Đề cương môđun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

Bài 1: Hệ thống treo trên ô tô Thời gian: 24h (LT 6h; TH 18h)

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống treo

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống treo

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo.

a. Nhiệm vụ:

Hệ thống treo có nhiệm vụ tiếp nhận, giảm bớt hoặc dập tắt các chấn động (xóc) tạo ra do xe lăn bánh trên mặt đường gồ ghề. Nhờ có hệ thống treo mà các bánh xe có thể dao động độc lập với khung xe. Do đó lực va đập giữa bánh xe và mặt đường gồ ghề bị han chế truyền lên khung xe, tạo điều kiện thoái mái cho hành khách và kéo dài tuổi thọ của các cụm chi tiết trên xe.

Hệ thống treo gồm ba bộ phận cơ bản:

+ Bộ phận đàn hồi dùng để đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động.

- Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)

- Lò xo (Chủ yếu trên xe con)

- Thanh xoắn (Xe con)

- Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7. xe bus)

- Cao su (Ít gặp).

+ Bộ phận giảm chấn dùng để dập tắt các dao động sinh ra do bánh xe lăn trên mặt đường không bằng phẳng.

+ Bộ phận dẫn hướng dùng để truyền lực dọc, lực ngang và mô men phản lực từ mặt đường lên khung vỏ xe.

b. Yêu cầu

 - Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động trên đường.

 - Đảm bảo độ nghiêng của thùng xe trong mặt phẳng ngang ở mức cho phép.

 - Đảm bảo cho các bánh xe luôn tiếp xúc với mặt đường.

 c. Phân loại

 - Theo sơ đặc điểm dao động của các bánh xe ta chia thành hai loại:

 + Hệ thống treo phụ thuộc: Dao động của hai bánh xe phụ thuộc vào nhau – loại thăng bằng.

 + Hệ thống treo độc lập: Các bánh xe có thể dịch chuyển độc lâp với nhau trong mặt phẳng đứng và ngang.

 - Theo các phần tử đàn hồi, được chia ra các loại hệ thống treo dùng các phần tử đàn hồi:

 + Bằng kim loại (nhíp lá, lò xo xoắn, thanh xoắn )

 + Bằng khí (bầu cao su, bầu màng, loại ống)

 + Bằng thuỷ lực, thuỷ khí.

 + Bằng cao su (nén, xoắn)

 - Theo phương pháp dập tắt dao động:

 + Loại giảm chấn thuỷ lực (loại một chiều và hai chiều)

 + Loại giảm chấn ma sát (ma sát trong bộ phận đàn hồi và trong bộ phận dẫn hướng)

Ngày nay hệ thống treo phụ thuộc và HT treo độc lập được sử dụng rộng rãi trên các loại xe ôtô. Phổ biến là các hệ thống treo có phần tử đàn hồi bằng kim loại và sử dụng các loại giảm chấn thủy lực và ma sát.

 

doc 32 trang yennguyen 11940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môđun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môđun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

