Giáo trình Mạng máy tính

1.1 Giới thiệu chung về mạng

1.1.1 Khái niệm và các thành phần của mạng máy tính

Mạng máy tính là tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau bằng các phương tiện

truyền vật lý và tuân theo một kiến trúc mạng nhất định.

Mạng máy tính gồm ba thành phần chính:

Các thiết bị: Gồm có hai loại chính là thiết bị đầu cuối (bao gồm PC, Printer,

Fax.) và thiết bị mạng (bao gồm Hub, Switch, Router.)

Phương tiện truyền vật lý: Còn được gọi là môi trường truyền dẫn. Có 2 loại môi

trường truyền dẫn chính là hữu tuyến và vô tuyến

Kiến trúc mạng: Là tập hợp các giao thức mà các thực thể mạng cần phải tuân

theo khi tham gia vào hệ thống mạng

1.1.2 Lợi ích của mạng máy tính

Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao.

Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực

như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục. Hiện nay ở nhiều

nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết

nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như:

- Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị,

chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành

viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những vị trí

của tài nguyên đó.

- Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và

lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì

chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên

một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế

và hệ thống vẫn hoạt động bình thường.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể

được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại

các công việc với những thay đổi về chất như:

- Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.

- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.

- Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.

- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp

trên thế giới.

Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong mạng là

mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để truy xuất thông

tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý thông tin trên mạng quá

nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra mất thông tin một cách đáng

tiếc. Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với

lợi ích kinh tế cao đang rất được quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất nhiều giải pháp về

công nghệ, một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong mỗi yếu tố có nhiều cách

lựa chọn. Như vậy để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp thì phải trải qua một

quá trình chọn lọc dựa trên những ưu điểm của từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ.

Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên công nghệ

để giải quyết. Nhưng công nghệ cao nhất chưa chắc là công nghệ tốt nhất, mà công

nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp nhất.

pdf 148 trang yennguyen 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mạng máy tính

