Điều chế quang xúc tác TiO2 pha tạp Gadolini trên chất mang bentonite để xử lí các chất hữu cơ trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và diệt nấm mốc, vi khuẩn
ABSTRACT
In this study, we report photocatalytic activity under visible light irradiation of
gadolinium-doped TiO2 nanoparticles on bentonite prepared by sol–gel method. Using this
preparation, we performed the decomposition for organic chemicals in sewage of Nhieu
Loc – Thi Nghe channel. The number of Aspergillus niger and E. coli bacteria were killed
up to 100%.
Bạn đang xem tài liệu "Điều chế quang xúc tác TiO2 pha tạp Gadolini trên chất mang bentonite để xử lí các chất hữu cơ trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và diệt nấm mốc, vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều chế quang xúc tác TiO2 pha tạp Gadolini trên chất mang bentonite để xử lí các chất hữu cơ trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và diệt nấm mốc, vi khuẩn
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014 13 ĐIỀU CHẾ QUANG XÚC TÁC TiO2 PHA TẠP GADOLINI TRÊN CHẤT MANG BENTONITE ĐỂ XỬ LÍ CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ VÀ DIỆT NẤM MỐC, VI KHUẨN VÕ QUANG MAI (*) NGUYỄN BÍCH KHUÊ, LÊ THỊ NGỌC DIỄM(**) LÊ NGUYỄN HOÀNG KHA(***) TÓM TẮT Tro k ả ă qua x dướ s k ả k ế ủa TiO2 p a ạp gadolini ó kí ướ a me ê ấ ma bentonite ằ p ươ pháp sol – gel để p â ủ ấ ữu ơ ó ướ ả kê N êu Lộ – T ị N è v d ệ ấm mố Aspe llus e , v k uẩ E. coli đạ đế 100%. TiO2 a vậ l ệu T O2 p a ạp gadolini, quang xúc tác. ABSTRACT In this study, we report photocatalytic activity under visible light irradiation of gadolinium-doped TiO2 nanoparticles on bentonite prepared by sol–gel method. Using this preparation, we performed the decomposition for organic chemicals in sewage of Nhieu Loc – Thi Nghe channel. The number of Aspergillus niger and E. coli bacteria were killed up to 100%. Keywords: TiO2 nanoparticles, gadolinium-doped TiO2 materials, photocatalytic. 1. MỞ ĐẦU*(**)(***) Titan đioxit (TiO2) là một trong những vật liệu cơ bản trong ngành công nghệ vật liệu ứng dụng cho các lĩnh vực y dược, môi trường, công nghệ hóa học, sinh học bởi nó có các tính chất lý hóa, quang điện tử khá đặc biệt và có độ bền cao, thân thiện với môi trường. Ngoài ra TiO2 có rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống như hóa mỹ phẩm, chất màu, sơn, chế tạo các loại thủy tinh, men và gốm chịu nhiệt TiO2 kích thước nano thường được điều chế theo phương pháp sol–gel [5] và có nhiều ứng (*)PGS.TS, Trường Đại học Sài Gòn (**)CN, Trường Đại học Sài Gòn (***) GV, Trường THPT Việt Anh, Bình Dương dụng hơn trong các lĩnh vực như chế tạo pin mặt trời, sensor, sản xuất nguồn năng lượng sạch H2, chế tạo cảm biến khí và xử lý chất hữu cơ...