Giới thiệu một số mẫu nhà phòng chống lũ lụt đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế trên thế giới và Việt Nam

Tóm tắt: Dưới tác động của các cơn bão, các đợt áp thấp nhiệt đới cùng việc xả lũ tại các hồ thuỷ

điện đã gây ra lũ lụt, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân các tỉnh miền Trung. Tần suất

lũ lụt xảy ra thường xuyên với mức độ tác hại khác nhau và với cường độ lũ ngày một lớn hơn,

phức tạp hơn. Chính vì thế, việc phòng chống bão lũ, ngập lụt đã trở thành nhiệm vụ quan trọng

của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương và cả với từng hộ dân nơi đây. Tuy nhiên,

do kinh tế còn khó khăn, nguồn lực của Nhà nước có hạn, người dân còn nghèo, nên việc chuẩn bị

điều kiện để “sống chung với lũ” vô cùng hạn chế. Dưới góc nhìn của kiến trúc, những giải pháp

xây dựng nhà ứng phó với bão lũ nếu được phát triển sẽ trở nên thiết thực và có thể giúp đỡ được

rất nhiều người dân trước những tình huống bất ngờ này

pdf 8 trang yennguyen 8620
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu một số mẫu nhà phòng chống lũ lụt đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế trên thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu một số mẫu nhà phòng chống lũ lụt đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế trên thế giới và Việt Nam

Giới thiệu một số mẫu nhà phòng chống lũ lụt đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế trên thế giới và Việt Nam
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 157
THÔNG TIN KHOA H
C 
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU NHÀ PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT ĐÃ ĐƯỢC 
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ 
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 
Lê Thị Mai Hương1 
Tóm tắt: Dưới tác động của các cơn bão, các đợt áp thấp nhiệt đới cùng việc xả lũ tại các hồ thuỷ 
điện đã gây ra lũ lụt, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân các tỉnh miền Trung. Tần suất 
lũ lụt xảy ra thường xuyên với mức độ tác hại khác nhau và với cường độ lũ ngày một lớn hơn, 
phức tạp hơn. Chính vì thế, việc phòng chống bão lũ, ngập lụt đã trở thành nhiệm vụ quan trọng 
của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương và cả với từng hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, 
do kinh tế còn khó khăn, nguồn lực của Nhà nước có hạn, người dân còn nghèo, nên việc chuẩn bị 
điều kiện để “sống chung với lũ” vô cùng hạn chế. Dưới góc nhìn của kiến trúc, những giải pháp 
xây dựng nhà ứng phó với bão lũ nếu được phát triển sẽ trở nên thiết thực và có thể giúp đỡ được 
rất nhiều người dân trước những tình huống bất ngờ này. 
Từ khóa: Nhà ở vùng bão lũ, mô hình nhà ở, kiến trúc. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Ở Việt Nam, từ ngàn xưa người dân đã phải 
đối mặt với lũ lụt và tai biến này diễn ra rộng 
khắp trên cả nước, trong đó, lũ lụt xuất hiện với 
tần suất lớn nhất, vẫn là khu vực miền Trung - 
nơi sông ngòi có độ dốc lớn, sự tập trung nước 
cao, thời gian lũ lên rất nhanh cộng với việc 
điều hành không hợp lý các hồ thủy lợi, thủy 
điện nên hiện tượng lũ chồng lũ (cả tự nhiên lẫn 
nhân tạo) khá phổ biến. Nơi đây thường xuyên 
xảy ra mưa bão, lũ lụt, gây thiệt hại nặng về 
người và tài sản cho người dân, ảnh hưởng lớn 
tới việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - 
xã hội của các địa phương. Tai biến lũ lụt ngày 
càng diễn ra hết sức phức tạp và có xu thế ngày 
càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ 
khốc liệt. Do đó đòi hỏi các cấp, các ngành cần 
có những giải pháp căn bản hỗ trợ người dân 
trong vùng có thể chung sống với bão, lũ. 
