Giáo trình Kỹ năng mềm

BÀI 1

KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

( 3giờ: 1 LT – 2 TH)

 GIỚI THIỆU

Xác định mục tiêu là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải biết kỹ năng này và cũng cần phải biết trau dồi nó. Vì xác định mục tiêu cũng giống như việc mà chúng ta thiết lập, kiến tạo nên tương lai của mình. Vì vậy, trong từng công việc, từng giai đoạn cuộc đời, con người đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.

 MỤC TIÊU

 Kiến thức: Trình bày được khái niệm mục tiêu? Hiểu được tại sao bạn chưa đặt mục tiêu trong cuộc sống? Trình bày được các quy tắc xác định mục tiêu?

 Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tư duy lí luận, kỹ năng thuyết trình cho sinh viên; Vận dụng kỹ năng để xây dựng được mục tiêu cụ thể trong cuộc sống và xây dựng mục tiêu cho chính bản thân mình.

 Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực học tập, chủ động vận dụng các kiến thức về kỹ năng xác định mục tiêu vào thực tế cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân; Có thể làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích xác định các mục tiêu trong cuộc sống, trong cuộc đời, trong công việc của cá nhân, nhóm trong một khoảng thời gian xác định và có thể trình bày, thuyết trình về các mục tiêu đã xác định.

 NỘI DUNG

1.1. Mục tiêu là gì?

1.1.1. Khái niệm mục tiêu

Mục tiêu là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.

Thông thường có 2 loại mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà bạn muốn sớm đạt được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay và làm tốt bài kiểm tra vào sáng hôm sau, hoặc trong một tháng phải đọc hết 3 cuốn sách. Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà bạn phải ước tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được như sẽ thông thạo cả 2 ngoại ngữ Anh và Nhật khi ra trường. Mục tiêu ngắn hạn thường là mục tiêu ngày, tuần, tháng. Còn mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu năm và chục năm trở lên.

Là một người trẻ tuổi, bạn phải xác định điểm đến cho mỗi lĩnh vực quan trọng trong đời mình. Và hãy làm ngay bây giờ, bất kể bạn bao nhiêu tuổi, đang làm công việc gì. Nếu bạn không biết tập trung sức lực vào việc gì, thì những quyết định bạn đưa ra, những hành động bạn thực hiện hàng ngày sẽ không có định hướng lâu dài và sẽ không đưa đến bất cứ một thành tựu nào đáng kể.

 

docx 48 trang yennguyen 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng mềm

