điểm i; = biến dạng ngang của công trình giữa hai điểm i và j; = góc quay tổng thể của cả khối công trình; = méo mó góc của công trình giữa hai điểm i và j. Theo phƣơng pháp đƣợc đề xuất bởi Boscardin và Cording (1989), mức độ phá hoại công trình phụ thuộc vào hai thông số biến dạng công trình là biến dạng ngang và méo mó góc. Hình 9 dƣới đây thể hiện sự so sánh những thông số biến dạng công trình cho những kiểu khác nhau của công trình, đó là trƣờng hợp không có công trình, công trình trên móng băng và công trình trên móng bè. Nó đƣợc nhìn thấy rõ ràng từ Hình 9 rằng, những thông số biến dạng công trình cho trƣờng hợp không có công trình và công trình trên móng băng là khá gần nhau, và chúng lớn hơn những giá trị đó tƣơng ứng cho trƣờng hợp móng bè. Vì vậy, những thông số biến dạng công trình cho những công trình trên móng băng có thể đƣợc lấy xấp xỉ bằng những giá trị tƣơng ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 42 ứng với trƣờng hợp không có công trình. Những kết quả này là đồng nhất với những báo cáo trƣớc đó của Hsieh và Ou (1998), Ou (2006), và Dao (2015). Lý do chính có thể liên quan đến thực tế rằng, móng bè là một kết cấu liên tục, ngƣợc lại những móng băng là những kết cấu không liên tục. Nhƣ một kết quả, sự di chuyển tƣơng đối giữa những phần tử trong móng bè bị kiềm chế bởi độ cứng dọc trục và độ cứng chống uốn của nó. 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 5 10 15 20 25 30 35 40 B iế n d ạ n g n g a n g , h A B (x 1 0 -3 ) Khoảng cách , X (m) Không công trình Móng băng Móng bè 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 5 10 15 20 25 30 35 40 M éo m ó g ó c, A B (x 1 0 -3 ) Khoảng cách, X (m) Không công trình Móng băng Móng bè Hình 9. Những mối quan hệ giữa những thông số biến dạng công trình và khoảng cách từ công trình tới tường chắn cho những kiểu khác nhau của móng công trình Nó cũng đƣợc nhìn thấy rằng, những thông số biến dạng công trình giảm dần với sự tăng của khoảng cách từ công trình đến tƣờng chắn (X), và vị trí bất lợi nhất của công trình là tƣơng ứng với giá trị X = 5 m. Tại vị trí bất lợi nhất của công trình, đó là X = 5 m, mức độ phá hoại công trình dựa trên phƣơng pháp của Boscardin và Cording (1989) đƣợc thể hiện trong những bảng và hình vẽ dƣới đây. 1 2 3 4 5 6 70 1 2 3 0 h -3 -3 D ee p M in es Shallow Mines, Braced Cuts & Tunnels Self-Weight Building Settlement SEVERE TO VERY SEVERE DAMAGE MODERATE TO SEVERE DAMAGE SLIGHT DAMAGEV. SL. NEGL. 10/3 20/3 0.75 0.5 1.5 1a 2a 3a 4a 1b 2b 3b 4b1c2c 3c4c Hình 10. Sự đánh giá mức độ phá hoại công trình bằng phương pháp của Boscardin và Cording (1989) Nhƣ có thể đƣợc nhìn thấy từ hình trên, mức độ phá hoại công trình là từ rất nhẹ đến trung bình cho trƣờng hợp không có công trình và công trình trên móng băng; nhƣng chúng là không đáng kể đến phá hoại nhẹ cho trƣờng hợp công trình trên móng bè. Những thông số biến dạng công trình của trƣờng hợp móng bè là nhỏ hơn rất nhiều những giá trị đó tƣơng ứng cho trƣờng hợp không có công trình và công trình trên móng băng. Để kiểm tra xem độ cứng của móng bè ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến những thông số biến dạng công trình, những phân tích số đƣợc thực hiện với những giá trị khác nhau của chiều dày móng bè tƣơng ứng với trƣờng hợp công trình ở vị trí bất lợi nhất (X = 5 m). Những kết quả phân tích tìm thấy đƣợc thể hiện trong Hình 11 dƣới đây. 