Ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình định hướng vận dụng tại Việt Nam

Đối với các lý thuyết kế toán hiện đại, việc hạch toán các tài sản tri thức gắn liền với việc vận dụng thước đo giá trị để nhận biết, đo lường và Báo cáo về các tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thông lệ kế toán hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định giá trị các tài sản tri thức của các doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết, đặc biệt khi tài sản tri thức được coi như một dạng nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp và được trao đổi trên thị trường. Nghiên cứu sau sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn lực tri thức trong các doanh nghiệp và hiện trạng kế toán các nguồn lực tri thức nói riêng và kế toán tài sản vô hình nói chung tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu về nội dung, yêu cầu quản lý các nguồn lực tri thức và phương pháp hạch toán, bài viết này đưa ra những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng hoạt động kế toán các tài sản vô hình nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp

pdf 8 trang yennguyen 2260
Bạn đang xem tài liệu "Ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình định hướng vận dụng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình định hướng vận dụng tại Việt Nam

Ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình định hướng vận dụng tại Việt Nam
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 118 - tháng 8/2017
GHI NHAÄN GIAÙ TRÒ CAÙC NGUOÀN LÖÏC TRI THÖÙC
TRONG CÔ CAÁU TAØI SAÛN VOÂ HÌNH
ÑÒNH HÖÔÙNG VAÄN DUÏNG TAÏI VIEÄT NAM
ThS. NGUYỄN HồNG NGA*
*Bộ môn Kế toán Tài chính, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Thương mại
Đối với các lý thuyết kế toán hiện đại, việc hạch toán các tài sản tri thức gắn liền với việc vận dụng thước đo giá trị để nhận biết, đo lường và báo cáo về các tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thông lệ kế toán hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định giá trị các tài sản tri thức 
của các doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết, đặc biệt khi tài sản tri thức được coi như một dạng nguồn 
lực quan trọng của các doanh nghiệp và được trao đổi trên thị trường. Nghiên cứu sau sử dụng phương 
pháp nghiên cứu định tính để sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn lực tri thức trong các doanh nghiệp và 
hiện trạng kế toán các nguồn lực tri thức nói riêng và kế toán tài sản vô hình nói chung tại Việt Nam. Trên 
cơ sở nghiên cứu về nội dung, yêu cầu quản lý các nguồn lực tri thức và phương pháp hạch toán, bài viết 
này đưa ra những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng hoạt động kế toán các tài sản vô hình 
nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. 
Từ khóa: Nguồn lực tri thức, lý thuyết giá trị, tài sản vô hình, doanh nghiệp
Recognition of value of knowledge resources in intangible asset structure - the application in Vietnam
For modern accounting theories, the accounting of knowledge assets is associated with the use of 
measure of value to recognize, measure, and report on intangible assets of an enterprise. However, current 
accounting practices do not meet the information needs of enterprise knowledge resources. Therefore, 
valuing knowledge assets of enterprises is a matter of urgency, especially when knowledge assets are 
considered as an important form of enterprise resource and are exchanged in the market. This research uses 
qualitative research methods to illuminate the theoretical issues of knowledge resources in enterprises and 
the state of accounting of knowledge resources in particular and intangible assets accounting in general in 
Vietnam. Based on the research on content, requirements for managing knowledge resources and accounting 
methods, this research provides the guiding principles for the development of the accounting of intangible 
assets and better exploitation of enterprise knowledge resources.
key words: knowledge resources, value theory, intangible assets, enterprises
1. Đặt vấn đề
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của 
việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức của 
doanh nghiệp. Holmen (2005) cited by Moolman 
(2010) chỉ ra những lợi ích của việc tăng cường ghi 
nhận và trình bày nguồn lực tri thức trên báo cáo 
tài chính, bao gồm: thu hẹp khoảng cách giữa giá 
trị sổ sách và giá trị thị trường, cung cấp thông tin 
về “giá trị thực” của doanh nghiệp, làm giảm thông 
tin bất đối xứng, tăng khả năng huy động vốn bằng 
cách cung cấp giá trị của tài sản vô hình, và nâng 
cao uy tín của doanh nghiệp. Một kết quả nghiên 
cứu trên các công ty hàng đầu ở Ai Cập cho thấy, 
có 83% cho rằng thông tin về nguồn lực tri thức 
hữu ích cho việc ra quyết định đầu tư liên quan đến 
công ty; 71,9% cho rằng thông tin về nguồn lực tri 
thức hữu ích cho việc đánh giá hoạt động của công 
ty (Ismail, 2008).