Giáo trình Kỹ năng mềm
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
TÊN MÔN HỌC: KỸ NĂNG MỀM
MÃ MÔN HỌC: 
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC
Vị trí: 
Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong hoặc học song song cùng với một số các môn chung, môn chuyên ngành.
Tính chất: 
Môn học kỹ năng mềm là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Thông qua môn học sẽ bổ trợ cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển, hòa nhập với xã hội. Qua đó giúp người học biết giao tiếp, biết xác định mục tiêu, biết tư duy, thuyết trình, biết tương tác .hiệu quả.
Ý nghĩa và vai trò của môn học: 
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thực hành xã hội quyết định rất lớn đến thành công trong sự nghiệp và tương lai của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức, thực hành tốt các kỹ năng mềm sẽ hỗ trợ sinh viên khả năng làm chủ cuộc sống, hiểu được bản thân mình và nhu cầu của xã hội, tạo cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa việc học tập tại trường học và thực tế công việc ngoài đời, giúp cho việc chuyển tiếp dễ dàng, nhanh chóng hơn. Sinh viên sẽ biết cách thích nghi với xã hội, chọn lựa được cách ứng xử cá nhân phù hợp trong cộng đồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Về kiến thức: 
Hiểu và diễn đạt được khái niệm, đặc điểm, quy tắc, quy trìnhcủa một số các kỹ năng mềm như: Kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng rèn luyện ý chí, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng phỏng vấn xin việc
 Về kỹ năng: 
Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng được học để ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống một cách hiệu quả và khoa học; Rèn luyện tư duy nhanh nhẹn và sắc bén hơn, suy nghĩ tích cực trước các vấn đề. Linh hoạt trong ứng xử-giao tiếp. Thay đổi thói quen tư duy khi cần ra quyết định hoặc khi giải quyết vấn đề.
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
Có ý thức và rèn luyện các kỹ năng để nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình trong hoạt động học tập và lao động; Tự tin trong giao tiếp, có khả năng xác định mục tiêu của bản thân trong mọi hoạt động, biết vượt qua những tình huống, hoàn cảnh để hoàn thiện bản thân mình.
NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
BÀI 1
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
( 3giờ: 1 LT – 2 TH)
GIỚI THIỆU
Xác định mục tiêu là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần phải biết kỹ năng này và cũng cần phải biết trau dồi nó. Vì xác định mục tiêu cũng giống như việc mà chúng ta thiết lập, kiến tạo nên tương lai của mình. Vì vậy, trong từng công việc, từng giai đoạn cuộc đời, con người đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
MỤC TIÊU
Kiến thức: Trình bày được khái niệm mục tiêu? Hiểu được tại sao bạn chưa đặt mục tiêu trong cuộc sống? Trình bày được các quy tắc xác định mục tiêu?
Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tư duy lí luận, kỹ năng thuyết trình cho sinh viên; Vận dụng kỹ năng để xây dựng được mục tiêu cụ thể trong cuộc sống và xây dựng mục tiêu cho chính bản thân mình.
Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực học tập, chủ động vận dụng các kiến thức về kỹ năng xác định mục tiêu vào thực tế cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân; Có thể làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích xác định các mục tiêu trong cuộc sống, trong cuộc đời, trong công việc của cá nhân, nhóm trong một khoảng thời gian xác định và có thể trình bày, thuyết trình về các mục tiêu đã xác định.
 NỘI DUNG	
Mục tiêu là gì? 
Khái niệm mục tiêu 
Mục tiêu là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.
