Giáo trình Kỹ thuật biển - Tập 1: Nhập môn về công trình bờ

1.1 Mục đích, yêu cầu

Tập bài giảng này đợc xây dựng ban đầu nh phần bổ sung cho các bài giảng

của giáo s Bijker tại Delft đồng thời cho Đại học công nghệ cũng nh lớp chuyên

đề quốc tề về Thuỷ công trình. Thời gian giảng dạy dành cho việc giới thiệu, trao

đổi, bàn luận và trả lời các câu hỏi liên quan.

Một số học viên có thể không cần lên lớp mà vẫn có thể nghiên cứu thông qua

các tài liệu này. Trong khi trình bày, các câu hỏi đợc lồng vào trong bài giảng,

thông qua đó có thể gây chú ý và kiểm tra mức độ hiểu biết của ngời đọc.

1.2 Các chuyên mục

Tất cả các tài liệu liên quan tới kỹ thuật bờ do giáo s Beijker chuẩn bị tại Đại

học Công nghệ Delft đợc chia thành ba chuyên mục chính hay ba môn học:

? Nhập môn kỹ thuật bờ – cơ sở của toàn bộ các chuyên mục khác

? Những vấn đề cảng, vũng vịnh – nghiên cứu chi tiết các chuyên đề liên

quan tới bờ, cảng và các lạch tàu vào cảng

? Thiết kế công trình chắn sóng – nghiên cứu hai dạng công trình chắn

sóng bằng khối liên kết mềm và bằng nguyên khối.

Việc phân chia các chuyên mục này đợc chú trọng trong khi xây dựng tập bài

giảng này và các nội dung đợc tập hợp theo từng tập riêng rẽ.

Có thể tồn tại cách phân chia khác trong kỹ thuật bờ, trong đó các loại vấn đề

đợc tập hợp lại với nhau. Theo cách đó có ba loại vấn đề sau: Cảng, Địa mạo và

Biển khơi, chúng sẽ đợc đề cập tới trong chơng 2. Việc phân chia này đợc chú

trọng trong hai tập đầu của bộ sách này. Trong từng tập các vấn đề đợc tập hợp

theo nguyên lý vừa nêu. Tuy nhiên nguyên lý phân chia trên không đợc chú trọng

trong tập III bời vì các công trình chắn sóng chỉ là vấn đề riêng của lĩnh vực cảng.

Dạng thông tin thứ 4 liên quan tới những kiến thức cơ sở đã đợc trình bày

trong các giáo trình khác, chúng có thể đợc nhắc lại ngắn gọn, hoặc là các nhận

xét bổ sung hay lu ý. Tuy nhiên những kiến thức đó lại không thể thiếu đợc khi7

đi vào nghiên cứu các vấn đề thực sự của kỹ thuật bờ và đó là cơ sở của môn học

này.

1.3 Các tài liệu xuất bản định kỳ

Danh mục các tài liệu tham khảo đợc dẫn ra trong phần cuối của mỗi tập. Đó

là những tài liệu cơ bản nhất cung cấp nền tảng nhng không cho ta cập nhật

những kết quả mới phát triển. Các xuất bản định kỳ nhằm đáp ứng mục đích này.

Loại tài liệu này cho thể phân ra thành 5 nhóm đợc mô tả sau đây:

1.4 Tài liệu chung

Những tài liệu về kỹ thuật loại này thờng có tính bao quát cao, trong đó thỉnh

thoảng có thể tìm đợc một số vấn đề liên quan trực tiếp tới kỹ thuật bờ, song nhìn

chung không có các chi tiết cụ thể. Ví dụ về các loại tạp chí định kỳ này có thể là:

? Engineering New Record, xuất bản hàng tuần do NXB McGraw Hill,

N.Y. Hoa Kỳ

? De Ingenieur, xuất bản hàng tuần do Hội hoàng gia các kỹ s, La Hay,

Hà Lan

? Civil Engineering, xuất bản hàng tháng do Hội kỹ s xây dựng Mỹ, N.Y.

Hoa Kỳ.

