Giáo trình Xử lý ảnh với Corel Draw

* Mục tiêu

- Hiểu được phần mềm xử lý ảnh;

- Thực hiện được các thao tác trên trình đơn và thao tác được với tập tin trong

Corel Draw;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ và tự giác.

* Nội dung

1.1. Cài đặt chương trình và cập nhật phiên bản mới

Giới thiệu về Corel Draw

CorelDRAW là chương trình đồ họa ứng dụng trên Hệ điều hành Windows

chuyên dùng để thiết kế ảnh Vector. khi sử dụng CorelDRAW, chúng ta có thể thực

hiện được các công việc sau:

Thiết kế Logo – Logo là những hình ảnh hay biểu tượng đặc trưng cho một cơ

quan, tổ chức, hay một đơn vị. Nó nói lên được vị trí địa lí, lĩnh vực hoạt động, quy

mô hoạt động và tính chất hoạt động của đơn vị, cơ quan đó.

Thiết kế Poster – Poster là những trang quảng cáo dùng hình ảnh để biểu

trưng còn văn bản thường để chú giải. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy in kỹ thuật số

khổ rộng, thì kích thước của Poster không còn bị giới hạn.

Thiết kế Brochule – Brochule là một tập các trang quảng cáo trong đó văn

bản đóng vai trò chủ yếu còn hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Thường

Brochule được trình bày theo dạng gấp hoặc tập sách mỏng.

Thiết kế Catalogues – Catalogues là một bộ sưu tập về mẫu sản phẩm thuộc

một lĩnh vực nào đó.

Thiết kế mẫu sản phẩm như: Các sản phẩm gia dụng, các sản phẩm điện tử,

vật dụng thường dùng, văn hóa phẩm. Thiết kế nhãn hiệu, bao bì, vỏ hộp. Vẽ quảng

cáo, bảng hiệu hộp đèn, cắt dán Decan. Trình bày trang sách, báo, tạp chí. Thiết kế

bìa sách báo, bìa tạp chí, bìa tập. Thiết kế thời trang như: Quần áo, cặp da, túi

xách.Thiết kế các danh thiếp, thiệp cưới, thực đơn. Thiết kế phối cảnh và trang trí

nội thất. Thiết kế các bản đồ chỉ dẫn. Hay vẽ các bản vẽ phức tạp, mẫu nhân vật, con

vật trong phim họat hình.

Cài đặt corel Draw

Yêu cầu hệ thống:

− CPU: Họ Pentium, hoặc AMD − RAM: Từ 512 MB. − CARD MÀN HÌNH:

Rời và tối thiểu 64 MB. − DUNG LƯỢNG ĐĨA CỨNG: Cần 300 MB cài đặt

chương trình và đĩa cứng còn trống khoảng 500 MB. − MÀN HÌNH: Hầu hết màn

hình ngày nay đều sử dụng tốt. − ĐĨA CD–ROM: Đĩa CD–ROM 52X để cài đặt

chương trình.

Chúng ta thực hiện qua các bước sau:

− Bước 1: Đặt đĩa CD cài đặt chương trình (Đĩa 1) vào trong ổ đĩa CD – ROM.

File Setup.exe tự động chạy. Hoặc mở tập tin Setup.exe từ Source chương trình.

− Bước 2: Màn hình Install xuất hiện, chọn Install to CorelDRAW Graphics

Suilte.

− Bước 3: Chọn Next. Chọn Accept.

− Bước 4: Nhập thông tin cá nhân, rồi chọn Next. 9 Name: Nhập tên tuỳ ý. Ví

dụ : THANHTRON Company: Nhập tên Cơ quan. Ví dụ: IT HUI Serial Number:

Đọc từ file Keygend trong đĩa CD (Tùy theo Version).

− Bước 5: Chọn kiểu Cài đặt chương trình, chọn Next.

− Bước 6: Chọn thư mục lưu trữ chương trình cài đặt.

− Bước 7: Chọn Next.

− Bước 8: Chọn Install, chờ chương trình tự cài đặt.

− Bước 9: Chọn Finish.

