Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw

BÀI 1

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề cơ bản sau:

 - Giới thiệu ngắn gọn về cách làm việc và kiểu hình vẽ tạo ra bằng Corel Draw 11.

- Giới thiệu một số thuật ngữ.

- Một số tính năng mới trong phiên bản 11.

- Những thành phần quan trọng của giao diện.

- Các tuỳ chọn dùng cho việc xem bản vẽ.

- Sử dụng phần trợ giúp.

1.1. Phân biệt đối tượng vector và ảnh bitmap:

 Các chương trình đồ hoạ trên máy tính thường được thiết kế để làm việc với các đối tượng vector (hình vector) hoặc ảnh bitmap, Corel Draw 11 là một chương trình vẽ chủ yếu dùng để tạo, chỉnh sửa và phát triển các hình vector.

 Một đối tượng vector sẽ có các thuộc tính của nó như màu sắc, hình thể, kích cỡ,.Đối tượng vector có các đường biên mềm mại, rõ nét với màu thể hiện liên tục bất chấp việc xem hình ở chế độ phóng to hoặc thu nhỏ. Mỗi đối tượng vector tồn tại độc lập với các đối tượng khác, ta có thể dễ dàng chọn, di chuyển, định lại kích thước, thay đổi màu, định lại trật tự sắp xếp trước – sau của một đối tượng vector bất kỳ. Các file bản vẽ vector không phụ thuộc vào độ phân giải của máy in hoặc thiết bị kết xuất (như máy in phim).

 Ảnh bitmap được tạo thành từ các điểm nhỏ, các điểm này được gọi là các pixel (phần tử ảnh). Các ảnh bitmap có được từ máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) hoặc được quét (scan) vào từ các loại máy quét ảnh (scanner). Adobe Photoshop và Corel Photo-Paint là một số các chương trình dùng để xử lý ảnh bitmap.

Hình vector bao gồm nhiều đối tượng hợp thành

Ảnh Bitmap khi phóng lớn sẽ thấy rõ các Pixel hình vuông

1.2. Một số thuật ngữ trong Corel Draw:

 - Object (đối tượng): đối tượng là một phần tử độc lập mà ta có thể hiệu chỉnh.

 - Path (đường dẫn): đường path là đường biên của một đối tượng. Path có thể đóng, mở hoặc là một path phức hợp (gồm nhiều path thành phần không liên tục nhau hoặc cắt nhau).

Path đóng Path mở Một path phức hợp đã được tô màu

 - Properties (thuộc tính của đối tượng): các thuộc tính của đối tượng như màu tô (fill), kích cỡ và hình dạng,.

 - Handles: thường là 8 hình vuông màu đen xuất hiện xung quanh đối tượng đang được chọn.

 