 

pdf 233 trang yennguyen 6960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật biển - Tập 1: Nhập môn về công trình bờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật biển - Tập 1: Nhập môn về công trình bờ

Giáo trình Kỹ thuật biển - Tập 1: Nhập môn về công trình bờ
2 
Kỹ thuật biển 
Bộ các bài giảng về kỹ thuật bờ biển dành cho lớp 
đào tạo các cán bộ Viện Khoa học thuỷ lợi, Hà Nội 
Biên tập tiếng Anh: E. van Meerendonk 
Delft Hydraulics 
3 
Tập I 
Nhập môn về công trình bờ 
Người dịch: Đinh Văn Ưu 
Hà Nội – 2003 
4 
Lời gới thiệu 
Để phục vụ chương trình đào tạo mới của các chuyên ngành Hải dương học, 
chúng tôi đã lựa chọn các sách giáo khoa và chuyên khảo liên quan tới các chuyên 
ngành mới như Kỹ thuật biển, Quản lý tài nguyên và môi trường biển đã được xuất 
bản ở nước ngoài và dịch ra tiếng Việt. 
Bộ các bài giảng về kỹ thuật bờ biển sử dụng cho lớp đào tạo cán bộ Viện Khoa 
học Thuỷ lợi Hà Nội được E. van Meerendonk biên soạn theo các bài giảng từ Viện 
Delft Hydraulics, Hà Lan là một tài liệu tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực này. 
Trong giáo trình này có nhiều phần liên quan tới thuỷ động lực biển và các công 
trình bảo vệ bờ đã được trình bày kỹ trong các giáo trình hiện hành bằng tiếng Việt. 
Chúng tôi chỉ chọn tập I và II của bộ sách này để dịch vì trong đó đã trình bày 
tương đối đầy đủ tổng quan về Kỹ thuật biển nhằm làm tài liệu giảng dạy cho sinh 
viên năm thứ 3 trước khi đi vào các chuyên ngành. Do tập III trình bày rất sâu về 
những khía cạnh kỹ thuật của công trình bờ thuộc lĩnh vực thiết kế, xây dựng công 
trình và tập IV chỉ tập chung cho một vấn đề chuyên sâu của thuỷ động lực bờ là 
sóng thần vì vậy chúng tôi không dịch cả hai tập này. Trên cơ sở đó chng tôi lấy tên 
cho bản dịch này là Kỹ thuật biển 
Để đảm bảo tính khoa học của vấn đề chúng tôi biên dịch toàn bộ phần mở đầu 
cho Bộ sách, tuy nhiên do không biên dịch các tập, III và IV nên sẽ có những bổ 
sung nhất định để sinh viên có thể nắm được đầy đủ yêu cầu nội dung của môn học 
này. 
5 
Lời nói đầu 
Bộ bài giảng về kỹ thuật bờ được biên soạn phục vụ Viện nghiên cứu khoa học 
thuỷ lợi của Cộng hoà Xã hội Chủ ngiã Việt Nam. Trong thời gian 7 tuần từ tháng 
10 đến tháng 11 năm 1989 tập bài giảng này được E. van Meerendonk từ Viện Delft 
Hydraulics sử dụng cho khoá đào tạo các cán bộ của Viện khoa học thuỷ lợi. Những 
bài giảng này là một phần của dự án hỗ trợ cho Viện nghiên cứu Khoa học thuỷ lợi 
do Delft Hydraulics triển khai với sự tài trợ của UNDP tại Nữu Ước. Bộ bài giảng 
về kỹ thuật bờ bao gồm các nội dung sau đây: 
Tập I: Mở đầu 
Tập II: Những vấn đề cảng, vịnh và bãi biển 
Tập III: Thiết kế các công trình ngăn sóng 
Tập IV: Tsunami 
Những bài giảng này cung cấp các kiến thức chung về nguyên lý, các vấn đề và 
phương pháp giải quyết. Ngoài ra một loạt các bài tập khác nhau cũng được triển 
khai trong quá trình đào tạo. 
6 
1 Mở đầu 
1.1 Mục đích, yêu cầu 
Tập bài giảng này được xây dựng ban đầu như phần bổ sung cho các bài giảng 
của giáo sư Bijker tại Delft đồng thời cho Đại học công nghệ cũng như lớp chuyên 
đề quốc tề về Thuỷ công trình. Thời gian giảng dạy dành cho việc giới thiệu, trao 
đổi, bàn luận và trả lời các câu hỏi liên quan. 
Một số học viên có thể không cần lên lớp mà vẫn có thể nghiên cứu thông qua 
các tài liệu này. Trong khi trình bày, các câu hỏi được lồng vào trong bài giảng, 
thông qua đó có thể gây chú ý và kiểm tra mức độ hiểu biết của người đọc. 
1.2 Các chuyên mục 
Tất cả các tài liệu liên quan tới kỹ thuật bờ do giáo sư Beijker chuẩn bị tại Đại 
học Công nghệ Delft được chia thành ba chuyên mục chính hay ba môn học: 
 Nhập môn kỹ thuật bờ – cơ sở của toàn bộ các chuyên mục khác 
 Những vấn đề cảng, vũng vịnh – nghiên cứu chi tiết các chuyên đề liên 
quan tới bờ, cảng và các lạch tàu vào cảng 
 Thiết kế công trình chắn sóng – nghiên cứu hai dạng công trình chắn 
sóng bằng khối liên kết mềm và bằng nguyên khối. 
Việc phân chia các chuyên mục này được chú trọng trong khi xây dựng tập bài 
giảng này và các nội dung được tập hợp theo từng tập riêng rẽ. 
Có thể tồn tại cách phân chia khác trong kỹ thuật bờ, trong đó các loại vấn đề 
được tập hợp lại với nhau. Theo cách đó có ba loại vấn đề sau: Cảng, Địa mạo và 
Biển khơi, chúng sẽ được đề cập tới trong chương 2. Việc phân chia này được chú 
trọng trong hai tập đầu của bộ sách này. Trong từng tập các vấn đề được tập hợp 