− Bước 10: Khởi động CorelDRAW, thực hiện Crack chương trình nếu có.

pdf 74 trang yennguyen 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xử lý ảnh với Corel Draw", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xử lý ảnh với Corel Draw

Giáo trình Xử lý ảnh với Corel Draw
 Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK 
KHOA ĐIỆN TỬ TIN HỌC 
---------------oOo--------------- 
GIÁO TRÌNH 
XỬ LÝ ẢNH VỚI COREL DRAW 
NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ/TRUNG CẤP NGHỀ 
 Người biên soạn: 
Chủ biên: Dương Thị Thúy Hoàng 
Đồng chủ biên: Phạm Thị Thu Hạnh 
Lưu hành nội bộ - 2014 
 Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
LỜI NÓI ĐẦU 
Đã từ lâu, các KTV đồ họa, họa sĩ, các nhà xử lý ảnh đều xem các phần mềm 
Corel Draw, Adobe Photoshop như là công cụ không thể thiếu được trong thiết kế 
xử lý ảnh. Chính vì thế môn học Xử lý ảnh với Corel Draw được tổng cục dạy nghề 
đưa vào Mô đun Xử lý ảnh là môn học bắt buộc thuộc nhóm các mô đun chuyên 
môn nghề được bố trí giảng dạy sau các môn chung và trước các môn học, mô đun 
đào tạo chuyên môn nghề của chương trình đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề 
Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm). 
Giáo trình ngôn ngữ Xử lý ảnh với Corel Draw được biên soạn bám sát với nội 
dung chương trình khung mô đun “ Xử lý ảnh với Corel Draw” ngành Công nghệ 
thông tin do tổng cục dạy nghề ban hành đang được giảng dạy tại trường. 
Giáo trình “Xử lý ảnh với Corel Draw” trình bày các kỹ thuật thiết kế, xử lý 
ảnh từ cơ bản đến nâng cao các tính năng mới giúp bạn vẽ được các hình từ đơn giản 
đến phức tạp; Thiết kế được các hình vẽ quảng cáo, logo, tranh ảnh minh họa; Xử 
lý lắp ghép tạo hiệu ứng cho hình ảnh; Thiết kế logo bằng văn bản, xử lý văn bản 
trong chế bản điện tử, phối màu cho hình ảnh và nhập xuất dữ liệu hình ảnh... 
Để có thể đọc hiểu giáo trình này người đọc cần nắm vững các kiến thức về: 
Tin học cơ bản, Tin học văn phòng, làm chủ việc duyệt và quản lý thông tin trong 
máy tính. Tìm hiểu những thuật ngữ của xử lý ảnh. Đây là lần đầu tiên biên soạn 
chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến 
đóng góp của quý thầy cô, các đồng nghiệp và bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn giáo 
trình này phục vụ cho việc học tập của sinh viên, học sinh. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
MỤC LỤC 
BAI 1: LÀM QUEN VỚI COREL DRAW .............................................................................................. 1 
1.1. Cài đặt chương trình và cập nhật phiên bản mới ..................................................................................... 1 
1.2. Các thuật ngữ và khái niệm trong Corel Draw......................................................................................... 3 
1.3. Màn hình giao diện của chương trình và thiết lập cơ bản ........................................................................ 4 
BÀI 2: CÁC NÚT LỆNH TRÊN THANH CÔNG CỤ ........................................................................... 10 
2.1. Khảo sát hộp công cụ (Toolbox) ............................................................................................................ 10 
2.1.1. Cách vẽ đường cong Bezier ............................................................................................................ 11 
2.1.2. Cách vẽ đoạn thẳng ........................................................................................................................ 11 
2.1.3. Cách vẽ đa tuyến ............................................................................................................................. 12 
2.1.4. Cách vẽ Mũi tên .............................................................................................................................. 12 
2.1.5. Công Cụ Artistic Media: ................................................................................................................. 12 
2.1.6. Công Cụ Rectangle Tool Công cụ Rectangle tool: ......................................................................... 13 