Giáo trình Mạng máy tính
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
PHẠM QUỐC HÙNG 
Mạng máy tính 
ĐẠI HỌC 
 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH ..................................................... 5 BÀI 1.
 Giới thiệu chung về mạng ........................................................................... 5 1.1
 Giao thức mạng ........................................................................................... 6 1.2
 Sơ đồ mạng .................................................................................................. 7 1.3
 Phân loại mạng máy tính ............................................................................. 9 1.4
 MÔ HÌNH OSI VÀ TCP/IP ...................................................................... 11 BÀI 2.
 Kiến trúc phân tầng ................................................................................... 11 2.1
 Mô hình OSI .............................................................................................. 12 2.2
 Mô hình TCP/IP ........................................................................................ 17 2.3
 So sánh mô hình OSI và TCP/IP ............................................................... 18 2.4
 Một số thiết bị mạng cơ bản ...................................................................... 19 2.5
 TẦNG VẬT LÝ ........................................................................................ 25 BÀI 3.
 Giới thiệu về môi trường truyền dẫn ......................................................... 25 3.1
 Đường truyền hữu tuyến ........................................................................... 25 3.2
 Đường truyền vô tuyến.............................................................................. 31 3.3
 TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU .................................................................... 35 BÀI 4.
 Điều khiển luồng dữ liệu ........................................................................... 35 4.1
 Phương pháp kiểm tra sửa sai (CRC) ........................................................ 35 4.2
 Giao thức CSMA/CD ................................................................................ 38 4.3
 Giao thức Token ring, Token Bus ............................................................. 39 4.4
 Cơ bản về Ethernet .................................................................................... 41 4.5
 Truyền fullduplex và halfduplex ............................................................... 42 4.6
 Công nghệ Ethernet 10 Mbps, 100 Mbps ................................................. 43 4.7
 GigaEthernet.............................................................................................. 44 4.8
 TẦNG MẠNG – GIAO THỨC IP ............................................................ 45 BÀI 5.
 Giao thức IP (Internet Protocol) ................................................................ 45 5.1
 Địa chỉ mạng ............................................................................................. 47 5.2
 Địa chỉ mạng IPv4 ..................................................................................... 48 5.3
 Địa chỉ mạng con và cách chia mạng con ................................................. 51 5.4
 TẦNG VẬN CHUYỂN ............................................................................ 57 BÀI 6.
 Giới thiệu về tầng vận chuyển ................................................................... 57 6.1
 Giao thức TCP ........................................................................................... 57 6.2
Mạng máy tính 
4 
 Giao thức UDP .......................................................................................... 61 6.3
 TẦNG ỨNG DỤNG ................................................................................. 63 BÀI 7.
 Giới thiệu về tầng ứng dụng ..................................................................... 63 7.1
 SMTP, POP3 và IMAP ............................................................................. 63 7.2
 HTTP ......................................................................................................... 70 7.3
 FTP ............................................................................................................ 72 7.4