[1]. Những năm gần đây, TiO2 rất được quan tâm trong lĩnh vực làm xúc tác quang hóa khi có mặt tia tử ngoại để chế tạo vật liệu tự làm sạch, phân hủy các chất hữu cơ và xử lý môi trường [3], diệt nấm men, vi khuẩn, đáp ứng yêu cầu cho những nơi cần có độ sạch, độ vô khuẩn cao như phòng mổ. Tuy nhiên phần tia tử ngoại trong quang phổ mặt trời đến bề mặt trái đất chỉ chiếm khoảng 4% nên việc sử dụng TiO2 làm xúc tác quang để xử lý môi trường bị hạn chế. Vì thế để mở rộng khả năng sử 14 dụng TiO2 làm xúc tác quang cần phải biến tính chúng sao cho chỉ cần năng lượng bức xạ mặt trời cả ở vùng ánh sáng nhìn thấy cũng làm cho TiO2 có thể tham gia vào phản ứng quang xúc tác được. Muốn vậy cần làm giảm năng lượng vùng cấm của TiO2 hay dịch chuyển độ rộng vùng cấm của TiO2 từ vùng tử ngoại tới vùng khả kiến. Để làm được điều này các nhà nghiên cứu đã tiến hành biến tính vật liệu TiO2 b ng nhiều phương pháp, thí dụ như đưa thêm các kim loại, oxit kim loại của n, e, Cr, Ag, Ni[ ] hoặc các phi kim N, C hay CNT (Carbon Nano Tube), S, , Cl hoặc các nguyên tố đất hiếm như u, Nd[ ] hoặc h n hợp các nguyên tố đất hiếm [ ] hoặc các hợp chất như CoTSPc (Cobalt tetrasulfaphthalocyanine), KF, SiO2 [4] vào mạng tinh thể TiO2. Hầu hết những sản phẩm được biến tính theo các cách này đều có hoạt tính xúc tác cao hơn so với TiO2 ban đầu trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Trong công trình này, chúng tôi thông báo một số kết quả nghiên cứu điều chế vật liệu TiO2 pha tạp gadolini trên chất mang bentonite để xử lí các chất hữu cơ có trong nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đồng thời khảo sát khả năng diệt nấm mốc, vi khuẩn của chúng chỉ cần dưới ánh sáng khả kiến. Nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được lấy ở đoạn cống thoát nước thải trên đường Trần Khắc Chân, phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và đây là khu vực dân sinh đông đúc trong nội thành thành phố. Trong phạm vi của đề tài, chọn vi khuẩn . Coli và nấm Aspergillus niger là loại đặc trưng, thường có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều chế TiO2 pha tạp Gd kích thước nanomet trên chất mang bentonite bằng phương pháp sol – gel Cho từ từ dung dịch C2H5OH tuyệt đối vào dung dịch Tetra-isopropyl orthotitanate (TTIP). Sau đó, thêm dung dịch CH3COOH vào h n hợp vừa thu được, vừa cho vừa khuấy đều trên máy khuấy từ gia nhiệt với tỉ số mol của các chất trong khoảng: 3 2 5TTIP CH COOH C H OH n : n : n 1: 6 :10 . Tiếp tục cho thêm nước (nếu không pha tạp Gd) hoặc dung dịch Gd(NO3)3 có nồng độ xác định vào h n hợp trên với tỉ số mol so với TTIP phù hợp (nếu cần pha tạp Gd). Khuấy liên tục h n hợp thu được trên máy khuấy từ gia nhiệt trong 3 giờ để thu được sol trong suốt. Sol được để ổn định trong ngày trong không khí, nhiệt độ phòng để hình thành và làm già gel. Điều chế huyền phù sét bentonite: cho nước cất vừa đủ vào bentonite, vừa cho vừa khuấy liên tục ở nhiệt độ phòng cho đến khi bentonite không còn bị vón cục. Tẩm gel trên nền bentonite: thêm từ từ gel vào huyền phù sét bentonite với tỉ lệ khối lượng gel/bentonite thích hợp. Khuấy liên tục với tốc độ không đổi trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sấy gel/bentonite ở nhiệt độ 800C cho đến khi gel/bentonite hoàn toàn khô. Gel sau khi sấy được nghiền mịn, thu được gel bột mịn. Nung gel bột mịn ở nhiệt độ xác định trong 3 giờ để thu nhận vật liệu TiO2 pha tạp Gd trên chất mang bentonite. 