2.1.7. Công Cụ Ellipse Tool Công cụ Ellipse Tool ................................................................................... 13 
2.1.8. Công Cụ Ploygon Công cụ Polygon ............................................................................................... 14 
2.1.9. Công Cụ Basic Shapes .................................................................................................................... 14 
2.1.10. Công Cụ Smart Fill Tool .............................................................................................................. 14 
2.2. Vẽ hình cơ bản và chỉnh sửa hình ảnh ................................................................................................... 15 
BÀI 3: QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG VÀ VẼ CÁC ĐƯỜNG NÉT............................................................... 20 
3.1. Công cụ hiệu chỉnh và lệnh vẽ đối tượng ............................................................................................... 20 
3.1.1. Công cụ PICK TOOL ...................................................................................................................... 20 
3.1.2. Lệnh GROUP .................................................................................................................................. 21 
3.1.3. Lệnh UNGROUP ............................................................................................................................ 21 
3.1.4. Lệnh UNGROUP ALL .................................................................................................................... 22 
3.1.5. Lệnh COMBINE .............................................................................................................................. 22 
3.1.6. Lệnh BREAK APART ...................................................................................................................... 22 
3.1.7. Lệnh CONVERT TO CURVE .......................................................................................................... 22 
3.1.8. Công cụ OUTLINE TOOL .............................................................................................................. 22 
3.1.9. Lệnh BREAK APART ...................................................................................................................... 23 
3.1.10. Lệnh CONVERT TO CURVE ........................................................................................................ 23 
3.1.11. Công cụ OUTLINE TOOL ............................................................................................................ 23 
3.1.12. Lệnh ORDER ................................................................................................................................ 23 
3.1.13. Lệnh ALIGN AND DISTRIBUTE .................................................................................................. 24 
3.2. Nhóm công cụ vẽ và hiệu chỉnh đường .................................................................................................. 24 
3.3. NHÓM LỆNH SHAPING ................................................................................................................... 26 
3.3.1. Lệnh Trim ........................................................................................................................................ 26 
3.3.2. Lệnh Weld ....................................................................................................................................... 26 
3.3.3. Lệnh Intersect ................................................................................................................................. 27 
3.4. NHÓM LỆNH TRANFORMATION ................................................................................................. 27 
3.4.1. Lệnh Rotate ..................................................................................................................................... 27 
3.4.2. Lệnh Position .................................................................................................................................. 27 