Đề cương môđun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển
UBND TỈNH KON TUM
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KON TUM
ĐỀ CƯƠNG MÔ ĐUN 23
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển
Năm 2013
C
uốn tài liệu học tập "Môđun 23: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển" được biên soạn làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh chuyên ngành Công nghệ Ô tô Trường Trung cấp nghề Kontum. Ngoài ra còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các chuyên viên kỹ thuật thuộc lĩnh vực sủa chữa ô tô, máy kéo.
 Nội dung của cuốn tài tài liệu học tập này trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình tháo, lắp, vệ sinh và các hiện tượng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, cách sửa chữa các chi tiết của các hệ thống di chuyển trên ô tô. Trên cơ sở mục tiêu chương trình đào tạo, khi biên soạn Tôi cố gắng trình bày cuốn tài liệu học tập này một cách ngắn gọn, dễ hiểu và sát thực tế với trang thiết bị hiện có tại trường cũng như các hệ thống phanh phổ biến hiện nay ở ngoài thị trường nhằm phần nào giúp học sinh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận thực tế. 	
Trong quá trình biên soạn cuốn tài liệu học tập này chắc còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của người đọc và đồng nghiệp để tài liệu học tập này được ngày càng hoàn thiện hơn.
	Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ giáo viên Khoa Cơ khí, Trường Trung cấp nghề Kontum đã đóng góp ý kiến!
	Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 10 năm 2013
Người biên soạn
GV: Trịnh Đình Tiến
Bài 1: Hệ thống treo trên ô tô 	Thời gian: 24h (LT 6h; TH 18h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh có khả năng: 
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống treo
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống treo
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung: 	
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo.
a. Nhiệm vụ:
Hệ thống treo có nhiệm vụ tiếp nhận, giảm bớt hoặc dập tắt các chấn động (xóc) tạo ra do xe lăn bánh trên mặt đường gồ ghề. Nhờ có hệ thống treo mà các bánh xe có thể dao động độc lập với khung xe. Do đó lực va đập giữa bánh xe và mặt đường gồ ghề bị han chế truyền lên khung xe, tạo điều kiện thoái mái cho hành khách và kéo dài tuổi thọ của các cụm chi tiết trên xe.
Hệ thống treo gồm ba bộ phận cơ bản:
+ Bộ phận đàn hồi dùng để đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động.
- Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
- Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
- Thanh xoắn (Xe con)
- Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus)
- Cao su (Ít gặp).
+ Bộ phận giảm chấn dùng để dập tắt các dao động sinh ra do bánh xe lăn trên mặt đường không bằng phẳng.
+ Bộ phận dẫn hướng dùng để truyền lực dọc, lực ngang và mô men phản lực từ mặt đường lên khung vỏ xe.
b. Yêu cầu
	- Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động trên đường.
	- Đảm bảo độ nghiêng của thùng xe trong mặt phẳng ngang ở mức cho phép.
	- Đảm bảo cho các bánh xe luôn tiếp xúc với mặt đường. 
	c. Phân loại
	- Theo sơ đặc điểm dao động của các bánh xe ta chia thành hai loại:
	+ Hệ thống treo phụ thuộc: Dao động của hai bánh xe phụ thuộc vào nhau – loại thăng bằng.
	+ Hệ thống treo độc lập: Các bánh xe có thể dịch chuyển độc lâp với nhau trong mặt phẳng đứng và ngang. 
	- Theo các phần tử đàn hồi, được chia ra các loại hệ thống treo dùng các phần tử đàn hồi:
	+ Bằng kim loại (nhíp lá, lò xo xoắn, thanh xoắn)
	+ Bằng khí (bầu cao su, bầu màng, loại ống)
	+ Bằng thuỷ lực, thuỷ khí.
	+ Bằng cao su (nén, xoắn)
	- Theo phương pháp dập tắt dao động:
	+ Loại giảm chấn thuỷ lực (loại một chiều và hai chiều)
	+ Loại giảm chấn ma sát (ma sát trong bộ phận đàn hồi và trong bộ phận dẫn hướng)
Ngày nay hệ thống treo phụ thuộc và HT treo độc lập được sử dụng rộng rãi trên các loại xe ôtô. Phổ biến là các hệ thống treo có phần tử đàn hồi bằng kim loại và sử dụng các loại giảm chấn thủy lực và ma sát.
Hình 1: Các loại hệ thống treo.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống
2.1. Bộ phận đàn hồi
* Nhíp ( HT treo phụ thuộc).
Hệ thống treo phụ thuộc , nhíp vừa làm nhiệm vụ đàn hồi, vừa làm nhiệm vụ dẫn hướng, thực hiện một phần nhiệm vụ giảm chấn.
	Bộ nhíp gồm nhiều lá nhíp hợp thành và được liên kết với nhau bằng bu lông định vị hoặc bằng vú nhíp và quang nhíp.
Hình 2: Sơ đồ cấu tạo của bộ nhíp trước và sau.
 Các lá nhíp được chế tạo bằng thép có chiều dài khác nhau và chúng được xếp chồng lên nhau. Để các lá nhíp không dịch chuyển theo chiều ngang dùng đai chữ U ôm lấy các lá nhíp. Tai nhíp chỉ uốn ở lá nhíp chính còn các lá nhíp tiếp theo được làm ngắn hơn để giảm độ cứng của bộ nhíp. Đối với các xe tải lớn, tai nhíp được gia cường thêm bằng cách uốn lá nhíp thứ hai khoảng 1/3 vòng hoặc uốn cả vòng nhưng giữa hai lá nhíp có khe hở để chúng có thể biến dạng tự do. Lúc ấy lá nhíp chính không chịu lực uốn mà chỉ truyền lực kéo. 
Hình 3: Cấu tạo các loại tai nhíp.
Tai nhíp đơn, b- Tai nhíp kép có gia cường, c- Tai nhíp không uốn cong
Giá đỡ, 2- Ắc nhíp, 3- Bạcắc nhíp, 4- Tấm ốp bắt với lá nhíp chính làm thay nhiệm vụ tai nhíp , 5 - bu lông kéo 
Khi bộ nhíp biến dạng, các lá nhíp di chuyển với nhau theo chiều dọc trong đai chữ U. Nhờ có sự dịch chuyển đó nên sinh ra ma sát giữa các lá nhíp làm giảm bớt một phần chấn động khi xe chuyển động.
	Ở giữa các lá nhíp có bôi một lớp phấn chì, nhíp được nối với khung xe nhờ mô nhíp và quang nhíp, đối với ô tô có một cầu chủ động sau thì nhíp bắt chặt với dầm cầu nhờ bu long.
Đối với xe tải ( do chênh lệch tải trọng giữa lúc có hàng và không) có trang bị bộ nhíp phụ. Ở phía trên hoặc phía dưới nhíp chính, khi có tải nặng cả nhíp chính và nhíp phụ cùng làm việc, khi tải nhẹ chỉ có nhíp chính làm việc.
	Để tăng cường độ nhíp chính được chế tạo dày hơn lá nhíp khác.
Đối với xe có hai cầu chủ động sau được bố trí chung và chiều cong được đảo lật.
Nhíp có ưu điểm là đơn giản, dễ bảo quản nhưng nhược điểm là khối lượng lớn.
* Lò xo xoắn trụ ( Dùng trong HT treo độc lập)
Loại lò xo xoắn trụ có khối lượng nhẹ hơn nhíp, tuổi thọ cao hơn, khi làm việc không có ma sát, cấu tạo nhỏ gọn. Nhược điểm là chỉ chịu được lực hướng tâm nên phải có hệ thống đòn để truyền lực đẩy và giữ cho xe thăng bằng.
	Lò xo trụ chỉ được lắp trên hệ thống treo độc lập, lò xo làm nhiệm vụ đàn hồi, còn nhiệm vụ dẫn hướng, giảm chấn do giảm chấn đòn và giảm chấn ống làm nhiệm vụ.
Đòn ngang
Đòn đứng
Trục bánh xe
a,
b,
Hình 4: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo độc lập
a, HT treo hai đòn ngang; b, HT treo một đòn ngang (Lắp cho cầu sau) .
2.2. Bộ phận giảm chấn
* Công dụng: 
	+ Giữa bộ phận được treo và cầu, ngoài nhíp ra còn có các bộ phận giảm chấn có tác dụng dập tắt dao động do nhíp tạo ra khi xe chuyển động trên đường không bằng phẳng đảm báo cho xe chuyển động êm dịu.
	+ Bộ phận giảm chấn thường được dùng nhiều, để tăng hiệu quả giảm chấn, đừơng tâm bộ giảm chấn phải được đạt trùng với phương dao động.
Bộ giảm chấn ống 2 chiều có khả năng dập tắt các dao động khi xe bị năng lên và hạ xuống có cấu tạo và nguyên lý làm việc như sau:
* Cấu tạo:
Trong xy lanh 14 có chứa đầy dầu, có piston 17 và cần piston 18 bên trên piston có van hút 7 và van thoát 5, đầu pisston có các lỗ ca-líp 6 và 15, bên trên được van thoát 5 và bên dưới được van hút 7 che kín đáy xy lanh có van hút 9 và van thoát 10.
Hình 5: Sơ đồ hoạt động của giảm chấn dầu.
* Nguyên lý hoạt động 
	Khi xe dao động theo hướng thẳng đứng có hai hành trình nén và duỗi. Trong hành trình nén , cán 18 đi xuống, áp xuất trong không gian của xy lanh bên dưới piston tăng lên đẩy mở van5 làm dầu qua các lỗ ca-líp 6 và van 5 thoát lên phía trên piston. Nếu áp suất dầu tăng nhanh đẩy đẩy mở luôn van xả 10, mở đường cho dầu thoát ra không gian giữa các xy lanh 14 và 16, lúc đó các van hút 7 va 9 đóng.
	Trong hành trình duỗi, cán 18 được kéo lên làm giảm áp suất bên dưới và tăng áp suất bên trên. Van 5 đóng đường dầu qua lỗ ca-líp 6, van hút 7 mở đưa dầu từ phía trên piston vào xy lanh và van hút 9 cùng mở, dầu từ không gian giữa xy lanh qua lỗ 13 đi vào không gian phía dưới piston.
