Hệ thống anten thông minh

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Hệ thống anten thông minh là một hệ thống gồm nhiều phần tử anten kết hợp với khả

năng xử lý tín hiệu để tối ưu hoá phát xạ và/hoặc thu nhận tự động đáp ứng với môi

trường tín hiệu. Vậy anten đóng vai trò gì trong hệ thống thông tin? Câu trả lời là anten

đóng vai trò là cổng truyền năng lượng tần số vô tuyến (RF) được ghép với bộ phát tới

môi trường bên ngoài và ngược lại đến bộ thu từ môi trường bên ngoài. Anten là hệ thống

bị sao nhãng nhất trong các hệ thống truyền thông cá nhân. Cách thức mà năng lượng

được phát và thu từ không gian xung quanh có ảnh hướng lớn đến hiệu suất sử dụng phổ,

chi phí thiết lập một mạng mới, và chất lượng dịch vụ do mạng cung cấp.

Bài viết này giới thiệu các khái niệm cơ bản về các hệ thống anten thông minh và các đặc

tính vượt trội quan trọng của thiết kế hệ thông anten thông minh so với các phương pháp

vô hướng truyền thống. Những điểm khác biệt để phân biệt giữa các công nghệ khác

nhau cũng được đề cập đến. Các công nghệ này bao gồm các anten phân tập đơn giản đến

các hệ thống dàn anten thích nghi. Đồng thời bài báo cũng đề cập đến vấn đề truyền tín

hiệu trong thông tin vô tuyến và cuối cùng là nêu những ứng dụng của hệ thống anten

thông minh.

 

doc 14 trang yennguyen 7680
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống anten thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống anten thông minh

