Hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của tạp chất bo trong silic
Tóm tắt: Trong quá trình khuếch tán tạp chất bo trong silic, sự tương tác giữa
bo và sai hỏng điểm làm cho quá trình khuếch tán và hệ số khuếch tán của bo trong
silic trở nên phức tạp. Vì vậy, việc xác định hệ số khuếch tán của bo trong silic
không hề đơn giản. Tuy nhiên, ứng dụng lý thuyết nhiệt động lực không thuận
nghịch, quá trình khuếch tán và hệ số khuếch tán của tạp chất bo trong silic có thể
được lý giải, tính toán và khảo sát. Trong bài báo này, các tác giả đã giới thiệu các
kết quả nghiên cứu về hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của
bo trong silic. Các kết quả đã cho thấy:
i) Hệ số khuếch nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của bo trong silic phụ
thuộc vào nồng độ của bo và nồng độ sai hỏng điểm;
ii) Khi nồng độ bo thấp, hệ số khuếch tán nội tại có dấu dương và bo khuếch
thông thường trong Si;
iii)Khi nồng độ bo cao, hệ số khuếch tán nội tại có dấu âm và bo khuếch lên
dốc trong silic.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của tạp chất bo trong silic
Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 173 HỆ SỐ KHUẾCH TÁN NỘI TẠI VÀ HỆ SỐ KHUẾCH TÁN TƯƠNG QUAN CỦA TẠP CHẤT BO TRONG SILIC Vũ Bá Dũng, Hồ Quỳnh Anh, Tống Bá Tuấn Tóm tắt: Trong quá trình khuếch tán tạp chất bo trong silic, sự tương tác giữa bo và sai hỏng điểm làm cho quá trình khuếch tán và hệ số khuếch tán của bo trong silic trở nên phức tạp. Vì vậy, việc xác định hệ số khuếch tán của bo trong silic không hề đơn giản. Tuy nhiên, ứng dụng lý thuyết nhiệt động lực không thuận nghịch, quá trình khuếch tán và hệ số khuếch tán của tạp chất bo trong silic có thể được lý giải, tính toán và khảo sát. Trong bài báo này, các tác giả đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu về hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của bo trong silic. Các kết quả đã cho thấy: i) Hệ số khuếch nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của bo trong silic phụ thuộc vào nồng độ của bo và nồng độ sai hỏng điểm; ii) Khi nồng độ bo thấp, hệ số khuếch tán nội tại có dấu dương và bo khuếch thông thường trong Si; iii) Khi nồng độ bo cao, hệ số khuếch tán nội tại có dấu âm và bo khuếch lên dốc trong silic. Từ khóa: Khuếch tán bo trong silic, Hệ số khuếch tán nội tại, Hệ số khuếch tán tương quan. 1. MỞ ĐẦU Hệ số khuếch tán là thông số của quan trọng của quá trình khuếch tán. Trong các quá trình khuếch tán đơn giản, hệ số khuếch tán là một hằng số. Tuy nhiên, khuếch tán trong chất rắn nói chung và khuếch tán trong vật liệu bán dẫn là các quá trình phức tạp và hệ số huếch tán tạp chất trong mạng tinh thể chất bán dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như nồng độ tạp chất, nồng độ sai hỏng điểm trong Si. Khuếch tán tạp chất trong chất bán dẫn thường là các quá trình khuếch tán phức tạp đa thành phần, bao gồm tạp chất và sai hỏng điểm. Sự tương tác giữa các thành phần làm cho quá trình khuếch tán và hệ số khuếch tán của các thành phần trở nên phức tạp hơn nhiều so với khuếch tán đơn thành phần [1-6]. Khuếch tán tạp chất cũng như khuếch tán bo trong silic cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều cách tiếp cận khác nhau, và hầu hết đều cho rằng tạp chất thực hiện khuếch tán đơn thành phần trong silic [2, 3, 5]. Trong bài báo này, trên cơ sở lý thuyết nhiệt động lực học không thuận nghịch và cho rằng tạp chất khuếch tán trong silic là loại khuếch tán đa thành phần (tạp chất và sai hỏng điểm), các hệ số khuếch tán (hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan) của tạp chất B trong Si đã được nghiên cứu. Các hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của B trong Si đã được tính toán, khảo sát và thảo luận. 2. HỆ SỐ KHUẾCH TÁN CỦA TẠP CHẤT B TRONG SILIC Trong quá trình chế tạo vật liệu bán dẫn, linh kiện bán dẫn hoặc mạch tổ hợp (IC), một quá trình công nghệ quan trọng là khuếch tán các tạp chất (B, As, P ) vào trong mạng tinh thể silic (Si). Hầu hết các quá trình khuếch tán tạp chất là khuếch tán đa thành phần, bao gồm tạp chất và sai hỏng điểm [1-3]. Khuếch tán tạp chất bo (B) trong silic phụ thuộc vào sai hỏng điền kẽ (I) và nút khuyết (V). Tạp chất khuếch tán trong Si có thể xảy ra theo một số cơ chế khác nhau như: cơ chế nút khuyết - vacancy, cơ chế điền kẽ - interstitial, cơ chế kick-out, cơ chế tái hợp [2-9]. Tuy nhiên, khuếch tán tạp chất B trong silic theo ba cơ chế chính là: cơ chế nút khuyết, cơ chế điền kẽ và cơ chế hỗn hợp. Khuếch tán theo các cơ chế này thường làm sinh ra các sai hỏng điểm. Các sai hỏng điểm tương tác và khuếch tán đồng thời cùng tạp chất B, và như vậy, quá trình khuếch tán tạp chất B Vật lý & Khoa học vật liệu V. B. Dũng, H. Q. Anh, T. B. Tuấn, “Hệ số khuếch tán nội tại tạp chất Bo trong Silic.” 174 trong Si là quá trình khuếch tán ba thành phần (B, I và V). Đây là một quá trình phức tạp, các lý thuyết khuếch tán đơn thành phần như lý thuyết Fick không thể mô tả được quá trình khuếch tán này. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở lý thuyết nhiệt động lực học không thuận nghịch (hệ phương trình Onsager) ta có thể mô tả được quá trình phức tạp này. Phương trình Onsager mô tả quá trình khuếch tán i thành phần được viết như sau [10-13]: i ik k k J = L X (1) ở đây, Ji mật độ dòng khuếch tán của thành phần tứ i, Xk là lực nhiệt động, Lik là hệ số hiện tượng luận Onsager. Áp dụng phương trình Onsager, quá trình khuếch tán đồng thời B và sai hỏng điểm có thể được mô tả bằng hệ phương trình sau [1, 14]: B BB B BI I BV VJ = L X + L X + L X (2) I II I IB B IV VJ = L X + L X + L X (3) V VV V VB B VI IJ = L X + L X + L X (4) ở đây, JB, JI và JV là mật độ dòng khuếch tán của B, I và V. Trong đó, các lực nhiệt động và các hệ số hiện tượng luận được xác định bởi các công thức [1]: i i i i CkT X = - μ - C x (5) i iii DC L = kT (6) V V I I B B BI IB D C - D C - D C L = L = 2kT (7) I I B B V V BV VB D C - D C - D C L = L = 2kT (8) B B I I V V IV VI D C - D C - D C L = L = 2kT (9) trong đó, DB, DI, DV là hệ số khuếch tán đơn (hệ số khuếch tán khi không có tương tác giữa các thành phần) của B, I, V; CB, CI, CV là nồng độ B, I, V; µ là thế hóa học; k và T là hằng số Boltzmann và nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi thì phương trình Gibbs-Duhem có thể được áp dụng [15-17]: B B I I V VC X + C X + C X = 0 (10) Kết hợp các phương