theo nguyên lý vừa nêu. Tuy nhiên nguyên lý phân chia trên không được chú trọng 
trong tập III bời vì các công trình chắn sóng chỉ là vấn đề riêng của lĩnh vực cảng. 
Dạng thông tin thứ 4 liên quan tới những kiến thức cơ sở đã được trình bày 
trong các giáo trình khác, chúng có thể được nhắc lại ngắn gọn, hoặc là các nhận 
xét bổ sung hay lưu ý. Tuy nhiên những kiến thức đó lại không thể thiếu được khi 
7 
đi vào nghiên cứu các vấn đề thực sự của kỹ thuật bờ và đó là cơ sở của môn học 
này. 
1.3 Các tài liệu xuất bản định kỳ 
Danh mục các tài liệu tham khảo được dẫn ra trong phần cuối của mỗi tập. Đó 
là những tài liệu cơ bản nhất cung cấp nền tảng nhưng không cho ta cập nhật 
những kết quả mới phát triển. Các xuất bản định kỳ nhằm đáp ứng mục đích này. 
Loại tài liệu này cho thể phân ra thành 5 nhóm được mô tả sau đây: 
1.4 Tài liệu chung 
Những tài liệu về kỹ thuật loại này thường có tính bao quát cao, trong đó thỉnh 
thoảng có thể tìm được một số vấn đề liên quan trực tiếp tới kỹ thuật bờ, song nhìn 
chung không có các chi tiết cụ thể. Ví dụ về các loại tạp chí định kỳ này có thể là: 
 Engineering New Record, xuất bản hàng tuần do NXB McGraw Hill, 
N.Y. Hoa Kỳ 
 De Ingenieur, xuất bản hàng tuần do Hội hoàng gia các kỹ sư, La Hay, 
Hà Lan 
 Civil Engineering, xuất bản hàng tháng do Hội kỹ sư xây dựng Mỹ, N.Y. 
Hoa Kỳ. 
1.5 Tạp chí chuyên ngành chung 
Nhóm các tạp chí loại này cung cấp các thông tin chung về từng lĩnh vực 
chuyên ngành. Thông thường có các thông tin quan tâm trực tiếp song thường vẫn 
thiếu các chi tiết kỹ thuật chuyên ngành. Ví dụ về các tạp chí loại này như sau: 
 Ocean Industry, xuất bản hàng tháng do công ty Gulf Publishing, 
Houston, Texas, Hoa Kỳ 
 The Dock and Habor Authority, xuất bản hàng tháng do NXB Foxlow, 
London 
1.6 Tạp chí kỹ thuật chuyên ngành 
Loại tạp chí này cung cấp các chi tiết kỹ thuật chuyên ngành liên quan tới các 
vấn đề và cách giải quyết, có thể tìm được trong phần tài liệu tham khảo của các 
bài đăng trong các tạp chí thuộc hai loại trên. Ví dụ về loại tạp chí này như sau: 
 Journal of Waterways, habors, and Coastal Engineering Division, xuất 
bản hàng quý do Hội kỹ sư xây dựng Mỹ, N.Y., Hoa Kỳ 
8 
 Shore and Beach, xuất bản nửa năm do Hiệp hội bảo vệ bờ biển và bãi 
tắm Mỹ, Miami, Florida, Hoa Kỳ 
 Coastal Engineering in Japan, xuất bản hàng năm do Hội kỹ sư xây 
dựng Nhật bản, Tokyo, Nhật Bản 
Tạp chí kỹ thuật chuyên đề 
Loại tạp chí này cung cấp các thông tin như loại tạp chí kỹ thuật chuyên ngành 
song dành riêng cho một nhóm lĩnh vực hoàn toàn khác. Đối với các nhà chuyên 
môn, muốn tìm được các thông tin cần thiết này, phải tìm kiếm hết sức công phu 
trong số các tài liệu dạng tổng quan tóm tắt được trình bày sau đây. Có thể đưa ra 
làm ví dụ một số thông tin có thể tìm thấy trong loại tạp chí này: 
Vấn đề áp lực sóng trong Journal of the Engineering Mechanics Division, xuất 
bản bởi Hội kỹ sư xây dựng Mỹ, N.Y. Hoa Kỳ 
Vấn đề tác động của sóng lên cảng trong Journal of the Acoustical Society of 
America, N.Y. Hoa Kỳ 
1.7 Tổng quan tóm lược 
Các tổng quan tóm lược phục vụ mục đích tìm kiếm nhanh các tài liệu cần thiết 
trong số nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên chúng không cung cấp các thông tin 
mới mà chỉ trình bày cô đọng các nội dung trình bày trong bài. Trong số các tạp chí 
tổng quan tóm lược tốt nhất hiện nay có thể kể đến: 
 Documentation Data, do Phòng thí nghiệm thuỷ lực Delft, Hà Lan xuất 
bản 
 Engineering Index, do Thư viện các hội kỹ thuật, N.Y., Hoa Kỳ xuất bản 
 BHRA Fluid Engineering, dịch vụ tổng quan của Hiệp hội nghiên cứu 
thuỷ lực Anh, Bedford. 
Hiện nay các phương tiện máy tính đã và đang phát triển hệ thống tìm kiếm 
các tổng quan thông qua mạng. Nhiều hệ tìm kiếm các tổng quan tổng lược có thể 
truy nhập với một phí không đáng kể giúp nhanh chóng đạt được kết quả mong 
muốn. 
1.8 Các sách tham khảo 
Sau đây chúng tôi dẫn ra một số sách tham khảo về kỹ thuật bờ, các tài liệu 
này có thể đề cập tới một vấn đề quan tâm chứ không phải tất cả các chủ đề rộng 
lớn của bộ môn này. 
 Per Bruun (1973): Port Engineering: Gulf Publishing Company, 
Houston, Texas, U.S.A. 
9 
 Arthur T. Ippen (1966): Estuary and Coastline Hydrodynamics: 
McGraw-Hill, N.Y. 
 H Lamb (1963): Hydrodynamics (6th edition) : Cambridge Univ. Press. 
 Muir Wood, A.M. (1968): Coastal Hydraulics: Macmillan and Co. Ltd., 