Hệ thống anten thông minh
Hệ thống anten thông minh 
Nguyễn Thanh Hiếu 
1. GIỚI THIỆU CHUNG 
Hệ thống anten thông minh là một hệ thống gồm nhiều phần tử anten kết hợp với khả 
năng xử lý tín hiệu để tối ưu hoá phát xạ và/hoặc thu nhận tự động đáp ứng với môi 
trường tín hiệu. Vậy anten đóng vai trò gì trong hệ thống thông tin? Câu trả lời là anten 
đóng vai trò là cổng truyền năng lượng tần số vô tuyến (RF) được ghép với bộ phát tới 
môi trường bên ngoài và ngược lại đến bộ thu từ môi trường bên ngoài. Anten là hệ thống 
bị sao nhãng nhất trong các hệ thống truyền thông cá nhân. Cách thức mà năng lượng 
được phát và thu từ không gian xung quanh có ảnh hướng lớn đến hiệu suất sử dụng phổ, 
chi phí thiết lập một mạng mới, và chất lượng dịch vụ do mạng cung cấp. 
Bài viết này giới thiệu các khái niệm cơ bản về các hệ thống anten thông minh và các đặc 
tính vượt trội quan trọng của thiết kế hệ thông anten thông minh so với các phương pháp 
vô hướng truyền thống. Những điểm khác biệt để phân biệt giữa các công nghệ khác 
nhau cũng được đề cập đến. Các công nghệ này bao gồm các anten phân tập đơn giản đến 
các hệ thống dàn anten thích nghi. Đồng thời bài báo cũng đề cập đến vấn đề truyền tín 
hiệu trong thông tin vô tuyến và cuối cùng là nêu những ứng dụng của hệ thống anten 
thông minh. 
2. Thuật ngữ về anten thông minh thích nghi 
Để hiểu rõ hệ thống anten thông minh làm việc, hãy nhắm mắt và tưởng tượng có người đi quanh phòng. Bạn sẽ nhận thấy bạn có thể xác định vị trí của họ mà không nhìn thấy họ bởi vì: 
• Bạn nghe thấy tín hiệu của người nói qua hai tai, cảm giác âm thanh 
• Giọng nói đến tai vào các thời điểm khác nhau 
• Não của bạn, một bộ xử lý tín hiệu chuyên nghiệp, thực hiện rất nhiều tính toán và 
	phối hợp thông tin tính ra vị trí người nói 
Não của bạn cũng thêm thông tin về cường độ tín hiệu từ hai tai nên bạn có thể cảm nhận 
được âm thanh theo một hướng đã chọn to hơn nhiều so với hướng khác. Các hệ thống 
anten thích nghi cũng thực hiện giống như vậy, sử dụng anten thay vì tai. Kết quả là 8, 10 
hay 12 tai có thể được sự dụng để chỉnh và tăng tín hiệu thông tin. Vì anten thực hiện cả 
hai chức năng nghe và nói, nên hệ thống anten thích nghi có thể gửi tín hiệu ngược lại 
trên cùng hướng đã phát đi. Điều này có nghĩa là hệ thống anten không chỉ nghe được lớn 
hơn gấp 8, 10 hay 12 lần mà còn trả lời đáp lại to và trực tiếp hơn. Đi thêm một bước 
nữa, nếu có thêm người nói, hệ thống xử lý tín hiệu nội có thể chỉnh các nhiễu không 
mong muốn và sau đó tập trung vào một cuộc nói chuyện tại một thời điểm. Do đó, các 
hệ thống dàn thích nghi nâng cao có khả năng tương tự phân biệt giữa các tín hiệu mong 
muốn và tín hiệu không mong muốn. 
3. Anten và các hệ thống anten 
Anten 
Anten vô tuyến nhân đôi năng lượng điện từ từ một môi trường (không gian) đến môi 
trường khác (ví dụ dây, cáp đồng trục, ống dẫn sóng). Thiết kế vật lý có thể thay đổi đáng 
kể. 
Anten vô hướng 
1 
Từ khi xuất hiện truyền thông không dây, có anten đơn cực, phát và nhận như nhau trong 
mọi hướng. Để tìm được đối tượng sử dụng, phần tử này phát quảng bá theo mọi hướng 
với giản đồ giống hệt nhau. Môi trường tần số vô tuyến (RF) không biết về đối tượng sử 
dụng, phương pháp này tán xạ các tín hiệu, khi tới được đúng đối tượng sử dụng thì năng 
lượng tín hiệu chỉ bằng một phần nhỏ tổng năng lượng đã phát xạ vào môi trường. 
Sơ đồ	Sơ đồ
vùng phủ sóng	vùng phủ sóng
Anten	Anten
Nhìn ngang	Nhìn từ trên xuống
Hình 1. Anten vô hướng và vùng phủ của nó 
Vì hạn chế này, chiến lược thiết kế anten đơn hướng cố gắng vượt qua những thách thức của môi trường bằng cách đơn giản là nâng cao mức công suất của tín hiệu phát quảng bá. Trong một số lượng lớn các đối tượng sử dụng (và nhiễu), nó tạo ra tình huống xấu nhất là đối tượng sử dụng bị mất tín hiệu do nhiễu của các đối tượng trong cùng tế bào hoặc các tế bào liền kề. 
Trong ứng dụng hướng lên (đối tượng sử dụng đến trạm gốc), anten đơn hướng không 
cung cấp tăng ích mong muốn cho tín hiệu của đối tượng sử dụng dành riêng. Nói một 
cách khác, đối tượng sử dụng át năng lượng tín hiệu cạnh tranh. Tuy vậy, kĩ thuật một 
phần tử không thể loại bỏ có lựa chọn các tín hiệu gây nhiễu với các tín hiệu của đối 
tượng sử dụng được phục vụ và không có khả năng định hướng đa đường không gian hay 
khả năng cân bằng. 
Các chiến lược đơn hướng trực tiếp và ngược lại ảnh hưởng đến hiệu suất phổ, tái sử dụng tần số. Những hạn chế này thúc đẩy các nhà thiết kế hệ thống và hoạch định mạng liên tục có các phát minh và điều chỉnh hiệu quả. Trong những năm gần đây, hạn chế về chất lượng, dung lượng và vùng phủ sóng của công nghệ anten phát quảng bá trong các hệ thống không dây đã đưa đến một cuộc cách mạng trong thiết kế nền tảng và vai trò của anten trong hệ thống không dây. 
Các anten định hướng 