trình (1), (2), (3) và (10) ta có: B I B BB BV B BI BV I V V C C J = L - L X + L - L X C C (11) I B I II IV I IB IV B V V C C J = L - L X + L - L X C C (12) V B V VV VI V VB VI B I V C C J = L - L X + L - L X C C (13) Thay các phương trình (5), (6), (7), (8), (9) vào các phương trình (11), (12), (13) ta có: B I B BB BI C C J = -D - D x x (14) B I I IB II C C J = -D - D x x (15) V B IJ = - J + J (16) Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 175 Trong đó, các hệ số khuếch tán DBB, DII và DBI, DIB là được gọi là hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của B và I. Trong đó, các hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của B được xác định bởi các công thức: B B I I BB B V V D C - D C1 D 2D + D + 2 C (17) V V B B B B I I BI V I I V D C - D C D C - D C1 D D - D + + 2 C C (18) Phương trình (14) cho thấy quá trình khuếch tán của tạp chất B không những phụ thuộc vào hệ số khuếch tán và nồng độ của chính nó (DB và CB) mà còn phụ thuộc vào hệ số khuếch tán và nồng độ của sai hỏng điểm (DI, DV và CI, CV). Các phương trình (17), (18) cũng cho thấy hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của B phụ thuộc vào nồng độ của B và nồng độ sai hỏng điểm. 3. SỰ PHỤ THUỘC HỆ SỐ KHUẾCH TÁN DBB VÀ DBI VÀO NỒNG ĐỘ Quá trình khuếch tán B trong Si được xác định bởi phương trình (14) với các hệ số khuếch tán nội tại (17) và hệ số khuếch tán tương quan (18). Các hệ số khuếch tán này quyết định đến tính chất khuếch tán của B trong Si. Sự phụ thuộc của hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan vào nồng độ B và nồng độ sai hỏng điểm sẽ được, tính toán, khảo sát và thảo luận sau đây. Dòng khuếch tán của B trong silic (14) có thể được ra thành hai thành phần JBB và JBI: B BB BIJ = J + J (19) i) Dòng khuếch tán nội tại JBB phụ thuộc vào gradient nồng độ của B và hệ số khuếch tán nội tại DBB: B BB BB C J = -D x (20) ii) Dòng khuếch tán tương quan JBI phụ thuộc vào gradient nồng độ của điền kẽ và hệ số khuếch tán tương quan DBI: I BI BI C J = -D x (21) Các phương trình (19), (20) và (21) cho thấy tính chất khuếch tán của tạp chất B trong Si phụ thuộc hệ số khuếch tán nội tại DBB và hệ số khuếch tán tương quan DBI. Sau đây, sự biến thiên theo nồng độ tạp chất bo CB và nồng độ sai hỏng điền kẽ CI của hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan sẽ được khảo sát. Ở tại nhiệt độ khuếch tán T = 1000oC, hệ số khuếch tán của sai hỏng điểm và của tạp chất B được lựa chọn là DI = 2.6×10 -11cm2s-1, DV = 3.2×10 -10cm2s-1 và DB = 1.28×10 -14cm2s-1 [18]. Bảng 1. Sự phụ thuộc hệ số khuếch tán DBB và DBI vào nồng độ tạp chất B. CB BBB BBI CI BBB BBI 1013 1.6x1010 -1.5x10-9 109 2.3x10-10 -1.6 1014 1.6x1010 -1.5x10-8 1010 2.3x10-10 -1.6x10-1 1015 1.6x1010 -1.5x10-7 1011 2.3x10-10 -1.6x10-2 1016 1.6x1010 -1.5x10-6 1012 2.3x10-10 -1.6x10-3 1017 1.6x1010 -1.5x10-5 1013 2.3x10-10 -1.6x10-4 1018 1.7x1010 -1.5x10-4 1014 2.4x10-10 -1.6x10-5 1019 2.3x1010 -1.5x10-3 1015 2.1x10-10 -2.6x10-5 1020 8.1x1010 -1.5x10-2 1016 1.1x10-10 -1.4x10-6 1021 6.7x1009 -1.5x10-1 1017 -9.2x10-10 1.6x10-6 Vật lý & Khoa học vật liệu V. B. Dũng, H. Q. Anh, T. B. Tuấn, “Hệ số khuếch tán nội tại tạp chất Bo trong Silic.” 