Từ trước đến nay, công tác lập quy hoạch 
chung, quy hoạch chi tiết các điểm dân cư 
những vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt các tỉnh 
miền Trung dường như chưa được quan tâm 
đúng mức, thậm chí còn chủ quan trong tư duy 
1Bộ môn Đồ họa kỹ thuật-ĐHTL 
làm quy hoạch (Nguyễn Đức Thiềm, 2005). 
Kiến trúc cũng vậy, trong quy hoạch nông thôn 
mới các tỉnh miền Trung, người ta chỉ chú trọng 
xây dựng mới các công trình như chợ, trụ sở Ủy 
ban, nhà văn hóa trong khi đó, hầu như không 
một thôn xã nào xây dựng nhà cộng đồng tránh 
lũ, hay hướng dẫn nhân dân xây dựng nhà ở để 
sống chung với lũ. 
Vấn đề đặt ra trong việc thiết kế và xây dựng 
ngôi nhà cho dân vùng bão lũ, ngập lụt là phải 
giải quyết thấu đáo các mối liên quan giữa nhu 
cầu sử dụng an toàn, bền vững với chi phí xây 
dựng mà người nghèo có thể làm được, cộng 
đồng có thể vào cuộc để giúp được nhiều người. 
 Nhà phòng chống lũ lụt là vấn đề cực kỳ 
bức thiết, nhất là với những bà con sống ở khu 
vực thiên tai luôn đe dọa, thường bị bão lũ 
hoành hành, tổn thất lớn về người và nhà cửa. 
Trong khi đồng bào, mà số đông là dân nghèo 
lại không dư dả. Cần có lời kêu gọi tích cực 
của Nhà nước nhằm đẩy mạnh xã hội hóa việc 
ứng dụng mẫu nhà vào cuộc sống. Nỗ lực tìm 
kiếm các mẫu nhà với mô hình đơn giản, phòng 
chống lũ lụt hiệu quả, chi phí xây dựng thấp để 
hàng triệu dân nghèo vùng bão lũ có thể tự làm 
hoặc được xây dựng từ sự giúp đỡ của cộng 
đồng là vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết. 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 158
Trong phạm vi bài viết, tác giả xin giới thiệu 
một số mẫu nhà chống lũ đã được nghiên cứu 
và ứng dụng trong thực tế trên thế giới và Việt 
Nam. 
2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHÀ 
PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT 
Với tình cảnh phải thường xuyên đón nhận 
thiên tai như hiện nay, nhà ở ứng phó bão lụt 
với mục đích tìm ra mô hình khả thi nhất giúp 
người dân có thể tránh được thiên tai ngay trên 
đất nhà mình – vừa an toàn, vừa có chi phí thấp 
nhất để tạo ra ngôi nhà của chính mình sống 
chung được với bão lũ, ngập lụt. Vì vậy, ngôi 
nhà tránh bão lụt phải thể hiện được 3 tiêu chí 
quan trọng: 
- Có khả năng phòng chống lũ lụt hiệu quả: 
Ngôi nhà có khả năng chịu được đỉnh lũ cao, có 
khả năng phát huy tối đa tác dụng phòng chống 
lũ lụt, có khả năng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ 
môi trường, có tính tùy biến cao, chống nóng, 
chống lạnh. 
- Đơn giản, chi phí thấp: 
Do điều kiện kinh tế của người dân vùng lũ 
còn nhiều khó khăn nên chi phí xây dựng nhà ở 
phải có mức thấp nhất, từ khâu thiết kế đã tính 
toán phương án vừa bền vững, vừa tiết kiệm tối 
đa các chi tiết dầm, cột, sànKhi được hướng 
dẫn đầy đủ, người dân có thể tự tổ chức làm lấy, 
giảm được các chi phí phụ, hoặc rất kinh tế khi 
sản xuất lắp ghép hàng loạt. 
Giá thành xây dựng thấp, bền vững, tính kiến 
trúc, sự hài hòa với không gian kiến trúc chung. 
