Giáo trình An toàn lao động (Phần 2)

Nguyên tắc cơ bản nhất trong các hệ tiêu chuẩn về an toàn xây lắp điện là

phải bảo vệ đợc những điều sau đây :

+ Bảo vệ chống điện giật

+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt do điện gây ra

+ Bảo vệ chống dòng điện có điện áp quá mức đợc phép

+ Bảo vệ chống rò điện ra các vật và môi trờng để có thể gây tai nạn

+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.

Những điều trên đây nhằm bảo vệ con ngời, bảo vệ tài sản và đảm bảo an

toàn cho mọi hoạt động.

1. Tai nạn do điện có thể có trên công trờng

Việc sử dụng điện trên các công trờng làm cho năng suất lao động lên cao.

Cơ giới hoá thi công không thể tách rời việc sử dụng điện. Điện là năng

lợng chính để làm các động cơ hoạt động.

Việc sử dụng điện mang lại lợi ích to lớn cho sản xuất nhng phải tiến hành

những biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện gây ra cho ngời sản xuất.

Một tỷ lệ cao ( trên 70%) với các vụ cháy là do các trang bị điện không hợp

chuẩn. Trong những tai nạn về điện thì không ít hơn 30% vụ gây chết ngời.

Việc loại trừ tai nạn về điện cần đợc tính toán ngay từ khi thiết kế các biện

pháp thi công. Mọi khả năng gây tai nạn do điện sinh ra cần đợc phòng118

ngừa trớc. Cần lập biện pháp phòng ngừa và kiên quyết thực hiện những

biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện làm cho sản xuất đợc an toàn và điều

này cũng chính là góp phần cho sản xuất đạt các mục tiêu của nó.

Tai nạn do điện có thể gây ra trên công trờng quy tụ lại ba dạng chính:

? Da ngời bị tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc thiết bị đang mang

điện.

? Da tiếp xúc trực tiếp vói kim loại của thiết bị điện có cách điện nhng

phần cách điện bị h hỏng.

? Thân thể ngời lao động tiếp xúc với điện dò rỉ trong đất do dây điện

bị đứt chạm xuống đất mà sự tiêu tán dòng điện cha đáp ứng các yêu

cầu về an toàn. Hiện tợng này gọi là “điện áp bớc”.

Còn một dạng tai nạn đã xảy ra do ngời lao động không tuân thủ nghiêm

túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ

những mối liên quan đến mạch điện sẽ đợc thao tác: đóng điện khi có bộ

phận đang vận hành các thao tác trong mạng mà không đợc báo trớc. Ngắt

điện đột ngột làm ngời thi công không chuẩn bị trớc phơng pháp đề

phòng tai nạn cũng nh các thao tác sản xuất thích hợp.

 

pdf 77 trang yennguyen 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động (Phần 2)