BÀI 4: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN VÀ STYLE .................................................................................. 34 
4.1. Tạo và thao tác với các công cụ văn bản ................................................................................................ 34 
4.1.1. Cách tạo dòng văn bản ................................................................................................................... 34 
4.1.2. Hiệu chỉnh dòng văn bản ................................................................................................................ 34 
4.1.3. Thay đổi ký tự hoa thường .............................................................................................................. 35 
4.1.4. Tách rời ký tự trong dòng văn bản ................................................................................................. 35 
4.1.5. Đưa dòng văn bản lên đường dẫn .................................................................................................. 36 
 Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
4.1.6. Thao tác soạn thảo lại đoạn văn bản .............................................................................................. 37 
4.1.7. Canh lề đoạn văn bản ..................................................................................................................... 38 
4.1.8. Định dạng đoạn văn bản bằng Menu ............................................................................................. 38 
4.1.9. Đổ đoạn văn bản vào hình bao ....................................................................................................... 38 
4.1.10. Thiết lập Bulettes .......................................................................................................................... 39 
4.1.11. Thiết lập Tab ................................................................................................................................. 39 
4.1.12. Thiết lập Drop Cap ....................................................................................................................... 40 
4.1.13. Chia cột báo .................................................................................................................................. 41 
4.2. Thao tác với Style .................................................................................................................................. 42 
4.2.1. Sử dụng Style của chương trình ...................................................................................................... 42 
4.2.2. Tạo Style ......................................................................................................................................... 42 
BÀI 5: CÁC KIỂU TÔ MÀU TRONG COREL DRAW ....................................................................... 43 
5.1. Khảo sát các kiểu tô màu ....................................................................................................................... 43 
5.2. Làm việc với các kiểu tô đặc biệt và tạo mẫu tô .................................................................................... 43 
5.2.1. Tô Màu Bằng Công Cụ Fill Color Dialog ...................................................................................... 44 
5.2.2. Tô Màu Bằng Công Cụ Fountain Fill Dialog ................................................................................ 45 
5.2.3. Tô Màu Bằng Công Cụ Pattern Fill Dialog ................................................................................... 46 
5.2.4. Tô Màu Bằng Công Cụ Texture Fill Dialog ................................................................................... 47 
5.2.5. Tô Màu Bằng Công Cụ Interactive Fill Tool .................................................................................. 47 
5.2.6. Tô Màu Bằng Công Cụ Interactive Mesh Tool ............................................................................... 48 
BÀI 6: CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT .................................................................................................... 51 