Thông thường có 2 loại mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà bạn muốn sớm đạt được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay và làm tốt bài kiểm tra vào sáng hôm sau, hoặc trong một tháng phải đọc hết 3 cuốn sách. Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà bạn phải ước tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được như sẽ thông thạo cả 2 ngoại ngữ Anh và Nhật khi ra trường. Mục tiêu ngắn hạn thường là mục tiêu ngày, tuần, tháng. Còn mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu năm và chục năm trở lên.
Là một người trẻ tuổi, bạn phải xác định điểm đến cho mỗi lĩnh vực quan trọng trong đời mình. Và hãy làm ngay bây giờ, bất kể bạn bao nhiêu tuổi, đang làm công việc gì. Nếu bạn không biết tập trung sức lực vào việc gì, thì những quyết định bạn đưa ra, những hành động bạn thực hiện hàng ngày sẽ không có định hướng lâu dài và sẽ không đưa đến bất cứ một thành tựu nào đáng kể.
 Tại sao bạn chưa đặt mục tiêu trong cuộc sống
(Mục tiêu cuộc đời- Nguồn internet)
Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình như:
Đa phần con người nghĩ rằng mục tiêu không thực sự quan trọng: Hầu hết mọi người không nhận ra được tầm quan trọng của việc xác lập mục tiêu. Nếu bạn sống trong một môi trường mà những người thân hay bạn bè xung quanh không bao giờ bàn luận hay có những đánh giá về ý nghĩa của mục tiêu thì rất có thể bạn sẽ không thể biết rằng năng lực thiết lập và hoàn thành mục tiêu có tác động rất lớn đến cuộc đời bạn sau này. Hãy thử quan sát xung quanh bạn có bao nhiêu người bạn hay người thân của bạn hiểu rõ và gắn bó với mục tiêu của riêng họ.
Đa phần con người không biết cách xác lập mục tiêu: Con người hoàn toàn không có khái niệm về việc thiết lập mục tiêu cho bản thân. Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn mục tiêu với ước muốn, giấc mơ như là “kiếm được nhiều tiền”, “luôn hạnh phúc”, “gia đình êm ấm”. Mục tiêu phải là một điều gì đó hoàn toàn khác biệt với uớc muốn, nó phải rõ ràng, cụ thể và đuợc liệt kê hẳn hoi. Với tư cách là nguời thiết lập mục tiêu, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng trình bày những hoạch định của mình với nguời khác. Đồng thời, bạn có thể xác định, điều chỉnh và lên kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Thái độ bi quan sợ thất bại: lo ngại cạm bẫy hơn là tin tuởng vào năng lực bản thân. Hầu nhu chúng ta hay bi quan về bản thân mình khi chúng ta càng lớn tuổi. Những cậu bé 5 tuổi luôn có những mơ uớc và mục tiêu vĩ đại trong cuộc đời mình. Tuy nhiên khi càng lớn họ càng đánh mất đi những uớc mơ của chính mình, chính trạng thái bản thân bi quan là một rào cản giúp chúng ta không chủ động xác định mục tiêu của đời mình. Thất bại thuờng gây cho con nguời cảm giác chán chuờng, mệt mỏi, những tổn thuơng và thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Và trong đời nguời, không ai là không phải trải qua một vài lần thất bại. Sau mỗi lần nhu thế, mỗi nguời lại tự nhủ rằng sẽ cẩn trọng hơn và không sa vào vết đổ thêm lần nữa. Nhung cái bóng của những sai lầm vẫn quá lớn và họ không thể vuợt qua, đơn giản vì họ không biết đứng lại để thiết lập mục tiêu cho mình trong những hoàn cảnh nhu thế. Kết cục là cuộc đời họ bị trôi qua duới mức khả năng của chính mình.
Thiếu cảm hứng: Đôi lúc chúng ta thoải mái với bản thân mình, không xác định mục tiêu cũng không có vấn đề gì, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Vì thế chúng ta cần có cảm hứng để xác định cho mình những mục tiêu đúng đắn và vĩ đại của cuộc đời. Nhiều nguời không thiết lập mục tiêu vì nỗi ám ảnh bị từ chối. Họ sợ rằng khi thiết lập mục tiêu mà sau đó không đạt đuợc thì những nguời khác sẽ chỉ trích và nhạo báng họ. Để tránh điều này xảy ra gây cản trở và dễ làm nản lòng, chúng ta nên giữ bí mật khi thiết lập những mục tiêu của mình. Hãy chỉ để cho mọi nguời thấy kết quả khi bạn đã hoàn thành nó. Nhu vậy sẽ không ai có thể làm bạn tổn thuơng đuợc.
