Giảm chấn cho kết cấu 20 tầng chịu tải trọng động đất bằng hệ cản chất lỏng nhớt được điều khiển bị động khi xét đến phi tuyến vật liệu

TÓM TẮT: Bài báo trình bày mô hình cơ học khi dao động (với giả thiết sàn tuyệt đối cứng), phương trình vi phân chuyển động, và thuật toán để giải phương trình này cho kết cấu khung phẳng với vật liệu cột làm việc theo mô hình đàn dẻo tuyệt đối đồng thời được điều khiển bị động bằng hệ cản VFD. Ví dụ số là kết cấu khung phẳng 20 tầng bằng thép chịu tải trọng động đất Kobe được phân tích đàn hồi, đàn dẻo, có hoặc không có hệ cản VFD. Các kết quả ví dụ số này nhằm so sánh hiệu quả giảm đáp ứng giữa kết cấu được điều khiển bằng hệ cản VFD mà vật liệu của nó làm việc trong miền đàn hồi và kết cấu cũng được điều khiển bằng hệ cản VFD nhưng vật liệu của nó làm việc ngoài miền đàn hồi

pdf 7 trang yennguyen 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giảm chấn cho kết cấu 20 tầng chịu tải trọng động đất bằng hệ cản chất lỏng nhớt được điều khiển bị động khi xét đến phi tuyến vật liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giảm chấn cho kết cấu 20 tầng chịu tải trọng động đất bằng hệ cản chất lỏng nhớt được điều khiển bị động khi xét đến phi tuyến vật liệu

Giảm chấn cho kết cấu 20 tầng chịu tải trọng động đất bằng hệ cản chất lỏng nhớt được điều khiển bị động khi xét đến phi tuyến vật liệu
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 1 
 GIẢM CHẤN CHO KẾT CẤU 20 TẦNG CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG 
ĐẤT BẰNG HỆ CẢN CHẤT LỎNG NHỚT ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN BỊ 
ĐỘNG KHI XÉT ĐẾN PHI TUYẾN VẬT LIỆU 
ThS. Phạm Nhân Hòa 
PGS. TS. Chu Quốc Thắng 
Trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc gia TP. HCM 
ThS. Lê Minh Thành 
Công ty TNHH Tham & Wong Việt Nam 
TÓM TẮT: Bài báo trình bày mô hình cơ học khi dao động (với giả thiết sàn tuyệt đối cứng), phương trình vi 
phân chuyển động, và thuật toán để giải phương trình này cho kết cấu khung phẳng với vật liệu cột làm việc 
theo mô hình đàn dẻo tuyệt đối đồng thời được điều khiển bị động bằng hệ cản VFD. Ví dụ số là kết cấu khung 
phẳng 20 tầng bằng thép chịu tải trọng động đất Kobe được phân tích đàn hồi, đàn dẻo, có hoặc không có hệ 
cản VFD. Các kết quả ví dụ số này nhằm so sánh hiệu quả giảm đáp ứng giữa kết cấu được điều khiển bằng hệ 
cản VFD mà vật liệu của nó làm việc trong miền đàn hồi và kết cấu cũng được điều khiển bằng hệ cản VFD 
nhưng vật liệu của nó làm việc ngoài miền đàn hồi. 
Từ khóa: Động lực học công trình, Điều khiển dao động, Kết cấu thông minh, Điều khiển bị động, Hệ cản chất lỏng nhớt 
1. Giới thiệu 
Các giải pháp chống động đất cho công trình từ lâu đã được thế giới quan tâm, đặc biệt trong hoàn cảnh 
thế giới ngày càng nhiều trận động đất xảy ra với cường độ lớn do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều khiển dao 
động công trình ra đời đã trở thành một lĩnh vực ngày càng được các kỹ sư chú ý đến nhờ hiệu quả kháng 
chấn cho công trình của nó. Đối với kết cấu thấp tầng và cao tầng sử dụng hệ cản chất lỏng nhớt (Viscous 
Fluid Dampers - VFD) được điều khiển bị động chịu tải trọng động đất mạnh, các nghiên cứu trong nước [2], 
[3], [4] và ngoài nước [6], [7], [8] hiện nay chủ yếu phân tích sự hiệu quả giảm chấn của VFD cho kết cấu mà 
vật liệu của nó chỉ làm việc trong miền đàn hồi mà chưa đi sâu vào phân tích vật liệu làm việc ngoài miền đàn 
hồi. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu mô hình tính toán và phân tích đáp ứng động lực học của kết cấu sử 
dụng hệ cản VFD làm việc ngoài miền đàn hồi của vật liệu (như Hình 1) là cần thiết. Trong Hình 1, k là độ cứng 
động lực học của cột khi làm việc trong miền đàn hồi được xác định theo mô hình shear frame 1, kp là độ cứng 
của cột khi làm việc trong giai đoạn chảy dẻo (để đơn giản trong việc tính toán lấy 0pk ) ; fs là lực đàn hồi 
trong cột; fp là lực giới hạn dẻo của cột. 