6.1. Khảo sát [Menu] lệnh Effects ................................................................................................................ 51 
6.2. Làm việc với các hiệu ứng ..................................................................................................................... 51 
6.2.1. Hiệu ứng DROP SHADOW ............................................................................................................ 52 
6.2.2. Hiệu ứng EXTRUDE ....................................................................................................................... 53 
6.2.3. Hiệu ứng ADD PERSPECTIVE ...................................................................................................... 53 
6.2.4. Hiệu ứng BLEND ............................................................................................................................ 54 
6.2.5. Hiệu ứng ENVELOPE .................................................................................................................... 55 
6.2.6. Hiệu ứng DISTORTION.................................................................................................................. 55 
6.2.7 Hiệu ứng CONTOUR ....................................................................................................................... 56 
6.2.8. Hiệu ứng LENS ............................................................................................................................... 56 
6.2.9. Hiệu ứng TRANSPARANCY ........................................................................................................... 57 
6.2.10. Hiệu ứng POWER CLIP ............................................................................................................... 57 
BÀI 7: NHẬP XUẤT DỮ LIỆU TRONG COREL DRAW ................................................................... 62 
7.1. Nhập ....................................................................................................................................................... 62 
7.2. Xuất dữ liệu trong Corel Draw ............................................................................................................... 62 
7.3. Chuyển đổi ảnh VECTOR sang BITMAP ......................................................................................... 64 
BÀI 8: IN ẤN TRONG COREL DRAW ............................................................................................... 66 
8.1. In bản vẽ ................................................................................................................................................. 66 
8.2. Thực hiện việc tách màu và in ấn bản vẽ ............................................................................................... 67 
 Giáo trình CorelDRAW -- ... ạo hiệu ứng Blend sử dụng chức năng Blend trong Menu Effect. 
55 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
− Tạo hai đối tượng đầu và cuối để tạo hiệu ứng Blend và đặt tại hai vị trí cần 
thiết. 
− Chọn công cụ Intneractive Blend Tool trên hộp công cụ. 
− Đặt con trỏ chuột lên đối tượng thứ nhất. Nhấn và rê chuột đến đến đối tượng 
thứ hai. 
− Xác lập các thuộc tính trên thanh đặc tính. Hộp Number Of Blend Steps: 
Nhập số bước chuyển tiếp: Phạm vi số bước có thể chuyển đổi từ 1-999. Hộp Offset 
Between Blend shape: Khoảng cách giữa hai đối tượng. chỉ thay đổi được khi hiệu 
ứng Blend đã đưa lên đường dẫn. 
− Đưa hiệu ứng Blend theo đường dẫn: Sau khi thực hiện tạo hiệu ứng Blend 
cho đối tượng, ta làm như sau: Chọn nhóm đối tượng Blend bằng công cụ Blend. 
Chọn chức năng Path Properties, chọn New Path. Kích chuột vào đường dẫn. 
− Quay Đối tượng trong hiệu ứng Blend: Chúng ta có thể quay các đối tượng 
trung gian trong hiệu ứng Blend bằng cách nhập giá trị vào hộp nhập Blend 
Direction trên thanh thuộc tính. 
− Thay đổi màu sắc: Mặc định màu sắc trong hiệu ứng Blend chuyển từ màu 
này sang màu kế cận, ta có thể thay đổi dựa vào tuỳ chọn. 
Xóa bỏ hiệu ứng Blend: Để xoá bỏ hiệu ứng Blend ta thực hiện các bước sau: 
− Chọn đối tượng tạo hiệu ứng bằng cộng cụ Blend Tool. − Chọn chức năng Clear 
Blend trong Menu Effect. − Hoặc chọn nút Clear Blend trên thanh thuộc tính. 