London, England. 
 Robert L. Wiegel (1964): Oceanographical Engineering : Prentice-Hall, 
Inc., Englewood Cliffs N.J., U.S.A. 
1.9 Những đồng tác giả 
Quyển sách này được tập thể nhóm kỹ thuật bờ Đại học công nghệ Delft chuẩn 
bị. Những tác giả ban đầu được liệt kê trong phần mở đầu mỗi chương, mục. Nhiều 
người khác tham gia vào việc đọc và sửa chữa bổ sung, phần hiệu đính cuối cùng 
và tập hợp thành sách do W.W. Massie chịu trách nhiệm. Trong bảng sau đây đưa 
ra danh sách những đồng tác giả theo thứ tự vần chữ cái. 
Bảng 1.1. Những đồng tác giả của tập sách này 
GS TS E.W. Bijker Giáo sư kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ Delft, Delft 
KS C.J.P. van Boven Giám đốc điều hành, Dịch vụ quốc tế về biển Smit, Rotterdam 
KS J.J. van Dijk Nghiên cứu viên chính, Nhóm kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ Delft, Delft 
KS J. van de Graaff Nghiên cứu viên chính, Nhóm kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ Delft, Delft 
KS L.E. van Loo Nghiên cứu viên chính, Nhóm kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ Delft, Delft 
W.W. Massie, P.E. Nghiên cứu viên chính, Nhóm kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ Delft, Delft 
KS J. de Nikker Kỹ sư trưởng về cảng, Bộ môn công trình công cộng, Rotterdam 
KS A. Paape Giám đốc chi nhánh Delft, Phòng thí nghiệm thuỷ lực Delft, Delft 
1.10 So sánh với lần xuất bản 1976 
Trong lần xuất bản này có hai thay đổi lớn và một số thay đổi và hiệu chỉnh 
nhỏ. Thay đổi lớn thứ nhất liên quan tới chương 10 và 11. Mục 10.3 đã được sửa lại 
và bổ sung đáng kể; chương 11 được viết lại và đưa thêm vào các kiến thức hiện đại 
về các đặc trưng thống kê sóng. 
10 
Thay đổi lớn thứ hai liên quan tới mô tả quá trình vận chuyển cát trên các bãi 
biển. Các chương 25 và 26 được viết lại hoàn toàn. 
Nhiều sửa đổi nhỏ được tiến hành trong chương 8 – các dạng công trình phá 
sóng, 12 – phát triển sóng, 16 – nạo vét ngoài khơi, 20 – ổn định kích thước lạch 
tàu, 22- lắng đọng trầm tích, 30- sửa cho phù hợp với các chương mới 25 và 26, và 
chương 32 được bổ sung. 
1.11 Một số điểm lưu ý 
Tiếng Anh sử dụng trong sách này chủ yếu theo phong cách Mỹ. 
Để đọc giả dễ hiểu các ký hiệu phức tạp, chúng được giải nghĩa khi lần đầu tiên 
được đưa vào trong mỗi chương và cuối mỗi tập có dẫn ra một bảng các ký hiệu sử 
dụng trong sách. 
Tài liệu tham khảo dẫn theo tên tác giả và thời gian. Bảng mục lục tài liệu 
tham khảo đầy đủ dẫn ra cuối mỗi quyển sách. 
Các hình vẽ nhìn chung được thể hiện theo tỷ lệ cho phép. Nhiều hình vẽ trong 
sách này được trình bày theo tỷ lệ bằng 80% kích thước hình vẽ gốc. Kích thước gốc 
có thể được thiết lập theo tỷ lệ 1 : 1250. 
Nhiều thuật ngữ sử dụng trong sách được liệt kê trong bảng từ vựng kèm theo. 
Vì các đơn vị đo theo hệ Anh vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn công 
nghiệp biển vì vậy một số bảng chuyển đổi đơn vị cũng được dẫn ra. 
Những công việc liên quan tới các sửa đổi vất vả này đều do bà G.M. van 
Koppen và R.E.A.M. Boeters thành viên của nhóm kỹ thuật bờ, Đại học công nghệ 
Delft, Delft đảm nhiệm. 
11 
2 Tổng quan về kỹ thuật bờ 
E.W. Bijker 
2.1 Định nghĩa 
Kỹ thuật bờ là một thuật ngữ chung phản ánh cô đọng các hoạt động kỹ thuật 
liên quan tới các công việc tiến hành dọc bờ biển. Trong những năm gần đây, những 
kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật bờ thường phải tham gia vào các công trình xây dựng 
trên cả các vùng biển khơi. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của họ là ứng dụng các kiến 
thức kỹ thuật phục vụ xây dựng các công trình dọc bờ và trên biển. Thông thường 
công tác thiết kế yêu cầu những mô hình có sẵn, như vậy đòi có hỏi những kiến 
thức cơ bản về các hiện tượng liên quan. Nhìn chung, các kỹ sư có thể mở rộng kiến 
thức theo các yêu cầu kỹ thuật. 
Môt vấn đề phức tạp đối với kỹ thuật bờ là ở chỗ các biến liên quan đều mang 
tính ngẫu nhiên. Những phép tính toán thống kê tạo nên cơ sở cho kỹ thuật tối ưu 
hoá được ứng dụng rộng rãi cho nhiều vấn đề kỹ thuật bờ. 
2.2 Các nghiên cứu cơ sở 
Trong số những vấn đề cơ bản mà kỹ thuật bờ thường gặp phải có sự chuyển 
động của nước dọc bờ, tương tác giữa nước chuyển động và vật liệu bờ và đáy và các 
lực thuỷ động do sóng và dòng chảy tác động lên các công trình. Đó chỉ là một số ví 
dụ cụ thể về các hiện tượng cơ bản; những hiện tượng khác sẽ được đề cập sau. Việc 