doc 178 trang yennguyen 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw

Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN BIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BẰNG COREL DRAW
Nghề: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
Người biên soạn: Ngô Thị Tính
Điện Biên, năm 2012 
LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động, công nghệ sử dụng máy vi tính trợ giúp cho việc thiết kế và gia công chế tạo trong nhiều lĩnh vực đã trở nên phổ biến.
Nhiều phần mềm ứng dụng ra đời, và một trong số đó có phần mềm Corel Draw. Phần mền này đã phần nào đáp ứng được công tác vẽ và thiết kế. Chính vì vậy mà nó được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thiết kế mỹ thuật, quảng cáo, khoa học kỹ thuật v.v Môn Thiết kế đồ họa bằng Corel Draw đã trở thành môn chính khoá của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiều trường dậy nghề khác.
Chúng tôi dựa trên căn cứ vào khung chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Cao đẳng nghề Điện Biên để xây dựng giáo trình này.
Do vậy chúng tôi với mong muốn đem đến cho các em học sinh học chuyên ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) một môn học bổ ích, giúp sức cho các em trong con đường tương lai sắp tới.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, các em học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Nhóm biên soạn
BÀI 1
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề cơ bản sau:
	- Giới thiệu ngắn gọn về cách làm việc và kiểu hình vẽ tạo ra bằng Corel Draw 11.
- Giới thiệu một số thuật ngữ.
- Một số tính năng mới trong phiên bản 11.
- Những thành phần quan trọng của giao diện.
- Các tuỳ chọn dùng cho việc xem bản vẽ.
- Sử dụng phần trợ giúp.
1.1. Phân biệt đối tượng vector và ảnh bitmap:
	Các chương trình đồ hoạ trên máy tính thường được thiết kế để làm việc với các đối tượng vector (hình vector) hoặc ảnh bitmap, Corel Draw 11 là một chương trình vẽ chủ yếu dùng để tạo, chỉnh sửa và phát triển các hình vector.
	Một đối tượng vector sẽ có các thuộc tính của nó như màu sắc, hình thể, kích cỡ,....Đối tượng vector có các đường biên mềm mại, rõ nét với màu thể hiện liên tục bất chấp việc xem hình ở chế độ phóng to hoặc thu nhỏ. Mỗi đối tượng vector tồn tại độc lập với các đối tượng khác, ta có thể dễ dàng chọn, di chuyển, định lại kích thước, thay đổi màu, định lại trật tự sắp xếp trước – sau của một đối tượng vector bất kỳ. Các file bản vẽ vector không phụ thuộc vào độ phân giải của máy in hoặc thiết bị kết xuất (như máy in phim).
	Ảnh bitmap được tạo thành từ các điểm nhỏ, các điểm này được gọi là các pixel (phần tử ảnh). Các ảnh bitmap có được từ máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) hoặc được quét (scan) vào từ các loại máy quét ảnh (scanner). Adobe Photoshop và Corel Photo-Paint là một số các chương trình dùng để xử lý ảnh bitmap.
Hình vector bao gồm nhiều đối tượng hợp thành
Ảnh Bitmap khi phóng lớn sẽ thấy rõ các Pixel hình vuông
1.2. Một số thuật ngữ trong Corel Draw:
	- Object (đối tượng): đối tượng là một phần tử độc lập mà ta có thể hiệu chỉnh. 
	- Path (đường dẫn): đường path là đường biên của một đối tượng. Path có thể đóng, mở hoặc là một path phức hợp (gồm nhiều path thành phần không liên tục nhau hoặc cắt nhau).
Path đóng
Path mở
Một path phức hợp đã được tô màu
	- Properties (thuộc tính của đối tượng): các thuộc tính của đối tượng như màu tô (fill), kích cỡ và hình dạng,..
	- Handles: thường là 8 hình vuông màu đen xuất hiện xung quanh đối tượng đang được chọn.
	- Nodes: là các điểm hình vuông nhỏ nằm dọc theo đường path, dùng để định vị đường path.
- Line Segment: là các phân đoạn giữa hai nodes trên path. 	 	
	- Control Points (các điểm điều khiển): các điểm này dùng để điều chỉnh hình dạng của các phân đoạn (line segment) trên path.
	- Select (chọn): để chọn đối tượng, click chọn chúng bằng công cụ Pick. Để chọn node, click chọn chúng bằng công cụ Shape.
	- Multiple Select: nhấn giữ phím Shift để click chọn thêm nhiều đối tượng hoặc nhiều nodes.
	- Marquee Select: dùng công cụ Pick hoặc Shape drag (kéo) một khung hình chữ nhật (với nét đứt đoạn) bao quanh các đối tượng hoặc các node muốn chọn để chọn chúng.
	- Thuộc tính Outline: là các thuộc tính thể hiện đường path của đối tượng: màu, chiều dày đường biên,....