f S
u ( ch u ye ån v ò)
O
a b
cd
1
11
f p
- f p
k p= 0
k p= 0
k
k k
M oâ h ìn h ñ a øn d e ûo tu y e ät ñ o ái
x lim it
Hình 1. Mô hình làm việc của vật liệu ngoài miền đàn hồi 
2. Mô hình, phương trình vi phân chuyển động và thuật giải tìm đáp ứng cho kết cấu phi tuyến vật liệu 
được trang bị hệ cản VFD 
2.1. Mô hình cơ học và phương trình vi phân chuyển động 
Với một kết cấu khung phẳng n tầng nhiều nhịp, do giả thiết sàn là tuyệt đối cứng nên kết cấu được quy về 
nhiều tầng một nhịp như 
Hình 2, trong đó mỗi tầng là một bậc tự do mang khối lượng mi. Sử dụng nguyên lý Đalămbe, kết cấu được 
đưa về dạng mô hình tính toán như Hình 3 trong đó, E môđun đàn hồi của vật liệu kết cấu, Ic,i và Ib,i lần lượt là 
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
2 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 
mômen quán tính của cột và dầm; ci và ki lần lượt là hệ số cản và độ cứng chuyển vị ngang của kết cấu ở tầng 
thứ ith được xác định theo [1]. 
H
1
H
i
H
n
EIb= mn
mi
m1P1
Pi
Pn
EIc,1
EIc,i
EIc,n
xg
x1
xi
xn
(a) Moâ hình keát caáu (b) Chuyeån vò cuûa keát caáu
EIb= 
EIb= 
VFD1
VFDi
VFDn
vò trí ban ñaàu
vò trí môùi
Hình 2. Mô hình kết cấu khi dao động 
fs,1
c1
P1
ci
Pi
cn
Pn
m1 mi mn
x1 xi xn
xg
P1 Pi Pn
m1xg
c1x1
m1x1
c2(x2-x1) ci(xi-xi-1) ci+1(xi+1-xi)mixg
mixi
cn(xn-xn-1) mnxg
mnxn
fs,i fs,n
fs,1 fs,2 fs,i fs,n
fs,i+1
FVFD1 FVFDi FVFDn
FVFD1 FVFDi+1 F
VFD
n
FVFD2
FVFDi
Hình 3. Mô hình cơ học của kết cấu 
, vài i ix x x  lần lượt là chuyển vị, vận tốc và gia tốc của kết cấu; Pi là ngoại lực tác động vào kết cấu; gx là 
băng gia tốc nền của tải trọng động đất. Với mô hình cơ học này, phương trình vi phân chuyển động của kết 
cấu được viết ở dạng ma trận như sau: 
M.x + C.x = -M.l.x + P - F - Fg VFD S   (1) 
Trong đó, 
 1 0 0
i
n
m
m
s y m m
M  
; 
1 2 2
1 1i i i i
n n
c c c
c c c c
sy m c c
C
    
    
 lần lượt là các ma trận khối lượng và ma 
trận cản của kết cấu; 
 Tr = 1...1...1 ; Tx = x ...x ...xn1 i , 
dx
x =
dt
 , và 
2d x
x = 2dt
 
lần lượt là các véc tơ chuyển vị, vận tốc và gia tốc của kết cấu; TP = P ...P...Pn1 i là các véc tơ ngoại lực tác dụng tại 
các tầng; 1 2 1,..., ,...,
Ts s s s s
i i nf f f f f SF là véc tơ lực đàn hồi sinh ra trong cột và giả thiết rằng khớp dẻo hình 
thành trong chân cột các tầng, với sif được xác định theo đồ thị Hình 1 khi đó: 
Nếu s pi if f thì 
 1.