nghiên cứu những hiện tượng này chính là cơ sở của nghiên cứu kỹ thuật bờ. 
2.3 Các chuyên ngành 
Việc phân chia kỹ thuật bờ được chia thành những chuyên ngành cơ bản đã 
được trình bày trong phần mở đầu. Chúng ta lần lượt trình bày các khía cạnh kỹ 
thuật của các chuyên ngành đó trong các mục tiếp sau. 
2.4 Các vũng vịnh và cảng 
Các cảng biển được phát triển theo yêu cầu sử dụng tàu thuyền để vận chuyển 
hàng hoá của con người. Điều quan trọng ở đây là cần phải đáp ứng một lúc cả yêu 
cầu về tiện lợi lẫn yêu cầu kinh tế. Nhiều khi người ta cần tìm một giải pháp dung 
hoà giữa hai yêu cầu trên. Những khía cạnh cụ thể của vấn đề này được đề cập một 
12 
cách cơ bản trong tập II. Sự hợp tác giữa các nhà thiết kế hàng hải lẫn các nhà 
hàng hải thường có hiệu quả nếu như vấn đề tối ưu hoá được coi trọng. 
Do nhiều cảng biển nằm ngay trên các cửa sông, vì vậy vấn đề hình thành các 
bãi và lạch triều thường được xem xét đến trong kỹ thuật bờ. Thông thường vấn đề 
này được nghiên cứu kỹ trong kỹ thuật sông. Vấn đề đặc biệt được quan tâm ở đây 
liên quan tới ảnh hưởng của dòng chảy mật độ và sự biến động của độ muối lên các 
đặc trưng của bùn trong cảng. Trong giáo trình này sẽ có các tiếp cận khác nhau về 
dòng chảy mật độ căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn; cơ sở lý thuyết của vấn đề này 
được trình bày kỹ trong các sách và giáo trình chuyên đề. Các đặc trưng của bùn 
trong cảng và sông có thể trở nên hết sức quan trọng vì chúng gắn kết với yêu cầu 
nạo vét trong cảng và có lúc còn mang tính quyết định đối với địa mạo bờ trên một 
khoảng cách khá xa cảng. Những vấn đề thiết kế cảng thường gắn kết chặt chẽ với 
các vấn đề địa mạo bờ, và cũng rất khó tách rời các vấn đề này. Trong số các vấn đề 
địa mạo có ý nghiã quan trọng đối với cảng đó là các lạch tàu vào cảng và ảnh 
hưởng của các công trình phá sóng lên các quá trình bờ. 
2.5 Địa mạo bờ 
Địa mạo bờ là một khoa học nghiên cứu tương tác giữa sóng, dòng chảy và bờ. 
Phần lớn bờ biển được hình thành từ các vật liệu cát vì vậy chúng chịu sự biến động 
do sóng và dòng chảy. Các bờ đá thường biến đổi rất chậm đối với các quá trình 
sóng và dòng chảy vì vậy chúng liên quan với các nhà địa chất nhiều hơn là đối với 
các kỹ sư kỹ thuật bờ. Vì sao các vùng bờ nhiều bùn lại chịu biến động ít hơn khi có 
sóng và dòng chảy tác động? Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi n ... ................................................................. 73 
13 Thiết kế tối ưu ................................................................................................................... 77 
13.1 Mở đầu................................................................................................................ 77 
13.2 Chỉ tiêu dự án ..................................................................................................... 77 
13.3 Các thủ tục tối ưu hoá ....................................................................................... 77 
13.4 Các tiếp cận ẩn ................................................................................................. 78 
14 Lịch sử phát triển cảng.................................................................................................... 79 
14.1 Mở đầu................................................................................................................ 79 
14.2 Giai đoạn đầu .................................................................................................... 79 
14.3 Tác động của nạo vét........................................................................................ 79 
14.4 Các hướng phát triển hiện đại........................................................................... 80 
15 Các lạch tàu .................................................................................................................... 82 
15.1 Mở đầu................................................................................................................ 82 
15.2 Các vấn đề liên quan ........................................................................................ 82 
15.3 Vấn đề tối ưu hoá............................................................................................... 83 
16 Các thiết bị nạo vét ......................................................................................................... 84 