Giáo trình An toàn lao động (Phần 2)
 117 
Chương VI. An toàn điện 
Nguyên tắc cơ bản nhất trong các hệ tiêu chuẩn về an toàn xây lắp điện là 
phải bảo vệ được những điều sau đây : 
+ Bảo vệ chống điện giật 
+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt do điện gây ra 
+ Bảo vệ chống dòng điện có điện áp quá mức được phép 
+ Bảo vệ chống rò điện ra các vật và môi trường để có thể gây tai nạn 
+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp. 
Những điều trên đây nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản và đảm bảo an 
toàn cho mọi hoạt động. 
1. Tai nạn do điện có thể có trên công trường 
Việc sử dụng điện trên các công trường làm cho năng suất lao động lên cao. 
Cơ giới hoá thi công không thể tách rời việc sử dụng điện. Điện là năng 
lượng chính để làm các động cơ hoạt động. 
Việc sử dụng điện mang lại lợi ích to lớn cho sản xuất nhưng phải tiến hành 
những biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện gây ra cho người sản xuất. 
Một tỷ lệ cao ( trên 70%) với các vụ cháy là do các trang bị điện không hợp 
chuẩn. Trong những tai nạn về điện thì không ít hơn 30% vụ gây chết người. 
Việc loại trừ tai nạn về điện cần được tính toán ngay từ khi thiết kế các biện 
pháp thi công. Mọi khả năng gây tai nạn do điện sinh ra cần được phòng 
 118 
ngừa trước. Cần lập biện pháp phòng ngừa và kiên quyết thực hiện những 
biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện làm cho sản xuất được an toàn và điều 
này cũng chính là góp phần cho sản xuất đạt các mục tiêu của nó. 
Tai nạn do điện có thể gây ra trên công trường quy tụ lại ba dạng chính: 
 Da người bị tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc thiết bị đang mang 
điện. 
 Da tiếp xúc trực tiếp vói kim loại của thiết bị điện có cách điện nhưng 
phần cách điện bị hư hỏng. 
 Thân thể người lao động tiếp xúc với điện dò rỉ trong đất do dây điện 
bị đứt chạm xuống đất mà sự tiêu tán dòng điện chưa đáp ứng các yêu 
cầu về an toàn. Hiện tượng này gọi là “điện áp bước”. 
Còn một dạng tai nạn đã xảy ra do người lao động không tuân thủ nghiêm 
túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ 
những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ 
phận đang vận hành các thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt 
điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề 
phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp. 
2. Tác hại của dòng điện đi qua cơ thể người 
Dòng điện có điện áp trên 36 vôn đi qua cơ thể người gây ra sự huỷ hoại các 
tế bào của người hoặc làm hệ thần kinh có những phản xạ tiêu cực. 
Sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do dòng điện gây ra tuỳ thuộc điện áp, 
điện trở của người, cường độ dòng điện của dây tải điện, tấn số và loại òng 
điện. Sự tác hại của dòng điện đi qua cơ thể lại phụ thuộc đường đi của dòng 
điện và thời gian tác động của dòng điện. Những điều kiện ngoại vi như độ 
 119 
ẩm của môi trường, vật liệu của kết cấu mà cơ thể tiếp xúc như sàn nhà, ghế 
ngồi ... 
Điện áp sử dụng khá phổ biến của các máy móc và trang bị mang điện trên 
công trường xây dựng thường là 127, 220 và 380 vôn, hiện nay có thể dùng 
đến 1000 vôn. Điện truyền được qua cơ thể thông qua lớp sừng ngoài da. 
Nếu da khô thì điện trở của lớp sừng này từ 60.000 đến 400.000 Ohm/cm2. 
Nếu da bị ướt hoặc có mồ hôi, điện trở của lớp sừng ngoài da chỉ còn trên 
dưới 100 Ohm/cm2. Da nhiều mồ hôi thì điện trở lớp sừng ngoài da còn 1000 
Ohm/cm2. 
Điện áp cao thì lớp sừng ngoài da bị huỷ hoại nhanh. Điện áp thấp thì lớp 
sừng huỷ hoại chậm hơn. Trong tính toán , thường lấy điện trở của lớp sừng 
ngoài da là 1000 Ohm/cm2. Khi da bị ẩm hoặc nhiều mồ hôi thì điện trở của 
da giảm rõ rệt. 
Dòng điện qua cơ thể người ta gây ra những phản ứng làm thay đổi trạng thái 
thần kinh, biến đổi thành phần máu hay gây cháy bỏng. Người ta bắt đầu 
cảm thấy có dòng điện qua cơ thể khi cường độ dòng điện khoảng 0,6 ~ 1,5 
mA với dòng xoay chiều, tần số công nghiệp là 50 hertz và 5~7 mA đối với 
dòng điện một chiều. Tác hại của dòng điện qua cơ thể người tuỳ thuộc dòng 
điện mới tiếp xúc ( dạng 1 ), dòng điện dẫn qua cơ thể ( dạng 2 ) và dòng 
điện bị giữ lại cơ thể ( dạng 3). 
Dòng điện mới tiếp xúc với cơ thể( dạng 1 ) người ta thường nằm trong 
khoảng 0,6 ~ 5 mA. Dòng điện mới tiếp xúc với cơ thể được coi là khi người 
