Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

Chương 1

NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(Dành cho khối không chuyên)

A. MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự

ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của

việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để

sinh viên nghiên cứu các phạm trù tiếp theo của chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Kỹ năng, sinh viên có cái nhìn tổng quan về cấu trúc, hệ thống các phạm

trù của môn chủ nghĩa xã hội khoa học; có khả năng so sánh được đối tượng

nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học với các khoa học xã hội khác; bước đầu

có thể có tư duy, phương pháp tiếp cận và phân tích những hiện thực nẩy sinh

trong thực tiễn cộng cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

3. Thái độ, sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận

chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên

chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng

Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo

B. NỘI DUNG

1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác- Lênin, luận

giải từ các giác độ triết học, kinh tế và chính trị- xã hội về sự chuyển biến tất yếu

của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng

sản.V. I Lênin đã đánh giá khái quát bộ “Tư bản”- tác phẩm chủ yếu và cơ bản

trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học”1. Điều đó có nghĩa là, chủ nghĩa xã hội khoa

học tức là chủ nghĩa Mác hoặc chủ nghĩa Mác chính là chủ nghĩa xã hội khoa học.

Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp

thành chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong tác phẩm “Chống Duyrinh”, Ph. Angghen đã

viết ba phần: “triết học”, “kinh tế chính trị” và “chủ nghĩa xã hội khoa học”. V.I

Lênin, khi viết phân tích nguồn gốc ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác, đã

khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà

loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh

và chủ nghĩa xã hội Pháp”1 .

Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, quá trình xây dựng và phát triển học

thuyết của mình, trong tư duy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình

thành ba bộ phận: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học

pdf 141 trang yennguyen 7620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 *************** ******************* 
GIÁO TRÌNH 
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 
(Dành cho hệ đào tạo bậc đại học, khối không chuyên ngành) 
(bản thảo) 
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN 
1. GS,TS HoàngChí Bảo – Chủ tịch HĐ 
2. GS, TS Dương Xuân Ngọc Phó Chủ tịch 
3. PGS,TS Đỗ Thị Thạch – Thư ký nội dung 
4. PGS,TS Hoàng Bá Dương 
5. PGS,TS Phạm Công Nhất 
6. PGS,TS Đinh Ngọc Thạch 
7. PGS,TS Đặng Hữu Toàn 
8. PGS,TS Lê Hữu Ái 
9. PGS,TS Bùi Thị Ngọc Lan 
10. PGS,TS Đinh Ngọc Thạch 
11. PGS,TS TrầnXuân Dung 
12. PGS,TS Lê Văn Đoán 
13. PGS, TS Ngô Thị Phượng 
14. PGS, TS Nguyễn Chí Hiếu 
HàNội, 6/2018 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
1 
MỤC LỤC 
Chương 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ............................... 2 
Chương 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ....................... 26 
Chương 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA 
XÃ HỘI ................................................................................................................... 45 
Chương 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ 
NGHĨA .................................................................................................................... 63 
Chương 5: CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG 
LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ......................... 80 
Chương 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ 
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ................................................................................... 94 
Chương 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA 
XÃ HỘI ................................................................................................................. 120 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
2 
Chương 1 
NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 
(Dành cho khối không chuyên) 
A. MỤC ĐÍCH 
1. Kiến thức, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự 
ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của 
việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để 
sinh viên nghiên cứu các phạm trù tiếp theo của chủ nghĩa xã hội khoa học 
2. Kỹ năng, sinh viên có cái nhìn tổng quan về cấu trúc, hệ thống các phạm 
trù của môn chủ nghĩa xã hội khoa học; có khả năng so sánh được đối tượng 
nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học với các khoa học xã hội khác; bước đầu 
có thể có tư duy, phương pháp tiếp cận và phân tích những hiện thực nẩy sinh 
trong thực tiễn cộng cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. 
3. Thái độ, sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận 
chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng 
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo 
B. NỘI DUNG 
1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 
Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác- Lênin, luận 
giải từ các giác độ triết học, kinh tế và chính trị- xã hội về sự chuyển biến tất yếu 
của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng 
sản.V. I Lênin đã đánh giá khái quát bộ “Tư bản”- tác phẩm chủ yếu và cơ bản  
trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học”1. Điều đó có nghĩa là, chủ nghĩa xã hội khoa 
học tức là chủ nghĩa Mác hoặc chủ nghĩa Mác chính là chủ nghĩa xã hội khoa học. 
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp 
thành chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong tác phẩm “Chống Duyrinh”, Ph. Angghen đã 
viết ba phần: “triết học”, “kinh tế chính trị” và “chủ nghĩa xã hội khoa học”. V.I 
Lênin, khi viết phân tích nguồn gốc ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác, đã 
khẳng định: “Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà 
loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh 
và chủ nghĩa xã hội Pháp”1 . 
Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, quá trình xây dựng và phát triển học 
thuyết của mình, trong tư duy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình 
1 V. I Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, Matsxcova, 1974, t1, tr226 
1 V. I Lênin: Sdd, 1980, t23, tr.50 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
3 
thành ba bộ phận: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học 
1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học 
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 
đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn, 
công nghiệp cơ khí. Cách mạng công nghiệp đã làm xuất hiện một lực lượng sản 
xuất mới, đó là nền đại công nghiệp, mà tác động của nó vào phương thức sản xuất 
tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu rộng, cả về quy mô sản xuất và năng suất lao động, 
kinh nghiệm quản lý Kết quả tất yếu của tác động ấy là vừa làm cho lực lượng 
sản xuất phát triển, vừa dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản 
xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng gia tăng. Những cuộc khủng hoảng hàng hóa thừa 
theo chu kỳ và hiện tượng người lao động thất nghiệp càng nhiều. Trong “Tuyên 
ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. Angghen đánh giá: “ Giai cấp tư sản 
trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản 
xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây gộp 
lại”2. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cùng với nó là sự hoàn thiện 
từng bước quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chứng tỏ sự chiến thắng một cách 
thuyết phục về phương diện kinh tế của giai cấp tư sản trước giai cấp phong kiến. 
Cùng với quá trình ấy, sự ra đời và hình thành ngày càng rõ nét hai lực lượng xã 
hội đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Cùng với sự lớn mạnh của 
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, chất 
lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trở thành 
hai giai cấp cơ bản trong xã hội, vừa nương tựa vào nhau để cùng tồn tại, vừa có 
mâu thuẫn đối kháng với nhau về lợi ích. Cũng từ đây, cuộc đấu tranh của giai cấp 
công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội 
của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội 
với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu 
sản xuất. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức 
và trên quy mô rộng khắp. Phong trào Hiến chương của những người lao động ở 
nước Anh diễn ra trên 10 năm (1835 – 1848); Phong trào công nhân dệt ở thành 
phố Xi-lê-di, nước Đức diễn ra năm 1844. Đặc biệt, phong trào công nhân dệt 
thành phố Li-on, nước Pháp kéo dài 3 năm (1831 – 1834) đã có tính chất chính trị 
rõ nét. Nếu năm 1831, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Li-on giương 
cao khẩu hiệu “sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh” chỉ thuần túy vì mục 