	- Thuộc tính Fill: thuộc tính thể hiện vùng tô bên trong của đối tượng (thường chỉ dùng cho đối tượng có đường path đóng). Fill có thể là một màu, mẫu tô (pattern),...
	- Fountain Fill: là một kiểu màu tô fill, chuyển dần từ một màu sang màu khác hoặc chuyển giữa nhiều màu.
	- Guidelines (đường chỉ dẫn): các đường này không in ra được chúng được dùng để hỗ trợ việc định vị chính xác và canh hàng các đối tượng.
	- Stacking order: là trật tự sắp xếp nằm trước hoặc nằm sau của các đối tượng trong trang của file bản vẽ.
	- Group (nhóm): một nhóm là một tập hợp các đối tượng mà ta có thể di chuyển hoặc chỉnh sửa một số các thuộc tính như một đối tượng đơn.
Khi được nhóm lại (Group) những đối tượng này có thể cùng di chuyển và được xem như một đối tượng đơn
- Nested group (nhóm lồng nhau): là một nhóm có chứa ít nhất một nhóm con, nhóm con này được xem như một đối tượng đơn trong nhóm chứa nó.
	- Ungroup (tách nhóm): dùng để tách một nhóm thành các đối tượng đơn.
1.3. Các thành phần điều khiển:
a. Giao diện của Corel Draw 11: 
	- Thành tiêu đề (Title bar): thể hiện tên chương trình, đường dẫn và tên file bản vẽ hiện hành.
	- Menu thanh ngang (menu bar): chứa các lệnh và nhóm lệnh.
	- Thanh công cụ chuẩn (standard toolbar): thể hiện các lệnh dưới dạng biểu tượng (icon) giúp truy xuất nhanh các lệnh thông thường của Windows như: New, Open, Save,.....
	- Thanh thuộc tính (Properties bar): các biểu tượng và hộp danh sách thể hiện trên thanh thuộc tính phụ thuộc vào công cụ hoặc đối tượng đang được chọn. Thanh này cho phép truy xuất nhanh các lệnh quan trọng, thường dùng nhất, liên quan tới công cụ và đối tượng đang chọn.	- Ý nghĩa:
 	+ Ô 1 (Paper Type/Size): chọn khổ giấy trong danh sách xuất hiện khi bấm vào ô này.
	+ Ô 2 (Paper width and height): chiều ngang và chiều cao trang giấy trong trường hợp cần có 1 trang thiết kế kích thước khác không có sẵn trong danh sách khổ giấy.
	+ Ô 3 và 4: chọn hướng giấy đứng (Portrait) hoặc ngang (Landscape).
	+ Ô 5: khai báo trang giấy là mặc định (chọn nút trên) hoặc chỉ riêng cho bản vẽ hiện hành (nút dưới).
	+ Ô 6: đơn vị đo lường áp dụng cho bản vẽ (Ví dụ: inches, centimeters)
	+ Ô 7 (nudge offset): độ di chuyển của đối tượng khi nó được chọn và gõ một trong các phím mũi tên.
	+ Ô 8 (Duplicate distance): khoảng cách giữa một đối tượng gốc và đối tượng được nhân bản ra từ nó bằng lệnh Duplicate (Ctrl + D).
	+ Ô 9 (Snap to grid): lệnh bắt vào lớp dưới nền, hỗ trợ khi vẽ sử dụng đường hướng dẫn (đường lưới). Không nên chọn lệnh này thường trực vì nó sẽ cản trở các thao tác vẽ tự do.
	+ Ô 10 (Snap to guidelines): lệnh bắt vào đường hướng dẫn, lệnh này giúp vẽ chính xác khi sử dụng các đường hướng dẫn, nên chọn lệnh này thường trực.
	+ Ô 11 (Snap to object): lệnh bắt vào một đối tượng đứng gần. Khi rê 1 đối tượng đến gần 1 đối tượng khác thì nó bị hút vào đối tượng kia. Không nên chọn lệnh này thường trực.
	+ Ô 12 (Draw complex object): khi rê đối tượng đi, quay, nghiêng thì vẫn thấy hình dáng của đối tương bằng một đường chấm hoặc có màu. Nên chọn lệnh này thuờng trực.
	+ Ô 13 (Treat as filled): Lệnh này giúp ta chọn 1 đối tượng kín nhưng không tô màu bằng cách bấm bất kỳ vào bên trong đối tượng. 
- Thước (Rule): thể hiện vị trí của con trỏ hiện hành được thể hiện bằng đường đứt đoạn trên thước ngang và thước đứng.
Đường đứt đoạn thể hiện vị trí con trỏ trên thước
Có thể Shift – Drag thước tới vị trí khác trên trang vẽ
	- Hộp công cụ (Toolbox): chứa các công cụ để tạo, định dạng và chỉnh sửa đối tượng. Bao gồm các công cụ: Pick, Shape, Zoom
	- Cửa sổ vẽ và biên trang: ta có thể vẽ tại vị trí bất kỳ trong cửa sổ vẽ nhưng những phần ngoài biên trang sẽ không được in ra.
	- Các cửa sổ Docker: mỗi cửa sổ docker có liên quan tới một lệnh hoặc một mục đích nhất định. Vào menu Window/ Dockers/ chọn cửa sổ.
	- Đường chỉ dẫn (guiderline): không in ra được và được dùng để hỗ trợ sắp xếp các đối tượng.
	- Bộ chọn trang và các tab trang: dùng bộ chọn trang có thể thêm các trang mới, chuyển qua lại giữa các trang, hoặc chuyển tới trang đầu hoặc cuối của file vẽ hiện hành.
	- Thanh trạng thái (Status bar): thể hiện thông tin về vị trí con trỏ, danh sách các phím tắt và các thông tin về đối tượng như: kích cỡ, vị trí và màu sắc.
	- Thanh cuộn (scroll bar): thanh cuộn đứng và thanh cuộn ngang dùng để định vị trí của trang, thể hiện trong cửa sổ bản vẽ.
	- Nút View Navigator: tương tự thanh cuộn, dùng để định vị trí của trang vẽ thể hiện trong cửa sổ vẽ.
