Điều chỉnh chủ đề nghe giúp cải thiện hứng thú học kỹ năng nghe của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh, trường Đại học Hùng Vương

Bài báo là báo cáo của một nghiên cứu hành động được thực hiện tại khoa Ngoại ngữ, Trường Đại

học Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) với sự tham gia của 54 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành

tiếng Anh. Theo Sass (1989), hứng thú học tập là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học,

thậm chí hứng thú học còn quan trọng hơn cả kết quả học tập. Trong khuôn khổ bài báo này, tác

giả tập trung đưa ra những phân tích về hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ở giai đoạn

trước và sau khi áp dụng một số điều chỉnh trong chương trình. Từ đó, bài báo sẽ phân tích và thảo

luận về những thay đổi tích cực trong hứng thú học tập của người học.

pdf 8 trang yennguyen 6020
Bạn đang xem tài liệu "Điều chỉnh chủ đề nghe giúp cải thiện hứng thú học kỹ năng nghe của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh, trường Đại học Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều chỉnh chủ đề nghe giúp cải thiện hứng thú học kỹ năng nghe của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh, trường Đại học Hùng Vương

Điều chỉnh chủ đề nghe giúp cải thiện hứng thú học kỹ năng nghe của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh, trường Đại học Hùng Vương
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ĐIỀU CHỈNH CHỦ ĐỀ NGHE
GIÚP CẢI THIỆN HỨNG THÚ HỌC KỸ NĂNG NGHE 
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
TÓM TẮT
Bài báo là báo cáo của một nghiên cứu hành động được thực hiện tại khoa Ngoại ngữ, Trường Đại 
học Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) với sự tham gia của 54 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành 
tiếng Anh. Theo Sass (1989), hứng thú học tập là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học, 
thậm chí hứng thú học còn quan trọng hơn cả kết quả học tập. Trong khuôn khổ bài báo này, tác 
giả tập trung đưa ra những phân tích về hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ở giai đoạn 
trước và sau khi áp dụng một số điều chỉnh trong chương trình. Từ đó, bài báo sẽ phân tích và thảo 
luận về những thay đổi tích cực trong hứng thú học tập của người học. 
Từ khóa: hứng thú, kỹ năng nghe, nghiên cứu hành động. 
NGÔ THỊ THANH HUYỀN*; NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY**
*Đại học Hùng Vương, ✉ ngohuyen2003@yahoo.com
**Đại học Hùng Vương, ✉ starry_19842002@yahoo.com
1. MỞ ĐẦU 
Trong giảng dạy, học tập nói chung và tiếng Anh 
nói riêng, hứng thú học luôn là chìa khóa quan trọng 
giúp người học thành công (Dornyei, 2001). Nhà văn 
nổi tiếng William Authur Ward (1921-1994) đã từng 
chia sẻ, một giáo viên bình thường chỉ nói, một giáo 
viên tốt giải thích, một giáo viên cao cấp minh họa, 
nhưng một giáo viên vĩ đại sẽ tạo cảm hứng. Hơn nữa, 
cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục có cùng 
chung quan điểm đó là: một trong những phương 
pháp giảng dạy hiệu quả nhất là tạo hứng thú thúc 
đẩy người học học tập (Sass, 1989). Là một giảng 
viên chuyên dạy kỹ năng nghe, tác giả nhận thấy sinh 
viên năm thứ nhất tại trường Đại học Hùng Vương 
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc học kỹ năng 