 Telnet ........................................................................................................ 73 7.5
 DNS ........................................................................................................... 74 7.6
 KẾT NỐI MẠNG LAN ............................................................ 81 THỰC HÀNH 1.
 CẤU HÌNH MODEM ADSL VÀ ACCESS POINT ............... 87 THỰC HÀNH 2.
 CẤU HÌNH TCP/IP CHO MẠNG LAN .................................. 93 THỰC HÀNH 3.
 KHAI THÁC MẠNG LAN ...................................................... 97 THỰC HÀNH 4.
 KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 ................................................. 111 THỰC HÀNH 5.
 KẾT NỐI MẠNG LAN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ THỰC HÀNH 6.
SWITCH, ACCESS POINT ........................................................................................ 112 
 CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY IN TRONG LAN ............... 116 THỰC HÀNH 7.
 SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VMWARE) .................. 126 THỰC HÀNH 8.
 SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VIRTUALBOX) .......... 131 THỰC HÀNH 9.
 SỬ DỤNG PACKET TRACER ĐỂ MÔ PHỎNG HỆ THỰC HÀNH 10.
THỐNG MẠNG 136 
 KIỂM TRA THỰC HÀNH 2 ............................................... 148 THỰC HÀNH 11.
Mạng máy tính 
5 
 TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH BÀI 1.
 Giới thiệu chung về mạng 1.1
1.1.1 Khái niệm và các thành phần của mạng máy tính 
Mạng máy tính là tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau bằng các phương tiện 
truyền vật lý và tuân theo một kiến trúc mạng nhất định. 
 Mạng máy tính gồm ba thành phần chính: 
Các thiết bị: Gồm có hai loại chính là thiết bị đầu cuối (bao gồm PC, Printer, 
Fax...) và thiết bị mạng (bao gồm Hub, Switch, Router...) 
Phương tiện truyền vật lý: Còn được gọi là môi trường truyền dẫn. Có 2 loại môi 
trường truyền dẫn chính là hữu tuyến và vô tuyến 
Kiến trúc mạng: Là tập hợp các giao thức mà các thực thể mạng cần phải tuân 
theo khi tham gia vào hệ thống mạng 
1.1.2 Lợi ích của mạng máy tính 
Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao. 
Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực 
như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Hiện nay ở nhiều 
nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết 
nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như: 
- Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (như thiết bị, 
chương trình, dữ liệu) khi được trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành 
viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà không quan tâm tới những vị trí 
của tài nguyên đó. 
- Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và 
lưu trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì 
chúng có thể được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên 
một trạm làm việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế 
và hệ thống vẫn hoạt động bình thường. 
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể 
được sữ dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại 
các công việc với những thay đổi về chất như: 
- Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. 
- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu. 
- Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán. 
- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp 
trên thế giới. 
Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong mạng là 
mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để truy xuất thông 
tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý thông tin trên mạng quá 
nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra mất thông tin một cách đáng 
tiếc. Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với 
Mạng máy tính 
6 
lợi ích kinh tế cao đang rất được quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất nhiều giải pháp về 
công nghệ, một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong mỗi yếu tố có nhiều cách 
lựa chọn. Như vậy để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp thì phải trải qua một 
quá trình chọn lọc dựa trên những ưu điểm của từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ. 
Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên công nghệ 
để giải quyết. Nhưng công nghệ cao nhất chưa chắc là công nghệ tốt nhất, mà công 
nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp nhất. 
 Giao thức mạng 1.2
1.2.1 Khái niệm 
Các thực thể của mạng muốn trao đổi thông tin với nhau phải bắt tay, đàm phán về 
một số thủ tục, quy tắc... Cùng phải “nói chung một ngôn ngữ”. Tập quy tắc hội thoại 
được gọi là giao thức mạng (Protocols). Các thành phần chính của một giao thức bao 
gồm: 
- Cú pháp: định dạng dữ liệu, phương thức mã hoá và các mức tín hiệu. 
- Ngữ nghĩa: thông tin điều khiển, điều khiển lưu lượng và xử lý lỗi.. 
Trao đổi thông tin giữa hai thực thể có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong hai hệ 
thống kết nối điểm - điểm, các thực thể có thể trao đổi thông tin trực tiếp không có sự 
can thiệp của các thực thể trung gian. Trong cấu trúc quảng bá, hai thực thể trao đổi dữ 
liệu với nhau phải thông qua các thực thể trung gian. Phức tạp hơn khi các thực thể 
không chia sẻ trên cùng một mạng chuyển mạch, kết nối gián tiếp phải qua nhiều 
mạng con. 
1.2.2 Các chức năng của giao thức mạng 
Đóng gói: Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữliệu được thêm vào một 
sốthông tin điều khiển, bao gồm địa chỉnguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều 
khiển giao thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá 
trình đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều 
khiển sẽ được gỡ bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên. 
Phân đoạn và hợp lại: Mạng truyền thông chỉchấp nhận kích thước các gói dữ 
liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữliệu thành những gói có kích 
thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân 
đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại 
thành thông điệp thích hợp ở tầng ứng dụng (Application). Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ 
tự các gói đến đích là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao 
thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit). 
Điều khiển liên kết: Trao đổi thông tin giữa các thưc thểcó thểthực hiện theo hai 
phương thức: hướng liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết 
(Connectionless). Truyền không liên kết không yêu cầu có độtin cậy cao, không yêu 
cầu chất lượng dịch vụ và không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương 
thức hướng liên kết, yêu cầu có độtin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác 
nhận. Trước khi hai thực thể trao đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được 
thiết lập và sau khi trao đổi xong, kết nối này sẽ được giải phóng. 
Mạng máy tính 
7 
Giám sát: Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác 
nhau, khi 
đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, 
các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và 
được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tựcác gói tin như thứ tự 
bên phát. 
Điều khiển lưu lượng: liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể 
bên thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho 
bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Một dạng đơn giản của của điều 
khiển lưu lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần 
phải được xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo. Có độ tin cậy cao khi truyền một 
số lượng nhất định dữ liệu mà không cần xác nhận. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ 
chế này. Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải được thực hiện 
trong một số giao thức. 
Điều khiển lỗi: là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị 
hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi 
trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác 
nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại. 
Đồng bộ hoá:Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định 
nghĩa trạng thái, đó là các tham sốvề kích thước cửa sổ, tham sốliên kết và giá trịthời 
gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một 
trạng thái xác định. Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi 
là đồng bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng 
thái của thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất 
một khoảng thời gian đểlưu chuyển từnguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể 
bị thất lạc trong quá trình truyền. 
Địa chỉ hoá: Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng 
được 
nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong 
gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến 
dữ liệu trước khi thiết lập kết nối. 
 Sơ đồ mạng 1.3
1.3.1 Sơ đồ logic 
Là sơ đồ chỉ về nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng. Khi nhìn vào sơ đồ logic 
ta có thể thấy được các dịch vụ được triển khai trong mạng, phương thức di chuyển 
của luồng dữ liệu trong hệ thống mạng 
Mạng máy tính 
8 
Hình 1-1: Sơ đồ logic mạng 
1.3.2 Sơ đồ vật lý 
Là sơ đồ chỉ về vị trí và phương thức đấu nối các thiết bị thông qua môi trường 
truyền dẫn. Sơ đồ vật lý hay còn được gọi là sơ đồ đi dây, sơ đồ này thường được sử 
dụng khi thi công trực tiếp hệ thống mạng. 
Hình 1-2: Sơ đồ vật lý 
Mạng máy tính 
9 
 Phân loại mạng máy tính 1.4
1.4.1 Theo khoảng cách 
a) Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): 
Mạng cục bộ LAN: kết nối các máy tính đơn lẻ thành mạng nội bộ, tạo khả năng 
trao đổi 
thông tin và chia sẻtài nguyên trong cơ quan, xí nhiệp... Có hai loại mạng LAN 
khác nhau: LAN nối dây (sửdụng các loại cáp) và LAN không dây (sử dụng sóng cao 
tần hay tia hồng ngoại). 
Đặc trưng cơbản của mạng cục bộ: Quy mô của mạng nhỏ, phạm vi hoạt động vào 
khoảng vài km. Các máy trong một tòa nhà, một cơ quan hay xí nghiệp.. nối lại với 
nhau. Quản trị và bảo dưỡng mạng đơn giản. 
Công nghệ truyền dẫn sử dụng trong mạng LAN thường là quảng bá (Broadcast), 
bao gồm một cáp đơn nối tất cả các máy. Tốc độ truyền dữ liệu cao, từ10÷100 Mbps 
đến hàng trăm Gbps, thời gian trễ nhỏ (cỡ10μs), độ tin cậy cao. 
b) Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks) 
Mạng đô thị MAN hoạt động theo kiểu quảng bá, LAN to LAN. Mạng cung cấp 
các dịch vụ thoại và phi thoại và truyền hình cáp. Mạng MAN là một mạng máy tính 
có quy mô trong phạm vi trong một thành phố 
c) Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks) 
Mạng diện rộng WAN là một hệ thống mạng hoạt động trên phạm ... efault Gateway: 172.16.105.1 
DNS: 8.8.8.8 
Máy PC2: Cài Window XP, cấu hình địa chỉ Ip như sau: 
Ip address: 172.16.105.22 
Subnet Mask: 255.255.255.0 
Default Gateway: 172.16.105.1 
DNS: 8.8.8.8 
Máy FTP Server: Cài Window Server 2003, đã cài dịch vụ FTP, gán địa chỉ 
Ip như sau: 
Ip address: 172.16.105.12 
Mạng máy tính 
107 
Subnet Mask: 255.255.255.0 
Default Gateway: 172.16.105.1 
DNS: 8.8.8.8 
Yêu cầu từ máy tính PC1 remote đến máy PC2 thông qua dịch vụ Remote Desktop 
có sẵn trong HĐH window 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Trên PC2 phải thiết lập cho phép máy khác Remote, thao tác như sau: 
Click chuột phải vào My computer\chọn Properties 
Bước 2: Chọn Tab Remote\Click vào Checkbox\ chọn Allow users to connect 
remotely to this computer như hình minh họa: 
Mạng máy tính 
108 
Bước 3: Trên máy PC1:Vào run gõ lệnh mstsc như sau: 
Bước 4: Sau đó Click \OK.\Ta thấy sau khi nhấn OK thì hiện ra form như sau\nhập 
địa chỉ IP của PC2 vào rồi Click Connect: 
Bước 5: Nhập user và password tạo trên máy PC2 vào form như hình minh họa 
dưới sau đó Click OK: 
Mạng máy tính 
109 
Từ máy PC1 đang Romote vào máy PC2: 
B. Bài tập luyện tập: 
Bài tập luyện tập 1: 
Cho mô hình mạng như sau: 
Mạng máy tính 
110 
Trên máy PC1: 
- Tạo 2 user tên là u1,u2 password 12345a@ 
- Tạo Folder tên là Chiase 
- Phân quyền cho user u1 chỉ được phép đọc Folder Chiase. 
- Phân quyền cho user u2 được phép đọc và ghi Folder Chiase 
Bài tập luyện tập 2 
Thực hiện cấu hình để reomte tới máy tính có địa chỉ 192.168.100.6 
Mạng máy tính 
111 
 KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 THỰC HÀNH 5.
Sinh viên luyện tập tổng hợp các bài thực hành (thực hành 1, thực hành 2, thực 
hành 3, thực hành 4) để thực hiện kiểm tra theo yêu cầu. 
Mạng máy tính 
112 
 KẾT NỐI MẠNG LAN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ THỰC HÀNH 6.
SWITCH, ACCESS POINT 
A. BÀI TẬP MẪU 
Bài tập mẫu 1: 
PC 1 PC 2
SWITCH
Kết nối hai máy tính với nhau bằng dây cable mạng thông qua thiết bị mạng 
Switch. 
HƯỚNG DẪN: 
Chuẩn bị: 
- Hai máy tính có card mạng và đã cài đặt trình điều khiển Driver 
- Thiết bị mạng Switch và 2 sợ cable mạng ( cable mạng bấm thẳng) 
- Bấm dây mạng và cắm vào một đầu vào máy tính, một đầu vào switch 
Bước 1: Trên máy tính thứ nhất mở Control Panel/Network and Sharing Center. 
Bước 2: Chọn Change adapter settings nhấp chuột phải vào Local Area 
Connection chọn Properties. 