16.1 Mở đầu................................................................................................................ 84 
16.2 Các nguyên lý cơ bản ....................................................................................... 84 
16.3 Máy hút phẳng................................................................................................... 84 
16.4 Máy hút cắt......................................................................................................... 88 
16.5 Máy hút thùng..................................................................................................... 91 
16.6 Máy hút gầu ....................................................................................................... 92 
16.7 Các hướng phát triển mới.................................................................................. 95 
232 
17 Vấn đề thu đổ bùn cát..................................................................................................... 97 
17.1 Mở đầu................................................................................................................ 97 
17.2 Thu đổ bùn cát ra biển ....................................................................................... 97 
17.3 Thu đổ bùn cát lên bờ ........................................................................................ 97 
18 Các công trình bảo vệ..................................................................................................... 99 
18.1 Mở đầu................................................................................................................ 99 
18.2 Vai trò địa mạo của các công trình bảo vệ ..................................................... 99 
18.3 Những vấn đề khác ......................................................................................... 100 
19 Sóng seiche.................................................................................................................... 101 
19.1 Định nghĩa ........................................................................................................ 101 
19.2 Các trường hợp đơn giản ................................................................................ 101 
20 Các sông có triều .......................................................................................................... 104 
20.1 Mở đầu.............................................................................................................. 104 
20.2 Các cửa sông................................................................................................... 104 
20.3 Các lòng sông.................................................................................................. 106 
20.4 Dòng triều ......................................................................................................... 108 
20.5 Giao thông đường sông................................................................................... 113 
20.6 Ví dụ.................................................................................................................. 114 
20.7 Các tác động khác của triều .......................................................................... 120 
21 Đo đạc triều trên sông ................................................................................................... 121 
21.1 Mở đầu.............................................................................................................. 121 
21.2 Cách đặt vấn đề cụ thể................................................................................... 121 
21.3 Ví dụ về phương pháp giải đơn giản .............................................................. 122 
21.4 Lời giải chính xác hơn ...................................................................................... 124 
21.5 Ví dụ.................................................................................................................. 126 
21.6 Phân tích đánh giá ........................................................................................... 129 
22 Dòng chảy mật độ trong sông ...................................................................................... 130 
22.1 Mở đầu.............................................................................................................. 130 
22.2 Biến đổi độ mặn theo triều............................................................................... 130 