	Trong hành trình nén và duỗi, dầu lưu thông qua các van sẽ sinh ra sức cản chuyển động, sức cản chuyển động này dạp tắt nhanh chóng các dao động ( giảm sóc). Sức cản của hành trình duỗi lớn hơn nhiều so với hành trình nén.
2.3. Bộ phận dẫn hướng
3. Phân loại hệ thống treo
3.1. Hệ thống treo độc lập
Mỗi bánh xe được đỡ bởi một đòn treo độc lập, được lắp lên thân xe qua một lò xo. Loại hệ thống treo này có thể hấp thụ có hiệu quả độ nhấp nhô của mặt đường xấu và mang lại tính êm dịu chuyển động cao do từng bánh xe chuyển động lên xuống độc lập so với các bánh xe khác.Như vậy khi chịu tác động của phản lực từ mặt đường thi hai bánh xe chuyển dộng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau.
Hệ thống treo độc lập gồm các loại sau: 
a. Loại thanh giằng macpheson
Hình 6: Cấu tạo hệ thống treo độc lập loại thanh giằng macpheson
1- Thanh ổn định; 2- Đòn treo dưới; 3- Lò xo trụ; 4- Giảm chấn
Đây là loại hệ thống treo không có đòn treo trên, do đó nó có cấu tạo đơn giản hơn so với loại hình thang. Nó có thể được bảo dưỡng dễ dàng hơn do có ít bộ phận. Nó được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo trước của xe FF.
b. Loại hình thang
Hình 7: Cấu tạo hệ thống treo độc lập loại hình thang
1- Đòn treo trên; 2- Giảm chấn; 3- Lò xo trụ; 4- Đòn treo dưới; 5- Thanh ổn định.
Bao gồm các đòn treo trên và dưới đỡ các bánh xe và cam lái nối với các đòn treo này. Các đòn treo chịu các cực theo phương dọc và ngang, cho phép các lò xo chịu lực theo phương thẳng đứng. 
Mặc dù kết cấu này phức tạp do nó có nhiều chi tiết, nhưng nó có độ cững vững cao để đỡ chắc chắn các bánh xe.
Do việc bố trí hệ thống treo này có thể được thiết kế tự do, nó đem lại tính êm dịu chuyển động và ổn định chuyển động tốt. Nó được sử dụng rộng rãi cho xe 
c. Loại đòn treo bán dọc
Các đòn treo phía sau được lắp với một góc nhất định vào dầm hệ thống treo sau để chịu được lực ngang lớn hơn. Thiết kế này có tác dụng giống như khi đòn treo được làm cững vững hơn. Nó được sử dụng cho hệ thống treo sau của một số xe FR.
Hình 8: Cấu tạo hệ thống treo độc lập loại đòn treo bán dọc
1- Giảm chấn; 2- Thanh ổn định; 3- Lò xo trụ;
4- Dầm hệ thống treo sau; 5- Đòn treo sau
3.2. Hệ thống treo phụ thuộc
Đặc trưng kết cấu của hệ thống treo phụ thuộc là dầm cầu cứng liên kết giữa hai bánh xe. Khi ôtô chuyển động toàn bộ cụm truyền lực cầu ôtô đặt trong dầm cầu. Trên ôtô các cầu bị động thường dầm cầu được chế tạo bằng thép định hình dùng để liên kết dịch chuyển của hai bánh xe. Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh xe trái và phải nối với nhau bằng một dầm cầu cứng nên khi nhận phản lực từ mặt đường thì sự dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng ngang thì bánh xe còn lại cũng dịch chuyển theo.Như vậy khi chịu tác động từ mặt đường thì cả hai bánh xe dịch chuyển đồng thời với nhau trong cùng mặt phẳng.
4. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết trong hệ thống treo.
a. Quy trình tháo
	Quy trình tháo cho hệ thống treo phụ thuộc
Bước 1: Kích nâng xe lên, sau đó chèn xe cẩn thận và cố định xe.
Bước2: Tháo các giảm chấn
Bước3: Tháo các quang nhíp. 
Bước 4: Tháo gối đỡ hai đầu nhíp. 
Bước 5: Hạ bộ nhíp ra khỏi dầm cầu. 
Bước 5: Tháo chốt nhíp. 
Bước 6: Tháo rời các lá nhíp.
Quy trình tháo cho hệ thống treo độc lập
Bước1: Kích nâng xe lên sau đó chèn xe cẩn thận và cố định xe.
Bước2: Lần lượt tháo từng chi tiết ra ngoài. Lưu ý khi tháo lò xo phải cẩn thận.
b. Quy trình lắp
Trình tự các bước lắp ngược lại với lúc tháo, tuy nhiên cần lưu ý. 
Với quy trình lắp cho hệ thống treo phụ thuộc.
- Lắp chốt nhíp, lắp ép các lá nhíp. Bôi mở phần chia lên bề mặt các lá nhíp, lắp đúng vị trí cấc lá, gờ lồi lỏm trên các lá phải trùng nhau, ép chặt sát các lá nhíp
- Lắp bộ nhíp lên dầm cầu. đảm bảo an toàn, bộ nhíp phải siết chặt và vuông góc với cầu xe, không được xô lệch 
Với quy trình lắp cho hệ thống treo độc lập.
- Chú ý lắp đúng vị trí. 
- Kiểm tra các chi tiết trước khi lắp. 
- Sau khi lắp cần kiểm tra thử độ làm việc của cơ cấu treo độc lập.
C. Nhân dạng các chi tiết
D. Hệ thống treo khí nén – điện tử EAS