Một anten định hướng được xây dựng để có các hướng phát và thu ưu tiên cố định. Như 
một giải pháp thay thế cho phương pháp bổ sung thêm các vị trí phát mới, rất nhiều tháp 
anten thông thường ngày nay phân chia thành các tế bào hình quạt. Một vùng 3600 
thường được phân chia thành 3 vùng nhỏ 1200, mỗi vùng này được bao phủ bởi phương 
pháp quảng bá hẹp. Để cân bằng hơn, các anten quạt cho độ tăng ích cao hơn trong những 
vùng hạn chế của góc phương vị khi so sánh với các anten đơn hướng. Điều này thường 
được biết đến như là tăng ích phần tử anten và không nên nhầm với tăng ích xử lý trong 
các hệ thống anten thông minh. 
Khi các anten quạt nhân lên số kênh sử dụng, chúng không tránh khỏi những hạn chế của anten đơn hướng tiêu chuẩn như nhiễu đồng kênh, được miêu tả chi tiết ở phần sau. 
2 
Nhìn ngang	Nhìn từ trên xuống
Hình 2. Anten định hướng và vùng bao phủ của nó 
Các hệ thống anten 
Làm thế nào một anten có thể thông minh hơn? Trước tiên, thiết kế vật lý của nó phải 
được thay đổi bằng cách thêm nhiều phần tử. Thứ hai, một anten có thể trở thành một hệ 
thống anten được thiết kế để dịch tín hiệu trước khi phát tại mỗi phần tử liên tiếp để đảm 
bảo có hiệu quả tổng hợp. Khái niệm phần cứng và mềm cơ bản được biết đến như là 
anten mảng dịch pha. Phần sau tóm tắt phát triển theo thứ tự tăng dần về lợi ích và tính 
thông minh. 
Các hệ thống phân vùng (quạt) 
Các hệ thống anten phân vùng nhận một vùng tế bào truyền thống và phân chia nó thành 
các phân vùng mà các phân vùng này được bao phủ bởi các ăng ten định hướng ở cùng 
một điểm trạm gốc. Về mặt hoạt động, mỗi vùng được xem như một tế bào riêng biệt, 
phạm vi lớn hơn trong trường hợp đơn hướng. Các anten phân vùng tăng khả năng tái sử 
dụng kênh tần số như hệ thống tế bào bằng cách giảm các nhiễu đáng kể ở tế bào gốc, và 
chúng được sử dụng rộng rãi cho mục đích này. Trên thực tế, dùng 6 phân vùng cho một 
tế bào. Khi kết hợp nhiều anten định hướng, trạm gốc có thể bao phủ mọi hướng. 
Nhìn ngang	Nhìn từ trên xuống
Hình 3. Anten quạt và vùng phủ của nó 
Các hệ thống phân tập 
Trong các thế hệ tiếp theo của anten thông minh, hệ thống phân tập tích hợp hai phần tử anten ở trạm gốc, có một sự phân tách nhỏ về vật lý (phân tập không gian) để cải thiện khả năng thu. 
Phân tập giúp tăng cường cường độ hiệu dụng của tín hiệu thu được bằng cách sử dụng một trong hai phương pháp sau: 
§ Phân tập chuyển mạch: Giải thiết là có ít nhất một anten tại vị trí mong muốn ở 
	một thời điểm cho trước, hệ thống này liên tục chuyển mạch giữa các anten (kết 
3 
nối mỗi kênh thu với anten phục vụ tốt nhất) nên luôn luôn sử dụng phần tử có tín hiệu lớn nhất. Trong khi giảm những ảnh hưởng tiêu cực của fađinh, chúng không làm tăng độ tăng ích vì vậy ở mỗi thời điểm chỉ sử dụng một anten. 
§ Kết hợp phân tập: Phương pháp này hiệu chỉnh sai pha giữa hai tín hiệu đa đường 
	và kết hợp một cách hiệu quả công suất của cả hai tín hiệu để tạo độ tăng ích. Các 
	hệ thống phân tập khác, như hệ thống kết hợp tỉ số cực đại, kết hợp các tín hiệu ra 
	của tất cả các anten để cực đại hoá tỉ số năng lượng tín hiệu thu được tổng hợp 
	trên nhiễu. 
Vì các trạm gốc kiểu tế bào vĩ mô thường phát công suất lớn hơn nhiều ở hướng xuống (từ trạm gốc tới đối tượng sử dụng) so với thiết bị đầu cuối di động phát trên hướng ngược lại, nên phần lớn các hệ thống anten phân tập được cải tiến để thực hiện ở hướng lên (từ đối tượng sử dụng tới trạm gốc). 
Hố đen	Anten
Vùng phủ đơn phần	Vùng phủ với phân
tử với fađinh	tập chuyển mạch
Hình 4. Phân tập chuyển mạch và vùng phủ
Anten
Vùng phủ - đơn	Vùng phủ - phân tập
phần tử	kết hợp
Hình 5. Kết hợp phân tập và vùng phủ 
Anten phân tập hoàn toàn là thao tác chuyển mạch từ một phần tử đang làm việc sang một phần tử khác. Mặc dù phương pháp này làm giảm đáng kể fađinh đa đường, nhưng ở mỗi thời điểm nó chỉ dùng một phần tử nên không cải thiện tăng ích hướng lên so với phương pháp một phần tử. Trong môi trường nhiễu cao, giải pháp đơn giản là khoá tín hiệu mạnh nhất hoặc trích công suất tín hiệu cực đại từ anten thì không phù hợp và có thể gây ra việc thu tín hiệu nhiễu thay vì tín hiệu mong muốn. 
4 
Nhu cầu phát một số lượng lớn đối tượng sử dụng hiệu quả hơn mà không trộn lẫn nhiễu đưa đến những tiến bộ của các hệ thống anten, các hệ thống này tích hợp một cách thông minh vận hành đồng thời của các phần tử anten phân tập. 
Tính thông minh 
Việc sử dụng nhiều anten và xử lý tín hiệu phục vụ các tế bào tỏ ra thông minh hơn. Trên thực tế, việc phát minh ra các bộ xử lý tín hiệu số (DSP), các bộ xử lý đa năng, cũng như phần mềm cho các kỹ thuật xử lý tín hiệu (các thuật toán) đã tạo ra các anten thông minh cho các hệ thống thông tin tế bào. 
Ngày nay, khi các giải pháp sử dụng phổ hiệu quả đang gia tăng, các hệ thống như vậy sẽ cho vùng phủ sóng rộng hơn cho mỗi vị trí tế bào, khả năng loại bỏ nhiễu tốt hơn, cải thiện dung lượng nhiều hơn. 