Ý nghĩa của việc tạo mục tiêu đúng
Mục tiêu đúng mang lại cho chúng ta định hướng đúng
Có được mục tiêu, thì mình mới biết được mình sẽ đi đâu và về đâu. Mình cần phải biết và hướng sự tập trung của mình vào cái gì? Và để đạt được những điều gì? Còn nếu như các bạn không có mục tiêu, thì các bạn giống như mình bị lạc lối và không biết mình sẽ đi đâu và về đâu? Mình sẽ trở thành ai? Và mình sẽ đạt được cái gì trong những năm tiếp theo? 
Ví dụ: Bạn có thể hình dung mình đang xem 1 trận bóng đá. Và điều đặc biệt ở đây là trận bóng này hoàn toàn không có khung thành. Chúng ta thấy chắc chắn 1 điều rằng, kết thúc trận đấu này sẽ không có đội nào dành chiến thắng, đơn giản vì khi không có khung thành, các cầu thủ sẽ không biết mình sẽ phải đá trái bóng vào đâu. Nhưng nếu chúng ta đặt 2 khung thành vào sân bóng, thì mọi chuyện lại trái ngược hoàn toàn, vì tất cả các cầu thủ trên sân đều biết mình cần phải làm gì, phải nỗ lực hết mình để đưa bóng vào khung thành của đối phương. Bởi đấy chính là mục tiêu của họ
Mục tiêu đúng giúp chúng ta hoàn thiện được bản thân
Việc mà chúng ta từng bước, tường bước đi đến những điều quan trọng với mình và đi đến với mục tiêu của mình đề ra. Nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn, chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn và đặc biệt, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn. Từ đó tất nhiên là hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn rất là nhiều.
Cái đặc biệt quan trọng ở đây là khi mà càng ngày, càng ngày đi đến mục tiêu của mình đề ra và mình đạt được nó thì nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình. Khi đó các bạn sẽ có thể đặt mục tiêu cao hơn và sẽ đạt được mục tiêu đó trong thời gian đề ra 
Mục tiêu đúng giúp chúng ta vượt qua được trở ngại khó khăn
Cái mục tiêu được ví như là cái nam châm gì đó mà chúng có sực hút. Và mục tiêu của chúng ta càng lớn thì sức hút của nó càng mạnh. Nếu như bạn không có mục tiêu thì những khó khăn đó sẽ ngăn cản bạn đi đến cuộc sống mà bạn mơ ước. Nhưng khi bạn có mục tiêu lớn thì bạn sẽ có được động lực từ bên trong, để bạn có thể vượt qua được những khó khăn, trở ngại và đi đến được với mục tiêu của bạn đề ra. Nghiên cứu cho thấy là 80% trong số những người giàu trên thế giới này đều đặt mục tiêu. Người ta làm việc mỗi ngày để, nỗ lực mối ngày để đạt được đến mục tiêu đó. Nhưng đối với những người nghèo thì chỉ có khoảng 30% thiết lập mục tiêu thôi và đặc biệt là người ta không nỗ lực hàng ngày để có thể đạt được mục tiêu đó. 
Các quy tắc xác định mục tiêu
 Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực.
Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi nếu có quá nhiều mục tiêu thì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi. Để đạt được mục tiêu thì phải có cam kết, do đó để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần phải có cảm thấy cấp bách phải thực  hiện và một thái độ bức thiết rằng “tôi phải làm điều này”. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ không hoàn thành những việc cần làm để biến mục tiêu thành hiện thực và từ đó thấy thất vọng với chính mình, gây nản chí. 
Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART
Thiết lập mục tiêu là một quá trình bao gồm nhiều buớc. Rất nhiều nguời khi đuợc hỏi mục tiêu chính trong đời họ là gì, đa số sẽ trả lời rằng
“Tôi muốn thành công” 
“Tôi muốn xinh đẹp” 
“Tôi muốn giàu có”
Tất cả những điều đó là mơ uớc, không phải là một mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu phải theo tiêu chí SMART. Trong tiếng Anh, “smart ” có nghĩa là thông minh, nhưng ở đây từ này đuợc viết tắt bởi các chữ cái sau:
Cụ thể (Specific)
 Có thể đo luờng đuợc (Measurable)
 Có thể đạt đuợc (Attainable/Achievable)
 Phù hợp (Relevant)
 Thời hạn (Time - Bound)
S - Specific: Hãy xác đinh mục tiêu càng cụ thể càng tốt