Hệ thống treo sử dụng nhíp lá, lò xo xoắn ra đời từ rất sớm nhưng chưa thể đáp ứng đòi hỏi cao về độ êm dịu của xe con, hệ thống treo khí nén cũng không phải là một phát minh mới, nó xuất hiện từ những năm 1950 cùng với hệ thống treo Mc Pherson. Ở hệ thống treo khí nén người ta sử dụng những gối cao su chứa khí nén thay vì dùng lò xo xoắn, nhíp lá hay thanh xoắn. Nhưng ở thời kỳ này ngành công nghệ vật liệu chưa đáp ứng được độ bền cũng như yêu cầu kĩ thuật cho các chi tiết trong hệ thống treo khí nén nên người ta vẫn phải dùng lò xo xoắn, nhíp lá, thanh xoắn làm cơ cấu giảm chấn. 
Ngày nay các nhà thiết kế ôtô đã ứng dụng nhiều thành tựu mới của công nghệ vật liệu, kỹ thuật cơ - điện tử để cho ra đời hệ thống treo có tính năng kỹ thuật tiên tiến, đó là hệ thống treo khí nén - điện tử EAS hiện đang dùng cho dòng xe cao cấp như Audi, BMW, Lexus Với hệ thống treo này người lái có thể lựa chọn, điều chỉnh độ đàn hồi cho thích hợp với chế độ vận hành của xe trên đường thông qua công tắc điều khiển lựa chọn chế độ Comfort hay Sport. Chế độ "Comfort": tạo sự êm dịu tối đa cho người ngồi trên xe còn chế độ "Sport" tăng độ ổn định và an toàn khi xe chạy ở tốc độ cao.
Sơ đồ bố trí hệ thống treo khí nén - điện tử:
Hình 9. Sơ đồ bố trí hệ thống treo khí nén điện tử
1-Giảm xóc khí nén tự động điều chỉnh độ giảm chấn;2- cảm biến gia tốc của xe
3- ECU (hộp điều khiển điện tử của hệ thống treo); 4- Cảm biến độ cao của xe; 
5- Cụm van phân phối và cảm biến áp suất khí nén; 6-Máy nén khí; 
7- bình chứa khí nén; 8- Đường dẫn khí.
Các bộ phận chính của hệ thống treo EAS bao gồm:
Giảm xóc khí nén: Trong mỗi xi lanh, có một giảm chấn để thay đổi lực giảm chấn theo 3 chế độ (mềm, trung bình, cứng), một buồng khí chính và một buồng khí phụ để thay đổi độ cứng lò xo theo 2 chế độ (mềm, cứng). Cũng có một màng để thay đổi độ cao xe theo 2 chế độ (bình thường, cao) hoặc 3 chế độ (thấp, bình thường, cao). Lượng khí vào buồng chính của 4 xi lanh khí thông qua van điều khiển độ cao. Van này có nhiệm vụ cấp và xả khí nén vào và ra khỏi buồng chính trong 4 xi lanh khí nén (phía trước bên phải và trái, phía sau bên phải và trái). Khí nén trong hệ thống được cung cấp bởi máy nén khí.
Cảm biến độ cao xe: Cảm biến điều khiển độ cao trước được gắn vào thân xe còn đầu thanh điều khiển được nối với giá đỡ dưới của giảm chấn. Với hệ thống treo sau, các cảm biến được gắn vào thân xe và đầu thanh điều khiển được nối với đòn treo dưới. Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và các đòn treo để phát hiện độ cao gầm xe do đó quyết định thay đổi lượng khí trong mỗi xi lanh khí.
Cảm biến tốc độ: Cảm biến này gắn trong công tơ mét, nó ghi nhận và gửi tín hiệu tốc độ xe đến ECU hệ thống treo.
ECU hệ thống treo: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo, độ cao xe theo điều kiện hoạt động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống. Bộ chấ ... -------
Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vỏ xe	 
Thời gian: 28 h (LT 3h; TH 23h; Kt 2h)
Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học sinh có khả năng: 
- Trình bày được đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe
- Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe
- Trình bày được quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe
- Thực hành sửa chữa khung xe, thân vỏ xe
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
 Nội dung: 	
1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa của khung xe, thân vỏ xe
1.1. Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng
a. Hiện tượng.
- Khi ôtô hoạt động nghe tiếng ồn khác thường ở cụm khung, thân vỏ xe, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.
- Khi ôtô vận hành, khung xe và thùng xe rung không ổn định. Tốc độ càng lớn sự rung không ổn định càng tăng
- Ngoài vỏ có nhiều vết rỉ rét, nứt thủng, tróc sơn hoặc móp méo.
b. Nguyên nhân.
- Khung xe : nứt gãy
- Các đinh tán : đứt gãy hoặc lỏng
- Các tấm tam giác : nứt gãy hoặc đứt lỏng đinh tán
- Khung xe : cong vênh hoặc đứt gãy một số đinh tán 
- Vỏ xe : nứt, gãy hoặc đứt thủng các mối lắp ghép
- Các bu lông lắp ghép vỏ và cánh cửa : đứt gãy hoặc lỏng chờn ren
- Vỏ xe : va chạm mạnh trong quá trình vận hành, sử dụng quá thời hạn hoặc thiếu chăm sóc bảo dưỗng. 