ta còn có khả năng tự tách mình ra khỏi mạng điện. Dòng điện dẫn qua cơ 
thể ( dạng 2) trong phạm vi 15 mA với dòng điện xoay chiều và 50 ~ 80 mA 
với dòng một chiều. Dòng điện lưu giữ lại trong cơ thể ( dạng 3) khoảng 
15~20 mA với dòng xoay chiều và 80 mA với dòng một chiều. Dòng điện 
dẫn qua cơ thể người ta ( dạng 2) có thể coi là ít nguy hiểm vì không gây tác 
 120 
hại ngay. Nhưng nếu không tách được dòng điện nhanh khỏi cơ thể thì số trị 
của dòng điện bị tăng làm cho cơ thể bị tê liệt. 
Dòng điện lưu giữ lại trong cơ thể ( dạng 3) rất nguy hiểm vì dòng này gây ra 
co giật hệ thống thần kinh, cơ bắp bị co dật mạnh và sau đó bị tê liệt, trước 
mắt là cơ thể không thể tự điều khiển được. Hiện tượng tiếp theo là ngưng 
tim, ngưng thở. 
Nhiêù nghiên cứu về tai nạn điện cho thấy chỉ cần dòng xoay chiều 25 ~ 30 
mA đã rất nguy hiểm. Trên 50 mA có thể gây ra tai nạn nặng đến mức chết 
người. Dòng điện trên 0,1 A , tức là 100 mA thường gây chết người. 
Về tần số thì tần số điện phổ thông là 50 hoặc 60 Hertz rất nguy hiểm. Tần 
số cao lên độ nguy hiểm lại giảm đi. Khi tần số dòng điện trên 1000 Hertz 
thường không gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà chỉ gây bỏng cục bộ. 
Trong y tế, nhiều loại thiết bị điện lại lợi dụng tần số điện cao để điều trị một 
số bệnh. 
Vị trí của cơ thể tiếp xúc với dòng điện hết sức quan trọng vì nó tạo ra luồng 
điện dẫn qua cơ thể. Ta hình dung ra dòng điện qua cơ thể phải dẫn từ nguồn 
có điện đến đất hoặc vật kim loại để dẫn tiếp. Thông thường, dòng điện đi từ 
tay phải, qua cơ thể dẫn xuống chân để nối với đất là luồng nguy hiểm nhất 
đối với cơ thể người. Luồng này dẫn dòng điện qua tim và phổi nên dễ gây tử 
vong. Luồng điện đi qua người từ chân nọ sang chân kia để dẫn tiếp ít nguy 
hiểm hơn vì dòng điện ngắn nhất không đi qua các bộ phận điều khiển sự 
sống quan trọng trước mắt của cơ thể như tim, óc, phổi. 
Thời gian tác động của dòng điện qua cơ thể càng dài, càng nguy hiểm. 
Dòng điện qua cơ thể ngắn hơn 0,2 giây chưa gây nguy hiểm. Từ 0,5 giây bắt 
đầu gây nguy hiểm cho người. 
3. Tai nạn điện với hệ thống dây dẫn : trên không và cáp ngầm 
 121 
Trong mạng điện xoay chiều có điện áp dưới 1000V, mỗi dây dẫn điện làm 
cách li với đất. Trị số điện trở cách điện của các dây dẫn được lấy theo kết 
quả tính toán là 1000 Ohm/V . Vôn ở dây là điện áp của mạng. Có thể lấy 
điện trở của dây dẫn là Rcd = 1000 Ohm. 
Điện trở của dây dẫn đối với đất khi cho thế năng của đất là 0 bao gồm điện 
trở cách điện của dây dẫn, của các điện trở mắc vào dây trên đường từ dây 
dẫn đến đất có tổng điện trở là Rcd . Dòng điện đi qua dây dẫn có điện trở 
Rcd gọi là dòng điện rò . Trị số của dòng điện rò được giới hạn là 10A. 
Khi người bị chạm với một cực ( một dây ) đối với phần dẫn điện điện trở 
của người coi như mắc song song với điện trở cách điện của pha đó. Nếu 
chạm phải hai dây trong mạng ba pha hoặc một pha với dây trung hoà, tạo 
nên mạch kín mà người coi như nối tiếp với mạch điện rất nguy hiểm đến 
tính mạng. Sau đây là một vài khái niệm định lượng trong tính toán: 
Khi người chạm phải một pha có điện, mạch điện đang có các điện trở khác 
thì dòng điện đi qua người có điện trở Rn sẽ là: 
 ]A[==In Rcd+Rn2 U 
Khi tiếp xúc với một pha không có điện trở khác hay hai pha ở hai vị trí khác 
nhau , có thể coi người là vật dẫn điện có điện trở Rn được mắc theo kiểu nối 
tiếp , lúc này sẽ có dòng điện qua người sẽ là: 
 ( )A,
Rn
U
=In 
Nếu điện trở của người chỉ là 1000 Ohm hoặc nhỏ hơn thì người chắc chắn 
sẽ bị tử vong. 
Tai nạn về điện xảy ra với người do dây dẫn trần trên không thường hay gặp 
là bộ phận cơ thể người chạm phải dây dẫn điện. Người cầm hay mang vác 
 122 
thanh kim loại hoặc cây dài , ẩm, va chạm phải dây dẫn trên không cũng là 
lý do để điện giật. Đã có nhiều tai nạn khi xây dựng dưới hoặc gần đường 
điện trên không, công nhân chuyển những thanh thép dài để va chạm phải 
dây dẫn nên bị điện giật. Không ít trường hợp công nhân thao tác trên đầu 
cột cao mà dây dẫn đang mang điện bị điện giật do va chạm với dây điện. 
Một dạng tai nạn có thể xảy ra do đường điện trên không cắt ngang trên 
đường lộ bên dưới không đảm bảo khoảng cách giữa mặt đường đến đường 
dây theo đúng quy định để vướng với phương tiện xe cộ di chuyển bên dưới, 
nhất là khi xe chất tải quá cao. 