4. Thế nào là một hệ thống anten thông minh? 
Thực tế, anten không thông minh, mà phải một hệ thống anten mới thông minh. Cùng được đặt ở một trạm gốc, một hệ thống anten thông minh kết hợp một dàn anten với khả năng xử lý tín hiệu số để phát và thu với độ nhạy không gian cao và thích nghi tốt. Nói cách khác, một hệ thống như vậy có thể tự động thay đổi hướng của giản đồ bức xạ của nó để đáp ứng với môi trường tín hiệu. Điều này làm tăng đáng kể các đặc tính chất lượng (như dung lượng) của một hệ thống vô tuyến. 
Các loại hệ thống anten thông minh 
Các thuật ngữ phổ biến thường được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ hệ thống anten thông minh bao gồm anten thông minh, dàn dịch pha, SDMA, xử lý không gian, tạo chùm số, hệ thống anten thích nghi. Các hệ thống anten thông minh thường được phân loại thành chùm chuyển mạch và các hệ thống dàn thích nghi. 
- Chùm chuyển mạch: một số hữu hạn các mẫu xác định trước, cố định hoặc kết 
	hợp. 
- Dàn thích nghi: Một số không xác định các mẫu được điều chỉnh theo thời gian 
thực. 
Anten chùm chuyển mạch 
Các hệ thống anten chùm chuyển mạch tạo ra các chùm cố định với độ nhạy được tăng lên theo các hướng đặc biệt. Các hệ thống anten này phát hiện cường độ tín hiệu, chọn từ các chùm cố định, xác định trước ra một chùm, và chuyển từ một chùm này sang chùm khác khi mà đối tượng sử dụng di động trong khắp vùng. 
Thay vì định dạng mẫu anten định hướng bằng các đặc tính kim loại và thiết kế vật lý một phần tử đơn, hệ thống chùm tia chuyển mạch kết hợp các đầu ra của các anten để tạo ra các chùm quạt (định hướng) với độ nhạy không gian cao hơn các phương pháp một phần tử thông thường. 
5 
Hình 6. Vùng phủ của anten chùm 
Anten dàn thích nghi 
Công nghệ anten thích nghi giới thiệu một loại anten thông minh tiên tiến hiện nay. Sử dụng các thuật toán xử lý tín hiệu mới, hệ thống thích nghi đã tận dụng khả năng của nó để định vị có hiệu quả và tìm kiếm một cách chủ động các loại tín hiệu khác nhau để tối thiểu hoá nhiễu và cực đại hoá tín hiệu định thu. 
Cả hai phương pháp đều cố gắng tăng độ tăng ích theo vị trí người sử dụng, tuy nhiên chỉ hệ thống thích nghi là có độ tăng ích tối ưu trong khi cùng xác định, tìm và tối thiểu hoá các tín hiệu nhiễu. 
Người dùng 
Nhiễu 
Hình 7. Vùng phủ của anten dàn thích nghi 
Mô tả hệ thống 
Các anten đơn hướng khác biệt rõ ràng với các anten thông minh ở số lượng anten được sử dụng. Tuy nhiên, các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch cùng chung khá nhiều đặc tính phần cứng và được phân biệt chủ yếu bởi tính thông minh thích nghi. Để xử lý thông tin có độ nhạy hướng cao cần phải có một dàn các phần tử anten (thường là từ 4 đến 12 phần tử), các tín hiệu vào từ các phần tử đó được kết hợp tạo ra tín hiệu phát được điều khiển thích nghi. Các phần tử anten có thể được sắp xếp theo đường thẳng, đường tròn, hay cấu hình mặt phẳng, và thường được lắp đặt ở trạm gốc, mặc dù chúng vẫn được sử dụng ở cả máy tính xách tay hay điện thoại di động. 
Tại sao chúng lại là anten thông minh? Một anten đơn giản làm việc trong môi trường 
tần số vô tuyến (RF) đơn giản. Giải pháp anten thông minh cần khi số lượng người sử 
dụng, nhiễu, độ phức tạp của môi trường truyền sóng tăng lên. Sự thông minh nằm ở khả 
năng xử lý tín hiệu số. Và nhờ định dạng số mà nó phát huy được thế mạnh về độ chính 
xác cũng như linh hoạt trong cách vận hành. Việc bắt đầu và kết thúc đàm thoại cũng 
tương tự như trong thông tin tương tự. Nhưng hệ thống anten thông minh bắt tín hiệu, 
chuyển đổi và điều chế tín hiệu tương tự và truyền đi dưới dạng tín hiệu số rồi lại đổi 
ngược trở về thông tin tương tự. 
Trong các hệ thống anten thích nghi, khả năng xử lý tín hiệu cơ bản còn được tăng lên nhờ áp dụng các thuật toán tiên tiến để điều khiển thao tác khi ở trong những điều kiện hoạt động phức tạp. 
5. Mục đích của hệ thống anten thông minh 
Mục đích của hệ thống anten thông minh là tăng chất lượng tín hiệu và tăng dung lượng hệ thống. Các đặc trưng và lợi ích của anten thông minh được liệt kê trong bảng 1. 
Bảng 1: Các đặc trưng và lợi ích của hệ thống anten thông minh 
Đặc trưng	Lợi ích
Tăng ích tín hiệu: Các tín hiệu vào từ các	Vùng phủ sóng rộng hơn: Tập trung năng
6 
phần tử anten được kết hợp với nhau để tối ưu hoá công suất sẵn có nhằm tạo được một mức độ phủ sóng nhất định.
Loại bỏ nhiễu: Mẫu anten có thể phát về phía nguồn nhiễu cùng kênh, nhờ đó cải thiện được tỉ số tín hiệu trên nhiễu của các tín hiệu thu được.
Phân tập không gian: Thông tin tổng hợp từ dàn được sử dụng để tối thiểu hoá fađinh và các hiệu ứng không mong muốn khác của truyền sóng đa đường
Tiết kiệm công suất: Kết hợp các tín hiệu vào từ các phần tử để tối ưu hoá tăng ích xử lý trong hướng xuống