	- Bảng màu (color palette): dùng để chọn màu cho đường biên, vùng màu tô của các đối tượng.
b. Các thành phần điều khiển:
	- Các biểu tượng (Icon): Corel sử dụng rất nhiều biểu tượng nhỏ. Khi một biểu tượng đang được chọn trông nó như bị nhấn xuống. Để chọn một biểu tượng ta chỉ cần nhấn chọn biểu tượng đó.
- Menu flyout: một flyout thực chất là một menu con hoặc một thanh công cụ con trên đó cũng chứa các biểu tượng. Khi ta nhấn vào dấu tam giác nhỏ trong biểu tượng để mở menu flyout sẽ xuất hiện các biểu tượng.
	- Hộp danh sách: thể hiện một tập hợp các mục định sẵn để lựa chọn.
	- Hộp nhập: được thiết kế để chứa số hoặc văn bản nhập vào. Để tăng hoặc giảm các giá trị số trong hộp nhập có thể nhấn vào hai nút tam giác nhỏ ở bên phải.
	- Nút radio (radio button): các nút này dùng để chọn duy nhất một tuỳ chọn trong tập hợp tuỳ chọn (tại một thời điểm chỉ có một tuỳ chọn được chọn). Để chọn chỉ việc nhấn vào nút radio.
	- Hộp nhập (check box): nhấn vào hộp chọn để chọn hoặc bỏ chọn. Khi hộp chọn được chọn sẽ xuất hiện một dấu chọn.
	- Thanh trượt (slider): kéo các con trượt trên thanh trượt để tăng hoặc giảm giá trị của tuỳ chọn.
	- Các tab: như tab trang, và trong một số hộp thoại cũng có các tabs.
	- Bảng thả xuống (drop – down palette): cũng giống như các hộp danh sách, những bảng thả xuống thể hiện danh sách các mục chọn dưới dạng hình đồ hoạ. Ta có thể nhấn (click) chọn một màu hoặc một biểu tượng.
	- Danh sách dạng cây: thể hiện các tuỳ chọn dưới dạng cây trong mối quan hệ phân cấp như cấu trúc cây thư mục. Tuỳ thuộc vào từng danh sách, sau khi mở rộng một mục, ta có thể chọn nó hoặc đánh dấu chọn ở hộp chọn. Ví dụ: Vào Tools/ options sẽ xuất hiện danh sách dạng cây.
1.4. Làm việc với các menu:
- Chọn một lệnh từ menu: Nhấn chọn một tiêu đề menu để mở một menu. Ví dụ: Text/ Format Text.
	- Di chuyển con trỏ xuống dưới tới mục muốn chọn. Một dấu tam giác sẽ xuất hiện bên phải một mục nếu mục này có chứa menu con. Nhấn chọn một mục (một lệnh) mà ta muốn chọn.
Hoặc có thể sử dụng các tổ hợp phím tắt hoặc sử dụng các biểu tượng tương ứng với một lệnh trong menu. 
1.5. Làm việc với các thanh công cụ
*Thêm hoặc làm ẩn thanh công cụ:
	- Chọn menu Windows/Toolbars/More Toolbars. Trong hộp thoại Option nhấn chọn Workspace/Customization/Commnand Bars ở phần bên trái hộp thoại.
	- Trong danh sách các thanh công cụ, nhấn chọn các hộp chọn hoặc bỏ chọn để thể hiện hoặc làm ẩn các thanh công cụ tương ứng.
	- Khi một thanh tuỳ chọn được chọn trongdanh sách, ta có thể xác lập các tuỳ chọn cho nó ở phần bên phải hộp thoại. Nhấn nút Ok khi đã xác lập xong.
1.6. Sử dụng công cụ Zoom:
	Công cụ Zoom dùng để phóng to (zoom in) hay thu nhỏ (zoom out) sự thể hiện của các đối tượng trong vùng vẽ. Công cụ zoom còn phối hợp với thanh thuộc tính, thanh thuộc tính sẽ thể hiện các biểu tượng và thành phần điều khiển liên quan tới việc thu phóng.
	- Lệnh Zoom In: phóng lớn
	- Lệnh Zoom Out: thu nhỏ
	- Zoom To Selected: thể hiện tất cả đối tượng đang chọn
	- Zoom To All Objects: thể hiện tất cả các đối tượng
	- Zoom To Page: xem toàn bộ trang
	- Zoom To Page Width và Zoom To Page Height: thể hiện chiều rộng hoặc chiều cao trang.
* Một số lệnh thu, phóng màn hình bằng phím tắt:
	F2: chọn công cụ phóng đại (Zoom tool), mỗi lần bấm công cụ lên màn hình, vùng ảnh sẽ được phóng to gấp 2.
	F3: thu nhỏ màn hình chứa tất cả các đối tượng.
	Shift + F2: chọn 1 đối tượng và phóng đại riêng đối tượng được chọn to đầy màn hình.
	F4: phóng đại hoặc thu nhỏ tất cả các đối tượng lên đầy màn hình.
Shift + F4: thu màn hình trở về kích thước ban đầu.BÀI 2
KHỞI ĐỘNG VÀ THAO TÁC VỚI FILE HÌNH VẼ
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khởi động và thoát khỏi CorelDRAW, cũng như các công việc xuất nhập file.
- Tạo mới, mở, lưu và đóng file hình vẽ CorelDRAW.
- Tạo các bản sao chép dự phòng (backup) cho file hình vẽ.
- Nhập (import) và xuất (export) hình đồ hoạ, văn bản.
- Quản lý các cửa sổ file hình vẽ bằng cách di chuyển, thay đổi kích cỡ, thu nhỏ nhất, phóng lớn nhất và sắp xếp chúng trên màn hình. 
2.1. Khởi động Corel Draw:
	- C1: Nhấn nút Start/Programs/Corel Graphics Suite 11/Corel Draw 11
	- C2: Nhấn đúp chuột vào biểu tượng Corel Draw ngoài màn hình.
	Khi khởi động Corel Draw 11 lần đầu tiên, sẽ thấy xuất hiện màn hình Welcome như hình:
	Nếu không muốn màn hình Welcome xuất hiện mỗi khi khởi động Corel Draw 11, ta nhấn bỏ tuỳ chọn Show this Welcome Screen at startup.
2.2. Tạo mới một file hình vẽ: 
- C1: File/New.
	- C2: Nhấn biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩn.
	- C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
* Tạo mới một file hình vẽ mới từ một template:
	- Chọn menu File/New From Template
	- Nhấn vào các tab để chọn kiểu của template như Full Page (tờ đơn), Label (nhãn), Envelope (phong bì), Side-Fold (tờ gấp), Web (trang Web).
	- Nhấn chọn một template và xem trước nội dung của nó trong hộp Preview ở bên phải.
	- Chọn tuỳ chọn Include Graphics để đưa các hình đồ hoạ và văn bản trong template vào file bản vẽ mới. Nhấn chọn OK.
2.3. Mở các File hình vẽ: 
	- C1: Mở bằng menu File:
	+B1: Chọn File/Open, xuất hiện hộp thoại.
	+B2: Tìm và chọn thư mục có chứa file hình vẽ muốn mở.
	+B3: Chọn một file hình vẽ và nhấn nút Open.
	- C2: Nhấn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn:
	+B1: Nhấn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn. 
	+B2 và B3: tương tự như cách 1.
	- C3: Nhấn chọn tổ hợp phím:
	+B1: nhấn tổ hợp phím Ctrl + O
	+B2 và B3 tương tự như cách 1
* Một số tuỳ chọn trong hộp thoại Open:
	- Hộp danh sách File Name: Thể hiện tên file đang chọn hoặc các file hình vẽ đã được mở gần đây nhất.
	- Hộp danh sách File Of Types: chọn định dạng cho file muốn mở nhằm mục đích giới hạn các file thể hiện.
	- Một số bảng thông báo khi ta mở một file với định dạng không cho phép hoặc file được tạo ra ở các phiên bản cũ hơn, hoặc các file bị lỗi:
2.4. Lưu bản vẽ:
a. Lưu một bản vẽ mới:
	- File/Save (hoặc Ctrl + S) hoặc File/ Save As (Shift + Ctrl + S) hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn. Hộp thoại Save sẽ xuất hiện:
	+ Nhập tên cho file sẽ lưu ở hộp nhập File Name.
	+ Tuỳ chọn: mặc định, định dạng file sẽ là CDR. Nếu lưu với kiểu khác thì chọn định dạng này trong danh sách Save As Type.
	+ Tuỳ chọn: để giúp cho việc nhận diện bản vẽ sau này, ta có thể nhập từ khung ở hộp nhập Keywords ở hộp nhập notes. Cuối cùng chọn Save để lưu lại.
b. Lưu lại bản vẽ với tên file mới,  ... họn các đối tượng soure object muốn hàn với đối tượng target object.
	-B2: Chọn lệnh Weld từ hộp danh sách trong cửa sổ docker Shaping.
	- B3: Trong cửa sổ docker, ta có các tuỳ chọn sau:
	+ Soure Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, các đối tượng soure objects sẽ được giữ lại.
	+ Target Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, đối tượng target object được giữ lại.
	- B4: Nhấn nút Weld to.
	- B5: Nhấn con trỏ chọn đối tượng target object. Đối tượng kết quả sẽ được chọn và có thuộc tính đường biên (outline) và thuộc tính tô màu (fill) của đối tượng target object.
KÕt qu¶
13.2.2. Lệnh Trim:
	Lệnh Trim dùng các đối tượng soure object làm đường cắt để cắt đối tượng target object ở phần giữa các đối tượng soure object với đối tượng target object.
- B1: Chọn các đối tượng soure object muốn dùng làm đường để cắt đối tượng target object.
	- B2: Chọn lệnh Trim từ hộp danh sách trong cửa sổ docker Shaping.
	- B3: Trong cửa sổ docker, ta có các tuỳ chọn sau:
	+ Soure Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, các đối tượng soure objects sẽ được giữ lại.
	+ Target Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, đối tượng target object được giữ lại.
	- B4: Nhấn nút Trim.
	- B5: Nhấn con trỏ chọn đối tượng target object.
	Đối tượng kết quả sẽ được chọn và có thuộc tính đường biên (outline) và thuộc tính tô màu (fill) của đối tượng target object.
KÕt qu¶
13.2.3. Lệnh Intersect:
	Lệnh Intersect tạo ra đối tượng mới là phần giao của các đối tượng soure object với đối tượng target object. 
- B1: Chọn các đối tượng soure object.
	- B2: Chọn lệnh Intersect từ hộp danh sách trong cửa sổ docker Shaping.
	- B3: Trong cửa sổ docker, ta có các tuỳ chọn sau:
	+ Soure Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, các đối tượng soure objects sẽ được giữ lại.
	+ Target Object(s): nếu tuỳ chọn này được chọn, đối tượng target object được giữ lại.
	- B4: Nhấn nút Intersect with.
	- B5: Nhấn con trỏ chọn đối tượng target object.
	Đối tượng kết quả sẽ được chọn và có thuộc tính đường biên (outline) và thuộc tính tô màu (fill) của đối tượng target object.
KÕt qu¶
13.2.4. Lệnh Simplify:
	Lệnh Simplify là một biến thể của lệnh Trim, nó loại bỏ tất cả các phần bị ẩn bên dưới của các đối tượng đang chọn. Lệnh này không có các tuỳ chọn Soure object và target object.
	- B1: Chọn các đối tượng muốn áp dụng lệnh Simplify.
	- B2: Chọn lệnh Simplify từ hộp danh sách trong cửa sổ docker Shaping và nhấn vào nút Apply.
KÕt qu¶	
13.2.5. Lệnh Front Minus Back và Back Minus Front:
	Hai lệnh này là các biến thể của lệnh Trim. 
	Lệnh Front Minus Back: cắt bỏ các phần của đối tượng nằm trên cùng (theo thứ tự xếp chồng) nếu các phần này giao với các đối tượng nằm dưới và xoá bỏ tất cả đối tượng nằm dưới.
	Lệnh Back Minus Front: cũng tương tự, nhưng nó có tác dụng với đối tượng nằm dưới cùng.
	-B1: Chọn các đối tượng muốn áp dụng lệnh.
	-B2: Chọn lệnh Front Minus Back hoặc Back Minus Front từ hộp danh sách trong cửa sổ doker Shaping và nhấn vào nút Apply.
Chọn các đối tượng
Front Minus Back
Back Minus Front
13.2.6. Sử dụng cửa sổ Docker Transformation biến đổi tổng quát đối tượng:
	Để mở cửa sổ docker Transformation ta chọn menu: Arrange/ Transformations, hoặc menu Window/ Dockers/ Transformation.
Di chuyển vị trí đối tượng bằng lệnh Position:
	- B1: Chọn đối tượng muốn di chuyển.
	- B2: Trong cửa sổ docker Transformation, nhấn chọn nút Position.
	- B3: Nếu tuỳ chọn Relative Position được chọn, đối tượng sẽ di chuyển với khoảng cách tương đối so với vị trí hiện hành của đối tượng. Nếu tuỳ chọn này không được chọn, đối tượng sẽ di chuyển theo toạ độ chính xác trên thước.
	- B4: Nhập các giá trị ở hộp nhập H và V.
	+ Nếu các tuỳ chọn Relative Position được chọn: nhập khoảng cách dịch chuyển tương đối ở hộp nhập H (dịch chuyển theo chiều ngang) và ở hộp nhập V (dịch chuyển theo chiều dọc).
	+ Nếu tuỳ chọn Relative Position không được chọn: nhập toạ độ tuyệt đối muốn dịch chuyển tới ở hộp nhập H (toạ độ x) và hộp nhập V (toạ độ y).
	- B5: Nhấn chọn Apply để áp dụng việc di chuyển đối tượng tới vị trí mới hoặc nhấn nút Apply To Duplicate để đồng thời sao chép đối tượng và di chuyển bản sao tới vị trí mới.
Quay đối tượng bằng lệnh Ratate:
	- B1: Chọn đối tượng muốn quay.
	- B2: Trong cửa sổ docker Transformation, nhấn chọn nút Ratate nếu nó chưa được chọn.
	- B3: Nhập góc quay ở hộp nhập Angle. Góc âm sẽ làm đối tượng quay theo chiều kim đồng hồ, góc dương thì ngược lại.
	- B4: Mặc định, tâm quay là tâm hộp bao đối tượng. Ta có thể định lại tâm quay với các hộp nhập ở phần Center (hộp nhập H và V) và xác định toạ độ tương đối hay tuyệt đối của tâm quay bằng tuỳ chọn Relative Center, hoặc có thể kết hợp với các tuỳ chọn xác định điểm theo tâm.
	- B5: Nhấn chọn Apply để áp dụng việc quay đối tượng hoặc nhấn nút Apply To Duplicate để đồng thời sao chép đối tượng và quay bản sao.
Thay đổi tỷ lệ và lật đối tượng bằng lệnh Scale And Mirror:
	- B1: Chọn đối tượng muốn áp dụng lệnh.
	- B2: Trong cửa sổ docker Transformation, nhấn chọn nút Scale And Mirror (nếu nó chưa được chọn).
	- B3: Nhập giá trị theo phần trăm vào hộp nhập H (tỷ lệ % theo chiều ngang) và hộp nhập H (tỷ lệ % theo chiều dọc) để thay đổi tỷ lệ của đối tượng. Nếu tuỳ chọn Non-proportional được chọn, ta có thể nhập các giá trị H và V khác nhau. Nếu tuỳ chọn này không được chọn, khi ta nhập một giá trị mới vào hộp nhập H (hoặc V) thì giá trị trong hộp nhập V (hoặc H) sẽ tự động cập nhật theo để bảo toàn tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của đối tượng.
	- B4: Nếu nút lật đối tượng theo chiều ngang (hoặc/và chiều dọc) được chọn (nút bị chìm xuống) khi áp dụng lệnh, đối tượng sẽ được lật theo chiều ngang (hoặc/và chiều dọc).
	- B5: Mặc định, góc biến dạng là tâm đối tượng (tâm hộp bao đối tượng). Tuy nhiên ta có thể chọn lại gốc biến dạng từ 9 nút chọn vị trí biến dạng bên dưới tuỳ chọn Non-proportional.
	- B6: Nhấn chọn Apply để áp dụng phép biến đổi đối tượng hoặc nhấn nút Apply To Duplicate để đồng thời sao chép đối tượng và áp dụng phép biến đổi.
Thay đổi kích thước đối tượng bằng lệnh Size:
	- B1: Chọn đối tượng muốn áp dụng lệnh.
	- B2: Trong cửa sổ docker Transformation, nhấn chọn nút Size (nếu nó chưa được chọn).
	- B3: Trong hộp nhập H (kích thước theo chiều ngang) và V (kích thước theo chiều dọc) sẽ thể hiện kích thước hiện hành của đối tượng đang chọn. Có thể nhập giá trị mới vào các hộp nhập này để xác định kích thước mới cho đối tượng.
	- B4: Tuỳ chọn Non-proportional và các tuỳ chọn định gốc biến đổi cũng giống như trong lệnh Scale And Mirror.