Khai thác được tối đa vật liệu địa phương với 
thời gian thi công nhanh chóng, đơn giản để có 
thể tận dụng các nguồn lực từ chính quyền và 
nhân dân. Áp dụng được đại trà cho các khối 
công trình khác như chuồng gia súc, gia cầm, 
sân vườn... Mặt khác, cần có giải pháp để biến 
những ngôi nhà bình thường hiện nay thành 
ngôi nhà phòng, chống lũ chủ động mà không 
thay đổi kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật đơn giản, 
giá thành rẻ, bền vững và người dân có thể tự 
triển khai. 
- Tính phổ biến và tính xã hội cao: 
 Mô hình nhà ở thiết kế phải được triển 
khai xây dựng rộng rãi, khả năng áp dụng cho 
nhiều vùng miền ven biển hoặc nơi có lũ lụt 
thường xuyên xảy ra: 
+ Về tính phổ biến: xuất phát từ sự đơn giản 
của hình khối, khả năng áp dụng và sử dụng linh 
hoạt, vật liệu thông dụng, kết cấu phổ 
thôngvà ai cũng có thể thực hiện được nên 
phổ biến cũng dễ dàng. Khi xây nhà cần chú ý 
đến việc lựa chọn vật liệu. Cần tận dụng tối đa 
vật liệu sẵn có ở địa phương: cây gỗ, tre, rơm rạ, 
đá... để giảm thiểu chi phí. 
+ Tính xã hội cao: Người dân có thể vào 
cuộc để chủ động làm ngôi nhà của mình trên 
cơ sở giúp đỡ của cộng đồng, xây dựng phần 
kết cấu chịu lực chính theo thiết kế. Các phần 
khác của nhà làm theo nhu cầu và điều kiện 
kinh tế của mình dựa trên cơ sở gợi ý của thiết 
kế. Dân có thể tự xác định vị trí thích hợp để 
xây dựng và sử dụng phần lõi hợp lý trước mắt 
và lâu dài, có thể tự tổ chức thi công bằng 
phương pháp thủ công. 
3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG 
NHÀ PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT 
3.1. Địa điểm xây dựng 
Nên chọn địa điểm xây dựng nhà ở những 
nơi khuất gió bão, tránh đối mặt với hướng gió 
chủ đạo của gió bão. Có thể tận dụng các địa 
hình có nhiều vật cản như gò, đồi, hoặc trồng 
cây để cản bớt tác động trực tiếp của gió lên 
nhà. Không nên xây nhà ở những nơi trống trải, 
hay chịu ảnh hưởng của lũ quét và tác động của 
gió bão mạnh như ven sông, hồ lớn, bờ biển hay 
nơi hút gió. 
3.2. Giải pháp kiến trúc 
- Giải pháp hình khối kiến trúc: Nên bố trí 
các ngôi nhà thành cụm. Các nhà nên bố trí so le 
nhau, tránh bố trí thẳng hàng vì dễ hình thành 
các túi gió hoặc luồng gió xoáy. Giải pháp mặt 
bằng mái nhà nên đơn giản. Tốt nhất là thiết kế 
nhà có dạng chữ nhật. Nhà không nên dài quá, 
thông thường tỷ lệ chiều dài nhà trên chiều rộng 
không nên lớn hơn 2,5 lần. 
- Giải pháp cấu tạo kiến trúc: Mái nhà nên 
có độ dốc hợp lý, thường khoảng 30 – 330. Các 
mái nhẹ có độ dốc từ 5 – 100 thì áp lực âm gây 
tốc mái lớn, nên dễ bị tốc. Cần hạn chế các 
thành phần chìa ra ngoài tường của mái. Nên 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 159
làm diềm mái để hạn chế tác động trực tiếp của 
luồng gió lên phần đầu mái. Với mái hiên, nên 
làm hiên rời để nếu bị tốc thì ít ảnh hưởng tới 
mái của nhà chính hoặc làm hiên bằng bê tông 
cốt thép. Không nên sử dụng các tường quá 
rộng hoặc quá cao mà không được gia cố để 
chịu được tác động của gió. Với các bức tường 
này cần được gia cường bằng các giằng và các 
cột bổ trụ hoặc neo vào các khung và sàn chịu 
lực. Tường không nên trổ nhiều cửa hoặc cửa có 
diện tích lớn. Các cửa cần phải kín gió. Để tránh 
hiện tượng cửa dễ bị bung khi bị gió giật, nên 
làm cửa sổ dạng khung đẩy, theo phương đứng 
hoặc ngang. Các khung cửa cần được liên kết 
chắc chắn với tường. Các lỗ cửa phải đặt đối 
xứng nhau để giảm áp lực gió, hạn chế trổ cửa 
quá nhiều trong một mảng tường, nếu cần thiết 
phải trổ cửa thì nên gia cường giằng cửa. Tại vị 
trí cửa đi nên sử dụng giằng tường, bổ trụ nếu 
nhịp cửa quá lớn. Phải bố trí khung sắt trong lỗ 
cửa để tăng cường ổn định vùng tường bị giảm 
yếu và cố định cánh cửa một cách chắc chắn. 
