Đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về vị trí

địa lý và điều kiện tự nhiên nên nơi đây có hệ thực vật phong phú, đặc biệt là thực vật làm thuốc.

Tuy nhiên, những năm gần đây do khai thác chƣa hợp lý nên nguồn dƣợc liệu quý đang ngày càng

cạn kiệt, nhiều loài đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng. Để có cơ sở khoa học trong công

tác bảo tồn và nâng cao sự quan tâm của mọi ngƣời với việc gìn giữ, phát triển nguồn tài nguyên

cây thuốc quý tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu đƣợc 24 cây thuốc quý

thuộc 18 chi, 17 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (Polypodiophyta và Magnoliophyta)

nằm trong diện cần bảo vệ theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], Nghị định 32/2006/NĐ – CP [4] và

Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn

Tập (2006) [7]. Trong đó, ngành Mộc lan có 22 loài thuộc 17 chi, 16 họ và ngành Dƣơng xỉ có 2

loài thuộc 1 họ, 1 chi.

pdf 6 trang yennguyen 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
9 
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC QUÝ HIẾM 
THUỘC DIỆN BẢO TỒN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 
Lê Thị Thanh Hƣơng1*, Trần Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Thị Ngọc Yến1 
Nguyễn Trung Thành2, Nguyễn Nghĩa Thìn2 
1Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 
2Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội 
TÓM TẮT 
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về vị trí 
địa lý và điều kiện tự nhiên nên nơi đây có hệ thực vật phong phú, đặc biệt là thực vật làm thuốc. 
Tuy nhiên, những năm gần đây do khai thác chƣa hợp lý nên nguồn dƣợc liệu quý đang ngày càng 
cạn kiệt, nhiều loài đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng. Để có cơ sở khoa học trong công 
tác bảo tồn và nâng cao sự quan tâm của mọi ngƣời với việc gìn giữ, phát triển nguồn tài nguyên 
cây thuốc quý tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu đƣợc 24 cây thuốc quý 
thuộc 18 chi, 17 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (Polypodiophyta và Magnoliophyta) 
nằm trong diện cần bảo vệ theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], Nghị định 32/2006/NĐ – CP [4] và 
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn 
Tập (2006) [7]. Trong đó, ngành Mộc lan có 22 loài thuộc 17 chi, 16 họ và ngành Dƣơng xỉ có 2 
loài thuộc 1 họ, 1 chi. 
Từ khóa: Thái Nguyên, đa dạng, tài nguyên, cây thuốc quý hiếm. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Thái Nguyên có diện tích tự nhiên trên 3.540 
km
2, bao gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố 
Thái Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: 
Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định 
Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Trong tổng số 180 
xã có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là 
các xã đồng bằng và trung du. Diện tích rừng 
tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, thuận lợi cho 
sự phát triển của cây thuốc. Đồng thời, Thái 
Nguyên là nơi tập trung nhiều đồng bào dân 
tộc cùng sinh sống nhƣ: Kinh, Tày, Nùng, 
Dao, Sán Dìu, Sán Chay mỗi dân tộc đều 
có những tri thức riêng trong việc sử dụng cây 
thuốc chữa bệnh. Vì vậy, việc nghiên cứu cây 
thuốc quý tại Thái Nguyên có vai trò rất quan 
trọng trong công tác nâng cao nhận thức cộng 
đồng và góp phần bảo tồn và phát triển bền 
vững nguồn tài nguyên cây thuốc. 
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn 
ngƣời dân đặc biệt là các ông lang bà mế 
ngƣời dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Chay 
*
 Tel: 0988478975; Email: lehuonga1k52@gmail.com 