IASB quy định, phương pháp đo lường và báo 
cáo về các nguồn lực tri thức (nếu được vốn hoá) 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 118 - tháng 8/2017
thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán 
các tài sản vô hình. Tuy nhiên, hiện nay một số 
nguồn lực tri thức mang bản chất của tài sản vô 
hình lại được hạch toán như những khoản chi phí 
của doanh nghiệp, chẳng hạn: chi phí đào tạo, chi 
phí trước khi đi vào hoạt động, lợi thế thương mại 
phát sinh nội bộ Như vậy, khó khăn lớn nhất 
cho việc kế toán và báo cáo các nguồn lực tri thức 
cũng như các tài sản vô hình khác là việc thiếu các 
nguyên tắc và phương pháp liên quan đến việc đo 
lường. Hiện nay, nguồn lực tri thức đã được ghi 
nhận và trình bày trên báo cáo tài chính thường 
niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia như 
Thụy Điển, Đan Mạch, úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia... 
Do đó, việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri 
thức trên báo cáo tài chính đang trở thành một 
xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới. 
Tuy nhiên, quy định về việc ghi nhận, đo lường và 
thông tin về giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ 
cấu các tài sản vô hình của doanh nghiệp trong hệ 
thống kế toán Việt Nam còn có điểm chưa phù hợp 
với chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của 
quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, Việt Nam 
không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng 
các quy định về việc ghi nhận, đo lường và báo cáo 
về nguồn lực tri thức trên báo cáo tài chính doanh 
nghiệp theo xu hướng và thông lệ quốc tế, với một 
lộ trình thích hợp.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Lý thuyết về ghi nhận giá trị các nguồn lực tri 
thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp
2.1.1. Khái quát về nguồn lực tri thức
Theo Leif Edvinsson (2000), nguồn lực tri 
thức (intellectual capital) là sở hữu trí tuệ, kinh 
nghiệm áp dụng, công nghệ tổ chức, các mối quan 
hệ khách hàng và các kỹ năng chuyên nghiệp mà 
nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranh trên thị 
trường. Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri 
thức bao gồm 3 thành phần: nguồn lực con người 
(human capital), nguồn lực tổ chức (structural 
capital) và nguồn lực quan hệ (relational capital), 
trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sở hữu trí 
tuệ (intellectual property) và các tài sản hạ tầng 
(infrastructure assets). Hiệp hội Kế toán Quản trị 
Công chứng Anh (CIMA, 2005) phân chia nguồn 
lực tri thức thành các thành phần và thuộc tính chi 
tiết như sau:
Bảng 1: Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức
Nguồn lực con người (Human capital) Nguồn lực quan hệ (Relational capital)
- Kĩ năng công việc;
- Trình độ văn hóa;
- Trình độ chuyên môn nghề nghiệp;
- Kiến thức về công việc;
- Khả năng làm việc;
- Tâm lý;
- Chủ động, sáng tạo trong công việc;
- Khả năng thích ứng với công việc.
- Thương hiệu;
- Các khách hàng;
- Lòng trung thành của khách hàng;
- Các tên công ty;
- Đơn đặt hàng;
- Kênh phân phối;
- Các quan hệ hợp tác kinh doanh;
- Hợp đồng bản quyền;
- Các hợp đồng được quyền ưu tiên;
- Giấy phép kinh doanh.
Nguồn lực tổ chức (Structural capital)
Sở hữu trí tuệ (Intellectual property)
- Bằng sáng chế;
- Quyền tác giả;
- Quyền thiết kế;
- Bí mật thương mại;
- Nhãn hiệu hàng hóa;
- Nhãn hiệu dịch vụ.
Tài sản hạ tầng (Infrastructure assets)
 - Triết lý quản lý;
- Văn hóa doanh nghiệp;
- Quy trình quản lý;
- Hệ thống thông tin;
- Quan hệ tài chính.