Một mục tiêu “thông minh” đầu tiên phải đuợc thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt đuợc. Một trong những cách nguời ta dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tuởng tuợng về chúng.
Chẳng hạn, mục tiêu trong 10 năm tới của bạn là mua một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa cụ thể, hãy tưởng tượng như ngôi nhà sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Có bao nhiêu phòng? Những vật dụng trang trí trong phòng gồm những gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ đuợc thiết kế ra sao? Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt đuợc nó.
M - Measurable: Tìm một đơn vị để mục tiêu bạn đo lường được
Mục tiêu phải đuợc gắn liền với các con số. Nguyên tắc này đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm đuợc. Bạn biết đuợc chính xác những gì mình cần đạt đuợc là những gì, bao nhiêu. Ví dụ: Tôi muốn tăng lên 3Kg trong 2 tháng tới, hoặc tôi muốn đạt được 9 điểm trong kì thi kết thúc môn
A - Atainable: Mục tiêu mang tính khả thi và hợp với bạn
Nghĩa là bạn suy nghĩ về khả năng bản thân truớc khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng nhu vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản. Qúa dễ dàng làm cho bạn không cảm thấy thích thú và đuợc thách thức. Ví dụ: Bạn có thể đặt những mục tiêu nhu trở thành quản lý trong vòng 2 năm khi bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn có thế. Đừng đặt những mục tiêu kiểu như giảm được 15kg trong thời gian một tuần hay trở thành tỷ phú truớc 25 tuổi bạn sẽ không hoàn thành nó đuợc đâu.
 R - Realistic/relevant: Tính thưc tế và liên quan tới tầm nhìn chung
Liên quan đến tầm nhìn chung có nghĩa là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn. Mục tiêu bạn đặt ra phải phù hợp và cùng hướng đến mục tiêu lâu dài của bạn. Ví dụ như bạn có thể đặt những mục tiêu như học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học chứ không phải một ngoại ngữ nào đó, không liên quan đến việc đi học của bạn. Những hành động hướng mục tiêu và tập trung vào mục tiêu sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu lớn của mình nhanh hơn.
 T - Time bound: hãy có cuộc hẹn cho mục tiêu
Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một thời gian cụ thể. Nó tạo cho bạn một đường biên xác định thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình cố gắng, bạn biết được bạn đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu. Thay vì bạn nói “mục tiêu của tôi là có 1chiếc xe máy” thì hãy nói “Mục tiêu của tôi là có 1chiếc xe máy vào năm sau”
 Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy
Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì để quên được. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ tốt nghiệp loại giỏi khi ra trường”, thay vì “Tôi muốn tốt nghiệp loại giỏi khi ra trường” Cách ghi đầu tiên trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy” rõ mình đang quyết tâm. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu quyết tâm và sẽ cho bạn một cái cớ để xao lãng.
 Nguyên tắc thứ 4: Lập kế hoạch hành động
Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.
 Nguyên tắc thứ 5: Bám sát mục tiêu
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Luôn ghi nhớ v ... hay vấn đề khác, là sản phẩm cao cấp nhất của loại vật chất được tổ chức đặt biệt – bộ óc của con người. Kết quả của quá trình tư duy là các ý nghĩ giải quyết vấn đề.
Nói cách khác, tư duy (suy nghĩ) là loại hoạt động của bộ óc con người, khởi động và làm việc khi con người phải giải quyết vấn đề nào đó. Kết quả của quá trình tư duy (suy nghĩ) là ý nghĩ (ý tưởng) giải pháp cho vấn đề.