lượng được phát đi trong tế bào làm tăng bán kính phủ sóng của trạm gốc. Yêu cầu công suất thấp hơn giúp cho tuổi thọ của nguồn pin dài hơn, cũng như kích cỡ thiết bị nhỏ gọn hơn.
Dung lượng tăng: Điều khiển chính xác mức không của tín hiệu, giảm nhiễu, kết hợp với giảm khoảng cách tái sử dụng tần số sẽ làm tăng dung lượng. Nhiều công nghệ thích nghi hỗ trợ khả năng tái sử dụng tần số trong cùng một tế bào.
Loại bỏ hiệu ứng đa đường: có thể giảm 
trải trễ của kênh một cách hiệu quả, hỗ trợ
tốc độ bit cao hơn mà không cần các bộ cân bằng.
Giảm chi phí: Chi phí cho bộ khuếch đại công suất thấp hơn, công suất tiêu thụ ít hơn và độ tin cậy cao hơn. 
6. Truyền sóng: Nhiễu đa đường và nhiễu cùng kênh 
Những suy luậ ...  sóng 
Chúng ta tưởng tượng là ném một hòn đá xuống một hồ nước. Các vòng sóng phát đi từ điểm ném hoàn toàn đồng dạng mà chỉ khác về cường độ. Việc phát quảng bá hoàn toàn đơn hướng này cũng giống như một tín hiệu của người gọi bắt đầu từ thiết bị đầu cuối và đi lên. Nó thể hiện một tín hiệu ở khắp mọi nơi mà nó truyền đi. 
Với một trạm gốc ở một cự ly nào đó từ sóng gốc. Nếu mẫu không bị nhiễu thì trạm gốc không gặp khó khăn trong việc nhận biết các sóng. Nhưng khi các sóng này chạm đến bờ thì nó phản xạ lại và giao với các sóng gốc ban đầu. Khi kết hợp với nhau chúng có thể bị yếu đi hay mạnh lên. Đây chính là vấn đề nhiễu đa đường. 
Bây giờ, nếu ném nhiều hòn đá vào những vùng khác nhau trong hồ nước, tương đương như nhiều cuộc gọi khác nhau cùng bắt đầu. Vậy thì trạm gốc ở một vị trí nào đó trong hồ sẽ làm thế nào để phân biệt được tín hiệu của nguồn nào và từ hướng nào đến. Vấn đề này được gọi là nhiễu cùng kênh. Đây là suy luận hai chiều, để phân biệt được những người gọi (hay các tín hiệu trong không gian), một trạm gốc phải đủ thông minh để đặt thông tin mà nó phân tích vào trong bối cảnh không gian. 
Đa đường 
Khi tín hiệu vô tuyến phát đi bị phản xạ bởi những cấu trúc vật lý, gây ra nhiều đường tín hiệu giữa trạm gốc và thiết bị đầu cuối sử dụng. 
7 
Tín hiệu A hướng trực tiếp
Trạm gốc
Hình 8. Hiệu ứng đa đường 
Các vấn đề liên quan đến đa đường 
Một vấn đề do các tín hiệu phản xạ không mong muốn là pha của các sóng đến trạm thu 
không phù hợp với nhau. Hình 9 minh hoạ hai tín hiệu bị lệch pha với nhau tại máy thu. 
Tín hiệu mong muốn 
Thời gian 
Tín hiệu phản xạ 
Hình 9. Tín hiệu đa đường 2 pha 
Những vấn đề do hiện tượng đa đường gây ra: 
§ Fađinh: Khi sóng của các tín hiệu đa đường bị lệch pha, cường độ tín hiệu sẽ bị 
giảm. Hiện tượng này vẫn được biết đến là “fađinh Rayleigh” hay “fađinh nhanh”. Sự suy giảm là sự thay đổi liên tục, là hiện tượng 3 chiều. Cường độ tín hiệu thu bị thay đổi thất thường và rất nhanh chóng gây ra suy giảm về chất lượng. 
8 
Chu trình	Chu trình
không giảm	không giảm
Biên độ 
tín hiệu 
Ngưỡng 
Giảm	Giảm
Thời gian 
Hình 10. Hiệu ứng fađinh Rayleigh 
§ Triệt tiêu pha: Khi sóng của hai tín hiệu đa đường lệch pha nhau 1800 thì chúng sẽ 
	triệt tiêu nhau, như vậy khó duy trì được cuộc gọi. Nói một cách khác, một cuộc 
	gọi chỉ có thể duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định khi không có tín 
	hiệu mặc dù với chất lượng rất tồi. Hậu quả là khi tín hiệu kênh điều khiển bị mất, 
	vùng phục vụ mà cuộc gọi được thiết lập sẽ không thể thực hiện được. 
Tín hiệu mong muốn 
Thời gian 
Tín hiệu phản xạ 
Hình 11. Triệt tiêu pha 
§ Trải trễ: Ảnh hưởng của hiện tượng đa đường đến chất lượng tín hiệu đối với giao 
	diện không gian số có một chút khác biệt. Các tín hiệu phản xạ của cùng một tín 
	hiệu có thể đến bộ thu ở những thời điểm khác nhau. Điều này gây ra nhiễu xuyên 
	ký tự. Khi điều này xảy ra thì tỉ lệ lỗi bit tăng, thậm chí là chất lượng tín hiệu có 
	thể bị suy giảm đáng kể. 
Time 1	Time 3
Time 2 
Trạm gốc 
Hình 12. Đa đường gây nên trải trễ 
9 
§ Nhiễu đồng kênh: Hiện tượng này xuất hiện khi tần số sóng mang cùng đến một 
	máy thu từ hai máy phát khác nhau, gây ra suy giảm chất lượng tín hiệu. 
Hình 13. Nhiễu giao thoa đồng kênh trong cùng một mạng tế bào 