Đường dây dẫn trên không vượt qua đường giao thông bên dưới phải đảm 
bảo độ cao tối thiểu là 6 mét. Phải có tín hiệu treo trên dây điện nhắc nhở độ 
cao của dây dẫn theo đúng quy định về đường dây điện vượt ngang đường lộ. 
Đối với dây cáp đi ngầm tai nạn thường xây ra do máy đào đất hoạt động va 
chạm với dây cáp dẫn. Khi lập biện pháp thi công đào đất cần cắm chỉ giới 
cho máy đào để không gây tai nạn dạng này. Trong nhiều trường hợp, phải 
ngắt điện trong dây cáp khi thi công đào đất gần đường cáp để đảm bảo an 
toàn tuyệt đối cho công nhân đào đất cũng như cho đường cáp. 
Máy móc nặng di chuyển đè lên đường cáp ngầm bên dưới mà đường cáp 
chôn không đủ độ sâu cần thiết hoặc cáp không đi trong ống bảo vệ đúng 
quy cách cũng là nguyên nhân gây đứt cáp, điện bị rò qua đất gây tai nạn. 
Đường cáp cắt ngang đường giao thông phải chôn ở độ sâu sao cho áp lực 
của xe cộ di chuyển bên trên không làm cáp bị dãn dài gây nguy hiểm. Cáp 
đi dưới đường giao thông phải luồn trong ống thép hoặc ống bê tông mà 
đường kính ống phải lớn hơn đường kính của dây cáp tối thiểu ba lần. 
4. Tai nạn điện khi vận hành thiết bị điện 
 123 
Khi vận hành thiết bị điện cần được trang bị các nghi khí cách điện , đảm 
bảo an toàn tuyệt đối. Công nhân phải đứng làm các thao tác trong môi 
trường khô ráo, chân đứng có thảm cách điện. Chân phải mang giày đảm bảo 
độ cách điện. Tay người công nhân phải đi găng cách điện. Phải mang kính 
và có mũ cách điện. Khi tiếp xúc với các bộ phận kim loại đang có điện phải 
dùng các dụng cụ chuyên có độ cách điện thoả đáng. Những dụng cụ này 
phải được thường xuyên kiểm tra độ cách điện đáp ứng các yêu cầu về an 
toàn sử dụng điện. 
Hiện nay phần vận hành thiết bị điện đã tự động hoá cao, điều khiển bằng 
máy tính. Cần khai thác hết khả năng này. Khi điều khiển hệ thiết bị điện lẻ 
theo phương pháp thủ công, phải đảm bảo các điều kiện trang bị cho công 
nhân như yêu cầu trên. 
Tai nạn hay xảy ra khi vận hành thiết bị điện và biện pháp ngăn ngừa phải 
như sau: 
 Môi trường vận hành ẩm ướt. Với những điều kiện môi trường ẩm ướt, 
phải có biện pháp thích ứng mới được vận hành. 
 Trang bị cá nhân không đủ đáp ứng các yêu cầu cách điện cho mọi bộ 
phận cơ thể có khả năng va chạm với các bộ phận mang điện. Không 
đủ điều kiện trang bị an toàn, không vận hành thiết bị điện. 
 Va đập dụng cụ kim loại đang cầm tay vào các bộ phận có điện. Phải 
hết sức chú ý khi thao tác và mọi dụng cụ phải có tay cầm đủ cách 
điện với điện áp tương ứng. 
 Khi lên cao , mặt đứng không đủ vững chãi, không đủ độ cách điện. 
Phải có sàn đứng vững chãi và mặt chân đứng phải có lớp thảm hoặc 
lớp đệm cách điện. 
 124 
 Mọi công việc vận hành thiết bị điện cần đứng trên cao phải có một tổ 
công tác ít nhất hai người, một người thao tác và một người cảnh giới, 
nhắc nhở điều kiện an toàn. 
 Mọi thiết bị điện phải có nối đất để dòng điện song song qua người 
nếu xảy ra là nhỏ, không đủ gây tử vong hay tai nạn. 
5. Tai nạn điện do thao tác kỹ thuật 
Người công nhân vận hành các thiết bị điện và thi công sử dụng điện phải 
được huấn luyện về an toàn sử dụng điện. 
Mọi thao tác của công nhân phải thuần thục, hạn chế tối đa các thao tác do 
không thuần thục mà va chạm với các thiết trí điện. 
Người công nhân phải được trang bị cách điện cho cá nhân đầy đủ và chỉ thi 
công khi đã mang đầy đủ các trang bị bảo vệ cách điện. 
Trèo cao trên cột điện, trên sàn thao tác các thiết trí điện phải mang dây an 
toàn đúng quy định, phải sử dụng đầy đủ trang bị an toàn cho cá nhân như 
mũ, kính, găng, giày, quần áo. Không bao giờ được làm một mình trên cao 
mà phải làm theo tổ công tác ít nhất là hai người, một người thi công và một 
người cảnh giới tai nạn. 
Trước khi thực hiện thao tác kỹ thuật điện cần kiểm tra mọi điều kiện an 
toàn. Khi có nghi ngờ, thí dụ chưa rõ ở cuối nguồn điện có ai đó đang thi 
công hay không, cần kiểm tra trước khi tiến hành đóng điện. Chỉ nối mạch 
điện khi mọi điều kiện về an toàn đảm bảo tuyệt đối. 
6. Tai nạn điện do nơi làm việc bị ẩm hoặc thấm nước 
Môi trường làm việc liên quan đến an toàn sử dụng điện được chia thành ba 
nhóm: 
 125 
 Các phòng ít nguy hiểm về điện là phòng có môi trường không khí 
tương đối khô. Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75% khi 
nhiệt độ từ 5 ~ 25oC. Sàn của loại phòng này có điện trở lớn và không 