2.2. Kiểm tr vật liệu iO2 p tạp Gd Sự tạo thành và phân hủy gel của TiO2 cũng như xác định nhiệt độ sấy, nung phù hợp được đánh giá b ng giản đồ phân tích nhiệt TGA. 15 Thành phần hóa học của vật liệu TiO2 – Gd được kiểm tra b ng giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD). Kích thước hạt TiO2 – Gd cũng như TiO2 – Gd trên chất mang bentonite được kiểm tra b ng ảnh S M. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu TiO2 pha tạp Gd và không pha tạp trên chất mang bentonite được thử nghiệm b ng chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học COD (Chemical Oxigen Demand). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. K ảo sát ả năng xử lý COD củ bentonite Vì vật liệu TiO2 nano rất nhẹ nên khó thu hồi sau xử lý nước, do đó cần gắn TiO2 nano lên một chất mang. Chúng tôi chọn bentonite làm chất mang vì rẻ tiền, dễ sử dụng, không độc hại đối với môi trường và có khả năng hấp phụ chất hữu cơ. Thí nghiệm chứng minh kết quả xử lý COD nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của bentonite được tiến hành trong hai điều kiện: trong buồng tối và khi có chiếu sáng b ng đèn Compac 40W. Kết quả đều cho thấy bentonite làm giảm COD của nước đến 5% sau 0 phút. Thí nghiệm này đã chứng tỏ bentonite cũng có khả năng hấp phụ chất hữu cơ nhưng không có tính quang xúc tác. 3.2. K ảo sát tỉ lệ ối lượng iO2 : bentonite đến iệu suất p ân ủy COD củ vật liệu TiO2 nano rất mịn nên sẽ chui vào các l hổng của bentonite, do đó sẽ làm giảm khả năng hấp phụ chất hữu cơ của bentonite. Vì vậy cần khảo sát tỉ lệ khối lượng gel TiO2 : bentonite đến khả năng hấp phụ các chất hữu cơ trong nước. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện: gel TiO2 (không pha tạp) được gắn lên bentonite theo các tỉ lệ khối lượng TiO2 : bentonite là: 1 : 1; 1 : 2; 1 : 3; 1 : 4; 1 : 5; 1 : ; 1 : , gel được nung ở 5000C, hàm lượng xúc tác 0,0 0(g/ml nước thải), được chiếu sáng b ng đèn Compac 40W trong 0 phút. Kết quả của hiệu suất phân hủy COD theo tỉ lệ khối lượng TiO2 : bentonite được trình bày ở hình 1. Hình 1. H ệu suấ p â ủ COD e ỉ lệ k ố lượ T O2: bentonite 16 Từ hình 1 cho thấy tỉ lệ khối lượng TiO2 : bentonite thích hợp là 1 : 4 để bảo đảm bentonite không có khả năng hấp phụ làm sai lệch kết quả thí nghiệm và số hạt TiO2 kích thước nanomet không được gắn lên chất mang bentonite là ít nhất. Tỉ lệ này được dùng cho tất cả các thí nghiệm sau. Trong trường hợp có dư TiO2 (ở các tỉ lệ từ 1 : 1 đến 1 : 3), hiệu suất phân hủy COD cũng b ng 0% chứng tỏ TiO2 kích thước nanomet không biến tính không quang hoạt dưới ánh sáng khả kiến. Trong trường hợp có dư bentonite (ở các tỉ lệ từ 1 : 5 đến 1 : ), khả năng hấp phụ tăng dần do số l xốp trống của bentonite tăng. 3.3. K ảo sát ản ưởng củ tỉ lệ p tạp Gd/ iO2 đến iệu suất p ân ủy COD củ vật liệu Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pha tạp Gd/TiO2 được tiến hành trong điều kiện: các mẫu pha tạp các tỉ lệ Gd/TiO2 (mol/mol) là: 0,3%; 0,5%; 0,7% và 1,0%, các điều kiện thí nghiệm khác được giữ như ở trên. Kết quả của hiệu suất phân