và những ngƣời dân có kinh nghiệm về sử 
dụng cây thuốc ở các huyện của tỉnh Thái 
Nguyên. 
Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật: Tiến 
hành thu thập các cây thuốc quý theo sự chỉ 
dẫn của các thầy thuốc bản địa và theo danh 
lục đã phỏng vấn tại các xã trong huyện Đại 
Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Định Hoá, Võ 
Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian thu 
mẫu từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 1 năm 
2012. Xử lý mẫu thu đƣợc và xác định đƣợc 
tên khoa học của 24 loài cây thuốc quý tại 
Phòng thí nghiệm của khoa Khoa học Sự sống 
– Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái 
Nguyên. 
Phương pháp phân tích và phân loại mẫu: 
Phân loại mẫu dựa trên phƣơng pháp hình thái 
truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của 
các chuyên gia và các bộ Thực vật chí chuyên 
ngành nhƣ: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng 
Hộ, 1999-2000) [5]; Iconographia 
Cormophytorum Sinicorum (ICS, 1972-1976) 
[6]; Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi, 1996) 
[3]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 
(Đỗ Tất Lợi, 2005) [8]; Danh lục các loài 
thực vật Việt Nam (2001 – 2005) [10], Sách 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
10 
đỏ Việt Nam – Phần II Thực vật (2007) [2], 
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam 
– Tập I-II (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2006) 
[1] Tiến hành xác định tên khoa học và lập 
danh lục cây thuốc quý hiếm tại Thái Nguyên. 
Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn 
tài nguyên cây thuốc: Đánh giá dựa trên 
phƣơng pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong 
“Các phƣơng pháp nghiên cứu thực vật” 
(2007) [9]. 
Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp: 
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], Nghị định 
32/2006/NĐ – CP [4] và Danh lục đỏ cây 
thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc 
cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập 
(2006) [7]. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc 
quý hiếm tại Thái Nguyên 
Tỉnh Thái Nguyên là nơi có hệ sinh thái đa 
dạng và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số 
sinh sống. Ngƣời dân nơi đây, từ xa xƣa đã 
biết sử dụng cây cỏ làm thuốc. Qua điều tra 
nghiên cứu, chúng tôi đã xác định đƣợc tại 
khu vực nghiên cứu có 24 loài cây thuốc 
thuộc diện bảo tồn đƣợc sử dụng chữa bệnh 
thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch và 
phân bố trong các bậc taxon thể hiện ở bảng 1. 
Theo thống kê ở bảng 1, sự phân bố ở các loài 
cây thuốc ở từng ngành là không đồng đều, 
các taxon tập trung chủ yếu trong ngành Mộc 
lan (Magnoliophyta) với 16 họ, 17 chi, 22 
loài, chiếm số lƣợng tƣơng ứng là 94,12%; 
94,44%; 91,67% tổng số họ, chi, loài thực vật 
làm thuốc của khu vực nghiên cứu. Ngành 
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 1 họ, 1 chi, 2 
loài. Ngành Mộc lan bao gồm lớp Mộc lan 
(Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) có 
sự đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu: Lớp 
Mộc lan (Magnoliopsida) có 11 họ, 12 chi, 17 
loài chiếm tỷ lệ tƣơng ứng 64,71%; 66,67%; 
70,83%. Lớp Hành (Liliopsida) chỉ chiếm tỷ 
lệ nhỏ với 5 họ chiếm 29,41%; 5 chi chiếm 
27,78%; 5 loài chiếm tỷ lệ 20,83% so với 
tổng số họ, chi, loài trong ngành Mộc lan. 
Trong 17 họ thực vật có kể trên có 3 họ là 
Menispermaceae, Aristolochiaceae và 
Polypodiaceae có nhiều loài nhất (chiếm 
17,65% tổng số họ). 
Trong đó, họ Menispermaceae có 5 loài 
chiếm 20,83% tổng số loài; 2 họ 
Aristolochiaceae và Polypodiaceae mỗi họ có 