Các cửa đi, cửa sổ phải khít, tránh gió lùa vào 
nhà khi có bão. Nên làm cửa trượt, tăng diện 
tích sử dụng và tránh va đập. Cửa phải có đầy 
đủ then, chốt cài để cố định cửa không bị đập, vì 
khi gió lùa được vào nhà-áp lực gió từ cả ngoài 
lẫn trong sẽ dễ dàng phá hủy nhà. 
3.3. Giải pháp kết cấu 
- Giải pháp kết cấu mái: Nhà thấp tầng 
của dân chủ yếu là dùng kết cấu mái nhẹ. Vật 
liệu lợp thường dùng là ngói, tôn, phibro xi 
măng hoặc các phên bằng tre, nứa, lá Các mái 
này rất dễ bị tốc khi có gió bão. Để tránh cho 
các tấm lợp nhẹ khỏi bị gió tốc, cần có biện 
pháp neo, giữ chúng chắc chắn vào hệ kết cấu 
mái. Ngoài ra để đảm bảo cho cả hệ thống mái 
không bị tốc thì các kết cấu khác của mái như 
rui, mè, đòn tay, xà gồ phải được liên kết chặt 
với nhau và liên kết với vì kèo thành một hệ 
thống chắc chắn. Đối với các nhà xây dựng 
trong vùng có khả năng bị ngập lụt thì cần chú ý 
bố trí các cửa thoát hiểm lên trần và qua mái. 
- Giải pháp kết cấu khung, thân nhà: Kết 
cấu chịu lực của nhà cần đơn giản, có sơ đồ làm 
việc rõ ràng. Các kết cấu phải tạo thành một hệ 
không gian tạo độ cứng tốt theo cả ba phương 
của nhà. Tất cả các bộ phận của kết cấu phải 
được neo giữ vào một số điểm kiên cố có khả 
năng chống lại các tác động của gió. Phải bố trí 
hệ thống giằng và liên kết cứng tất cả các kết 
cấu lại với nhau tạo thành một khối liên tục để 
tăng khả năng chống trượt, chống xoắn và 
chống xô đổ cho nhà. 
Đối với nhà có kết cấu chịu lực bằng khung 
gỗ hoặc tre, ở đầu hồi và tại các góc nhà cần bố 
trí các thanh chống chéo dạng tam giác hoặc 
chữ X; còn với nhà có kết cấu chịu lực là tường 
xây bằng gạch, đá thì bố trí các trụ và giằng 
bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau, trụ đứng 
bố trí ở góc tường và ngăn nhỏ các bức tường 
rộng. Giằng nên bố trí ở các cao trình mặt 
móng, mép trên cửa sổ, cửa đi. Giằng cần phải 
khép kín chu vi tường bao nhà và nối tất cả các 
bức tường trong nhà lại với nhau. 
- Giải pháp kết cấu móng: Đối với kết cấu 
móng, yêu cầu phải đủ khả năng chịu lực, neo 
giữ được các kết cấu bên trên khi nhà chịu tác 
động của gió. Ngoài ra, do bão thường đi kèm 
với ngập lụt bởi mưa, nên móng nhà cần đảm 
bảo cho các kết cấu bên trên luôn khô ráo. Kết 
cấu và vật liệu làm móng phải không bị hư hỏng 
khi ngập úng, đảm bảo chức năng chịu lực trong 
trường hợp bị ngập nước. Kết cấu móng thường 
dùng là móng gạch, đá hoặc bê tông cốt thép. 