Ví dụ: Bạn chuẩn bị tham gia vào một cuộc thi chạy mà cái đích bạn cần đến nằm ở bờ hồ đối diện. Có hai con đường để cho bạn đến đích, một là chạy men theo bờ hồ và một là chạy qua cây cầu bắc qua hồ chỉ bằng một thân cây. Bạn sẽ phải lựa chọn một trong hai con đường đó. Chạy men theo bờ hồ sẽ an toàn hơn nhưng thời gian sẽ lâu hơn, còn đi qua cầu có thể không mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ rất dễ rơi xuống hồ và bạn sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Sự suy nghĩ để lựa chọn cách đến đích như vậy gọi là tư duy.
Tư duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện tư duy cần có nhiều điều kiện. Có các điều kiện cơ bản và điều kiện riêng cho từng loại hình tư duy.
7. 1.2. Tư duy hiệu quả
Khả năng tư duy phụ thuộc vào mỗi người, mỗi người khác nhau sẽ có cách tư duy khác nhau. Nhưng muốn có được tư duy hiệu quả thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế để đầu óc thoát ra khỏi những lối mòn như tâm lý đám đông.
Nghiên cứu chỉ ra rằng đến 89% các CEO (giám đốc điều hành) thành công ra quyết định dựa trên tư duy hướng tới hiệu quả thay vì hướng tới nguyên nhân như trước kia. Trong khi tư duy hướng tới nguyên nhân thường được sử dụng trong những tương lai đã được đoán định trước, những nguyên nhân cũng rõ ràng và dễ hiểu hơn, thì tư duy hướng tới hiệu quả được sử dụng rất nhiều trong bối cảnh mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng và khó đoán định. 
Tư duy có hiệu quả là điều có thể tập luyện và phát triển theo thời gian. 
7. 1.3. Nguyên tắc tư duy hiệu quả:
Nguyên tắc “Con chim trong tay” (Bird in hand) – Hãy bắt đầu từ những gì bạn đang có
Họ gọi tên nguyên tắc này dựa theo câu ngạn ngữ “Một con chim trong tay thì hơn hai con trong bụi rậm“. Điều đấy có nghĩa là, khi bắt đầu xây dựng dự án kinh doanh, nhà khởi nghiệp bắt đầu bằng mọi thứ họ có.
Họ tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: họ là ai (tính cách, sở thích và khả năng), họ biết gì (trình độ giáo dục, chuyên môn và kinh nghiệm) và họ quen biết ai (mạng lưới xã hội và mối quan hệ nghề nghiệp). Trả lời xong những điều này, nhà doanh nghiệp bắt đầu mường tượng những khả năng có thể xảy ra từ bối cảnh đó rồi đưa ra quyết định hợp lý, chính xác hơn.
Trong cuộc sống thường nhật cũng vậy. Bạn hãy quyết định hành động dựa trên nền tảng có sẵn, học cách giải quyết vấn đề từ khả năng bản thân hoặc xin sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Nguyên tắc “Nước chanh” (Lemonade) – Biến mọi khó khăn, bất lợi thành những tiềm năng mới
Người ta thường nói, “Nếu cuộc đời cho bạn một quả chanh, hãy pha thành ly nước chanh”. Ý nghĩa của câu nói này chính là bạn phải biết tận dụng những điều khó khăn, bất lợi trở thành lợi thế của mình.
Những nhà doanh nhân thành đạt luôn chào đón những yếu tố như vậy. Họ không bó buộc suy nghĩ bản thân để dự liệu giải quyết những trường hợp xấu xảy ra, mà luôn tìm cách biến những bất lợi này thành cơ hội mới để tạo thị trường mới.
Nếu muốn thành công, bạn phải biết cách tìm ra những tiềm năng, cơ hội từ mọi vấn đề, dù cho vấn đề đấy có tiêu cực thế nào. Không nên đánh giá sự việc là tốt hay xấu, mà chỉ là theo cách nhìn và cách chúng ta có thể đưa ra phương hướng giải quyết từ những việc đấy hay không.
Nguyên tắc “Chắp vá chiếc chăn” (Crazy Quilt) – Thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác
Giống như một chiếc chăn có nhiều mảnh vá, mọi người đều phải bổ trợ nhau thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Vậy nên, thay vì chú tâm đến đối thủ cạnh tranh, nhà khởi nghiệp tự chọn và xây dựng những mối quan hệ đối tác từ đối thủ và khách hàng nhằm tạo ra một thị trường mới với những người thật sự quan tâm.
Dù cho đi học hay đi làm, bạn hãy tập thói quen sống trong tập thể, kết nối với mọi người và làm việc theo nhóm.
Nguyên tắc “Phi công trên máy bay” (Pilot in the plane) – Mọi thứ đều phải trong tầm kiểm soát