2 loài chiếm 8,33% tổng số loài. Các họ còn 
lại chỉ phát hiện đƣợc 1 loài chiếm 4,17% 
tổng số loài. Trong quá trình điều tra thu mẫu, 
chúng tôi nhận thấy hầu hết các mẫu cây 
thuốc thu đƣợc đều đƣợc các ông lang, bà mế 
ngƣời dân tộc Dao sử dụng chữa bệnh. Có thể 
nói ngƣời Dao không chỉ có nhiều nét đặc 
trƣng về văn hoá mà tri thức bản địa trong 
việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của họ cũng rất 
độc đáo. Ngƣời Dao có cách gọi tên cây thuốc 
rất riêng trong đó thể hiện rất rõ mối quan hệ 
giữa các đặc điểm của cây với bộ phận của 
cây đƣợc sử dụng để chữa bệnh nhƣ: những 
cây có từ “đòi” có nghĩa là củ sẽ dùng củ để 
chữa bệnh, ví dụ cây Hùng lìn đòi – Cốt khí 
củ (Reynoutria japonica Houtt.) dùng củ để 
chữa bệnh ung thƣ dạ con Đây là dấu hiệu 
rất riêng để nhận biết các cây có tác dụng làm 
thuốc thông qua tên gọi của ngƣời Dao. 
Bảng 1. Số loài cây thuốc quý hiếm đã phát hiện thấy ở Thái Nguyên 
TT 
Ngành và lớp 
Họ Chi Loài 
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
1 
Ngành Dƣơng xỉ 
(Polypodiophyta) 
1 5,88 1 5,56 2 8,33 
2 
Ngành Mộc lan 
(Magnoliophyta) 
16 94,12 17 94,44 22 91,67 
Lớp Mộc lan 
(Magnoliopsida) 
11 64,71 12 66,67 17 70,83 
Lớp Hành (Liliopsida) 5 29,41 5 27,78 5 20,83 
Tổng số 17 100 18 100 24 100 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
11 
Cách sử dụng các bộ phận của cây thuốc để 
chữa bệnh cũng nhƣ công dụng của cây thuốc 
theo kinh nghiệm của ngƣời Dao cũng có nét 
khác biệt với các tri thức của các dân tộc 
khác. Ví dụ: cây Bổ béo đen (Goniothalamus 
vietnamensis Ban) đƣợc ngƣời Dao sử dụng 
làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, rễ để chữa 
vôi cột sống và có mùi thơm nên dùng trong 
các bài thuốc để tạo mùi vị đặc trƣng của 
thuốc nam; còn ngƣời Nùng tại Lâu Thƣợng - 
Võ Nhai sử dụng rễ cây này có tác dụng bổ 
máu. Cây Thiên kim đằng (Stephania 
japonica (Thunb.) Merr.) đƣợc ngƣời dân tộc 
Dao dùng củ, thái nhỏ làm thuốc chữa đau 
bụng, u nang buồng trứng, chữa vôi cột sống 
còn ngƣời dân tộc dân tộc Nùng tại Hoá 
Thƣợng - Đồng Hỷ sử dụng kết hợp với cây 
Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata 
(Burm. f.) Wall. ex Nees) để chữa các bệnh 
về tim mạch nhƣ hở van tim, hẹp van tim... 
Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard) đƣợc ngƣời 
Tày dùng để chữa bệnh đau dạ dày nhƣng 
ngƣời Dao tại Thái Nguyên dùng làm vị thuốc 
trong bài thuốc chữa bệnh gan, bệnh tim, 
thiếu máu và là một vị thuốc quan trọng trong 
bài thuốc tắm đẻ cho phụ nữ mới sinh 
Bảng số liệu dƣới đây thể hiện rất rõ số loài 
cây thuốc quý đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm 
của một số dân tộc tại Thái Nguyên. 
TT 
Số lƣợng Số 
loài 
Số 
chi 
Số họ 
Số 
ngành Dân tộc 
1 Dao 18 16 12 2 
2 Tày 12 11 10 2 
3 Nùng 7 6 4 2 
4 Sán Chay 5 4 3 2 
Bảng 2. Số loài cây thuốc quý hiếm theo kinh 
nghiệm của các dân tộc ở KVNC 
Từ bảng số liệu trên cho thấy có 18 loài đƣợc 
sử dụng để làm thuốc theo kinh nghiệm ngƣời 
Dao chiếm tỉ lệ cao nhất (75%) so với tổng số 
loài. Ngƣời Dao cho rằng trên cây thì rễ là bộ 
phận có nhiều chất thuốc nhất. Do đó, hầu hết 
những cây thuốc trong các bài thuốc chữa 
bệnh của ngƣời Dao các thầy lang đều sử 
dụng rễ. Chính vì vậy, việc sử dụng cây thuốc 
chữa bệnh cần gắn liền với công tác bảo tồn 
nhƣ gây trồng, mở rộng các vƣờn thuốc gia 
đình... Tiếp đến đã thu thập đƣợc 12 loài đƣợc 
sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của 
ngƣời Tày chiếm 50% tổng số loài; 7 loài 
đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm của ngƣời 
Nùng và 5 loài đƣợc sử dụng theo kinh 
nghiệm của ngƣời Sán Chay. Mỗi dân tộc đều 