Bước 3: Chọn Internet Protocol Version 4( TCP/Ipv4) chọn Properties 
Mạng máy tính 
113 
Bước 4: Chọn Use the following IP address. Nhập vào dọng IP address các số 
:192.168.1.10 vào máy thứ nhất và 192.168.1.11 vào máy thứ hai. Tại 
dòng Subnet Mask nhập : 255.255.255.0 cho cả hai máy. Nhấn OK và 
Close 
Mạng máy tính 
114 
Bước 5: Cắm một đầu của cable mạng thứ nhất vào cổng mạng của máy tính thứ 
nhất. Đầu còn lại của cable mạng thứ nhất cắm vào một cổng của Switch. 
Mạng máy tính 
115 
Bước 6: Cắm một đầu của cable mạng thứ hai vào cổng mạng của máy tính thứ 
hai. Đầu còn lại của cable mạng thứ hai cắm vào một cổng của Switch. 
Khi cắm cable mạng vào hai máy tính và switch, card mạng của máy chuyển từ 
hình 
Sang hình như sau : 
Thì hai máy tính đã kết nối thành công với nhau thông qua Switch 
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập luyện tập 1: 
Lắp ráp và kết nối 2 PC thông qua Hub 
Bài tập luyện tập 2: 
Lắp ráp và kết nối 2 PC thông qua Switch 
Bài tập luyện tập 3: 
Lắp ráp và kết nối hai máy tính Desktop với switch và modem 
Mạng máy tính 
116 
 CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY IN TRONG LAN THỰC HÀNH 7.
A. BÀI TẬP MẪU 
Bài tập mẫu 1: 
Thực hiện cài đặt driver máy in Canon 2900 trên Windows từ đĩa CD kèm theo 
máy in 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Bước 1: Cho đĩa Driver vào máy tính 
Bước 2: Phần mềm sẽ tự khởi chạy -> nhấn vào nút install để thực hiện cài đặt 
Bước 3: Khi thấy màn hình xuất hiện cho phép bạn lựa chọn cổng cài đặt (mặc 
định là USB) ta chọn Next. 
Mạng máy tính 
117 
Bước 4: Gắn cáp kết nối giữa máy in vào máy tính qua cổng USB và bật nguồn 
máy in. 
Bài tập mẫu 2: 
Thực hiện cài đặt driver máy in Canon 2900 trên Windows khi không có đĩa CD 
kèm theo máy in 
Bước 1: Lên trang chủ của máy in ( để tải bộ cài 
đặt driver phù hợp 
Bước 2: Chọn Start -> Settings Printers and Faxes. 
Mạng máy tính 
118 
Bước 3: Cửa sổ Printers and Faxes xuất hiện 
Bước 4: Chọn Add a printer. Nhấn Next->Hộp thoại Add Printer Wizard xuất hiện 
Bước 5: Các bạn Lựa chọn các kiểu kết nối với máy in: 
Mạng máy tính 
119 
- Local printer attached to this computer là Máy in được nối trực tiếp với máy 
tính. 
- A network printer, or a printer attached to another computer là Máy in được kết 
nối qua mạng nội bộ hoặc kết nối với một máy tính khác đã được cài driver máy 
in. 
Bước 6: Sau đó chọn Next: 
Bước 7: Nhấn next 
Bước 8: Chọn cổng cắm kết nối với máy in Next 
Mạng máy tính 
120 
Bước 9: Tại bước này các bạn chọn ô Have Dick Sau đó hộp thoại Install From 
Disk xuất hiện, Chọn đường dẫn đến bộ cài bạn vừa tải về ở đầu trang 
nhấn Ok 
Bước 10: Tìm tới file driver tải về bằng cách chọn Browse. 
Mạng máy tính 
121 
Bước 11: Cuối cùng nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt. 
Bài tập mẫu 2: 
Thực hiện cài đặt máy in HP 1320 trên windows. 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Cắm nguồn và khởi động máy in, đảm bảo máy in khởi động cơ 
Bước 2: Cắm dây kết nối USB máy in vào máy tính 
Bước 3: Giải nén bộ cài máy in vào copy vào ổ C hoặc D của máy tính 
Bước 4: Với hệ điều hành Win XP: Vào Start / Setting / Printer and Fax như hình 
bên dưới 
Mạng máy tính 
122 
Bước 5: chọn vào Add printer ở cột bên trên như hình bên dưới và làm lần lượt 
theo hình vẽ và làm theo các bước sau: 
Mạng máy tính 
123 
Bước 6: Sau khi cài đặt xong máy báo bạn nhấn vào nút finish để kết thúc quá 
trình cài đặt. 
Bài tập mẫu 3: 
Chia sẻ máy in trong mạng LAN. 
HƯỚNG DẪN: 
Ở bước này thực hiện trên máy tính đang được cắm máy in vào để các máy khác có 
thể kết nối với máy tính đó để in được bình thường. 
Trên windows XP hoặc Windows 7 ta làm như sau: 
Bước 1: Vào start ->Printers and Faxs ta được một hộp thoại các loại máy tính 
đang cắm vào máy của mình. 
Bước 2: Click chuột phải vào máy in cần chia sẻ và chọn Sharing: 
Mạng máy tính 
124 
Bước 3: Trong cửa sổ hiện ra chọn Share this Printer sau đó chọn OK. 
Bước 4: Sau đó chọn OK, như vậy là ta đã chia sẻ được máy in qua mạng LAN rồi. 
Để thêm drive vào chia sẻ ta chọn additional drivers và chọn OK. 
Bài tập mẫu 4: 
Thực hiện in dữ liệu ra máy in chia sẻ trong mạng LAN 
HƯỚNG DẪN: 
Bước này thực hiện trên máy tính không cắm trực tiếp vào máy in. Ta phải kiểm tra 
kết nối giữa máy tính cần thực hiện với máy tính đang kết nối vào máy in đã chia sẻ 