hủy COD theo tỉ lệ pha tạp Gd/TiO2 được trình bày ở hình 2. Hình 2. H ệu suấ p â ủ COD e ỉ lệ p a ạp Gd/T O2 ủa vậ l ệu Từ hình có thể thấy r ng: Khi tăng tỉ lệ % pha tạp Gd: TiO2 (mol/mol) từ 0,3% lên 0,5%, hiệu suất quang xúc tác tăng do số tâm hoạt động tăng trên bề mặt xúc tác. Nếu tiếp tục tăng tỉ lệ % pha tạp Gd: TiO2 (mol/mol) từ 0,5% lên 1,0%, hiệu suất quang xúc tác lại giảm do có sự chồng lắp các tâm hoạt động lên nhau. Tỉ lệ % pha tạp Gd : TiO2 (mol/mol) phù hợp nhất là 0,5% với hiệu suất quang xúc tác đạt 9 ,50%. 3.4. Khảo sát sự tạo thành và phân hủy gel TiO2 – Gd bằng giản đồ phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) để điều chế vật liệu Mẫu gel TiO2 pha tạp ở tỉ lệ Gd/TiO2 (mol/mol) là 0,5%, sấy ở 800C cho tới khô hoàn toàn, nghiền thành bột mịn rồi được phân tích nhiệt TGA với kết quả ở hình 3: 17 Hình 3. G ả đồ p â í ệ ọ lượ (TGA) Từ giản đồ phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) ở hình 3 cho thấy quá trình phân hủy gel như sau: Khi tăng nhiệt độ nung gel TiO2 lên 150 0C, ở giản đồ TGA có sự mất 9,149% khối lượng do gel bị mất nước ở bên ngoài. Điều này có nghĩa việc lựa chọn nhiệt độ sấy dưới 1500C (cụ thể là 800C) là phù hợp để không ảnh hưởng đến cấu trúc của gel. Khi tăng nhiệt độ nung lên khoảng 258 0C, ở giản đồ TGA có sự mất thêm 3,589% khối lượng. Tại nhiệt độ này nước ở cầu ngoại đã mất hoàn toàn và bắt đầu chuyển qua giai đoạn phân hủy gel để hình thành TiO2. Khi tăng nhiệt độ nung lên 000C, ở giản đồ TGA có sự mất thêm 9, 3% khối lượng. Đây là thời điểm kết thúc việc phân hủy gel để hình thành TiO2. Từ 00 0C trở đi, khối lượng không đổi, có nghĩa là sự hình thành TiO2 đã hoàn toàn. Do đó, nhiệt độ nung phù hợp là bé hơn hoặc b ng 000C. Nếu nung ở nhiệt độ cao hơn 000C sẽ làm hao tốn nhiên liệu đồng thời các hạt TiO2 – Gd có xu hướng kết tụ thành đám sẽ làm giảm diện tích bề mặt riêng hoặc TiO2 sẽ có xu hướng dễ chuyển sang dạng rutile nhiều hơn cũng làm giảm hiệu suất phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải nên đều không có lợi. 3.5. K ảo sát ản ưởng n iệt độ nung mẫu đến iệu suất p ân ủy COD củ vật liệu Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến vật liệu TiO2 pha tạp Gd được thay đổi từ 400oC, 500oC, 600oC đến 00oC, các điều kiện thí nghiệm khác được giữ như ở trên. Kết quả được trình bày ở hình 4: 18 Hình 4. H ệu suấ p â ủ COD e ệ độ u vậ l ệu Từ hình 4 có thể thấy r ng, nhiệt độ nung tối ưu là 5000C. Hiệu suất phân hủy COD đạt 100% sau 0 phút. 3.6. K ảo sát àm lượng c ất xúc tác đến iệu suất p ân ủy COD củ vật liệu Các thí nghiệm nh m tìm ra hàm lượng xúc tác tối ưu được thay đổi từ 0,005; 0,01; 0,0 0(g/ml) nước thải, các điều kiện thí nghiệm khác được giữ như ở trên. Kết quả được trình bày ở hình 5: Hình 5. H ệu suấ p â ủ COD e m lượ ấ x Từ hình 5 có thể thấy r ng, hàm lượng xúc tác tối ưu là: 0,0 0(g/ml) nước thải. Hiệu suất phân hủy COD đạt 100% sau 0 phút. 3.7. K ảo sát t ời gi n xử lí c ất ữu cơ trong nước t ải và ả năng tái sử dụng củ xúc tác đến iệu suất p ân ủy COD củ vật liệu Kết quả cho thấy r ng, ở lần sử dụng