có những tri thức riêng trong việc sử dụng cũng 
nhƣ chế biến cây thuốc rất riêng và độc đáo. 
Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc quý hiếm 
Dựa theo phƣơng pháp phân chia dạng sống của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Các phƣơng pháp 
nghiên cứu về thực vật” (2004) [9], chúng tôi đã chia thành các dạng sống nhƣ sau:
Hp: Kí sinh (cây sống bám trên cây khác) Mi: Gỗ nhỏ (thân gỗ cao từ 2 – 8 m) 
Lp: Dây leo (thảo leo, gỗ leo, bụi leo) Na: Bụi, nửa bụi, bụi trƣờn (tối đa 2m) 
Th: Cỏ (cỏ 1 năm hoặc lâu năm) 
Các loại cây thuộc diện bảo tồn đƣợc đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên sử dụng làm 
thuốc có dạng sống rất đa dạng và phong phú. Nắm đƣợc đặc điểm về dạng sống giúp chúng ta có 
thể định hƣớng trong khai thác, sử dụng, bảo tồn và gây trồng nguồn dƣợc liệu quý giá này. Kết 
quả thống kê thể hiện ở bảng 4: 
Bảng 3. Dạng sống của các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn tại tỉnh Thái Nguyên 
Dạng sống 
Thân thảo 
(Th) 
Dây leo (Lp) 
Cây bụi 
(Na) 
Cây ký sinh 
(Hp) 
Gỗ nhỏ 
(Mi) 
Số lƣợng loài 10 9 2 2 1 
Tỷ lệ (%) 41,67 37,5 8,33 8,33 4,17 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
12 
Theo thống kê ở bảng 3, phần lớn cây thuốc 
thuộc diện bảo tồn đƣợc đồng bào dân tộc 
thiểu số tỉnh Thái Nguyên sử dụng là dạng 
cây thân thảo (Th) với 10 loài chiếm 41,67% 
so với tổng số cây thuốc quý thu thập đƣợc 
trong khu vực nghiên cứu. Một số loài cây 
thuốc dạng thân thảo ở mức độ nguy cấp (EN) 
nhƣ Thuỷ xƣơng bồ lá to (Acorus 
macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y. K. 
Li) dùng tắm đẻ, Bát giác liên (Podophyllum 
tonkinense Gagnep.) chữa rắn cắn. Dạng dây 
leo có 9 loài chiếm 37,5% tập trung ở các họ: 
họ Đậu (Fabaceae), họ Tiết dê 
(Menispermanaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), 
họ Mã tiền (Loginaceae), họ Rau răm 
(Polygonaceae). Đứng thứ ba là cây bụi và 
cây ký sinh có 2 loài chiếm tỷ lệ 8,33% tập 
trung ở họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Đơn 
men (Myrsinaceae) và họ Na (Annonaceae). 
Ở đây, các loài cây thuốc dạng gỗ nhỏ có 1 
loài chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,17%; đó là cây 
Rau sắng (Melientha suavis Pierri) thuộc họ 
Sơn cam (Opiliaceae), đƣợc ngƣời dân tộc 
Tày (xã Linh Thông, huyện Đại Từ) dùng để 
nấu canh ăn giúp giải nhiệt. 
Việc sử dụng những cây thuốc vào mục đích 
chữa bệnh chủ yếu tập trung vào những cây 
dễ thu hái nhƣ dạng leo (Lp) hoặc cây thân 
thảo (Th), cây gỗ nhỏ (Mi) hay dạng kí sinh 
(Hp) với tỷ lệ khác nhau. Từ kết quả trên cho 
thấy, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm 
thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc tại tỉnh 
Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng. 
Đa dạng về môi trƣờng sống của thực vật 
làm thuốc 
Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu và sự 
phân bố của các loài cây thuốc trên thực tế ở 
khu vực nghiên cứu, chúng tôi chia ra các môi 
trƣờng sống nhƣ sau: 
Sống ở núi đá (Nu): Cây sống trên núi đá 
Sống ở rừng (Ru): Cây sống ở rừng rậm, rừng 
thứ sinh, ven rừng 
Sống ở đồi (Đ): Cây sống ở đồi, đồi hoang, 
trảng bụi, ven đƣờng 
Sống ở vƣờn (K): Cây sống ở vƣờn, bờ ao, 
quanh làng bản 
Qua bảng 4 cho thấy, ở khu vực nghiên cứu 
có 15 loài cây thuốc sống ở vƣờn, quanh thôn 
xóm chiếm tỉ lệ cao nhất so với tổng số loài 
(62,5%) do ngƣời dân mang về nhà trồng, 
phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh bằng thuốc 
nam. Sự phân bố này trên thực tế là hợp lý vì 
ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau 
diện tích rừng tự nhiên đang suy giảm làm 
mất đi môi trƣờng sống của nhiều cây thuốc. 