6.2.5. Hiệu ứng ENVELOPE 
Hiệu ứng Envelope có tác dụng làm biến dạng đối tượng theo hình bao ngoài. 
Khi chúng ta làm thay đối hình bao của hiệu ứng Envelope áp dụng cho đối tượng, 
thì hình dáng của đối tượng cũng bị thay đổi theo. Hiệu ứng Envelope chỉ có tác 
dụng thay đổi hình dáng của đối tượng nhưng không làm thay đổi các thuộc tính ban 
đầu của đối tượng. Cách tạo hiệu ứng Envelope − Chọn đối tượng áp dụng Envelope 
bằng công cụ Pick Tool. − Chọn công cụ Interactive Envelope. − Trên thanh đặc 
tính hãy chọn một trong bốn Mode: 
− Một hình bao hình chữ nhật xuất hiện hãy Click chuột vào các Node kéo dời 
biên hình bao chữ nhật sẽ làm thay đổi hình dáng của đối tượng. Hiệu chỉnh lại hiệu 
ứng Envelope: Để hiệu chỉnh lại hiệu ứng Envelope ta làm như sau: 
− Chọn công cụ Shape. − Nhấp chuột lên đối tượng đã áp dụng hiệu ứng. − 
Thực hiện hiệu chỉnh. Xóa bỏ hiệu ứng Envelope − Chọn chức năng Clear Envelope 
trên thanh đặc tính. 
6.2.6. Hiệu ứng DISTORTION 
Hiệu ứng Distortion cũng cho phép chúng ta thay đổi hình dáng của đối tượng. 
Với các phương pháp và các tuỳ chọn của hiệu ứng này sẽ cho ta các kiểu biến dạng 
56 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
phong phú. Hiệu ứng này cũng chỉ có tác dụng làm biến đổi hình dáng của đối tượng 
tính chất của đối tượng không bị thay đổi. 
Cách tạo hiệu ứng Distortion ta thực hiện như sau: 
− Chọn đối tượng bằng công cụ Pick Tool. 
− Chọn công cụ Distortion trong hộp công cụ. Xem hình: 
− Nhấp chọn một trong ba kiểu hiệu ứng Distortion đặc trưng trên thanh thuộc 
tính. 
Hiệu chỉnh lại hiệu ứng Distortion ta làm như sau: 
− Chọn công cụ Shape. − Nhấp chuột lên đối tượng đã áp dụng hiệu ứng. 
 − Thực hiện hiệu chỉnh. Xóa bỏ Hiệu chỉnh hiệu ứng Distortion Để xoá hiệu 
ứng Distortion ta làm như sau: 
− Chọn chức năng Clear Distortion trên thanh đặc tính. 
6.2.7 Hiệu ứng CONTOUR 
Hiệu ứng Contour có tác dụng tạo ra các đối tượng chuyển tiếp đồng tâm. Với 
các tuỳ chọn trên thanh đặc tính cho phép chúng ta thay đổi các kiểu tương ứng. 
Cách tạo hiệu ứng Contour 
− Chọn đối tượng bằng công cụ Pick Tool. 
− Chọn công cụ Interactive Contour trong hộp công cụ. 
− Nhấp chuột trái lên đối tượng, kéo rê chuột ra ngoài hay vào trong đối tượng 
để thay đổi hiệu ứng. Hay chọn các tuỳ chọn trên thanh đặc tính, để chỉnh sữa hiệu 
ứng. 
Chỉnh sữa hiệu ứng Contour 
Chú ý: 
− Nên nhớ đối tượng cần áp dụng hiệu ứng phải tô màu mới thấy được rõ hiệu 
ứng. 
 − Ta nên tô màu lại cho đối tượng và đường biên của đối tượng Contour ở 
bước sau cùng để nó kết hợp với màu của đối tượng ban đầu tạo nên dãy màu. Xóa 
bỏ hiệu ứng Contour − Để xoá bỏ hiệu ứng Contour ta thực hiện các bước sau: 
− Chọn đối tượng được tạo hiệu ứng Contour. 
− Chọn chức năng Clear Contour trong Menu Effect. 
− Hoặc chọn nút Clear Contour trên thanh đặc tính. 
6.2.8. Hiệu ứng LENS 
Hiệu ứng Lens cho phép chúng ta tạo nhiều hình thể hấp dẫn, kỳ lạ và giàu tính 
trừu tượng. Hiệu ứng Lens được hiểu như là áp dụng các kính lọc cho đối tựơng. 
Qua từng loại kính lọc đó đối tượng sẽ bị thay đổi màu sắc của hính dáng đối tượng 
tượng ứng. 
Thao tác thực hiện tạo hiệu ứng Lens 
57 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 − Tạo hai đối tượng và xếp chồng lên nhau, nhằm tạo một đối tượng phía dưới 
làm đối tượng bị hiệu ứng, còn đối tượng nằm trên tạo thấu kính. 
− Chọn đối tượng phía trên bằng công cụ Pick. 
− Chọn chức năng Lend trong Menu Effect. 
− Chọn loại thấu kính tương ứng trong hộp thọai và chỉnh sữa các thông số 
tương ứng. 
Xóa hiệu ứng Lens 
− Chọn đối tượng được tạo kính lọc. 
− Chọn chức năng No Lend effect trong hộp thọai. 
− Thực hiện chức năng Apply. 
6.2.9. Hiệu ứng TRANSPARANCY 
Hiệu ứng Transparency dùng để tạo sự trong suốt cho đối tượng được quan sát. 
Thao tác thực hiện tạo hiệu ứng Transparency: 
− Tạo hai đối tượng và đặt chúng xếp chồng lên nhau. 
− Nhớ tô màu đối tượng. 
− Chọn công cụ Interactive Transpancy Tool. 
− Nhấp chọn đối tượng phía trước. 
− Chọn lại kiểu hiệu ứng trên thanh đặc tính. 
Lưu ý: Để lưu lại kết quả của hiệu ứng, chọn tuỳ chọn Freeze. Chọn kiểu trong 
suốt ở hộp Transparency Type. Thay đổi giá trị Starting Transparency. 