đầu tiên, thời gian xúc tác tối ưu là 0 phút, 19 hiệu suất phân hủy COD đạt 100%. Khi tái sử dụng xúc tác ở lần , chỉ còn 8 ,5% và lần 3 chỉ còn 5% sau 180 phút. Điều này cho thấy cần có nghiên cứu tiếp theo để hoạt hóa vật liệu xúc tác TiO2 – Gd nếu muốn nâng hiệu suất phân hủy COD lên hơn nữa ở những lần sau. 3.8. Khảo sát khả năng phân hủy metylen xanh của vật liệu TiO2 và TiO2 – Gd Để đánh giá và so sánh khả năng quang xúc tác của vật liệu TiO2 và TiO2 – Gd cần khảo sát độ chuyển hóa (khả năng phân hủy) metylen xanh của chúng. Kết quả cho thấy mẫu TiO2 pha tạp Gd có khả năng xúc tác quang hóa cao hơn nhiều so với TiO2 không pha tạp. Mẫu TiO2 – Gd 0,5% về số mol cũng đã chứng tỏ có độ chuyển hóa cao nhất, chỉ cẩn được chiếu sáng b ng đèn Compac 40W độ chuyển hóa đã đạt ,0 % sau 10 phút và đạt 90,0 % sau 40 phút. 3.9. K ảo sát ả năng diệt vi uẩn E.coli và nấm mốc Aspergillus niger củ vật liệu Tính chất diệt vi khuẩn, nấm mốc của TiO2 nano được kiểm nghiệm b ng phương pháp đếm số khuẩn lạc trên đĩa petri. Toàn bộ quá trình thử khả năng xúc tác quang hóa của TiO2 nano lên vi khuẩn, nấm mốc được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Kết quả cho thấy dưới tác dụng của đèn Compac 40W, vật liệu TiO2 – Gd có khả năng diệt vi khuẩn .Coli và nấm mốc Aspergillus niger rất tốt, lượng vi khuẩn và nâm mốc sống sót (sau 1,5 ngày) trên đĩa petri có phủ TiO2 – Gd là rất ít, thậm chí không còn tồn tại. Những thí nghiệm này cho thấy vi khuẩn và nấm mốc đã bị phân hủy trên bề mặt do tính oxi hóa mạnh của TiO2 quang xúc tác. 3.10. Khảo sát kích thước hạt của vật liệu TiO2 pha tạp Gd và TiO2 pha tạp Gd gắn vào chất mang bentonite bằng ảnh SEM Kết quả ảnh S M cho thấy TiO2 pha tạp Gd có dạng hạt, có kích thước từ khoảng ,14 đến 11 nm và phân bố đồng đều, ít bị kết tụ thành đám do đó sẽ có diện tích bề mặt riêng lớn nên là chất xúc tác tốt. Ảnh S M cũng cho thấy khi gắn TiO2 lên bentonite xuất hiện các hạt có kích thước nanomet rất đều bên cạnh các hạt bentonite có kích thước lớn hơn nhiều. Điều này chứng tỏ TiO2 đã được gắn vào nền bentonite. 3.11. K ảo sát t àn p ần ọc củ vật liệu iO2 – Gd bằng n iễu xạ ti X (XRD) Các thí nghiệm tiếp theo nh m tìm ra thời gian xúc tác tối ưu của lần , lần 3 được thay đổi theo thời gian chiếu sáng: 60; 120; 180 (phút). Kết quả được trình bày ở hình : 20 Hình 6a. Giản đồ n iễu xạ ti X củ vật liệu iO2 Hình 6b. Giản đồ n iễu xạ ti X củ vật liệu iO2 – Gd So sánh hai giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 và TiO2 - Gd ở hình a và b có thể cho một số nhận xét: Hầu hết các pic ở giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 ở hình a đều có ở giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 – Gd ở hình b, đặc biệt là pic tại góc 0 0 2 25,36 27,46 có d 3,51 vì đây là pic đặc trưng của TiO2. Sự pha tạp của Gd vào vật liệu đã thành công được chứng minh qua một số điểm khác nhau ở hai giản đồ trên như sau: - Tuy hầu hết các pic ở giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 ở hình a đều có ở giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 – Gd ở hình