Vì vậy, các ông lang, bà mế thƣờng lấy các 
cây thuốc từ rừng về trồng tại vƣờn nhà, 
quanh thôn bản. Sau đó là loài sống ở rừng có 
13 loài chiếm 54,17%. Hầu hết, các cây thuốc 
có môi trƣờng sống ở trong rừng thƣờng khó 
gây trồng ở vƣờn nhà mà chỉ chúng chỉ thích 
hợp với môi trƣờng sống tự nhiên hoang dã. 
Các loài sống ở đồi đứng thứ 3 về số lƣợng 
chiếm 37,5% (gồm 9 loài trên tổng số 24 loài 
cây thuốc) do diện tích rừng tự nhiên bị thu 
hẹp, thay vào đó là các đồi bị bỏ hoang hoặc 
đƣợc trồng để thay thế các cây khác lên cây 
thuốc còn đƣợc mọc chủ yếu trên các đồi. 
Môi trƣờng sống ở núi đá có 2 loài cây thuốc, 
chiếm 8,33% chủ yếu là các loài sống leo bám 
trên núi đá nhƣ Tắc kè đá (Drynaria bonii H. 
Christ). 
Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc 
Các cây thuốc quý đƣợc các đồng bào dân tộc 
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và 
phong phú về bộ phận sử dụng đƣợc thể hiện 
ở bảng sau: 
Bảng 4. Sự phân bố môi trường sống của các loài cây thuốc quý hiếm 
TT Môi trƣờng sống Số loài Tỷ lệ (%) so với tổng số loài 
1 Sống ở vƣờn (K) 15 62,5 
2 Sống ở rừng (Ru) 13 54,17 
3 Sống ở đồi (Đ) 9 37,5 
4 Sống ở núi đá (Nu) 2 8,33 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
13 
Bảng 5. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc của các loài cây thuốc quý hiếm 
TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài 
1 Rễ 10 41,67 
2 Cả cây 6 25 
3 Lá 4 16,67 
4 Thân 1 4,17 
Từ bảng 5 cho thấy, rễ của các cây thuốc quý 
hiếm là bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất với 
10 loài (chiếm 41,67%) và dùng cả cây có 6 
loài (chiếm 25%). Việc sử dụng cả cây hoăc 
rễ cây thuốc sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến số 
lƣợng cá thể các loài cây thuốc quý, gây khó 
khăn cho công tác bảo tồn. Do đó, cần có biện 
pháp gây trồng các cây thuốc sử dụng rễ và cả 
cây nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền 
vững nguồn dƣợc liệu. Ngoài ra, dùng các bộ 
phận khác nhƣ lá có 4 loài chiếm 16,67%, 
dùng thân có 1 loài chiếm 4,17%. Mỗi loại 
cây thuốc sẽ có những cách chế biến khác 
nhau tuỳ từng dân tộc, tuỳ theo cách chữa của 
từng ông lang, bà mế và tuỳ thuộc vào tình 
trạng của bệnh nhân. Trong đó, phƣơng pháp 
thái lát mỏng, phơi khô, đun nƣớc uống đƣợc 
sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, có thể ngâm 
rƣợu uống và xoa bóp nhƣ Thiên niên kiện lá 
to (Homalomena gigantea Engl.) hoặc có thể 
dùng tƣơi để đun nƣớc tắm, xông hơi nhƣ 
Thủy xƣơng bồ lá to (Acorus macrospadiceus 
(Yam.) F. N. Wei & Y. K. Li.) 
KẾT LUẬN 
Qua điều tra xác định đƣợc 24 loài thực vật 
bậc cao có mạch thuộc diện cần bảo vệ, thuộc 
18 chi, 17 họ thực vật của 2 ngành thực vật 
bậc cao có mạch đƣợc các đồng bào dân tộc 
tại tỉnh Thái Nguyên dùng làm thuốc chữa 
bệnh. Trong đó, ngành Mộc lan có 16 họ, 17 
chi và 22 loài và ngành Dƣơng xỉ có 1 họ, 1 
chi, 2 loài. 
Dạng sống của cây thuốc quý chủ yếu là cây 
thân thảo với 10 loài chiếm 41,67 % tổng số 
loài. Tiếp theo là dạng dây leo (Lp) có 9 loài 
chiếm 37,5 % tổng số loài; cây bụi (Na) và 
cây kí sinh đều có 2 loài chiếm 8,33 % tổng 
số loài. Cuối cùng là dạng cây gỗ nhỏ chỉ có 1 
loài chiếm 4,17 % tổng số loài. 
Môi trƣờng sống của cây thuốc tập trung chủ 
yếu tại vƣờn và trong rừng. Số cây thuốc sống 
trong vƣờn chiếm tỉ lệ cao nhất so với tổng số 
loài (15 loài). Có 13 loài sống trong rừng; 9 
loài sống ở đồi và 2 loài có môi trƣờng sống 
trên núi đá. 
Sự đa dạng về bộ phận sử dụng và cách dùng 
cây thuốc quý theo kinh nghiệm của các dân 
tộc tại Thái Nguyên khá phong phú. Rễ là bộ 
phận đƣợc sử dụng nhiều nhất với 10 loài 
chiếm 41,76 % tổng số loài. Dùng cả cây có 6 