nghe như: thiếu vốn từ vựng, chưa làm quen với các 
kỹ năng nghe, một số nội dung trong giáo trình nghe 
không phù hợp,... và họ thực sự cần nhiều hứng thú 
học tập hơn nữa để học tốt kỹ năng quan trọng này, vì 
kỹ năng này sẽ giúp các em học tốt những môn học 
khó hơn sau này như: phiên dịch, ngữ âm- âm vị học,...
Hơn nữa, theo Nunan (1994), một trong những 
yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện hứng thú học của 
người học là giáo trình phù hợp, có nhiều chủ đề hay 
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
và được thiết kế một cách cẩn thận dựa trên nhu cầu 
và năng lực của người học. Trong khi đó, giáo trình 
nghe sử dụng trong học phần nghe 2 còn có một số bài 
không phù hợp với trình độ của sinh viên, vì có nhiều 
từ vựng khó và cuối mỗi bài lại có một số hoạt động 
được thiết kế dành cho kỹ năng nói. Những hoạt động 
này là không cần thiết, vì kỹ năng nói đã được học 
như một kỹ năng riêng. 
Chính vì vậy, dựa trên khảo sát trước khóa học 
và nghiên cứu giáo trình, nhóm nghiên cứu tiến hành 
điều chỉnh một số chủ đề nghe và tăng thời lượng 
dành cho kỹ năng nghe ở chương trình học, nhằm xem 
xét sự thay đổi trong hứng thú học tập của sinh viên.
2. NỘI DUNG 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 54 
sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Ngôn ngữ Anh 
của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Hùng Vương. Những 
sinh viên này đã kết thúc học phần nghe 1, thuộc kỳ 1 
của năm thứ nhất và đang tiếp tục học học phần nghe 
2, thuộc kỳ 2. Họ có độ tuổi dao động từ 18 đến 20 và 
xuất thân từ một số tỉnh miền núi phía Bắc. Hầu hết 
các sinh viên này có trình độ tiếng Anh không cao, 
đặc biệt là kỹ năng nghe và nói. 
2.1.2. Công cụ thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu áp dụng 
phương pháp quan sát lớp học và câu hỏi điều tra. Đầu 
tiên, câu hỏi điều tra trước thực nghiệm được đưa ra 
nhằm thu thập thông tin về hứng thú học tập của sinh 
viên và việc dạy-học kỹ năng nghe. Thông tin thu thập 
được từ những câu hỏi điều tra này giúp nhóm nghiên 
cứu tìm hiểu về thực trạng hứng thú học tập và có định 
hướng cho những điều chỉnh phù hợp hơn trong khóa 
học. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành điều chỉnh 
một số chủ đề nghe trong giáo trình cho phù hợp với 
trình độ, sở thích của sinh viên và tăng thời lượng 
dành cho kỹ năng nghe. 
Để điều tra tính hiệu quả của những điều chỉnh 
này trong việc giúp nâng cao hứng thú học của sinh 
viên, việc quan sát lớp học cùng với bảng hỏi sau thực 
nghiệm được sử dụng để thu thập những dữ liệu về 
hứng thú học tập của sinh viên. 
2.1.3. Tài liệu học tập
Trong học phần nghe 2, giáo trình được sử dụng 
cho kỹ năng nghe là Listen in 3 (Nunan, 2011). Đây 
là giáo trình được thiết kế để dạy tích hợp hai kỹ năng 
nghe và nói. Sau phần nghe là phần luyện tập kỹ năng 
nói cho người học về chủ đề mà họ vừa nghe ở trên. 
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến 
hành điều chỉnh nội dung bài học để phù hợp với trình 
độ và sở thích của sinh viên; trong đó, nhóm tác giả 
bổ sung thêm thời gian cho các hoạt động nghe, đồng 
thời cắt giảm bớt các hoạt động nói vì đã có những giờ 
học kỹ năng nói riêng biệt. Thêm vào đó, vì một số bài 