Nguồn : CIMA (2005), cited by Moolman (2010).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 118 - tháng 8/2017
Nguồn lực tri thức được định nghĩa là giá trị 
kinh tế của các tài sản vô hình của doanh nghiệp, 
là nhân tố quan trọng để xác định giá trị tài sản 
doanh nghiệp và đánh giá tốc độ phát triển nền 
kinh tế quốc dân (OECD, 1999). Các nguồn lực 
tri thức có vai trò quan trọng trong việc xác định 
các chiến lược kinh doanh và phát triển các công 
cụ đo lường kết quả kinh doanh, các thông tin về 
nguồn lực tri thức, đặc biệt là nguồn lực con người, 
có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của 
các doanh nghiệp (Roos, 1997). 
2.1.2. Ghi nhận giá trị nguồn lực tri thức trong cơ 
cấu tài sản vô hình
Theo thông lệ quốc tế (các chuẩn mực kế toán 
quốc tế - IAS/IFRS) nói chung, phương pháp ghi 
nhận, đo lường và báo cáo về các nguồn lực tri 
thức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định 
về phương pháp kế toán các tài sản vô hình. Trong 
khi rất nhiều các nguồn lực tri thức mang bản chất 
của tài sản vô hình, phần lớn trong số chúng lại 
được hạch toán như những khoản chi phí và chi 
tiêu của doanh nghiệp, do đó làm sai lệch giá trị và 
giá trị sử dụng của chúng. Điều này đồng nghĩa với 
việc các khoản chi cho đầu tư vào các nguồn lực tri 
thức được hiểu là các chi phí phát sinh trong quá 
khứ hơn là các tài sản có thể đem lại lợi ích trong 
tương lai. Để làm rõ vấn đề này, cần có sự so sánh 
và đánh giá về việc ghi nhận, đo lường và thông tin 
về giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài 
sản vô hình của doanh nghiệp.
Bảng 2. So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp
Nội dung Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12 và IAS 38)
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - 
Tài sản cố định vô hình
Các tài
sản vô hình
- Phần mềm máy vi tính
- Mẫu mã sản phẩm
- Bản quyền
- Phim ảnh
- Danh sách khách hàng
- Ký quỹ nhà cửa
- Bằng sáng chế
- Hạn mức nhập khẩu
- Giấy phép kinh doanh
- Mối quan hệ với khách hàng và các 
nhà cung cấp
- Đặc quyền quảng cáo
- Quyền sử dụng đất có thời hạn
- Quyền phát hành
- Bản quyền, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu hàng hoá
- Phần mềm máy vi tính
- Giấy phép và giấy phép nhượng 
quyền
- Công thức và cách thức pha chế, 
kiểu mẫu thiết kế và vật mẫu
-TSCĐ đang triển khai
Ghi nhận
tài sản vô hình
Hai điều kiện ghi nhận tài sản
- Doanh nghiệp thu được các lợi ích 
kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản
- Chi phí cho việc hình thành tài sản 
được ghi nhận một cách đáng tin cậy.
Ba trường hợp:
- Các tài sản được mua riêng biệt (Giá 
mua – chiết khấu, giảm giá, chi phí đưa 
vào hoạt động)
- Các tài sản phát sinh từ việc sáp 
nhập doanh nghiệp (Giá trị hợp lý)
- Các tài sản xây dựng nội bộ (Chi phí 
được tính vào chi phí kinh doanh)
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 118 - tháng 8/2017
Các chi
phí không
được
hạch toán
vào tài
sản vô
hình
Nội dung chi phí:
- Lợi thế thương mại phát sinh nội bộ
- Chi phí trước khi đi vào hoạt động
- Chi phí đào tạo
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí di chuyển địa điểm
Phương pháp hạch toán: Phân bổ vào 
chi phí kinh doanh trong kì.
Nội dung chi phí:
- Lợi thế thương mại phát sinh nội bộ
- Chi phí trước khi đi vào hoạt động
- Chi phí đào tạo
- Chi phí quảng cáo trong giai đoạn 
tiền hoạt động
- Chi tiêu phát sinh trong giai đoạn 
nghiên cứu.
Phương pháp hạch toán: Phân bổ vào 
chi phí kinh doanh trong thời hạn 3 
năm
Các chi
phí phát
sinh sau
khi ghi
nhận tài
sản
Phương pháp giá phí và phương pháp 
đánh giá lại (thị trường hoạt động)
Các tài sản có thời gian tồn tài hữu hạn 
thì phân bổ giá trị hao mòn theo thời 
gian hữu ích của tài sản Các tài sản có 
thời gian tồn tại vô hạn hoặc không xác 
định được thời gian tồn tại thì không tính 
hao mòn.