i
s
i i i i
k k
f k x x 
 (2) 
Nếu s pi if f thì 
0i
s p
i i
s p
i i
k
f f
f f
(3) 
Đặt 
1 2 2
1 1i i i i
n n
k k k
k k k k
s y m k k
K
    
    
(4) 
và FVFD là véc tơ lực cản sinh ra trong VFD, 
 TVFD VFD VFD VFD VFDF = F - F ,...,F - F ,...,FnVFD 1 2 i i+1 (5) 
 với 1 1signiVFD VFDi i i i i iF C x x x x
     trong đó, VFDiC và i là tham số điều khiển trong hệ cản VFD 
tại tầng thứ ith. 
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 3 
 Khi 1i ở tất cả các tầng, phương trình vi phân được viết lại như sau: 
 M.x + C + C .x = -M.l.x + P - FgVFD S   (6) 
2.2. Thuật giải tìm đáp ứng 
Do tính chất phi tuyến vật liệu của bài toán nên bài báo đề xuất giải phương trình vi phân chuyển động dựa 
trên phương pháp số Time-Newmark (sử dụng xấp xỉ gia tốc tuyến tính) nhưng được hiệu chỉnh lại cho phù 
hợp với sự xuất hiện của hệ số CVFD và số hạng FS. Với sự trợ giúp của máy tính, việc tính toán tìm đáp ứng 
được lập trình với ngôn ngữ MATLAB với lưu đồ thuật toán được chỉ ra như 
 Hình 4. Sai số của bài toán được đánh giá bằng sự hội tụ của năng lượng khi chia nhỏ bước thời gian [5]. 
BÖÔÙC THÔØI GIAN t
x(t), x(t), x(t)
ñaõ bieát
x(t+ t), x(t+ t), x(t+ t)
chöa bieát
BÖÔC THÔØI GIAN t+ t
 P(t)= M .l[xg(t+ t) xg(t)]
+[P(t+ t) P(t)]
Tính: x(t)= P(t+ t)
K (t+ t)
~
~
 P(t+ t)= P(t)+( +3C t)x(t)
+(3M + )x(t)
 t
6M
C t t
2
~
K (t+ t)= K (t)+ M + C t t2
6
 t
3~
C t=C+CVFD
Tính: x(t)= x(t) 3x(t) x(t)
x(t+ t)= x(t)+x(t)
x(t+ t)= x(t)+x(t)
 t
3 t
2
Tính: FS(t+ t) theo (3) hoaëc (4)
K (t+ t) theo (5)
Tính: x(t)= 1M [ M .l.xg(t+ t)+P(t+ t) 
 C tx(t+ t) Fs(t+ t)]
trong ñoù,
vôùi,
 Hình 4. Lưu đồ thuật toán của phương pháp số 
3. Ví dụ tính toán 
3.1. Mô tả kết cấu 
Để phân tích đáp ứng động lực học cũng như tính hiệu quả của hệ cản VFD được điều khiển bị động, xét 
kết cấu 20 tầng được làm bằng thép có E=2.104kN/cm2 và tỉ số cản của kết cấu ở mode 1 và mode 2 là =5%. 