trước đó. Nếu kết nối được thành công thì có thể sử dụng được chức năng in qua mạng 
LAN. 
Bước 1: Kết nối trực tiếp bằng IP: 
Mạng máy tính 
125 
Vào “RUN” gõ vào địa chỉ IP của máy tính đã chia sẻ máy in là \\192.168.1.102 
Bước 2: Sau khi điền IP vào và chọn OK ta được như sau 
Bước 3: Chọn máy in đã được chia ser sau đó click chuột phải vào và chọn 
Connect (có thể click double) 
Bước 4: Hệ thống sẽ tự nhận driver của máy in để cài đặt. Trong trường hợp máy 
tính không tìm thấy driver của máy in này thì ta có thể chỉ ra thư mục 
chứa driver của máy in này và thực hiện cài đặt như bình thường. 
Bước 5: In thử tài liệu bằng cách chọn tài liệu nhấn ctrl+p sau đó chọn máy in từ 
địa chỉ IP đã được thêm vào và chọn print. 
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập luyện tập 1: 
Thực hiện cài đặt máy in Canon 2900 trên windows. 
Bài tập luyện tập 2: 
Thực hiện cài đặt máy in HP3200 trên windows 
Bài tập luyện tập 3: 
Thực hiện chia sẻ máy in có phân quyền trên mạng LAN 
Bài tập luyện tập 4: 
Thực hiện thêm một máy in đã chia sẻ trong mạng LAN vào hệ thống để có thể in 
qua mạng 
Mạng máy tính 
126 
 SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VMWARE) THỰC HÀNH 8.
A. BÀI TẬP MẪU 
Bài tập mẫu 1: 
Tạo một máy ảo winXP trên hệ thống ảo hoá VMWare sau đó thực hiện cài winXp 
cho máy ảo vừa tạo. 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Từ màn hình chính của VMWare bạn chọn Menu File>New>Virtual 
Machine (hoặc Ctrl + N) 
Bước 2: Click Next (Hình bên dưới) 
Bước 3: Bạn chọn Typical để cài mặc định sau đó click Next 
Mạng máy tính 
127 
Bước 4: Phần mềm hỗ trợ cho bạn rất nhiều hệ điều hành từ Windows đến Linux 
hoặc Sun Solaris... Bạn chọn hệ điều hành và phiên bản rồi click Next để 
tiếp tục (ở đây ta chọn windows XP professional) 
Bước 5: Ở đây ta chọn cài hệ điều hành Windows XP 64 bít, sau đó chọn thư mục 
lưu trữ tại Location, rồi click Next để tiếp tục (Hình bên dưới) 
Mạng máy tính 
128 
Bước 6: Tại đây bạn nên chọn Use Brided Networking để cải đặt cho Card mạng 
của mình và Click Next để tiếp tục (Nếu chọn Brided Networking thì máy 
thật và máy ảo sẽ ở cùng một mạng LAN theo card mạng của máy thật) 
Bước 7: Tại đây bạn có thể thay đổi giá trị của ổ cứng trên máy ảo (Mặc định là 
8Gb) và click Finish để kết thúc quá trình lựa chọn cấu hình máy ảo. 
Mạng máy tính 
129 
Bước 8: Như vậy là quá trình lựa chọn cấu hình máy ảo kết thúc 
Bước 9: Ta có thể thay đổi các thông số như dung lượng RAM trong cửa sổ 
Divices như hình trên. 
Bước 10: Để thiết lập ổ CD-ROM cho máy ảo phục vụ cho cài đặt hệ điều hành bạn 
Click đúp vào ổ CD-ROM. 
- Nếu bạn muốn cài từ đĩa CD/DVD thì bạn tích chọn User phisical Driver và 
chọn Auto Detect 
- Nếu muốn cài từ file ISO có trong máy bạn tích chọn Use ISO image và tìm đến 
file ISO trên máy của bạn (Hình bên dưới) 
Mạng máy tính 
130 
Bước 11: Sau khi hoàn tất, để cài máy ảo bạn click "Start this Vitual Machine" 
(Hình bên dưới) 
Bước 12: Và bạn thực hiện cài bình thường như cài cho máy thật. 
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập luyện tập 1: 
Thực hiện cài đặt 2 máy ảo win7 lên hệ thống VMWare sau đó cài đặt hệ điều hành 
cho 2 máy ảo trên. 
Bài tập luyện tập 2: 
Tạo hệ thống máy ảo gồm 2 máy tính win7 đặt chế độ Network Connection là 
Vmnet2. Tạo địa chỉ IP cho 2 máy tính trong cùng một mạng LAN. Thực hiện chia sẻ 
thư mục cho 2 máy tính. 
Mạng máy tính 
131 
 SỬ DỤNG MÁY ẢO TẠO VLAN (VIRTUALBOX) THỰC HÀNH 9.
A. BÀI TẬP MẪU 
Bài tập mẫu 1: 
Thực hiện tạo một máy ảo winXP trên VirtualBox sau đó thực hiện cài đặt hệ điều 
hành winXP cho máy ảo vừa tạo. 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Tạo một máy ảo mới Nhấn New như hình dưới. 
Bước 2: Nhấn vào Next. 
Bước 3: Nhập tên máy ảo và chọn hệ điều hành cho máy ảo. 
Mạng máy tính 
132 
Bước 4: Xác định dung lượng RAM trên máy ảo. 
Bước 5: Chọn tạo cấu hình ổ cứng cho máy ảo. 
Mạng máy tính 
133 
Bước 6: Tạo Ổ cứng ảo mới. Nhấn Next để tiếp tục. 
Chú ý: Dynamically expanding storage (nên chọn): Ổ cứng ảo loại dung lượng mở 
rộng. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo 
(.vdi) sẽ có dung lượng tăng dần khi được ghi dữ liệu vào, tối đa là 10 GB.Fixed-size 
storage: Ổ cứng ảo loại dung lượng cố định. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 
GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo (.vdi) sẽ có dung lượng ban đầu và cố định là 10 
GB, mặc dù chưa ghi dữ liệu gì cả.Nhấn Next để tiếp tục. 
Mạng máy tính 
134 
Bước 7: Xác định vị trí lưu trữ và đặt tên file ổ cứng ảo ở mục Location. Xác định 
dung lượng cho ổ cứng ảo, ở đây chọn 10 GB. Nhấn Next để tiếp tục. 
Bước 8: Tạo ổ đĩa ảo thành công, nhấn Finish Finish. 
Máy ảo tên Windows XP, dùng để cài HĐH Windows XP đã được tạo với các cấu 
hình phần cứng ảo được liệt kê ở khung bên phải. Nên giữ các thiết lập mặc định đã 
được nhà sản xuất lựa chọn. Sau khi cài HĐH, ta sẽ có một số thiết lập bổ sung sau. 
Bước 9: Thực hiện bằng cách đưa đĩa ISO vào và khởi động máy ảo hệ thống sẽ 
được cài đặt như trên máy thật. 
Mạng máy tính 
135 
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập luyện tập 1: 
Thực hiện cài đặt 2 máy ảo win7 lên hệ thống Virtual Box sau đó cài đặt hệ điều 
hành cho 2 máy ảo trên. 
Bài tập luyện tập 2: 
Tạo hệ thống máy ảo gồm 2 máy tính win7 trên Virtual Box. Cấu hình địa chỉ IP 
cho 2 máy tính trong cùng một mạng LAN. Thực hiện chia sẻ thư mục cho 2 máy tính. 
Mạng máy tính 
136 
 SỬ DỤNG PACKET TRACER ĐỂ MÔ PHỎNG HỆ THỰC HÀNH 10.
THỐNG MẠNG 
A. BÀI TẬP MẪU 
Bài tập mẫu 1: 
Cài đặt Packet Tracer 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Download phần mềm Cisco Packet Tracer tại địa chỉ 
https://docs.google.com/uc?id=0Bx0NPa18D1DxZHBVM0xiOWhmNzA&export
=download 
Bước 2: Chạy chương trình ta có màn hình sau: 
Bước 3: Chọn nút next, ta có 
Bước 4: Chọn nút "I accept the agrement", nhấn next, ta có 
Mạng máy tính 
137 
Bước 5: Chọn thư mục cài đặt, nhấn next, ta có 
Bước 6: Nhấn nút Finish để hoàn thành việc cài đặt 
Bài tập mẫu 2: 
Tạo hệ thống đơn giản bao gồm 1 PC và 1 Server kết nối với nhau 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Chọn biểu tượng PC và server, kéo thả vào vùng làm việc (khu vực số 7). 
Mạng máy tính 
138 
Bước 2: Click vào biểu tượng PC trên, chúng ta có thể có thêm những thông tin chi 
tiết về nó, và có thể tiến hành cài đặt các thông số cho PC đó trên mạng 
như IP, Gateway, tên máy, loại thiết bị dùng để kết nối vào mạng 
Mạng máy tính 
139 
Bước 3: Chọn Tab DESKTOP để cấu hình IP của máy 
Bước 4: Sau đó chọn IP Configuration để tiến hành cấu hình IP cho máy: 
Mạng máy tính 
140 
Bước 5: Nếu muốn thay đổi tên máy thì chúng ta chọn Tab CONFIG, trong đó sẽ 
có những lựa chọn cho phép chúng ta xem các thông tin hiện tại của máy 
tính như: tên máy, địa chỉ Mac, Ip và Gateway hiện thời 
Mạng máy tính 
141 
Bước 6: Để tiến hành cấu hình Server, chúng ta cũng làm tượng tự, click vào hình 
Server , 1 bảng các thông tin chi tiết sẽ giúp chúng ta biết và tiến hành cài 
đặt các thông số cho Server như IP, các dịch vụ HTTP, DNS Các thông 
số cài đặt ở TabCONFIG: 
Với phiên bản mới: 
Mạng máy tính 
142 
Bước 7: Để cấu hình địa chỉ IP cho Server chúng ta chọn FastEthernet. Sau đó tiến 
hành cấu hình địa chỉ IP và Subnet Mask cho Server 
Bước 8: Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành nối kết PC và Server lại: Bạn chọn như 
hướng dẫn sau: 
Mạng máy tính 
143 
Bước 9: Sau đó chúng ta click vào biểu tượng PC và kết nối với Server như hình 
sau: 
Bài tập mẫu 3: 
Sử dụng một số lệnh cơ bản khi mô phỏng trên Packet tracer 
HƯỚNG DẪN: 
Bước 1: Để sử dụng được các lệnh này từ PC, chúng ta click chọn vào PC, sau đó 
chọn tab CONFIG, tiếp tục chọn Command Prompt: 
Mạng máy tính 
144 
Bước 2: Click chọn "command prompt" thì giao diện hiện ra như sau: 
Mạng máy tính 
145 
Bước 3: Tại đây chúng ta có thể thực thi các câu lệnh cơ bản mà Packet Tracer hỗ 
trợ, sau đây là minh họa các câu lệnh cơ bản : 
Lệnh PING: 
Lệnh TELNET 
Lệnh TRACERT 
Mạng máy tính 
146 
Lệnh HELP (hoặc ?): sử dụng khi muốn biết các thông tin chi tiết về câu lệnh. 
Packet Tracer sẽ hiển thị thông tin các câu lệnh như sau: 
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP 
Bài tập luyện tập 1: 
Mạng máy tính 
147 
Mô phỏng sơ đồ mạng gồm 2 máy PC nối trực tiếp với nhau. 
Bài tập luyện tập 2: 
Mô phỏng sơ đồ mạng gồm 4 máy PC nối với nhau qua switch. 
Bài tập luyện tập 3: 
Mô phỏng sơ đồ mạng gồm 4 máy PC nối với nhau qua switch. 
Mạng máy tính 
148 
 KIỂM TRA THỰC HÀNH 2 THỰC HÀNH 11.
Sinh viên luyện tập tổng hợp tất cả các bài thực hành để thực hiện kiểm tra theo 
yêu cầu. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mang_may_tinh.pdf