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 5 9 13 17 M éo m ó g ó c, (x 1 0 -3 ) Vị trí của nhịp (m) Không công trình t=0.5m t=1.0m t=2.0m Hình 11. Ảnh hưởng của chiều dày móng bè đến méo mó góc công trình ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2017 43 Từ kết quả trong Hình 11, ta thấy, những thông số biến dạng công trình giảm tỷ lệ thuận với chiều dày của móng bè. Lý do có thể bởi vì móng bè đƣợc mô phỏng bằng mô hình đàn hồi tuyến tính. 5. KẾT LUẬN (1) Mô hình HSS là mô hình thích hợp nhất cho việc phỏng đoán lún đất đƣợc gây ra bởi những hố đào sâu ở Hà Nội. (2) Lún bề mặt đất bên ngoài phạm vi của công trình là rất gần với những giá trị đó tƣơng ứng với trƣờng hợp không có công trình, hay sự hiện diện của công trình có ảnh hƣởng không đáng kể đến lún bề mặt đất bên ngoài phạm vi công trình. (3) Những thông số biến dạng công trình cho trƣờng hợp không có công trình và công trình trên móng băng là tƣơng đối gần với nhau, và chúng là lớn hơn những giá trị đó tƣơng ứng với trƣờng hợp công trình trên móng bè. (4) Những thông số biến dạng công trình giảm dần với sự tăng của khoảng cách công trình tới tƣờng chắn (X), và vị trí bất lợi nhất của công trình đƣợc tìm thấy là X = 5 m. (5) Mức độ phá hoại công trình là từ rất nhẹ đến trung bình cho trƣờng hợp không có công trình và công trình trên móng băng, nhƣng chúng là từ không đáng kể đến phá hoại nhẹ cho trƣờng hợp công trình trên móng bè. (6) Những thông số biến dạng công trình là tỷ lệ ngƣợc với chiều dày của móng bè. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACI 318M-11 (2011), Building Code Requirements for Structure Concrete and Commentary, American Concrete Institute. 2. Benz, T. (2007), Small Strain Stiffness of Soils and Its Numerical Consequences, Ph. D dissertation, Universität Stuttgart, Germany. 3. Boscardin, M. D. and Cording, E. J. (1989), Building Response to Excavation Induced Settlement, Journal of Geotechnical Engineering, ASCE, Vol. 115, No. 1, pp. 1-15. 4. Bowles, J. E. (1996), Foundation Analysis and Design, 5th Edition, McGraw-Hill Book Company, New York, USA. 5. Clough, G. W. and O’Rourke, T. D. (1990), Construction-Induced Movements of in Situ Walls, Design and Performance of Earth Retaining Structures, ASCE Special Publication, No. 25, pp. 439-470. 6. Dao, S. D. (2015). Application of numerical analyses for deep excavations in soft ground, PhD dissertation, National Kaohsiung University of Applied Sciences, Taiwan. 7. Hsieh, P. G. and Ou, C. Y. (1998), Shape of Ground Surface Settlement Profiles Caused by Excavation, Canadian Geotechnical Journal, Vol. 35, pp. 1004-1017. 8. Khoiri, M., and Ou, C. Y. (2013), Evaluation of Deformation Perammeter for Deep Excavations in Sand through Case Studies, Computers and Geotechnics, Vol. 47, pp. 57-67. 9. Ou, C. Y. (2006), Deep Excavation: Theory and Practice, Taylor & Francis, Netherlands. 10. Ou, C. Y., Hsieh, P. G., and Chiou, D. C. (1993), Characteristics of Ground Surface Settlement during Excavation, Canadian Geotechnical Journal, Vol. 30, pp. 758-767. 11. Ou, C.Y. and Hsieh, P. G. (2011), A Simplified Method for Predicting Ground Settlement Profiles Induced by Excavation in Soft Clay, Computers and Geotechnics, Vol. 38, pp. 987-997. 12. PLAXIS 2D (2009), Reference Manual, Plaxis BV, Amsterdam, the Netherlands. 13. Son, M. and Cording, E. J. (2011), Responses of Buildings with Different Structural Types to Excavation-Induced Ground Settlements, Journal of Geotechnical and GeoEnvironmental Engineering, ASCE, Vol. 137, No. 4, pp. 323-333. 14. SYSTRA (2011), Report on Geotechnical Investigation, Technical Design Report, Line 3 of Ha Noi MRT System (Nhon-Ha Noi Railway Station), Ha Noi, Vietnam. Người phản biện: PGS,TS HOÀNG VIỆT HÙNG
File đính kèm:
- danh_gia_muc_do_pha_hoai_cong_trinh_do_viec_xay_dung_nhung_h.pdf