Đây là kết cấu mẫu (Benchmark Buildings) được sử dụng trong các bài báo điều khiển dao động 9 nhằm tạo 
điều kiện thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa các nghiên cứu. Các đặc trưng động lực học của kết cấu 
được cho trong Bảng 1, trong đó ba chu kỳ dao động tự nhiên đầu tiên lần lượt là 1 0.88 ;T s 2 0.34 ;T s 
3 0.21T s . Tổng số cột trong một mặt bằng sàn là 42 cột. Thời gian phân tích đáp ứng được lấy 25 chu kỳ 
thứ 1 và bước thời gian phân tích được lấy 5 t=0,1s/8=0,00125s. Để kết cấu làm việc trong miền chảy dẻo 
của vật liệu, cho kết cấu chịu tải trọng động đất Kobe có gia tốc đỉnh (PGA) 0.833gx g  29.81 /g m s và 
có giới hạn đàn hồi pif như 
Bảng 1. Đáp ứng của kết cấu 20 tầng được khảo sát với 4 trường hợp: (A) - vật liệu chỉ làm việc trong miền 
đàn hồi và không được điều khiển bằng VFD; (B) - vật liệu làm việc trong miền chảy dẻo và không được điều 
khiển; (C) - vật liệu chỉ làm việc trong miền đàn hồi và được điều khiển; và (D) - vật liệu làm việc trong miền chảy 
dẻo và được điều khiển bằng VFD với các thông số điều khiển được lấy như [4]. 
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
4 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 
10
1
VFD
i i
i
C c
Trong đó ci là hệ số cản trong ma trận cản C. 
 Kết quả đáp ứng đàn hồi của kết cấu được lấy từ kết quả của phân tích đàn dẻo nhưng sử dụng 
p
if . 
Bảng 1. Các đặc trưng động lực học kết cấu 20 tầng 
Tầng ith Số hiệu tiết diện 310im kg i kNk cm 310pif kN 
Cao độ tầng 
 iZ m 
1st W24x335 563 30 173 18,40 5,49 
2nd W24x335 552 80 400 18,40 9,45 
3rd W24x335 552 80 400 18,40 13,41 
4th W24x335 552 80 400 18,40 17,37 
5th W24x229 552 51 686 12,56 21,33 
6th W24x229 552 51 686 12,56 25,29 
7th W24x229 552 51 686 12,56 29,25 
8th W24x229 552 51 686 12,56 33,21 
9th W24x229 552 51 686 12,56 37,17 
10th W24x229 552 51 686 12,56 41,13 
11th W24x192 552 42 295 10,53 45,09 
12th W24x192 552 42 295 10,53 49,05 
13th W24x192 552 42 295 10,53 53,01 
14th W24x131 552 27 160 7,20 56,97 
15th W24x131 552 27 160 7,20 60,93 
16th W24x131 552 27 160 7,20 64,89 
17th W24x117 552 23 917 6,43 68,85 
18th W24x117 552 23 917 6,43 72,81 
19th W24x84 552 16 012 4,62 76,77 
20th W24x84 584 16 012 4,62 80,73 
3.2. Đáp ứng của kết cấu với tải trọng động đất Kobe 
0 5 10 15 20
-6
-4
-2
0
2
4
6
x 10-3
0.0053969
0.00282340.0032883
0.0022291
 t/T1
 x
20
/Z
20
0 5 10 15 20
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
3.2652
-1.0004
-1.8519
-0.81862
 t/T1
 a
20
/g
Hình 5. Đáp ứng chuyển vị tầng đỉnh x20 so với cao độ 
tầng đỉnh Z20 
Hình 6. Đáp ứng gia tốc tầng đỉnh a20 so với 
gia tốc trọng trường g 
0 5 10 15 20
-30
-20
-10
0
10
20
30
23.6787
14.8303
-3.3309
 t/T1
 S
F 1
/W
1
-0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015
-30
-20
-10
0
10
20
30
 x1/Z1
 S
F 1
/W
1
 Hình 7. Đáp ứng lực cắt chân cột tầng 1st SF1 Hình 8. Chu trình tiêu tán năng lượng do biến dạng 
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 5 
 so với trọng lượng tầng 1 W1 
0 10 20 30 40
0
5
10
15
20
 (xmax)i (cm)