b nhưng giá trị d của các pic ở giản đồ có sự chênh lệch dù khá nhỏ. - Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 – Gd ở hình b không có pic có d = 3, 44 9 và d = 1, 48 như giản đồ nhiễu 21 xạ tia X của vật liệu TiO2 ở hình a. - Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 – Gd ở hình b có thêm pic có d = 1, 43019.4 mà giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu TiO2 ở hình a không có. 4. KẾT LUẬN Đã xác định các điều kiện thích hợp để điều chế vật liệu TiO2 pha tạp Gd trên chất mang bentonite b ng phương pháp sol – gel đi từ TTIP, CH3COOH và C2H5OH với tỉ số mol là 3 2 5 TTIP CH COOH C H OH n : n : n 1: 6 :10 , tỉ lệ pha tạp Gd/TiO2 là 0,5% về số mol, thời gian muồi gel là ngày, tỉ lệ gel/bentonite là 1 : 4, nhiệt độ nung là 500 oC, thời gian nung mẫu là 3 giờ. Vật liệu nano TiO2 pha tạp 0,5% mol Gd có khả năng quang xúc tác tốt và chỉ cần ánh sáng khả kiến, hiệu suất phân hủy COD đạt 100% sau 0 phút. Trước đây vì sử dụng TiO2 không pha tạp nên muốn đạt kết quả này phải mất 180 phút và phải được chiếu sáng b ng tia UV. Với vật liệu TiO2 – Gd nano, chỉ cần ánh sáng khả kiến, độ chuyển hóa của metylen xanh đạt ,0 % sau 10 phút và đạt 90,0 % sau 40 phút. Ngoài ra chúng còn có khả năng diệt nấm mốc, vi khuẩn nên có khả năng ứng dụng làm sơn quét tường cho các phòng mổ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuan-yi Wang, Joseph Rabani, Detlef W. Bahnemann, Jurgen K. Dohrmann (2002), “Photonic efficiency and quantum yield of formaldehyde formation from methanol in the presence of various TiO2 photocatalysts”, Journal of Photochemistry and photobiology A: Chemistry, Vol 148, pp.169-176. 2. E. D. Jeong, Pramod H. Borte, J. S. Jang, J. S. Lee, Jung OK-sang, H. Chang, J. S. Jin, M. S. Won and H. G. Kim ( 008), “Hydrothermal synthesis of Cr and e co-doped TiO2 nanoparticle photocatalyst”, Journal of Ceramic processing Research, 9(3), pp. 250-253. 3. Hoàng Thanh Thúy (2011), N ê ứu ế í T O2 a ằ C (III) l m ấ x qua óa vù s ấ , Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hóa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Huỳnh Thị Kiều Xuân, Lê Tiến Khoa, Tăng Ngọc Bảo Thụy ( 010), “Nghiên cứu biến tính TiO2 anatase b ng K và khảo sát hoạt tính quang hóa trong vùng khả kiến”, Tạp chí P ể K a ọ v C ệ - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13 (số T1), trang – 28. 5. Võ Quang Mai, Trần Thị Cúc Phương ( 008), “Tổng hợp xêri đioxit siêu mịn b ng phương pháp sol-gel từ xêri(IV) nitrat và axit tartric”, Tạp chí k a ọ Đạ ọ Huế (Chuyên san khoa học tự nhiên), số 48, trang 119–124. 22 6. Võ Văn Tân, Võ Quang Mai, Trần Dương ( 011), “Nghiên cứu chế tạo vật liệu phát quang floapatit pha tạp europi và neodym”, Tạp chí Hóa ọ , tập 49 (số 3A), trang 164 –168. 7. Võ Văn Tân, Võ Quang Mai, Nguyễn Tấn Phước ( 013), “Nghiên cứu điều chế và thử hoạt tính quang xúc tác TiO2 pha tạp uropi”, Tạp chí Đạ ọ S Gò , số 14, trang 88–98. * Ngày nhận bài: 1 /5/ 014. Biên tập xong: 30/ / 014. Duyệt đăng: 05/8/ 014
File đính kèm:
- dieu_che_quang_xuc_tac_tio2_pha_tap_gadolini_tren_chat_mang.pdf