1.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
- Khi vận hành ôtô chú ý nghe ồn khác thường ở cụm khung vỏ xe, nếu có tiếng ồn khác thường và xe vận hành không ổn định cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
- Kiểm tra sự gãy, lỏng của các dầm dọc, dầm ngang và các đinh tán.
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các dầm dọc và dầm ngang
- Kiểm tra các bulông lắp chặt vỏ xe, cửa xe và thùng xe
- Quan sát bên ngoài vỏ xe và sàn xe các vết rét rỉ, nứt vỡ kính, móp méo hoặc tróc sơn.
- Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ xe
2. Quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe
2.1. Trình tự bảo dưỡng khung xe
Bước1. Làm sạch bên ngoài khung xe
Bước2. Tháo khung xe khỏi ôtô
1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 	 - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp 
 	 - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe, cần cẩu. 
2. Làm sạch bên ngoài gầm xe
 	- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ôtô.
 	- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nớc bám bên ngoài gầm xe
3. Tháo thân vỏ xe
 	- Tháo trang bị điện, các bộ phận nối với vỏ xe và các đệm ghế 
 	- Tháo các bulông hãm vỏ xe với khung xe- Tháo cẩu vỏ xe ra khỏi ôtô
4. Tháo các bộ phận khỏi khung xe
 	- Tháo động cơ
 	- Tháo hệ thống truyền lực và cầu xe
- Tháo hệ thống lái, phanh và hệ thống treo
5. Làm sạch và kiểm tra 
 	- Làm sạch khung xe
 	- Kiểm tra khung xe
Bước3. Cạo sạch sơn cũ
Bước4. Kiểm tra cong vênh và nứt các dầm dọc và dầm ngang
Bước5. Thay thế các đinh tán hoặc bulông đứt lỏng
Bước6. Sơn khung xe
1. Làm sạch khung xe 
 - Làm sạch bên ngoài khung xe.
 - Cạo sạch sơn cũ trên bề mặt.
2. Sơn khung xe
 - Làm sạch bề mặt các dầm thép.
 - Sơn chống rỉ bề mặt và sấy khô
 - Sơn bề mặt khung xe và sấy khô 
Bước7. Lắp khung xe lên ôtô
Ngược với trình tự tháo
Bước8. Kiểm tra tổng thể
* Các chú ý:
 - Kê kích và chèn lốp xe và cẩu nâng an toàn khi tháo các bộ phận.
 - Tra mỡ bôi trơn các chi tiết 
 - Thay thế các chi tiết hư hỏng (đinh tán, các dầm bị nứt gãy)
2.2. Trình tự bảo dưỡng vỏ xe
Bước1. Làm sạch vỏ xe
Bước2. Kiểm tra các vết nứt, rét rỉ hoặc móp méo bên ngoài vỏ xe và các ghế đệm
Bước3. Kiểm tra và vặn chặt các bu lông hãm vỏ xe, thùng xe và các cánh cửa
 	Bước4. Thay thế các roăng kính hoặc bulông đứt lỏng
Bước5. Tra mỡ bôi trơn các cánh cửa
Bước6. Sơn thùng xe tải
- Làm sạch và cạo sạch sơn cũ
- Sơn chống rỉ, tít và làm phẳng bề mặt vỏ xe
- Làm sạch, sơn lót và sấy khô vỏ xe
Bước7. Kiểm tra tổng thể
3. Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe
3.1 . Bảo dưỡng hàng ngày:
Vệ sinh bụi bẩn ở vỏ xe và kiểm tra trạng thái của nó.
3.2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra tình trạng của vỏ xe, kiểm tra áp suất hơi của vỏ.
3.3. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra vệ sinh bề mặt của vỏ,của xe, ghế nệm, kính xe xem có bị nứt , móp gỉ, tróc sơn.Kiểm tra áp suất hơi và bơm đúng quy định.Làm sạch và bôi mỡ chốt của vỏ xe. Khi vỏ mòn đảo vỏ xe theo quy định từng loại xe.
Khi thay thế vỏ phải đúng kích cở và chủng loại, khi bơm hơi phải đảm bảo khí nén sạch và bơm đúng hơi theo quy định.
4. Quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe
4.1. Sửa chữa khung xe
a, Khung xe cong vênh quá giới hạn cho phép cần tiến hành nắn hết công vênh, khung xe nứt nhẹ có thể hàn vá miếng táp lên các dầm thép.
* Trường hợp khung xe bị nứt ta có thể tiến hành sủa chữa như sau:
Bước1: Đầu tiên phải vệ sinh sạch sẽ xung quanh vết nứt
Bước2: Khoan lỗ Ф6 ngay cuối vết nứt để ngăn chặn kịp thời sự rạn nứt tiếp tục.
Bước3: Mài lá theo chiều dài vết nứt như hình vẽ.
Bước4: Áp dụng phương pháp hàn điện, hàn từ đầu vết nứt nơi mép khung đến cuối vết nứt
Bước5: Sau khi hàn phải mài nhẵn bóng cả hai mặt
Bước6: Ép miếng thép hình chũ L vào nơi vùng bị nứt để gia cố chắc chắn cho khung xe. 
* Trường hợp khung xe bị cong vênh, có thể nắn lại bằng ép thủy lực.
 Nên uốn nguội chứ không được uốn nóng.Uốn nóng có nghĩa là nung đỏ khung xe trước khi uốn.
Trong trường hợp khó khăn không thể uốn nguội được, bắt buộc phải uốn nong thì ta làm như sau:
- Nung nóng nơi phần cần sữa chữa bằng mỏ hàn hơi (Acetlene-gas)
- Chỉ được nung nóng đến khoảng 600 độ (màu đỏ sẫm)
- Phải tiến hành công việc này trong nhà xưỏng có mái che
b, Các đinh tán bị lỏng, đứt:
- Dùng khoan hay ngọn lửa mỏ hàn cắt đứt đinh tán bị lỏng. Không được làm hỏng lỗ đinh tán và bề mặt lắp ghép
- Làm sạch bavia trong lỗ đinh tán
- Nếu kích thước các lỗ đinh tán không đồng đều nhau cần phải sửa lại để cho thống nhất
- Tán đinh tán với lực gõ cần thiết, nên dùng búa tán đinh dẫn động bằng khí nén.
- Tại điểm giao nhau giữa dầm dọc và dầm ngang cần dùng đinh tán lớn hơn
Sau khi tiến hành sữa chữa hư hỏng ta tiến hành vệ sinh đánh sạch khung xe bằng giấy nhám sau đó làm sạch và phun sơn chông gỉ cho khung xe.
4.2. Sửa chữa thân vỏ xe
a, Sửa chữa cửa xe
* Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng cửa xe : nứt rỉ thủng, vênh móp bề mặt và kính, mòn hỏng các bộ lề khoá, nâng hạ cửa kính. 
- Kiểm tra : Dùng dụng cu chuyên dùng (dưỡng) và để đo độ vênh móp cửa xe và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
* Sửa chữa
 - Cửa xe vênh móp quá giới hạn hoặc nứt thủng cần tiến hành gò nắn hết vênh, bị nứt nhẹ có thể hàn vá miếng táp hoặc gò mới.
 - Các bộ lề khoá và nâng hạ kính, mòn gãy đều được tiến hành thay thế.
b, Sửa chữa xương vỏ xe
* Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng xương vỏ xe : bề mặt và sàn xe bị tróc sơn, nứt rỉ thủng, vênh móp, kính chắn gió kính nứt mờ và hỏng đệm cao su, ghế đệm rách hỏng. 
- Kiểm tra : Dùng dụng cu chuyên dùng (dưỡng) và để đo độ vênh móp khung vỏ và sàn xe và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rét rỉ...
* Sửa chữa
 - Khung vỏ và sàn xe vênh móp quá giới hạn hoặc nứt thủng cần tiến hành gò nắn hết vênh, bị nứt nhẹ có thể hàn vá miếng táp sau tiến hành sơn.
 - Kính chắn gió và joăng đệm, nứt mờ đều được tiến hành thay thế đúng loại.
 - Ghế đệm rách vải bọc có thể thay vải bọc, hỏng đệm và khung ghế phải thay ghế mới.
c, Sửa chữa thùng xe tải
 * Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng thùng xe : bề mặt tróc sơn, nứt rỉ thủng, vênh gãy khung sàn, các bu lông bị đứt gãy hoặc chờn hỏng. 
- Kiểm tra : Dùng dụng cu chuyên dùng (dưỡng) và để đo độ vênh móp khung sàn và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, gãy chờn hỏng của khung sàn...
* Sửa chữa
 - Thùng xe vênh móp quá giới hạn hoặc nứt thủng cần tiến hành gò nắn hết vênh, bị nứt nhẹ có thể hàn vá miếng táp sau đó tiến hành sơn bề mặt.
 - Các bulông hãm chờn hỏng đều được tiến hành thay thế.
4.3. Sửa chữa sơn xe
a) Làm sạch vỏ xe 
 - Làm sạch bên ngoài vỏ xe.
 - Cạo sạch sơn cũ trên bề mặt.
b) Sơn vỏ xe
 - Làm sạch bề mặt vỏ xe.
 - Sơn chống rỉ bề mặt và sấy khô
 - Sơn lót và tit phẳng bề mặt vỏ xe và sấy khô 
 - Làm sạch, sơn bóng bề mặt và sấy khô 
5. Thực hành sửa chữa khung xe, thân vỏ xe
5.1. Sửa chữa khung xe
5.2. Sửa chữa thân xe
5.3. Sửa chữa sơn xe
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
- THAM KHẢO -
1. Khung xe
a, Nhiệm vụ.
Khung xe dùng để đỡ và lắp ráp các bộ phận, hệ thống của ôtô.
b. Cấu tạo.
* Dầm dọc 
Hai dầm dọc làm bằng thép dập, tiết diện hình chữ U có phần giữa lớn hơn hai đầu (hoặc hình chữ hộp, hình ống sử dụng ít), có chiều dài phụ thuộc chiều dài từng loại xe. Dầm dọc có các doạn uốn cong lên trên để hạ thấp trọng tâm và ổn định chuyển động của xe. Trên dầm dọc có khoan nhiều lỗ để nối với vỏ xe hoặc các cơ cấu bằng các đinh tán hoặc bulông và có các lỗ rỗng lớn đảm bảo cho khung xe phân bố đều ứng suất.
* Dầm ngang 
 	Dầm ngang làm bằng thép dập, tiết diện hình chữ U (hoặc hình hộp, hình ống sử dụng ít) nhưng ngắn hơn dầm dọc. Dầm dọc và dầm ngang được nối với nhau bằng các đinh tán. Số dầm ngang tuỳ theo chiều dài của dầm dọc (thường từ 5-7 dầm). Trên dầm ngang có khoan nhiều lỗ để nối với vỏ xe và dầm dọc bằng các đinh tán hoặc bulông.
 	- Dầm ngang trước và sau có lắp các móc sắt 9móc sau có lò xo giảm rung) để dùng móc dây cáp kéo xe hoặc kéo moóc.
- Thanh đỡ va chạm (dầm ngang trước –pađờ xoc) được dập bằng thép tốt và làm dài hơn các dầm ngang khác, có tác dụng đỡ va chạm khi va chạm và đâm xe đảm bảo an toàn cho các bộ phận của động cơ và người lái