nghe quá khó so với trình độ sinh viên như bài 3, bài 
7, bài 8, bài 15, bài 16, bài 20 hoặc các kiểu bài nghe 
chưa đa dạng để tạo hứng thú học tập cho sinh viên 
nên tác giả đã có những điều chỉnh trong chương trình 
nhằm giúp sinh viên hứng thú với giờ học nghe hơn. 
Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh một số nội dung 
trong chương trình học của học phần nghe 2. Những 
điều chỉnh đó là: thay đổi chủ đề của 06 bài học trong 
chương trình và thay thế bằng những chủ đề phù hợp 
hơn với trình độ và sở thích của sinh viên như Unit 
3 (love), Unit 7 (student life), Unit 8 (dreams), Unit 
15 (television), Unit 16 (At a language center), Unit 
20 (Memory); điều chỉnh thời lượng và nội dung học 
tập theo hướng tăng thêm các hoạt động nghe, giảm 
bớt các hoạt động nói trong từng bài học. Lí do nhóm 
nghiên cứu cắt bớt hoạt động nói là sinh viên đã được 
học kỹ năng nói theo một giáo trình riêng, không lồng 
ghép với kỹ năng nghe. Những điều chỉnh này nhằm 
hướng đến một mục đích là giúp sinh viên nâng cao 
hứng thú học tập đối với kỹ năng nghe và những điều 
chỉnh này đều dựa trên khảo sát về nhu cầu, sở thích 
và trình độ của sinh viên. 
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Kết quả thu được từ việc quan sát lớp học 
Việc quan sát lớp học được nhóm nghiên cứu tiến 
hành trong suốt thời gian sinh viên học học phần nghe 
2. Trong nhóm nghiên cứu có một người là giảng viên 
giảng dạy và một người đóng vai trò quan sát lớp học.
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra thông tin thu thập được từ việc quan sát lớp học 
trong hai tuần đầu và hai tuần cuối cùng của học phần trong năm học 2016-2017. 
Bảng 1: Dữ liệu từ việc quan sát lớp học trong 2 tuần đầu tiên của học phần
(03 là mức độ trung bình cho tất cả các tiêu chí)
1 2 3 4 5
1. Sinh viên tham gia đóng góp ý kiến với bài học
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 
Thường xuyên – 5 Rất tích cực) 
11.1% 27.8% 22.2% 33.3% 5.6%
2. Đánh giá mức độ tập trung của sinh viên đối với bài học
(1 Không chút nào – 2 Ít khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Khá tập 
trung – 5 rất tập trung)
9.3% 27.8% 11.1% 29.6% 22.2%
3. Sinh viên thích các hoạt động nghe
(1 Ghét – 2 Không rõ – 3 Bình thường – 4 Thích – 5 Rất thích)
12.5% 15.0% 35.0% 27.8% 10.0%
4. Đánh giá mức độ tham gia hoạt động của sinh viên
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 
Thường xuyên – 5 Rất tích cực)
7.5% 27.8% 33.3% 11.8% 19.6%
5. Sinh viên nêu thắc mắc của mình để giáo viên/bạn học 
giải đáp
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 
Thường xuyên – 5 Rất tích cực)
12.5% 27.5% 30.0% 15.0% 15.0%
6. Sinh viên đến lớp chuyên cần, đúng giờ
(1 Không bao giờ – 2 Ít khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường 
xuyên – 5 Rất đúng giờ)
7.5% 29.8% 29.8% 20.4% 12.5%
7. Sinh viên chăm chú nghe và cố gắng hoàn thành các 
nhiệm vụ nghe
(1 Không – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường xuyên 
– 5 Rất tích cực)
3.7% 27.8% 35.0% 27.8% 5.7%
Khi mới bắt đầu khóa học, số lượng sinh viên tham gia phát biểu ý kiến trong giờ học ở mức độ tích cực chỉ 
là 38.9%, trong khi số sinh viên không đóng góp ý kiến hoặc ít khi đóng góp ý kiến lên tới 39%. Chỉ có 37.5% 
sinh viên được quan sát thấy là có hứng thú với bài học; chỉ có 30% sinh viên thường xuyên đưa ra câu hỏi về 