Như chúng ta biết, cả anten quảng bá và hệ thống anten tập trung đều tán xạ tín hiệu trong vùng tương đối rộng. Các tín hiệu này có thể không đến được với đúng người sử dụng như ý muốn, chúng lại là nhiễu cho những người sử dụng khác ở cùng tần số trong cùng một tế bào hay các tế bào lân cận. 
Khi các anten phân vùng nhân số kênh sử dụng lên, chúng không khắc phục được nhược điểm này của anten quảng bá. Vấn đề quản lý nhiễu đồng kênh trở thành hạn chế đầu tiên trong việc cực đại hoá dung lượng của hệ thống. Để khắc phục nhiễu cùng kênh, các hệ thống anten thông minh không chỉ tập trung hướng vào đối tượng sử dụng như ý muốn mà trong nhiều trường hợp, những điểm vô giá trị hoặc khoảng nhiễu có chủ tâm được hướng về phía các đối tượng không mong muốn.. 
7. Kiến trúc của các hệ thống anten thông minh 
Các hệ thống anten thông minh làm việc như thế nào? 
Các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch truyền thống cho phép một trạm gốc 
đáp ứng yêu cầu về chùm tia mà chúng phát đi cho mỗi đối tượng sử dụng ở xa một cách 
hiệu quả nhờ điều khiển phản hồi nội bộ. Nói chung, mỗi lần sẽ tạo ra một búp sóng 
chính về phía các đối tượng sử dụng riêng biệt và cố gắng loại bỏ nhiễu hay tạp âm ngoài 
các búp sóng chính. 
Xử lý hướng lên 
Ở đây giả thiết là một anten thông minh chỉ được lắp đặt ở trạm gốc mà không lắp đặt ở khối thuê bao. Các thiết bị đầu cuối vô tuyến từ xa sẽ phát bằng cách dùng anten vô hướng. Đến trạm gốc, sẽ tách biệt các tín hiệu mong muốn với nhiễu. 
Thông thường, tín hiệu thu được từ các phần tử anten phân bố trong không gian sẽ được nhân với một trọng số, đây chính là sự điều chỉnh biên độ và pha. Các tín hiệu này được kết hợp để tạo ra mảng đầu ra. Một thuật toán thích nghi điều khiển các trọng số này theo các mục đích xác định trước. Với một hệ thống chùm tia chuyển mạch, tiêu chí này có thể là độ khuếch đại tối đa, với một hệ thống dàn thích nghi, có thể còn phải xem xét đến nhiều yếu tố khác. Việc tính toán động như vậy sẽ cho phép hệ thống có thể thay đổi được các mẫu bức xạ của nó để tối ưu hoá tín hiệu thu. 
Xử lý hướng xuống 
10 
Nhiệm vụ phát có lựa chọn theo không gian là vấn đề cơ bản để phân biệt giữa các hệ 
thống chùm tia chuyển mạch và hệ thống dàn thích nghi. Như mô tả dưới đây, các hệ 
thống chùm tia chuyển mạch thông tin với các đối tượng sử dụng bằng cách thay đổi giữa 
các mẫu định hướng đặt trước, phần lớn dựa trên cường độ tín hiệu. Trong khi đó, hệ 
thống dàn thích nghi cố gắng nhận biết môi trường RF tốt hơn và phát có chọn lọc hơn. 
Loại xử lý hướng xuống được sử dụng tuỳ theo hệ thống thông tin sử dụng TDD, khi đó 
nó sẽ phát và thu cùng tần số (ví dụ PHS và DECT); hay FDD, khi đó nó sẽ dùng tần số 
phát và thu riêng biệt . Phần lớn, trong các hệ thống FDD, có thể xem xét các đặc tính 
truyền sóng và fading hướng lên và hướng xuống một cách độc lập. Trong khi đó, với các 
hệ thống TDD, các kênh hướng lên và hướng xuống có thể coi là tương hỗ. Vì vậy, kênh 
hướng lên trong các hệ thống TDD được sử dụng để phát chọn lọc theo không gian. 
Trong các hệ thống FDD, kênh hướng lên lại không thể sử dụng trực tiếp và cần phải 
xem xét các loại xử lý khác của xử lý hướng xuống. 
Các hệ thống chùm tia chuyển mạch 
Về khía cạnh các mẫu bức xạ, chùm tia chuyển mạch là mở rộng của phương pháp vi tế 
bào hiện tại hay phương pháp phân vùng tế bào của việc chia một tế bào thông thường. 
Phương pháp này còn chia các vùng vĩ mô thành nhiều vùng vi mô nhằm cải thiện dung 
lượng và phạm vi. Mỗi một vùng vi mô gồm một mẫu tia cố định được xác định trước với 
độ nhạy lớn nhất được đặt ở trung tâm của chùm tia còn độ nhạy thấp hơn được đặt ở các 
vị trí khác. Việc thiết kế hệ thống như vậy liên quan đến các phần tử anten có độ rộng 
chùm tia góc phương vị hẹp, tăng ích lớn. Hệ thống chùm tia chuyển mạch chọn một 
trong số các mẫu chùm tia cố định đã xác định trước (dựa trên sự kết hợp trọng số của 
các đầu ra anten) có công suất đầu ra lớn nhất trong kênh của đối tượng sử dụng ở xa. Sự 