* Tấm tam giác và các đinh tán
- Tấm tam giác là các khung thép dập hoặcn các tấm thép có dạng hình tam giác, dùng để tán hoặc hàn vào các góc của khung xe nhằm tăng cường độ cứng vững cho khung xe chịu lực từ mặt đường và bánh xe truyền lên khung vỏ xe.
- Đinh tán làm bằng thép, dùng để tán nóng khi lắp ghép các dầm doc với các dầm ngang và các tấm tam giác. 
2. Thân vỏ xe
a, Nhiệm vụ
 - Vỏ xe dùng để chứa hành khách, người lái và hàng hoá.
b, Cấu tạo.
* Khung xương 
 Khung xương bao gồm các thanh đỡ, thanh dọc và thanh ngang làm bằng thép dập hoặc thép góc được nối cứng với nhau bằng các mối hàn hoặc đinh tán và đựôc sơn chống rỉ. Bao kín khung xương là các tấm dập bằng thép mỏng và các cửa, được liên kết với khung xương bằng các đinh tán, bulông hoặc các mối hàn.
* Sàn xe và các tấm dập (buồng lái xe tải) 
 - Tấm dập là các thép mỏng (thép tấm 0,1 – 1,5 mm) được dập hoặc gò theo các hình dáng quy định và diện tích của các ô trống trên khung xưông của từng loại xe và liên kết với khung xương bằng các đinh tán hoặc các mối hàn. Giữa các tấm dập có chứa các tấm xốp cách nhiệt và cách âm. Các khung kính đựôc lắp kính trong hoặc kính màu có đệm cao su. 
- Sàn xe là các thép dày hơn (thép tấm 1.5 – 3,0 mm) được liên kết với khung xương hoặc khung xe bằng các đinh tán hoặc các mối hàn.
- Sàn xe và tấm dập sau khi liên kết với khung xe hoàn chỉnh đựôc sơn chống rỉ và sơn bóng bề mặt theo các màu sơn chất lượng cao.
* Thùng xe tải
 	- Thùng xe tải đựôc làm bằng thép hoặc bằng gỗ, có các thanh đỡ ,thanh dọc, thanh ngang và sàn. Các thanh và sàn được liên kết với nhau bằng các bulông hoặc đinh tán. Tấm tam giác là các khung thép dập hoặc các tấm thép có dạng hình tam giác, dùng để tán hoặc hàn vào các góc của khung xe nhằm tăng cường độ cứng vững cho khung xe chịu lực.
- Đinh tán làm bằng thép, dùng để tán nóng khi lắp ghép các dầm doc với các dầm ngang và các tấm tam giác.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
- Vật liệu: 
+ Mỡ bôi trơn, dầu thủy lực và dung dịch rửa, sơn
+ Giẻ sạch, vật tư phục vụ sơn xe
+ Vật tư và phụ tùng thay thế
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
+ Mô hình cắt của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ ô tô
+ Các bộ nhíp, lò xo, giảm xóc, khung, vỏ và ô tô dùng tháo lắp học tập
+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô
+ Dụng cụ đo, các thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống treo
+ Dụng cụ đo, các thiết bị kiểm tra và sửa chữa thân vỏ xe
+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp
+ Máy chiếu, máy tính
- Học liệu
+ Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006
+ Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008
+ Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ ô tô
+ Các Tài liệu hướng dẫn và tham khảo về hệ thống treo
+ Phiếu kiểm tra
- Nguồn lực khác: 
+ Thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 
1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống di chuyển.
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận, hệ thống di chuyển đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 70%.
- Về kỹ năng: 
+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận 
đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.
+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định.
- Về thái độ: 
+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: 
- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.
- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 
Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết, các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
4. Tài liệu cần tham khảo: 
- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển do Tổng cục dạy nghề ban hành.
- Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006.
- Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008.
- Giáo trình Hệ thống truyền lực ô tô - NXB GTVT năm 2003.
- Tài liệu Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển – Tổng cục dạy nghề 2004.

File đính kèm:

  • docde_cuong_modun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_di_chuyen.doc