khí không có các loại bụi dẫn điện bay lơ lửng. 
 Phòng nguy hiểm nhiều là phòng có độ ẩm lớn trên 75%, nhiệt độ 
trung bình trên 25oC. Độ ẩm tương đối có lúc nhất thời tăng đến bão 
hoà như các phòng hấp hơi, phòng đang bảo dưỡng bê tông bằng hơi 
nước nóng. Một số phòng khô, có hoặc không có lò sưởi và trong 
phòng được phun ẩm nhất thời. Những phòng có nhiều bụi dẫn điện 
như phòng nghiền than, xưởng chuốt cốt thép cũng là phòng nguy 
hiểm nhiều về mặt an toàn điện. Những phòng nguy hiểm còn là 
phòng có nhiệt độ trên 30oC làm người lao động trong đó luôn chảy 
mồ hôi. Khi người có mồ hôi, khi va chạm với điện thì mối nguy hiểm 
tăng gấp bội. 
 Phòng đặc biệt nguy hiểm là các phòng rất ẩm. Độ ẩm tương đối của 
loại phòng này xấp xỉ 100%, mặt tường, mặt trần thường xuyên có lớp 
nước ngưng tụ. Phòng thường xuyên ẩm mà sàn lại dẫn điện như bằng 
tôn dập chống trơn hoặc có những sàn đứng thao tác bằng tôn. 
Những phòng gia công chất nổ cũng như các phòng có hơi dễ bắt cháy 
nổ, các phòng có nhiều bụi khi tạo với không khí thành các hỗn hợp 
nổ thí dụ như trong các gian nhà kho chứa chất nổ trên công trường 
thuỷ điện. 
Tại những phòng này, đường dây dẫn điện phải được thiết kế có độ 
cách điện cao. Trong mỗi ống dẫn chứa dây điện chỉ được có một dây, 
không được bố trí nhiều dây dẫn điện. Mọi khí cụ điện đều được chứa 
trong các hộp mà điều kiện cách điện đủ đảm bảo không gây ra hiện 
tượng phóng điện. 
 126 
Công nhân thao tác và lao động trong những môi trường nguy hiểm 
cần được trang bị quần áo đủ độ an toàn cách điện. 
ánh sáng trong những phòng này cần đầy đủ để nhìn rõ mọi chi tiết 
của dụng cụ, đồ vật , máy móc đang vận hành và chứa đựng trong 
phòng. 
7. An toàn khi hàn 
Máy hàn hồ quang điện sử dụng công suất điện lớn, dòng điện qua dây hàn 
có cường độ cao ( xấp xỉ 100 A ) . Quá trình hàn, đầu que hàn hoặc mỏ hàn 
phát ra ánh sáng hồ quang đồng thời phát ra các tia hồng ngoại và tia cực 
tím. ánh sáng hồ quang và các loại tia hồng ngoại, tia cực tím làm hại mắt 
và da của cơ thể người. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của 
dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn ( gọi là tia lửa hàn) có thể 
gây bỏng và cháy. 
Dây dẫn điện hàn ... ình biển có thợ lặn làm việc, cần có buồng thay đổi áp lực để đảm 
bảo công nhân lao động được thích nghi với điều kiện áp lực thích hợp khi 
làm việc. 
 Công trình khi hoạt động không có người làm việc thường xuyên: 
 Khi có người đến hiệu chỉnh tình trạng của công trình biển thì phải trang bị 
để có thể sơ cứu, chăm sóc người gặp phải tai nạn giống như công trình có 
người làm việc thường xuyên. 
 Các phương tiện cứu sinh và di chuyển người: 
+ Phương tiện cứu sinh độc lập với công trình giao cho các tàu dịch vụ đảm 
nhiệm như các tàu cung ứng, tàu chuyển người, tàu kéo moóc . . . hoặc cho 
máy bay bảo đảm nhiệm vụ chuyển người qua lại giữa công trình biển và đất 
liền. 
Mọi tàu chiến, tàu buôn, tàu đánh cá, tàu du lịch trong khu vực có công trình 
biển phải tuân theo luật hàng hải quốc tế là phải tham gia cứu hộ khi thấy 
công trình biển phát tín hiệu cấp cứu bằng điện báo SOS hay bằng radio theo 
tín hiệu âm thanh MAYDAY, Nhận được tín hiệu cấp cứu có nghĩa là nơi 
phát tín hiệu đang lâm vào tình trạng nguy hiểm đến sinh mạng con người. 
+ Phương tiện cứu sinh đặt ngay tại công trình bao gồm phương tiện cá nhân 
như dây an toàn, phao cứu hộ hoặc phương tiện tập thể như xuồng, mảng, 
bóng cứu sinh. 
Những phương tiện cứu hộ phải được kiểm tra thường xuyên như kiểm tra 
hoạt động của động cơ của các xuồng cứu hộ có lắp động cơ, thả xuống nước 
xem độ nổi của các xuồng, kiểm tra sự kín của xuồng. . . 
 181 
Đôi khi còn sử dụng phương tiện cứu hộ là mảng. Mảng cứu hộ đủ độ bền để 
có thể ném thả mạnh xuống nước mà không hư hỏng. Mảng phải có dây móc 
để nối được từ một điểm ở công trình đến một điểm trên biển. Có thể dùng 
mảng chứa hơi nhưng phải đảm bảo sự an toàn của các ngăn chứa hơi. 
Mọi phương tiện cứu hộ trên công trình biển cần được kiểm tra chất lượng 
định kỳ và theo đúng kỳ kiểm tra, mọi phương tiện đều bảo đảm được kiểm 
tra. 
Những phương tiện khác dùng cho công việc di chuyển trên công trình biển 
như sau : 
+ Lưới hạ hàng : là lưới bao phủ hàng hoá khi đưa từ trên công trình xuống 
các phương tiện chuyên chở nổi dưới biển. Lưới được cột chặt vào một điểm 