176 Bảng 1 là kết quả tính toán sự phụ thuộc của DBB và DBI vào nồng độ của tạp chất bo CB khi nồng độ sai hỏng điểm ở giá trị cân bằng (CI = 1.1×10 12cm-3, CV = 1.0×10 15cm-3 [18]) và sự phụ thuộc của DBB và DBI vào nồng độ điền kẽ CI khi nồng độ tạp chất bo không đổi CB = 10 -19cm-3. Hình 1. Đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán nội tại vào nồng độ tạp chất B. Hình 2. Đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán nội tại vào nồng độ điền kẽ. Hình 3. Đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán tương quan vào nồng độ tạp chất B. Hình 4. Đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán tương quan vào nồng độ điền kẽ. Hình 1 là đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán nội tại vào nồng độ tạp chất bo CB. Hình 2 là đồ thị sự phụ thuộc hệ số khuếch tán nội tại vào nồng độ điền kẽ CI. Hình 3 là cho biết sự phụ thuộc hệ số khuếch tán tương quan vào nồng độ tạp chất bo CB. Hình 4 là cho biết sự phụ thuộc hệ số khuếch tán tương quan vào nồng độ điền kẽ CI. Các kết quả cho thấy: i) Tại vùng tạp chất bo có nồng độ thấp (CB = 10 13 ÷ 1017cm-3) hệ số khuếch tán nội tại DBB không đổi, còn tại vùng nồng độ cao của B (CB = 10 18 ÷ 1021cm-3) thì DBB tăng khi nồng độ CB tăng; ii) Hệ số tương quan DBI tăng khi nồng độ B tăng ở cả vùng nồng độ thấp và nồng độ cao (CB = 10 13 ÷ 1021cm-3); iii) Cả hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan có thể có dấu dương hoặc dấu âm; iv) Hệ số khuếch tán nội tại ít thay đổi theo nồng sai hỏng CI và có dấu dương ở vùng nông độ thấp (CI = 10 9 ÷ 1013cm-3) nhưng ở vùng độ cao (CI = 10 14 ÷ 1017cm-3) thì bị thay đổ nhanh và có thể có dấu âm; Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 177 v) Tại vùng sai hỏng có nồng không cao (CI = 10 9 ÷ 1014cm-3) hệ số khuếch tán tương quan DII có dấu âm và thay đổi mạnh, còn tại vùng nồng độ cao (CI = 10 17cm-3) thì DBI có dấu dương. Các kết quả trên đã chỉ ra rằng: quá trình khuếch tán tạp chất bo trong silic phụ thuộc vào nồng độ và gradient nồng độ của chính tạp chất bo và của sai hỏng điểm. Trong đa số các trường hợp thì gradient nồng độ của sai hỏng điểm là rất nhỏ, có thể bỏ qua, khi đó, quá trình khuếch tán B trong silic được xác định bởi phương trình sau: B B B I I B B BB BB B V V C D C - D C C1 J = J = -D = - 2D + D + x 2 C x (22) Lúc này, quá trình khuếch tán B trong Si phụ thuộc vào hệ số khuếch tán nội tại. Tuy nhiên, quá trình khuếch tán của B vẫn phụ thuộc mạnh vào nồng độ sai hỏng điền kẽ trong Si: i) Khi nồng độ điền kẽ CI nhỏ hơn 10 16 thì hệ số khuếch nội tại DBB có dấu dương và B khuếch tán bình thường (dòng khuếch tán đi theo chiều giảm nồng độ); ii) Khi nồng độ điền kẽ CI lớn hơn 10 16 thì hệ số khuếch nội tại DBB có dấu âm và B khuếch tán lên dốc (dòng khuếch tán đi theo chiều tăng nồng độ). Ngoài ra, nồng độ của tạp chất bo CB cũng đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ khuếch tán B trong Si: i) Khi nồng độ B thấp (CB < 10 17 cm-3) thì hệ số khuếch tán nội tại nhỏ, tức là B khuếch tán chậm; ii) Khi nồng độ B cao hơn 1017 cm-3 thì hệ số khuếch tán nội tại tăng nhanh và tốc độ khuếch tán B cũng tang nhanh. Đây chính là hiện tượng khuếch tán tăng cường của tạp chất ở vùng nồng độ cao đã được thực nghiệm xác nhận [19, 20]. iii) Hiện tượng hệ số khuếch tán của B có thể có dấu âm trong hệ khuếch tán bậc ba (ba thành phần: B, I và V), có nghĩa là khuếch tán ba thành phần B và sai hỏng điểm trong Si có thể xảy ra hiện tượng khuếch tán lên dốc (uphill diffusion). Đây là một kiểu khuếch tán có thể có nhiều ứng dụng thú vị, đang được nghiên cứu [21-28]. 