loài; dùng lá có 4 loài; dùng thân có 1 loài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân 
Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàn, 
Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, 
Phạm Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, 
Trần Toàn – Viện Dƣợc liệu (2006), Cây thuốc và 
động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I-II, Nxb 
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 
[2]. Bộ khoa học và công nghệ, viện khoa học và 
công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, 
Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học tự nhiên và 
công nghệ Hà Nội. 
[3]. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt 
Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 
[4]. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), 
Nghị định 32/2006/CP-NĐ về Nghiêm cấm, hạn 
chế khai thác và sử dụng các loài động thực vật 
hoang dã (13 trang). 
[5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt 
Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 
[6] South – Wester Forestry College, Forestry 
Departmen of Yunnan province, Iconographia 
Cormophytorum Sinicorum – ICS, Tomus I – V, 
Science Publisher, Beijing (1972 – 1976). 
[7]. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần 
bảo vệ ở Việt Nam, Nxb Mạng lƣới lâm sản ngoài 
gỗ Việt Nam, Hà Nội. 
[8]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị 
thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học Hà Nội. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Lê Thị Thanh Hƣơng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 9 - 14 
14 
[9]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp 
nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[10]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi 
trƣờng – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái 
và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học Tự 
nhiên và Công nghệ quốc gia (2001 – 2005), Danh 
lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb 
Nông nghiệp Hà Nội. 
SUMMARY 
EVALUATING THE DIVERSITY OF PRECIOUS AND RARE MEDICAL 
PLANT SUBJECT TO CONSERVATION IN THAI NGUYEN 
Le Thi Thanh Huong
1*
, Tran Thi Ngoc Anh
1
, Nguyen Thi Ngoc Yen
1
Nguyen Trung Thanh
2
, Nguyen Nghia Thin
2
1College of Sciences – Thai Nguyen University 
2Hanoi University of Science – Vietnam National University 
Thai Nguyen is a mountainous province northeast central Viet Nam, was blessed on geographic 
location and natural conditions here are so rich flora, especially medicinal plants. However, in 
recent years by exploiting a source of irrational medicine you are becoming exhausted, many 
species have become extinct or threatened with extinction. For the scientific basis of conservation 
and improve people's attention to the preservation and development of precious resources of 
medicinal plants in Thai Nguyen, we have conducted research and collected 24 medicinal plants of 
18 genera, 17 families of the 2 branches of vascular plants (Polypodiophyta, Magnoliophyta) are in 
need of protection by the Vietnam Red Book (2007) [2], Decree 32/2006/ND - CP [4] and list red 
medicinal plants in Vietnam Handbook of medicinal plants to be protected in Vietnam's Nguyen 
Tap (2006) [7]. In particular, Magnoliophyta branches are 22 species of 17 genera 16 families and 
Polypodiophyta branches only 2 species of 1 family, 1 genus. 
Key words: Thai Nguyen, diverse, resources, rare medicinal plants 
*
 Tel: 0988478975; Email: lehuonga1k52@gmail.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_da_dang_nguon_cay_thuoc_quy_hiem_thuoc_dien_ba.pdf