	- B5: Nhấn chọn Apply để áp dụng phép biến đổi đối tượng hoặc nhấn nút Apply To Duplicate để đồng thời sao chép đối tượng và áp dụng phép biến đổi.
Xô nghiêng đối tượng bằng lệnh Skew:
	- B1: Chọn đối tượng muốn áp dụng lệnh.
	- B2: Trong cửa sổ docker Transformation, nhấn chọn nút Skew.
	- B3: Nhập góc xô nghiêng (tính theo độ) ở các hộp nhập H (góc xô nghiêng theo chiều ngang) và V (góc xô nghiêng theo chiều dọc).
	- B4: Mặc định, gốc biến dạng là tâm đối tượng (tâm hộp bao đối tượng). Tuy nhiên ta có thể chọn tuỳ chọn Use Anchor Point để chọn một trong 9 nút chọn vị trí gốc biến dạng.
	- B5: Nhấn chọn Apply để áp dụng phép biến đổi đối tượng hoặc nhấn nút Apply To Duplicate để đồng thời sao chép đối tượng và áp dụng phép biến đổi.
13.3. Bài tập thực hành:
Sử dụng các công cụ đã học và các lệnh kết hợp đối tượng để thiết kế các hình sau:
Hình 1	Hình 2
Hình 3	Hình 4
Hình 5	Hình 6
BÀI 14
IN ẤN
	Trong bài này sẽ giới thiệu các vấn đề cơ bản nhất để chuẩn bị và in ra máy in để bàn và chuẩn bị file hình vẽ để mang đi xuất phim offset.
14.1. Chuẩn bị và in File hình vẽ ra máy in để bàn:
14.1.1. Chuẩn bị file hình vẽ trước khi in:
	- B1: Chọn menu File/Print Setup.
	- B2: Trong hộp thoại Print Setup, chọn máy in từ hộp danh sách Name.
Hép tho¹i Print Setup
	- B3: Nhấn nút Properties để mở hộp thoại xác lập các thông số cho máy in. Hai thông số chính là kích cỡ trang (Page Size) và hướng trang (Orientation). Kích cỡ trang giấy thường chọn là A4, hướng trang gồm: Portrait (hướng đứng) và Landscape (hướng ngang).
	Trong hộp thoại Print Setup sẽ xuất hiện các thông tin tương ứng với máy in:
	+ Status: trạng thái của máy in. 
	+ Type: kiể driver (chương trình điều khiển máy in) đang được chọn.
	+ Where: thông báo về cổng máy in đang được chọn hoặc địa chỉ máy in nối mạng.
	+ Comment: các ghi chú về máy in nếu có.
	- B4: Nhấn OK và đóng hộp thoại Print Setup.
14.1.2. In file bản vẽ:
	- B1: Chọn menu File/Print, hoặc nhấn phím tắt Ctrl + P, hoặc nhấn vào nút Print trên thanh công cụ chuẩn để thực hiện lệnh in.
	Hộp thoại Print sẽ xuất hiện, với các lựa chọn:
	- B2: Tab General thể hiện các tuỳ chọn cơ bản của quá trình in:
	+ Destination: các tuỳ chọn trong phần này dùng để chọn và xác lập máy in, tương tự như hộp thoại Print Setup.
	+ Use PPD: Tuỳ chọn này chỉ có hiệu lực khi máy in PostScript được chọn.
	+ Print To File: Tuỳ chọn này dùng để in file hình vẽ ra file (thay vì in ra máy in), file này có thể dùng để in lại file hình vẽ mà không cần mở chương trình Corel.
	+ Print Range: các tuỳ chọn trong phần này xác định trang hoặc phạm vi trang muốn in:
	· Current Document: khi tuỳ chọn này được chọn, sẽ in tất cả các trang của file hình vẽ hiện hành.
	· Current Page: Khi tuỳ chọn này được chọn, sẽ in trang chọn hiện hành (trước khi dùng lệnh Print).
	· Pages: Khi tuỳ chọn này được chọn, sẽ in các trang xác định trong hộp nhập Pages bên phải. Ví dụ, để in từ trang 1 tới trang 3, trang 5 và trang 7, ta nhập vào hộp nhập như sau: 1-3, 5, 7.
	· Chỉ in các trang chẵn hoặc lẻ: để chỉ in các trang chẵn hoặc lẻ trong các trang xác định ở hộp nhập Pages, ta chọn một mục từ hộp danh sách bên dưới tuỳ chọn Pages: Even & Odd (in các trang chẵn hoặc lẻ). Odd Pages (chỉ in các trang lẻ) hoặc Even Pages (chỉ in các trang chẵn).
	· Documents: khi tuỳ chọn này được chọn sẽ xuất hiện danh sách các file hình vẽ đang mở trong CorelDRAW, ta có thể chọn in liên tục các file này.
	· Selection: Tuỳ chọn này chỉ có hiệu lực khi trước đó ta đã chọn một hoặc nhiều đối tượng trong trang bản vẽ. Khi tuỳ chọn này được chọn, chỉ có đối tượng đang chọn mới được in ra.
	+ Copy: các tuỳ chọn trong phần này sẽ cho phép tạo các bản sao của trang vẽ khi in ra.
	· Number Of Copies: hộp nhập cho phép xác định số bản in của mỗi trang. Ví dụ: ta chọn in trang 1 và 2, nếu giá trị Number Of Copies là 3 sẽ in ra ba trang 1 và ba trang 2.
	· Collate: Tuỳ chọn này sẽ có hiệu lực nếu ta chọn in nhiều trang trong file bản vẽ và giá trị Number Of Copies từ 2 trở lên. Khi tuỳ chọn này được chọn, sẽ cho phép in các bản in theo bộ cho tiện việc sắp xếp. Ví dụ: ta chọn in trang 1 và 2, nếu giá trị Number Of Copies là 3 sẽ in ra theo thứ tự trang 1, 2 ba lần như vậy.