nội dung bài học, số còn lại được quan sát thấy là không bao giờ hoặc rất ít khi đưa ra câu hỏi. Có lẽ, sinh viên 
không mấy hứng thú hoặc chưa thích học kỹ năng nghe là một trong những lí do tỉ lệ chuyên cần đến lớp của họ 
cũng không cao. Có tới 37.3% (tương ứng với 20 sinh viên) thường xuyên vắng mặt hoặc đi học muộn. Con số 
này là khá cao đối với một lớp học chính quy. Ở tiêu chí 7, chỉ có 33.5% sinh viên chăm chú lắng nghe bài giảng 
và cố gắng hoàn thiện các nhiệm vụ nghe mà giáo viên yêu cầu. Qua phân tích số liệu thu được ở hai tuần đầu 
khóa học, có thể thấy sinh viên chưa hào hứng với các hoạt động nghe, thậm chí là trong 02 tuần đầu tiên họ cũng 
chưa hứng thú với việc thay đổi chủ đề bài học, mặc dù trong thời gian này bài số 3 đã được thay đổi chủ đề. 
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Cho đến những tuần cuối của học phần, hứng thú học kỹ năng nghe đã có sự chuyển biến tích cực. Bảng số 
liệu sau đây sẽ chỉ ra sự thay đổi này. 
Bảng 2: Dữ liệu từ việc quan sát lớp học trong 2 tuần cuối cùng của học phần
(03 là mức độ trung bình cho tất cả các tiêu chí)
1 2 3 4 5
1. Sinh viên tham gia đóng góp ý kiến với bài học
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường 
xuyên – 5 Rất tích cực) 
7.4% 13.0% 29.6% 20.4% 29.6%
2. Đánh giá mức độ tập trung của sinh viên đối với bài học
(1 Không chút nào – 2 Ít khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Khá tập trung 
– 5 rất tập trung)
3.7% 5.6% 11.1% 33.3% 43.7%
3. Sinh viên thích các hoạt động nghe
(1 Ghét – 2 Không rõ – 3 Bình thường – 4 Thích – 5 Rất thích)
3.7% 3.7% 13.0% 48.1% 31.5%
4. Đánh giá mức độ tham gia hoạt động của sinh viên
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường 
xuyên – 5 Rất tích cực)
1.9% 13.1% 20.4% 47.5% 20.4%
5. Sinh viên nêu thắc mắc của mình để giáo viên/bạn học giải đáp
(1 Không tham gia – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường 
xuyên – 5 Rất tích cực)
1.9% 7.4% 29.6% 37.0% 24.1%
6. Sinh viên đến lớp chuyên cần, đúng giờ
(1 Không bao giờ – 2 Ít khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường xuyên 
– 5 Rất đúng giờ)
70% 10.0% 30.0% 40.0% 19.6%
7. Sinh viên chăm chú nghe và cố gắng hoàn thành các nhiệm 
vụ nghe
(1 Không – 2 Hiếm khi – 3 Thỉnh thoảng – 4 Thường xuyên – 5 
Rất tích cực)
3.7% 7.4% 16.7% 27.8% 44.4%
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, số sinh viên hứng thú các hoạt động nghe đã tăng đáng kể so với 2 tuần đầu của 
kỳ học. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, 51% sinh viên tham gia vào các hoạt động nghe một cách tích cực. 
Hầu hết sinh viên (79.6%) thấy khá hứng thú và rất thích thú với các hoạt động nghe. Điều này là một sự tiến 
bộ đáng kể so với thời gian đầu học phần. Số lượng sinh viên tập trung trong giờ học nghe đã lên 43.7% (so với 
22% ở 2 tuần đầu tiên). Số lượng sinh viên tham gia chủ động, tích cực hơn trong giờ học cũng gia tăng đáng kể 
(67.9% so với 31.4% ở đầu khóa học). Khá nhiều sinh viên (67.9%) tham gia vào các hoạt động nghe một cách 
thường xuyên và rất tích cực. 37% sinh viên thường xuyên đưa ra các ý kiến trong bài học trong khi đó có 24.1% 
rất tích cực đóng góp ý kiến. Số sinh viên đi học đúng giờ cũng tăng lên 59.6% so với 32.9% ở đầu học kỳ. Khi 