Hai tiêu chuẩn:
- Gia tăng lợi ích kinh tế của tài sản 
trong tương lai
- Có thể đo được một cách hợp lý và 
gắn liền với một TSCĐ cụ thể.
(Nguồn: IAS 38; VAS 04; tổng hợp của tác giả)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực 
hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu 
thập dữ liệu từ 532 công ty niêm yết trên sàn giao 
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch 
chứng khoán TPHCM (HOSE). Nghiên cứu cũng 
đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách dựa 
trên phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. Đối 
tượng điều tra là những người làm kế toán của 
các doanh nghiệp niêm yết trong đó tính đến yếu 
tố quy mô, lĩnh vực kinh doanh.Việc chọn mẫu 
nghiên cứu đảm bảo ý kiến của các đối tượng điều 
tra có thể đại diện cho những người làm kế toán 
tại Việt Nam để phản ánh trung thực về thực trạng 
báo cáo nguồn lực tri thức trong các doanh nghiệp 
hiện nay. Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng 
cách gửi phiếu khảo sát online thông qua google 
drive, kết quả thu về được 498 mẫu khảo sát, chiếm 
tỷ trọng 93,61%. 
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã thiết kế 
bảng câu hỏi gồm thông tin về đặc điểm sản xuất, 
công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm khảo sát 
tình hình thực tế về việc ghi nhận, đánh giá và 
trình bày các thông tin liên quan đến nguồn lực 
tri thức tại các doanh nghiệp được khảo sát. Bảng 
câu hỏi được gửi trực tiếp cho các đối tượng khảo 
sát hoặc gián tiếp bằng cách gửi mail. Ngoài ra, tác 
giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với các 
đối tượng là giám đốc tài chính và kế toán trưởng 
của các doanh nghiệp, phương pháp phỏng vấn 
được chọn là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn 
qua điện thoại.
Bên cạnh đó, để có điều kiện tiếp cận theo chiều 
sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở tham khảo hữu ích 
trong các kiến nghị, tác giả đã tiến hành trao đổi 
với 46 chuyên gia kế toán, kiểm toán đang trực 
tiếp nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn (trong đó: 8 
chuyên gia của Bộ Tài chính; 5 chuyên gia của Hội 
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; 33 giảng viên các 
trường đại học). Các nội dung phỏng vấn chủ yếu 
về khung pháp lý, chế độ kế toán hiện hành và các 
quy định đối với việc trình bày thông tin về nguồn 
lực tri thức trên báo cáo tài chính, từ đó thu thập 
những ý kiến đánh giá về việc có nên ghi nhận giá 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 118 - tháng 8/2017
trị nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình 
doanh nghiệp hiện nay hay không.
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả sử 
dụng phần mềm SPSS và Excel để phân tích thực 
trạng ghi nhận, đánh giá và trình bày các thông 
tin có liên quan đến nguồn lực tri thức trong các 
doanh nghiệp. Các nội dung phân tích, nhận xét 
chủ yếu về khung pháp lý, chế độ kế toán, các quy 
định đối với việc trình bày thông tin về nguồn lực 
tri thức trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu cũng đã 
chỉ ra rằng cần xây dựng hệ thống xác định giá trị 
các tài sản tri thức của doanh nghiệp, cần kết hợp 
các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định lượng 
cho phép các doanh nghiệp có sự mềm dẻo trong 
việc thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh 
nghiệp, kế toán các tài sản vô hình phải được đặt 
trong mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, ghi nhận, 
đo lường và trình bày nguồn lực tri thức dựa trên 
tinh thần hòa hợp với thông lệ quốc tế.
3. kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả phân tích, đánh giá
Dựa trên tổng hợp các dữ liệu khảo sát, nghiên 
cứu đã phản ánh thực trạng ghi nhận, đánh giá và 
trình bày các thông tin liên quan đến nguồn lực tri 
thức tại các doanh nghiệp, cụ thể như sau: đa số 
các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng việc 
hệ thống kế toán hiện nay chưa có những quy định 
ghi nhận giá trị nguồn lực tri thức (53,2%), cần ghi 
nhận giá trị nguồn lực tri thức trong cơ cấu của tài 
sản vô hình (49,7%), ghi nhận, đo lường nguồn lực 
tri thức đang diễn ra trên quy mô hẹp, chủ yếu tập 
trung vào ghi nhận nguồn lực tổ chức (53,5%), và 
cần xác định nguồn lực tri thức gồm nguồn lực tổ 
chức, nguồn lực con người và nguồn lực quan hệ 
(43,4%).
Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng ghi nhận, đánh giá và trình bày các thông tin về nguồn lực tri thức tại các doanh 
nghiệp
 Thang đo
 Câu hỏi
Hoàn 
toàn 
đồng ý
Đồng 
ý
không 
ý kiến
không 
đồng ý
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý
1. Theo anh/chị, hệ thống kế toán hiện nay đã có những 
quy định trong việc ghi nhận giá trị nguồn lực tri thức 
của doanh nghiệp?
0% 3,5% 5% 38,3% 53,2%
2. Theo anh/ chị, cần ghi nhận giá trị nguồn lực tri thức 
trong cơ cấu tài sản vô hình? 28,4% 49,7% 14,4% 5,2% 2,3%
3. Anh/ chị cho biết việc ghi nhận, đo lường nguồn lực tri 
thức đang diễn ra trên quy mô hẹp, chủ yếu tập trung vào 
ghi nhận nguồn lực tổ chức?
32,8% 53,5% 8,5% 5,2% 0%
4. Theo anh/chị có cần xác định nguồn lực tri thức gồm 
nguồn lực tổ chức, nguồn lực con người và nguồn lực 
quan hệ?
30,6% 43,4% 15,8% 6,5% 3,7%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết quả khảo sát đối với các chuyên gia kế toán, 
kiểm toán về khung pháp lý, chế độ kế toán, các 
quy định đối với việc trình bày thông tin nguồn 
lực tri thức trên báo cáo tài chính, cụ thể như sau: 
Về khung pháp lý và chế độ kế toán đối với nguồn 
lực tri thức, đa số các chuyên gia được khảo sát 
đều cho rằng khung pháp lý hướng dẫn còn chưa 
hoàn chỉnh (66,67%). Tại Việt Nam, các khoản chi 
cho việc hình thành các nguồn lực tri thức được 
hạch toán vào chi phí chứ không phải hình thành 
giá trị các tài sản. Việc hạch toán các nguồn lực tri 
thức vào chi phí sản xuất kinh doanh phần nào che 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 118 - tháng 8/2017
giấu tiềm năng khai thác các nguồn lực này, do đó 
ít có tác dụng trong việc cung cấp các thông tin 
trung thực và khách quan phục vụ yêu cầu quản 
lý. Do đó, các chuyên gia kế toán đều thống nhất 
cho rằng cần có quy định cụ thể đối với việc ghi 
nhận và đo lường nguồn lực tri thức (51,52%) bằng 
kết hợp các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định 
lượng (57,58%) và kế toán các tài sản vô hình phải 
được đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí 
(63,64%). Điều này là hoàn toàn thiết thực, vừa 
phù hợp với thực trạng ghi nhận nguồn lực tri thức 
ở Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế hội tụ kế toán 
quốc tế.
Bảng 4: Kết quả khảo sát về khung pháp lý, chế độ kế toán, các quy định đối với việc trình bày thông tin về nguồn lực 
tri thức trên báo cáo tài chínhđối với các chuyên gia kế toán
 Thang đo
 Câu hỏi
Hoàn 
toàn 
đồng ý
Đồng 
ý
không 
ý kiến
không 
đồng ý
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý
1. Ông/bà cho biết khung pháp lý và chế độ kế toán hiện 
hành đối với nguồn lực tri thức đã đầy đủ chưa? 2,7% 2,3% 6,06% 22,27% 66,67%
2. Theo ông/bà, cần có các quy định cụ thể về ghi nhận, 
đo lường và trình bày thông tin đối với nguồn lực tri 
thức không?
51,52% 36,36% 9,09% 3,03% 0%
3. Theo ông/bà, có nên lựa chọn kết hợp các chỉ tiêu định 
tính với các chỉ tiêu định lượng để cung cấp thông tin về 
các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp?