Tại các chân cột có thể bố trí các neo bằng thép 
để néo các chân cột. 
4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU NHÀ 
PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT ĐÃ ĐƯỢC 
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRÊN THẾ 
GIỚI VÀ VIỆT NAM 
4.1. Trên thế giới 
Những công trình trong vùng lũ lụt thường 
chứa đựng nhiều rủi ro và đòi hỏi phải được 
xây dựng bằng những công nghệ thích hợp. 
Mặc dù xây dựng công trình cao hơn mực nước 
lũ là cách làm phổ biến nhưng cũng có những 
phương pháp ấn tượng hơn khi có thể làm cho 
những ngôi nhà nổi tự động mỗi khi nước lũ 
dâng cao. Loại hình này đang xuất hiện ngày 
càng nhiều trong bối cảnh lũ lụt dần trở thành 
hiểm hoạ toàn cầu. 
Ngôi nhà nổi “Amphibious House” được 
Baca Architects thiết kế nổi và sẽ dâng cao 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 160
theo mực nước mỗi lần ngập lụt (Anh Dương, 
2016). Nằm trên bờ sông Thames thuộc thị trấn 
Buckinghamshire ở Marlow (Anh), ngôi nhà 
này được xây dựng trên hai bệ đỡ tách rời cho 
phép hệ kết cấu nổi trên phần mở rộng được 
định sẵn khi nước sông Thames dâng cao sẽ 
làm đầy khoang chứa và giữ ngôi nhà luôn nổi 
trên mặt nước. “Amphibious House” là ngôi 
nhà nổi đầu tiên tại Anh Quốc và có thể nổi tối 
đa 2.5m (Hình 1). 
Hình 1. Ngôi nhà nổi “Amphibious House” 
được Baca Architects thiết kế 
Công trình FLOAT House (Nhà nổi) đã đạt 
chứng chỉ LEED Platinum nhờ vào việc giảm 
thiểu tối đa những tác động đến môi trường. 
Ngôi nhà được xác định là “nhà ở lưỡng cư” 
(trên cạn và trên mặt nước) do Morphosis 
Architects thiết kế theo đơn đặt hàng của quỹ 
Make It Right (do Brad Pitt sáng lập) tại New 
Orleans. Công trình tiết kiệm năng lượng rộng 
gần 90m2 là giải pháp cho những vùng thường 
xuyên xảy ra lũ lụt trên thế giới. Ngôi nhà được 
xây từ một hệ khung đúc sẵn bằng bọt 
polystyrene cùng với lớp bao che là kính cường 
lực và bê tông sợi được gia cố khiến cho nó đủ 
nhẹ và trở thành một chiếc bè nổi khi nước lũ 
dâng lên. Khi nước dâng, ngôi nhà sẽ tách khỏi 
dây neo và có thể nâng lên đến độ cao 3.66 mét 
(~12 feet) nhưng sẽ không trôi ra xa mà hoạt 
động như một chiếc bè cung cấp năng lượng từ 
pin đủ cho việc sử dụng tạm thời đến khi có trợ 
giúp (Hình 2). (Anh Dương, 2016). 
Hình 2. Công trình FLOAT House giảm 
thiểu tối đa những tác động đến môi trường 
Hình 3. Công trình Blooming Bamboo home 
được làm từ vật liệu địa phương 
Công trình Blooming Bamboo home của H&P 
Architects là một dạng nhà nổi giá rẻ được làm từ 
vật liệu địa phương. Với nguyên liệu tre, ngôi 
nhà được xây dựng trên một hệ đỡ là các thùng 
dầu tái chế. Những thùng dầu này liên kết với 
nhau tạo thành chiếc bè, nâng ngôi nhà nổi trên 
bề mặt nước lũ (Hình 3). 