lựa chọn này được định hướng bởi RF hay phần cứng và phần mềm của DSP băng gốc. 
Hệ thống chuyển mạch chùm tia của nó theo các hướng khác nhau trong toàn không gian 
bằng cách thay đổi pha tín hiệu dẫn đến các phần tử anten hay thu được từ các phần tử 
anten. Khi đối tượng sử dụng di động đi vào một vùng vĩ mô nhất định, hệ thống này sẽ 
chọn vùng vi mô có tín hiệu mạnh nhất. Trong suốt cuộc gọi, hệ thống sẽ giám sát cường 
độ tín hiệu và chuyển mạch nó sang các vùng vi mô cố định khác khi cần thiết. 
Chiến lược	Chiến lược
chuyển mạch	thích ứng
Hình 14. Búp sóng chính và búp sóng không mà hệ thống chùm chuyển mạch và hệ thống dãy thích ứng có thể lựa chọn tín hiệu người sử dụng (đường xanh) và nhiễu đồng kênh 
	(đường vàng) 
Hệ thống anten thông minh thông tin trực tiếp bằng cách tạo ra các mẫu chùm tia xác định. Khi một anten thông minh hướng búp sóng chính của nó với độ tăng ích tăng cường trong hướng của đối tượng sử dụng, tự nhiên nó sẽ tạo ra các búp biên và không (hay các vùng tương ứng có độ tăng ích trung bình và tối thiểu so với búp sóng chính). 
11 
Sự khác biệt giữa hai hệ thống này là điều khiển các búp sóng chính và búp không với mức độ chính xác và độ linh hoạt biến thiên. 
Phương pháp anten thích nghi 
Các hệ thống anten thích nghi thông tin giữa một đối tượng sử dụng và trạm gốc theo cách khác, có chịu ảnh hưởng về mặt không gian. Bằng cách điều chính môi trường RF khi nó thay đổi, công nghệ anten thích nghi có thể thay đổi các mẫu tín hiệu một cách chủ động tới gần vô cực để tối ưu hoá chất lượng hệ thống vô tuyến. 
Dàn thích nghi sử dụng các thuật toán xử lý tín hiệu phức tạp để phân biệt một cách liên 
tục giữa các tín hiệu mong muốn, tín hiệu đa đường và tín hiệu nhiễu cũng như tính toán 
hướng đến của chúng. Phương pháp này cập nhật liên tục hướng phát chiến lược của nó 
dựa vào việc thay đổi cả vị trí của tín hiệu mong muốn và nhiễu. Khả năng xác định đối 
tượng sử dụng với các búp sóng chính và nhiễu với búp không đảm bảo là quỹ dự trữ 
đường truyền luôn luôn cực đại vì không có các vùng vi mô cũng như các mẫu xác định 
trước. 
Hình 15 minh hoạ vùng phủ sóng tương đối giữa hệ thống chùm tia chuyển mạch được phân vùng truyền thống và hệ thống anten thích nghi. Cả hai loại hệ thống anten thông minh đều có độ tăng ích đáng kể so với hệ thống phân vùng truyền thống. Mức nhiễu thấp ở phía bên trái thể hiện cho một hệ thống vô tuyến mới với các mức thâm nhập thấp hơn. Mức nhiễu lớn ở phía bên phải thể hiện cho hệ thống vô tuyến có nhiều đối tượng sử dụng hoặc một đối tượng sử dụng nhiều mẫu tái sử dụng tần số lấn nhau hơn. Khi ấy, khả năng loại nhiễu của hệ thống thích nghi sẽ cho vùng phủ sóng đáng kể hơn so với hệ thống chùm tia chuyển mạch hay truyền thống.
Thích ứng
Chùm chuyển mạch
Ô quy ước
Môi trường 
nhiễu thấp
Thích ứng
Chùm chuyển mạch
Ô quy ước
Môi trường 
nhiễu cao 
Hình 15. Vùng phủ với chùm chuyển mạch và anten thích nghi 
Những lợi ích và hạn chế của các hệ thống dàn thích nghi và chùm chuyển mạch 
-	Tích hợp: Các hệ thống chùm chuyển mạch được thiết kế để triển khai rộng rãi 
trong các hệ thống tế bào với xu hướng là có thể trang bị thêm. Trong khi đó, các hệ thống dàn thích khi được triển khai theo phương án tích hợp đầy đủ. 
-	Vùng phủ sóng: Các hệ thống chùm tia chuyển mạch có thể tăng bán kính phủ sóng 
của trạm gốc từ 20 đến 200% so với các hệ thống tế bào phân vùng thông thường, 
tuỳ điều kiện môi trường cũng như phần mềm và phần cứng sử dụng. Vùng phủ 
sóng tăng lên sẽ tiết kiệm cho nhà khai thác những chi phí cho cơ sở hạ tầng, và giá 
thành trung bình cho khách hàng sẽ thấp xuống. Việc chuyển mạch động từ chùm 
tia sang chùm tia sẽ tiết kiệm dung lượng vì hệ thống không cần phát tất cả các tín 
12 
hiệu theo mọi hướng. Tuy nhiên, các hệ thống dàn thích nghi có thể phủ sóng rộng 
hơn, và đồng đều hơn khi có cùng mức công suất như hệ thống chùm chuyển mạch. 
-	Nén nhiễu: Anten chùm chuyển mạch nén nhiễu đến từ các hướng, trừ hướng trung 