57,58% 42,42% 0% 0% 0%
4. Theo ông/bà có nên đặt kế toán các tài sản vô hình 
trong mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí? 63,64% 21,21% 12,12% 3,03% 0%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.2. Trao đổi và thảo luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống 
kế toán không có khả năng thông tin về các nguồn 
lực con người.Việc thiếu thông tin về nguồn lực 
này có ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng phát triển 
nguồn tri thức ở doanh nghiệp, đặc biệt ở các nước 
có nguồn nhân lực giá rẻ đang là một lợi thế quan 
trọng trong cạnh tranh quốc tế.
Phạm vi phản ánh của các tài sản vô hình giới 
hạn ở quy mô hẹp, tập trung vào các nguồn lực tổ 
chức hơn là các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực 
con người. Đặc điểm này phản ánh sự khó khăn 
trong quá trình xác định các nguồn lực hay nói 
cách khác là thiếu các tiêu chuẩn phù hợp với việc 
xác định khả năng kiểm soát của doanh nghiệp với 
các nguồn lực và lợi ích kinh tế mà tài sản đó có thể 
mang lại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy phạm vi 
mẫu nghiên cứu có hạn và nghiên cứu còn chưa 
đề cập tới việc xác định hệ thống chỉ số đánh giá 
nguồn lực tri thức doanh nghiệp, xác định các 
thông tin cần thiết của doanh nghiệp về nguồn lực 
tri thức trong giai đoạn hiện nay hy vọng thời 
gian sắp tới sẽ tiếp tục hoàn thiện để làm rõ những 
vấn đề trên.
4. kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến 
nghị các giải pháp
Thông tin về các nguồn lực tri thức đóng vai trò 
rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh 
tranh của các doanh nghiệp. Nhằm giúp cho doanh 
nghiệp đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế tri 
thức và thông tin, cần phải có một phương pháp 
tiếp cận mới đối với việc nhận thức và thực hiện kế 
toán các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Trên 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 118 - tháng 8/2017
cơ sở những đánh giá và so sánh ở trên, bốn vấn đề 
cần được đặt ra để đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý 
các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp:
Một là, xây dựng hệ thống xác định giá trị các 
tài sản tri thức của doanh nghiệp bằng việc sửa đổi, 
bổ sung VAS 04 cho phù hợp với IAS 38, nội dung 
chủ yếu bao gồm:
- Xây dựng hệ thống xác định các tài sản tri 
thức của doanh nghiệp, dựa trên ba tiêu chuẩn 
định tính được nêu trong IAS 38: khả năng nhận 
biết tài sản; vấn đề về kiểm soát; các lợi ích kinh tế 
trong tương lai;
- Bổ sung các tài sản vô hình theo IAS 38, bao 
gồm: phim ảnh; danh sách khách hàng; ký quỹ nhà 
cửa; giấy phép kinh doanh; mối quan hệ với khách 
hàng và các nhà cung cấp; đặc quyền quảng cáo.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là các nguồn lực 
tri thức thường không mang hình thái vật chất cụ 
thể, do đó thường gặp khó khăn trong việc xác định 
giá trị và thời gian hữu dụng của tài sản. Đây là một 
vấn đề phức tạp. Theo ý kiến của tác giả thì có thể 
xây dựng các giải pháp cho vấn đề này như sau:
- Đối với việc xác định giá trị tài sản, nên vận 
dụng phương pháp giá phí thay vì việc cho phép 
vận dụng phương pháp giá trị hợp lý hay giá hạch 
toán. Giá của tài sản bao gồm các chi phí cho việc 
hình thành và đưa tài sản vào sử dụng. Lý do của 
lựa chọn này là phương pháp giá trị hợp lý không 
phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi 
của Việt Nam, khi mà các nhân tố thị trường (Ví 
dụ như lạm phát, cung - cầu) chưa phát triển 
đầy đủ hoặc chưa được quản lý một cách hiệu quả. 
Phương pháp giá hạch toán cũng sẽ không hợp lý 
khi phần lớn việc ghi nhận giá trị ban đầu của tài 
sản được tiến hành khi tài sản được vận hành lần 
đầu tiên và chưa có đầy đủ các định mức liên quan 
đến việc sử dụng tài sản.