Xóa hiệu ứng Transparency: 
− Để xoá hiệu ứng Trasparency ta chọn chức năng Clear Trasparency trên 
thanh đặc tính. 
6.2.10. Hiệu ứng POWER CLIP 
Cho phép giới hạn sự thể hiện của các đối tượng trong trong phạm vi đường 
biên của vật chứa, gọi là đối tượng Contain. Các đối tượng được giới hạn bởi các đối 
tượng chứa này gọi là Đối tượng Container. Hay cắt xén các ảnh thay thế lệnh Trim. 
Thao tác tạo hiệu ứng Power Clip 
− Tạo đối tượng tham gia tạo hiệu ứng hay Import ảnh Bitmap - Container. 
Nếu có nhiều đối tượng, phải Group chúng lại. 
− Tạo ra đối tượng làm vật chứa - Contain và đặt nó lên đối tượng Container. 
− Chọn đối tượng Container bằng công cụ Pick. 
− Nhấp chọn chức năng Power Clip trong Menu Effect chọn chức năng Place 
Inside Container (con trỏ chuyển dạng to hơn). 
− Kích chuột chọn đối tượng Container. Xem hình: Một số hạn chế của hiệu 
ứng Power Clip 
Một số hạn chế của hiệu ứng Power Clip 
Trong các trường hợp sau, hiệu ứng Power Clip không thực hiện: 
58 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
− Đối tượng Bitmap không làm đối tượng Contain. Các đuôi mở rộng như: 
PNG, JPEC, GIF, BMP, TIF, TGA, BMP. 
− Đối tượng đã khoá bằng lệnh Lock Object trong Menu Arrange không thực 
hiện được. 
− Đối tượng văn bản dạng Paragraph text. Đối tượng Internet. Đối tượng họat 
hình Rollovers không tạo được hiệu ứng. Chú Ý: 
 − Để tạo hiệu ứng Power Clip thành công ta phải vào Menu Tool, chọn 
Option, chọn Edit. 
Thôi đánh dấu chức năng Auto Cent ter New Power Clip Contens: Chức năng 
tự tạo vật chứa tại tâm của hình ảnh. 
Bài tập 
Hình 6.4 Bài tập ứng dụng các hiệu ứng 
59 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 6.5 Một số bài tập ứng dụng 
60 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 6.6 Một số bài tập ứng dụng 
61 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 6.7 Bài tập ứng dụng 
62 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Bài 7: NHẬP XUẤT DỮ LIỆU TRONG COREL DRAW 
* Mục tiêu 
 Trình bày chức năng và cách thức sử dụng các nhập, xuất trong Corel Draw. 
 Thực hiện được các thao tác với các lệnh nhập, xuất trong Corel Draw. 
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và dữ 
liệu. 
7.1. Nhập 
THAO TÁC IMPORT 
Thao tác Import cho phép chúng ta nhập một tập tin khác của chương trình 
CorelDRAW hay một tập tin từ chương trình đồ họa khác sang chương trình 
CorelDRAW. Thao tác thực hiện lệnh Import: Để nhập một tập tin ta thực hiện theo 
các bước sau: 
− Tại cửa sổ tập tin CorelDRAW hiện hành đang mở. Chọn Menu File, chọn 
Import. Hay nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + I. 
 − Hộp thọai Import xuất hiện, xác lập thuộc tính: Xem hình: 
Hình 7.1 Hộp thoại IMPORT 
− Hộp Look in: Chỉ ra đường dẫn chứa tập tin. 
− Hộp Files of type: Chỉ ra kiểu định dạng tập tin. 
− Hộp File name: Gõ vào tên tập tin hoặc kích chuột chon tập tin tại vùng nhìn 
thấy. − Mục Sort type: Chọn Default. 
− Có thể chọn chức năng Preview để quan xác tập tin. 
− Chọn Import. 
− Kích chuột vào vị trí đặt đối tượng trên bản vẽ. 
− Thay đổi lại kích thước nếu cần. 
7.2. Xuất dữ liệu trong Corel Draw 
THAO TÁC EXPORT 
63 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thao tác Export cho phép chúng ta xuất một tập tin từ chương trình 
CorelDRAW sang tập tin chương trình đồ họa khác hay xuất sang dạng File ảnh 
Bitmap, dạng thức trang Web mà CorelDRAW hỗ trợ. 
Thao tác thực hiện lệnh Export: Để xuất một tập tin ta thực hiện theo các bước 
sau: 
− Tại cửa sổ tập tin CorelDRAW hiện hành đang mở. Chọn Menu File, chọn 
Export. Hay nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + E. 
− Hộp thọai Export xuất hiện, xác lập thuộc tính: Xem hình: 
Hình 7.2 Hộp thoại Xuất dữ liệu trong Corel Draw 
− Hộp Save in: Chỉ ra đường dẫn lưu tập tin. 
− Hộp Save as type: Chỉ ra kiểu định dạng cần chuyển. 
− Hộp File name: Gõ vào tên tập tin cần lưu. 
− Mục Sort type: Chọn Default. 
− Chọn Export. 
Màn hình chuyển đổi xuất hiện: 
− Tuỳ vào kiểu tập tin xuất mà có tên màn hình chuyển đổi khác nhau: Giả xử 
Export ra File ảnh *. Jpg 
− Màn hình Convert to Bitmap xuất hiện: Xem hình: 
− Mục Image Size: 