22.3 Năng lượng tản mát / phần dư của thế năng................................................. 133 
22.4 Tương quan độ mặn - mật độ.......................................................................... 134 
22.5 Đặc trưng tĩnh của các khối nước phân tầng................................................. 134 
22.6 Sóng nội............................................................................................................ 135 
22.7 Nêm mặn “tĩnh”................................................................................................ 137 
22.8 Các vấn đề lắng đọng..................................................................................... 139 
233 
22.9 Cửa ra vào cảng Rotterdam............................................................................ 141 
22.10 Những vấn đề ô nhiễm .................................................................................... 142 
22.11 Các phương pháp khắc phục dòng chảy mật độ......................................... 143 
23 Dòng chảy mật độ trong cảng...................................................................................... 144 
23.1 Dòng triều trong cảng...................................................................................... 144 
23.2 Dòng chảy mật độ trong cảng........................................................................ 145 
23.3 Tổng hợp các thành phần dòng chảy ............................................................ 147 
23.4 Dòng chảy trong các cảng bị giới hạn........................................................... 150 
23.5 Vấn đề thực tiễn............................................................................................... 153 
23.6 Những ảnh hưởng khác của dòng chảy......................................................... 156 
23.7 Lắng đọng trong cảng ..................................................................................... 156 
23.8 Các phương pháp khắc phục dòng chảy mật độ trong cảng...................... 163 
23.9 Tổng quan......................................................................................................... 165 
24 Ô nhiễm.......................................................................................................................... 166 
24.1 Định nghĩa ........................................................................................................ 166 
24.2 Các chất ô nhiễm ............................................................................................ 166 
24.3 Các biện pháp kiểm tra................................................................................... 169 
24.4 Đề xuất hệ thống thu góp................................................................................ 169 
25 Vận chuyển trầm tích ra - vào bờ................................................................................ 171 
25.1 Mở đầu.............................................................................................................. 171 
25.2 Những nguyên lý cơ bản của vận chuyển trầm tích...................................... 171 
25.3 Trắc ngang (profile) bãi biển ........................................................................... 172 
25.4 Thành tạo các đụn cát..................................................................................... 175 
25.5 Xói mòn các đụn cát ....................................................................................... 175 
26 Vận chuyển trầm tích dọc bờ ....................................................................................... 177 
26.1 Mở đầu.............................................................................................................. 177 
26.2 Công thức CERC............................................................................................... 178 
26.3 Công thức Bijker............................................................................................... 179 
26.4 Các ứng dụng .................................................................................................. 180 
27 Các loại bờ bùn ............................................................................................................. 183 
27.1 Mô tả vật lý hiện tượng .................................................................................... 183 