chắc chắn trên boong, đặt xa nơi có thể có khả năng cháy. Chiều dài lưới sao 
cho lưới có thể hạ hàng xuống phương tiện dưới biển. 
+ Dây và thang dây được trang bị kèm với lưới hạ hàng và cũng thả từ điểm 
buộc trên boong xuống mặt biển để người có thể lên xuống xuồng từ công 
trình biển . Dây và thang dây phải được kiểm tra thường xuyên độ bền và 
tình trạng sử dụng được. 
Công trình biển có người làm việc không thường xuyên, khi người đến làm 
việc phải được trang bị dây an toàn, áo cứu hộ ( áo phao ), phao cứu hộ, và 
mảng cứu hộ đủ cho số người đến có thể di rời bằng mảng khi muốn. Những 
người đến công tác trên công trình biển loại này cần được trang bị phương 
tiên liên lạc ( máy vô tuyến xách tay) hay phương tiện phát tín hiệu ( pháo 
hiệu , còi hú . . .). 
Khi kiểm tra các phương tiện cứu hộ phải ghi biên bản trong nhật ký an toàn 
công trình biển, có lời ghi chú tình trạng, kích thước, số đo và những khuyết 
tật phát hiện được và những nhận xét khác. 
 182 
6.11 Yêu cầu chung về an toàn làm việc trên các công trình biển: 
Để quản lý an toàn khi làm việc trên công trình biển phải phân định trách 
nhiệm rõ ràng. Chủ nhiệm công trình quyết định sự lựa chọn loại công trình 
và trang thiết bị. Chủ nhiệm công trình là người phải bảo đảm chế độ bảo 
dưỡng cũng như định ra chế độ kiểm tra xuốt quá trình vận hành công trình. 
Vận hành công trình có hiệu quả hay không, có an toàn hay không là trách 
nhiệm của chủ nhiệm công trình. Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm đưa 
các quy định vào thực hiện. Trong quá trình vận hành, khai thác công trình 
biển, chủ nhiệm công trình được quyền uỷ nhiệm toàn phần hay một phần 
công việc cho người nhận thầu, điều này phải ghi rõ trong hợp đồng theo 
những phần liên quan. 
Trưởng dàn khoan là người chịu trách nhiệm chung về vận hành công trình. 
Người chỉ huy hàng hải phải chịu trách nhiệm khi chuyển dịch công trình 
hoặc máy rời khỏi giếng nếu công trình biển thuộc loại dịch chuyển được. 
Người trưởng dàn khoan phải chịu trách nhiệm về an toàn cho người làm việc 
trên dàn khoan cũng như trên các nơi phụ cận thuộc phạm vi điều phối của 
công trình dàn khoan. Trưởng dàn khoan phải thường xuyên kiểm tra tổng 
thể mọi thao tác và mọi người lao động trên dàn khoan phải tuân theo mệnh 
lệnh của trưởng dàn khoan. 
Khi có khách thăm, người trưởng dàn klhoan phải thông báo đầy đủ quy chế 
an toàn, hướng dẫn cho khách biết cách sử lý khi có sự cố, tai nạn. Bảng nội 
quy an toàn chung và riêng cho từng nơi phải được phổ biến cho từng người 
và phải treo, dán ở những nơi dễ thấy. 
Nội quy an toàn phải ghi đầy đủ các điều sau: 
+ Kỷ luật trên boong 
+ Điều lệ phòng chống cháy 
+ Phòng ngừa tai nạn 
 183 
+ Di chuyển, thoát người. 
Những quy định bắt buộc phải ghi rõ để tuân theo khi khẩn cấp đối với các 
trường hợp: 
Quanh khu vực nguy hiểm như đầu phun, sử dụng năng lượng nổ, thử 
nghiệm sản phẩm. . . 
Khi di chuyển, các quy định về đảm bảo sức khoẻ cho người di chuyển. 
Khi có trục trặc kỹ thuật, phải đề phòng những tình huống tai nạn gì có khả 
năng xảy ra. 
Nhóm cán bộ phụ trách an toàn ( an toàn viên ) phải có đầy đủ những người 
thuộc các nghề nghiệp khác nhau như trưởng cơ khí, thợ điện. . . Những 
người này chịu sự điều khiển của trưởng dàn khoan về mặt an toàn, nhưng có 
thể do phân công mà cấp phó dàn khoan đặc trách. 
Trưởng dàn khoan phải chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên trong nhóm an 
toàn. Nếu trưởng dàn khoan thấy cần thiết thì được mới chuyên gia đào tạo. 
Chủ nhiệm công trình sẽ quyết định việc cho mời. 
Hồ sơ về an toàn trên dàn khoan phải ghi rõ các mục sau: 
Sự ổn định của dàn khoan 
Hệ kéo dắt các thiết bị di chuyển 
Sự chía ngăn và tình trạng các hầm và khoang chứa nước dằn cũng như các 
phương tiện bơm. 
Sự thông gió 
Phương tiện chống cháy và các vòi nước . Việc lắp đặt những trang bị chống 
cháy. 
Việc sắp xếp chỗ chứa và tính chất của các vùng nguy hiểm cũng như sự cố 
có thể xảy ra cho từng vùng. 
Sơ đồ và các chỉ dẫn sử dụng các thiết bị an toàn. 
Chương trình đào tạo, các bài tập thao diễn về an toàn cho mọi người. 
 184 
Sổ ghi chép theo dõi về công tác boả dưỡng dụng cụ, trang bị an toàn 
Các giá trị giới hạn của thiết bị an toàn khi vận hành, khi thay đổi neo đậu, 
khi di chuyển. 
Kết quả thử nghiệm, kiểm tra trang bị an toàn, kết quả thao diễn. 