4. KẾT LUẬN Dựa trên lý thuyết nhiệt động lực học không thuận nghịch, hệ số khuếch tán nội tại và hệ số khuếch tán tương quan của tạp chất B đối với hệ khuếch tán ba thành phần trong Si đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: i) Ở vùng nồng độ tạp chất B thấp, hệ số khuếch tán nội tại của B có dấu dương và B thực hiện khuếch tán thông thường trong Si; ii) Ở vùng nồng độ tạp chất B cao, hệ số khuếch tán nội tại của B có dấu âm và B thực hiện khuếch tán lên dốc trong Si; Kết quả về khả năng khuếch tán lên dốc của tạp chất B đối với hệ bậc ba trong vật liệu bán dẫn Si mở ra một hướng nghiên cứu mới về “khuếch tán lên dốc của tạp chất và sai hỏng điểm trong vật liệu bán dẫn”. Đồng thời, kết quả cũng đã thêm phần khẳng định về một kiểu khuếch tán đặc biệt, nhưng có nhiều ứng dụng thú vị trong các lĩnh vực khôi phục tranh cổ, tuyển khoáng và giảm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vu Ba Dung et al, “Preliminary Results of Numerical Profiles for Simultaneous Diffusion of Boron and Point Defect in Silicon using the Irreversible Thermodynamic Theory”, Defect and Diffusion Forum Vol. 194 (2001), pp. 647-652. Vật lý & Khoa học vật liệu V. B. Dũng, H. Q. Anh, T. B. Tuấn, “Hệ số khuếch tán nội tại tạp chất Bo trong Silic.” 178 [2]. S. Mirabella, et al, “Mechanisms of boron diffusion in silicon and germanium”, J. Appl. Phys. Vol. 113 (2013), p. 4763353. [3]. N. Cowern, et al, “Experiments on atomic-scale mechanisms of diffusion” Phys. Rew. Lett. Vol. 67 (1991), p. 212. [4]. H. Bracht, “Diffusion mechanisms and intrinsic point-defect properties in silicon” Mater. Res. Soc. Bull. Vol. 25 (2000), p. 22. [5]. S. Jain, et al, “Transient enhanced diffusion of boron in Si” J. Appl. Phys. Vol. 91 (2002) p. 8919. [6]. P. Pichler, “Intrinsic point defects, Impurities, and Their Diffusion in Silicon”, Springer-Verlag Wien (2004), pp. 229-279. [7]. A. Ural, et al, “Fractional contributions of microscopic diffusion mechanisms for common dopants and self-diffusion in silicon” J. Appl. Phys. Vol. 85 (1999), p. 6440. [8]. Y. Huang, et al, “The Lattice Kinetic Monte Carlo Simulation of Boron Diffusion in SiGe” Adv. Chem. Eng. Sci. Vol. 4 (2014), pp. 529-538. [9]. A. F. W. Willoughby, “Anomalous Diffusion Effects in Silicon (A Review)” Journal of Materials Science, Vol. 3 (1968) pp. 89-98. [10]. G. Lebon, D. Jou and J. Vasas-Vazquez, “Understanding No-equilibrium Thermodynamics”, Springer-Verlag Berlin-Heidelberg, (2008), p. 47. [11]. I. Belova, et al, “Simultaneous tracer diffusion and interdiffusion in a sandwich-type configuration to provide the composition dependence of the tracer diffusion coefficients” Philosophical Magazine, Vol. 94 (2014) pp. 3560-3573. [12]. K. Olah, “Thermokinetics of the