giảng viên đưa ra các yêu cầu trong giờ học, có 27.8% sinh viên thường xuyên cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ 
nghe và 44.4% sinh viên rất tích cực nghe để hoàn thành các nhiệm vụ nghe. Trong khi đó, các con số tương ứng 
đối với tiêu chí này ở 2 tuần đầu của khóa học chỉ là 27.8% và 5.7%. Điều này thể hiện rằng, hứng thú học của 
sinh viên đã tăng lên trong suốt khóa học. 
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2.2.2. Kết quả thu được từ bảng hỏi điều tra
So sánh kết quả thu được từ bảng hỏi điều tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm: 
Sinh viên tự đánh giá về hứng thú học kỹ năng nghe của bản thân (Biểu đồ 1 và 2)
 Trước khi thực nghiệm, khi được hỏi “ Em có thích học kỹ năng nghe không?”, một số lượng rất lớn (60%) 
sinh viên thú nhận rằng, họ không thích học kỹ năng này. Con số này gần gấp 3 lần con số sinh viên cảm thấy 
hứng thú học nghe. Thêm vào đó, 15% sinh viên ngần ngại trong việc đưa ra câu trả lời về việc mình có hứng 
thú học nghe hay không. Nhìn chung, khảo sát trước thực nghiệm cho thấy, có ít sinh viên cảm thấy hứng thú 
học kỹ năng nghe. 
Sau khi áp dụng những thay đổi trong học phần nghe 2, số lượng sinh viên hứng thú với kỹ năng này đã tăng 
lên đáng kể (từ 25% lên tới 48%) trong khi đó số lượng sinh viên không thấy hứng thú đã giảm xuống còn 39%. 
Sinh viên đánh giá về sự phù hợp giữa nội dung của bài học đối với sở thích của họ 
Đầu khóa học, gần một nửa sinh viên (40%) thấy những chủ đề của khóa học không phù hợp với sở thích 
của họ. Khoảng 1/3 số sinh viên cho rằng, những chủ đề của học phần nghe 1 là phù hợp với sở thích của mình 
và 31% sinh viên không đưa ra ý kiến gì cho câu hỏi này. (Biểu đồ 3 và 4)
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Cuối khóa học, số sinh viên thấy nội dung bài học phù hợp hơn với sở thích của bản thân đã tăng lên 48% 
và số sinh viên thấy bài học không phù hợp giảm xuống chỉ còn 22%. Những con số này thực sự khích lệ nhóm 
nghiên cứu tin tưởng vào những điều chỉnh trong chương trình về nội dung bài học và thời lượng dành cho kỹ 
năng nghe. 
Thời gian để học và luyện tập kỹ năng nghe mỗi ngày 
Số liệu thu thập được từ câu hỏi này chỉ ra rằng, ở đầu khóa học đa số sinh viên (60%) chỉ dành ít hơn 1 giờ 
mỗi ngày để luyện tập kỹ năng nghe. Đây là một trong những lí do tại sao khả năng nghe của họ rất kém. Chỉ 
10% số sinh viên dành hơn 2 giờ để học kỹ năng này. (Biểu đồ 7 và 8)
Số lượng sinh viên dành 1-2 giờ/ngày để học và luyện tập kỹ năng nghe đã tăng gấp đôi từ 30% lên tới 63%, 
trong khi số lượng sinh viên dành ít hơn 1 giờ mỗi ngày để học kỹ năng này giảm xuống đáng kể từ 60% còn 25%. 
Rõ ràng là, khi sinh viên nhận thấy môn học thú vị hơn, họ sẽ dành thêm thời gian và công sức để đầu tư cho nó. 
Mong muốn cải thiện kỹ năng nghe của bản thân:
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Số liệu ở đầu khóa học cho thấy, hầu hết sinh viên 
(56%) có chung mong muốn được học tốt kỹ năng này 
và chỉ 27% không mấy quan tâm tới vấn đề này. Con 
số này cho thấy, mong muốn được cải thiện khả năng 
nghe không tương ứng với hứng thú học của sinh viên, 
vì 56% mong muốn cải thiện khả năng nghe không 
bao gồm 25% ít hứng thú học. (Biểu đồ 9 và 10)
 Mong muốn được cải thiện kỹ năng nghe của 