Hãy nghĩ mọi nhà kinh doanh trên thế giới đều là những phi công đang điều khiển máy bay. Họ phải tập trung kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra, từ đó biết được rằng những bước đi của mình sẽ dẫn đến kết quả mong đợi nhất.
Theo nguyên tắc này, tương lai không phải là thứ đợi ta tìm kiếm hoặc tiên đoán, mà được tạo ra từ những chiến lược kinh doanh của những cái đầu khôn ngoan.
Bạn cũng nên trở thành một người phi công đang lái cuộc đời của mình. Hãy tự chọn đường bay riêng cho bản thân, đích đến và cách điều khiển máy bay như thế nào để đi đến đó là hoàn toàn do bạn quyết định.
Nguyên tắc “Chi phí thiệt hại chịu được” (Affordable loss) – Lượng sức mình để giảm thiểu rủi ro
Những nhà khởi nghiệp thành công sẽ luôn giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể, bằng cách hiểu rõ họ có khả năng mất những gì ở từng giai đoạn kinh doanh, chứ không phải suy nghĩ theo hướng “được ăn cả, ngã về không”.
Chiến lược này sẽ giúp nhà khởi nghiệp không rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, luôn luôn tìm kiếm cơ hội và hành động với những mục tiêu vừa sức.
Hãy luôn nhớ rằng, thất bại là mẹ thành công và cố gắng học từ những sai lầm đó sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ, thậm chí nghĩ ra hướng đi mới mẻ trong tương lai. Chơi game điện tử có thể là một cách hay để phát triển kỹ năng kinh doanh này. Sau những lần “game over” trong trò chơi, bạn quen dần với những cái bẫy đó và tìm ra cách khác để chiến thắng.
7.2. Một số phương pháp và kỹ thuật tư duy kinh điển
7.2.1. Kỹ thuật “vận não công” (Brain-storming)
Định nghĩa:
Brainstorming là kĩ thuật hội ý do một nhóm người thực hiện nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề nào đó bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người này nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định.
Các bước thực hiện công việc Brain-storming:
BƯỚC
TÊN CÔNG VIỆC
THỰC HIỆN
YÊU CẦU
LÝ DO
1
Phân công nhân sự
Trưởng nhóm (Leader: Dẫn dắt)
Thư ký (Ghi chép)
- Phải chọn chủ sự tốt, một người luôn giữ được thái độ trung lập, khách quan, biết cách khích lệ tinh thần cũng như kích thích trí sáng tạo của các thành viên.
- Khi chọn thành viên tham gia thì cố gắng đảm bảo cơ cấu càng đa dạng càng tốt. Nếu một nhóm mà toàn những người “cùng nhìn về một hướng” thì chắc chắn ý tưởng “bé” sẽ gặp nhau.
- Buổi brainstorm chỉ đạt được kết quả tốt khi có người chủ sự tốt.
Tất cả thông tin diễn ra trong buổi brainstorm cần được ghi chép lại đầy đủ và chính xác bởi người thư ký cẩn thận, tỉ mĩ.
2
Phổ biến thông tin
- Leader phổ biến mục tiêu cho tất cả thành viên, thu thập những thông tin cơ bản, cần thiết liên quan tới vấn đề.
- Phổ biến đúng và đầy đủ mục tiêu của buổi brainstorm.
- Tuân thủ nguyên tắc “1 chồng 5 vợ” (1 Husband 5 Wives) và trả lời các câu hỏi How – What – Who – When –  Where – Why.
- Brainstorm cần đúng hướng, đúng chủ đề.
3
Đào bới vấn đề từ nhiều khía cạnh
- Chuẩn bị thật nhiều giấy sticker để mọi người ghi ý tưởng lên trong quá trình brainstorming.
- Thư ký dán tất cả sticker lên tường/ bảng
- Không tranh luận, đánh giá.
- Ghi nhận tất cả.
- Có quy định thời gian.
Giấy càng màu mè sặc sỡ càng tốt vì điều này sẽ kích thích trí sáng tạo và khơi dậy cảm xúc “dạt dào” bên trong mỗi người.
4
Phân nhóm và đánh giá các ý tưởng
- Gom nhóm các ý tương tự và sắp xếp sticker vào các nhóm cùng chủ đề theo hàng dọc Phân tích kỹ lưỡng từng ý tưởng.
- Chấm điểm ý tưởng
- Đặt ra tiêu chí chấm điểm theo quan điểm của nhóm.
- Loại bỏ những ý không phù hợp.
5
Lựa chọn ý tưởng
Lựa chọn ý tưởng có số điểm cao nhất
Ý tưởng đáp ứng được các tiêu chí đặt ra (tính khả thi, hấp dẫn và mới lạ)
Ghi nhớ:
Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não – brainstorming:
Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.
Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.
Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...
Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.
7. 2.2. Phương pháp bản đồ tư duy 
Định nghĩa: 
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Các bước lập bản đồ tư duy
BƯỚC
TÊN CÔNG VIỆC
HƯỚNG DẪN
1
Xác định từ khóa
Xác định từ hoặc cụm từ chính, mang ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt.
2
Vẽ chủ đề ở trung tâm
- sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to rõ.
3
Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
4
Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,
- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
5
Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
Ghi nhớ:
Khi thực hiện một bản đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc sau :
Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.
Bản đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái bản đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)
BÀI TẬP THỰC HÀNH 	
1. Bài tập thực hành nhóm
1.1. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích
Trình bày được khái niệm và các bước thực hiện kỹ thuật Brainstorming.
Biết cách thực hiện kỹ thuật Brainstorming.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Tinh thần hợp tác, ý thức vì cộng đồng.
b). Yêu cầu
Nắm vững lý thuyết.
Thực hành nghiêm túc, đúng yêu cầu.
1.2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật): Giấy, Bút, Giấy sticker nhiều màu.
1.3. Nội dung thực hành
Thực hiện brainstorming hình ảnh đại diện cho ngành du lịch tỉnh Kon Tum.
1.4. Cách tiến hành
Học viên được chia thành 02 nhóm.
Thực hành theo các bước thực hiện công việc ở phần lý thuyết trong thời gian 30 phút.
Nộp báo cáo kết quả cho giảng viên.
Mỗi nhóm lên thuyết trình về kết quả của nhóm.
1.5. Báo cáo kết quả và đánh giá
Giảng viên quan sát quá trình brainstorming của mỗi nhóm.
Đánh giá kết quả thông qua thuyết trình và báo cáo của mỗi nhóm.
2. Bài thực hành cá nhân:
2.1. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích
Trình bày được khái niệm và các bước thực hiện kỹ thuật lập bản đồ tư duy.
Biết cách lập bản đồ tư duy.
Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, sáng tạo.
Tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi.
b). Yêu cầu
Nắm vững lý thuyết.
Thực hành nghiêm túc, đúng yêu cầu.
2. 2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật)
Giấy, Bút
2.3. Nội dung thực hành
Thực hành lập bản đồ tư duy (mindmap) cho một dự định của cá nhân.
2.4. Cách tiến hành
Thực hành theo các bước thực hiện công việc ở phần lý thuyết trong thời gian 30 phút.
2.5. Báo cáo kết quả và đánh giá
Nộp kết quả cho giảng viên.
Giảng viên đánh giá thông qua báo cáo kết quả của mỗi cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Takashi Torihara (2017), Kỹ năng tư duy hiệu quả trong công việc, NXB Thế giới.
Phan Dũng (2013), Suy nghĩ về tư duy, Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia TP.HCM.
www.wikihow/Lập-bản-đồ-tư-duy
www.voer.edu.vn/m/tu-duy-la-gi/0c094205
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Tài liệu “Kỹ năng thiết lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân”, Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh (2014).
(2) Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh(2014) 
(3) Nguyễn Ngọc Ký, Tôi đi học, NXB Trẻ
(4) Chu Văn Đức, Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội, 2005
(5) Huỳnh Phú Thịnh (2007), Kỹ năng xin việc, Đại học An Giang
(6) Website: &ABV, Kỹ năng thuyết trình.
(7) Trần Thị Bích Nga - Phạm Ngọc Sáu (biên dịch) Các kĩ năng quản lý hiệu quả (Cẩm nang kinh doanh Harvard), NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. (2006) 
(8) Takashi Torihara (2017), Kỹ năng tư duy hiệu quả trong công việc, NXB Thế giới
(9) https://www.wikihow.vn
(10) https://www.kynang.edu.vn

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ky_nang_mem.docx