Equilibrium State”, Per. Polyt. Chem. Eng. Vol. 45 (2003), pp.3-33. [13]. D. Miller, “The origins of Onsager's key role in the development of linear irreversible thermodynamics” Journal of Statistical Physics, Vol. 78 (1995), p. 563. [14]. S. Hu, “Modeling Diffusion in silicon”, Summer school, Belgium (1987), p. 465. [15]. G. Verros, “On the validity of the Onsager reciprocal relations in multi- component diffusion”, Phys. Lett. A Vol. 365 (2007), pp. 34-38. [16]. I. Latella and A. Madrid, “Local thermodynamics and the generalized Gibbs Duhem equation in systems with long-range interactions” Phys. Rev. E Vol. 88 (2013) p. 042135. [17]. S. Emmanuel, A. Cotis, B. Berkowitz, “Diffusion in multicomponent systems: a free energy approach”, Chem. Phys. Vol. 320 (2014) pp. 21-30. [18]. D. Mathiot, J. Pfister, “Dopant diffusion in silicon: A consistent view involving nonequilibrium defects” J. Appl. Phys. Vol. 55 (1984) p. 3518. [19]. S.M. Hu, Diffusion in Silicon and Germanium, Atomic Diffusion in semiconductors, Plenum Press, London (1973), p. 217. [20]. N. D. Thai, “Solid State Electronics”, Pergamon Press Vol. 13 (1970), pp. 165-172. [21]. L. Darken, “Diffusion of carbon in austenite with a discontinuity in composition”, Trans. AIME, Vol. 180 (1949), pp. 430-438. [22]. G. Gilboa, et al, “Backward Diffusion Methods for Digital Halftoning”, IEEE Transactions on image processing, Vol. 11 (2002) p. 689. [23]. R. Krishna, “Uphill diffusion in multicomponent mixtures”, Chem. Soc. Rev. Vol. 44 (2015), p. 2812. [24]. Vu Ba Dung and Dinh Van Thien, “The Equation of Backward Diffusion and Negative Diffusivity”, Journal of Physics: Conference Series, Vol. 537 (2014), p. 012011. [25]. Vu Ba Dung, “Kinetics and thermodynamics of the backward diffusion”, Far East Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 179 Journal of Dynamical Systems, Vol. 27 (2015), pp. 79-94. [26]. Vu Ba Dung and Bui Huu Nguyen, “Dynamic Simulation of Backward Diffusion Based on Random Walk Theory”, Journal of Physics: Conference Series, Vol. 726 (2016), p. 012021. [27]. Vu Ba Dung, “Uphill diffusion of Si-interstitial during boron diffusion in Silicon”, Indian Journal of Physics, Vol. 91 (2017), pp. 1233-1236. ABSTRACT INTRINSIC AND MUTUAL DIFFUSIVITY OF BORON IMPURITY IN SILICON Based on the irreversible thermodynamics theory, the intrinsic and mutual diffusivity of boron impurity in silicon are described, calculated, and discussed. Results have shown: i) Intrinsic and mutual difffusivity of boron in silicon depend on boron and interstitial concentration; ii) When boron concentration is not very high, intrinsic diffusivity of boron is positive and bron diffuses normal; iii) When boron concentration is very high, intrinsic diffusivity of boron is negave and bron diffuses uphill. Keywords: Mutual diffusivity; B-diffusion in silicon; Intrinsic diffusivity. Nhận bài ngày 25 tháng 02 năm 2018 Hoàn thiện ngày 20 tháng 3 năm 2018 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2018 Địa chỉ: Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. * Email: vubazung305@gmail.com.
File đính kèm:
- he_so_khuech_tan_noi_tai_va_he_so_khuech_tan_tuong_quan_cua.pdf