27.2 Các tính chất và quá trình vận chuyển........................................................... 183 
27.3 Tác động của sông .......................................................................................... 187 
27.4 Các ví dụ .......................................................................................................... 187 
27.5 Bờ biển Suriname.............................................................................................. 188 
234 
28 Quá trình thành tạo bờ................................................................................................... 190 
28.1 Mở đầu.............................................................................................................. 190 
28.2 Các lưỡi cát...................................................................................................... 190 
28.3 Các doi cát nổi................................................................................................. 192 
28.4 Bờ dạng Tombolo ............................................................................................. 194 
29 Các châu thổ delta........................................................................................................ 196 
29.1 Mở đầu.............................................................................................................. 196 
29.2 Châu thổ vùng bờ lặng .................................................................................... 196 
29.3 Châu thổ delta với tác động phân bố quy mô vừa........................................ 200 
29.4 Châu thổ vùng chịu tác động biến đổi mạnh................................................. 203 
29.5 Tác động của vận chuyển dọc bờ.................................................................. 204 
30 Bảo vệ bờ....................................................................................................................... 207 
30.1 Mở đầu.............................................................................................................. 207 
30.2 Các dạng bờ xói và bồi................................................................................... 207 
30.3 Mỏ hàn.............................................................................................................. 207 
30.4 Hệ thống các mỏ hàn ...................................................................................... 208 
30.5 Các dụn cát ..................................................................................................... 208 
30.6 Các khối chắn.................................................................................................. 209 
30.7 Các tường chắn ven biển................................................................................ 209 
30.8 Vận chuyển cát................................................................................................ 209 
31 Mười khuyến nghị về địa mạo bờ ................................................................................. 210 
32 Kỹ thuật biển khơi .......................................................................................................... 211 
32.1 Các bộ môn liên quan ................................................................................... 2209 
32.2 Các dạng cấu trúc công trình biển............................................................... 2209 
32.3 Sử dụng các công trình biển............................................................................ 214 
32.4 Những vấn đề xây dựng .................................................................................. 218 
32.5 Các vấn đề khác ............................................................................................. 221 
Các ký hiệu và ghi chú............................................................................................................ 222 
Các kí tự Lamã .................................................................................................................. 222 
Ký tự Hy Lạp...................................................................................................................... 223 
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 227 
Mục lục.............................................................................................................231 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_bien_tap_1_nhap_mon_ve_cong_trinh_bo.pdf