Nhà nổi ở Massbommel: Hà Lan được xem là 
nơi tập trung của những căn nhà nổi bởi đây vốn 
là khu vực có địa hình trũng so với mực nước 
biển. Văn phòng kiến trúc Waterstudio và Dura 
Vermeer đã hoàn thiện một bản mẫu thiết kế nổi 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 161
tiếng cho loại hình nhà nổi ở Massbommel. 
Ngôi nhà được thiết kế để có thể nổi lên trên cao 
vào mỗi dịp lũ lụt. Hệ thống điện và cung cấp 
nước vẫn luôn được đảm bảo trong suốt quá 
trình nổi nhờ vào những ống dẫn dẻo (Hình 4). 
Hình 4. Nhà nổi ở Massbommel-Hà Lan 
Hình 5. Ngôi nhà có chân 
Ngôi nhà có chân (Between Arts và 
Technology Studio): Thay vì sử dụng nước để 
nâng kết cấulên, công trình này sử dụng hệ 
thống nâng thủy lực giúp công trình cao lên 
800mm so với nền đất. Chủ nhà có thể di 
chuyển căn nhà đến vị trí thích hợp qua điều 
khiển từ xa (Hình 5). 
4.2. Tại Việt Nam 
4.2.1. Nhà lõi tránh lũ kết hợp nhà ở 
Xuất phát từ mục đích trên, kết cấu chính của 
nhà ở được thiết kế là một hệ khung bê tông cốt 
thép có hình dạng cơ bản, được cấu tạo từ 2 hình 
lập phương kích thước 3m x 3m x 3m hoặc 3,6m 
x 3,6m x 3,6m đặt chồng lên nhau thành khối 2 
tầng, tạo ra một mô đun làm cơ sở để từ đây có thể 
phát triển không gian các hướng theo chiều cao, 
rộng hoặc sâu khi cần áp dụng trong thực tế (Ngô 
Doãn Đức, 2012). Do hình khối đơn giản nên lõi 
nhà dễ hình dung, thuận lợi trong việc triển khai, 
sắp đặt và tính toán (Hình 6). 
Với cấu trúc đơn giản và khả năng biến hóa 
cao, phần lõi nhà hoàn toàn đáp ứng được việc 
áp dụng rộng rãi và tương thích với mọi địa hình 
vùng bão lũ. Quan trọng nhất là việc lựa chọn, 
xác định vị trí xây dựng phần lõi – sao cho thích 
hợp với mỗi ngôi nhà hiện có, để kết nối sử 
dụng tốt nhất; hoặc phải phù hợp cho việc sửa 
chữa, cải tạo tiếp, hoặc thuận lợi cho việc phá 
cũ để xây mới ngôi nhà trong tương lai Trong 
mọi trường hợp đều phải đạt được mục tiêu: từ 
phần lõi sẽ hình thành nên ngôi nhà lõi tránh 
bão lụt hơp lý, lâu dài với khuôn viên đất của 
mỗi gia đình. 
Các khả năng phát triển, mở rộng phần lõi 
khi cần đều được đặt ra: có thể mở tiếp lên cao 
(nâng mái, thêm tầng) để tăng diện tích hoặc để 
tránh mực nước dâng bất thường so với đỉnh lũ 
lụt thường xuyên; có thể mở rộng không gian 
theo chiều sâu cũng như chiều rộng (bằng tường 
xây) Từ chiều cao cơ bản của mô hình lõi nhà 
có thể điều chỉnh cục bộ, tăng hoặc giảm cho 
phù hợp với mực nước ngập cao nhất, hoặc để 
hoà hợp với không gian của toàn ngôi nhà.
Hình 6. Lõi nhà bằng kết cấu bê tông cốt thép chịu lực 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 162
Về sử dụng, phần lõi nhà có khả năng đáp 
ứng sử dụng không những cho người và vật 
dụng, mà còn cho gia súc như trâu bò đều có thể 
trú ẩn được. Ngôi nhà loại này thường kết hợp 
để ở, khi có bão, lũ thì sẽ phát huy khả năng ứng 
phó bằng cách di chuyển người và đồ dạc lên 
cao. Bình thường thì tầng dưới có thể làm bếp, 
phòng ăn hoặc tiếp kháchtầng trên để ngủ 
nghỉ, hoặc cất giữ đồ đạc (Hình 7). 