 it
h
0 0.5 1 1.5
0
5
10
15
20
 (xmax)i/Zi (%)
 it
h
 Hình 9. Đáp ứng chuyển vị lớn nhất các tầng Hình 10. Đáp ứng chuyển vị lớn nhất so với cao độ 
0 5 10 15 20 25
0
5
10
15
20
 (SFmax)i/Wi
 it
h
0 5 10 15 20
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
 t/T1
 S
ta
te
Plastic without VFD
Plastic with VFD
 Hình 11. Đáp ứng lực cắt chân cột các tầng Hình 12. Trạng thái chảy dẻo các tầng theo thời gian 
0 50 100
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
 Reduction (%)
 it
h
Hình 13. Độ giảm đáp ứng gia tốc lớn nhất (ai)max và lực cắt lớn nhất (SFi)max với 3 trường hợp (B), (C) và (D) 
Xét về đáp ứng chuyển vị, sau động đất, các đáp ứng chuyển vị tầng đỉnh khi phân tích dẻo chỉ ra rằng kết cấu 
phải chịu một biến dạng không hồi phục và cân bằng ở một vị trí mới (Hình 5) cho cả trường hợp không điều khiển (B) 
và có điều khiển bằng hệ cản VFD (D). Trường hợp kết cấu có sử dụng hệ cản VFD (D) cho biến dạng dư là nhỏ hơn 
so với trường hợp không sử dụng VFD (B). Bên cạnh đó, khi kết cấu 20 tầng chịu tải trọng động đất đủ lớn để cột làm 
việc trong miền dẻo, đáp ứng chuyển vị lớn nhất ở các tầng 1, 2, và 3 (Hình 9 và Hình 10) khi chảy dẻo ở trường hợp 
(B) luôn lớn hơn chuyển vị của kết cấu làm việc đàn hồi (A) và (C). Chuyển vị lớn nhất tầng 3 này là tích lũy chuyển vị 
của các tầng 1 và 2 bên dưới. Hơn nữa, kết cấu khi sử dụng VFD và được phân tích đàn dẻo (D) cho kết quả giảm 
chuyển vị lớn nhất ở các tầng (Hình 9) tốt hơn cả kết cấu khi sử dụng VFD và được phân tích đàn hồi (C) do biến dạng 
dẻo cũng đóng vai trò là một hệ cản tiêu tán năng lượng. Mặt khác, từ biểu đồ chuyển vị lớn nhất so với cao độ tầng 
(Hình 10), độ lệch chuyển vị tầng 1st là lớn nhất vì tầng 1st có độ cứng bé hơn độ cứng các tầng từ 2nd đến 13th. Vì vậy, 
khi dao động, các tầng phía trên là một khối. Điều này làm lực cắt dồn về tầng một và làm cho kết cấu dễ sập đổ. Để 
 KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
6 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2014 
khắc phục tình trạng này, kết cấu có thể {1} dùng phương pháp truyền thống là tăng độ cứng chân cột ở tầng 1st hoặc 
{2} tăng số lượng hệ cản VFD ở tầng này để sinh ra lực kháng chuyển vị ngang. Xét về lực cắt trong chân cột, chu trình 
tiêu tán năng lượng và trạng thái chảy dẻo, khi kết cấu có sử dụng VFD, năng lượng mà kết cấu phải tiêu tán vào biến 
dạng dẻo bị giảm đi đáng kể (Hình 8) và chảy dẻo ở chân cột các tầng cũng ít hơn (Hình 12) vì VFD đã tiêu tán một 
phần năng lượng động đất. Và không như đáp ứng lực cắt chân cột tầng 1st trong ứng xử đàn hồi, lực cắt này trong 
ứng xử đàn dẻo không tăng mãi mãi và không bao giờ vượt quá giá trị fp (Hình 7, Hình 8 và Hình 11). Mặt khác, gia tốc 
của tầng đỉnh khi cột bị chảy dẻo giảm đáng kể so với gia tốc trong trường hợp đàn hồi (Hình 6) do kết cấu “mềm” hơn. 
Cuối cùng, đối với kết cấu 20 tầng (cao tầng), nhìn chung hệ cản VFD được điều khiển bị động (D) cho hiệu quả giảm 
đáp ứng lực cắt lớn nhất và gia tốc lớn nhất ở mức chấp nhận được (Hình 13). 