− Width: Chiều rộng hình ảnh. 
− Height: Chiều cao hình ảnh 
− Units: Đơn vị tính. 
64 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
− Mục Resolution: Độ phân giải tập tin. 
− Mục Color Mode: Chế độ màu. 
− Mục File Size: 
− Tuỳ chọn Anti 
– Aliasing: Khử răng cưa đường viền 
− Apply ICC Profile: Bảo toàn thuộc tính màu. 
− Chọn OK. 
− Hộp thoại xuất hiện 
Hình 7.3 Cửa sổ xem trước kết quả xuất định dạng JPEG (Export to JPG) 
7.3. Chuyển đổi ảnh VECTOR sang BITMAP 
Chức năng Convert to BitMap cho phép chúng ta chuyển đổi hình ảnh Vector 
trong chương trình CorelDRAW sang hình ảnh Bitmap: 
− Nhằm mục đích áp dụng đựơc các hiệu ứng Bitmap. 
− Có tác dụng in nhanh in nhanh. 
− Kết xuất văn bản bảo toàn Font. 
Thao tác thực hiện lệnh Convert to Bitmap: Để chuyển đổi ảnh Vector sang 
ảnh Bitmap ta thực hiện như sau: 
− Bước 1: Nhóm tất cả các đối tượng và chọn. 
− Bước 2: Chọn Menu Bitmap, Convert to Bitmap: 
Xem hình: 
65 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 7.5 Hộp thoại Chọn định độ phân giải và giá trị màu cho ảnh xuất 
- Bước 3: Hộp thoại xuất hiện, xác lập các chức năng sau: 
Mục Color: Chọn chế độ màu. 
Mục Resolution: Chọn độ phân giải. 
Hộp Anti – aliasing: Khử răng cưa đường viền. 
Hộp Transparent background: Chế độ trong suốt nền. 
Hộp Apply ICC Profile: Bảo toàn thuộc tính màu. 
− Chọn OK. 
66 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Bài 8: IN ẤN TRONG COREL DRAW 
* Mục tiêu 
- Biết cách in ấn bản vẽ; 
- Thực hiện được các thao tách màu và in các lớp của bản vẽ trong Corel Draw; 
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và dữ 
liệu. 
* Nội dung 
8.1. In bản vẽ 
Để in một sản phẩm trong chương trình CorelDRAW chúng ta thực hiện theo 
các bước sau: 
− Bước 1: Di chuyển các đối tượng cần in lên trang giấy in. 
− Bước 2: Sắp xếp các đối tượng lại theo trang giấy. 
− Bước 3: Nhóm tất cả các đối tượng lại để in nhanh. 
− Bước 4: Chọn Menu File, chọn Print, hoặc nhấn Ctrl + P. 
− Bước 5: Hộp thọai xuất hiện, xác lập các chức năng: 
Hộp Name: Chọn tên máy in. 
Vùng Print Range: Current Document: 
In trang tài liệu hiện hành; Curent page: 
In trang hiện. Page: Chọn trang in: 1, 2, 3: In trang 1, trang 2, trang 3; 1 – 10: 
In từ trang 1 tới trang 10. 
Hộp Number of Copies: Số bản cần in. 
Print stype: Chọn Mặc định. 
Chọn Properties: Layout: 
Chọn lại hướng giấy; Resolution: 
Chọn độ phân giải; Graphic: 
Chọn chế độ màu: Fine. 
Chọn Print Preview: Nếu chưa được có thể chỉnh dời trực tiếp hình ảnh trên 
trang in. 
− Chọn Apply. Chọn Print để in . 
Hình 8.1 hộp thoại print (in) 
67 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
8.2. Thực hiện việc tách màu và in ấn bản vẽ 
XUẤT FILE SANG DẠNG TÁCH MÀU 
Sau khi chế bản xong, công đoạn tiếp của người chế bản là phải xuất file ảnh 
sang dạng file tách màu, file này thể hiển 4 màu riêng biệt của hình ảnh, bao gồm: 
Cyan, Magenta,Yellow, Black. Đây là công việc đầu tiên và cũng không kém phần 
quan trọng của quá trình in tách màu. Để thực hiện xuất file sang dạng tách màu 
chúng ta làm như sau: 
Yêu Cầu: Trên máy tính của bạn phải có cài máy in dùng để xuất file tách màu, 
cụ thể là máy in xuất được file PDF. Các chương trình này có thể là Adobe Acrobat 
6.0 Professional Thao tác thực hiện kết xuất file PDF: 
− Bước 1: Chọn Menu File, chọn Print 
− Bước 2: Hộp thoại xuất hiện, quan sát hình: Hộp Name: Chọn máy in xuất 
file PDF 
− Bước 3: Thẻ Layout: 
Thiết Lập Image Position and size Thiết lập Bleed 
− Bước 4: Thẻ Separations: Thiết lập các thông số: Print Separations 9 Check 
vào các màu hiển thị Thiết lập tùy chọn mở rộng trong chức năngAdvanced. 
− Bước 5: Thẻ Prepress: 9 Thiết lập các tùy chọn về đường TrimLines Thiết 
lập các tùy chọn về Registration marks. Thiết lập thông tin cá nhân liên quan đến ản 
in. Thiết lập thông tin liên quan Calibration bars 
Hình 8.2 Hộp thoại thiết lập in tách màu 
68 
Giáo trình CorelDRAW ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 8.3 Thiết lập các tùy chọn về đường TrimLines 
− Bước 6: Thiết lập xong chọn Print 
Chỉ ra nơi lưu tập tin. 
Chọn Ok. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xu_ly_anh_voi_corel_draw.pdf