tiêu kinh tế, thì đến năm 1834, khẩu hiệu của phong trào đã chuyển sang mục đích 
chính trị: “Cộng hòa hay là chết”. 
Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị công khai của phong trào công 
nhân chứng tỏ, lần đầu tiên giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng 
2 C. Mác và Ph. Angghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 603 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
4 
chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu 
hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là giai cấp tư 
sản. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi một 
cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị 
làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng. 
Điều kiện kinh tế - xã hội ấy không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư 
tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời một lý 
luận mới, tiến bộ- chủ nghĩa xã hội khoa học. 
1.2.2. Tiền đề khoa học và tư tưởng lý luận 
Tiền đề khoa học 
Sau thế kỷ ánh sáng, đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to 
lớn trên lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là ba phát minh tạo nền tảng cho phát triển tư 
duy lý luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý 
học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết 
Tiến hóa, phát minh năm 1859, của người Anh Charles Darwin (1809 -1882); Định 
luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, phát minh năm 1842- 1845, của người 
Nga M.V.Lômôlôxốp (1711 - 1765) và Người Đức Maye (1814 - 1878); Học 
thuyết tế bào, phát minh năm 1838- 1839, của nhà thực vật học người Đức 
Matthias Jakob Schleiden (1804 - 1881) và nhà vật lý học người Đức Theodor 
Schwam (1810 - 1882). Thành tựu của những phát minh này là cơ sở khoa học cho 
sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở 
phương pháp luận để nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị- xã hội của các nhà 
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học sau này. 
Tiền đề tư tưởng lý luận 
Cùng với những thành tựu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong khoa học 
xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó, phải kể đến sự ra đời của 
triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: George Wilhelm 
Friedrich Hêghen (1770 -1831) và Lutvich Phoiơbắc (1804 - 1872); của kinh tế 
chính trị học cổ điển Anh với Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772 -
1823); đặc biệt là 3 nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán đã tạo ra những 
tiền đề lý luận trực tiếp để C.Mác và Ph.Ănghen kế thừa, cải biến và phát triển 
thành chủ nghĩa xã hội khoa học: Đó là nhà không tưởng Pháp:Cơlôđơ Hăngri Đơ 
Xanh Ximông (1769-1825), Sáclơ Phuriê (1772-1837) và nhà không tưởng người 
Anh Rôbớt Ôoen (1771-1858). 
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng do các nhà xã hội chủ nghĩa 
không tưởng Pháp, Anh đã có những giá trị nhất định: 1) Thể hiện tinh thần phê 
phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, 
xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng; 2) Đã đưa ra nhiều 
luận điểm có giá trị về xã hội tương lai về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm 
xã hội; đã nêu ra vai trò của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật; về xóa bỏ sự đối 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
5 
lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về 
vai trò lịch sử của nhà nước; 3) Chính những tư tưởng có tính phê phán và sự 
dấn thân trong thực tiễn của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, trong chừng 
mực, đã thức tỉnh phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và người lao động. 
Tuy nhiên, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán cũng còn 
không ít những hạn chế hoặc do điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế về tầm 
nhìn và thế giới quan của họ, chẳng hạn, không phát hiện ra được quy luật vận 
động và phát triển của xã hội loài người nói chung, quy luật vận động, phát triển 
của chủ nghĩa tư bản nói riêng; không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có 
thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng 
sản, giai cấp công nhân; không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã 
hội cũ áp bức, bất công, xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Chính vì những hạn chế ấy, 
mà các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán chỉ dừng lại ở mức độ 
một học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng. Song vượt lên tất cả, những giá trị 
khoa học, cống hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đề tư tưởng - lý luận, để 
C.Mác và Ph.Ănghen kế thừa những hạt nhân hợp lý, lọc bỏ những bất hợp lý, 
không tưởng, xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học. 
1.3. Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ănghen 
C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) trưởng thành ở Đức, đất 
nước có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật 
của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph.Hêghen. Bằng trí tuệ uyên bác, bằng 
hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn, C. Mác và Ph. Angghen đã tiếp 
thu các giá trị của nền triết học cổ điển và kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ 
đi trước; sự dấn thấn trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân 
dân lao động tất cả những điều đó đã tạo cho các ông đến với nhau, trở thành 
những nhà khoa học thiên tài, những nhà cách mạng vĩ đại nhất thời đại. Trên cơ 
sở kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng - lý luận của nhân loại, 
quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sự kiện đang diễn ra đã 
cho phép các ông từng bước phát triển học thuyết của mình, đưa các giá trị tư 
tưởng lý luận, trong đó tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phát triển lên một trình độ mới 
về chất- chủ nghĩa xã hội khoa học. 
1.3.1. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị 
 Thoạt đầu, khi bước vào hoạt động khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen là hai 
thành viên tích cực của Câu lạc bộ Hêghen trẻ và chịu ảnh hưởng của quan điểm 
triết học của Hêghen và Phoiơbắc. Với nhãn quan khoa học uyên bác, các ông đã 
sớm nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế trong triết học của Hêghen và 
Phoiơbắc. Với triết học của Hêghen, tuy mang quan điểm duy tâm, nhưng chứa 
đựng “cái hạt nhân” hợp lý của phép biện chứng; còn đối với triết học của 
Phoiơbắc, tuy mang năng quan điểm siêu hình, song nội dung lại thấm nhuần quan 
niệm duy vật. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa “cái hạt nhân hợp lý”, cải tạo và 
loại bỏ cải vỏ thần bí duy tâm để xây dựng nên lý thuyết mới của phép biện chứng. 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
6 
Hai ông cũng kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và 
những hạn chế lịch sử khác để xây dựng lý luận mới của chủ nghĩa duy vật. 
Với C.Mác, từ đầu 1842 đến tháng 3/1843, làm việc ở báo Sông Ranh, ông 