4. Kết luận 
Khi các công trình trong thực tế chịu tải trọng động đất, chúng nếu không bị sụp đổ thì bị biến dạng và cân bằng 
ở một vị trí mới và điều này cũng được chứng minh trong kết quả tính toán số của bài báo bằng một biến dạng dư 
không hồi phục. Hơn nữa, đáp ứng của kết cấu sử dụng hệ cản VFD khi chịu các tải trọng động đất không những 
phụ thuộc vào tham số điều khiển của hệ cản, vào độ cứng kết cấu (khi phân tích đàn hồi) mà còn phụ thuộc vào 
giới hạn chảy dẻo của vật liệu làm cột. Do đó, mặc dù mức độ tính toán cho việc xét đến biến dạng dẻo là phức tạp 
hơn so với chỉ xét đàn hồi (bước thời gian phải đủ nhỏ, khối lượng tính toán lớn hơn) nhưng điều này là cần thiết 
cho việc khảo sát và đánh giá toàn diện độ giảm đáp ứng cho bài toán điều khiển dao động kết cấu sử dụng hệ cản 
VFD chịu tải trọng động đất lớn. Nhìn chung, đối với kết cấu 20 tầng, VFD không chỉ làm giảm biến dạng chảy dẻo 
cho cột, giảm chuyển vị lớn nhất trong các tầng, mà còn có nhiệm vụ làm giảm độ lệch chuyển vị so với cao độ tầng 
ở các tầng có độ cứng chuyển vị ngang bé. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anil K.Chopra (2012) – Dynamics of Structures, 4th Editor – Prentice Hall Press. 
2. Bùi Đông Hoàn, Nguyễn Hữu Anh Tuấn, Chu Quốc Thắng (2006) – Ảnh hưởng của sự phân bố hệ cản chất lỏng 
nhớt đến khả năng kháng chấn của kết cấu – Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 9, Số 4. 
3. Chu Quốc Thắng, Phạm Nhân Hòa, Đặng Duy Khanh (2010) – Điều khiển bị động hệ cản kết hợp giữa hệ cản có độ 
cứng thay đổi và hệ cản chất lỏng nhớt – Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần X – Thái Nguyên. 
4. Phạm Nhân Hòa, Hồ Việt Tiên Phước, Chu Quốc Thắng (2013) – Điều khiển dao động hai kết cấu liền kề được trang bị hệ 
cản chất lỏng nhớt và hệ cản ma sát – Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, Vol. 3+4, pp. 8-17 
5. Lê Minh Thành, Phạm Nhân Hòa, Nguyễn Đình Hùng, Lê Hữu Huy, Chu Quốc Thắng (2012) – Phương pháp số 
cho bài toán kết cấu phi tuyến vật liệu chịu tải trọng động đất – Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ IX, Vol.1, Động Lực 
Học Công Trình – Hà Nội. 
6. M. D. Symans, M. C. Constantinou – Passive fluid vicous damping systems for seismic energy dissipation – ISET 
Journal Earthquake Technology, Paper No. 382, Vol. 35, No. 4, Dec 1998, pp.185-206. 
7. M. D. Symans, M. C. Constantinou, D. P. Taylor, and K. D. Garnjost – Semi-active fluid viscous dampers for seismic response 
control –  
8. Robert J. MCNAMARA and Douglas P. Taylor (2003) – Fluid viscous dampers for high-rise buildings – The structural 
design of tall and special buildings – Vol.12, pp.145–154 
9. Y.Ohtori, R. E. Christenson, B. F. Spencer (2004) – Benchmark Control Problems for Seismically Excited Nonlinear 
Buildings – Journal of Engineering Mechanics © ASCE 
 Ngày nhận bài: 30/12/2013. 
Seismic resistance of non-linear 20-story building using passive viscous fluid dampers with consideration to 
nonlinearity of material 
MEng. PHAM NHAN HOA, A/Prof.Dr. CHU QUOC THANG, MEng. LE MINH THANH 
The paper presents the mechanic model (assumed as a shear frame model), differential equation of motion, and 
algorithm to calculate the response of a 2D frame where material has a perfect elastic-plastic behavior and the frame is 
equipped with passive viscous fluid dampers (VFD). A numerical example is a 20 storey plane steel frame subjected to 
the Kobe earthquake. The structure is analyzed for four cases: elastic behavior, inelastic behavior, with VFD and without 
VFD. The results from example of numerical analysis serve to compare the effectiveness in reducing response of a 
structure using passive VFD and elastic behavior with that of a structure using passive VFD and inelastic behavior. 
KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3+4/2013 7 

File đính kèm:

  • pdfgiam_chan_cho_ket_cau_20_tang_chiu_tai_trong_dong_dat_bang_h.pdf