Hình 7. Nhà lõi ứng phó bão lũ và kết hợp ở (Anh Dũng, 2016). 
4.2.2. Nhà nổi: 
Cốt lõi của giải pháp là nền nhà tự nổi lên khi 
lũ, lụt tràn về một cách chủ động biến nền nhà 
thành một chiếc bè nổi ngay trong lòng nhà. 
Khi nước vượt trên 4m, nền nhà sẽ đẩy mái nổi 
lên theo như một cái bè có mái làm cho khả năng 
kháng lũ hàng chục mét một cách đơn giản. Việc 
sinh hoạt trong ngôi nhà trong thời gian lũ, lụt do 
đó cũng bình thường. 
Mái nhà có thể lợp bằng các vật liệu nhẹ như 
tôn, rơm, rạ, lá cọ... trên hệ thống dàn vì kèo 
bằng gỗ, thép, tre, nứa. Đỉnh mái có thể đóng mở 
được đối lưu không khí, điều hòa vi khí hậu, thời 
gian thi công chỉ từ 10 ngày đến 20 ngày nên sẽ 
nhanh chóng triển khai được nhiều công trình 
trên diện rộng với tốc độ lớn. Tận dụng được tối 
đa vật liệu tại chỗ. Việc cải tạo những ngôi nhà 
đang tồn tại thành nhà kháng lũ, lụt cũng hết sức 
đơn giản (thời gian công chỉ khoảng 5 ngày) 
bằng cách thay nền nhà bằng nền nhà có khả 
năng nổi ở trên. 
Năm 2014 mô hình nhà phao bắt đầu ra đời, 
đây là một dạng nhà nổi, trên là kết cấu nhẹ 
(khung gỗ, sắt, vách, mái tôn), dưới là thùng 
phuy nhựa, sắt để làm nổi. Đây là sáng kiến của 
người dân tại Quảng Bình với nguồn kinh phí 
đến từ sự đóng góp của cộng đồng. Nhiều kỹ sư, 
kiến trúc sư đã tham gia vào việc tính toán lực, 
trọng tải và thiết kế kỹ thuật giúp ngôi nhà nổi và 
cân bằng trên mặt nước. Với hệ thống dây chằng 
và trụ bê tông bên dưới, nhà chống lũ vẫn có thể 
trụ vững trước dòng nước xiết. Nước dâng đến 
đâu, nhà sẽ nổi đến đấy, nhà tự nổi theo ray thép. 
Dù giá thành không cao nhưng những ngôi 
nhà phao vẫn có thể giúp người dân có chỗ trú an 
toàn trong mùa bão lũ. Hiện tại, một số ngôi nhà 
chống lũ đã được xây dựng tại Quảng Bình và 
hoạt động rất tốt (Hình 8, Hình 9). 
Hình 8. Mô hình nhà phao 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 163
Hình 9. Mẫu nhà phao đã đưa vào sử dụng 62 căn tại rốn lũ Tân Hoá (Minh Hóa, Quảng Bình) 
4.2.3. Chòi tránh lũ, lụt 
Các chòi phòng tránh lũ, lụt đều được xây 
dựng mới, một số ít được xây dựng theo 
phương pháp cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có. 
Chất lượng công trình tương đương một gian 
nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn 
đổ bê-tông, hoặc làm bằng gỗ, mái đổ bê-tông, 
hoặc lợp phi-brô xi-măng, bao che bằng gạch 
xây). Tất cả các chòi phòng tránh lũ, lụt đều có 
sàn sử dụng vượt mức ngập cao nhất tại vị trí 
xây dựng, và có diện tích ít nhất từ 10 m2 trở 
lên. Với kiến trúc đẹp, phù hợp với phong tục 
tập quán và lối sống của địa phương. Thậm chí, 
ngoài việc xây dựng để làm nơi phòng tránh lũ, 
lụt cho người, hộ gia đình có nhiều vật nuôi, 
như trâu, bò còn bố trí cầu thang phù hợp cho 
các loại gia súc có thể tự đi lên, xuống được để 
cùng tránh lũ, lụt... (Hình 11). 