6.12 Các hoạt động trên công trình biển: 
Lệnh sản xuất: 
Chỉ có trưởng dàn khoan là người được phép ra lệnh sản xuất theo những 
điều kiện cụ thể của gió, các điều kiện khác của biển, điều kiện tầm nhìn; 
+ Cho phép tiến hành hoặc đình chỉ công việc làm trên boong, đặc biệt đối 
với những việc có khả năng rủi ro nhiều như đặt ống dẫn, hạ ống, thử 
nghiệm, phụt, hạ ống dẫn, các việc liên quan đến miệng giếng. 
+ Cho phép neo tàu dịch vụ 
+ Cho phép thực hiện các thao tác chuyển dịch vị trí 
+ Quyết định và đảm bảo trong các trường hợp gay cấn, trường hợp di 
chuyển người. 
Trưởng dàn khoan phải được sự hỗ trợ tích cực của tàu dịch vụ hay tàu cứu 
hộ, của máy bay trực thăng cũng như mọi phương tiện mà trưởng dàn khoan 
yêu cầu qua vô tuyến điện. 
Trưởng dàn khoan phải được thông báo đầy đủ về các thông số khí hậu, khí 
tượng do các trạm đo đạc thông qua vô tuyến điện như: 
Tốc độ gió, hướng gió 
Thiết bị đo khí áp và dữ liệu về khí áp 
Nhiệt độ không khí và nước biển 
Thiết bị đo chiêù cao, chu kỳ của sóng, tốc độ và hướng dòng chảy dưới 
biển. 
Tin tức về bão và áp thấp 
 185 
Trên công trình biển phải có nhân viên chuyên trách liên lạc vô tuyến cùng 
với trang bị vô tuyến đầy đủ. 
Nhân viên chuyên trách vô tuyến phải hướng dẫn cho nhiều người khác nắm 
được cách sử dụng liên lạc viễn thông. Khi trên công trình chỉ có ít người thì 
mọi người phải sử dụng thành thạo các phương tiện viễn thông. Trên công 
trình biển cần được trang bị một đồng hồ báo thức vô tuyến. Loại đồng hồ 
này rất cần thiết cho sự an toàn của người và công trình. 
6.13 Biện pháp an toàn khi di chuyển công trình biển di động: 
Công trình biển di động muốn di chuyển phải có lệnh của cấp có thẩm quyền 
quyết định. Cần kiểm tra cẩn thận tải trọng trên công trình. Mọi thiết bị 
không cố định phải neo buộc kỹ càng. Những bồn chứa phải hoặc để rỗng 
hoàn toàn hoặc chứa đầy ắp và phải bảo đảm rằng bồn được đậy hết sức kín. 
Người làm các thao tác phục vụ việc di chuyển phải đáp ứng điều kiện làm 
việc trên biển ngay cả khi lộng gió và sẵn sàng có sự trợ giúp để hoàn thành 
mọi thao tác mà không nguy hiểm. 
Cần lưu ý để khi xảy ra tình huống mà khí hay dầu nếu có bị phụt thì cũng 
không hất vào đến công trình. Việc cặp mạn tàu vào công trình dù trong tình 
huống dòng nước biển ra sao cũng không được ảnh hưởng đến sự ổn định của 
công trình cũng như làm mất cân bằng của neo. Gió chủ đạo không làm nguy 
hiểm cho máy bay trực thăng. 
Khi di chuyển công trình số người cần thiết trên công trình phải giảm đến 
mức tối thiểu. Khi lai dắt không được gây trở ngại cho hoạt động hàng hải và 
phải tuân theo quy định về tín hiệu. Trong xuốt quá trình thao tác di chuyển 
phải bố trí một tàu đủ chứa toàn bộ số người ở công trình lên tạm trú. Mọi 
người thao tác trên công trình phải mặc áo cứu hộ. 
 186 
Dây neo tàu phải có tiêu báo để nhận biết, tránh hiện tượng tàu, xuồng qua 
lại bị vướng làm đứt. 
Trường hợp gió mạnh hoặc tình trạng biển không cho phép cặp mạn tàu, việc 
di chuyển phải dùng giỏ hay lưới hạ hàng. Người ngồi trong giỏ phải mặc áo 
cứu hộ. Người dùng giỏ để di chuyển ngồi ngoài lưới, tay nắm chắc lưới. 
Trong lưới chỉ có hàng xách tay. 
6.13 Các hoạt động liên quan đền hoả hoạn trên công trình biển: 
Mọi người trên công trình biển phải hiểu rất rõ biện pháp chống cháy . Trên 
công trình biển có một đội chuyên trách chống cháy. Mỗi đội viên đội chống 
cháy phải biết làm các thao tác của cá nhân khác trong đội. Đội chữa cháy 
phải biết phân loại đám cháy, hiểu rõ về các phương tiện dập lửa và thao tác 
thành thạo việc dập lửa. Đội chữa cháy phải được huấn luyện thường xuyên 
về các phương tiện dập cháy, dò tìm đám cháy , cách thức báo động cháy, 
kiểm tra thông gió và tát cạn nước, sử dụng máy thở riêng biệt. 
Cấm dùng lửa, hàn xì, cắt bằng hơi, bằng tia lửa điện khi không có lệnh của 
trưởng dàn khoan và sau khi trưởng dàn khoan đã kiểm tra điều kiện an toàn 
để cho phép tiến hành công việc. Lệnh cho làm việc dùng lửa phải là lệnh 
viết. Bếp phải có biện pháp chống cháy đặc biệt. Không được hút thuốc trên 
dàn khoan. 
Chương VIII . Công trình hạt nhân và phóng xạ 
1. Sự cố đặc thù của công trình hạt nhân và phóng xạ 
2. Biện pháp an toàn ngăn phóng xạ với công trình 
3. Biện pháp an toàn cho người, sinh vật trong môi trường có khả 
năng bị phóng xạ 
 187 