đã viết nhiều bài báo tranh luận về những vụ “ăn cắp gỗ”, đã vạch trần bản chất vụ 
lợi của giai cấp thống trị và thể hiện sự thông cảm với cảnh khổ của của nông dân. 
Từ cuối năm 1843 đến 4/1844. C.Mác viết “Góp phần phê phán triết học pháp 
quyền của Hêghen - Lời nói đầu (1844)”. Ở tác phẩm này thể hiện rõ sự chuyển 
biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ 
cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa . 
Đối với Ph.Ăngghen, từ năm 1841 đến 1842 cơ bản vẫn đứng trên lập trường 
thế giới quan duy tâm, tuy nhiên, Ph.Ăngghen cũng đã thấy được mâu thuẫn giữa 
giữa tinh thần cách mạng trong phương pháp với sự bảo thủ, khép kín trong hệ 
thống triết học Hêghen, đồng thời thấy tính thiếu triệt để trong triết học của 
L.Phoiơbắc. Cuối 1843. Ph.Ăngghen viết “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa 
kinh tế - chính trị”. Trong các tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã đứng trên thế giới 
quan duy vật và lập trường cộng sản để phê phán kinh tế - chính trị học của A.Smít 
Và Đ.Ricácđô. Trong các bài: Quá khứ và hiện tại; Tômát Cáclây, Ph.Ăngghen đã 
phê phán quan điểm chủ nghĩa  ... ức năng của gia đình 
- Sự biến đổi chức năng sinh đẻ (tái sản xuất con người). 
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia 
đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời 
điểm sinh con. Hơn nữa, việc sinh con còn bị điều chỉnh bởi chính sách xã hội của 
Nhà nước. Ở nước ta, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã tuyên 
truyền, phổ biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh 
thai và tiến hành kiểm soát thông qua Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến 
khích mỗi cặp vợ chống chỉ nên có từ 1 đến 2 con và khoảng cách giữa hai lần sinh 
là 5 năm. 
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản 
xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể 
hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có 
con trai nối dõi thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện ở 
việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất 
thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững 
của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ 
không phải chỉ là các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có 
con trai như gia đình truyền thống. 
- Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng. 
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
136 
mang tính bước ngoặt1: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, 
tức là từ một đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình 
thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã 
hội. Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu 
của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại 
đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu. 
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong 
nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản 
phẩm hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế hộ gia đình gặp 
rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh 
hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân là 
do kinh tế hộ gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính. 
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình 
tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. 
Các gia đình Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, 
tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội. 
- Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa). 
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục 
xã hội thì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra 
những mục tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình2. Điểm 
tương đồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới là tiếp 
tục nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng. 
Sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội 
trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so 
với trước đây, do sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà 
trường, của đạo đức xã hội. Những tác động trên đây làm giảm sút đáng kể vai trò 
của gia đình trong thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em ở nước ta thời 
gian qua. 
Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại 
dâm cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia 
đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. 
 - Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm. 
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự 
ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ 
1 Xem: Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2012, tr. 
176. 
2 Xem: Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2012, tr. 
238. 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
137 
và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn bị chi phối 
bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự 
đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia 
đình trong cuộc sống chung. 
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang 
tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ 
yếu là đơn vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất quan trọng 
tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là 
việc bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang 
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ 
lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ 
em và kể cả người lớn cũng sẽ kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, 
chị em trong cuộc sống gia đình. 
Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa 
giàu nghèo sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuất, tích 
lũy tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu có, trong khi đại bộ phận các 
gia đình trở thành lao động làm thuê do không có cơ hội phát triển sản xuất, mất 
đất đai và các tư liệu sản xuất khác, không có khả năng tích lũy tài sản, mở rộng 
sản xuất. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hô nghèo, khắc phục khoảng cách 
giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia tăng. 
Cùng với đó, vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò 
của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách 
nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. Nhà nước cần có 
những giải pháp, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tình dục, giáo dục giới tính và 
sức khỏe sinh sản cho các thành viên sẽ là chủ gia đình tương lai; củng cố chức 
năng xã hội hóa của gia đình, xây dựng những chuẩn mực và mô hình mới về giáo 
dục gia đình, xây dựng nội dung và phương pháp mới về giáo dục gia đình, giúp 
cho các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em; 
giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa nhu cầu tự do, tiến bộ của người phụ nữ hiện 
đại với trách nhiệm làm dâu theo quan niệm truyền thống, mâu thuẫn về lợi ích 
giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái. Nó đòi hỏi phải hình thành những chuẩn 
mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như 
lợi ích giữa gia đình và xã hội. 
Sự biến đổi quan hệ cơ bản của gia đình 
 - Sự biến đổi quan hệ hôn nhân 
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những 
thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ 
hiện đai, toàn cầu hóa khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: 
quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan 
hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
138 
thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích 
kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục Từ đó, dẫn tới hệ lụy là giá trị 
truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung 
lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, 
sinh con ngoài giá thú Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng 
thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó 
khăn với nhiều người trong xã hội. 
- Sự biến đổi quan hệ vợ chồng 
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền 
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là người chủ sở hữu 
tài sản của gia đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình, kể cả 
quyền dạy vợ, đánh con. 
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, không còn một mô hình duy nhất là đàn 
ông làm chủ gia đình. Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia 
đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại1. Đó là mô hình người phụ 
nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. 
Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và 
đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngoài ra, mô 
hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới 
về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị 
trường và hội nhập kinh tế. 
3.2. Phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam 
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện xây dựng gia đình 
mới, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đức tính cao đẹp, 
đồng thời xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, 
mục tiêu chung trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam là xây dựng gia 
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành 
mạnh của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, cần chú ý một số định hướng sau: 
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây 
dựng và phát triển gia đình Việt Nam 
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ 
chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm 
quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện 
nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự 
1 Xem: Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2012, tr. 
335. 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
139 
phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính 
quyền các cấp phải đưa nội dung,mục tiêu của công tác xây dựng và phát triển gia 
đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch công tác 
hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. 
Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những 
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. 
Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bước 
vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy, Nhà 
nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định, 
duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục 
những hủ tục của gia đình cũ. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng 
mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát 
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp 
với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát 
triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình 
thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. 
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn 
hóa. 
Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu 
mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia đình ấm no, hoà 
thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực 
hiện kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. 
Được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX, tại một số địa phương của 
tỉnh Hưng Yên, đến nay, xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành phong trào thi đua 
có độ bao phủ hầu hết các địa phương ở Việt Nam. Phong trào xây dựng gia đình 
văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt 
đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam. Chất lượng cuộc 
sống gia đình ngày càng được nâng cao. Do vậy, để phát triển gia đình Việt Nam 
hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng xây dựng các mô hình gia đình văn 
hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần 
tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng 
giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. 
Ở đây, cần tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất 
phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa 
phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét 
danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên 
nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo 
Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện. Không phổ biến 
140 
được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. 
Xã hội hóa việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam 
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam không phải là việc riêng của mỗi 
gia đình mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, cần có sự tham gia của mọi ngành, 
đoàn thể, cộng đồng dân cư, dòng họ và mọi cá nhân. 
 Công tác xây dựng gia đình chỉ đạt hiệu quả cao nếu các cấp ủy đảng, chính 
quyền biết dựa vào cộng đồng dân cư để thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên 
truyền phù hợp nhằm triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 
nước về xây dựng và phát triển gia đình, từ đó tạo ra phong trào thi đua rộng khắp, 
thiết thực và hiệu quả. 
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác xây 
dựng và phát triển gia đình với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát 
triển chung của toàn xã hội. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 
1.Phân tích mối quan hệ giữa gia đình và xã hội? 
2.Phân tích chức năng cơ bản của gia đình? 
3. Trình bày những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội? 
4.Những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay? 
5. Trình bày những phương hướng xây dựng và phát triển gia đình ở Việt 
Nam hiện nay? 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 
2. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, Gia đình học, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 
2007. 
3.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.128 
4. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - 
Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29 tháng 5 năm 2012. 
5. Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội, 2011. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc.pdf