sinh viên đã có sự thay đổi: 56% sinh viên trước thực 
nghiệm cho rằng họ muốn học kỹ năng này và sau 
thực nghiệm con số này là 62%. Trong khi đó, số sinh 
viên không thích học kỹ năng này giảm từ 27% xuống 
còn 23%. Con số này không thay đổi nhiều lắm nhưng 
nó cũng phần nào thể hiện rằng, có lẽ động lực học tập 
của sinh viên đã thay đổi theo hướng tích cực. 
3. KẾT LUẬN 
Số liệu thu thập được từ việc quan sát lớp học và 
phiếu điều tra giúp nhóm nghiên cứu đưa ra một số 
nhận định sau đây:
- Sinh viên đã chú ý và tham gia nhiệt tình hơn 
trong giờ hoc kỹ năng nghe.
- Việc luyện tập của sinh viên trở nên có mục 
đích hơn.
- Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của 
việc luyện tập thường xuyên.
- Sinh viên hứng thú với những điều chỉnh trong 
chủ đề nghe. 
Tóm tại, qua việc phân tích số liệu và thông tin 
thu thập được, nhóm nghiên cứu nhận thấy những nỗ 
lực nhằm nâng cao hứng thú học nghe của sinh viên 
phần nào đã có hiệu quả. 
Về mặt thái độ học tập, cả trên lớp và sau giờ học, 
những số liệu từ quan sát lớp học và bảng hỏi cho thấy 
việc học tập của sinh viên dần trở nên tập trung hơn; 
sinh viên nỗ lực hơn trong việc học, kiên nhẫn hơn với 
bản thân và chăm chỉ hơn. Những số liệu nghiên cứu 
cũng cho thấy rằng sinh viên đã thích thú với những 
bài học hơn. Đây thực sự là một thành công đáng ghi 
nhận của nhóm nghiên cứu vì trong giáo dục hứng thú 
học tập nhiều khi còn quan trọng hơn kết quả học tập 
(Naiman et al,1991)./. 
Tài liệu tham khảo: 
1. David Nunan (2011), Listen in 3, Lao Dong 
Publishing House, Hanoi.
2. David Nunan (1994), Syllabus Design, Oxford 
University Press: Oxford. 
3. Dornyei, Z. (2001), Teaching and researching 
motivation, London: Longman
4. Naiman et al. (1991), The good language 
learners, Ontario Institute for Studies in Education: 
Toronto.
5. Sass, E. J. (1989), “Motivation in the college 
classroom: What students tell us”, Teaching of 
Psychology, 16(2).
6. William Arthur Ward (1970), Fountains of 
Faith: the Words of William Arthur Ward, Droke 
House: United States.
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
ADJUSTING LISTENING TOPICS TO IMPROVE THE MOTIVATION OF THE 
FIRST- YEAR ENGLISH-MAJORED STUDENTS TO LISTENING SKILLS 
AT HUNG VUONG UNIVERSITY 
NGO THI THANH HUYEN 
NGUYEN THI NGOC THUY
Abstract: This is the report of an action research which has recently been conducted on 54 
first-year English students of Foreign Language Department at Hung Vuong University (Phu 
Tho province). Motivation is very important to the learners, and to some extent, even more 
important than their study results (Sass, 1989). In this report, an analysis on the motivation of 
the first-year students before and after the application of the adjustments in listening topics is 
focused on. Accordingly, findings and discussion on positive changes in the students’ motivation 
are explained. Based on the analyses and discussions, some suggested solutions that can help 
improve the student’s motivation in learning listening skills are finally given. 
Keywords: motivation, listening skills, action research.
Received: 18/5/2017; Revised: 07/7/2017; Accepted for publication: 30/8/2017

File đính kèm:

  • pdfdieu_chinh_chu_de_nghe_giup_cai_thien_hung_thu_hoc_ky_nang_n.pdf