4. Chế độ chăm sóc sức khoẻ định kỳ với người lao động trong môi 
trường có khả năng chứa phóng xạ 
Chương IX . Phá dỡ công trình 
1. Thiết kế biện pháp phá dỡ và thủ tục duyệt biện pháp thi công phá 
dỡ 
2. Trình tự phá dỡ hợp lý 
3. Khu vực phá dỡ, chỉ giới an toàn 
4. Huấn luyện trước khi thi công phá dỡ 
5. Người chỉ huy, điều hành phá dỡ 
Chương X . Phòng chống cháy trên công trường 
1. Khái niệm về cháy và nổ 
Yếu tố và điều kiện hình thành sự cháy và đám cháy 
Phân loại đám cháy 
Yêu cầu về phòng cháy trên công trường 
2. Biện pháp phòng và chống cháy trên công trường 
Nguyên nhân cháy, nổ 
Phòng ngừa cháy, nổ 
Trang thiết bị chống cháy 
Sử dụng trang thiết bị chống cháy 
3. Thoát nạn khi có cháy 
Tổ chức huấn luyện phòng chống cháy 
Dòng người chuyển động tự nhiên khi cháy 
 188 
Lối , đường thoát nạn khi cháy 
Tổ chức thoát nạn khi cháy 
Tín hiệu lối thoát hiểm và nới để sơ đồ thoát hiểm 
4. Sơ cứu và cấp cứu người bị bỏng 
Sơ cứu khi bỏng và khi bỏng không do cháy 
Cấp cứu trong các tình huống trên 
Chương XI : An toàn sử dụng vật liệu nổ trong công trường xây dựng, 
công tác phá dỡ và khai thác vật liệu đất, đá trong xây dựng 
1. Thuốc nổ 
2. Tác động của nổ : bốn vòng cầu tác động của thuốc nổ 
3. Lượng thuốc nổ 
4. Cách gây nổ an toàn 
5. Gói và đặt mìn 
6. Bán kính nguy hiểm 
7. An toàn trong phá nổ : 
An toàn với vận chuyển , bảo quản thuốc nổ 
An toàn khi nhồi thuốc và đặt dây dẫn nổ 
Tín hiệu và bảo vệ 
Bảo vệ kiến trúc vật và người trong bán kính nguy hiểm 
Phần Năm : vệ sinh và môI trường lao động 
Chương I . Khái niệm về vệ sinh và bệnh nghề nghiệp 
1. Những bệnh nghề nghiệp liên quan đến ngành xây dựng 
2. Tác hại của bệnh nghề nghiệp đến năng suất lao động, đến sức 
khoẻ của công nhân 
 189 
3. Đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp 
4. Sơ cứu và cấp cứu với các tác hại của bệnh nghề nghiệp 
Chương II . Các bệnh nghề nghiệp trong ngành xây 
dựng 
1. Phân loại các bệnh nghề nghiệp trong xây dựng 
2. Tác hại của bệnh nghề nghiệp 
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong xây dựng 
Chương III . Vi khí hậu và biện pháp đảm bảo các điều kiện vi khí hậu 
trong xây dựng 
1. Tác động của vi khí hậu đến người lao động 
2. Biện pháp đảm bảo vi khí hậu cho môi trường lao động 
3. Bảo vệ môi trường vi khí hậu tự nhiên 
4. Tạo môi trường vi khí hậu nhân tạo 
Chương IV . Phòng chống bụi trong xây dựng 
1. Các dạng bụi và tác hại của từng dạng bụi 
2. Phòng chống bụi 
Hạn chế nguồn bụi 
Cách giảm bụi 
Trang bị cho người lao động 
 3. Sơ cứu và cấp cứu khi nhiễm bụi gây tai nạn 
 190 
Chương V . Chống ồn và chống rung trong xây dựng 
1. Nguồn ồn và rung 
2. Tác hại của ồn và rung 
3. Biện pháp giảm ồn và giảm rung trong xây dựng 
4. Mức độ cho phép với ồn và rung 
Chương VI . Đảm bảo ánh sáng cho không gian sản xuất 
xây dựng 
1. Tầm quan trọng của độ sáng cho lao động sản xuất xây dựng 
2. Nguồn sáng 
3. Yêu cầu độ sáng với từng loại hoạt động sản xuất 
4. Kiểm tra độ sáng nơi sản xuất 
5. Hạn chế độ sáng quá mức như ánh nắng trực tiếp và ánh sáng tia lửa 
hàn 
Phần Sáu : một số chế độ chính sách bảo hộ lao động 
hiện hành 
Chương I . Chế độ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối 
với người sử dụng lao động và người lao động 
1. Công tác huấn luyện 
2. Thực tập sơ cứu và cấp cứu với một số tình huống bắt buộc 
3. Cán bộ chuyên trách và quy trình kiểm tra an toàn lao động, vệ 
sinh lao động 
4. Tổ vệ sinh công nghiệp 
 191 
Chương II. Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người 
lao động 
1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 
2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động 
3. Trách nhiệm về an toàn lao động 
4. Chế độ báo cáo định kỳ và khi có tai nạn 
Chương III . Một số chế độ bảo hộ lao động đối với người 
lao động 
1. Giờ làm việc và nghỉ ngơi 
2. Chế độ với lao động nữ và người chưa thành niên 
3. Chế độ phụ cấp độc hại , nguy hiểm và bồi dưỡng hiện vật cho 
người lao động trong điều kiện có yếu tố độc hại 
4. Chế độ trang bị cá nhân 
5. Chế độ trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp, bồi thường tai nạn 
6. Chế độ ăn giữa ca 
7. Chăm sóc sức khoẻ 
8. Khen thưởng và phạt khi vi phạm về bảo hộ lao động 
 
  
 192 
Lê Kiều 
An toàn Lao động 
 193 
trong ngành xây dựng 
Hà nội, 2004 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_phan_2.pdf