tâm của chùm chủ động. Đây là giải pháp thích hợp nhất để giảm thiểu mức độ nhiễu đồng kênh nhưng lại khó khăn trong việc phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và tín hiệu nhiễu. Nếu tín hiệu nhiễu tại trung tâm của chùm tia được chọn, và người sử dụng ở xa trung tâm chùm tia thì tín hiệu nhiễu có thể tăng hơn rất nhiều so với tín hiệu mong muốn. Trong trường hợp này, chất lượng cho người sử dụng chịu sự suy giảm mạnh. Công nghệ dãy thích ứng hiện tại giúp loại bỏ nhiễu mạnh hơn. Bởi vì nó truyền nguyên dạng của một tổ hợp nên nó tập trung hơn, tạo ra ít can nhiễu hơn so với trường hợp chùm chuyển mạch. 
-	Đa truy nhập phân chia theo không gian: Trong số các công nghệ phức tạp mà anten 
thông minh sử dụng có đa truy nhập phân chia theo không gian SDMA để định vị, 
đánh dấu các thiết bị đầu cuối cố định hay di động, quét một cách thích nghi các tín 
hiệu phát về phía người sử dụng để tránh nhiễu. Công nghệ dàn thích nghi đạt được 
độ nén nhiễu cao nên việc tái sử dụng tần số có hiệu quả tốt hơn ở các mô hình tái 
sử dụng tần số lục giác cố định tiêu chuẩn. Kỹ thuật này có thể cấp phát tần số thích 
nghi cho người sử dụng ở bất kỳ vị trí nào. Việc xử lý không gian động tạo ra mỗi 
vùng khác nhau cho mỗi người sử dụng và cấp phát tần số/kênh theo thời gian thực. 
-	Xử lý tín hiệu không gian tích hợp phân tích và đo tán xạ của môi trường RF ở mức 
cao hơn. Trong khi kỹ thuật quét chùm cho một hướng phát chính xác về phía người sử dụng, xử lý không gian cực đại hoá việc sử dụng các anten để kết hợp các tín hiệu trong không gian theo phương pháp một người sử dụng - một chùm tia. 
Người dùng 1	Người dùng 2
Hình 16. Xử lý không gian đầy đủ có thể hỗ trợ hai thuê bao trên cùng một kênh 
Ai có thể sử dụng công nghệ anten thông minh ? 
Công nghệ anten thông minh có thể cải thiện đáng kể chất lượng và chi phí kinh tế. cho 
hệ thống vô tuyến. Nó cho phép các nhà khai thác mạng PCS, tế bào và mạch vòng nội 
hạt vô tuyến hiện thực hoá việc tăng đáng kể về chất lượng tín hiệu, dung lượng và vùng 
phủ sóng. 
Các nhà khai thác thường đòi hỏi kết hợp những lợi ích khác nhau này tuỳ từng thời điểm. Do vậy, các hệ thống đó thường có độ linh hoạt cao về cấu hình và khả năng nâng cấp có hiệu quả nhất về mặt chi phí trong các giải pháp mang tính lâu dài. 
Các tiêu chuẩn áp dụng 
Các hệ thống anten thông minh có thể áp dụng cho tất cả các chuẩn và giao thức vô tuyến trong bảng 2, với một vài hiệu chỉnh. 
13 
Bảng 2: Các tiêu chuẩn áp dụng
Phương thức truy nhập
Phương thức song công
Tính trong suốt với mạng
Tương tự - Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) (ví dụ: AMPS, TACS, NMT)
Số - Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) (ví dụ: GSM, IS-136), đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) ( ví dụ: IS-95)
Song công chia theo tần số (FDD), song công chia theo thời gian (TDD) 
Tính linh hoạt của công nghệ anten thông minh thích nghi cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng, điều này tạo cho các nhà khai thác nhiều ưu thế cạnh tranh. Anten thông minh thích nghi không bị giới hạn bởi định dạng điều chế đặc biệt hay giao thức giao diện không gian nào. Chúng phù hợp với tất cả các kỹ thuật điều chế giao diện không gian hiện hành. 
Ưu thế bổ sung của xử lý không gian 
Việc xử lý không gian đem lại lợi ích cho rất nhiều hệ thống thông tin vô tuyến như các hệ thống tế bào có tính di động cao, các hệ thống dải ngắn có tính di động thấp, các ứng dụng mạch vòng nội hạt vô tuyến, thông tin vệ tinh, mạng LAN vô tuyến. Nhờ dùng một dàn anten, mà có thể nhân các kênh lên trong không gian, giống như trong tần số và thời gian. Để tăng dung lượng hệ thống, cần phải phát và thu theo không gian lựa chọn. Nhiều người đồng ý rằng những lợi ích của xử lý không gian sẽ ảnh hưởng không giới hạn tới các mặt trong thiết kế hệ thống vô tuyến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- IEC Web tutorials 
- ITU-R documentations 
14 

File đính kèm:

  • doche_thong_anten_thong_minh.doc