- Thời gian sử dụng của tài sản cố định vô hình 
có thể hữu hạn hoặc vô hạn. Tài sản cố định vô 
hình có thời gian sử dụng vô hạn sẽ không trích 
khấu hao nhưng doanh nghiệp phải đánh giá khả 
năng suy giảm giá trị tài sản. Các tài sản này do đó 
có thể coi là các tài sản cố định hoặc lưu động tùy 
theo bản chất phục vụ của tài sản. 
Hai là, xây dựng phương pháp đo lường các đại 
lượng định tính một cách phù hợp và xác định mối 
quan hệ giữa các phương pháp định lượng truyền 
thống và các phương pháp định tính. Việc kết hợp 
các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định lượng 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 118 - tháng 8/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abeysekera, I., (2003), “Intellectual 
accounting scorecard - Measuring and 
reporting Intellectual Captital”,http://
ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article
=1590&context=commpapers [Accessed 5 
June 2017]; 
2. Ismail, T.H., (2008), “Intellectual Capital 
Reporting in Knowledge Economy: Evidence 
from Egypt [pdf]”, Available at: <http://
www.cba.edu.kw/wtou/download/conf3/
tariq.PDF> [Accessed 12 June 2017];
3. Leif Edvinsson, (2000) “Some perspectives on 
intangibles and intellectual capital 2000”, 
Journal of Intellectual Capital , Vol. 1 Issue: 
1, pp.12-16;
4. Moolman, S., (2010), “Intellectual Capital: 
Measurement, recognition and reporting, 
Masters of commerce in the subject 
Accounting, University of South Africa 
[pdf]”, Available at: <
ac.za/bitstream/handle/10500/4847/
dissertation_moolman_s.pdf?sequence=1> 
[Accessed 12 June 2017];
5. OECD (1999), “Measuring and reporting 
intellectual capital”, OECD Research 
Papers, Amsterdam.
6. Roos, J. Roos, G. Draggonetti, N.C. and 
Edvinsson, I. (1997), Intellectual Capital, 
Macmillan Business, London.
7. Sujan, A. and Abeysekera, I., (2007), 
“Intellectual capital reporting practices of 
the top Australian firms”, <
edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=1437
&context=commpapers [Accessed 12 June 
2017].
Bảng 5: Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC
STT
Nội dung
Nguồn lực con người Nguồn lực tổ chức Nguồn lực quan hệ
1 Tinh thần kinh doanh Triết lý quản trị Các quan hệ hợp tác kinh doanh
2 Giáo dục, đào tạo Các quy trình quản trị Các tên công ty
3 Kiến thức về công việc Văn hóa doanh nghiệp Các khách hàng
4 Khả năng làm việc Hệ thống thông tin Các kênh phân phối
5 Kĩ năng công việc Các nhãn hiệu hàng hóa
(Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả)
cho phép các doanh nghiệp có sự mềm dẻo trong 
việc thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh 
nghiệp. Một điều cần lưu ý là để tránh trường hợp 
gặp khó khăn cho việc xác định giá trị và thời gian 
sử dụng của tài sản, có thể trình bày tài sản tri thức 
như các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. Điều 
này vẫn đảm bảo cung cấp thông tin tới tay người 
sử dụng và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến hạch 
toán tài sản. 
Ba là, định hướng một số nội dung về ghi nhận, 
đo lường và trình bày nguồn lực tri thức dựa trên 
tinh thần hòa hợp với thông lệ quốc tế.
Việc xác định các khoản mục của nguồn lực tri 
thức được trình bày là một vấn đề quan trọng trong 
báo cáo nguồn lực tri thức. Nghiên cứu của Sujan 
et al (2007) trên 20 công ty hàng đầu của úc chỉ ra 
rằng, các nguồn lực quan hệ (bên ngoài) là thành 
phần được báo cáo nhiều nhất (48%), tiếp theo là 
nguồn lực tổ chức (bên trong) với 31% và nguồn 
lực con người là 21%. Do đó, dựa trên nhu cầu và 
tình hình thực tế tại các DN Việt Nam, tác giả đưa 
ra bảng đề xuất về thành phần và thuộc tính của 
nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC.

File đính kèm:

  • pdfghi_nhan_gia_tri_cac_nguon_luc_tri_thuc_trong_co_cau_tai_san.pdf