Ngôi nhà chòi được thiết kế với diện tích 
hạn chế hơn so với mô hình nhà lõi nên chỉ 
được sử dụng khi có bão lũ xảy ra. Do vậy, so 
sánh về chi phí thì loại nhà này rẻ tiền và dễ áp 
dụng cho phần lớn dân cư vùng lũ hơn loại nhà 
lõi kết hợp ở. 
Hình 10. Chòi tránh lũ, lụt 
5. KẾT LUẬN: 
Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất coi trọng các 
vấn đề về nhà ở cho vùng nông thôn, đặc biệt là 
vùng thường xuyên xảy ra bão lũ, ngập lụt. Bộ 
Xây dựng, Hội KTS Việt Nam đã tổ chức nhiều 
nghiên cứu, hội thảo về lĩnh vực này. Các cuộc thi 
về kiến trúc nhà ở nông thôn, tìm hiểu xem người 
dân nông thôn muốn gì là những việc làm đúng và 
hiệu quả. Mở ra những hứa hẹn cho phát triển khu 
vực nông thôn-chiếm 72% dân số và đất đai cả 
nước. Hiểu biết về tương tác xã hội của cư dân 
vùng bão lũ, ngập lụt để có ứng xử đúng là việc 
các nhà nghiên cứu xã hội và đô thị tích hợp từ 
các nhu cầu xã hội trong quá trình đô thị hóa. 
Nghiên cứu các mô hình nhà ở cho các vùng có 
quy luật về bão lũ, ngập lụt khác nhau, kế thừa và 
khai thác các ưu điểm từ các mô hình nhà chuyên 
biệt sẽ tạo ra bộ mặt nhà ở mới và chất lượng sống 
tốt nhất cho cư dân vùng biển miền Trung đầu thế 
kỷ 21. 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Đức Thiềm (2005). Khái niệm kiến trúc và cơ sở sáng tác, NXB Xây Dựng. 
TS.KTS Ngô Doãn Đức (2012). “Nhà Lõi tránh bão lụt – Một mô hình thiết thực với dân nghèo 
Miền Trung”, Tạp chí Kiến trúc. 
KTS Anh Dũng (2016). “Những phương án đạt giải Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng bão lũ, ngập 
lụt”, Tạp chí Kiến trúc. 
TS.KTS Trần Đình Hiếu (2007). Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở, Đại học Huế. 
KTS Anh Dương (2016), “6 mô hình Nhà chống lũ hiệu quả trên thế giới”, Tạp chí Kiến trúc. 
“Dự án Quản lý thiên tai, đánh giá tác động môi trường”, Phụ lục 4: “Tình hình thiên tai các lưu 
vực sông”,  
Abstract: 
INTRODUCTION OF SOME MODEL OF HOUSES IN FLOOD-STRICKEN AREAS 
THAT IT HAS BEEN STUDIED AND APPLIED IN PRACTICE IN THE WORLD AND 
VIETNAM 
Due to the impacts of storms, tropical depressions and discharges from hydroelectric power 
reservoirs, these floodings have bad effects on people’s lives in the Central region. Floodings 
happen frequently with different degrees of demage and the intensity of flood becomes bigger and 
more complicated. Therefore, the prevention and combat against floodings are the main missions of 
all-level authorities and local households as well. However, due to economical difficulties and 
limited state budgets, it is not easy to prepare favourable conditions for living with floodings. From 
the perspective of architects, when the solutions on building houses adapted to flooding are 
developed, they will be very useful for local people. 
Key words: Houses in flooding-stricken areas, model of house, architecture. 
Ngày nhận bài: 05/12/2017 
Ngày chấp nhận đăng: 08/1/2018 

File đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_mot_so_mau_nha_phong_chong_lu_lut_da_duoc_nghien.pdf