	- B3: Nếu muốn lưu lại các xác lập thành các file Style để dùng lại cho các lần in sau, ta nhấn vào nút Save As ở phần Print Style. Trong hộp thoại Save Setting As, nhập tên style ở hộp nhập File Name, chọn hoặc bỏ chọn các xác lập muốn lưu ở phần Settings To Include và nhấn nút Save. Sau này nếu muốn dùng lại style này ta chọn nó từ hộp danh sách Print Style.
	- B4: Để mở đóng phần xem nhanh trang in (phần Quick View) ta nhấn vào nút Quick View.
	Quick View sẽ thể hiện trang in với khung giới hạn phần được in. Ta có thể nhấn các nút ()()()() hoặc mở danh sách chọn trang (các trang đã được chọn in ở phần Print Range) để xem các trang in này trong cửa sổ Quick View.
	- B5: Nhấn nút Print để đóng hộp thoại lại và thực hiện lệnh in.
14.1.3. Một số tuỳ chọn khác trong hộp thoại Print:
Tab layout với các tuỳ chọn bố trí trong trang in:
	Trong CorelDRAW, trang vẽ có thể được xác lập khác với trang in của máy in, hoặc đôi khi ta muốn in các đối tượng trên trang in khác vị trí, kích cỡ và tỷ lệ so với trong trang vẽ. Tab Layout cho phép ta thực hiện điều này bằng các tuỳ chọn trong phần Image Position And Size.
	Các tuỳ chọn trong phần Image Position And Size:
	- Tuỳ chọn As In Document: Khi tuỳ chọn này được chọn (mặc định), sẽ in đúng với kích thước và vị trí trong trang vẽ.
	- Tuỳ chọn Fit To Page: Khi tuỳ chọn này được chọn, sẽ phóng to hoặc thu nhỏ kích thước tổng thể của các đối tượng vừa vặn với kích thước của trang in.
	- Tuỳ chọn Reposition Images To: Tuỳ chọn này cho phép ta thay đổi vị trí và kích cỡ tổng thể của các đối tượng trong trang in.
	· Để điều chỉnh vị trí tổng quát cho tất cả các trang in, ta chọn một kiểu bố trí định sẵn từ hộp danh sách bên phải tuỳ chọn Reposition Images To.
	 · Ta có thể điều chỉnh vị trí, kích cỡ và tỷ lệ cho đối tượng tổng thể trong trang in bằng cách nhấn nút chọn trang muốn điều chỉnh và thay đổi giá trị trong các hộp nhập Position (vị trí), Size (kích cỡ) và Scale Factor (tỷ lệ). Khi tuỳ chọn Maintain Aspectb Ratio được chọn sẽ bảo toàn tỷ lệ giữa hai chiều kích thước khi ta thay đổi các giá trị Size và Scale Factor.
	· Khi các đối tượng vẽ có kích thước quá lớn so với trang in, ta có thể chọn kiểu in ghép các trang bằng tuỳ chọn Print Title Pages. Khi tuỳ chọn này được chọn ta có thể dùng các tuỳ chọn Reposition Images To để điều chỉnh vị trí các đối tượng in trên trang in để điều chỉnh số lượng trang in ghép. Để tiện việc dán nối các trang ghép lại với nhau sau này ta có thể xác định phần chồng lên nhau cho các trang in bằng cách nhập vào giá trị Tile Overlap (theo kích thước) hoặc % Of Page Width (theo % chiều rộng trang in). Khi đã xác lập phần chồng ghép cho các trang in, ta có thể chọn tuỳ chọn Tiling Marks để in kèm ký hiệu đánh dấu phần ghép trên các trang in.
Cửa sổ Print Preview:
	Khi ta nhấn vào nút Print Preview (ở góc dưới bên trái trong hộp thoại Print) hoặc chọn menu Fil/Print Preview sẽ xuất hiện cửa sổ Print Preview. Cho phép ta xác lập nhiều tuỳ chọn in như thay đổi vị trí các đối tượng trong trang in, thay đổi độ thu phóng trang trong khi xem trang in, kiểm soát việc gấp trang và bố trí trang, xác lập các ký hiệu phục vụ cho việc tách màu offset và cắt xén thành phần....
	Các tính năng chính của cửa sổ Print Preview khi công cụ Pick được chọn:
	- Công cụ Pick và các thành phần cơ bản của cửa sổ Print Preview:
	+ Các tuỳ chọn trên thanh công cụ chuẩn:
	· Hộp danh sách Print Style: dùng để chọn các kiểu in (style) đã lưu.
	· Nút Print Options: để mở hộp thoại Print Options tương tự hộp thoại Print đã giới thiệu.
	· Nút Print: thực hiện lệnh in ra máy in.
	· Hộp danh sách Zoom: nhập hoặc chọn cấp độ thu phóng để xem trang in.
	· Nút Full Screen: khi ta nhấn chọn vào nút này sẽ thể hiện trang in trên toàn bộ màn hình, tạm ẩn các thành phần giao diện khác. Sau khi xem xong, nhấn phím ESC để trở lại màn cửa sổ Print Preview.
	· Nút Enable Color Sparations: khi nút này được chọn sẽ chuyển các trang in thành các trang tách màu (Cyan, Magenta, Yellow và Black).
	· Nút Invert: khi nút này được chọn sẽ đảo ngược màu trang in (màu âm bản).
	· Nút Mirror: khi nút này được chọn lật ngược trang theo chiều ngang.
	· Nút Close Print Preview: nhấn vào nút này sẽ đóng cửa sổ Print Preview.
14.2. Chuẩn bị File hình vẽ màu đi xuất Film tách màu:
14.3. Bài tập thực hành:
Bài tập 1: Chuẩn bị và in File hình vẽ ra máy in để bàn.
Bài tập 2: Chuẩn bị File hình vẽ màu đi xuất Film tách màu.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_thiet_ke_do_hoa_bang_corel_draw.doc